Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các loại cánh kiến trong Đông y potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.17 KB, 6 trang )

Các loại cánh kiến trong Đông y
CÁNH KIẾN ĐỎ


CÁNH KIẾN ĐỎ
Lacca

Tên khoa học: Vị thuốc là sản phẩm do Sâu cánh kiến (Laccifer lacca Kerr.), họ Sâu
cánh kiến (Lacciferideae) tạo ra.

Mô tả: Rệp son cánh kiến là một côn trùng rất nhỏ, dài vào khoảng 0,6-0,7mm, rộng 0,3
đến 0,35mm hình trông giống thuyền nhỏ, trên đầu có 2 râu, miệng có vòi nhỏ để hút
nhựa. Thân có ngực gồm 3 đốt, 3 đôi chân, 2 đôi lỗ thở, bụng dài, ở phía cuối có 2 lông
cứng dài. Rệp son có con cái con đực, nhưng từ khi nhỏ đến lớn có nhiều dạng khác
nhau, trong con đực lại có con có cánh có thể bay từ cành này sang cành khác trên một
khoảng cách không xa và có con đực không có cánh, chỉ bò quanh tập đoàn nhựa mà thôi.
Trong một tập đoàn, bình thường con đực chiếm 30-40%, con cái chiếm 60-70%. Con cái
mới sản xuất ra nhựa cánh kiến, con đực cũng nhựa nhưng tổ nhỏ và mỏng. Tổ nhựa của
con đực hơi hình thoi, còn tổ nhựa của con cái hình tròn. Khi mới ở tổ mẹ chui ra, con rệp
son cánh kiến tìm đến những cành non thích hợp của cây chủ rồi định cư thành những
tập đoàn bao bọc cả hay một phần chung quanh cành, chiều dài của tập đoàn (tổ nhựa)
dài 2 đến 50 cm có khi dài trên 1m. Khi rệp mới nở ra trông không rõ đực cái, cũng
không thấy râu, chân và đuôi, chỉ là một hình bầu dục, đầu có vòi nhỏ cắm vào vỏ cây,
hai bên lưng và đuôi có 3 chùm lông tơ trắng. Sau 2 tuần định cư thấy xuất hiện các tổ
nhựa đực (hình thoi) và tổ nhựa cái (hình tròn), sau 1 tháng rưỡi các tổ đã khít lại gần
nhau, lúc này ta thấy có một số cánh kiến đực có cánh và không cánh đi tìm con cái để
giao hợp. Con cái nằm nguyên trong tổ. Con đực chỉ sống 2-3 ngày, làm xong nhiệm vụ
thì chết. Sau thời kỳ này tổ phát triển mạnh. Đến tháng 4-5 đối với vụ mùa hay tháng thứ
5 thứ 6 (đối với vụ chiêm)

Phân bố: Sâu cánh kiến có ở nước ta và nước ta có trên 200 loài cây chủ, trên đó Sâu


cánh kiến có thể sinh sống và tạo Cánh kiến đỏ.

Thu hái: Mỗi năm có 2 vụ cánh kiến: Vụ chiêm buộc giống vào tháng 8-10, thu hoạch
vào tháng 4-5, vụ mùa buộc giống vào tháng 4-5, thu hoạch vào tháng 9-10

Thành phần hoá học:

- Nhựa 4%: Gồm nhựa mềm tan trong ether (25%) và nhựa cứng không tan trong ether
(75%). Nhựa là hỗn hợp các poliester dẫn chất của các acid béo có nhóm OH và các acid
thuộc nhóm sesquiterpen.

Các acid là acid aleuritic (22%), acid senlolic, acid jolaric, acid butonic, acid
tetradecanoic, acid hexadecanoic, acid octadecanoic

- Chất màu (2 - 3%): Gồm các chất đỏ tan trong nước là phức hợp của nhiều loại acid
laccaic, chất màu vàng không tan trong nước, erytrolaccin (1, 2, 5, 7 tetrahydroxy-4-
methylantraquinon).

- Sáp (6,6%): Trong đó phần tan trong cồn nóng chiếm 80% và phần tan trong benzen
chiếm 20%.

- Các muối, đường (glucose, arabinose, fructose).

- Tạp chất: Xác sâu kiến, đất, cát.

Công năng: Thanh nhiệt, lương huyết, giải độc, chỉ huyết, đậu chẩn.

Công dụng: Nhựa cánh kiến để làm phẩm màu, nhuộm thức ăn, tráng bóng trái cây, hột
cà phê và một số loại hột khác. Nhựa cánh kiến cũng được dùng để pha màu sơn và vẹc
ni các loại và dùng trong keo xịt tóc. Trong kỹ nghệ, người ta dùng nhựa cánh kiến để

làm nón nỉ, feutre có pha chút nhựa cánh liến sẽ cứng và đứng hẳn lên, làm keo gắn kín
các miếng ron (joints hay gaskets), làm loại sáp làm kín, làm mực in, để tráng lên mặt sau
các lá bài có tiêu chuẩn cao, và dùng shellac trắng, pha chế với các chất hóa học khác
làm chất sáp đánh bóng sàn nhà. Trong y khoa, người ta dùng nhựa cánh kiến trong việc
chế tạo các khuôn làm răng giả, và làm lớp tráng bên trong các bình dùng trữ nước tiểu
trong 24 giờ để thử nghiệm, nhất là dành cho người bị bệnh tiểu đường. Ngày nay, nhựa
cánh kiên đỏ còn được dùng trong công nghiệp vecni, son, mạ những sản phẩm chiu
nhiệt, chịu acid, chiu tác động của khí hậu khắc nghiệt, như máy bay, đồ điện tử cao cấp;
Sản phẩm cánh kiến đỏ còn dùng rộng rãi trong dược phẩm, thực phẩm, mỹ phẩm, túi
nilon tự hủy Những sản phẩm thân thiên với môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Cách dùng, liều lượng:

- Thuốc hạ sốt: Ngày dùng 4 - 6g; Cồn gômlac 5% chấm răng để phòng sâu răng, làm
hương liệu, bao viên thuốc chống ẩm. Làm chất mầu, chất tạo màng (vecni, chất cách
điện, keo dán).

CÁNH KIẾN TRẮNG


CÁNH KIẾN TRẮNG
Benzoinum

Tên khác: An tức hương (安 息 香),

Tên khoa học: cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), họ Bồ đề (Styraceae)

Mô tả:

Cây Bồ đề: Cây gỗ lớn cao 20 m, vỏ xám, láng, cành tròn, màu nâu, mặt trước có lông

sau nhẵn. Lá mọc đối có cuống, gân lá hình lông chim. Phiến lá hình trứng hay hình mác,
mặt trên nhẵn, xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5-7 đôi gân phụ, nổi rõ ở mặt
dưới. Hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ. Tràng hợp thành ống 5
thuỳ xếp lợp, có lông tơ vàng. Nhị 10. Quả hình trứng có lông sao, phía dưới mang đài
tồn tại. Ra hoa tháng 5 - 6. Quả chín tháng 9 - 10.

Dược liệu: Từng cục nhựa nhỏ rời nhau, to nhỏ không đều, một số dẹt, một số dính lại
với nhau thành từng khối. Bên ngoài màu vàng cam, láng bóng như sáp (nhựa do tổn
thương tự nhiên); hoặc có hình trụ không đều, mảnh dẹt, bên ngoài có màu trắng xám,
hơi vàng (nhựa do vết rạch). Chất giòn, dễ vỡ; mặt vỡ phẳng, màu trắng, để lâu dần dần
chuyển thành nâu vàng hoặc nâu đỏ. Đun nóng thì mềm và chảy ra. Mùi thơm vani đặc
biệt. Vị hơi cay, khi nhai có cảm giác sạn.

Bộ phận dùng: Nhựa thơm để khô lấy từ cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), họ Bồ
đề (Styraceae).

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở một số vùng rừng núi, trung du nước ta để lấy
gỗ làm que diêm, làm giấy và lấy nhựa.

Thu hái: Lấy nhựa từ thân cây bị tổn thương hoặc vào mùa hạ và mùa thu, rạch thân cây,
thu lấy nhựa chảy ra, phơi âm can đến khô.

Thành phần hoá học: Acid benzonic tự do 26,13%, Acid cinnamic tự do 2,75%, Vanilin
1,38%, Benzyl benzoat 4,24%, Cinnamyl cinnamat 1,81%, Benzyl cinnamat 1,23%,
Alcol coniferilic, Acid siaresinolic

Công năng: Khai khiếu, thanh thần, hành khí, hoạt huyết, chỉ thống.

Công dụng:


Chữa ho, long đờm, chữa trúng hàn người lạnh toát.

Uống 0,5 - 2g dưới dạng thuốc bột, thuốc sắc, siro.

Dung dịch cánh kiến trắng trong cồn dùng làm thuốc xông chữa ho, khản cổ, hoặc pha
với nước bôi ngoài chữa vú nứt nẻ.

Cánh kiến trắng còn dùng làm hương liệu.

Bồ đề là cây công nghiệp dễ phát triển , mọc nhanh, có giá trị kinh tế, dùng trong ngành
gỗ dán, gỗ diêm, bột giấy, và làm nguyên liêu chế sợi nhân tạo.

Cách dùng, liều lượng:

- 0,5-2g mỗi ngày. Dạng thuốc sắc, hoàn tán.

- Dung dịch 20% trong cồn làm thuốc bôi chữa nẻ vú.
(安 息 香)

×