Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CỎ DÙI TRỐNG pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.14 KB, 5 trang )

Cây thuốc vị thuốc Đông y - CỎ DÙI
TRỐNG

Cỏ dùi trống

CỎ DÙI TRỐNG
Flos Eriocauli

Tên khác: Cốc tinh thảo (穀 精 草)

Tên khoa học: Eriocaulon sexangulare L., họ Cỏ dùi trống (Eriocaulaceae).

Mô tả:

Cây: Cây thảo mọc thành bụi. Lá rộng hình dải, dài 15-40cm, rộng 6-8mm, nhẵn,
có nhiều gân, có vách. Cuống cụm hoa có 6 cạnh sắc, xoắn lại nhiều hay ít, dài 10-
55cm. Ðầu hoa hình trứng hay hình trụ, đường kính 4-6mm, có lá bắc kết lợp dày,
các lá bắc ngoài màu vàng, các lá bắc trên xám xám, hoa mẫu 3, trừ hoa đực có hai
lá đài; bao phấn đen. Ra hoa quanh năm.

Dược liệu: Hoa và thân Cốc tinh thảo có hoa thân khô nhỏ mịn, dài khoảng 16-
20cm, vỏ ngoài màu vàng xanh lục, thường cong, hoa loại như hình cầu mọc ở
đỉnh, đường kính khoảng hơn 1,6mm, lớp ngoài là bao phiến của tổng bao, màu
vàng lục nhạt, nhiều quả dạng phiến vảy chất màng phần trong là phiến dài liền
với cánh hoa, màu trắng Thương phẩm thường đem vài trăm thân hoa bọc lại
thành một bó, lấy loại đã khô hoàn toàn, đoá hoa lớn là loại tốt.

Bộ phận dùng: Cụm hoa phơi khô của cây Cỏ dùi trống (Eriocaulon sexangulare).

Phân bố: Cây mọc trên đất ẩm lầy đến độ cao 800m ở Quảng Ninh, Hải Hưng,
Bắc Thái, Hà Bắc. Cũng phân bố ở các xứ nóng. Vị thuốc phải nhập một phần từ


Trung Quốc.

Thu hái: vào tháng 9, hái hoa hình sao trắng là tốt, phơi âm can cất dùng.

Thành phần hoá học: Carbohydrat.

Công năng: Tán phong nhiệt, làm sáng mắt và sát trùng.

Công dụng: Chữa đau mắt do phong nhiệt, chữa nhức đầu mãn tính, đau răng, đau
họng, ngứa lở, thông tiểu.

Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 10 - 16g, dạng thuốc sắc, dùng phối hợp với
các vị thuốc khác.

Bài thuốc:

+ Trị nhức đầu, đau vùng mi mắt, thiên đầu thống: Cốc tinh thảo 6g, Địa long 9g,
Nhũ hương 3g, tán bột mỗi lần dùng nửa chỉ đốt cháy vào ống ngức bên nào ngửi
bên lỗi mũi ấy (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị nhức đầu một bên hoặc chíng giữa đầu: Cốc tinh thảo 30g tán bột hồ với bột
miến trắng Phết lên giấy dán vào chỗ đau, khô thay miếng khác (Tập Nghiệm
Phương). Lại dùng Cốc tinh thảo tán bột, Đồng lục mỗi thứ 3g, Tiêu thạch nửa
phân tùy theo đau bên phải hoặc trái mà thổi vào mũi (Thánh Tế Tổng Lục).

+ Trị chảy máu cam không cầm: Cốc tinh thảo tán bột uống với nước miến sắc lần
6g (Thánh Huệ Phương).

+ Trị mắt có màng mộng, dùng Cốc tinh thảo, Phòng phong, 2 vị bằng nhau tán
bột uống với nước cơm (Minh Mục Phương).


+ Trị mắt kéo màng sau khi đậu mùa, lèm nhèm nước mắt sống chảy rít rát khó
chịu, lâu ngày không bớt, dùng Cốc tinh thảo tán bột bỏ vào trong gan heo nấu ăn,
bài khác gia Cáp phấn 2 vị bằng nhau bỏ trong gan heo nấu ăn hàng ngày (Thiệu
Chân Nhân, Tế Chúng Phương).

+ Trị trẻ nhỏ bị quáng gà, dùng phổi dê đã thiến rồi 1 cặp đừng rửa nước lấy dao
tre xẻ bỏ vào một nắm Cốc tinh thảo vào nồi sành nấu chín ăn hằng ngày. Có thể
nướng sao tán làm viên bằng hạt đậu xanh, lần uống 3 viên với nước trà (Vệ Sinh
Gia Bảo).

+ Trị trẻ nhỏ bị trúng nắng, trên mửa dưới ỉa, khát nước bồn chồn khí chịu, dùng
Cốc tinh thảo đốt tồn tính, xong hạ khử thổ cho người mới tán bột, uống với nước
cơm nguội lần nửa chỉ (Bảo Ấu Đại Toàn).

+ Cốc tinh thảo kết hợp với Quyết minh tử, Mộc tặc thảo, Cam cúc-hoa, Mật
mông hoa, Sinh địa-hoàng chuyên trừ bệnh màng mộng ở mắt (Trung Quốc Dược
Học Đại Từ Điển).

+ Trị màng mộng trong mắt: Cốc tinh thảo, Phòng phong, mỗi thứ 9g sắc uống
(Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+ Trị trẻ nhỏ bị cam tích, nhìn không rõ, mắt đỏ sợ ánh sáng: Cốc tinh thảo 1-60g,
gan heo 60g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).

+ Trị mắt đỏ, mắt có màng mộng, nhức nửa đầu, đau răng do phong hỏa: Cốc tinh
thảo 9g, Long đởm 6g, Sinh địa 12g, Xích thược 9g, Hồng hoa 3g, ngưu bàng tử
9g, Kinh giới 6g, Phục lonh 9g, Mộc thông 6g, Cam thảo 3g. Sắc uống (Cốc Tinh
Long Đởm Tán - (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).


+ Trị lợi răng sưng đau: Cốc tinh thảo 15g-30g sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng
Trung Dược Học).

Ghi chú: Ở Trung Quốc, người ta thường dùng các loài Cốc tinh thảo khác -
Eriocaulon buergerlanum Koern và E. sieboldianum Sieb, et Zucc. Ở nước ta, loài
Cỏ dùi trống nam - Ericocaulon australe R. Br cũng có thể dùng.

×