TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC
AN TOÀN SINH HỌC
Chuyên đề 12 : Thực phẩm GMO: “dán nhãn” hay
“không dán nhãn”
GVHD: PGS. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO
Nhóm SV thực hiện: NHÓM 12
Họ và tên MSV
Trần Thị Minh Na 550372
Lê Thị Thiên Nga 550373
Mai Thị Ngàn 550374
Nguyễn Trọng Nghĩa 550375
Hà Nội, tháng 3 năm 2013
1
MỤC LỤC
I. Đặt vấn đề
II. Nội dung
1. Thực phẩm biến đổi gene
• Khái niệm thực phẩm biến đổi gene
• Cách phân loại thực phẩm biến đổi gene
- Thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gene (có sự biến đổi DNA)
- Thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc là sinh vật biến đổi
gene
• Hai quan điểm về thực phẩm biến đổi gene
- Ý kiến ủng hộ (đối tượng, lý do)
- Ý kiến phản đối (đối tượng, lo ngại, )
2. Dán nhãn là gì?
• Khái niệm chung về dán nhãn
• Dán nhãn thực phẩm bình thường và thực phẩm biến đổi gen
- Những thông tin cần cho việc dán nhãn
- Cách thực hiện việc dán nhãn
3. Tranh cãi xung quanh việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene
• Ý kiến ủng hộ việc dán nhãn
- Đối tượng ủng hộ, lý do?
• Ý kiến phản đối việc dán nhãn (đối tượng, lý do)
4. Ý nghĩa của việc dán nhãn
• Lợi ích của việc dán nhãn
- Lợi ích đối với người tiêu dùng
- Lợi ích với nhà sản xuất
- Lợi ích trong quản lý
• Khó khăn của việc dán nhãn
- Đối với người tiêu dùng
- Đối với nhà sản xuất
- Khó khăn trong viêc nhận thức
- Khó khăn trong quản lý
- Khó khăn trong kỹ thuât, công nghệ (việc phân biệt, đánh giá và xác định
thực phẩm biến đổi gene)
5. Các quy định dán nhãn hiện nay ở một số nước
• Quan điểm của Mỹ về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gen
• Quy định dán nhãn ở EU và một số nước khác
• Quan điểm của Việt Nam về việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene
III. Kết luận
IV. Tài liệu tham khảo
I. Đặt vấn đề
Thời gian gần đây thực phẩm biến đổi gen (Genetically modified organism - GMO) trở thành
vấn đề thời sự ở nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
2
Cùng với những áp lực của sự gia tăng dân số, theo dự tính sẽ đạt mốc 12 tỷ người trong
vòng 50 năm tới, hệ quả là vấn đề an ninh lương thưc sẽ bất ổn. Thách thức thật sự đạt ra cho các
nhà khoa học, mà cụ thể là trong vấn đề nghiên cứu giống có khả năng cho năng suất cao. Sự nỗ
lực không ngừng của các nhà lai tạo giống, mà phát triển nhất hiện giờ là phương pháp lai hữu
tính, nhưng cũng không đạt được những đột phá. Sự phát triển không ngừng của công nghệ gen
đã mở ra một bước ngoặc lớn, hàng loạt các sản phẩm biến đổi gene được tạo ra hứa hẹn là bước
tiến lớn giải quyết những vấn đề còn tồn đọng của an ninh lương thực. Tuy nhiên rất nhiều
nguồn ý kiến trái chiều cho vấn đề này, mà chủ yếu là nên hay không nên sử dụng, nên hay
không nên dán nhãn thực phẩm biến đổi gene.
Thực tế hiện nay, thực phẩm GMO đã trở nên rất phổ biến trên thị trường toàn cầu và làm
sao để quản lý tốt loại thực phẩm này đang là vấn đề đau đầu của không ít quốc gia trên thế giới.
Dán nhãn thực phẩm GMO là một giải pháp có tiềm năng cho vấn đề này, tuy nhiên việc dán
nhãn cũng vấp phải không ít những khó khăn.
Theo kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ năm 2010 Việt Nam sẽ khảo
nghiệm và trồng thử nông sản biến đổi gen. Khoảng năm 2015, những sản phẩm được chế biến
từ ngô, đậu nành… biến đổi gen sẽ xuất hiện trong siêu thị, chợ và bữa ăn của các gia đình Việt
Nam.
Vậy, nên hay không thực hiện việc dán nhãn cho thực phẩm GMO? Làm cách nào để thi
hành những quy định về việc dán nhãn? Và lợi ích cũng như khó khăn của việc dán nhãn là gì?
Để hiểu rõ những vấn đề này, chúng tôi thực hiện chuyên đề “Thực phẩm GMO - dán nhãn hay
không dán nhãn?”
II. Nội Dung.
1. Thực phẩm biến đổi gene
a. Khái niệm thực phẩm biến đổi gen
3
Như chúng ta đã biết, sinh vật biến đổi gen (GMO: Genetically ModifiedOrganism) là sinh
vật mà vật liệu di truyền của nó đã bị biến đổi theo ý muốn chủ quan của con người. Ngoài ra
cũng có thể có những sinh vật được tạo ra do quá trình lan truyền, biến đổi của gen trong tự
nhiên.
Thực phẩm biến đổi gen là một thuật ngữ chỉ các thực phẩm thu được từ những sinh vật
được biến đổi gen bằng công nghệ sinh học. đó là những sản phẩm có chứa toàn bộ hoặc một
phần thành phần có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen, bao gồm cả mẫu vật di truyền của sinh
vật biến đổi gen không có khả năng tự tạo cá thể mới trong điều kiện tự nhiên.
Với công cụ là công nghệ sinh học và bằng một cách thức nào đó, làm thay đổi một hay nhiều
gen có chủ định với cây trồng vật nuôi, từ đó các giống cây trồng vật nuôi này tạo cho ta những
thực phẩm để sử dụng. Những thực phẩm có được bằng cách thức này được gọi là thực phẩm
biến đổi gen.
Thực phẩm biến đổi gen không bao gồm những thực phẩm thu được từ mùa màng và sau đó
được xử lý bằng công nghệ sinh học. Chẳng hạn, ta xử lý gen của một cây ngô trước khi gieo
trồng thì những bắp ngô thu được từ cây ngô này là thực phẩm biến đổi gen. Nhưng khi ta đã thu
hoạch được bắp ngô từ mùa vụ rồi xử lý công nghệ sinh học thì bắp ngô này không được gọi là
thực phẩm biến đổi gen.
Sự ra đời của thực phẩm biến đổi gen, không đơn thuần là một ý tưởng của khoa học, mà thực
tế đã đang và sẽ chứng mình đó là sự tất yếu. Trước tương quan bất cân bằng giữa dân số, và nhu
cầu lương thực ngày càng tăng, đòi hỏi có một đối tượng cây trồng có năng suất, chất lượng cao
hơn, phục vụ những nhu cầu đó, chính vì vậy mà thực phẩm biến đổi gen ra đời.
b. Cách phân loại thực phẩm biến đổi gene
Thực phẩm chứa thành phần biến đổi gen(có sự biến đổi DNA)
Là những thực phẩm được sử dụng trực tiếp trên những đối tượng thực vật đã biến đổi gen.
GMOs sử dụng công nghệ sinh học dựa trên thay đổi các thuộc tính sử dụng với sản phẩm cuối
cùng như đậu phụ hay bắp rang bơ,
Thực phẩm được chế biến từ nguyên liệu có nguồn gốc là thực phẩm biến đổi gen
Các chất phụ gia, axit amin, vitamin, enzyme … được sử dụng trong sản xuất thực phẩm với
sự giúp đỡ của vi sinh vật biến đổi gen, vi sinh vật biến đổi gen được sử dụng để sản xuất dược
phẩm, vacxin, hóa chất đặc biệt, chất phụ gia thức ăn, các vitamin và các chất cho ngành công
nghiệp chế biến thực phẩm. Ví dụ Vitamin B2 ( màu, rivoflavin E 101), vitamin C( bảo quản,
ascorbic acid E 300). Chất làm đặc, Xanthan ( E415) điều chỉnh độ acid, acid citric( E 330)
Nhiều amino acid dùng để cải thiện thức ăn động vật cũng được sử dụng trong một số loại thực
phẩm có vai trò là chất tăng vị ngọt (E 621) . Nhiều enzyme sử dụng trong sản xuất pho mat,
bánh mì, đồ uống có cồn …Các vitamin và chất phụ gia được sản xuất với sự giúp đỡ của vi
sinh vật biến đổi gen không yêu cầu dán nhãn GMO vì không trực tiếp liên quan đến sản phẩm
cuối cùng.
Thực phẩm có liên quan đến công nghệ sinh học nhưng không có trong sản phẩm cuối
cùng:
4
Các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật ăn thức ăn biến đổi gen như thịt, trứng, sữa mà trong
thành phần không thấy DNA hay protein mới thì vẫn không cần phải dán nhãn.
c. Hai quan điểm trái chiều về thực phẩm biến đổi gen
Hiện nay có 2 luồng ý kiến trái chiều kể cả trong giới khoa học và giới quản lý, nhiều người
ủng hộ, nhiều người phản đối
• Trên quan điểm của những người ủng hộ.
Thực phẩm biến đổi gene là một hướng nghiên cứu của các nhà khoa học nhằm đáp ứng được
nhu cầu ngày càng tăng về mặt số lượng và chất lượng lương thực, thực phẩm khi dân số thế giới
có khả năng sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới. Thực phẩm biến đổi gen hiện nay sử dụng
chủ yếu là thực vật chuyển gen.
Ưu điểm nổi bật của thực phẩm biến đổi gen là:
- Tạo các giống cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, bảo đảm nguồn lương thực,
thực phẩm trong toàn cầu. Từ đó giúp cải thiện kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an
ninh lương thực và hạ giá thành lương thực trên thế giới
- Đảm bảo ổn định đa dạng sinh học .
- Sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu từ bên ngoài cho nông nghiệp và môi trường.
- Tạo lợi nhuận kinh tế và xã hội, giảm bớt đói nghèo ở các nước đang phát triển.
• Quan điểm phản đối
Các nhà bảo vệ môi trường, nhà khoa học và chính phủ bày tỏ quan ngại đối với GMF và không
ngừng chỉ trích ngành nông nghiệp vì chạy theo lợi nhuận mà bỏ qua các hiểm họa tiềm tàng. Họ
cho rằng GMF huỷ hoại môi trường do tác hại không lường đến các loài khác; Nguy cơ gây bệnh
dị ứng và một số tác động khác ở người có cơ địa nhạy cảm. Cụ thể, trẻ em có nguy cơ bị dị ứng
suốt đời với lạc và một số thức ăn khác. Mặc dù còn nhiều lo ngại về GMF, nhưng nói chung,
ngoài khả năng gây dị ứng, GMF khó gây hại đến sức khoẻ con người; Mặt khác, do nghiên cứu
và ứng dụng GMF là một quá trình lâu dài và tốn kém, nên khi một sản phẩm mới được lưu
hành, giá thành của nó sẽ rất cao, không thích hợp với các nước nghèo, dẫn tới khoảng cách giàu
nghèo ngày càng lớn.
Tóm lại, GMF có tiềm năng to lớn giải quyết nạn đói và suy dinh dưỡng hiện nay trên thế
giới, đồng thời có thể hạn chế bớt tác hại của thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đối với môi trường
Tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn phía trước đối với các Chính phủ trong việc kiểm định an
toàn, quy chế quản lý và dán nhãn thực phẩm. GMF có thể trở thành một làn sóng mới trong
tương lai. Và để “tương lai” đồng bộ hóa cây trồng biến đổi gen hoàn thành, khâu quản lý, mà cụ
thể phải xác định rõ việc “nên” hay “không nên” dán nhẵn thực phẩm biến đổi gen.
2. Dán nhãn là gì?
• Khái niệm chung về dán nhãn
Luật liên bang Mỹ về thực phẩm, dược phẩm và thực phẩm định nghĩa “dán nhãn” thực phẩm
là tất cả nhãn mác và những sản phẩm viết tay, in ấn hay đồ họa trên tất cả các sản phẩm hoặc
5
trên bất kì vật chứa hoặc bao bọc, hoặc đi kèm với những sản phẩm đó. Thuật ngữ “đi kèm”
không những để chỉ những liên kết vật lí với sản phẩm thực phẩm. Nó mở rộng ra để chỉ áp
phích, tờ rơi, thẻ, thông tư, tập tài liệu, hướng dẫn, website v.v…
Ghi nhãn hàng hoá là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hoá lên nhãn hàng hoá để
người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh
quảng bá cho hàng hoá của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát.
• Thực hiện dán nhãn
Nhìn chung dù là thực phẩm biến đổi gen hay thực phẩm không biến đổi gen để thực hiện
việc dán nhãn đều có những chỉ tiêu, thông số nhất định tên sản phẩm, nguồn gốc, xuất sứ, thành
phần, các chỉ tiêu dinh dưỡng………,
Tất cả các loại thực phẩm đưa bán ra thị trường đều phải được phê chuẩn bởi các cơ quan quản
lý quốc gia có thẩm quyền sau khi đã tiến hành đánh giá rủi ro ……
Tuy nhiên với thực phẩm biến đổi gen cần chú ý đó là
- Dán nhãn nhằm cung cấp cho người tiêu dùng thông tin và sự lựa chọn đối với sản phẩm;
- Việc dán nhãn không nhằm chứng minh tính an toàn thực phẩm (không có trường hợp
ngoại lệ)
- Việc dán nhãn phải tuân thủ theo thủ tục quy định của nước nhập khẩu.
(Theo GS. Paul Teng, Trường đại học Kỹ thuật Nanyang, Singapore, Phó Chủ tịch ISAAA (Dịch
vụ Quốc tế về tiếp thu các ứng dụng công nghệ Sinh học trong nông nghiệp))
Đồng tình với quan điểm này, ông Lê Tiến, Giám đốc Công ty Agbiotech Việt Nam (chuyên
cung cấp các dịch vụ thông tin về công nghệ sinh học trong nông nghiệp) chia sẻ: Ghi nhãn là để
cung cấp cho người sử dụng những thông tin cần thiết cho việc sử dụng và bảo đảm quyền được
biết hàng hóa tiêu dùng có những gì. Nói cách khác, bảo đảm tính trung thực không bị lừa dối, bị
quảng cáo sai mục đích.
3. Tranh cãi xung quanh việc dán nhãn thực phẩm biến đổi gene
Sự xuất hiện của thực phẩm biến đổi gen là một sự tranh cãi, chính và vậy những dự luận nói
chung, và việc dán nhãn nói riêng xung quanh việc dán nhãn cũng gặp nhiều khó khăn và nhiều ý
kiến. Xoay quanh vấn đề này cũng tồn tại 2 quân điểm tranh luận trái chiều nhau. Một là “việc
dán nhãn thực phẩm biến đổi gen là “nên” và bắt buộc”. Hai là “không cần thiết phải dán
nhãn cho thực phẩm biến đổi gen”?.
Những người ủng hộ quan điểm một chủ yếu là chính phủ và người tiêu dùng.
6
Trong một cuộc khảo sát do Trung tâm Kỹ thuật, tiêu chuẩn, đo lường chất lượng 3 (TĐC 3)
tiến hành trong tháng 3 và đầu tháng 4-2010 cho thấy, tại thị trường TP Hồ Chí Minh đã xuất
hiện một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ cây chuyển gen (thực phẩm BĐG).
Theo TĐC 3, trong số 323 mẫu gạo, củ, quả được chọn ngẫu nhiên tại các siêu thị, chợ thì có đến
gần 35% (111 mẫu) có dương tính với chất dung môi chỉ thị có chứa thành phần từ cây BĐG.
Trong số này xác định được nhiều nhất là sản phẩm từ cây ngô, đậu tương, khoai tây và cà chua.
Điều quan trọng với người tiêu dùng là chúng có an toàn khi sử dụng hay không đến nay vẫn có
nhiều ý kiến khác nhau.
Ở nước ta, thông tin về thực phẩm có nguồn gốc từ cây BĐG xuất hiện trên thị trường với các
nhà khoa học là không mới, vì dưới nhiều hình thức khác nhau, chúng đã xuất hiện nhưng nhìn
chung chưa được quản lý hay thông báo công khai. Kết quả một cuộc điều tra của Bộ
NN&PTNT cho thấy, hầu hết mẫu thức ăn chăn nuôi có mặt trên thị trường được nhập theo con
đường chính thức thông qua các công ty liên doanh với nước ngoài đều chứa sản phẩm BĐG
(ngô và đậu tương chuyển gen) với một tỷ lệ nào đó. Ba cây trồng được xem là "điểm nóng"
gồm: ngô, lúa và cây bông. Ngoài ra, rất có thể một số thực phẩm chế biến từ đậu tương, ngô, cải
dầu trên thị trường cũng có chứa sản phẩm biến đổi gen mà ngoài nhãn mác không hề ghi
thông báo "sản phẩm biến đổi gen".
Người tiêu dùng như đứng giữa một ma trận thực phẩm vô cùng đa dạng mà không biết rõ nguồn
gốc xuất xứ của nguyên liệu thực phẩm có sử dụng công nghệ biến đổi gen hay không? Do vậy
quyền lợi của họ cần được đảm bảo.
Về phía chính phủ việc thuận ý nhân dân nhằm đảm bảo sự ổn định trong phát triển nhiều nước
trên thế giới đã có những chính sách cụ thể về việc dán nhẵn thực phẩm biến đổi gen.
Trái ngược với quan điểm trên, những người đi theo quan điểm thứ hai đại đa số là các nhà khoa
học và các nhà sản xuất lại cho rằng “ Việc thực hiện dán nhãn đối với các thực phẩm biến
đổi gen là không cần thiết”. Các nhà khoa học lên tiếng rằng thực phẩm biến đổi gen, trước khi
đến được với người tiêu dùng, đã phải trải qua rất nhiều cuộc xét nghiệm để chứng minh được
tính an toàn, vậy thì tại sao người tiêu dùng còn phải yêu cầu việc bắt buộc dán nhãn cho chúng?
Còn với các nhà sản xuất, chắc chắn là họ không hề muốn thực hiện dán nhãn đối với các thực
phẩm biến đổi gen vì chi phí cho việc dán nhãn khá tốn kém đồng thời có thể điều này sẽ gây
tâm lý lo ngại cho người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng có thể sẽ không lựa chọn sản phẩm
của họ nữa.
Ngày 2/5/2011, tại thủ đô Ottawa của Canada đã diễn ra hội nghị của LHQ về vấn đề cần hay
không cần dán nhãn các thực phẩm biến đổi gene (GM) để thông báo cho người tiêu dùng.
9 năm tranh luận không mang lại thỏa thuận nào về vấn đề này. Mỹ và Canada, hai nước sản
xuất thực phẩm GM nhiều nhất thế giới, kịch liệt phản đối việc dán nhãn, trong khi châu Âu và
châu Á lại ủng hộ. Tại một phiên họp, Patrick Deboyser, một quan chức thuộc bộ phận lương
thực và công nghệ sinh học của Ủy ban châu Âu, khẳng định: “Tại châu Âu hai năm qua, chúng
tôi thấy người tiêu dùng nói riêng và cộng đồng nói chung rất nhạy cảm với thực phẩm GM”.
Nhưng ở Mỹ và Canada, dường như dư luận ít quan tâm đến vấn đề này. Một phần là do ngành
công nghiệp thực phẩm của hai nước này không gặp nhiều sự cố đáng sợ (chẳng hạn thịt bò điên
bán lẫn thịt thường) như ở châu Âu. Do đó, người tiêu dùng tin tưởng nhà sản xuất hơn. Ngoài
ra, người dân ở đây cũng ít hiểu biết về thực phẩm GM. Một siêu thị hàng đầu của Canada cho
7
biết họ không gắn nhãn cho một loạt sản phẩm rau xanh biến đổi gene mới, vì hầu như chẳng
khách hàng nào hiểu “thuật ngữ” này. Nếu dán, có lẽ họ sẽ không mua nữa.
Là những nhà sản xuất thực phẩm GM lớn nhất thế giới, Mỹ và Canada sẽ có lợi nếu các tổ chức
môi trường bớt lo ngại và phản đối công nghệ biến đổi gene. Hai nước đã tranh cãi khá nhiều với
EU về lệnh cấm của EU đối với một số sản phẩm GM và thịt qua xử lý hormone. Quan điểm của
các bên hoàn toàn đối lập.
Tuy nhiên theo nhìn nhận tổng quan thì việc dán nhãn cho thực phẩm biến đổi gen đang được
thực hiện ngày càng nhiều ở các quốc gia, điều này cho thấy nhóm đi theo quan điểm thứ nhất
đang chiếm ưu thế.
4. Ý nghĩa của việc dán nhãn
a) Lợi ích của việc dán nhãn
Về phía người tiêu dùng:
Không thể chắc chắn về mối nguy hại của tất cả thực phẩm biến đổi gen vì vậy trong khi
mọi việc chưa rõ ràng thì mọi người có quyền lựa chọn cho mình các loại thực phẩm truyền
thống hay biến đổi gen nhưng với điều kiện họ phải được cung cấp đầy đủ thông tin. Khá đông
người tiêu dùng còn đang lo ngại rằng những thay đổi trong hệ gen của GMO có thể gây ra rủi ro
về sức khỏe của họ, vì vậy họ yêu cầu các nhà sản xuất phải chứng minh giống biến đổi gen và
thực phẩm GM là an toàn cho người tiêu dùng trước khi đưa chúng ra thị trường. Những người
phản đối thực phẩm GMO không chấp nhận những sản phẩm có nguồn gốc không rõ ràng, bởi
vậy họ là những người đòi hỏi việc dán nhãn thực phẩm GM mạnh nhất.
Michael Hansen, một nhà khoa học cao cấp của Liên minh người tiêu dùng nói: “Nếu
các công ty nói rằng kỹ thuật di truyền là tốt, thực phẩm GMO là an toàn, chúng ta hãy gắn nhãn
nó và để cho người tiêu dùng đưa ra quyết định riêng của họ".
Về phía nhà sản xuất:
Để giáp đáp thắc mắc và nghi ngại của người tiêu dùng đối với thực phẩm GM của mình,
nhiều nhà sản xuất lựa chọn giải pháp dán nhãn cho chúng để khẳng định mức an toàn cũng như
chất lượng của sản phấm đối với người tiêu dùng.
Một số nhà sản xuất khác lại quan tâm tới vấn đề bản quyền về giống cũng như công
nghệ sản xuất và mẫu mã sản phẩm của mình. Do đó, họ sử dụng nhãn mác để sản phẩm của
mình được bảo hộ trên thị trường, tránh nguy cơ bị làm giả, làm nhái hay ăn cắp bản quyền
thương hiệu.
Không chỉ có những công ty sản xuất thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen ủng hộ
việc dán nhán thực phẩm GMO vì những lợi ích kể trên, mà những công ty sản xuất sản phẩm
không biến đổi gen cũng rất ủng hộ việc này. Bởi như thế sản phẩm của họ sẽ có sức cạnh tranh
cao hơn trước những khách hàng không muốn dùng GMO.
Về phía nhà quản lý
8
Việc dán nhãn cũng gần như việc đặt một cái tên vậy, nó sẽ là một háng rào giúp quản lý một
cách xuyên suốt từ nơi sản xuất đến khi đến tay người tiêu dùng, đảm bảo và kiểm soát được
những vấn đề có thể xảy ra. Tuy nhiên để xây dựng được hệ thống quản lý này cũng còn nhiều
điều bất cập
b) Khó khăn của việc dán nhãn
Tính 2 mặt luôn song song tồn tại trong bất cứ một vấn đề nào, việc dán nhãn thực phẩm biến
đổi gen cũng vậy, lợi ích rõ ràng có những mặt nhất định, nhưng khó khăn bất cập cũng không ít.
Chung quy lại đánh giá những khía cạnh liên quan đến tính thương mại, đối tượng chú trọng
chính là lợi nhuận. Việc dán nhãn sẽ là một cản trở và làm giảm giá trị thặng dư của sản phẩm.
Điều đó sẽ là không đáng nói nếu chỉ xét riêng khâu dán nhãn, tuy nhiên để trở thực phẩm được
thương mại hóa và lưu thông trên thị trường, thì không chỉ thực phẩm biến đổi gen hay thực
phẩm không biến đổi gen đều phải trải qua, các khâu kiểm định, đánh giá an toàn là bắt buộc,
chính vì thế khúc mắc ở đây là không hề nhỏ.
Về phía người tiêu dùng:
Việc dán nhãn chắc chắn sẽ tạo ra các chi phí phát sinh. Và nếu chi phí phát sinh này
được các nhà sản xuất tính vào giá sản phẩm thì sẽ khiến những người tiêu dùng phải trả thêm
một khoản nữa. Chẳng hạn một nghiên cứu gần đây ở Canada cho thấy chi phí dán nhãn ít nhất
vào khoảng 9 -10% giá bán lẻ của thực phẩm chế biến và khoảng 35 -41% so với giá của nhà sản
xuất. Vậy, liệu người tiêu dùng có sẵn sàng bỏ thêm chi phí để được mua những sản phẩm được
dán nhãn?
Gía thành sản phẩm cao, hơn nữa nhận thức về thực phẩm biến đổi gen còn nhiều thiếu sót , về
cơ bản khái miệm về thực phẩm biến đổi gen còn xa lạ với đại đa số người tiêu dùng. Trên thực
tế cũng mới chỉ có 25 quốc gia trồng cây BĐG, 61 nước phê chuẩn 677 sản phẩm BĐG và cho
xuất hiện trên thị trường, trong đó khoảng 40% sản phẩm BĐG được phê chuẩn từ châu Á và 40
nước chấp nhận dán nhãn lên sản phẩm. Trong số này, chỉ một vài nước có quy định về dán nhãn
nhưng rất ít nước thực thi chúng một cách hiệu quả.
Về phía nhà sản xuất:
Michael Jacobsen, Giám đốc điều hành Trung tâm Khoa học và Quyền lợi công cộng cho
rằng nhiều nhà sản xuất ghi nhãn là quá rủi ro. Theo ông: "Các công ty thực phẩm sẽ không sử
dụng giống biến đổi gen nếu họ phải ghi nhãn vì không có lợi ích cho các công ty" , "GMO đã
trở thành một thuật ngữ độc hại, họ sẽ có thể mất 2% doanh số bán hàng nếu dán nhãn vậy tại
sao họ lại phải tự gây các tổn thất cho họ".
Trong thực tế, một nghiên cứu năm 2006 của Pew Initiative for Food and Biotechnology
cho thấy rằng chỉ có 23% phụ nữ (thành phần mua sắm chính) cho rằng thực phẩm biến đổi gen
là an toàn. Như vậy đa số người tiêu dùng không ủng hộ GMO và thực phẩm GMO, điều đó là
nguyên nhân làm giảm mạnh doanh số bán hàng của các công ty có thực phẩm biến đổi gen.
Ông Ab Basu, phó chủ tịch điều hành của Tổ chức Công nghiệp Công nghệ sinh học cho
thực phẩm và nông nghiệp nói: “FDA có chuyên môn khoa học và dinh dưỡng để thiết lập ghi
9
nhãn thực phẩm và đánh giá an toàn thực phẩm nó, bạn có thể xem tại trang web của FDA và
thấy rằng ngô GM tương đương với ngô sản xuất thông thường, không có lý do để dán nhãn cho
nó”.
Hơn nữa tất cả các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường đều phải được các cơ quan chức
năng kiểm tra về tính an toàn, sau đó nó mới được bày bán. Vì vậy, nếu một loại thực phẩm biến
đổi gen đã được kiểm định là an toàn cho sức khỏe con người thì nó cũng giống như những thực
phẩm truyền thống khác. Khi đó việc dán nhãn cho loại thực phẩm này trở nên không cần thiết.
Thêm vào đó, việc dán nhãn thực phẩm GMO sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất. Vậy thì
ai sẽ là người gánh chi phí đó? Nếu các nhà sản xuất chịu chi phí đó thì họ sẽ bị giảm lợi nhuận,
còn nếu họ tính vào giá sản phẩm thì sẽ khiến cho sản phẩm đó khó cạnh tranh được với những
mặt hàng rẻ hơn.
Các nhà sản xuất phải đau đầu về câu hỏi là làm sao để nhãn vừa bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng vừa không làm sản phẩm bị phản đối. Điều đó là rất khó để giải quyết trong bối cảnh
xã hội đang có những ý kiến trái chiều về vấn đề thực phẩm chuyển gen.
Trong vấn đề tranh cãi về những lợi ích và bất lợi của việc dán nhãn cho thực phẩm
GMO, ngay cả khi tất cả mọi người đều đồng ý việc dán nhãn thì việc này cũng còn không ít khó
khăn trong việc thực thi.
Khó khăn trong quản lý thực phẩm GMO
Dễ hay khó có thể tùy vào cách nhìn nhận của mỗi đối tượng, nhưng vấn đề ở đây đối
tượng đó là ai. Cả một cơ quan quản lý, việc xây dựng được các khung quản lý và để khung pháp
lý đó được chấp thuật đã khó, việc phân công, và kiểm soát, thực thi những pháp lý đó lại càng
khó hơn. Để trở thành một sản phẩm bày bán trên thị trường thì phải trải qua rất nhiều công đoạn
và mỗi công đoạn lại do những bên khác nhau chịu trách nhiệm.
GMO do người nông dân sản xuất ra trên đồng ruộng
↓
Thu hoạch GMO
↓
Nhà máy xử lý, chế biến tạo sản phẩm
↓
Phân phối sản phẩm
↓
Lưu thông trên thị trường (nội địa hoặc xuất khẩu)
10
Như vậy để đến được tay người tiêu dùng sản phẩm có GMO đã qua rất nhiều bước. Vậy
thì ai, cơ quan nào sẽ phải chịu trách nhiệm dán nhãn cho sản phẩm này? Là người nông dân
phải dán nhãn cho nông sản của họ, các nhà máy chế biến phải dán nhãn cho sản phẩm của họ
hay các nhà phân phối phải là việc đó? Rất khó khăn khi mà các bên có liên quan đề không muốn
gánh chi phí phát sinh từ việc dán nhãn này. Điều đó lại càng làm cho việc quản lý, giám sát thực
phẩm GMO trở nên khó khăn hơn.
Khó khăn trong việc thông thương sản phẩm GMO
Việc dán nhãn sẽ ảnh hưởng đến thương mại, không những gây khó khăn đến việc tiêu
thụ sản phẩm ở nước sản xuất mà còn ảnh hưởng đến việc thông thương sản phẩm trên toàn cầu.
Bởi quy định về việc tiêu thụ thực phẩm GMO, quy định về dãn nhãn ở mỗi quốc gia là khác
nhau. Ví dụ ở các nước EU thì thực phẩm có thành phần biến đổi gen ít nhất là 0.9% trở lên phải
dán nhãn, trong khi tại Nhật và Việt Nam là 5% Những giới hạn chênh lệch như vậy khiến cho
việc xuất nhập khẩu thực phẩm GMO sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khó khăn trong xác định thực phẩm GMO
Để thực thi quy định dán nhãn cho thực phẩm GMO, trước hết phải xác định xem thực
phẩm đó có nguồn gốc từ sinh vật chuyển gen hay không, sản phẩm nào cần dán nhãn, sản phẩm
nào không cần dán nhãn, dán nhãn như thế nào…Việc này phụ thuộc rất nhiều vào trang thiết bị,
trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy việc xây dựng các quy chế về dán nhãn phải được cụ
thể hóa và áp dụng riêng cho từng khu vực, từng quốc gia.
Việc kiểm tra đánh giá sản phẩm GMO phải được thực hiện bởi những phương pháp
mang tính kỹ thuật cao và tương đối phức tạp, do đó cần trang bị một hệ thống phòng thí nghiệm
hiện đại nên rất tốn kém, đồng thời đòi hỏi một đội ngũ các nhà khoa học có chuyên môn cao và
gặp khó khăn ở một số nước.
Định tính GMO trong thực phẩm bằng phân tích AND:
Để xác định trong thực phẩm có chứa thành phần biến đổi gen hay không có thể sử dụng
các phương pháp như: Phương pháp southern blot, Phương pháp định tính bằng PCR.
Khi kiểm tra một sản phẩm cho kết quả âm tính, để khẳng định sản phẩm đó không có
GM thì sẽ cần rất nhiều công đoạn nữa.
Kết quả dương tính thì sản phẩm đó có GM, nhưng lại phải xác định hàm lượng bao
nhiêu thì dán nhãn công nhận là biến đổi gen. Việc định lượng này rất khó khăn và tốn kém. Vậy
thì bất kỳ sản phẩm chứa GM hay không chứa GM đều làm tăng thêm giá sản phẩm.
Định lượng GMO trong thực phẩm bằng PCR:
Ngưỡng GMO tối đa là cơ sở cho việc dán nhãn thực phẩm có chứa GMO hay không, vì
vậy việc định lượng GMO trong thực phẩm là cần thiết. Phương pháp PCR định lượng cạnh
11
tranh (quantitative competive PCR, QCP-CR) là một phương pháp thường được sử dụng để định
lượng DNA trong mẫu nghiên cứu.
Nguyên lý: khuếch đại đồng thời DNA đích và DNA nội chuẩn. QC-PCR bao gồm 4
bước:
+ Tách và tinh sạch DNA
+ Xác định nồng độ DNA của mẫu
+ Thực hiện PCR đồng thời với DNA đích và một lượng nhất định thành công của
phương pháp này là việc thiết kế DNA nội chuẩn.
+ Phân tích sản phẩm của PCR bằng phương pháp điện di và định lượng DNA đích.
Để sử dụng phương pháp QC-PCR, cần phải xây dựng đồ thị chuẩn và xác định ngưỡng
DNA nội chuẩn phù hợp.
Đây là khâu quan trọng sau việc thiết kế và lựa chọn DNA nội chuẩn. Ngưỡng DNA nội
chuẩn được quyết định dựa trên ngưỡng GMO tối thiểu bắt buộc phải dán nhãn thực phẩm
GMO,khoảng 1%. Bộ kít để xây dựng đồ thị chuẩn và xác định ngưỡng DNA nội chuẩn cho
phương pháp QC-PCR dùng để xác định Roundup Ready soybean hiện đã được thương mại hóa
bởi Fluka (Buchs, Thụy Sỹ)
Nguyên lý của việc chuẩn hóa: Nhân bản bằng PCR một lượng nhất định AND tổng số
của thực phẩm cần xác định GMO với một lượng gen di truyền khác nhau cho trước (tương ứng
với các tỷ lệ GMO có trong thực phẩm đó ~1%, 2%, 5%, 10%). Việc nhân bản bằng PCR này
được tiến hành một lượng DNA nội chuẩn. Nếu ngưỡng GMO tối thiểu quyết định việc dán nhãn
hàng hóa là 1% thì điều chỉnh lượng DNA nội chuẩn có điểm cân bằng là 1%.
Sau khi có đồ thị chuẩn, việc xác định GMO trong thực phẩm được tiến hành khá đơn
giản như sau:
- Nhân bản một lượng nhất định DNA tổng số của thực phẩm đó (~500ng) với DNA nội
chuẩn ở các nồng độ khác nhau (đã xác định trên đồ thị chuẩn).
- Phân tách sản phẩm PCR bằng điện di DNA, sau đó xác định điểm mà tại đó sản phẩm
PCR của DNA nội chuẩn và DNA đích bằng nhau.
- Tra trên đồ thị chuẩn với giá trị DNA nội chuẩn tìm được để xác định phần trăm GMO
có mặt trong thực phẩm đó.
Phương pháp real-time PCR cũng được áp dụng để xác định GMO trong thực phẩm. Đối
với phương pháp PCR sản phẩm của nó chỉ tỷ lệ với lượng DNA mồi, các dNTP, hoạt động của
enzyme, vì vậy sử dụng Real-time PCR sẽ cho kết quả chính xác hơn.
12
Tuy nhiên phương pháp định lượng GMO bằng PCR không áp dụng được với một số
thực phẩm có nguồn gốc từ thực phẩm GMO. Chẳng hạn đường có nguồn gốc từ mía chuyển
gen, sản phẩm cuối cùng là đường và không chứa DNA do đó không thể xác định bằng southern
blot.
5. Quy định dán nhãn ở một số nước
a. Quy định dán nhãn ở EU, và Anh Quốc
Các thành phần thực phẩm mà có chứa tối thiểu 1% thành phần chuyển gien được phát triển
thông qua các kỹ thuật biến đổi di truyền (dựa trên các biện pháp tính toán DNA/protein) thì phải
ghi nhãn. Các thành phần thu được từ cây chuyển gien nhưng không chứa các DNA hay protein
mới thì không cần phai dán nhãn. Do vậy, các sản phẩm tinh chế cao như dầu, đường và tinh bột
làm từ ngô, đậu tương và cải dầu (canola) chuyển gien được miễn không phải ghi nhãn.
Khi mới được đưa ra giới thiệu vào năm 1997, các quy định về ghi nhãn của EC không bao gồm
các thành phần nhỏ như các chất phụ gia thực phẩm, các chất tạo hương liệu và chat hỗ trợ quá
trình che biến. Gần đây các quy định về ghi nhãn được đưa vào năm 2000 yêu cầu ghi nhãn cả
các chất phụ gia và chất tạo hương liệu trong trường hợp nhũng chất này không tương lượng với
các sản phẩm thông thường (ví dụ như có chứa các protein hay DNA mới do kết quả của việc
biến đổi di truyền)
Các sản phẩm thực phẩm phải được dán nhãn:
Thực phẩm là một sinh vật biến đổi gen (GMO) hoặc bao gồm thành phần biến đổi gen như: ngô
ngọt biến đổi gen, cà chua biến đổi gen, khoai tây, cá hồi biến đổi gen.
Thực phẩm, thành phần hoặc chất phụ gia, được sản xuất từ GMOs:
Dầu từ đậu nành biến đổi gen.
Bơ thực vật từ dầu đậu tương biến đổi gen.
Dầu từ hạt cải dầu GM / cải dầu.
Bánh bột ngô nướng, tinh bột từ ngô biến đổi gen.
Bánh mì với GM protein đậu nành hoặc bột đậu nành biến đổi gen.
Glucose (dextrose), đường xi-rô và các thành phần khác với tinh bột ngô GM.
Đậu phộng ăn nhẹ làn Oder tatos có chứa tinh bột ngô GM.
Các chất phụ gia được sản xuất từ thực vật biến đổi gen phải được dán nhãn, và bao
gồm: đường từ củ cái đường biến đổi gen, lecithin từ đậu nành biến đổi gen, vitamin E
(tocopherol) từ đậu nành biến đổi gen,
Các chất phụ gia được sản xuất từ thực vật biến đổi
Thực phẩm, nguyên liệu và phụ gia có chứa sinh vật biến đổi gen, bao gồm:
Lúa mì bia với GM men;
Men chiết xuất từ GM men;
Sữa chua với GM lactobacilli (vi khuẩn axit lactic);
Salami (xúc xích thô) với GM lactobacilli (vi khuẩn axit lactic);
Phô mai xanh với GM khuôn mẫu;
Những sản phẩm không yêu cầu dán nhãn
- Thực phẩm thu được từ cây chuyển gien nhưng không chứa thành phần DNA hay protein
mới (dầu, đường, tinh bột làm từ đậu tương, ngô và cải dầu chuyển gien)
- Ngẫu nhiên có thành phần chuyển gien ở mức dưới 1% với điều kiện là đã thực thi các
bước để tránh đưa vào thành phần chuyển gien
13
- Các thực phẩm làm từ cây trồng được biến đổi di truyền thông qua các công nghệ sinh
học ngoại trừ công nghệ DNA tái tổ hợp (ví dụ liên kết tế bào giữa các loài cùng giới)
Ghi nhãn:
Nhãn hướng dẫn sử dụng là công cụ quan trọng nhất để đảm bảo quyền tự do của sự lựa
chọn, một sự tự do được yêu cầu của pháp luật EU: Bất cứ khi nào GMOs cố ý sử dụng trong
một sản phẩm thực phẩm, nó phải được ghi rõ trên nhãn. Mỗi người tiêu dùng được do đó có
quyền để thực hiện một "quyết định".
Nhãn phải được ghi đầy đủ rõ ràng, không sử dụng biểu tượng. Các quy định về ghi nhãn áp
dụng cho hầu như tất cả thực phẩm:
• Thực phẩm chế biến, nấu chín hoặc đóng gói thì ghi trong phần thành phần. Thực phẩm
mà không có một danh sách các thành phần, ví dụ đường, trái cây đóng gói, hoặc rau thì
thuật ngữ "biến đổi gen " hoặc "sản xuất từ sinh vật biến đổi gen " phải được rõ ràng
trên nhãn. Đối với thực phẩm đóng gói hoặc gói kích thước rất nhỏ: Thông tin "sinh vật
biến đổi gen "hoặc "sản xuất từ sinh vật biến đổi gen " phải được gắn vào bao bì,
hoặc được kết nối trực tiếp với sản phẩm tương ứng.
• Số lượng lớn hoặc hàng rời.
• Phục vụ các thực thực phẩm trong các nhà hàng, căng tin
b. Australia, New Zealand
Các yêu cầu dán nhãn có hiệu lực từ tháng 12 năm 2001. Hiện nay, các thực phẩm có
mang tính trạng thay đổi như thay đổi về giá trị dinh dưỡng, hoặc chứa các DNA, protein mới tạo
ra từ kỹ thuật biến đổi di truyền bắt buộc phải dán nhãn. Thực phẩm chỉ được phép lẫn tối đa
không có chỉ định là 1% thành phần GM.
Các trường hợp không phải ghi nhãn
* Thực phẩm được làm từ cây chuyển gien nhưng không có chứa DNA hay protein mới
(như dầu, đường, tinh bột làm từ đậu tương chuyển gien, ngô và cải dầu)
* Các phụ gia thực phẩm và các chất hỗ trợ quá trình chế biến (nếu như DNA hoặc protein
mới không có trong sản phẩm thực phẩm cuối cùng)
* Hương liệu (với hàm lượng dưới mức 0,1% trong hàng thành phẩm)
* Thực phẩm được chế biến để bán (tại các nhà hàng)
* Thực phẩm làm từ các cây trồng được biến đổi di truyền thông qua các công nghệ khác
ngoại trừ công nghệ tái tổ hợp DNA.
c. Tại Hoa Kỳ
Tại Mỹ, tất cả các loại thực phẩm phải ghi nhãn khi có những mối lo ngại đối với sức khoe, có
sự khác biệt trong việc sử dụng hay về giá trị dinh dưỡng hoặc tên gọi chung không còn thích
hợp để mô tả là thực phẩm có nguồn gốc từ cây chuyển gien. vào tháng giêng năm 2001, Cục
quan lý thực phẩm và dược phẩm Hoa kỳ đã công bố một hướng
dẫn dự thảo cho ngành thực phẩm đó là việc ghi nhãn trên cơ sở tự nguyện. Tài liệu này hướng
dẫn các nhà sản xuất trong việc ghi nhãn thực phẩm một cách thích hợp, trung thực và không gây
nhầm lẫn và cũng đưa ra các ví dụ về ngôn ngữ ghi nhãn có thể được chấp nhận và không được
chấp nhận.
14
d. Nhật bản
Bộ nông, ngư nghiệp Nhật bản (MAFF) là cơ quan chịu trách nhiệm về việc chuẩn y sự an toàn
đối với môi trường, chuẩn y về sự an toan của thức ăn gia súc và việc ghi nhãn công nghệ sinh
học đoi với thực phẩm. Ngày 1/4/2001, MAFF đã lên một chương trình ghi nhãn trong đó yêu
cầu ghi nhãn đối với các sản phẩm thực phẩm công nghệ sinh học nếu phát hiện thấy DNA hay
protein công nghệ sinh học trong thực phẩm thành phẩm.
Quy định của MAFF yêu cầu dán nhãn DNA tái tổ hợp chỉ khi hàm lượng thành phần này chiếm
từ 5% trong tổng trọng lượng sản phẩm trở lên.
e. Hàn quốc
Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hàn quốc (KFDA) yêu cầu ghi nhãn thực phẩm chế biến
sử dụng ngô, đậu tương hay mầm đậu tương chuyên gien hoặc khi ba loại nguyên liệu này có
trong năm thành phần chính của một sản phẩm thực phẩm chế biến. Các thành phần có hàm
lượng không đáng kể thì không cần phải ghi nhãn. Mức cho phép ngẫu nhiên có mặt các thành
phần GM đối với ba loại nguyên liệu này là tới 3%.Bộ nông lâm nghiệp Hàn quốc cũng yêu cầu
ghi nhãn đối với các chuyến hàng chở ba loại hàng hoa nói trên nếu như đó là hàng chuyển tới để
tiêu dung trực tiếp và nếu có chứa các thành phần được cải tiến nhờ công nghệ sinh học với hàm
lượng từ 3% trở lên.
Để không phải ghi nhãn thì phải có giấy chúng nhận vẫn bảo toàn tính chất trong quá trình vận
chuyển
f. Việt Nam
Nghị định 69/2010/NĐ – CP Chương VIII, Điều 43 quy định về Ghi nhãn đối với hàng
hóa chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen có nêu: “ Tổ chức các nhân
lưu thông hàng hóa có chứa sinh vật biến đổi gen, sản phẩm của sinh vật biến đổi gen trên thị
trường với tỉ lệ lớn hơn 5% mỗi thành phần thì ngoài việc phải tuân thủ các quy định của pháp
luật về ghi nhãn hàng hóa còn phải thể hiệ thông tin liên quan đến sinh vật biến đổi gen trên nhãn
hàng hóa.”
Trong quy chế quản lý an toàn sinh học đối với các sinh vật biến đổi gen; sản phẩm, hàng
hóa có nguồn gốc từ sinh vật biến đổi gen số 212/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chương III, điều 7 ghi nhãn hàng hóa: “Tổ chức, cá nhân
có sản phẩm, hàng hóa là sinh vật biến đổi gen hoặc sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc từ sinh
vật biến đổi gen lưu thông, buôn bán trên thị trường, ngoài việc thực hiện các quy định của pháp
luật hiện hành về ghi nhãn hàng hóa còn phải ghi thêm dòng chữ trên bao bì “Sản phẩm có sử
dụng công nghệ chuyển gen” để người tiêu dùng xem xét, lựa chọn.
Nhìn chung hiện nay các quốc gia trên thế giới vẫn chưa có tiếng nói chung về vấn đề dán
nhãn cho thực phẩm GMO, dưới đây là bảng tóm tắt về quan điểm dán nhãn của một số nước
tiêu biểu:
15
III. Kết luận
Vấn đề dán nhãn cho thực phẩm GM là một vấn đề phức tạp còn chưa hoàn toàn thống nhất.
Tuy nhiên, có một điều rõ ràng đó là phần lớn các nước sẽ áp dụng một so loại chính sách ghi
nhãn. Ngay lúc này, quyết định ghi nhãn sản phẩm chuyền gien không chỉ liên quan mật thiết tới
sự an toàn thực tế cua sản phẩm mà còn liên quan tới "mối lo ngại" gắn với những sản phẩm này.
Sự có mặt cua một nhãn GM sẽ không có nghĩa là sản phẩm kém an toàn hơn hoặc có sự khác
biệt đáng kể vì tất cả các thực phàm chuyển gien đã đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn trước khi
được cho phép bán.
Dán nhãn cũng như cách đặt cho thực phẩm biến đổi gen một cái tên vậy, là sự công nhận, đồng
nhất trong mọi mặt, chứng minh sự tồn tại chính đáng của nó. Vòng xoáy của thực phẩm biến đổi
gen nói chung và tranh luận về việc nên hay không nên dán nhãn thực phẩm biến đổi gen sẽ vẫn
còn tiếp tục vì nó vẫn chưa tìm được một cái gật đầu đồng ý của cả thế giới. Đây thực sự là một
cuộc cách mạng khoa học?
16
Cách duy nhất để phát triển và duy trì một hệ thống ghi nhãn trung thực, không gây nhầm lẫn và
có thể xác minh được đó là đảm bảo rằng hệ thống phải dựa trên tiêu chí khách quan như là
thành phần thực tế của thực phẩm chứ không phải dựa trên biện pháp sản xuất.
Hiện nay trên thế giới cũng đã có nhiều nước tiến hành dán nhãn cho thực phẩm GMO.
Ở Việt Nam Dự kiến vào quý 3 năm nay, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về quản lý an toàn
sinh học, lần đầu tiên chính thức đưa vào sản xuất cây trồng BĐG trên diện rộng. Với Việt Nam
lúc này thì dán nhãn là một việc làm đúng đắn giúp Việt Nam tiếp cận thị trường GMO một cách
đúng hướng. Với những bước đi chậm, nhưng hi vọng Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu
mong đợi.
17