TIỂU LUẬN AN TOÀN SINH HỌC
CHUYÊN ĐỀ 8: “Trình bày triển vọng phát triển
cây trồng chuyển gen phục vụ sản xuất nhiên
liệu sinh học về mặt công nghệ và phân tích
các tác động về mặt môi trường khi phát triển
loại cây trồng này? ”
Nhóm thực hiện: Nhóm 8
Họ và tên Lớp Mã SV
Nguyễn Thị Hạnh K55CNSHA 550340
Lê Thị Hiền K55CNSHA 550342
Trần Thị Hằng K55CNSHA 550341
Nguyễn Văn Đức K55CNSHA 550338
MỤC LỤC
• Mở đầu
• Nội dung
• Nhiên liệu sinh học
• Lợi ích của CNSH trong sản xuất NLSH
• Cây chuyển gen phục vụ sản xuất nguyên
liệu sinh học.
• Ứng dụng tại Việt Nam
• Tác động về mặt môi trường khi phát
triển cây trồng chuyển gen phục vụ sản
xuất NLSH
• Kết luận
?
MỞ ĐẦU
Năng lượng là vấn đề sống còn của nhân loại . Con người
đang khai thác đến mức cao nhất các năng lượng hóa thạch(
dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá,…). Dự trữ các nguồn
nhiên liệu này đang ngày càng cạn kiệt với tốc độ phi mã.
Như chúng ta đều biết, nền kinh tế thế giới cho đến nay và
có thể còn kéo dài trong phần lớn thời gian của thế kỷ 21,
phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch, mặc dù nguồn
tài nguyên này, trong đó có dầu thô, là tác nhân gây ô nhiễm
môi trường rất lớn và được báo động đang đi vào giai đoạn
chuẩn bị cạn kiệt như số phận tất yếu của mọi loại tài
nguyên tự nhiên hữu hạn khi bị khai thác tối đa.
Bên cạnh đó, nhu cầu bảo vệ môi trường sống trên trái đất
được trong sạch dài lâu cũng như cần phát triển kinh tế với
một tốc độ cao và trên quy mô rộng làm cho an ninh năng
lượng toàn cầu ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng. Do đó,
nhiệm vụ tìm kiếm nguồn thay thế cho nhiên liệu hóa thạch
đã được đặt ra trong gần nửa thế kỷ qua và ngày càng trở
nên cấp thiết.
Một trong những hướng đi để giải quyết nhiệm vụ này là sử
dụng sinh khối, tức là các vật liệu có nguồn gốc hữu cơ để
đốt trực tiếp, nhằm tạo ra nhiệt năng hoặc điện năng, hoặc
chuyển hóa sang các chất mang năng lượng dạng khí hoặc
nhiên liệu lỏng.
Trong số các nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ đang sử
dụng hiện nay (năng lượng gió, mặt trời, hạt nhân…), năng
lượng sinh học đang là xu thế phát triển tất yếu, nhất là ở
các nước nông nghiệp và nhập khẩu nhiên liệu, do các lợi
ích của nó như: công nghệ sản xuất không qúa phức tạp,
tận dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ, tăng hiệu quả kinh tế
nông nghiệp, không cần thay đổi cấu trúc động cơ cũng như
cơ sở hạ tầng hiện có và giá thành cạnh tranh so với xăng
dầu…
Mặt khác, việc nghiên cứu triển vọng phát triển cây trồng
chuyển gen phục vụ sản xuất nhiên liệu sinh học về mặt
công nghệ và các tác động về mặt môi trường khi phát triển
loại cây trồng này đang là vấn đề được quan tâm, chú trọng
nhất hiện nay.
Vậy tại sao con người sử dụng cây trồng chuyển gene
mà không sử dụng cây trồng truyền thống để sản xuất
nhiên liệu sinh học?
Ưu điểm của cây chuyển gen so với cây trồng truyền
thống phục vụ sản xuất NLSH
• Chi phí đầu tư sản xuất là rất ít nhưng lại mang lại
năng suất cao
• Chỉ phục vụ nhu cầu sản xuất nlsh nên có thể bỏ bớt
những chất không cần thiết để làm tăng những chất
cần thiết.
NỘI DUNG
• Nhiên liệu sinh học
• Khái niệm
Nhiên liệu sinh học là một dạng năng lượng tái
tạo, được sản xuất từ nguyên liệu sinh học - sinh
khối tức là từ thực vật, động vật và các sản phẩm
phụ của chúng.
• Nguồn nguyên liệu sản xuất NLSH
Trên thế giới, nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất nhiên liệu sinh học là sản phẩm nông nghiệp,
các loại hạt có dầu, rong tảo, xenlulô và một phần
nhỏ từ các loại mỡ cá, mỡ động vật nói chung.
Ở Nam Phi và ở Mỹ, nhiên liệu sinh học được sản
xuất từ ngô. Ở các nước Tây Âu và ở Mỹ, sản
lượng diesel sản xuất từ đậu tương tăng cao vào
thời điểm giá trị dinh dưỡng của các sản phẩm đậu
tương chưa lên men, bị đặt dấu hỏi cùng với nhiều
loại cây đậu tương biến đổi gien có thể cho sản
lượng cao nhưng chưa cho phép dùng làm thức ăn
cho người và cho gia súc.
Ở Thái Lan, Philippine… nhiên liệu sinh học lại sản
xuất từ sắn, hạt cọ, cơm dừa, còn ở Brazil sản xuất
từ mía và ở Canada thì từ gỗ phế thải, mùn cưa và
sản phẩm phụ từ gỗ. Cây nho Kudzu phát triển
nhanh được nhập khẩu từ Nhật, cách đây một vài
thập niên đã mọc tràn lan trên đất Mỹ. Nhiều khu
vực đầm lầy ở Canada và Mỹ đã trở thành quê
hương mới của một loại cây sinh sản nhanh của
châu Âu có tên gọi là Purple Loosestrife.
Những loại cây này có chi phí trồng trọt gần như bằng
không, nhưng sản lượng rất lớn. Cùng với các nguồn sinh
khối từ rong tảo, dầu của hạt cây cọc rào (bã đậu; Jatropha)
cùng các loại hạt khác không phải là lương thực thực phẩm,
việc trồng trọt không phải cạnh tranh với đất đai sản xuất
lương thực, cũng như các loại rác thải từ các trang trại chăn
nuôi, rác thải nông nghiệp và công nghiệp sợi, rác thải từ
rau quả… đều là nguồn nguyên liệu rất phong phú, đầy triển
vọng cho nhiên liệu sinh học.
Trở ngại lớn nhất là các nguồn này rất tản mạn, thu gom
có nhiều khó khăn nếu không có một tổ chức hậu cần thích
hợp. Nếu giá dầu tiếp tục ở mức cao dài hạn thì nhiên liệu
sinh học có thể thay thế được một phần nhiên liệu dầu mỏ,
mà không phải có sự trợ giá của nhà nước và có thể cạnh
tranh được với các loại nhiên liệu khác để đi vào thị trường
một cách bền vững.
→ Các nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản
xuất nhiên liệu sinh học hiện nay bao gồm:
- Sản xuất nhiên liệu sinh học từ sản phẩm nông –
lâm nghiệp vốn là lương thực thực phẩm như ngô, đậu
tương
- Sản xuất nhiên liệu sinh học từ các cây trồng
không phải là lương thực, thực phẩm như cây dầu
mè, một số loại cỏ, tảo
- Sản xuất nhiên liệu sinh học từ phế thải nông –
lâm nghiệp, mỡ động thực vật, thức ăn thừa, mùn cưa,
rơm rạ, phân khô, rác.
c) Công nghệ sản xuất nlsh
Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 1: chế biến từ
đường và tinh bột của nông phẩm (từ hạt của bắp, lúa
mì, lúa hay từ củ như khoai tây, khoai mì, v.v.) để tạo
ethanol; hay từ dầu (của hạt dừa-dầu, đậu nành, đậu
phộng) để biến chế diesel-sinh-học. Kỹ thuật đơn giản
và kinh tế nhất.
Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 2: từ cellulose,
chất xơ của dư thừa thực vật (rơm, rạ, thân bắp, gỗ,
mạt cưa, bã mía,), hay thực-vật-hoang. Chẳng hạn,
một ha mía cho khoảng 25 tấn bã mía (bagasse, xác
mía sau khi ép), và mỗi tấn bã mía sản xuất 285 lít
ethanol. Kỹ thuật hiện nay chưa hoàn hảo, hiệu năng
còn kém, con men chưa hữu hiệu và giá đắt.
Công nghệ nhiên liệu sinh học thế hệ 3: từ tảo
(algae), kỹ thuật đang phát triển.
• Phân loại NLSH.
• Diesel sinh học (Biodiesel)
Diesel truyền thống và diesel sinh học
• Dầu diesel truyền thống còn được biết dưới tên gọi là
dầu DO, chứa các hydrocacbon nằm trong phân đoạn
kerosen và phân đoạn trung bình trong quá trình lọc
dầu, tức là ở khoảng nhiệt độ sôi từ 200
0
C đến 350
0
C.
Công dụng chính của diesel là làm nhiên liệu cho động
cơ đốt trong với tính chất cháy được đặc trưng bằng
khả năng tự cháy, biểu thị bằng trị số cetan.
Hydrocacbon có mạch n-parafin càng dài thì trị số
cetan càng cao, ngược lại, các hydrocacbon thơm,
nhiều vòng có trị số cetan thấp. Hexadecan n-C
16
H
34
có
trị số cetan bằng 100 và alpha-methylnapthalen
C
11
H
10
có trị số cetan bằng 0.
Xu thế diesel hóa các động cơ đốt trong dựa trên các
ưu điểm của diesel so với xăng như công suất lớn hơn
khi sử dụng cùng một lượng nhiên liệu, động cơ diesel
tăng tốc nhanh hơn, giá diesel có thể rẻ hơn khi giá
dầu thô quá cao và có thể giảm hàm lượng các chất
độc hại trong khí thải.
• Diesel sinh học là nhiên liệu diesel được sản xuất từ
nguyên liệu sinh học, với thành phần hóa học chủ yếu
là methyl ester của các axit béo. So với diesel truyền
thống, sản xuất từ dầu mỏ, thì diesel sinh học có nhiều
ưu điểm về mặt bảo vệ môi trường như, chứa ít lưu
huỳnh (2-11ppmS), dễ phân hủy bằng vi sinh, giảm ô
nhiễm không khí (bảng 1).
Bảng 1. So sánh khí thải của diesel sinh học/diesel dầu
mỏ
Ngoài ra, chúng có tính bôi trơn cao hơn diesel dầu mỏ nên
tuổi thọ của động cơ sẽ dài hơn và nguồn nguyên liệu lấy từ
sản phẩm hoặc phế thải nông nghiệp, thủy sản nên có thể
tái sinh nhanh, góp phần tăng giá trị nông nghiệp, sử dụng
được lao động dôi dư, đất cằn cỗi, giảm nhập khẩu tốn kém
ngoại tệ.
Ngày nay, tùy theo nguồn nguyên liệu khác nhau mà mỗi
nước sản xuất nhiều loại diesel sinh học khác nhau rồi đem
trộn với diesel truyền thống theo tỷ lệ quy định trong các tiêu
chuẩn sản phẩm như B5 (5% diesel sinh học, 95% diesel
dầu mỏ), B10 (10% diesel sinh học, 90% diesel dầu mỏ),
B20( 20% diesel sinh học, 80% diesel dầu mỏ)
Nhược điểm của diesel sinh học so với diesel dầu mỏ là,
nhiệt năng thấp hơn, điểm đông cao hơn nên khó sử dụng ở
vùng lạnh hoặc trong mùa đông, không phải là giải pháp
thay thế dầu mỏ trọn vẹn vì nguồn nguyên liệu cung cấp khó
khăn,dồi dào nhưng không đủ lớn để đáp ứng nhu cầu; giá
thành cao nên cần có chính sách hỗ trợ của nhà nước, thiết
bị sản xuất và hạ tầng cơ sở trong phân phối phải xây dựng
mới, hệ thống pháp lý để sử dụng xăng pha nhiên liệu sinh
học chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh.
Quy trình sản xuất diesel sinh học
Những lưu ý khi sử dụng dầu diesel sinh học
Theo KS. Bì Văn Tứ, một chuyên gia về lọc dầu của Tập
đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, để đảm bảo an toàn và
hiệu quả khi sử dụng diesel sinh học, cần lưu ý các điểm
sau đây:
- Diesel sinh học là Alkyl ester axit béo, có thể làm hư ống
mềm, ống nối, đệm…và một số chất dẻo. Các loại cao su tự
nhiên, cao su nitril, PP, PVC, Tygol có thể bị tổn thương. Các
vật liệu đồng thau, đồng, chì, kẽm, thiếc dễ bị oxy hóa trong
môi trường diesel sinh học. Nên dùng các loại diesel có hàm
lượng pha trộn diesel sinh học thấp để giảm thiểu tác động
bất lợi đối với kim loại thông dụng và có thẻ chuyển sang
thay thế chúng bằng nhôm, thép hợp kim, thép cacbon.
- Các bồn chứa diesel dầu mỏ có thể chứa B100, nhưng
thời gian tàng trữ không nên quá 6 tháng và không để quá
nóng để tránh biến chất nhanh và tự cháy.
- Các vật liệu có thể dùng cho diesel sinh học là nhôm, thép,
PE florinated, PP florinated, Teflon, sợi thủy tinh.
- Đối với xe sử dụng diesel sinh học lần đầu nên kiểm tra bộ
lọc và hệ thống nhiên liệu.
- Diesel sinh học có thể hòa tan một số loại sơn nên cần
kiểm tra bề mặt sơn có tiếp xúc với nhiên liệu.
- Trước khi pha chế nên kiểm tra chắc chắn chất lượng loại
diesel sinh học B100.
- Diesel sinh học dùng trong mùa đông cần kiểm tra điểm
đông để chọn loại phù hợp hoặc dùng giải pháp hâm nóng.
• Khí sinh học (Biogas) là một loại khí hữu cơ
gồm Methane và các đồng đẳng khác. Biogas được tạo
ra sau quá trình ủ lên men các sinh khối hữu cơ phế
thải nông nghiệp, chủ yếu là cellulose, tạo thành sản
phẩm ở dạng khí. Biogas có thể dùng làm nhiên liệu khí
thay cho sản phẩm khí gas từ sản phẩm dầu mới.
• Xăng sinh học (Biogasoline) là một loại nhiên liệu
lỏng, trong đó có sử dụng ethanol như là một loại phụ
gia nhiên liệu pha trộn vào xăng thay phụ gia chì.
Ethanol được chế biến thông qua quá trình lên men các
sản phẩm hữu cơ như tinh bột, xen-lu-lô, lignocellulose.
• Lợi ích của CNSH trong sản xuất NLSH
• Công nghệ sinh học có thể giúp tối ưu hoá chi phí
sản xuất nhiên liệu sinh học thế hệ thứ nhất và thứ
hai.
• Nâng cao năng suất thu hoạch của cây trồng, bằng
việc thay đổi cơ chế trao đổi chất của cây.
• Sử dụng công nghệ sinh học, các nhà khoa học
cũng có thể tạo ra những enzym đẩy nhanh quá
trình chuyển hoá của nguyên liệu sản xuất thành
nhiên liệu sinh học.
• Cây chuyển gen phục vụ sản xuất NLSH
• Ngô
Nhờ có hàm lượng đường cao để tạo ra ethanol, ngô
chính là nguồn gốc của lượng lớn ethanol sử dụng
trong quá trình sản xuất nhiên liệu E85. Để sản xuất
được ethanol từ ngô, trước nhất nhà sản xuất phải
tách ngô để lấy lignin và xenlulozo có chứa hàm lượng
đường cao. Ethanol tinh chế thường được thêm vào
làm phụ gia giảm khói.
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Quốc gia Michigan
(Mỹ) đã thành công xuất sắc trong kỹ thuật biến đổi
gen
để tạo ra bộ ba cellulase nơi 3 dòng cây ngô riêng rẽ:
Trong quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học, người ta
phối trộn sinh khối của 3 dòng ngô riêng rẽ trên theo tỷ
lệ
1:4:1. Ở công đoạn tiêu hóa sinh khối, cả 3 loại
cellulase
được phóng thích khỏi khí khổng và tiến trình phân
hóa
cellulose của toàn cây ngô xảy ra nhanh chóng và triệt
để.
• Lúa
Lúa chuyển gen sản sinh ra enzyme phân giải
cellulose có trong lá, sử dụng làm NLSH
Một nhóm nhà nghiên cứu của Đài Loan và Hoa Kỳ
đã công bố kết quả tạo ra giống lúa chuyển gen
không làm tổn thương đến quá trình tăng trưởng và
phát triển của cây; đồng thời enzyme cellulases
được sử dụng rộng rãi để chuyển hóa các phân tử
cellulose trong giai đoạn tiền sử lý sinh khối thành
đường lên men được; từ đó chế biến ra ethanol làm
nhiên liệu sinh học .
Enzyme phân giải cellulose, β – 1, 4 –
endoglucanase
có từ vi khuẩn thermophilic bacterium biểu thị tốt
trong
chuyển nạp gen thông qua Agrobacterium.
Các nhà khoa học đã thu thập được 52 cây chuyển
gen
từ 6 dòng độc lập, các dòng này thể hiện các
enzyme như
vậy ở mức độ cao. Vài cây có dạng lùn và chín sớm
hơn
dòng nguyên thủy . Qua các nghiên cứu cho thấy,
rơm rạ
của cây lúa chuyển gen bị thủy phân dễ dàng hơn,
sản
sinh ra lượng đường khử nhiều hơn 43% so với
giống lúa
truyền thống.
• Sử dụng phương pháp nhiệt phân rơm rạ không sử
dụng xúc tác (ở nhiệt độ 550 độ C) hiệu suất tạo nhiên
liệu lỏng đạt 25-30%. Nếu sử dụng xúc tác, nhiệt độ
nhiệt phân có thể giảm đến 100 độ C với hiệu suất tạo
dầu tương đương so với khi không sử dụng xúc tác.
• Theo đó, rơm rạ được thu gom và làm sạch, hong
khô rồi đưa vào lò nhiệt phân. Sau phản ứng nhiệt
phân sẽ thu được sản phẩm ở cả ba dạng khí, lỏng và
rắn. Sản phẩm lỏng chiếm phần lớn, chứa dầu sinh học
(bio-oil), có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực như sản
xuất hóa chất, y dược, công nghiệp, thực phẩm hoặc
làm nhiên liệu.
• Ứng dụng tại Việt Nam
• Ngày 20/11/2007, Thủ Tướng Chính Phủ đã chính thức
phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến
năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”, trong đó đưa ra
mục tiêu đến 2010 sản xuất 100.000 tấn xăng E5/năm
và 50.000 tấn B5/năm, đảm bảo 0,4% nhu cầu nhiên
liệu cả nước và đến năm 2025 sẽ có sản lượng hai loại
sản phẩm này đủ đáp ứng 5% nhu cầu thị trường nội
địa.
• Từ năm 2008 đến nay Việt Nam đã có 4 dự án sản xuất
ethanol sinh học từ sắn lát hoặc rỉ đường để trộn với
xăng thành gasohol.
Sản xuất nhiên liệu sinh học ở Việt Nam cũng được
nhiều đối tác nước ngoài rất quan tâm. Đáng chú ý
trong số này là các Dự án JICA - Nhật bản hỗ trợ Việt
Nam nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học sử dụng
các loại phế phẩm bã mía, rơm rạ; dự án do Chính phủ
Hà Lan tài trợ sử dụng trấu, vỏ cà phê, trái điều, vỏ
điều, rong biển; chương trình tổng thể về nghiên cứu
và phát triển nhiên liệu sinh học ở Việt Nam của Hàn
quôc sản xuất diesel sinh học và các hóa chất tinh khiết
thân thiện với môi trường từ dầu thực vật v v…
Thuận lợi và khó khăn khi sản xuất nhiên liệu sinh
học ở Việt Nam
Để có thể sản xuất nhiên liệu sinh học quy mô lớn, đề xuất
được các giải pháp cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế cũng như
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải sau chưng
cất, chúng ta cần thấy hết những khó khăn, thuận lợi trong
lĩnh vực này.
Trong hội thảo về chiến lược tăng tốc trong lĩnh vực hạ
nguồn do Hội Dầu Khí Việt Nam tổ chức, ngày 11/9/2010 tại
Hà Nội, đã có rất nhiều ý kiến về vấn đề này nhưng tập
trung nhất là trong tham luận của TS. Võ Thị Hạnh, Phòng Vi
sinh, Viện sinh Học Nhiệt đới. Theo TS. Hạnh, đối với nguồn
nguyên liệu thì nước ta là một nước nông nghiệp nên có rất
nhiều thuận lợi.
Nước ta đã có quy hoạch phát triển ngành mía đường, năm
2010 diện tích trồng mía đạt khoảng 300.000 ha, năng suất
65 tấn/ ha. Phụ phẩm của mía đường rất dồi dào, chất
lượng cao, thích hợp cho sản xuất nhiên liệu sinh học. Tuy
nhiên, trên thực tế diện tích trồng mía chỉ đạt 265.000 ha,
năng suất và chữ đường đều thấp hơn kế hoạch. Tổng sản
lượng đường chỉ đạt dưới 1 triệu tấn/năm, do đó sản lượng
rỉ đường cũng chỉ đạt 1,8 triệu tấn/năm và giá thành lên khá
cao, dùng cho sản xuất nhiên liệu lỏng sẽ khó có lãi.
Đối với sắn, diện tích trồng năm 2008 đạt 555,7 nghìn ha,
năng suất bình quân 16,9 tấn/ha, đưa nước ta trở thành
nước đứng thứ 7 trên thế giới về sản lượng sắn. Triển vọng
về diện tích và năng suất sắn còn có thể được nâng cao hơn
nữa nếu có quy hoạch vùng chuyên canh và có giải pháp
bảo đảm giá đầu ra cho sản phẩm một cách hợp lý và ổn
định lâu dài. Công ty nhiên liệu sinh học Phương Đông
(OBF), đơn vị thành viên của PV OIL đã ký văn bản thỏa
thuận với sở Nông nghiệp tỉnh Bình Phước, hợp tác trồng
sắn trên địa bàn tỉnh này là một ví dụ về giải pháp theo
hướng nói trên.
Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh các vùng nguyên liệu
có thể gây ra những hậu qủa môi sinh, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững, cân bằng sinh thái cho địa phương. Từ
năm 2010 đến nay, 1/3 tổng sản lượng sắn ở nước ta bị
nấm bệnh vì đất xấu, lạm dụng phân vô cơ, giống bị thoái
hóa, thời tiết không thuận.
Thông thường độ tinh bột trong sắn củ lớn hơn 25% nhưng
ở nước ta hầu hết chỉ đạt ít hơn 20%, giá bán sắn củ lại
cũng khá cao vì nhu cầu cho lương thực và chăn nuôi cũng
ngày một tăng. Đến sau năm 2012, khi 3 nhà máy sản xuất
cồn của PVN đi vào hoạt động thì cung sẽ không đủ cầu, giá
sẽ còn tăng hơn nữa. Mặt khác cơ chế thị trường làm cho
nông dân vốn quen với cách làm ăn cá thể, tiểu nông tự do,
dễ dàng không tôn trọng tính ràng buộc pháp lý của hợp
đồng làm cho khủng hoảng nguyên liệu xảy ra đột ngột và
trầm trọng. Bên cạnh đó việc tổ chức thu mua trên một thị
trường nhỏ lẻ, phân tán cũng không phải dễ dàng giải quyết.
Với nhà máy sản xuất tinh bột sắn công suất 200 tấn
củ/ngày, sẽ thải ra 100 tấn bã/ngày, có thẻ gây ô nhiễm môi
trường nghiêm trọng. Việc chế biến chúng thành thức ăn gia
súc có hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế - kỹ
thuật và xã hội, việc dùng bã sắn để sản xuất cồn ở nước ta
chưa nơi nào làm.
Về thiết bị, công nghệ, các nhà máy sản xuất cồn công suất
100.000 lít/ngày hiện đại nhập từ nước ngoài sẽ đưa lại hiệu
suất tạo cồn cao (1 lít cồn chỉ cần dưới 3 kg rỉ đường hoặc
dưới 2,5 kg sắn lát); hầu hết đều tận dụng phụ phế phẩm từ
sản xuất cồn để sản xuất các sản phẩm phụ như CO
2
lỏng,
thức ăn gia súc, phân bón hữu cơ, tận dụng nước thải sau
chưng cất để sản xuất khí sinh học phục vụ sản xuất điện,
nhiệt cho nhà máy, góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi
nhuận.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao (khoảng 100 triệu USD/nhà
máy), nhu cầu nguyên liệu khối lượng lớn trong lúc giá mua
ngày càng tăng, chi phí xử lý nước thải lớn…
Về tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu xăng dầu trong tương lai gần
sẽ rất lớn, nhiên liêu sản xuất từ dầu mỏ không đáp ứng đủ
nên thị trường nhiên liệu sinh học rất thuận lợi. Tuy nhiên,
nếu giá dầu mỏ không tăng quá cao như dự báo trong lúc
giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học lại cao và nhà nước
giảm dần, tiến tới loại bỏ trợ cấp giá thì khâu phân phối cũng
sẽ có nhiều vấn đề phải đối mặt.
Bên cạnh các giải pháp tổng thể do Chính phủ đã đưa ra,
các nhà khoa học và các nhà sản xuất, kinh doanh cần tiếp
tục đề xuất các giải pháp cụ thể, phù hợp với diễn biến thực
tế trong tương lai. Trong các giải pháp này không nên chỉ
tập trung vào việc yêu cầu nhà nước giảm thuế, tăng thêm
các chính sách ưu đãi mặc dù điều đó là rất cần khi xây
dựng một ngành sản xuất mới với vô số những khó khăn mà
nên tìm các cách để tạo ra những công nghệ tiên tiến, phù
hợp với môi trường tự nhiên - kinh tế - xã hội của Việt Nam.
• Nước ta có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp rất thuận
lợi, phụ phẩm mía và sắn là hai sản phẩm có thể sản
xuất nhiên liệu sinh học cao. Tuy nhiên, diện tích trồng
giảm và tổ chức thu mua nhỏ lẻ khó tập trung. Chi phí
đầu tư cao, chi phí xử lý nước thải lớn, nhà nước đang
tiến dần đến loại bỏ trợ cấp giá thì khâu phân phối sẽ
có nhiều vấn đề phải đối mặt.
•
• Tác động về mặt môi trường khi phát triển
cây trồng chuyển gen phục vụ sản xuất
NLSH
TÍCH CỰC
• Giảm thiểu ô nhiễm và khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
• Thân thiện với môi trường
• Nguồn nguyên liệu tái sinh được
TIÊU CỰC
• Cần canh tác trên diện tích lớn mới đáp ứng đủ nhu
cầu sản xuất nlsh → sự độc canh → thoái hóa đất, ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học.
• Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn tài nguyên nước
Nhiều loại cây nguyên liệu đòi hỏi rất nhiều nước
trong quá trình sinh trưởng
Ngoài ra, việc sử dụng tràn lan vinhoto, một chất được dùng
để bón và tưới khi trồng mía đường cũng có thể gây ô nhiễm
sông ngòi, kênh rạch và làm cho các loài thuỷ sinh không thể
tồn tại.
• Giảm diện tích rừng
Để có đất trồng cây nguyên liệu, người ta có thể tiếp tục phá
rừng. Điều này đi ngược lại với mục tiêu cắt giảm khí thải
nhà kính mà những nhà phát triển nhiên liệu sinh học vẫn
mong muốn.
• Nguy cơ từ sự biến đổi gen cây nguyên liệu.
• Nhiên liệu sinh học được tạo ra từ nhiều loại thực vật khác
nhau (Ảnh: Ditjenbun.deptan.go.id)
• Nhằm tăng năng suất, ngày nay các cây công nghiệp đều
được biến đổi gen. Trong đó có sự mất cân bằng sinh thái,
hoặc kéo theo sự biến đổi gen tự nhiên ở những loài động
thực vật sinh sống trong môi trường xung quanh, trong đó
có cả các sinh vật gây hại, làm cho các sinh vật này có khả
năng tồn tại mạnh mẽ hơn, khó diệt trừ hơn và phá hoại các
cây trồng nông nghiệp vô tội khác.
• Chi phí đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất là rất lớn, thị
trường đầu ra cũng là vấn đề quan trọng
Chi phí đầu tư cao (khoảng 100 triệu USD/nhà máy),
nhu cầu nguyên liệu khối lượng lớn trong lúc giá mua
ngày càng tăng, chi phí xử lý nước thải lớn…
Về tiêu thụ sản phẩm, nhu cầu xăng dầu trong tương
lai gần sẽ rất lớn, nhiên liêu sản xuất từ dầu mỏ không
đáp ứng đủ nên thị trường nhiên liệu sinh học rất thuận
lợi. Tuy nhiên, nếu giá dầu mỏ không tăng quá cao như
dự báo trong lúc giá thành sản xuất nhiên liệu sinh học
lại cao và nhà nước giảm dần, tiến tới loại bỏ trợ cấp
giá thì khâu phân phối cũng sẽ có nhiều vấn đề phải đối
mặt.
KẾT LUẬN
Công nghệ sinh học nếu được sử dụng hợp lý sẽ cho chúng ta
những khả năng tiềm tàng và những thực phẩm tốt hơn cho
sức khỏe, giảm bớt sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu, mở ra
những khả năng chữa trị các dịch bệnh hiệu quả hơn. Enzymes,
thứ có thể biến các nguyên liệu thực vật thành những loại
nhiên liệu sinh học như ethanon, kết cục đã giúp cho việc sản
xuất các sản phẩm năng lượng sinh học bền vững với chi phí
hiệu quả hơn. Công nghệ sinh học mới đã tạo giống lúa giàu
vitamin A có thể giúp giảm bớt chứng mù lòa do thiếu hụt
vitamin ở các nước đang phát triển.
Nhưng việc áp dụng những biện pháp này cũng mang lại
những rủi ro đòi hỏi cần được khắc phục bằng các thể chế an
toàn và chuẩn mực. Các chính phủ và các tổ chức khác cũng cần
có bước tiến trong đầu tư cho nghiên cứu công nghệ sinh học
và phát triển sản phẩm nhằm giúp các nước đang phát triển và
hỗ trợ những quốc gia này khả năng đạt được lợi ích từ sự đổi
mới về sinh học.
Tương lai ngành nhiên liệu sinh học cũng như
năng lượng mới, năng lượng thay thế rất sáng sủa,
vì hiệu quả tổng hợp ngành này rất lớn nên chắc
chắn sẽ đạt được nhiều thành tựu trong thời gian
tới.