Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

00050001131

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.87 KB, 19 trang )

Vận dụng dạy học theo góc vào phần sự điện li
chương trình hóa học lớp 11 nâng cao với sự
hỗ trợ của công nghệ thông tin

Nguyễn Minh Đức

Trường Đại học Giáo dục
Luận văn Thạc sĩ ngành: Lý luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60.14.10
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trần Trung Ninh
Năm bảo vệ: 2011

Abstract: Nghiên cứu lí luận về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp
Dạy – Học. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH). Nghiên cứu các tài liệu về PPDH Hóa học ở trường
phổ thông. Nghiên cứu phương pháp dạy học theo góc. Nghiên cứu cấu trúc nội dung
chương trình hóa học ở phổ thông, đặc biệt là nội dung Hóa học lớp 11 phần Sự điện
li. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Lê Quý Đôn tại tỉnh Yên Bái.

Keywords: Điện li; Phương pháp giảng dạy; Hóa học; Lớp 11; Trung học phổ thông;
Công nghệ thông tin

Content
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày nay, với khối lượng tri thức khổng lồ do sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học kỹ thuật thì việc giúp người học nắm bắt được khối lượng tri thức đó đòi hỏi quá
trình giáo dục phải có sự đổi mới mạnh mẽ, đặc biệt là về PPDH.
Đối với giáo dục ở bậc trung học, chúng ta đã và đang có sự đổi mới trong PPDH
với phương châm “Dạy học lấy người học làm trung tâm” tức là hướng tới sự tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học; hướng tới việc đào tạo ra những con người có năng
lực, tri thức phù hợp trong thời đại mới.


Tuy nhiên mỗi người học đều có những phong cách học tập khác nhau, nên với
những giáo án đáp ứng phong cách học tập ưu thế của người học sẽ:
- Học tốt hơn và tiếp thu nhanh hơn nếu phương pháp dạy học phù hợp với phong
cách học tập chiếm ưu thế của người học.
- Khi kết quả học tập tăng lên thì lòng tự tin của người học cũng được củng cố.
Điều này sẽ tạo ra những hiệu quả tích cực tiếp theo trong học tập.
2
- Có thể tạo hứng thú học tập trở lại đối với những người học đang chán nản với
việc học.
- Mối quan hệ giữa người dạy – người học được cải thiện bởi người học càng đạt
được nhiều thành công, càng thích thú với việc học.
Áp dụng lý thuyết phong cách học tập vào dạy học là hướng đi thiết thực, mang
lại nhiều lợi ích cho người học. Bởi nó đáp ứng nguyên tắc dạy học cơ bản là phải phù
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của người học.
PPDH theo góc là một PPDH tích cực đã được nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả
ở những nước châu Âu phát triển đặc biệt là ở Bỉ. Ở Việt Nam phương pháp học theo
góc đã triển khai ở một số trường thuộc dự án Việt – Bỉ và ở một số môn học ở tiểu học
và trung học cơ sở. Hiện nay các công trình nghiên cứu về dạy học theo góc chủ yếu
được triển khai thử nghiệm cho một số môn học ở cấp Tiểu học, trung học cơ sở và các
trường Cao đẳng Sư phạm từ dự án Việt -Bỉ: “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
GV tiểu học và trung học cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam”, vận dụng trong
các trường đại học sư phạm.
Thêm vào đó CNTT đang là một phần quan trọng trong công cuộc đưa nước ta
phát triển nhanh hơn, hội nhập quốc tế hiệu quả hơn. Từ đó, Đảng và Nhà nước ta đã
ban hành chủ trương, chính sách, chương trình nhằm thúc đẩy phát triển CNTT trong
mọi lĩnh vực, đặc biệt là giáo dục và đào tạo. Với đặc thù của bộ môn Hóa học là một
môn khoa học lý thuyết và thực nghiệm, với các khái niệm khó và trừu tượng, nhiều
phản ứng xẩy ra quá nhanh hoặc quá chậm, diễn tiến của các quá trình khó quan sát, một
số thí nghiệm độc hại, nguy hiểm, các công thức không gian hai, ba chiều khó tưởng
tượng... thì với sự hỗ trợ của CNTT nhược điểm ấy sẽ được khắc phục.

Xuất phát từ những lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài: “Vận dụng dạy học theo góc
vào phần sự điện li chương trình hóa học lớp 11 nâng cao với sự hỗ trợ của CNTT”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và áp dụng dạy học theo góc vào phần sự điện li chương trình Hóa
học lớp 11 nâng cao.
Sử dụng CNTT nhằm hỗ trợ dạy học theo góc, góp phần nâng cao chất lượng dạy
và học môn Hóa học lớp 11 ở trường THPT.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu lí luận về quá trình dạy học, xu hướng đổi mới phương pháp Dạy –
Học. Khả năng ứng dụng CNTT trong việc đổi mới PPDH.
3
Nghiên cứu các tài liệu về PPDH Hóa học ở trường phổ thông. Nghiên cứu PP
dạy học theo góc.
Nghiên cứu cấu trúc nội dung chương trình hóa học ở phổ thông, đặc biệt là nội
dung Hóa học lớp 11 phần Sự điện li.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Lê Quý Đôn tại tỉnh Yên Bái.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học Hóa học ở trường THPT Việt Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới PPDH hóa học hiện nay.
PPDH theo góc và ứng dụng vào dạy học phần sự điện li lớp 11 nâng cao với sự
hỗ trợ của CNTT.
Nội dung và cấu trúc chương trình môn Hóa học 11 nâng cao THPT, phần sự điện
li.
5. Phạm vi nghiên cứu
Áp dụng PPDH theo góc thông qua phần sự điện li – chương trình hóa học 11
THPT
6. Giả thuyết khoa học
Vận dụng dạy học theo góc vào phần sự điện li chương trình hóa học lớp 11 nâng

cao với sự hỗ trợ của CNTT sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, từ đó
góp phần nâng cao chất lượng dạy học Hóa học ở trường THPT.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp xử lý thống kê toán học kết quả thực nghiệm, từ đó rút ra kết luận
cho đề tài.
8. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Dạy học theo góc nằm trong chương trình của dự án giáo dục Việt – Bỉ đã và đang
được triển khai ở một số tỉnh miền Bắc nước ta và sẽ tiếp tục được triển khai trên phạm vi
toàn quốc trong những năm tiếp theo.
Đã có một số tác giả nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học theo phong cách
học tập
Tuy nhiên chưa có công trình nghiên cứu áp dụng dạy học theo góc vào môn hóa
học trong chương sự điện li – chương trình hóa học nâng cao lớp 11
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC THEO GÓC TRONG DẠY HỌC
HÓA HỌC
1.1. Xu hƣớng đổi mới PPDH
1.1.1. Đổi mới PPDH trên thế giới
Trên thế giới hiện nay, việc đổi mới PPDH đang được tiến hành theo một số phương hướng
như: tích cực hoá quá trình dạy học, cá thể hoá việc dạy học; dạy học hướng vào người học, dạy
học ứng dụng CNTT...
Ngày nay, sự phát triển của CNTT & TT mang lại những cơ hội và thách thức to lớn
cho quá trình hội nhập, toàn cầu hóa, trong đó đổi mới PPDH được coi là trọng tâm của đổi
mới giáo dục. Trong đó hướng dạy học phân hóa rất được quan tâm, bắt đầu từ học thuyết đa
trí tuệ của Howard Gardner năm 1983
1.1.2. Đổi mới PPDH ở Việt Nam
Cuộc cách mạng trong PPDH diễn ra theo ba xu hướng: Tích cực hóa hoạt động nhận

thức, cá biệt hóa quá trình hoạt động và công nghệ hóa qui trình dạy học nhằm không ngừng
nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục – đào tạo nói chung, dạy học nói riêng
1.1.3. Đổi mới PPDH ở trường THPT
Những đường lối và quan điểm chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung
và THPT nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản nhà nước
Những định hướng này phù hợp với những quan điểm hiện đại và tiến bộ về giáo dục
trong phạm vi quốc tế, trong đó có mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện nhân cách
cũng như định hướng gắn giáo dục với thực tiễn cuộc sống, gắn lý thuyết với thực tiễn, phát
triển động cơ, hứng thú học học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS
1.2. Dạy học theo góc
1.2.1. Dạy học phân hóa
Dạy học phân hóa không đơn thuần là phân loại người học theo năng lực nhận thức
mà ở đây là PPDH phù hợp với từng đối tượng người học trên cơ sở am hiểu từng cá thể, GV
tiếp cận người học ở tâm lí, năng khiếu, về mơ ước trong cuộc
Các hình thức của dạy học phân hóa:
- Phân hóa theo hứng thú.
- Phân hóa theo sự nhận thức.
- Phân hóa giờ học theo sức học.
- Phân hóa giờ học theo động cơ, lợi ích học tập của người học.
1.2.2. Quan điểm về lí thuyết phong cách học tập
5
Thuật ngữ “Phong cách học tập” thể hiện cách các cá nhân người học mong muốn
nhận, xử lý, thể hiện thông tin và ý tưởng
Tổng quan về các phong cách học tập như sau :
Người học tích cực và chịu khó suy ngẫm
Người học học bằng cảm giác và bằng trực giác
Người học học bằng hình ảnh và bằng trao đổi miệng
Người học theo trình tự và người học học theo cụm chung
1.2.3. Dạy học theo góc trong dạy học môn hóa học
* Dạy học theo góc.

Dạy học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học được xây dựng dựa trên cơ sở là
thuyết đa trí tuệ của Howard Gardner
* Thuyết đa trí tuệ (đa năng lực) của Howard Gardner
Lý thuyết của Gardner đã chỉ ra rằng mỗi người trong chúng ta đều tồn tại một vài kiểu thông
minh , tuy nhiên, sẽ có kiểu thông minh trội hơn trong mỗi người. Bên cạnh đó, Gardner đã
chỉ ra rằng trong trường học thông thường chỉ đánh giá một HS thông qua 2 loại trí thông
minh là trí thông minh về ngôn ngữ và trí thông minh về logic/toán học, và điều này là không
chính xác.
Thuyết đa trí tuệ đã mang lại một cái nhìn nhân bản và cần thiết nhằm kêu gọi nhà
trường và GV coi trọng sự đa dạng về trí tuệ ở mỗi HS


1.3. Sử dụng CNTT trong việc hỗ trợ dạy học hóa học
1.3.1. Giáo dục và công nghệ
Toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ trở thành xu hướng phát triển không ngừng trong suốt
mười lăm năm qua đã tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới “lấy sức mạnh từ công nghệ, năng
lượng từ thông tin và chèo lái bằng kiến thức”
1.3.2. Vai trò của CNTT trong dạy học
* CNTT giúp mở rộng đường đến với giáo dục
* CNTT giúp chuẩn bị lực lượng lao động
* Sử dụng CNTT có thể giúp tăng chất lượng giáo dục
* CNTT làm chuyển đổi môi trường học tập sang mô hình Môi trường lấy người học
làm trung tâm
1.3.3.1. Ưu điểm
Môi trường đa phương tiện
6
Kĩ thuật đồ hoạ nâng cao có thể mô phỏng nhiều quá trình, hiện tượng
Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử
dụng
Những thí nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh

1.3.3.2. Hạn chế
Công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn
Kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế
Việc sử dụng CNTT để đổi mới PPDH chưa được nghiên cứu kỹ
Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng
Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu
1.3.4. Nội dung ứng dụng CNTT trong dạy học theo góc
Ứng dụng CNTT trong dạy học theo góc được thực hiện bằng nhiều cách, cụ thể như:
- Sử dụng máy tính như công cụ dạy học hay như là phương tiện góp phần nâng cao
tính tích cực trong dạy học.
- Máy tính có khả năng lưu trữ một lượng thông tin lớn và tái hiện chúng dưới những
dạng khác nhau trong thời gian hạn chế. Thông qua mạng internet, máy tính cung cấp cho HS
những thông tin đa dạng từ nhiều nguồn để tham gia vào hoạt động phân tích của HS
- CNTT còn cho phép HS học theo những bước riêng của mình.
- Các chương trình phần mềm máy tính được tạo ra để giải quyết một số vấn đề đặc
biệt giúp cho người sử dụng không tốn nhiều thời gian, có thể tự rèn luyện kỹ năng thực hành,
làm thí nghiệm mà không cần có trang thiết bị thực….
1.3.5. Thực trạng sử dụng các PPDH tích cực có ứng dụng CNTT trong dạy học
Hóa học ở tỉnh Yên Bái
1.3.5.1. Mục đích điều tra
1.3.5.2. Đối tượng điều tra
Bảng 1.1: Địa điểm điều tra
STT Tên trƣờng Địa điểm
1 Trường THPT Lê Quý Đôn Huyện Trấn Yên
2 Trường THPT Nguyễn Huệ TP Yên Bái
3 Trường THPT Lý Thường Kiệt TP Yên Bái
4 Trường THPT Thác Bà Huyện Yên Bình
5 Trường THPT Hoàng Văn Thụ Huyện Lục Yên
1.3.5.3. Kết quả điều tra
7

Bảng 1.2: Thâm niên công tác
Thâm niên
giảng dạy
1 - 10 năm 11 - 20 năm 21- 30 năm 31 - 40 năm
Số phiếu 19 11 13 6
Tỉ lệ % 38,78% 22,45% 26,53% 12,24%

Bảng 1.3: Tỉ lệ % các phương pháp thường dùng
TT Phƣơng pháp
Tỉ lệ %
Thƣờng
xuyên
Thỉnh
thoảng
Hiếm
khi
Không
dùng
1 PP thuyết trình 57,14 30,61
10,20
2,04
2 PP đàm thoại 61,22 36,73
2,04
0,00
3 PP trực quan 38,78 36,73
14,29
10,20
4 PP nêu vấn đề 34,6 40,82
16,33
8,16

5 PP dạy học theo nhóm 32,65 38,78
20,41
8,16
6 PP dạy học theo dự án 4,08 14,29
61,22
20,41
7 PP dạy học theo góc 0,00 0,00
0,00
100,00
8 PP nghiên cứu 40,82 42,86
12,24
4,08
Theo kết quả trên, ta có thể thấy các PPDH tích cực cũng đã được GV quan tâm và sử dụng,
tuy nhiên PPDH theo góc còn chưa được áp dụng tại địa bàn tỉnh Yên Bái.


Bảng 1.4: Ảnh hưởng của cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật
chất
Số phiếu
Tỉ lệ % có ứng dụng CNTT trong dạy học
Thƣờng xuyên Ít dùng Không dùng
Tốt 8 62,50% 25,00% 12,50%

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×