Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở thủ đô viêng chăn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.23 KB, 27 trang )

Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh
Slao sôtuky
Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
ở thủ đô viêng chăn
Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01
Tóm tắt luận án tiến sĩ kinh tế
Hà nội - 2014
Công trình đợc hoàn thành tại
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS Hoàng Thị Bích Loan
Phản biện 1:

Phản biện 2:

Phản biện 3:

Luận án sẽ đợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Học viện,
họp tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Vào hồi giờ , ngày tháng năm 201
Có thể tìm hiểu luận án tại Th viện Quốc gia và
Th viện Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ nghĩa Mác - Lênin đặt con người ở vị trí cao nhất, nguồn tài sản quý
giá của sự phát triển. Xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực
của sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người mới phát triển toàn diện về
phẩm chất, trí tuệ, văn hoá, năng lực, thể lực, sống bình đẳng, tự do, ấm no
và hạnh phúc là động lực to lớn cho sự phát triển của mọi quốc gia, dân tộc.
Ngày nay khoa học công nghệ, xu thế toàn cầu hoá và kinh tế tri thức


phát triển mạnh mẽ, đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp tạo ra của cải
vật chất với hiệu quả cao. Với sự ra đời của các ngành khoa học và công
nghệ cao, sản xuất hiện đại, việc sử dụng lao động trí tuệ, nguồn nhân lực
chất lượng cao phổ biến hơn. Nguồn lực con người thực sự là yếu tố lâu bền,
chủ yếu nhất, nhân tố quyết định sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mọi
quốc gia và toàn nhân loại.
Các dân tộc Lào vốn có truyền thống đoàn kết, nhân ái, cần cù lao động.
Trong quá trình đổi mới, Đảng nhân dân cách mạng Lào quan tâm nhiều hơn
đến con người trên các mặt nâng cao dân trí, văn hoá và thu nhập, khuyến
khích làm giàu, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ Đời sống vật chất,
văn hoá của phần lớn nhân dân được cải thiện.
Tuy nhiên, do trải qua nhiều năm chiến tranh, điểm xuất phát thấp về
kinh tế, mức sống của nhân dân còn thấp và còn nhiều khó khăn. Cơ sở vật
chất thiếu thốn; chất lượng giáo dục, đào tạo, y tế ở nhiều nơi rất thấp; trình
độ văn hoá, dân trí và các chỉ số phát triển con người còn thấp; việc làm đang
là vấn đề gay gắt. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã nhận thức được
ngày càng đầy đủ hơn về vai trò của nguồn nhân lực trong sự phát triển đất
nước. Đại hội toàn quốc lần thứ VIII của Đảng nhân dân cách mạng Lào xác
định: "Phải coi nguồn lực con người là yếu tố quyết định, ưu tiên hàng đầu
của sự phát triển , Phát triển nguồn nhân lực phải gắn liền với phát triển
kinh tế - xã hội".
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định rõ hơn, coi đây
là khâu đột phá: "Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt về mặt xây dựng và bồi
dưỡng trình độ của cán bộ cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển". Trong
đó, phải nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, đầu tư cho giáo dục - đào tạo
và y tế; sử dụng hiệu quả kinh tế tri thức, đặc biệt là nhân tài; đào tạo lực
2
lượng lao động và chuyên môn hoá, đào tạo các nhà kinh doanh, nhà quản
lý, để đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế; Kinh tế - xã

hội càng phát triển thì càng cần phải có đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công
nhân kỹ thuật có trình độ cao về trí thức, kỹ năng, kỹ xảo để làm chủ khoa học
- công nghệ trong sự phát triển. Nguồn nhân lực trở thành một trong những
yếu tố then chốt, có vai trò đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội ở nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Thủ đô Viêng Chăn là trung tâm kinh tế - chính trị, khoa học kỹ thuật và
văn hoá - xã hội của nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Viêng Chăn có
nhiều lợi thế thu hút đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật, sau
hơn 25 năm đổi mới đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, toàn diện. Đảng bộ,
Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn đã có nhận thức rõ hơn; đề ra nhiều chủ
trương mới khuyến khích đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn
nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thủ đô. Tuy nhiên,
cho đến nay đời sống của nhân dân lao động các dân tộc Lào anh em còn rất
khó khăn, do đó quá trình phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng Chăn
còn nhiều hạn chế. Nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô và của đất
nước Lào nói chung có số lượng ít, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chưa thực sự là động lực để
phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
hiện nay.
Trong bối cảnh khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức tiếp tục phát triển
nhảy vọt với trình độ ngày càng cao, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở Lào đang được đẩy mạnh; để xây dựng và phát triển Thủ đô Viêng chăn
xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm
lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế, một động
lực phát triển của cả nước; có kinh tế - xã hội phát triển toàn diện, bền vững,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân nâng cao, chính trị - xã hội ổn định,
quốc phòng, an ninh củng cố phát triển nguồn nhân lực của Thủ đô Viêng
Chăn đặt ra hết sức nặng nề.
Với các lý do nêu trên luận án tiến sĩ kinh tế với đề tài "Nguồn nhân lực
cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn"được tác giả nghiên

cứu, phân tích thực trạng, đánh giá, có những giải pháp hữu hiệu, tạo sự
chuyển biến về chất đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế là có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn cấp bách.
3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu, nhằm mục đích làm rõ cơ sở lý luận về nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; phân tích, đánh giá thực trạng làm rõ
cơ sở thực tiễn nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng
Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013; đề xuất một số giải pháp chủ yếu,
kiến nghị nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Thủ
đô Viêng Chăn đến năm 2020.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận án tập trung vào làm rõ các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế
- xã hội của một số địa phương ở Việt Nam;
- Trình bày thực trạng, phân tích, đánh giá thực tiễn nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
- Kiến nghị về tổ chức thực hiện các giải pháp, nhằm đảm bảo nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn
dưới góc độ kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội là một đề tài có phạm vi rộng
lớn và phức tạp. Phạm vi tập trung nghiên cứu của luận án như sau:

- Về không gian nghiên cứu ở Thủ đô Viêng chăn.
- Về nội dung: nghiên cứu chủ yếu các mặt của chất lượng nguồn nhân
lực như giáo dục đào tạo, dân số, chăm sóc sức khoẻ
- Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2006 đến năm 2013.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước Lào về
nguồn nhân lực; lý luận hiện đại phổ biến hiện nay về nguồn nhân lực nói
chung và nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội nói riêng.
4
4.2. Phương pháp luận
- Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
làm nền tảng cơ sở phương pháp luận.
- Luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể như: Phương pháp trừu
tượng hoá khoa học, phương pháp lôgíc - lịch sử, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp tiếp cận có hệ thống, phương pháp so sánh, phương
pháp thống kê, phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn.
- Ngoài ra luận án còn sử dụng phương pháp kế thừa, sử dụng kết quả
nghiên cứu từ các công trình khoa học trên góc độ kinh tế chính trị có liên
quan đến đề tài.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
Luận án là công trình khoa học đầu tiên, mới mẻ nghiên cứu hệ thống về
nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Qua đó,
luận án sẽ góp phần làm rõ những vấn đề chung cho lĩnh vực phát triển
nguồn nhân lực như:
- Khái niệm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Làm rõ những tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
- Luận giải rõ vai trò của nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế - xã

hội, từ đó thấy được sự cần thiết khách quan của nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn.
- Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở
Thủ đô Viêng chăn thời kỳ từ năm 2006 đến năm 2013.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm đảm bảo nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn đến năm 2020.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp thêm những cơ sở
khoa học cho hoạt động nghiên cứu lý luận về phát triển nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Luận án có giá trị mới có
thể vận dụng làm tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy
và học tập trong các trường đại học, đặc biệt là trong hệ thống các trường
chính trị ở nước CHDCND Lào hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận án gồm 4 chương, 11 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Mục tiêu của chương 1 là nghiên cứu các công trình liên quan đến đề tài,
nhằm xác định những vấn đề lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội, từ đó chỉ ra những vấn đề tiếp tục nghiên cứu tại
CHDCND Lào nói chung và Thủ đô Viêng Chăn nói riêng.
Để đảm bảo tính kế thừa và khẳng định những đóng góp của luận án,
luận án chia các công trình thành 2 nhóm: 1). Những công trình khoa học có
liên quan đến đề tài ở nước ngoài; 2). Những công trình khoa học có liên
quan đến đề tài ở Lào; Trên cơ sở đó, luận án cho rằng ở nước ngoài các
công trình nghiên cứu về NNL nói chung và NNL có trình độ cao và NNL
cho phát triển kinh tế - xã hội có khá nhiều với những đóng góp về mặt lý
luận khoa học và thực tiễn đối với việc phát triển NNL đáng ghi nhận; Còn ở

CHDCND Lào, qua Chính sách, quan điểm của Nhà nước, các công trình
được nghiên cứu trong và ngoài nước có thể khẳng định rằng, vấn đề nguồn
nhân lực chỉ được đề cập trong một số khía cạnh và phạm vi nào đó trên cả
nước, chưa có một công trình nghiên cứu nào về NNL cho phát triển kinh tế -
xã hội ở Thủ đô Viêng Chăn. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, nhất là ở Lào việc bổ sung vào
khoảng trống các vấn đề nghiên cứu còn được tiếp tục nghiên cứu để hoàn
thiện hơn, đó là:
1. Khái niệm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, cũng như CHDCND Lào và Thủ đô Viêng Chăn
3. Đánh giá thực trạng nguồn nhân lực NNL cho phát triển kinh tế - xã hội
4. Phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội
Như vậy, đề tài luận án của tác giả không trùng lặp với công trình khoa
học đã nêu trên về nội dung, hình thức và cần thiết, có ý nghĩa ý luận và thực
tiễn quan trọng.
6
Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NGUỒN NHÂN LỰC
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Khái niệm và các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội
2.1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Từ quan niệm chung về nguồn nhân lực, tác giả cho rằng: Nguồn nhân
lực cho phát triển kinh tế - xã hội: Là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc
gia, có khả năng lao động của xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi
lao động, có khả năng tham gia vào quá trình lao động; Đó là tổng hợp thể lực,

trí lực, tâm lực… của một bộ phận lực lượng lao động xã hội hiện có thực tế và
tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia hay một địa phương nào đó.
2.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hộ
Một là, về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực
Số lượng nguồn nhân lực là tổng số lao động đã và đang được đào tạo,
đang và sẵn sàng tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nó phù
thuộc vào dân số của một nước. Nhân tố tác động đến số lượng NNL có hai
nhân tố: nhóm yếu tố tự nhiên và nhóm yếu tố xã hội. Đồng thời cơ cấu nguồn
nhân lực phải đảm bảo hợp lý, mới đem lại hiệu quả cao cho sự phát triển của
nền kinh tế cũng như mỗi địa phương. Số lượng nhân lực quá lớn hoặc ít đều
ảnh hưởng đến quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và phát triển kinh tế
- xã hội nói riêng.
Hai là, về chất lượng nguồn nhân
Chất lượng lực nguồn nhân lực là tổng hợp những phẩm chất, năng lực,
sức mạnh của người lao động tham gia vào quá trình lao động phát triển kinh
tế - xã hội. Nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố và được đánh giá dựa trên các
tiêu chí như: thể lực, trí lực của lực lượng lao động xã hội, chỉ số phát triển
nhân lực HDI, kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo
đức, thái độ và phong cách làm việc, truyền thống văn hoá, kết quả đào tạo
và bồi dưỡng nhân lực là những yếu tố quan trọng nhất.
Ba là, tiêu chí về kết quả đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Người ta thường dựa vào tiêu chí qua hệ thống giáo dục đào tạo quốc
dân trong dân số của đất nước. Đó là dân số nhóm tuổi 6 - 23 tuổi đang đi
học; Dân số nhóm tuổi 18 - 23 tuổi đang đi học ( trên tỷ lệ (%) tổng dân số
trong nhóm tuổi); Số người được đào tạo nghề hàng năm với mức độ tăng,
giảm (1.000 lượt người đối với đào tạo nghề từ sơ cấp trở xuống);
7
Số học sinh tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp; Số sinh viên tốt nghiệp
cao đẳng, đại học hàng năm; Số học viên tốt nghiệp Thạc sĩ hàng năm; Số

nghiên cứu sinh bảo vệ luận án Tiến sĩ hàng năm;
Số học sinh các trường trung cấp nghề; Số học sinh các trường trung cấp
chuyên nghiệp, trường cao đẳng nghề hàng năm; Số sinh viên cao đẳng; Số
sinh viên đại học, cao học, nghiên cứu sinh hàng năm;
Bốn là, về kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực
Bồi dưỡng và đào tạo nhân tài phải đi liền với việc sử dụng và trọng
dụng nhân tài, coi sử dụng và trọng dụng nhân tài chính là đích cuối cùng,
phản ánh hiệu quả của bồi dưỡng và đào tạo nhân tài.
Kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng nguồn nhân lực chủ yếu là lao động
làm việc trong nền kinh tế (Số lượng tuyệt đối - % lực lượng lao động). Chỉ
số về tốc độ tăng bình quân hàng năm; mức tăng (giảm) hàng năm; cơ cấu
theo ngành kinh tế; số người thất nghiệp; năng suất lao động (tính theo giá trị
GDP hoặc giá trị gia tăng trên 1 lao động làm việc)…
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội
- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Trình độ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quan trọng nâng cao mức
sống, sức khoẻ, thể lực, trí lực, tuổi thọ, trình độ dân trí, trình độ chuyên
môn, nghề nghiệp… của người lao động.
- Giáo dục và đào tạo
Giáo dục đào tạo có vai trò trực tiếp, quyết định trong việc nâng cao chất
lượng, cung cấp nguồn nhân lực chính cho mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống
xã hội. Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư cho tái sản xuất con người.
- Dân số
Dân số tăng đảm bảo về nguồn lao động dồi dào, đảm bảo cho quá
trình lao động trong mọi lĩnh vực. Dân số ít cũng không đảm bảo về số lượng
lao động. Nhưng dân số tăng nhanh làm tăng nhân khẩu ăn theo trên một lao
động, tạo ra sức ép lớn về nhu cầu việc làm, thu nhập và thất nghiệp.
- Trình độ khoa học - công nghệ,
Trình độ khoa học - công nghệ, là một trong những nhân tố trung tâm,

quyết định khả năng cạnh tranh đó là trình độ khoa học - công nghệ, mà
trọng tâm là đội ngũ trí thức, lực lượng nòng cốt của nguồn nhân lực chất
lượng cao.
- Y tế và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
Là yếu tố cấu thành trong phát triển thể chất, tinh thần; có ảnh hưởng
không nhỏ tới chất lượng dân số và chất lượng nguồn nhân lực
- Hệ thống các chính sách vĩ mô của Nhà nước
8
Hệ thống chính sách vĩ mô có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển giáo
dục, đào tạo nâng cao chất lượng NNL, nhất là các chính sách kinh tế - xã hội
như: chính sách giáo dục và đào tạo; chính sách phân bổ, sử dụng, trọng
dụng và thu hút NNL; chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, thất nghiệp;
chính sách đãi ngộ khác…
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá
Quá trình này thúc đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đẩy nhanh
quá trình giao lưu kinh tế, tri thức, văn hoá …, sự cạnh tranh mang tính toàn cầu
tác động đến chất lượng NNL, buộc chất lượng NNL phải được nâng lên.
2.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Một là, nguồn nhân lực là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế, nó
được thể hiện thông qua sự cung cấp lao động sống được đào tạo có trình độ
chuyên nghiệp cho nền kinh tế, là yếu tố quyết định hiệu quả sử dụng các
nguồn lực khác
Hai là, nguồn nhân lực - nhân tố quyết định phát triển lực lượng sản xuất,
với tư cách là một nhân tố của lực lượng sản xuất, nhưng lao động của con
người là lao động sáng tạo, trí tuệ của con người được chuyển hoá thành công
nghệ và chính con người áp dụng công nghệ đó vào quá trình sản xuất để làm
cho các nguồn lực khác được sử dụng một cách hiệu quả hơn.
Ba là, nguồn nhân lực là điều kiện quyết định sự thành công của sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, CNH, HĐH là con đường tất

yếu của sự phát triển, đổi mới toàn diện, đưa đất nước đi lên từ một nước
nông nghiệp là chủ yếu thành một nước công nghiệp. Để thực hiện được điều
đó chỉ có nguồn nhân lực có ý thức tổ chức, kỷ luật và trình độ chuyên môn
cao. NNL đóng vai trò quyết định nhất trong việc thực hiện các nhiệm vụ của
CNH, HĐH; tiếp cận và triển khai có hiệu quả kỹ thuật và công nghệ mới
vào sản xuất.
Bốn là, nguồn nhân lực là động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri
thức, là một nền kinh tế gắn liền với công nghệ cao trong đó tri thức được sử
dụng để sản sinh ra lợi tức kinh tế cao, vai trò của nguồn nhân lực chất lượng
cao với tư cách là bộ phận hạt nhân, có ý nghĩa quyết định chất lượng của
tổng thể nguồn nhân lực càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự
phát triển
Năm là, nguồn nhân lực là nhân tố thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và tăng thu nhập cho người lao động, Quá trình chuyển đổi lao động trong
chuyển dịch cơ cấu ngành đòi hỏi phải có chất lượng nguồn nhân lực phù
hợp, phụ thuộc rất lớn vào công tác đào tạo nghề cho người lao động. Chất
lượng nguồn nhân lực càng cao càng thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng hiện đại cả về quy
mô và cường độ
9
Sáu là, nguồn nhân lực cần thiết cho hội nhập kinh tế quốc tế, là một
trong những yếu tố cần thiết cho sự phát triển. Nó tạo cơ hội phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao để tiếp thu, làm chủ, thích nghi, thu hút
được nhiều vốn đầu tư, công nghệ hiện đại và lao động trình độ cao từ bên
ngoài.
Bảy là, nguồn nhân lực góp phần củng cố quốc phòng an ninh, Vấn đề an
ninh, trật tự, chính trị - xã hội ổn định là tiền đề cần thiết cho tiến hành CNH,
HĐH, từng bước đi lên CNXH. Điều đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta có
được một đội ngũ trí thức có tài năng, có nhiều nhân tài trong mọi lĩnh vực. Việc
quan tâm chăm sóc lực lượng lao động góp phần làm nên sức mạnh dân tộc

trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN
LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO
THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
2.3.1 Kinh nghiệm của quốc tế về đảm bảo nguồn nhân lực cho phát
triển kinh tế - xã hội
Luận án tập trung nghiên cứu kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia như kinh nghiệm của Việt Nam, Thái
Lan, Hàn Quốc và kinh nghiệm của Singapore.
Những kinh nghiệm này là rất bổ ích, Thủ đô Viêng Chăn cần nghiên
cứu, sử dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của Thủ đô nói riêng và Lào
nói chung.
2.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Thủ đô Viêng Chăn
Một là, cần tập trung phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng yêu
cầu giáo dục và đào tạo, dạy, học nghề theo hướng hiện đại;
Hai là, cần tập trung xây dựng đội ngũ giáo viên cán bộ quản lý giáo dục
và đào tạo, và dạy nghề có trình độ chuyên môn cao;
Ba là, cần coi trong giáo dục phổ thông theo hướng chuẩn bị các kiến
thức cơ sở để mỗi người có thể bước vào học một nghề nhất định khi không
có đủ trình độ, điều kiện hoặc không muốn học lên đại học;
Bốn là, cần phải xác định lại việc đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực là khâu then chốt trong phát triển nguồn nhân lực cho
phát triển kinh tế - xã hội;
Năm là, phải tăng cường hợp tác, liên kết giữa các trường đại học, cao
đẳng, trung học chuyên nghiệp và trung tâm dạy nghề với các đơn vị sản xuất
kinh doanh, tổ chức, doanh nghiệp;
Sáu là, cần làm tốt công tác rà soát, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
công, viên chức đạt tiêu chuẩn; tiếp tục xây dựng, ban hành và thực thi các chính
sách ưu đãi cho công tác đào tạo, thu hút, khuyến khích nhân tài;
10

Chương 3
THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
GIAI ĐOẠN 2006 - 2013
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ
VIÊNG CHĂN
3.1.1. Điều kiện địa lý tự nhiên
Viêng Chăn - Thủ đô nước Lào từ năm 1560, có biên giới khoảng 170
km ở phía Nam với Thái Lan là sông Mê kông, phía Đông gần sông Mê
Kông giáp với huyện Tha Pha Bat của tỉnh Bo Li Khăm Xay Viêng Chăn
có diện tích tự nhiên 3.920 km
2
(1,7% diện tích cả nước). Thủ đô có khí hậu
nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa (tháng 4 - 10), mùa
khô (tháng 11- 4)…
Thủ đô Viêng Chăn có điều kiện địa lý phù hợp trong việc phát triển kinh
tế của Thủ đô, nhất là trong ngành trồng trọt, chăn nuôi và giao dịch kinh tế trong
cả nước và quốc tế. Điều kiện tự nhiên trên, là rất thuận lợi để thành phố Viêng
Chăn trở thành thành phố đi đầu trong cả nước trong trao đổi hàng hoá, dịch vụ,
tiếp nhận các thành tựu khoa học - kỹ thuật của thế giới.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 12,10%/năm,
chiếm 28,05% GDP toàn quốc, bình quân hàng năm GDP tăng 12,17%/năm.
Trong giai đoạn 2011 - 2013 kinh tế Thủ đô tiếp tục tăng trưởng với tốc độ
12,2%, trong đó công nghiệp - xây dựng tăng 15,4% chiếm 45, 3% của
GDP; dịch vụ tăng 9,9% chiếm 34, 2% của GDP và ngành nông nghiệp
tăng 5,6% chiếm 20,1% của GDP, GDP bình quân đầu người theo thực tế
từ 1.759,94 USD/người giai đoạn 2005 - 2010 lên 2.768 USD/người vào
giai đoạn 2011 - 2013.

Với diện tích 3.920 km
2
, chiếm 1,7% diện tích cả nước và dân số của Thủ
đô đứng thứ hai trong tổng số 18 tỉnh. Năm 2010 dân số Thủ đô là 795.160
người, và năm 2013 là 857.496 người, chiếm gần 12,41% dân số cả nước. Thủ
đô Viêng Chăn có ba bộ tộc lớn: 96,26% là dân tộc Lào Lùm; 2,44% là dân tộc
Lào Sủng; 0,82% là dân tộc Lào Thâng và 0,46% là người nước ngoài. Thủ đô
Viêng Chăn hiện có 9 huyện, trong đó khu vực thành thị chiếm tới 63% tổng số
thôn bản, khu vực nông thôn ngược lại chỉ chiếm 37%.
Đến năm 2013, Thủ đô đã hoàn thành việc xoá mù chữ và phổ cập tiểu
học cho nhân dân trong độ tuổi 15- 45, đến nay 99% số người trong độ tuổi
đi học của Thủ đô đã được phổ cập tiểu học. Đặc biệt là năm học 2012 -2013,
tỷ suất học sinh đến trường đạt 99,70%, thi các kỳ thi đạt 99,60% học sinh
tiểu học, 94,30% trung học cơ sở và 94,8% trung học phổ thông.
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn
3.1.3.1. Những thuận lợi
Sự nhận thức của Đảng và Nhà nước về nguồn nhân lực ngày càng sâu
sắc hơn; Những thành công của công cuộc đổi mới đất nước kinh tế Thủ đô
11
tiếp tục tăng trưởng ca, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nguồn
nhân lực.
3.1.3.2. Những khó khăn
Điểm xuất phát về kinh tế thấp, sản xuất nông nghiệp tự cung, tự cấp còn
tồn tại ở một số địa phương, đời sống của một bộ phận nhân dân các dân tộc
còn nghèo; Đầu tư cho giáo dục hạn chế, công tác chăm sóc sức khoẻ thiếu
các loại hình dịch vụ chất lượng cao.
3.2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
3.2.1. Về số lượng, cơ cấu nguồn nhân lực
Năm 2010 số người trong độ tuổi lao động của Thủ đô Viêng Chăn là

435.750 người; Đến năm 2013 tăng lên 592.218 người, chiếm 84,9%% tổng
dân số. Trong đó lao động có việc làm là 502.544 người; tỷ lệ thất nghiệp
năm 2010 là 1,52% và xuống 1,33% năm 2013.
Tỷ suất sinh của Thủ đô thời kỳ 2006 - 2010 là 3,85% và 3,7% cho thời
kỳ 2011 - 2013. Cơ cấu dân số khá cân bằng giữa nam và nữ; (nữ 50,1%, tỷ
trọng nữ cả nước 49,4%). Tỷ lệ nam cao hơn tỷ lệ nữ và tuổi thọ tạo ra điều
khác biệt so với cả nước:
Dân số Thủ đô có xu hướng tăng dần qua các năm từ 698.318 người
trong giai đoạn 2001 - 2005, lên 795.160 người giai đoạn 2006 - 2010 và
857.496 người trong giai đoạn 2011 - 2013.
3.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực
Luận án phân tích quy mô, chất lượng NNL cho phát triển kinh tế - xã
hội ở Thủ đô trên các khía cạnh:
Thứ nhất, trình độ học vấn của nguồn nhân lực: Về chuyên môn kỹ thuật
của NNL, năm 2002, lao động đã qua đào tạo là 19,17% và đến năm 2013, lao
động đã qua đào tạo của Thủ đô cũng mới chỉ đạt 27,53% so với tổng số lao
động. Trong đó CNKT có bằng 4,74%; CNKT không có bằng 4,47%; Sơ cấp
1,49%; Trung cấp 6,32 và cao đẳng - đại học 10,51%.
Thứ hai, về chỉ số HDI: Chỉ số HDI của Viêng Chăn từ 0,519 năm 1995
lên 0,687 năm 2005 và 0,692 năm 2010 và 0,698 trong năm 2013. Thu nhập
bình quân đầu người cũng tăng lên từ 953 USD năm 2005 lên 1.755 USD
năm 2010 và 2.768 USD năm 2013;
Thứ ba, về giáo dục và đào tạo: Tỷ lệ trẻ em vào trường mẫu giáo tăng từ
32,4% năm 2005 thành 43,89% năm 2010, đến năm 2013 là 6,20%; Tỷ lệ vào
cấp I tăng từ 94,20% năm 2005 lên 98,68% năm 2010 và 99,77% vào năm
2013; Nhưng tỷ lệ học cấp II giảm xuống từ 85,1% năm 2005 xuống 80,03%
năm 2010. Đến năm 2013 tỷ lệ này tăng 89,83% (nữ 86,98%, nam 92,64%);
Tỉ lệ học sinh cấp III giảm tương đối từ 55,8% năm 2005 xuống còn 55,50%
trong năm 2010; đến năm học 2013 tỉ lệ này là 59,49%.
Tổng số nhân lực trong lĩnh vực giáo dục 5.251 người, nữ 3.015 người.

Trong đó tuổi từ 19 - 29 chiếm 19,84%; từ 30 - 39 chiếm 42,60%; từ 40 - 49
chiếm 31,79%; từ 50 - 59 chiếm 5,77%. Đến nay 100% số giáo viên tiểu học,
12
trung học cơ sở, trung học phổ thông toàn Thủ đô đạt tiêu chuẩn; 90% giáo
viên mầm non đã qua đào tạo.
Trình độ học vấn NNL: Tốt nghiệp THCS chiếm tỷ trọng 0,97%; tốt
nghiệp THPT chiếm tỷ trọng 99,03%. Chia theo trình độ chuyên môn - kỹ
thuật và cơ cấu ngành nghề: Sự nghiệp giáo dục là 4.760, nữ 2.891 người,
giáo viên mầm non 389 người, nữ 378 người; giáo viên THCS 1.403 người,
nữ 751 người; giáo viên THPT 1.060 người, nữ 536 người; quản lý nhà nước
là 729 người;
Thứ tư, về hệ thống đào tạo nghề:
+ Đối với Trung tâm phát triển Tay nghề: Theo số liệu giai đoạn 2000 -
2005, đã đào tạo được 5.969 học sinh (nữ 3.053 người); Năm 2006 - 2010 đã
đào tạo được 5.538 học sinh tốt nghiệp, trong đó nữ là 3.647 người; năm
2011 - 2013 là 1.458 học sinh, nữ 711 người. Trung tâm còn tổ chức bồi
dưỡng cho những người dân và những người không có nghề nghiệp trong các
ngành nuôi cá, ếch, trồng ngô, nấm, cây hoa quả , sửa chữa xe máy, ô tô, di
động được tất cả 126 người (trong đó nữ 51 người).
+ Trường dạy nghề Hữu nghị Viêng Chăn - Hà Nội: được thành lập năm
2003, năm 2004 - 2005 có 3 chuyên ngành trung cấp như kỹ thuật IT (máy tính),
kế toán và quản lý văn phòng có 210 sinh viên học nghề, nữ 89 người.
+ Về các trường đại học, Đại học Quốc gia Lào được coi là một trường
có uy tín tại Thủ đô là nơi liên thông giữa các trường trung học - cao đẳng
trong trong hệ thống giáo dục quốc dân. Ngoài việc đào tạo đại học, trường
còn triển khai đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Năm học 2000 - 2001 trường có 13.079
sinh viên, năm 2004 - 2005 có 22.550 sinh viên, năm học 2012 - 2013 có
30.200 sinh viên. Đại học Quốc gia có 1.742 cán bộ, công chức trong đó có
1.315 giảng viên; giáo sự 8 người; phó giáo sư 92 người; tiến sĩ 99 người;
thạc sĩ 694 và cử nhân 841 người;

Thứ năm, về hệ thống quản lý, cơ chế chính sách và điều kiện đảm bảo đào
tạo nguồn nhân lực:
Chính phủ đã chi ngân sách cho giáo dục Thủ đô, bằng 6,51% trong tổng
chi ngân sách giáo dục cả nước. Đi cùng với sự đầu tư của nhà nước, năm 2012
- 2013, chính quyền Thủ đô cùng với các tổ chức, cá nhân nước ngoài cùng đầu
tư vào giáo dục của Thủ đô số vốn 11.259 tỷ kíp, trong đó vốn nước ngoài
29,84% và vốn của Thủ đô là 70,16%.
Thứ sáu, về hệ thống y tế chăm sóc sức khoẻ:
Hiện nay, Thủ đô có 4 bệnh viện lớn nhất thuộc Trung ương và 9 bệnh
viện huyện, 42 trạm y tế, 108 phòng khám tư nhân và 493 hiệu bán thuốc; có
542 bác sĩ (bình quân 6,8 bác sĩ /10 nghìn dân); tỷ lệ này cả nước là 59 bác sĩ
/100 nghìn dân.
Đến năm 2011, "Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi chỉ còn 10/1000
người (toàn quốc là 70/100.000 người); tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi chỉ
còn 20/1000 người (toàn quốc là 98/100.000 người); tỷ suất chết mẹ 25
/100.000 người (toàn quốc 405/10.000 người), tuổi thọ bình quân của dân
Thủ đô là 72 tuổi, và hệ thống cấp nước sạch đáp ứng được 95,87
13
Về trình độ học vấn của nhân lực y Thủ đô Viêng Chăn như sau: Thời kỳ
2001 - 2005 số lượng cán bộ, nhân viên Sở y tế Thủ đô là 475 người (nữ
270), sau đại học 9 người; thạc sĩ 6 người; cao đẳng 95 người; trung cấp 165
người; sơ cấp 202 người.
Thứ bảy, về đội ngũ cán bộ công chức: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức luôn được Đảng bộ và chính quyền Thủ đô quan tâm đào tạo
văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị trong và nước ngoài. Đào tạo trong
nước: Thạc sĩ 8 người, nữ 2 người; đại học 14 người, nữ 2 người; cao đẳng
492 người, nữ 79 người; trung cấp 215 người, nữ 30; sơ cấp 339 người, nữ
60 người; lý luận chính trị 5 tháng 18 người, nữ 3 người.
Đào tạo ở nước ngoài ở Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Niudilân với
77 lượt người. Trong đó, tiến sĩ 2 người, thạc sĩ 6 người, đại học 8 người và

lý luận chính trị tại Việt Nam 11 người, Trung Quốc 5 người
Bảng 3.1: Trình độ cán bộ công chức Thủ đô Viêng Chăn
năm 2001 - 2013
Đơn vị tính: %
Trình độ
Tỷ lệ tăng trưởng qua các giai đoạn
2001 - 2005
2006 - 2010
2011 - 2013
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Tiến sĩ
6
0,07
12
0,10
15
0,10
Thạc sĩ
107

1,34
231
2,00
335
2,22
Đại học
1.375
17,17
2.372
20,54
4.882
32,37
Cao đẳng
1.245
15,55
2.010
17,41
2.842
18,84
Dưới cao đẳng
5.274
65,87
6.922
59,95
7.007
46,46
Tổng
8.007
100%
11.547

100%
15.081
100%
Nguồn: Ban Tổ chức Thủ đô (2010, 2013).
Thứ tám, về các chính sách vĩ mô của nhà nước đối với nguồn nhân lực
Trên quan điểm đó, nhiều chính sách đối với lĩnh vực giáo dục - đào tạo
đã được xây dựng và thực hiện ở thành phố Viêng Chăn như sau:
Một là, chính sách phát triển đội ngũ giáo viên
+ Thành phố đã thực thi chính sách miễn học phí cho sinh viên đi học
trường sự phạm trong nước và cấp học bổng cho những học sinh xuất sắc đi
du học ở nước ngoài để sau này trở thành giáo viên giỏi. Hiện nay ở Việt Nam
có 29 người và ở Liên Bang Nga 5 người là sinh viên của Thủ đô đang học ở
các trường sư phạm.
+ Thực hiện chế độ phụ cấp cao cho giáo viên giảng dạy tại các trung tâm,
cơ sở đào tạo nghề
Hai là, xây dựng chương trình giảng dạy đáp ứng nhu cầu của thực tiễn
Đồng thời với phát triển đội ngũ giáo viên Thủ đô đã quan tâm đổi mới và
bổ sung giáo trình đào tạo, chương trình dạy nghề được coi là trọng tâm của
cải cách của Thành phố. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn vốn đầu tư và do đội
14
ngũ cán bộ, giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm nên các chương trình, giáo
trình dạy nghề đều lấy của nước ngoài là chính.
Ba là, xây dựng mới và hoàn thiện cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo
của Thủ đô Viêng Chăn
Thủ đô Viêng Chăn có 19 trung tâm đào tạo nghề với năng lực đào tạo là
3000 người/năm. Trong đó, đào tạo tổng hợp là 13 trung tâm; đào tạo ban đầu
để chuẩn bị làm việc có 3 trung tâm. Trong các trung tâm đào tạo nghề đó,
Thủ đô quản lý 2 trung tâm bồi dưỡng dạy nghề (đào tạo nghề) cho thanh
niên, phụ nữ theo từng nghề nghiệp
Bốn là, chính sách thu hút học sinh vào học ở các trường đại học trên địa

bàn Thủ đô
Để phát triển nguồn nhân lực cao của thủ đô, thành phố Viêng Chăn đã
khuyến khích học sinh vào đào tạo các cơ sở đào tạo đóng trên địa bàn của
mình bằng các chế độ học bổng hấp dẫn. Nhờ đó, năm học 2000-2001 có
13.079 sinh viên, đến năm 2004-2005 là 22.550 và năm học 2012-2013 đã lên
tới 30.200 đến học tập ở các cơ trên, trong đó, trên 50% sinh viên là con em ở
Thủ đô Viêng Chăn
Năm là, bước đầu Thành phố đã có chính sách giáo dục tạo nguồn cho
phát triển nguồn nhân lực
Thủ đô đã coi trọng giáo dục năng khiếu và bồi dưỡng nhân tài, Thành
phố đặt ra kế hoạch:
+ Hình thành và phát triển 01 trường Trung học phổ thông chất lượng cao
cấp Quốc gia (ngoài học sinh là người Thủ đô Viêng Chăn, thu hút các học
sinh giỏi từ các tỉnh trên khắp cả nước về học tập tại trường).
+Nghiên cứu tổ chức các lớp năng khiếu ở các trường Trung học cơ sở
(cấp II) để sớm phát hiện và bồi dưỡng nhân tài.
+ Chú trọng phát triển, mở rộng việc dạy các môn nghệ thuật (kể cả nghệ
thuật dân tộc truyền thống) trong các trường học.
+ Trong hệ thống các trường đại học, ngoài việc đào tạo chương trình đại
học, còn triển khai đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, góp phần quan trọng
trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.
Sáu là, Thủ đô đã coi trọng hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cao
Hợp tác với các nước trong khu vực và một số nước phát triển trên thế
giới để đưa nhân lực nước Lào đi đào tạo hoặc mời chuyên gia đến Lào giảng
dạy; Tận dụng khá hợp lý những hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế và các
nước phát triển dành cho các nước đang phát triển. Đặc biệt, thành phố Viêng
Chăn đã gửi một số lượng đáng kể học sinh và cán bộ đi đào tạo ở Việt Nam
và Liên bang Nga.
Bảy là,, chính đãi ngộ nguồn nhân lực và nhân tài của Thủ đô

+ Đối với giáo viên như đã phân tích ở trên đã có chế độ ưu đãi từ học
bổng học trong nước đối với sinh viên sư phạm, gửi đi nước ngoài những học
sinh giỏi để đào tạo thành giảng viên cho đến phụ cấp giảng dạy và một số ưu
tiên dành cho những lĩnh vực mà thành phố có nhu cầu cao.
15
+ Đối với cán bộ quản lý các cấp có nhiều sáng kiến, đóng góp có hiệu
quả cho công việc được đề bạt, lên lương trước thời hạn, được gửi đi đào tạo ở
nước ngoài. Đối với cán bộ có học vị cao được cân nhắc để bổ nhiệm vào
những vị trí quan trọng.
+ Đối với cán bộ KH-CN,Thành phố đã cấp tài chính để họ tham gia các
hội nghị, hội thảo quốc tế. Hiện nay các cơ quan chức năng đang nghiên cứu
các cơ chế tài chính đặc thù cho ngành KH-CN (cơ chế chi trả, bồi dưỡng các
chuyên gia đầu ngành, trí thức Lào ở nước ngoài, chuyên gia nước ngoài…).
3.2.3. Về phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực ở Thủ đô Viêng Chăn
- Phân bổ nguồn nhân lực
+ Xét về cơ cấu nguồn nhân lực vùng, dân số thành thị năm 2005 là
56,2%, đến năm 2013 là 68%. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị
hoá thể hiện tính tích cực của chính sách thu hút đầu tư của Thủ đô; Học kỳ
2001 - 2005, tổng số nguồn lực con người ở sở ngành cấp thủ đô và huyện là
8.007 người (thủ đô 1.815 người, nữ 594 người; cấp huyện 6.192 người, nữ
3.117 người); Học kỳ 2006 - 2010, tổng số là 11.547 người (thủ đô 7.989
người, nữ 4.190 người; cấp huyện 3.558 người, nữ 1.327 người).
Giai đoạn 2011 - 2013, tổng số cán bộ, công chức là 15.081 người, nữ
7.615 người; Tăng 3.534 người so với giai đoạn 2006 - 2010; Trong đó
Trung ương quản lý 30 người, Thủ đô 7.980 người, nữ 4.190 người và số
còn lại là cấp huyện quản lý.
+ Cơ cấu nguồn nhân lực theo ngành kinh tế, trong tổng số lao động có
việc làm năm 2002 là 269.321, trong đó nông nghiệp là 32,99%; dịch vụ là
56,06% và công nghiệp 10,93%. Và số người lao động có việc làm năm 2013
là 502.544 người: Lao động nông nghiệp là 20,86%, công nghiệp 18,31% và

dịch vụ 60,83%.
Bảng 3.2: Số lượng và cơ cấu lao động đang hoạt động
trong các ngành kinh tế
TT
Chỉ tiêu
2002
2010
2013
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Số lượng
(Người)
Tỷ trọng
(%)
Tổng số
269.321
100,00
350.263
100,00
502.544
100,00
1
Nông nghiệp
88.872

32,99
89.318
25,5
104.830
20,86
2
Công nghiệp
29.448
10,93
56.113
16,02
92.016
18,31
3
Dịch vụ
151.001
56,06
204.832
58,48
305.698
60,83
Nguồn: Niên giám thống kê Thủ đô 2013.
+ Cơ cấu nguồn nhân lực theo các thành phần kinh tế, năm 2002 số
lượng lao động trong thành phần kinh tế nhà nước có 32.297 người, nữ 14.215
người (chiếm 44,0%); kinh tế tư nhân và liên doanh là 58.213 người, nữ 28.707
người (chiếm 49,3%); kinh tế hộ gia đình là 44.164 người, nữ là 22.769 người
(chiếm 51,6%).
Đến năm 2013, số lượng lao động trong thành phần kinh tế Nhà nước
tiếp tục tăng, từ 54.283 người năm 2010 lên 75.381 người năm 2013; Kinh
tế tư nhân và liên doanh tăng từ 99.817 người năm 2010 thành 155.789

16
người trong năm 2013; Kinh tế hộ gia đình tăng từ 64.787 người năm 2010
lên 100.509 người trong giai đoạn 2013.
- Sử dụng nguồn nhân lực
Thời kỳ 2010 - 2013 dân số Thủ đô là 857.496 người, lao động có việc
làm là 502.544 người, trong đó lao động nông nghiệp là 104.830 người, công
nghiệp - xây dựng là 92.016 người và dịch vụ là 305.698 người. Việc bố trí,
sắp xếp cán bộ công chức Thủ đô gắn với công tác quy hoạch có sự chuyển
biến tích cực và phát huy hiệu quả. Hàng năm, Thủ đô tổ chức rà soát, đánh
giá năng lực, phẩm chất đạo đức, lối sống của đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch ở từng cấp.
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
3.3.1. Những kết quả đạt được
Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,12%, bình quân đầu người 2.768 USD/
người/năm (2011- 2012); đời sống của nhân dân được nâng cao và ổn định;
Kim ngạch xuất khẩu đạt 441.687.031,09 USD
Một là, tốc độ gia tăng dân số phù hợp:
Tốc độ tăng dân số của Thủ đô khá cao, trung bình là 2,37%/năm trong
thời kỳ 1995 - 2000; 2,2%/năm trong thời kỳ 2001 - 2005; 2,4%/năm trong
thời kỳ 2006 - 2010 và 2,7%/năm trong năm 2013.
Tốc độ tăng lên cao hơn cả nước chủ yếu do tăng dân số cơ học. Đây là
thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao:
Từ năm 2010 đến nay, Đảng bộ và Chính quyền Thủ đô rất chú ý đến
công tác đào tạo, dạy nghề; trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL ở Thủ đô
không ngừng được nâng lên. Trước năm 2010, chất lượng nguồn nhân lực có
CMKT chỉ chiếm dưới 10% lực lượng lao động toàn Thủ đô, thì năm 2013
đã tăng lên 27,53%, tức là tăng 17,53%.
Ba là, sự nghiệp giáo dục có sự chuyển biến tích cực:
Tỉ lệ đến trường của trẻ mẫu giáo đã tăng lên 43,98% năm 2010 và

74,0% vào năm 2013. Tỉ lệ đến trường của học sinh cấp I năm 2005 là 94,20%
học sinh độ tuổi lên thành 98,68% học sinh trong độ tuổi vào năm 2010 và
99,77% năm 2013.
Tỉ lệ ở học sinh cấp II năm 2005 là 85,1% học sinh tốt nghiệp cấp I, đến
năm 2010 là 80,03% (giảm 5,07%) và tiếp tục tăng lên 94,30%. Học sinh cấp III
là 27.513 em, trong đó tỉ lệ học sinh tốt nghiệp là 99,35% năm 2012.
Tỉ lệ biết chữ trong độ tuổi 15 - 40 năm 2005 là 85,5%; 98,5% năm 2010
và 99% trong năm 2013. Trong khi đó, trong độ tuổi 15 - 35 tuổi đạt 63%
năm 2013. Qui mô lớp mẫu giáo từ 45% năm 2010 lên 55% trong năm 2013;
cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc học tập ở các trường học được
nâng lên từ 25% trong năm 2010 lên 50% trong năm 2013; ở cấp III được
đưa máy tính vào chương trình học tập.
Bốn là, dịch vụ y tế được đảm bảo:
Các chính sách hỗ trợ người nghèo được thực hiện nghiêm túc và đẩy
đủ, giúp cho người nghèo sớm tiếp cận được với các dịch vụ xã hội trong
17
việc khám chữa bệnh, tạo thuận lợi cho quá trình đào tạo và tự đào tạo của đa
phận nhân dân, góp phần quan trọng cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng
cho đất nước
Năm là, hợp tác quốc tế trong đào tạo nguồn nhân lực được mở rộng:
Ngành giáo dục đã tranh thủ tối đa các nguồn vốn tài trợ quốc tế như vốn
viện trợ phát triển chính thức (ODA), vốn ngân hàng thế giới (WB), ngân
hàng phát triển Châu Á (ADB), vốn tổ chức SIDA, UNESCO, để củng cố xây
dựng cơ sở vật chất trường học, đặc biệt là ở vùng nông thôn và một số cơ sở
trọng điểm ở các bậc học. Trong thời kỳ 2012 - 2013, dòng vốn đầu tư của
Thủ đô và nước ngoài vào sở giáo dục Thủ đô là 11.259 tỉ kíp, chiếm 70,16%
tổng số vốn đầu tư và bằng 13,95% ngân sách chi cho giáo dục Thủ đô.
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
- Những hạn chế
Tốc độ phát triển nguồn nhân lực còn chậm, nguồn nhân lực ít được đào

tạo về tay nghề, nghề nghiệp, trình độ học vấn thấp;
Việc đào tạo còn phân tán, không đồng bộ và không hợp lý về cơ cấu,
trình độ làm cho các huyện ở nông thôn rất thiếu kỹ sư thực hành và nhân
viên kỹ thuật, những người chuyển giao công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.
Hệ thống kết cấu hạ tầng như vật chất, máy móc, trang thiết bị dạy nghề
tại các trường dạy nghề còn nhỏ bé, lạc hậu, nhất là phòng nghiên cứu, phòng
thí nghiệm tại một số trường; Bên cạnh đó, việc gắn kết giữa đào tạo với quản
lý sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo và giải quyết việc làm còn hạn chế;
Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ Thủ đô còn hạn chế giữa kiến
thức lý luận chính trị và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, và chưa đồng đều
giữa các cấp, các ngành chưa đáp ứng kịp yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ mới;
Tính chuyên nghiệp; trình độ và năng lực, kỹ năng lãnh đạo, quản lý
của một số cán bộ chưa ngang tầm yêu cầu của thời kỳ phát triển và tính hội
nhập hiện nay;
Giáo dục mầm non còn gặp nhiều khó khăn ở nhiều nơi, đặc biệt là
vùng nông thôn. Kết quả xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học chất
lượng thấp, chưa vững chắc, tỉ lệ biết chữ của nữ giới một số dân tộc chỉ
khoảng 5%.
- Nguyên nhân của hạn chế
+ Nguyên nhân khách quan:
Kết cấu hạ tầng về kinh tế của Thủ Đô còn lạc hậu, chậm phát triển. Hầu hết
tất cả các nhà máy xí nghiệp của Thủ đô đều là quy mô nhỏ chiếm gần 93% Sản
xuất hàng hoá công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển;
Đầu tư Nhà nước đối với giáo dục của Lào rất thấp chỉ khoảng 11,8% của
tổng số vốn đầu tư. Ngân sách của Nhà nước dành cho giáo dục còn quá thấp là
805,3 tỷ kíp, khoảng 1,48% của GDP; Việc tổ chức quản lý các nguồn vốn thu
vào ngân sách Nhà nước chưa tương xứng với tiềm năng bị khai thác;
Cơ sở vật chất máy móc thiết bị dạy học nhỏ bé, cũ kỹ và lạc hậu, đội ngũ
giáo viên chưa đảm bảo chất lượng, trình độ khoa học - công nghệ và tổ chức
quản lý yếu, công tác tổ chức và cán bộ chưa được quan tâm đúng mức.

18
+ Nguyên nhân chủ quan:
Trình độ quản lý Nhà nước về giáo dục chưa phát hiện tình hình và đề
xuất các giải pháp có hiệu quả theo kịp với thực tiễn và nhu cầu phát triển;
Các chương trình kinh tế - xã hội. về giáo dục - đào tạo, dân số có liên
quan đến nguồn nhân lực chưa có sự lồng ghép chặt chẽ, hiệu quả chưa cao;
Chưa quan tâm đúng mức đến nguồn nhân lực, đặc biệt là chất lượng nguồn
nhân lực, chưa có kế hoạch cụ thể trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
nguồn nhân lực chất lượng cao.
Công tác kiểm tra, kiểm soát của các cấp hoạt động chưa có hiệu quả,
tham nhũng xảy ra thường xuyên; Chưa quan tâm đúng mức đến nguồn nhân
lực, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực, chưa có kế hoạch cụ thể trong
phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao;
Chưa tìm ra được những chính sách khuyến khích, thu hút, hấp dẫn đầu
tư huy động mọi nguồn lực (nội, ngoại) vào phát triển kết cấu hạ tầng, hệ
thống các trường lớp
3.3.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết
Thứ nhất, về đào tạo nguồn nhân lực.
Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế - xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế theo hướng nâng cao tỷ trọng lao
động đã qua đào tạo,
Công tác giáo dục - đào tạo cần được tiếp tục quan tâm đầu tư đồng bộ,
phải bắt đầu từ đào tạo mầm non, đến các cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung
học phổ thông cho tới đại học và sau đại học
cần quan tâm mở rộng, cần nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo, cơ
sở dạy nghề; phải gắn dạy nghề với định hướng và nhu cầu thị trường lao
động, cầu lao động của các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp
Thứ hai, về sử dụng nguồn nhân lực.
Cần tạo ra được môi trường lao động thuận lợi, phù hợp với khả năng và
nguyện vọng của mỗi cá nhân để họ có thể phát huy cao độ nhất năng lực

cống hiến cho xã hội.
Chuyển sang cơ chế mới cần có cơ chế tuyển dụng, sử dụng nguồn nhân
lực; xoá bỏ cơ chế tuyển dụng theo quyền lực, theo huyết thống; xoá bỏ tác
phong làm việc thụ động, trung bình chủ nghĩa, ít tính toán đến hiệu quả; xoá
bỏ tâm lý tiêu cực trên bằng việc tuyên truyền giáo dục thường xuyên các
yếu tố tích cực
Thứ ba, về thu hút nguồn nhân lực
Cần có chính sách quốc gia và chính sách riêng của Thủ Đô để trọng
dụng, bồi dưỡng, thu hút được nhân tài. Cần có chính sách ưu đãi đối với
những người có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực của
Thủ đô, trong từng giai đoạn, tự nguyện đến làm việc tại các cơ quan, đơn vị
thuộc Thủ đô quản lý
19
Chương 4
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO
NGUỒN NHÂN LỰC CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN ĐẾN NĂM 2020
4.1. PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC
CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
4.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030
Mục tiêu phấn đấu của Thủ đô Viêng Chăn từ năm 2011 - 2020 là: tốc độ
tăng trưởng kinh tế phải đạt cao hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình cả
nước 1,8 lần; GDP/người khoảng 2.750 USD cao gấp hơn mức trung bình của
cả nước 2,7 lần; Tổng lượng vốn đầu tư FDI vào Lào là 34.100 tỷ kíp, ODA là
23.400 tỷ kíp;
Bảng 4.1: Dự kiến tổng sản phẩm và cơ cấu kinh tế Thủ đô Viêng Chăn
đến năm 2030
Đơn vị tính: %
Năm

Nội dung
2015
2020
2030
Tổng GDP (Tỷ kíp)
17.08
3
26.300
57.312
Công nghiệp
51,38
55,0
53,0
Nông nghiệp
11,72
13,0
8,0
Dịch vụ
36,90
32,0
39,0
Nguồn: Tổ chức JICA cấp năm 2010.
Tiếp tục đổi mới và phát triển toàn diện, mạnh mẽ giáo dục - đào tạo đáp
ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đảm bảo NNL cho phát triển kinh tế - xã hội
đến năm 2020, cụ thể:
- Tốc độ tăng dân số trung bình giai đoạn 2011 - 2020 sẽ là 3,29%/năm,
dân số của Thủ đô sẽ là 1.158.000 người; trong đó dân đô thị 926.400 người
và tỷ lệ đô thị hoá 80%;
- Cầu về lao động khoảng 684.255 người. Trong đó, thành thị 80%, nông
thôn 20%; Giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn 10% và tỷ lệ

trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2500g xuống còn 5%;
- Nâng tỷ lệ nhập học mầm non đạt trên 80% và xoá mù chữ 100%;
Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, đảm bảo 50% học sinh phổ thông
được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm;
20
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50%, đảm bảo 50% học sinh phổ thông
được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm;
4.1.2. Phương hướng đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế-xã hội
4.1.2.1. Đảm bảo nguồn nhân lực gắn với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô Viêng Chăn cần phải
gắn chặt với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực
chất lượng cao, để làm động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Cần phải
chuẩn bị đẩy đủ các điều kiện cần thiết cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản
xuất và kiến trúc thượng tầng. Trong đó, nguồn nhân lực phải đảm bảo về số
lượng, chất lượng và cơ cấu trong mọi lĩnh vực.
4.1.2.2. Phát triển giáo dục đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực đủ số
lượng cơ cấu hợp lý và có chất lượng cao
Cần phải coi rằng, nguồn nhân lực là tài sản lớn nhất của Thủ đô
Viêng Chăn nói riêng và CHDCND Lào nói chung, chứ không phải là vốn
hay máy móc hiện đại, nó chính là con người cùng với tiềm năng trí tuệ mà
họ đang sở hữu.
Chính quyền Thủ đô cần phải chỉ đạo mở rộng quy mô và nâng cao
chất lượng toàn diện trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - công
nghệ để nâng cao chất lượng toàn diện của nguồn nhân lực.
4.1.2.3. Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và giải quyết các
vấn đề xã hội để đảm bảo nguồn nhân lực
Thủ đô Viêng là trung tâm y học, dược học của Lào. Cần quy hoạch
mạng lưới bệnh viện hợp lý, xây dựng các cụm trung tâm chữa bệnh mới ở
khu vực ngoại thành; phát triển mạng lưới y tế dự phòng hiện đại với sự
tham gia tự giác, rộng rãi của người dân; nâng cấp và hiện đại hoá y tế

tuyến cơ sở;
4.1.2.4. Tăng cường thu hút đầu tư và hợp tác quốc tế đảm bảo nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
Tăng cường, mở rộng hợp tác, phối hợp liên kết phát triển giữa Thủ đô
Viêng Chăn và các tỉnh lân cận. Phát triển các ngành dịch vụ trình độ và chất
lượng cao; phát triển các khu, cụm công nghiệp; du lịch; các cơ sở đào tạo và
y tế lớn.
Mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện Thủ đô Viêng Chăn với Thủ
đô Hà Nội và và các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó
ưu tiên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, kinh
nghiệm quản lý đô thị;
21
4.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO NGUỒN NHÂN LỰC CHO
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở THỦ ĐÔ VIÊNG CHĂN
4.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức về nguồn nhân lực
Từ nhận thức con người là tài nguyên quý giá nhất, nguồn lực quan trọng
nhất cho sự phát triển. Phát triển con người trở thành vấn đề chiếm vị trí
trung tâm trong hệ thống phát triển các nguồn lực. Phát triển giáo dục và đào
tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
4.2.2. Giải pháp về đổi mới, phát triển toàn diện giáo dục đào tạo
Một là, phải đầu tư thích đáng cho giáo dục - đào tạo
Hai là, mở rộng và nâng cao chất lượng dạy toàn diện
Ba là, phát hiện, bồi dưỡng nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ.
Bốn là, chăm lo giáo dục mầm non
Năm là, đổi mới và phát triển giáo dục tiểu học, trung học cơ sở
Sáu là, đổi mới và phát triển giáo dục trung học phổ thông
Bảy là, đẩy mạnh đào tạo nghề và trung học chuyên nghiệp
Tám là, đổi mới toàn diện giáo dục đại học, sau đại học
4.2.3. Giải pháp về thu hút, khai thác và sử dụng nguồn nhân lực
- Xây dựng môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp, có các quy

trình, quy định cụ thể và thống nhất; đảm bảo sự thân thiệt, hợp tác và tin
tưởng lẫn nhau,tạo thử thách trong công việc
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà nghiên cứu khoa học đi lại, hoặc
định cư ở Lào, kể cả việc chấp nhận hai quốc tịch
- Cần coi mặt chất lượng là chính trong các cơ chế, chính sách tuyển
dụng, phân bổ, sử dụng và đãi ngộ phù hợp với đội ngũ người lao động có
trình độ chuyên môn nghề nghiệp
- Cần tạo điều kiện thuận lợi để nguồn nhân lực có cơ hội làm việc, phân
công, bố trí công việc cho đúng người, đúng việc, tạo điều kiện để đội ngũ
này có cơ hội phát huy hết tiềm năng vào phát triển đất nước. Có chế độ sử
dụng, kéo dài thời gian làm việc từ 5 năm, 7 năm, 10 năm đến đối với nhà
giáo, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ cao; những người có học vị tiến sĩ,
phó giáo sư, giáo sư.
Có ưu đãi tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ, tôn vinh nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục có học vị tiến sĩ, phó giáo sư, giáo sư, có năng lực, đạo đức
nghề nghiệp và hiệu quả công tác.
22
4.2.4. Giải pháp nâng cao thể lực, chất lượng dân số, cải thiện môi
trường sống
Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, hệ thống các
chính sách bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Hạ thấp tỷ
lệ trẻ em suy dinh dưỡng.
Cần rà soát lại trong việc xây dựng chiến lược dân số - kế hoạch hoá gia
đình một cách cụ thể hơn, thực hiện tốt chương trình dân số, duy trì mức
giảm sinh con thứ 4 để đảm bảo quy mô dân số ổn định.
Ngăn chặn tận gốc tình trạng các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường,
trước hết là nguồn nước và không khí đồng thời, cần đầu tư cho việc xử lý
các chất thải làm ô nhiễm môi trường, tạo lập môi trường sạch sẽ để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
4.2.5. Giải pháp mở rộng hợp tác quốc tế phát triển nguồn nhân lực

Phải đẩy mạnh hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế về phát triển
nguồn nhân lực, tổ chức thực hiện tốt và có hiệu quả chủ trương sử dụng
ngân sách và nguồn lực của Nhà nước trong việc đào tạo ở nước ngoài.
Tăng nhanh hơn nữa đầu tư cho giáo dục - đào tạo, nhằm tăng điều kiện
và cơ sở vật chất đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển giáo dục; Đẩy
mạnh hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế về phát triển nguồn nhân lực
dưới nhiều hình thức khác nhau.
4.2.6. Giải pháp về chính sách huy động các nguồn lực cho đầu tư đảm
bảo nguồn nhân lực
Để đảm bảo nhu cầu vốn cho NNL, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác
nhau. Huy động các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, từ các doanh nghiệp, từ
dân cư, nguồn vốn FDI, vốn ODA,…Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động giáo
dục, đào tạo, dạy nghề để huy động các nguồn vốn cho phát triển nhân lực. Các
nguồn lực đó gồm: Từ ngân sách nhà nước khoảng 60%. Trong đó: ngân sách
Thủ đô khoảng 30%; các chương trình dự án 20%; các nguồn ngân sách khác
khoảng 10%; người học đóng học phí khoảng 20%; doanh nghiệp, tổ chức, tư
nhân sử dụng lao động khoảng 20%
23
KẾT LUẬN
Trong ba nhân tố đóng vai trò quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội
của một quốc gia như vốn, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực thì
nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố hàng đầu
của sự phát triển, nhất là trong điều kiện hiện nay thế giới đang bước vào nền
kinh tế tri thức với sự phát triển nhanh chóng của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ. Nó có ý nghĩa đối với sự thành công của quá trình CNH, HĐH, là
nhân tố quyết định đến tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.
Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả đưa ra một số kết luận sau:
1. Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội là một bộ phận của
nguồn nhân lực quốc gia, có khả năng lao động của xã hội, bao gồm các
nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào quá trình

lao động; Đó là tổng hợp thể lực, trí lực, tâm lực… của một bộ phận lực
lượng lao động xã hội hiện có thực tế và tiềm năng được chuẩn bị sẵn sàng
để tham gia vào phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia hay một địa
phương nào đó.
2. Tiêu chí để đánh giá nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
bao gồm: Tiêu chí đánh giá về số lượng và cơ cấu; chất lượng; kết quả đào
tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực; kết quả thu hút, sử dụng và trọng dụng
nguồn nhân lực. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực. Song yếu
tố ảnh hưởng trực tiếp, toàn diện nhất đó là yếu tố đào tạo và sử dụng nguồn
nhân lực.
3. Nguồn nhân lực có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
như: quyết định tăng trưởng kinh tế; quyết định sự phát triển lực lượng sản
xuất; là điều kiện quyết định sự thành công của CNH, HĐH đất nước; là
động lực để tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức; là nhân tố thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu nhập cho người lao động; là động lực để hội
nhập kinh tế quốc tế; góp phần củng cố quốc phòng an ninh. Do vậy, nguồn
nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở CHDCND Lào nói chung, Thủ đô
Viêng Chăn nói riêng trở nên cần thiết khách quan.
4. Kinh nghiệm đảm bảo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội
của một số quốc gia đã để lại những bài học kinh nghiệm bổ ích nhằm đảm

×