Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.92 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
~~o0o~~
Chuyên đề khoa học
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Nhóm 03: Nguyễn Trọng Hiếu
Phạm Trang Nhung
Nguyễn Ngọc Phượng
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Kim Ngọc
Hà Nội, tháng 12 năm 2013
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
MỤC LỤC
BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
1. Tính cấp thiết của đề tài 5
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Kết cấu của đề tài 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 7
1.1. Khái niệm 7
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế 7
1.3. Vai trò của thương mại quốc tế 7
1.4. Các hình thức của thương mại quốc tế: 7
1.5. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế: 8
1.5.1. Thuế quan 8
1.5.2. Các công cụ phi thuế quan 8
Chương 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 10
2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ dưới tác động


của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế 10
2.2. Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) 12
2.2.1. Khái niệm và sự hình thành các TNCs 12
2.2.2. Sự phát triển của các TNCs 12
2.2.3. Vai trò của các TNCs đối với thương mại quốc tế 13
2.3. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Thương mại điện tử 16
Nhóm 3_K22 2
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.3.1. Khái niệm và vai trò của Thương mại điện tử 16
2.3.2. Tác động của Thương mại điện tử đến Thương mại quốc tế 17
Chương 3: VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 19
3.1. Việt Nam trong xu hướng hội nhập thương mại quốc tế 19
3.1.1. Những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường
19
3.1.2. Sự phát triển của các TNCs tại Việt Nam 21
3.1.3. Sự phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam 22
3.2. Định hướng chính sách cho Việt Nam trong xu thế phát triển chung của
thương mại quốc tế 23
3.2.1. Tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập khẩu phù hợp với mục
tiêu phát triển bền vững 23
3.2.2. Lựa chọn đối tác để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
23
3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước 24
3.2.4. Phát huy tiềm năng của thương mại điện tử 24
KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
Nhóm 3_K22 3
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BẢNG CHÚ GIẢI CHỮ VIẾT TẮT

TCH Toàn cầu hóa
TMQT Thương mại quốc tế
TMĐT Thương mại điện tử
TNCs Công ty xuyên quốc gia
WTO Tổ chức thương mại thế giới
UNCTAD Diễn đàn thương mại và phát triển
Liên Hiệp quốc
EU Liên minh châu Âu
NAFTA Hiệp định thương mại tự do Bắc
Mỹ
AFTA Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
FTA Khu vực mậu dịch tự do
Nhóm 3_K22 4
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, toàn cầu hóa kinh tế đã trở thành một nhân tố thúc đẩy
mạnh mẽ sự phát triển của thương mại quốc tế. Thị trường sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
giờ đây không chỉ gói gọn trong nội bộ một quốc gia đơn lẻ mà luôn gắn liền với thị
trường khu vực và thị trường thế giới. Do đó, mỗi diễn biến của hoạt động thương mại
quốc tế đều tác động đến xu hướng chung của kinh tế thế giới và có những ảnh hưởng
nhất định đến thương mại của từng quốc gia. Ở phương diện quốc gia, nắm bắt được
những xu hướng này rất cần thiết trong việc hoạch định chính sách để đưa nền kinh tế
tiến sâu vào quá trình hội nhập toàn cầu một cách có hiệu quả.
Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia vào hội nhập kinh tế thế giới là
một khía cạnh quan trọng. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về xu hướng thương mại
quốc tế là vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn. Chính
vì vậy mà nhóm chúng tôi chọn đề tài “Xu hướng phát triển của thương mại quốc tế”

làm đề tài viết tiểu luận chung.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Liên quan tới đề tài xu hướng phát triển của Thương mại quốc tế, ở trong nước đã
có nhiều công trình nghiên cứ. Tiêu biểu là một số công trình sau:
* PGS.TS Kim Ngọc (2006), Triển vọng Kinh tế thế giới 2020, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội. Trong cuốn sách này, tác giả đã phân tích và đánh giá những xu hướng phát
triển của kinh tế thế giới nói chung cũng như thương mại quốc tế nói riêng, từ đó đưa ra
triển vọng phát triển của Kinh tế thế giới trong tác động của toàn cầu hóa, hội nhập hóa
đa phương, đa khu vực.
* PGS.TS Cao Duy Hạ (2010), “Việt Nam trong xu hướng phát triển Thương mại
quốc tế ngày nay”, Tạp chí Tuyên giáo điện tử. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra
những nhận định khách quan và rõ nét về bối cảnh thương mại quốc tế ngày nay và
những tác động đến Việt Nam. Từ đó đề ra một số chính sách phát triển thương mại của
Việt Nam để có thể phù hợp và thích nghi trong môi trường toàn cầu hóa hiện nay.
Nhóm 3_K22 5
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu: Chuyên đề được tiến hành nghiên cứu nhằm mục đích phân
tích các xu hướng phát triển của thương mại quốc tế, từ đó mở ra định hướng phát triển
phù hợp đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục tiêu đề ra, chuyên đề cần phải làm
rõ 3 vấn đề:
- Khái quát lý thuyết chung về Thương mại quốc tế
- Tìm hiểu thực trạng phát triển và các xu hướng đang diễn ra của Thương mại quốc
tế.
- Dựa trên phân tích thực trạng phát triển thương mại Việt Nam thị trường thế giới,
đề xuất một số định hướng cho Việt Nam trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: xu hướng phát triển thương mại quốc tế.
Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề phân tích về thương mại quốc tế trên toàn thế giới.

Trong đó, tập trung chủ yếu vào một số quốc gia có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, đồng thời phân tích tác động đối với
Việt Nam, tập trung trong giai đoạn từ 1995 đến 2012, đây là thời kỳ được đánh dấu bởi sự
ra đời của WTO mở đầu cho sự phát triển mạnh mẽ của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề được sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu bao gồm: phương
pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp
để phân tích làm rõ tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế. Ngoài ra,
chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê học để xử lý số liệu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, chuyên đề được kết cấu làm 3 chương với nội dung
như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về Thương mại quốc tế
Chương 2: Xu hướng phát triển của Thương mại quốc tế
Chương 3: Việt Nam trong xu hướng chung phát triển của Thương mại quốc tế.
Nhóm 3_K22 6
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
1.1. Khái niệm
Thương mại quốc tế là sự trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các quốc gia, thông
qua mua bán và trao đổi, lấy tiền tệ làm môi giới, tuân theo quy tắc trao đổi ngang giá
nhằm đưa lại lợi ích cho các bên.
Thương mại quốc tế có từ hàng ngàn năm nay, nó ra đời sớm nhất và hiện nay vẫn
giữ vị trí trung tâm trong các quan hệ kinh tế quốc tế.
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế
- Hoạt động thương mại quốc tế diễn ra trên thị trường thế giới, thị trường khu vực,
hoặc thị trường của các nước xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
- Các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, có thể là các doanh nghiệp nhà nước,
doanh nghiệp tập thể hoặc tư nhân.
- Phương tiện thanh toán thương mại quốc tế là các đồng tiền có khả năng chuyển

đồi
- Luật áp dụng trong hoạt động thương mại quốc tế có nhiều nguồn khác nhau: luật
quốc tế, luật quốc gia, luật khu vực hoặc các điều ước quốc tế.
1.3. Vai trò của thương mại quốc tế
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hoạt
động xuất, nhập khẩu góp phần vào việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, thúc đẩy quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước: Vốn,
việc làm, công nghệ, sử dụng tài nguyên có hiệu quả
- Đảm bảo sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị trong hoạt động ngoại thương. Tổ
chức quá trình lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài.
1.4. Các hình thức của thương mại quốc tế:
- Thương mại hàng hóa quốc tế
Thương mại quốc tế về hàng hóa là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc mua
bán trao đổi các sản phẩm, hàng hóa thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình.
- Thương mại quốc tế về dịch vụ
Nhóm 3_K22 7
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Thương mại quốc tế về dịch vụ là hình thức thương mại trong đó diễn ra việc mua
bán, trap đổi các sản phẩm vô hình, phi vật chất được thể hiện thông qua các hoạt động
của con người.
Một đặc điểm nổi bật của thương mại quốc tế hiện nay là vai trò ngày càng tăng của
hoạt động thương mại dịch vụ với các lĩnh vực đa dạng như viễn thông, ngân hàng, tài
chính, vận tải, du lịch, …
- Thương mại quốc tế liên quan đến đầu tư
Sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ gắn liền với hoạt động đầu tư quốc tế. Hình thức này
ngày càng phổ biến với sự tăng trưởng mạnh mẽ của dòng vốn đầu tư quốc tế đặc biệt là
sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) hiện nay.
- Thương mại quốc tế liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ
Đó là sự trao đổi quốc tế về một số các hàng hóa vô hình như các bí quyết công

nghệ, bằng phát minh sáng chế, quyền sở hữu công nghiệp, chỉ dấu địa lý, thương hiệu.
1.5. Các công cụ của chính sách thương mại quốc tế:
1.5.1. Thuế quan
Thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu.
Nói cách khác, thuế quan là loại thuế đánh vào hàng hóa khi nó được vận chuyển
xuyên qua biên giới quốc gia.
1.5.2. Các công cụ phi thuế quan
- Hạn ngạch: là rào cản thương mại phi thuế quan quan trọng nhất. Đây là biện
pháp trực tiếp hạn chế số lượng hàng hóa được phép nhập khẩu hay xuất khẩu vào quốc
gia trong một thời gian nhất định
- Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là trường hợp một quốc gia nhập khẩu thuyết phục
một quốc gia khác giảm khối lượng xuất khẩu một mặt hàng nào đó (khi việc nhập khẩu
mặt hàng này đe doạ ngành công nghiệp của nước đó) một cách «tự nguyện», bằng cách
đe doạ sẽ tăng cường hạn chế nhập khẩu tất cả các mặt hàng khác. Thực chất là phát động
một cuộc chiến tranh thương mại, nếu quốc gia xuất khẩu không chịu đi đến thỏa thuận.
- Các quy định về kỹ thuật, hành chính và các quy định khác
Ví dụ: các quy định về an toàn, các quy định về sức khỏe, yêu cầu về nhãn mác,…
- Các-ten quốc tế: là một tổ chức gồm các nhà cung cấp hàng hóa có trụ sở ở
nhiều quốc gia khác nhau thỏa thuận hạn chế đầu ra và xuất khẩu hàng hóa nhằm tối đa
hóa lợi nhuận hay tăng tổng lợi nhuận của tổ chức.
Nhóm 3_K22 8
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Bán phá giá: Rào cản thương mại cũng có thể xuất phát từ bán phá giá. Bán phá
giá có nghĩa là xuất khẩu một mặt hàng nào đó dưới mức chi phí của nó hoặc bán ra nước
ngoài với giá thấp hơn giá bán nội địa.
- Trợ cấp xuất khẩu: là trợ cấp tiền trực tiếp hoặc cho áp dụng một mức thuế trợ
giúp và cho vay viện trợ cho những người xuất khẩu hay những người xuất khẩu tiềm
năng của một quốc gia và/hoặc cho những người nhập khẩu nước ngoài vay với lãi xuất
thấp nhằm khuyến khích xuất khẩu của quốc gia.
Trợ cấp có thể xem như một dạng bán phá giá.

Nhóm 3_K22 9
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương 2: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
2.1. Thương mại quốc tế ngày càng phát triển nhanh và mạnh mẽ dưới tác
động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
Từ thập kỷ 1990 đến nay tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã có
bước phát triển mạnh mẽ thể hiện trên các mặt: sự ra đời của Tổ chức Thương mại Thế
giới (WTO) thu hút sự tham gia của hầu hết các nền kinh tế thế giới (với trên 150 nước
thành viên); các khu thương mại tự do phát triển mạnh mẽ từ EU, NAFTA, AFTA đến
các khối kinh tế khác ở hầu khắp các châu lục; các Hiệp nghị thương mại tự do song
phương phát triển chưa từng có giữa các quốc gia với nhau như Mỹ - Singapore, Mỹ -
Thái Lan . . . đến các Hiệp nghị thương mại tự do giữa các khối thương mại tự do với các
quốc gia như: ASEAN - Trung Quốc, ASEAN - Nhật Bản. Dưới tác động của tự do hoá
thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là dưới tác động của WTO, tình hình
kinh tế thế giới đã có những thay đổi to lớn:
- Thuế quan đã liên tục giảm từ mức thuế trung bình của toàn thế giới hơn 40%
(thời kỳ đầu sau chiến tranh) xuống còn khoảng 3% ở các nước phát triển và 14% ở các
nước đang phát triển hiện nay. Thực tế cho thấy việc giảm thuế quan, bỏ hàng rào phi
thuế quan liên tục đã thúc đẩy việc giảm giá hàng hoá phổ biến, giữ lạm phát ở mức thấp
kể từ thập kỷ 1980 đến nay, tăng cường sức cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm và
hiệu quả kinh tế.
- Thương mại thế giới tăng trưởng nhanh chóng và mạnh mẽ
Dưới tác động của toàn cầu hóa, thương mại quốc tế tăng trưởng vô cùng nhanh
chóng và không ngừng mở rộng. Trong 3 thập kỷ cuối thế kỷ 20, tốc độ tăng trưởng của
thương mại quốc tế tăng cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới: Trong
thập kỷ 1970, tốc độ tăng trưởng TMQT là 5,8%/năm, cao hơn 1,5 lần so với tốc độ tăng
trưởng kinh tế thế giới; thập kỷ 1980, tốc độ tăng trưởng TMQT là 6%, hơn 2 lần so với
tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới; thập kỷ 1990, tốc độ tăng trưởng TMQT là 7%/năm,
hơn 2,5 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới.
- Cơ cấu hàng hóa trong TMQT được mở rộng hơn, không chỉ bao gồm những thành

phẩm và bán thành phẩm của công nghiệp truyền thống, sản phẩm nông nghiệp sơ chế, mà
còn bao gồm cả sản phẩm kỹ thuật cao, công nghệ dịch vụ, ngoại tệ, cổ phiếu, chứng
khoán, giá trị trao đổi sản phẩm vô hình ngày càng tăng. đặc biệt là thương mại dịch vụ, đã
Nhóm 3_K22 10
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
xuất hiện và phát triển hình thức thương mại mới, thương mại điện tử, hiện đã chiếm
khoảng 1/4 thương mại toàn thế giới. Cơ cấu khu vực của thương mại thế giới cũng thay
đổi. Mặc dù những hoạt động thương mại chủ yếu bắt nguồn từ các nước công nghiệp phát
triển, nhưng những năm gần đây, thương mại giữa các nước công nghiệp phát triển và các
nước đang phát triển đều gia tăng. Nói cách khác, trên thế giới ngày càng có nhiều nước
tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế.
- Cải thiện sự phân bố các nguồn lực trên phạm vi quốc gia cũng như toàn cầu. Mỗi
quốc gia phải lựa chọn cho mình những lĩnh vực có lợi thế nhất để phát triển, từ bỏ
những lĩnh vực kém lợi thế hơn, do vậy phải phân bố lại nguồn lực trong nước theo tín
hiệu của thị trường thế giới chứ không phải thị trường quốc gia như trước. Các nguồn lực
đang và sẽ được chu chuyển tự do trên phạm vi thế giới theo hướng. đảm bảo lợi ích và
hiệu quả cho mọi quốc gia.
- Các quốc gia từ các cường quốc đến các nước nhỏ đều đã có những thay đổi mạnh
mẽ chuyển sang thực hiện tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, tiêu biểu là
Trung Quốc, Ấn Độ, ASEAN, các nước châu Mỹ La tinh, các nền kinh tế chuyển đổi.
Cho đến nay hầu như không có chính phủ nào chống lại xu thế này.
Những lợi ích của tự do hóa thương mại đã được chứng minh qua nửa thế kỷ tồn tại
của GATT/WTO, sự thành công của NIEs, các nước ASEAN và gần đây nhất là NAFTA.
Theo dự báo của WB, IMF, thương mại thế giới tiếp tục tăng trưởng nhanh hơn tốc độ
tăng của sản lượng thế giới với mức tăng trưởng trung bình 7,5%/năm trong hai thập kỷ
đầu thế kỷ 21, so với mức tăng 7,0% thập kỷ 1990; 6,0% thập kỷ 1980 và 5,9% thập kỷ
1970.
- Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục ở mọi tầng nấc: song phương, đa
phương và khu vực. Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, các hiệp
định thương mại tự do song phương hoặc đa phương (FTA) sẽ phát triển mạnh mẽ và đóng

vai trò tích cực trong liên kết kinh tế thế giới và khu vực. Đi liền với nó, cơ cấu thương
mại quốc tế cũng có sự thay đổi. Sự thay đổi này diễn ra theo chiều hướng gia tăng tỷ
trọng trao đổi các sản phẩm công nghiệp, chế tạo và có kỹ thuật cao; giảm tỷ tọng trao đổi
các sản phẩm sơ chế. Trao đổi thương mại dịch vụ ngày càng tăng, sự gia tăng không chỉ
giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển, giữa các nước phát
triển với các nước phát triển và giữa các nước đang phát triển với nhau, mà sự gia tăng
trong nội bộ ngành, giữa các ngành cũng trở nên phổ biến. Một mặt nó tạo điều kiện cho
Nhóm 3_K22 11
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
phân công lao động quốc tế sau sắc hơn và khai thác lợi thế quy mô, mặt khác cũng làm
gia tăng sự cọ xát lợi ích giữa các quốc gia, đặc biệt là giữa ba trung tâm Mỹ, Nhật Bản và
Liên minh châu Âu.
2.2. Sự hình thành và phát triển của các công ty xuyên quốc gia (TNCs)
2.2.1. Khái niệm và sự hình thành các TNCs
Các công ty xuyên quốc gia (TNCs) là những công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc vô
hạn bao gồm các công ty mẹ và các chi nhánh nước ngoài của chúng.
Nguyên nhân cơ bản hình thành nên TNCs là do quá trình tích tụ và tập trung tư bản
ngày càng tăng của các nước tư bản với số lượng tư bản khổng lồ, trong khi đó các nguồn
lực sản xuất trong nước ngày càng trở nên khan hiếm. Mục tiêu của TNCs là lợi nhuận cho
nên xuất khẩu tư bản sang quốc gia khác để tận dụng lợi thế về quy mô sản xuất. Đó là sự
phát triển mang tính quy luật và hình thành nên các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia lớn
như hiện nay.
2.2.2. Sự phát triển của các TNCs
Vào thời điểm năm 1998 cả thế giới có 53.607 công ty mẹ với 448.917 công ty
con( Nguồn: World Investment Report 1998). Lĩnh vực đầu tư chủ yếu là công nghiệp
nặng. Đến năm 2006 trên thế giới có khoảng hơn 65.000 tập đoàn xuyên quốc gia với gần
850.000 chi nhánh ở nước ngoài. TNCs tập chung chủ yếu ở các nước phát triển, các nước
đang phát triển chỉ chiếm 1/5 số TNCs trên thế giới. Riêng các nước Tây Âu đã chiếm 3/5
số TNCs của toàn thế giới. TNCs lớn nhất tập chung phần lớn vào các quốc gia là Mỹ,
Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Đức, Pháp.

Xu hướng phát triển của các TNCs hiện nay:
- Chuyển đầu tư từ các ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành kỹ thuật cao
và các ngành dịch vụ như tài chính, dịch vụ thương mại, bảo hiểm…
- Sử dụng các phương pháp kinh doanh quốc tế của đầu tư không có quyền sở hữu cổ
phần.
- Có xu hướng sát nhập hoặc khống chế đan xen cổ phần để bành trướng thế lực, thay
đổi chiến lược sản xuất kinh doanh theo hướng chuyên môn hoá hoặc đa dạng hoá.
Có thể nói, TNCs đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đặc
biệt đối với quá trình công nghiệp hoá của các nước đang phát triển. Hiện nay, TNCs đã
thâm nhập vào hầu hết các quốc gia, là lực lượng chính phân phối các nguồn lực, chuyển
Nhóm 3_K22 12
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
giao công nghệ và lưu chuyển hàng hoá, từ khu vực này đến khu vực khác trên phạm vi
toàn cầu.
2.2.3. Vai trò của các TNCs đối với thương mại quốc tế
2.2.3.1. Thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế phát triển
Một trong những vai trò nổi bật của các TNCs là thúc đẩy hoạt động thương mại
quốc tế. Trong qúa trình hoạt động của mình các TNCs đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập
khẩu giữa các quốc gia và gia công quốc tế. Giá trị thương mại do các TNCs tạo ra chiếm
tỷ trọng ngày một cao trong tỷ trọng thương mại hàng hóa dịch vụ thế giới. Theo số liệu
thống kê của UNCTAD năm 2010, giá trị thương mại do TNCs tạo ra chiếm gần 80%
tổng giá trị thương mại quốc tế.
Hình 2.1. Tỷ trọng thương mại hàng hóa, dịch vụ quốc tế năm 2010
TNCs thúc đẩy thương mại phát triển với ba dòng lưu thông hàng hoá cơ bản là:
hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán ra từ các chi nhánh ở nước ngoài
và hàng hoá trao đổi giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. TNCs chi phối hầu hết
chu chuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốc gia của mình.
Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 1982 là 647 tỷ
USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004 là 3.733 tỷ USD. Và đến năm 2005,
con số này đã tăng gấp 6,5 lần năm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD.

Nhóm 3_K22 13
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giá trị xuất khẩu của các
chi nhánh TNCs chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Chẳng hạn giá trị xuất khẩu của các
chi nhánh TNCs tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong các năm
2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2004
Quốc gia
Gía trị xuất khẩu(Triệu
USD)
Giá trị xuất khẩu của TNCs
(Triệu USD)
Tỷ trọng xuất khẩu của
TNCs (% )
Astralia 92.411 24.855 27
Trung Quốc 299.409 133.235 44
Pháp 376.736 59.267 16
Airland 92.794 61.049 66
Nhật Bản 432.547 43.902 10
Tây Ban Nha 34.091 6.812 20
Thuỵ Sỹ 107.111 34.138 32
Mỹ 1.032.830 157.459 15
Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.
Qua Bảng 1 ta thấy các TNCs chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của
các quốc gia, đối với Airland là 66%, với Trung Quốc là 44% Một đặc điểm khác cần
chú ý là thương mại nội bộ giữa các công ty trong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng giá trị thương mại quốc tế. Nhìn chung trao đổi nội bộ giữa các chi nhánh
TNCs chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị thương mại thế giới. Giá trị trao đổi nội bộ này ngày
càng tăng nhanh và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước.
Ví dụ, trao đổi trong nội bộ các TNCs trong ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử của Mỹ

chiếm 21,5% tổng giá trị xuất khẩu của TNCs trong ngành này năm 1983 và tăng lên
30,6% năm 1998. Hoạt động thương mại nội bộ TNCs thường tạo điều kiện cho các chi
nhánh tiếp cận với trình độ công nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty mẹ và
các chi nhánh khác trong cùng hệ thống.
Trong những năm gần đây TNCs chiếm khoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất
khẩu của toàn thế giới. Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, TNCs hiện đang chiếm tỷ
trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển ở
Châu Á. Chẳng hạn xuất khẩu của các chi nhánh TNCs đã chiếm tới 50% tổng giá trị
hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippin, Srilanka, Malaysia.
2.2.3.2. Thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế
Nhóm 3_K22 14
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của các TNCs cũng ngày càng
cao. Với tỷ trọng lớn trong thương mại quốc tế thì các TNCs chính là chủ thể chính làm
thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại trên thế giới.
* Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá:
Chiến lược phát triển của TNCs gắn liền với các hoạt động thương mại, xuất nhập
khẩu. Qua đó ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu.
Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngành dịch vụ tăng cao còn
trong ngành nông nghiệp và công nghiệp giảm dần. Do đó, các công ty nói chung và các
TNCs nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào các ngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị
xuất khẩu của hàng hoá dịch vụ tăng cao. Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giới
đang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàm lượng vốn hoặc kỹ thuật
cao và giảm dần tỉ trọng hàng sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Thật vậy, nếu
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1983, sản phẩm có hàm lượng công
nghệ cao chỉ chiếm 24% thì đến năm 1998 con số này đã tăng lên 39,3%. Những sản
phẩm quan trọng nhất trong thương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuất
không dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn là một trong những sản phẩm
mũi nhọn.
Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tập trung phát triển các

ngành có trình độ công nghệ cao của TNCs nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao và thu
lợi nhuận tối đa. Điều này được thể hiện qua tỉ trọng hàng xuất khẩu của hàng hoá có
hàm lượng công nghệ cao trong nội bộ TNCs chiếm tới 43,1% tổng gía trị hàng hoá xuất
khẩu. Như vậy, sự thay đổi trong chiến lược toàn cầu của TNCs tác động trực tiếp tới cơ
cấu hàng hoá xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước hướng về xuất
khẩu. Ví dụ tại Mêhico, trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu thì phần lớn những sản
phẩm thuộc ngành ô tô, điện tử do các chi nhánh của TNCs sản xuất.
* Thay đổi trong cơ cấu đối tác:
Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đối tác trong thương mại
quốc tế hiện nay cũng đang dần thay đổi. Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước
đang phát triển ngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp. Sự thay đổi chiến
lược của các TNCs và hệ thống sản xuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các
nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạt động hướng về
xuất khẩu. Theo báo cáo của UNCTAD năm 2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ
Nhóm 3_K22 15
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
trọng thương mại của các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985 là
30.3%. Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong thương mại quốc tế
(63.5%) song tỉ trọng thương mại của các nước đang phát triển ngày càng tăng lên. Xét
một cách riêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản, Đức) thì chính
những nền kinh tế đang phát triển (Trung Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại
chiếm thị phần xuất khẩu lớn trong thương mại quốc tế.
2.3. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của Thương mại điện tử
2.3.1. Khái niệm và vai trò của Thương mại điện tử
2.3.1.1. Khái niệm về Thương mại điện tử
Trên thế giới có nhiều định nghĩa về Thương mại điện tử (TMĐT). Theo định nghĩa
của Ủy ban châu Âu: “Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi
hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức tư nhân bằng các
giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính trung gian (thông tin
liên lạc trực tuyến)”.

Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao
dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều
được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện tử như đơn
đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng, máy rút tiền tự
động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành nên thương mại
điện tử.
2.3.1.2. Vai trò của Thương mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn được quyết định bởi trình độ
công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, TMĐT xuất hiện đã làm thay
đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hưởng to lớn của mình:
- Giúp cho các Doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú về thị trường và đối tác
- Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị
- Thông qua Internet giúp người tiêu dùng và các doanh nghiệp giảm đáng kể thời
gian và chí phí giao dịch
- Thiết lập và củng cố mối quan hệ giữa các thành phần tham gia vào quá trình
thương mại.
Nhóm 3_K22 16
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
- Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hóa.
- Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nước phát triển với các nước
đang phát triển. Mở ra cơ hội phát huy ưu thế của các nước phát triển sau để họ có thể đuổi
kịp, thậm chí vượt các nước đi trước.
2.3.2. Tác động của Thương mại điện tử đến Thương mại quốc tế
Trong những năm gần đây, TMĐT đã phát triển mạnh mẽ, góp phần thay đổi căn bản
và làm đa dạng các hoạt động thương mại trên thị trường, thúc đẩy thương mại quốc tế,
đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Những mất mát trong kinh
doanh xuất nhập khẩu do hàng hóa bị trì hoãn ở cửa khẩu xuất phát từ các yêu cầu phức
tạp về chứng từ cũng như những khúc mắc trong thủ tục thương mại… đôi khi vượt quá
chi phí thuế quan. Nhờ khả năng kết nối trực tiếp giữa cộng đồng kinh doanh, người tiêu

dùng và Chính phủ, TMĐT giúp đơn giản hóa và loại bỏ những khâu không cần thiết trong
quá trình này.
Singapore là quốc gia đầu tiên ứng dụng TMĐT vào buôn bán ngoại thương. Mạng
TradeNet kết nối các nhà buôn, các hãng tàu, các đại lý bảo hiểm với hơn 20 cơ quan nhà
nước quản lý xuất nhập khẩu đã được thiết lập từ năm 1989. Thay vì phải mất nhiều lần
nộp chứng từ và nhận giấy phép từ các cơ quan quản lý, người kinh doanh chỉ cần gửi bộ
chứng từ điện tử một lần qua mạng TradeNet và nhận được toàn bộ các giấy phép cần thiết
chỉ sau 15-30 phút. Hiện nay, 98% thương mại ở Singapore được thực hiện qua hệ thống
này. Nhờ vậy, 50% chi phí mua bán ngoại thương được tiết kiệm. Điều đó giải thích tại
sao Singapore trở thành một trong những trung tâm trung chuyển thương mại lớn nhất thế
giới.
Việc xuất trình chứng từ thương mại qua TMĐT cũng trở thành thông lệ ở các nước
như Mỹ, Canada và các nước EU. Ở các nước này, 90% khai báo thuế quan được thực hiện
qua con đường điện tử. Có thể thấy, TMĐT đã chứng minh được tính ưu việt của mình
bằng việc cho phép tiến hành các thương vụ ở mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện, thời
gian giao dịch có thể lên tới 24 giờ mỗi ngày cả 7 ngày trong tuần. Thông qua mạng
Internet, các giao dịch điện tử được tiến hành trên phạm vi toàn cầu. Với lợi thế này một
công ty nhỏ cũng có khả năng như một công ty xuyên quốc gia. Để có được một mạng lưới
khách hàng trên thế giới, các công ty xuyên quốc gia đã phải đầu tư rất nhiều tiền của và
thời gian nhưng nay các công ty đa quốc gia này đang phải chịu cạnh tranh với hàng vạn
công ty nhỏ đã xuất hiện trong mắt các khách hàng trên toàn thế giới nhờ có TMĐT.
Nhóm 3_K22 17
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Các xu hướng phát triển của thương mại điện tử trên thế giới hiện nay:
- Xu hướng quốc tế hóa:
Việc lập các trang web thương mại điện tử thường đi đôi với cân nhắc yếu tố quốc tế
hóa hay toàn cầu hóa, và 2 quá trình này là 2 quá trình song song với nhau. Các nhà kinh
doanh thương mại điện tử tận dụng lợi thế khác biệt nhau về giá cả tại các quốc gia khác
nhau để thu lợi nhuận.
- Xu hướng đầu tư vào các quốc gia đang phát triển:

Các quốc gia đang phát triển có lợi thế thị trường lớn với dân số đông, dân số thuộc
tầng lớp trung lưu tăng nhanh cũng như số lượng người dùng internet và điện thoại di
động, máy tính bảng ngày càng tăng. Các kinh nghiệm mua sắm truyền thống đang dần
thay đổi tại các thị trường mới nổi. Người dân ở các quốc gia này ngày càng có ít thời gian
và nhiều tiền hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ có khuynh hướng tìm đến với mua sắm qua
mạng nhiều hơn.
- Khuynh hướng tấn công thị trường ngách:
Các sản phẩm bán chạy có khả năng thành công ở mọi thị trường. Tuy nhiên, các thị
trường ngách tạo ra nhiều cơ hội, nhất là khi tính đến những đặc tính riêng của từng quốc
gia. Có thể nói, thị trường ngách và thị trường quốc tế đang tạo nhiều tiềm năng phát triển
cho các doanh nghiệp biết đón đầu xu hướng thị trường, nhanh nhạy và giàu tính sáng tạo,
đặc biệt là với các thị trường thương mại điện tử có thể không cần nhiều vốn nhưng cần
nhất là ý tưởng giàu tính ứng dụng cao.
Nhóm 3_K22 18
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Chương 3: VIỆT NAM TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHUNG CỦA
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1. Việt Nam trong xu hướng hội nhập thương mại quốc tế
Toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hoá thương mại đã và đang là xu thế
nổi bật của kinh tế thế giới đương đại. Phù hợp với xu thế đó, từ năm 1986 đến nay, Việt
Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với phương
châm “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại. Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả
các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển”. Việt Nam
luôn thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát
triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế, chủ
động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều
lĩnh vực.
3.1.1. Những thành tựu trong việc tự do hoá thương mại và mở cửa thị trường
3.1.1.1. Về tình hình xuất nhập khẩu
Thời kỳ 2001-2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa bình quân 17,42%,

cao hơn 2,42% so với chỉ tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển xuất khẩu 2001-2010. Tính
riêng trong giai đoạn 2007-2010, là giai đoạn sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu tăng bình
quân 14% năm, nhập khẩu tăng bình quân 11% năm.
Đến năm 2011, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
đạt 96,3 tỷ USD là là mức cao nhất từ trước tới nay, tăng 33,3% so với kỷ lục đạt được
trong năm 2010. Đồng thời, mức nhập siêu của năm 2011 là mức thấp nhất trong vòng 5
năm qua.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đã có sự chuyển dịch
khá tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng nhóm hàng chế biến và giảm dần hàng xuất
khẩu thô. Trong đó, tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ 29,37% năm
2001 xuống còn 23,3% vào năm 2010; nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp đã tăng mạnh từ 35,72% vào năm 2001, lên 48,9% năm 2010; nhóm hàng nhiên
liệu khoáng sản giảm từ 34,92% năm 2001 xuống còn 27,8% năm 2010.
Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng, đa dạng. Số lượng thị trường xuất khẩu
đã tăng gấp hơn 1,4 lần sau 10 năm, từ 160 thị trường lên trên 230 thị trường. Cơ cấu thị
trường xuất, nhập khẩu đã có sự chuyển dịch theo hướng giảm dần lệ thuộc vào thị trường
Châu Á.
Nhóm 3_K22 19
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1.1.2. Về quan hệ hợp tác song phương, đa phương và khu vực
- Về quan hệ hợp tác song phương, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với hơn
170 quốc gia trên thế giới, mở rộng quan hệ thương mại, xuất khẩu hàng hoá tới trên 230
thị trường của các nước và vùng lãnh thổ[1], ký kết trên 90 Hiệp định thương mại song
phương, gần 60 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, 54 Hiệp định chống đánh thuế
hai lần và nhiều Hiệp định hợp tác về văn hoá song phương với các nước và các tổ chức
quốc tế.
- Về hợp tác đa phương và khu vực: Việt Nam đã có mối quan hệ tích cực với các tổ
chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng phát triển Á Châu, Quỹ tiền tệ thế giới, Ngân
hàng thế giới. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đưa lên
một tầm cao hơn bằng việc tham gia các tổ chức kinh tế, thương mại khu vực và thế giới,

ký kết các hiệp định hợp tác kinh tế đa phương. Tháng 7/1995 Việt Nam đã gia nhập Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và chính thức tham gia Khu vực thương mại tự
do ASEAN (AFTA) từ 1/1/1996. Đây được coi là một bước đột phá về hành động trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Tiếp đó, năm 1996 Việt Nam tham gia
sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) và đến năm 1998, Việt Nam được kết nạp vào
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC).
Đặc biệt, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã có một bước đi quan
trọng khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO) vào ngày 11 tháng 01 năm 2007 sau 11 năm đàm phán gia nhập Tổ chức này.
Về việc tham gia vào đàm phán, ký kết các Hiệp định thương mại tự do
Trong những năm gần đây, thế giới đang được chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng
của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) để thiết lập các Khu vực thương mại tự do. Phù
hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của thế giới và khu vực, tiến trình đàm phán và
ký kết các FTA của Việt Nam đã được khởi động và triển khai cùng với tiến trình gia nhập
các tổ chức quốc tế và khu vực. Đến nay, Việt Nam đã tham gia thiết lập FTA với 15 nước
trong khung khổ của 6 FTA khu vực, bao gồm: Khu vực thương mại tự do ASEAN
(AFTA); Khu vực thương mại tự do ASEAN – Trung Quốc; Khu vực thương mại tự do
ASEAN- Hàn Quốc; Khu vực thương mại tự do ASEAN – Nhật Bản; Khu vực thương mại
tự do ASEAN – Úc và Niu Dilân; Khu vực thương mại tự do ASEAN - Ấn Độ.
Nhóm 3_K22 20
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1.2. Sự phát triển của các TNCs tại Việt Nam
Là một nước đang phát triển với môi trường chính trị - xã hội ổn định, Việt Nam luôn
nằm trong tầm ngắm của các TNCs nhằm khai thác và mở rộng thị trường. Các công ty
xuyên quốc gia ở Việt Nam có nguồn gốc từ các nước đang phát triển của châu Á là phổ
biến nhất. Bên cạnh đó, các TNCs Nhật, Mỹ, châu Âu cũng đang có xu hướng tăng lên.
TNCs tham gia hầu hết vào các ngành của nền kinh tế : công nghiệp khai thác, công
nghiệp sản xuấ t hàng tiêu dùng phục vụ thị trư ờng nội địa và khách sạn du lịch được coi
là các lĩnh vực hấp dẫn và thu hút nhiều TNCs nhất. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp phân
phối hàng tiêu dùng, tài chính-ngân hàng, chế biến nông-lâm-hải sản…cũng được các

TNC rất quan tâm đầu tư.
3.1.2.1. Tác động tích cực của các công ty xuyên quốc gia đối với nền kinh tế Việt
Nam
Trên tổng thể, nguồn vốn do TNCs đầu tư vào Việt Nam trong hơn 20 năm qua đã
góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, tạo dựng được cơ sở
quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Cụ thể:
- Cung cấp một nguồn vốn quan trọng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
- Góp phần duy trì nhịp độ tăng trưởng cao và ổn định.
- Góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
- Mở rộng xuất khẩu, tăng thu ngân sách
- Nâng cao trình độ công nghệ, chất lượng sản phẩm và kỹ năng quản lý kinh doanh
- Tạo việc làm, giúp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao thu nhập cho người lao
động
- Nhân tố chính thúc đẩy sự nghiệp chuyển đổi sang kinh tế thị trường mở cửa và hội
nhập kinh tế của Việt Nam.
3.1.2.2. Tác động tiêu cực của các Công ty xuyên quốc gia
Bên cạnh vai trò tích cực đó thì TNCs dù trực tiếp hay gián tiếp cũng có ảnh hưởng
nhất định đến chính sách kinh tế của Nhà nước, đến tình hình kinh tế - xã hội quốc gia.
- Dễ gây mất cân đối giữa các ngành, các vùng kinh tế
- Tăng sức ép cạnh tranh đối với doanh nghiệp trong nước
- Một số TNCs lạm dụng các ưu thế về vốn, công nghệ để thao túng và gây hậu quả
xấu cho liên doanh, thậm chí có TNCs gây sức ép với cơ quan quản lý Nhà nước.
Nhóm 3_K22 21
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.1.3. Sự phát triển của Thương mại điện tử ở Việt Nam
Việc áp dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại,
và Việt Nam trong quá trình hội nhập cũng không nằm ngoài xu hướng phát triển chung
đó. Tại Việt Nam, tổng số lượng người dùng internet vào khoảng 35 triệu (số liệu tháng
6/2012 - Bộ TTTT), trong đó có khoảng 15 triệu người dùng đã từng truy cập vào các
website TMĐT (chiếm 43% lượng người dùng internet) và lượng người dùng thường

xuyên chiếm khoảng 15% số đó (2,3 triệu).
Thời gian qua, đã có rất nhiều các website về TMĐT ra đời với các dạng doanh
nghiệp với doanh nghiệp, doanh nghiệp với khách hàng hay khách hàng với khách hàng.
Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu lập các website riêng để phục vụ cho việc tiếp thị, quảng
bá bán hàng, hỗ trợ bán hàng cũng như tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường ra khắp thế
giới.
Năm 2003, theo báo cáo của Bộ Thương mại, Việt Nam bắt đầu đi những bước đầu
tiên trên con đường phát triển hoạt động TMĐT. Năm 2006 là năm đầu tiên lĩnh vực này
được pháp luật thừa nhận chính thức. Thống kê sơ bộ cho thấy, sau 5 năm triển khai kế
hoạch tổng thể phát triển TMĐT (2006-2010), nước ta đã có 60% DN lớn áp dụng TMĐT
(70% thiết lập website, 95% nhận đơn đặt hàng qua các phương tiện điện tử, 96% sử dụng
thư điện tử thường xuyên cho mục đích kinh doanh); 80% DN vừa và nhỏ; 10% hộ gia
đình đã tham gia TMĐT và ứng dụng TMĐT trong mua sắm hàng hóa.
Tuy nhiên, TMĐT ở nước ta chưa có những bước tiến dài do người tiêu dùng và cả
doanh nghiệp chưa thật sự hiểu rõ lợi ích của TMĐT đem lại. Vì vậy, người tiêu dùng thì
xem các trang bán hàng trên mạng chỉ dùng để tham khảo, còn doanh nghiệp thì làm cho
có, thiếu cập nhật thông tin thực tế. Theo điều tra của Vụ Thương mại điện tử (Bộ Thương
mại), hiện nước ta có hơn 98,3% doanh nghiệp có website giới thiệu về doanh nghiệp
mình, trong đó có đến hơn 62,5% website chỉ dùng để giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và chỉ
có khoảng 27,4% cho phép đặt hàng qua mạng trong đó số website có hỗ trợ thanh toán
trực tuyến chỉ hơn 3,2%.
Bên cạnh đó, một hạn chế rất lớn trong thời gian qua của TMĐT nước ta là thanh
toán trực tuyến, bởi mấu chốt để một thương vụ TMĐT thành công là phải có hệ thống
đảm bảo của ngân hàng. Yêu cầu này lại càng quan trọng hơn đối với các nước nhập khẩu
hàng hóa nước ta. Do đó, để TMĐT thật sự là giải pháp kinh doanh mang lại hiệu quả cao,
các doanh nghiệp xuất khẩu nên liên hệ với các ngân hàng có uy tín để được họ cấp chứng
Nhóm 3_K22 22
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
nhận bảo đảm về tài chính, cũng như liên hệ với các tổ chức an ninh mạng để có chứng chỉ
bảo mật, an toàn trong giao dịch điện tử.

3.2. Định hướng chính sách cho Việt Nam trong xu thế phát triển chung của
thương mại quốc tế
Từ các diễn biến và xu hướng của thương mại thế giới như đã phân tích ở trên, có thể
rút ra một vài định hướng chính sách phù hợp cho Việt Nam như sau:
3.2.1. Tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập khẩu phù hợp với mục tiêu
phát triển bền vững
- Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng
như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến
khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa
trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản
xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng như
Nhật Bản. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất
khẩu cao hơn.
- Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ
và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ
cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn
như điện gió và năng lượng mặt trời.
3.2.2. Lựa chọn đối tác để phát triển và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế
Trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định
thương mại tự do song phương, Việt Nam cần chú tâm chọn lựa những đối tác vừa có thể
đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Ấn Độ,
Nga… Đồng thời, cần đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình
đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt
hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh. Ví dụ, đối với một số mặt hàng đang
bị nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm lĩnh thị phần thì có thể linh hoạt dành những ưu đãi
thuế quan đối với các mặt hàng này trong lúc thương lượng một hiệp định với Ấn Độ. Nếu
được như vậy thì nhập khẩu từ Ấn Độ sẽ cạnh tranh với nhập khẩu Trung Quốc trên thị
trường Việt Nam thay vì cạnh tranh với các mặt hàng nội địa khác mà Việt Nam đang cố
gắng phát triển.
Nhóm 3_K22 23

XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước
Việt Nam cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá
để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải
như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà
sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
3.2.4. Phát huy tiềm năng của thương mại điện tử
Nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thử thách rất lớn là cần thiết phải phát triển
mạnh mẽ hơn hoạt động của TMĐT, vì chỉ có như vậy mới có thể giúp các doanh nghiệp
Việt Nam – chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trụ vững trong xu thế toàn cầu hóa,
tự do hóa thương mại. Các giải pháp đặt ra cho chúng ta là:
- Nhà nước cần đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và
viễn thông để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của TMĐT
- Nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp và nhân dân về TMĐT, đồng thời xây
dựng và đào tạo nguồn nhân lực hiệu quả để phục vụ cho TMĐT
- Cần sớm xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử, đẩy nhanh áp dụng các phương tiện
hanh toán hiện đại vào hoạt động ngân hàng như: thẻ thông minh, thẻ tín dụng, chuyển tiền
điện tử.
Bên cạnh đó, Nhà nước cần sớm ban hành các văn bản pháp lý hỗ trợ để TMĐT thực
sự được phát huy ở Việt Nam. Cần xác định sự cần thiết phải phát triển TMĐT như là một
công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia.
Nhóm 3_K22 24
XU HƯỚNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
KẾT LUẬN
Đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ quốc tế là xu hướng tất yếu của tất cả
các nước trên thế giới, nhất là các nước đã phát triển. Hoạt động thương mại quốc tế ngày
càng mở rộng và cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng gay gắt là tất yếu. Trong
tình hình đó, để có lợi thế trong quan hệ thương mại thế giới, chen chân được vào thị
trường thế giới và bảo đảm không thất bại thì nước ta cần có những chính sách thương

mại quốc tế khôn ngoan, linh hoạt, mềm dẻo, vừa phù hợp với điều kiện của nước mình,
vừa phù hợp thông lệ quốc tế, vừa đảm bảo luật pháp quốc gia, vừa đảm bảo luật lệ của
"sân chơi" thị trường quốc tế.
Để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2010 – 2020,
Việt Nam đã và đang nỗ lực cải thiện mạnh mẽ các chính sách thương mại, trong đó có
việc thực hiện hiệu quả và đúng lộ trình các cam kết song phương và đa phương về
thương mại trong quá trình hội nhập quốc tế; tiếp tục hoàn thiện cơ chế thị trường, cải
cách thủ tục hành chính, hệ thống tài chính, ngân hàng; tăng cường đào tạo nguồn nhân
lực, phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, và tiếp tục huy động mọi tiềm năng và
nguồn lực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Nhóm 3_K22 25

×