Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

báo cáo vamc – từ kỳ vọng đến khả năng thực tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.27 KB, 7 trang )

42 | P a g e

VAMC – TỪ KỲ VỌNG ĐẾN KHẢ NĂNG THỰC TẾ
Vũ Hoàng Cương- K14NHTMI
Nguyễn Thu Hoa- K15NHTMN
Vũ Thị Minh Huệ- K15TCDNC
Vấn đề tìm kiếm một mô hình xử lý nợ xấu phù hợp cho Việt Nam đã được đặt
ra từ năm 2011, khi bắt đầu có những dấu hiếu cảnh báo về mức nợ xấu tăng cao của
hệ thống ngân hàng và những hệ lụy của nó đối với nền kinh tế. Trong năm 2012, yêu
cầu
1
này càng trở lên cấp bách bởi khối nợ xấu ngày một phình to (tỷ lệ nợ xấu theo
thông báo của NHNN tính đến 30/9/2012 là 8,82%) và đã trở thành “cục máu đông”
nghẽn mạch tăng trưởng. Những tháng đầu năm 2013, nợ xấu tiếp tục xu hướng tăng
và tình hình cũng không khả quan mặc dù bản thân các ngân hàng đã có những biện
pháp tự xử lý nhằm giảm nợ. Chính vì mức độ nghiêm trọng của vấn đề nên sự ra đời
của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vào ngày
26/7/2013 sau hơn 2 năm bàn thảo với nhiệm vụ chính là xử lý khối nợ xấu khổng lồ
của ngành ngân hàng được công chúng kỳ vọng rất lớn. Ngay sau khi ra đời, VAMC
đã tạo được dựng được niềm tin với nền kinh tế và đời sống xã hội sau khi thu nhận
một loại các hồ sơ xin bán nợ xấu của các ngân hàng. Tuy nhiên, với cơ chế xử lý nợ
xấu như hiện nay, liệu VAMC có thể đáp ứng lại được những niềm tin và kỳ vọng của
công chúng hay không sau những hiệu ứng tích cực ban đầu? Bản chất của quá trình
xử lý nợ xấu của VAMC là gì khi mà “công ty” này đặt mục tiêu xử lý hàng trăm
nghìn tỷ đồng nợ xấu trong khi vốn điều lệ chỉ có 500 tỷ? VMAC đang phải đối mặt
với những những tồn tại và trở ngại gì? Đó là những câu hỏi mà bài viết có gắng giải
quyết.
1. Hiệu ứng tích cực từ hoạt động xử lý nợ xấu của VAMC
VMAC chính thức đi vào hoạt động vào ngày 26/7/2013 sau hơn 2 năm tìm hiểu,
nghiên cứu với nhiêu tranh luận, bàn thảo. Việc thành lập VAMC dựa trên kinh
nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình xử lý nợ xấu ngân hàng sau


thời kỳ tăng trưởng nóng. Chỉ ít lâu sau khi hoạt động, VAMC đã có hợp đồng mua
bán nợ đầu tiên với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vào
ngày 1/10/2013. Giá trị phát hành của trái phiếu đặc biệt cho hợp đồng là 1.723 tỉ
đồng. Giá trị của khoản nợ trên sổ sách là 2.451 tỉ đồng. Giá trị của tài sản đảm bảo
các khoản nợ trong hợp đồng khung có tổng 3.640 tỉ đồng. Mục tiêu của VAMC năm

1
Tỉ lệ nợ xấu là tỷ lệ giá trị giữa nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5) so với tổng số nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo quyết
định số 18/2007/QĐ-NHNN. Theo kế hoạch, ngày 1/6/2013, thông tư 02/2013/TT-NHNN ban hành 21/01/2013
quy định quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự
phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu lực. Tuy
nhiên, hiệu lực của thông tư này đã được hoãn lại 1 năm, tức là đến 1/6/2014 để hỗ trợ cho quá trình xử lý nợ
xấu của VAMC.

43 | P a g e

nay dự kiến mua được từ 30 đến 35 nghìn tỷ đồng nợ xấu. Trong khi đó, tính đến
10/11/2013, VAMC đã mua được 12.430 tỉ đồng nợ xấu của 15/23 ngân hàng có hồ sơ
đề nghị bán nợ xấu cho VAMC với tổng số nợ xấu lên đến 38.000 tỉ đồng, trong đó có
cả những ngân hàng không thuộc diện phải bán nợ xấu (các ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu
không quá 3%).
Không chỉ gặp thuận lợi ban đầu khi mua nợ xấu, việc bán lại nợ xấu của
VAMC cho bên thứ ba cũng có những tín hiệu khả quan khi mà nhiều nhà đầu tư nước
ngoài, tổ chức tài chính quốc tế ngỏ ý muốn mua lại các khoản nợ xấu của VAMC.
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa (thành viên hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ
quốc gia), các nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua số lượng rất lớn nợ xấu của Việt
Nam (sgtt.vn, 13/10/2013).
Như vậy, với những kết quả khả quan trên, bước đầu có thể thấy VAMC đang
tạo đà cho quá trình xử lý nợ xấu ở Việt Nam. Nhưng liệu bước đà này có lâu dài và
lực đà đủ mạnh hay không để có thể đi đến cùng giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu?

Muốn trả lời câu hỏi này cần xem xét bản chất quá trình xử lý nợ xấu hiện nay của
VAMC.
2. Bản chất quá trình xử lý nợ xấu của VAMC
Trước khi chính thức khai trương đi vào hoạt động, Chính phủ và Ngân hàng
Nhà nước (NHNN) đã ban hành các bản quy phạm pháp luật làm cơ sở pháp lý cho
hoạt động của VAMC. Đầu tiên, đó là Nghị định 53/2013/ND-CP quy định về việc
thành lập, tổ chức và hoạt động của VAMC. Tiếp đó lần lượt là các thông tư
19/2013/TT-NHNN quy định về việc mua bán, xử lý nợ xấu của VAMC và cuối cùng
là thông tư 20/2013/TT-NHNN quy định về việc tái cấp vốn của NHNN với các ngân
hàng thương mại (NHTM) trên cơ sở trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành.
Về cơ bản, các văn bản này chính là bộ khung cho cơ chế xử lý nợ xấu của
VAMC, có thể tóm tắt bằng sơ đồ sau:

44 | P a g e

Giải thích sơ đồ: Đầu tiên, ngân hàng sẽ chuyển giao nợ xấu theo giá trị sổ sách
cho VAMC, ngược lại VAMC thanh toán bằng một loại trái phiếu đặc biệt mà theo đó,
ngân hàng có thể đem trái phiếu này ra NHNN chiết khấu lấy tiền về kinh doanh tiếp (với
lãi suất thấp). Về phía VAMC, sau thực hiện giao dịch với hoán đổi nợ xấu - trái phiếu
đặc biệt với ngân hàng sẽ có toàn quyền quyết định với khoản nợ xấu vừa được chuyển
giao. VAMC sẽ tiến hành phân loại, sắp xếp các khoản nợ này và tìm cách bán cho các
nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc xử lý theo các biện pháp được quy định trong luật.
Khi các món nợ xấu được VAMC xử lý thành công thì VAMC sẽ được hưởng một tỷ lệ
nhất định (tỷ lệ này hiện vẫn chưa được ban hành, nhưng theo dự thảo là 2%) trên số nợ
đòi được, phần còn lại ngân hàng sẽ hưởng toàn bộ. Trường hợp VAMC không xử lý
được các khoản nợ xấu này, VAMC chỉ cần đợi đến khi trái phiếu đặc biệt đến hạn thì trả
lại khoản nợ xấu cho ngân hàng, và ngân hàng phải thanh toán lại cho Ngân hàng Nhà
nước (NHNN) số tiền đã được tái cấp vốn thông qua trái phiếu đặc biệt. Trong cả quá
trình này, có thể thấy, rủi ro mà VAMC phải chịu gần như bằng 0.
Như vậy, thực chất của quá trình xử lý nợ xấu của VAMC là: VAMC “giữ

hộ” nợ xấu cho các ngân hàng, qua qua một tấm vé đặc biệt là “trái phiếu đặc biệt”,
không phải là quan hệ mua đứt, bán đứt. Sau đó, VAMC sẽ “bán hộ” nợ xấu cho
các ngân hàng, để hưởng một phần lợi nhuận, nếu không bán được thì lại trả lại.
VAMC dường như chỉ là một đại lý nhận nợ và tập hợp các khoản nợ của hệ thống
ngân hàng, giúp các ngân hàng làm sạch bảng cân đối kế toán, trên cơ sở đó có thể
khai thông nguồn vốn trở lại cho nền kinh tế.
Mô hình xử lý nợ xấu của VAMC như trên chắc chắn đã được Chính phủ và
NHNN cân nhắc rất nhiều. Bối cảnh nền kinh tế của Việt Nam hiện nay còn nhiều vấn
đề nổi cộm: (1) Nợ xấu ngân hàng lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, con số thống kê thì
không minh bạch mang dấu hiệu che giấu, không có xu hướng giảm, là một trong
những nguyên nhân chính làm trì trệ toàn bộ nền kinh tế; (2) Ngân sách tiếp tục thâm
hụt. Năm 2013, mức thu ngân sách sụt giảm nghiêm trọng so với các năm (9 tháng đầu
năm chỉ đặt 66,6% so với 80% như các năm trước), nguồn tài trợ cho xử lý nợ xấu hạn
hẹp; (3). Việc bàn thảo xây dựng một công ty xử lý nợ xấu đã kéo dài hơn hai năm và
đã đến thời điểm đòi hỏi phải đi vào hoạt động thực tế. Mô hình xử lý nợ xấu của
VAMC như trên là phù hợp và có thể coi đó là một sự sáng tạo. VAMC với sự hạn hẹp
về nguồn lực tài chính không thể mua đứt, bán đứt các khoản nợ xấu là điều dễ hiểu,
nhưng ít nhất sự ra đời của nó một mặt đã tạo hiệu ứng tích cực cho nền kinh tế nói
chung và thị trường tài chính nói riêng, đồng thời giúp giảm nhẹ gánh nặng nợ xấu của
ngân hàng. Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã từng nói, VAMC không phải là “cây đũa
thần”. VAMC ra đời phù hợp với hoàn cảnh nhưng cơ chế xử lý nợ xấu và hoàn cảnh
xử lý nợ tồn tại nhiều hạn chế, rủi ro.
Thứ nhất, về phía VAMC
VAMC vốn không hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, vì nếu hoạt động vì mục
tiêu lợi nhuận thì VAMC thua lỗ là điều chắc chắn. Khi VAMC mua nợ xấu bằng giá
45 | P a g e

trị số sách (trừ đi phần đã trích lập dự phòng của các khoản nợ xấu này), khoản mục tài
sản trong bản cân đối kế toán của VAMC sẽ được nợ. Hiển nhiên, khi VAMC bán nợ
xấu này cho bên thứ ba (nhà đầu tư trong nước hoặc nước ngoài), họ phải có chiết

khấu thì mới có thể bán được. Như vậy, mỗi khi bán nợ xấu, VAMC sẽ phải ghi nhận
một khoản lỗ tính vào vốn chủ sở hữu. Khoản lỗ này phụ thuộc vào tỷ lệ chiết khấu
VAMC thỏa thuận với bên thứ ba mua lại nợ xấu, có thể lên đến 50 – 70% giá trị
khoản nợ (nếu lấy chiết khấu cho nợ xấu của Vinashin làm chuẩn). Giả sử tỷ lệ chiết
khấu trung bình chỉ là 30%, với số nợ xấu 3800 tỷ VAMC đã mua, nếu bán hết thì
VAMC sẽ bị lỗ khoảng 1100 tỷ lớn hơn số vốn điều lệ 500 tỷ hiện tại. Chưa nói hết
nếu phải xử lý hết toàn bộ số nợ xấu như mục tiêu đã đề ra thì khoản lỗ lớn đến mức
nào? Nhưng lỗ hay không không quan trọng, vì nếu lỗ NHNN hoàn toàn có thể tái cấp
vốn cho VAMC, hiển nhiên là không bằng “tiền thật” vì hoạt động mua nợ của VAMC
không hề dùng đến tiền. Những khoản lỗ này chỉ là trên sổ sách, và nếu như thông tin
không được công bố thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của VAMC. Điều
đó cũng cho thấy khoản vốn điều lệ 500 tỷ chỉ mang tính tượng trưng, VAMC thậm
chí có thể hoạt động với vốn điều lệ bằng 0 (không tính đến các chi phí hoạt động khác
ngoài các khoản chi phí mua nợ) bởi VAMC chỉ “giữ hộ nợ” và “bán hộ”. Dưới góc độ
vĩ mô, VAMC là một “công ty đặc biệt” mang tính hành chính được lập ra để giải
quyết nợ xấu, nên việc “không hướng tới lợi nhuận” cũng có thể hiểu được. Song, mặt
trái của nó chính là điều mà các nhà điều hành chính sách cần cân nhắc. Nói gì thì nói,
khi không hướng tới lợi nhuận, không có áp lực thua lỗ để nỗ lực trở lên tốt hơn,
VAMC sẽ thiếu đi động lực xử lý nợ xấu, không xử lý được thì trả lại cho ngân hàng.
Thêm vào đó, do thời hạn hoạt động của VAMC không được ấn định trước nên cũng
không hề có áp lực buộc VAMC phải xử lý nợ nhanh chóng với chi phí thấp nhất. Một
rủi ro nữa đến từ đặc quyền của VAMC: VAMC có quyền yêu cầu các tổ chức tín
dụng cung cấp số sách, thông tin hoạt động; đồng thời, những tổ chức tín dụng có mức
nợ xấu trên 3% có nghĩa vụ bán nợ xấu cho VAMC. Có thể dẫn đến trường hợp
VAMC cố gắng mua thật nhiều nợ xấu nhờ vào quyền lực của mình, nhưng khi mua
rồi lại không tích cực hoặc tìm ra phương pháp xử lý thích hợp, đến khi trả lại nợ xấu
cho ngân hàng thì “nợ đã xấu lại càng thêm xấu”.
Mua nợ xấu có lẽ không phải là điều quá bận tâm với VAMC so với việc bán
nợ xấu. Có bán được nợ thì mới có dòng tiền dương, mới có động lực để mua thêm nợ
của ngân hàng. Bán cho các nhà đầu tư nước ngoài có thể xem là một trong những lựa

chọn hàng đầu. Điểm thuận lợi là có nhiều nhà đầu tư nước ngoài ngỏ ý mua nợ xấu
của VAMC. Tuy nhiên, rủi ro có thể xảy ra là biến động dòng vốn FPI vào ra tài khoản
vốn của VN, tạo ra sức ép và thanh khoản ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng VN. Các
công ty, tổ chức mua lại nợ, nếu mục đích kiếm lời nhanh, cách thanh lý chủ yếu sẽ là
bán tháo tài sản thế chấp chứ không phải giúp doanh nghiệp nợ tái cấu trúc lại dòng
tiền và sản xuất để biến số nợ xấu đó dần thành nợ không xấu. Trong trường hợp này
tác động vào nền kinh tế sẽ rất tiêu cực.
Thứ hai, về phía các NHTM
46 | P a g e

Việc bán nợ xấu cho VAMC giúp những ngân hàng chưa tuân thủ đúng quy
định trích lập giảm áp lực trích lập dự phòng ngay lập tức, số dự phòng này sẽ được
phân bổ đều tối đa 5 năm; nhận tái cấp vốn từ NHNN khi trái phiếu đặc biệt được tái
chiết khấu, qua đó không chỉ giúp làm cho bảng cân đối kế toán của ngân hàng trông
đẹp hơn, mà còn tạo cơ sở cho việc khơi thông tín dụng cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, không phải ngân hàng nào cũng sẵn sàng bán nợ xấu cho VAMC mà
cân nhắc trên những lợi ích cũng như thiệt có thể gánh chịu. Những số liệu thống kê
cho thấy có tính trạng ngân hàng không muốn bán nợ xấu cho VAMC, hoặc nếu phải
bán thì cũng cố gắng bán ít nhất có thể. Điều đó có thể lý giải bởi một số nguyên nhân
sau:
Thứ nhất, đối với các ngân
hàng đã trích lập đầy đủ dự phòng,
việc bán nợ lại làm tăng số trích lập
dự phòng, bởi lúc này giá trị của tài
sản đảm bảo sẽ không được tính đến
khi phải trích lập lại dự phòng. Thứ
hai, bán nợ cho VAMC đồng nghĩa
với việc thừa nhận ngân hàng có vấn
đề về nợ xấu (dù sự thật có thể
không như vậy), điều này sẽ giảm uy

tín đáng kể của ngân hàng. Thứ ba,
những nợ xấu mà VAMC mua đều là
những khoản nợ có tài sản bảo đảm,
khi bán nợ, ngân hàng sẽ không còn
quyền xử lý các khoản nợ này nữa,
trong khi ngân hàng chưa rõ VAMC
có tích cực xử lý các khoản nợ này
hay không, bởi nếu không xử lý thì
sau một thời gian ngân hàng phải
tiếp tục chịu trách nhiệm về khoản
nợ này (những khoản nợ mà khả
năng thu hồi gần như bằng 0) và
phải hoàn trả lại số tiền đã được NHNN tái cấp vốn. Thứ tư, VAMC giao cho ngân
hàng chủ yếu là trái phiếu đặc biệt, đây là một loại trái phiếu chưa có tiền lệ ở Việt
Nam cũng như không được sự bảo lãnh từ Chính phủ, và ngân hàng chưa rõ tiêu chuẩn
để được tái cấp vốn như thế nào, tỷ lệ tái cấp vốn là bao nhiêu. Thứ năm, VAMC chỉ
xử lý những tài sản có đảm bảo, trong khi vẫn còn một lượng không nhỏ các khoản nợ
xấu mà ngân hàng đã cho vay theo các điều khoản dễ dãi và không có bảo đảm, lại
chính là phần nợ xấu mà ngân hàng muốn xử lý nhất. Hiện tại, các ngân hàng đang cố
gắng xử lý những khoản nợ này bằng cách yêu cầu thế chấp bổ sung nhưng rất hạn chế
Hộp 1: Diễn biến nợ xấu của một số ngân
hàng trước và sau khi VAMC đi vào hoạt
động
Vào cuối năm 2012 khi có đề xuất thành lập
VAMC thì tỷ lệ nợ xấu của nhiều ngân hàng
đều cao, từ 4% đến trên 10%. Nhưng nay khi
VAMC đi vào hoạt động thì tỷ lệ nợ xấu của
phần lớn các ngân hàng đã hạ xuống mức dưới
3%, đạt tiêu chuẩn quốc tế và không cần phải
bán cho VAMC. Trong số 15 ngân hàng công

bố tỷ lệ nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013, chỉ có 3
ngân hàng có tỷ lệ vượt mức 3%, ngưỡng phải
bán cho VAMC, gồm NaviBank (6,1%), SHB
(9,04%) và TechcomBank (5,28%), còn lại
đều ở mức từ 3% trở xuống. Ngoài ra, một số
ngân hàng cho biết, hiện đang cố gắng tự thân
vận động và tự xử lý trước khi nghĩ đến
chuyện bán lại cho VAMC. VAMC dù là công
cụ tốt nhưng tự thân các ngân hàng xử lý nợ
xấu vẫn tốt hơn. (Theo VEF) (giaoduc.net.vn,
23/09/2013).
47 | P a g e

và cách duy nhất có hiệu lực là tăng trích lập dự phòng rủi ro và gần như chấp nhận
suy giảm lợi nhuận và mất vốn.
Trong trường hợp buộc phải bán nợ thì khoản vốn nhận được từ tái chiết khấu
ngân hàng sẽ có tiềm năng cho vay những món nợ có rủi ro cao nhằm đạt lãi suất cao
thay vì thận trọng để bù vào những khoản bị buộc phải trích lập và vòng xoáy nợ lại
lặp lại. Ngoài ra, trong quá trình xử lý nợ xấu này, khi ngân hàng đem trái phiếu đặc
biệt đến NHNN để xin tái cấp vốn cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra lạm phát (trước mắt
nguy cơ ngày có thể không quá lớn vì thanh khoản của hệ thống ngân hàng hiện thời
rất tốt, thậm chí có những ý kiến cho rằng ngân hàng đang “ế vốn”).
Thứ ba, từ hệ thống pháp lý
Trong quan hệ này, NHNN đóng vai trò như một người trọng tài điều khiển
cuộc chơi khi đặt ra những qui định và giám sát việc thực hiện với mục đích nhằm
khơi thông tín dụng, thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên với động thái thận trọng đến mức
phản ứng chậm chạp của chính NHNN lại chính là yếu tố cực kỳ then chốt khiến cho
VAMC chưa đi vào hoạt động thực chất. Trong khi đó, hàng loạt văn bản pháp quy có
tính chất hỗ trợ cho hoạt động của VAMC nói riêng và môi trường pháp lý mua bán nợ
nói riêng vẫn chưa được ban hành kịp thời, chẳng hạn như tỷ lệ tái cấp vốn đối với trái

phiếu đặc biệt, các qui trình, phương pháp định giá nợ, tài sản; các qui trình, phương
pháp bán nợ, tài sản, sự tham gia của các nhà đầu tư….Ngoài ra, nếu những qui định
này không chặt chẽ, minh bạch có thể dẫn đến cơ chế xin cho, gây nguy cơ tồn tại lợi
ích nhóm.
Cuối cùng, việc xử lý nợ xấu chắc chắn gắn chặt với bộ khung pháp lý về xử lý
nợ của hệ thống tư pháp Việt Nam. Hệ thống pháp lý thuận lợi phải đảm bảo nhanh
chóng phá sản các doanh nghiệp không còn khả năng trả nợ, thanh lý tài sản đảm bảo
nhanh và bảo vệ quyền lợi của chủ nợ. Quá trình xử lý nợ xấu gắn liền với hiệu quả
hoạt động của khuôn khổ pháp luật, đẩy nhanh quá trình tố tụng sẽ giảm thiểu chi phí
thu hồi nợ, ảnh hưởng quyết định đến việc xử lý nợ cũng như tính tích cực của chủ nợ
lẫn con nợ trong quá trình giải quyết. Tuy vậy đây là một trong những điểm nghẽn của
hệ thống tư pháp trong rất nhiều năm và chưa có dấu hiệu sẽ hoàn chỉnh trong thời
gian tới.
Tóm lại, với cơ chế xử lý nợ xấu qua mô hình VAMC đang được thiết kế hiện
nay không tạo nhiều động cơ và lợi ích thực sự cho các bên liên quan có thể hợp tác
tốt và qua đó giúp xử lý được một cách thực chất các khoản nợ xấu. Các hành vi
chấp nhận rủi ro quá mức không hề được loại bỏ và tâm lý ỷ lại là điều không thể
tránh khỏi đối với cả VAMC lẫn các ngân hàng.
3. Khuyến nghị
Mô hình xử lý nợ xấu của VAMC, có nhiều ý kiến trái chiều khác nhau, nhưng
thực tế đến thời điểm hiện tại cũng khó lòng có thể tìm ra một mô hình khác tốt hơn.
Nói như vậy không có nghĩa là hài lòng với hoạt động hiện nay của VAMC. Thực tế
48 | P a g e

sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, ngoài việc mua nợ xấu của các ngân hàng, VAMC
vẫn thực sự chưa xử lý được một đồng nợ xấu nào, mà nợ đã xấu, chuyển giao cho
VAMC không được xử lý lại càng thêm xấu. Rõ ràng, cần phải có sự quyết tâm cao độ
của cả hệ thống chính trị và sự chung sức đồng lòng của cộng đồng, đồng thời cũng
phải có những biện pháp cải tiến thiết thực, rõ ràng. Với yêu cầu đó, nhóm nghiên cứu
xin đưa ra một số khuyến nghị như sau:

- Về phía NHNN, là đơn vị chủ quản chính, đóng vai trò chính trong chủ trương
cũng như hoạt động của VAMC nói riêng và quá trình sử lý nợ xấu nói chung NHNN
cần minh bạch hóa thông tin đối với toàn thể công chúng về quá trình xử lý nợ xấu
hiện nay, cả mặt được, mặt chưa được và những rủi ro có thể nảy sinh; đặc biệt, phải
khẳng định được VAMC “không phải cây đũa thần”. Bởi một thực tế là công chúng
dường như không hiểu rõ bản chất hoạt động của VAMC nên quá kỳ vọng vào kết quả
mà công ty này tạo ra. VAMC đi vào hoạt động không có nghĩa là kinh tế Việt Nam sẽ
ấm trở lại, bởi nền kinh tế của nước ta hiện nay có rất nhiều bất cập cần xử lý, chứ
không hẳn chỉ là việc giải quyết nợ xấu.
- Để khuyến khích các ngân hàng bán nợ xấu, hạn chế che giấu nợ xấu, một giải
pháp quan trọng là NHNH cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế xử lý nợ xấu của VAMC, cụ
thể là các quy định về tỷ lệ chiết khấu với trái phiếu đặc biệt cần được rõ ràng, giá trị
khoản tiền nhận được khi các trái phiếu đặc biệt này đáo hạn… để các ngân hàng cân
nhắc và xác định được chắc chắn những khoản được mất, hạn chế rủi ro.
- Sẽ rất nguy hiểm nếu VAMC mua nợ xấu và không bán được nợ xấu, sau đó
trả lại cho ngân hàng như đã phân tích. Để đảm bảo hạn chế những tình huống như
vậy, VAMC cần lựa chọn kỹ càng các khoản nợ xấu sẽ mua, dù mua không bằng tiền
nhưng không phải khoản nợ xấu nào cũng mua. Đặc biệt phải xem xét, đánh giá đúng
giá trị của tài sản đảm bảo, đồng thời, cũng cần thiết kế các cơ chế đấu thầu, phân loại,
chia nhóm nợ xấu phù hợp để giải giải phóng nhanh nợ xấu thu được. Vì các tổ chức
mua lại nợ xấu với mục tiêu lợi nhuận chủ yếu là mua nhanh, bán nhanh để hưởng
chênh lệch, trong khi mục đích cốt lõi hơn cả là làm sao phải để con nợ có khả năng tự
trả nợ nên cũng cần cân nhắc thận trọng: Không phải đối tượng nào cũng bán.
Tài liệu tham khảo
1. “Không có động cơ để xử lý nợ ở mô hình VAMC”, Lê Phúc Yên – Học viên
Chính sách công, khóa MPP5 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.
2. “Nợ xấu biến mất hay biến chất”, Trang Lê, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp,
số 4/2013.
3. Các nguồn từ Internet:



×