Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Danh mục chất thải nguy hại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 51 trang )

DANH MỤC CHẤT THẢI NGUY HẠI (2/10/2006)
I. CÁC TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI NGUY HẠI
Các chất thải được phân loại là chất thải nguy hại khi có ít nhất một trong các tính chất sau:
- Dễ nổ (N): Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hoá
học (tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc ma sát), tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây
thiệt hại cho môi trường xung quanh.
- Dễ cháy (C): Bao gồm:
+ Chất thải lỏng dễ cháy: là các chất lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hoà tan hoặc
lơ lửng có nhiệt độ chớp cháy không quá 550C.
+ Chất thải rắn dễ cháy: là các chất rắn có khả năng sẵn sàng bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong
các điều kiện vận chuyển.
+ Chất thải có khả năng tự bốc cháy: là chất rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển
bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bắt lửa.
- Ăn mòn (AM): Các chất thải, thông qua phản ứng hoá học, sẽ gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống
khi tiếp xúc, hoặc trong trường hợp rò rỉ sẽ phá huỷ các loại vật liệu, hàng hoá và phương tiện vận
chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh (pH nhỏ hơn hoặc bằng 2),
hoặc kiềm mạnh (pH lớn hơn hoặc bằng 12,5).
- Oxi hoá (OH): Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hoá toả nhiệt mạnh khi
tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.
- Gây nhiễm trùng (NT): Các chất thải chứa các vi sinh vật hoặc độc tố được cho là gây bệnh cho con
người và động vật.
- Có độc tính (Đ): Bao gồm:
+ Độc tính cấp: Các chất thải có thể gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc có hại cho sức khoẻ qua
đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.
+ Độc tính từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có thể gây ra các ảnh hưởng từ từ hoặc mãn tính, kể cả gây
ung thư, do ăn phải, hít thở phải hoặc ngấm qua da.
- Có độc tính sinh thái (ĐS): Các chất thải có thể gây ra các tác hại ngay lập tức hoặc từ từ đối với môi
trường, thông qua tích luỹ sinh học và/ hoặc tác hại đến các hệ sinh vật.
II. CHẤT THẢI NGUY HẠI ĐƯỢC PHÂN LOẠI THEO CÁC NGUỒN HOẶC DÒNG THẢI CHÍNH
1. Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than
2. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất vô cơ


3. Chất thải từ ngành sản xuất hoá chất hữu cơ
4. Chất thải từ nhà máy nhiệt điện và các quá trình nhiệt khác
5. Chất thải từ quá trình luyện kim
6. Chất thải từ quá trình sản xuất thuỷ tinh và vật liệu xây dựng
7. Chất thải từ quá trình xử lý, che phủ bề mặt, tạo hình kim loại và các vật liệu khác
8. Chất thải từ quá trình sản xuất, điều chế, cung ứng và sử dụng các sản phẩm che phủ (sơn, véc ni,
men thuỷ tinh), keo, chất bịt kín và mực in.
9. Chất thải từ ngành chế biến gỗ, sản xuất các sản phẩm gỗ, giấy và bột giấy
10. Chất thải từ ngành da, lông và dệt nhuộm
11. Chất thải xây dựng và phá dỡ (kể cả đất đào từ các khu vực bị ô nhiễm )
12. Chất thải từ các cơ sở quản lý chất thải , xử lý nước thải tập trung, xử lý nước cấp sinh hoạt
và công nghiệp
13. Chất thải từ ngành y tế và thú y
14. Chất thải từ các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản
15. Chất thải từ hoạt động phá dỡ thiết bị , phương tiện giao thông vận tải đã hết hạn sử dụng
16. Chất thải hộ gia đình và chất thải sinh hoạt từ các nguồn khác
17. Dầu thải , chất thải từ nhiên liệu lỏng , chất thải dung môi hữu cơ , môi chất lạnh và chất đẩy
18. Các loại chất thải bao bì , chất hấp thụ , giẻ lau, vật liệu lọc và vải bảo vệ
19. Các loại chất thải khác
CHÚ THÍCH:
* : Là chất thải nguy hại khi nồng độ vượt quá ngưỡng nguy hại được qui định ở các tiêu chuẩn
hiện hành. Trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn thì áp dụng theo các tiêu chuẩn của EC hoặc của
Mỹ với sự đồng ý của cơ quan thẩm quyền về môi trường
**: Luôn là chất thải nguy hại
[1] Quá trình ổn định hoá thay đổi tính chất nguy hại của thành phần chất thải và do đó chuyển hoá chất thải nguy hại thành không nguy hại.
Quá trình hoá rắn chỉ thay đổi trạng thái tập hợp của chất thải (ví dụ lỏng thành rắn), bằng cách cho các phụ gia vào mà không làm thay đổi
tính chất hoá học của chất thải.
[2] Một chất thải được coi là bán ổn định nếu trong quá trình ổn định hoá, các thành phần nguy hại chưa được chuyển hoá hoàn toàn thành
các thành phần không nguy hại, vẫn có khả năng phát tán ra môi trường trong các khoảng thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn.
[3] Các linh kiện từ thiết bị điện, điện tử, có thể bao gồm tụ điện và pin/ắc quy được xem là nguy hại công tắc thuỷ ngân, thuỷ tinh từ ống

phóng catốt và các loại thuỷ tinh hoạt tính khác được xem là nguy hại.
[4] Trong mục này, các kim loại chuyển tiếp gồm: scandi, vanadi, mangan, coban, đồng, ytri, niobi, hafni, vonfram, titan, crom, sắt, nicken, kẽm,
zirconi, molybden và tantan. Việc phân loại các chất nguy hại sẽ quyết định kim loại chuyển tiếp và hợp chất của kim loại chuyển tiếp nào là
nguy hại.
Theo thống kê, tại Việt Nam, tổng lượng chất thải rắn thải ra môi trường mỗi năm là 12,8 triệu tấn, trong
đó chỉ tính riêng các đô thị loại IV trở lên chiếm tới 54%.
Trong khi đó, tỷ lệ thu gom rác thải trung bình chỉ đạt 80%, trong đó số được tái chế là 10% còn hầu hết
rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.
Bộ Xây dựng cho biết, tiến trình đô thị hóa nhanh và dòng người ngày càng tập trung về các đô thị khiến
Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn trong việc đảm bảo vệ sinh môi trường, nhất là tại khu
vực đô thị.
Để giải quyết vấn đề này, thời gian gần đây việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đô thị đã được
xã hội hóa mạnh mẽ. Điển hình là nhiều doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý
chất thải rắn với công nghệ phù hợp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công ở tại Việt Nam.
Đáng chú ý là một số công nghệ như tái chế chất thải; chế biến rác thành phân vi sinh, thành nhiên liệu đốt
cho các làng nghề; đốt phát điện; thu gom khí gas trong các bãi chôn lấp rác để phát điện.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang cho biết, việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn phù hợp
không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn giúp tiết kiệm đất đai, giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà
kính.
Hiện nay, nhiều dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn với công nghệ mới tại các địa phương
đã được cấp “Chứng chỉ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính” (CER) thông qua Cơ chế phát triển sạch
(CDM).
Cũng theo Thứ trưởng Cao Lại Quang, nước thải trong đô thị cũng là những thách thức không nhỏ. Chỉ
tính riêng Hà Nội, tổng lượng nước thải là 500.000m3 mỗi ngày, trong khi đó chỉ có 8 - 10% được xử lý
thông qua 4 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất 48.000m3/ngày.
Vì vậy, ngoài những nỗ lực tìm kiếm nguồn lực để xây dựng, cải tạo hệ thống thu gom và xử lý nước thải
trong các đô thị, Việt Nam phải tiếp tục nghiên cứu và áp dụng những giải pháp công nghệ hiệu quả, phù
hợp.
Hiện nay, một số giải pháp công nghệ hiệu quả để xử lý nước thải tập trung hoặc phân tán đang được triển
khai ở các đô thị và khu công nghiệp thông qua các dự án đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách, vốn hỗ

trợ phát triển ODA và vốn của các doanh nghiệp./.
Chất thải rắn: Mối hiểm nguy rình rập
Nếu không được xử lý đúng cách, những loại
chất thải do con người tống ra môi trường có
thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường
truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi
trường sống...
Mỗi ngày TPHCM thải ra khoảng 5.000 đến 6.000 tấn chất thải sinh hoạt. Nhiều người chủ quan
với những vật dụng trong gia đình, văn phòng, cơ quan, khi chúng hết hạn dùng hoặc hư hỏng thì
vứt bừa bãi hoặc đổ xuống các cống thải không đúng quy định. Nhưng họ không biết những hành
động đó cũng có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mình và người khác.
Có thể chứa chất độc
Theo kỹ sư Nguyễn Quốc Thái, Phòng Quản lý chất thải rắn Sở Tài nguyên - Môi trường TPHCM,
không chỉ rác công nghiệp, rác y tế có những chất độc hại mà rác sinh hoạt cũng có nguy cơ cao.
Kỹ sư Thái cho biết, nhiều thành phần trong các loại rác sinh hoạt như mực viết, bút bi, dầu máy...
cũng dễ gây độc cho người. Theo đó, trong mực viết có thể chứa những kim loại nặng (như chì,
thủy ngân...); pin thì chứa các thành phần nguy hại như than hoạt tính, kim loại, niken... Những
thành phần nguy hại này được giới hạn ở mức độ nhất định, chúng không gây nên những ngộ độc
cấp tính và bình thường chúng có vẻ vô hại đối với người dùng. Nhưng ông Thái cho biết, khi các
thành phần nguy hại có trong chất thải tương tác với nhau dễ gây ra các phản ứng có hại hoặc
nhiễm vào thực phẩm sẽ gây ngộ độc.
Gây bệnh và hủy hoại môi trường
Theo các nhà quản lý môi trường, các chất độc trong chất thải rắn rất dễ bị... rò rỉ nếu không tuân
theo một quy trình phân loại và xử lý rác nghiêm ngặt. Chẳng hạn như rác y tế, sau khi thải ra phải
được bỏ vào túi, đựng vào thùng quy định, sau đó được bảo quản ở phòng lạnh. Bảo quản ở phòng
lạnh trước khi đem xử lý là yêu cầu bắt buộc của rác thải y tế, vì rác thải y tế dễ làm lây lan các
bệnh truyền nhiễm cho người và môi trường.
Hiện nay, TPHCM dẫn đầu về chất thải y tế và công nghiệp với khoảng 1.200 tấn/ngày. Kỹ sư
Thái giải thích: Trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa một lượng lớn tác nhân vi sinh
gây bệnh truyền nhiễm. Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da, đường hô hấp,

đường tiêu hóa... Ngoài ra, trong chất thải công nghiệp có nhiều chất có thể dẫn đến bệnh ung thư,
như các chất có gốc clo, hợp chất hữu cơ chứa benzen, các dung môi, amiang (trong sản xuất công
nghiệp và xây dựng)... nếu không xử lý triệt để sẽ là tác nhân của rất nhiều bệnh như ung thư phổi,
ung thư biểu mô, ung thư bàng quang, ung thư máu...
Không chỉ tác động có hại trực tiếp lên sức khỏe của con người, về lâu dài nếu chất thải rắn chứa
các thành phần nguy hại bị xả vào môi trường sẽ hủy hoại cả môi trường sống và... có thể ảnh
hưởng đến các thế hệ tương lai. Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Hương, Sở Tài nguyên - Môi trường
TPHCM, cho biết các chất hữu cơ khó phân hủy, kim loại nặng... trong chất thải sẽ thấm vào đất,
nước. Hậu quả là nguồn nước mặt, nước ngầm đều bị nhiễm độc, không dùng được. “Khi nước đã
bị nhiễm độc thì ảnh hưởng của nó rất lớn, thực vật xung quanh sống bằng đất, nước đó cũng sẽ bị
ảnh hưởng”. Theo bà Hương, nếu sống bằng nguồn nước và thức ăn nhiễm độc đó, động vật và
con người cũng mang theo mình nhiều chất độc hại. “Khâu truyền độc chất trung gian này con
người rất khó kiểm soát. Nếu chúng ta không biết thương môi trường, chính chúng ta phải gánh
chịu hậu quả mà nó mang lại”- thạc sĩ Hương nói.
18 nguồn thải nguy hại
Quy định 32 của Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, những chất thải được thải ra từ
18 nguồn thải sau đây được cho là chất thải nguy hại: dầu khí và than; sản xuất hóa vô
cơ; sản xuất hóa hữu cơ; nhiệt điện; luyện kim; sản xuất vật liệu xây dựng; tạo hình kim
loại; sản xuất các vật liệu che phủ; chế biến gỗ, giấy; chế biến da, lông và dệt nhuộm;
xây dựng; tái chế chất thải, xử lý cấp nước; y tế và thú y; nông nghiệp, lâm nghiệp và
thủy sản; thiết bị - phương tiện giao thông; chất thải hộ gia đình; dầu thải từ nhiên liệu
lỏng; chất thải bao bì...
Nguy cơ ô nhiễm chất thải rắn ngành điện tử
ND - Hiện nay, các kim loại được sử dụng cho ngành sản xuất điện tử được đánh giá là có nhiều
chất có độc tính cao. Ngoài các thành phần hữu cơ polyme, các kim loại nặng, kim loại bán dẫn còn
có các chất As, Se, Sb, Hg... Do đó, chất thải rắn của ngành điện tử được cho là một trong số những
chất thải nguy hại cho môi trường sinh thái và đời sống con người.
Theo các chuyên gia, nếu chất thải của ngành này không được thu gom và xử lý triệt để sẽ phát tán
ra môi trường và gây hậu quả không thể lường hết; đồng thời, việc xử lý cũng vô cùng khó khăn,
tốn kém. Theo số liệu tổng kết mới đây, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp ở Hà Nội hiện

nay khoảng 74.652 tấn/năm. Trong đó chất thải rắn ngành điện, điện tử là khoảng 1.066 tấn/năm.
Các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu là bìa các-tông, xốp, plastic, gỗ, găng tay, bo mạch hỏng,
linh kiện hỏng, chân linh kiện, bùn thải chứa kim loại nặng từ các nhà máy, các trạm xử lý nước
thải... Các loại chất thải này hiện do các công ty tự thu gom xử lý theo các phương pháp khác nhau.
Phần rác thải không thể tái chế hoặc sử dụng được và các loại chất thải điện tử phát sinh từ người
sử dụng, công ty môi trường đô thị Hà Nội thu gom xử lý riêng. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn rất
nhiều phần rác thải điện tử được những người thu mua phế liệu tự đốt lấy phần lõi đồng, sắt bên
trong. Việc làm này gây phát tán những nguồn khí độc trực tiếp ra môi trường...
Vấn đề xử lý nguồn chất thải rắn ngành điện tử được đặt ra một cách nghiêm trọng bởi không
giống như những loại chất thải thông thường khác, đa số các kim loại và hợp chất có trong chất thải
rắn điện tử đều có khả năng gây rối loạn quá trình trao đổi vật chất và năng lượng, gây ra những
khuyết tật trong tế bào và cơ thể sống dẫn đến có thể mắc một số bệnh như ung thư, viêm nhiễm,
rối loạn nội tiết. Nếu con người bị nhiễm độc thủy ngân có thể mắc một số chứng bệnh như đau
bụng, nôn mửa, thiếu máu. Khi nhiễm độc a-sen liều cao có thể dẫn đến tử vong, nhiễm liều thấp
nhưng tích tụ lâu ngày có thể mắc các bệnh nan y như ung thư.
Các thành phần chính trong chất thải rắn ngành điện tử như các kim loại, các hợp kim và hợp chất
khi để ở trạng thái bị cô lập chúng rất bền vững, nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với không khí, độ ẩm,
ánh sáng sẽ xảy ra các phản ứng hóa học làm cho chúng có thể dễ dàng hòa tan trong nước và
không khí. Ngoài một số các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, tạo mùi, giúp chúng ta có thể dễ dàng
phát hiện bằng cảm quan để phòng tránh, còn lại đa số các độc tố trong chất thải rắn ngành điện tử
là không mùi, không vị khiến cho việc phát hiện, đề phòng càng trở nên khó kiểm soát.
Viện trưởng Viện Môi trường đô thị và Công nghiệp Việt Nam PGS, TS Nguyễn Ðức Khiển cho
biết: Hiện nay các công nghệ để xử lý triệt để các chất thải này cũng yêu cầu kỹ thuật rất cao. Do
đó, việc quan trọng chúng ta cần làm là phải có biện pháp quản lý, thu gom, xử lý cẩn thận và chặt
chẽ ngay từ đầu. Nếu không hậu quả sau này sẽ vô cùng nghiêm trọng. Ðặc biệt, trong những năm
gần đây, các sản phẩm điện tử trôi nổi ngoài thị trường cũng được sử dụng và buôn bán với số
lượng lớn và ngày càng tăng.
Cũng theo PGS, TS Nguyễn Ðức Khiển, mặc dù chất thải rắn ngành điện tử có chứa nhiều chất độc
hại song trong đó cũng có nhiều kim loại quý hiếm được sử dụng. Do đó, việc cần làm là phải có
biện pháp xử lý hợp lý để vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường lại vừa tận dụng được các kim loại

này. Muốn làm được như vậy, trước hết chúng ta cần phải xây dựng các công cụ pháp lý quản lý
chất thải điện tử. Xây dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho việc phân loại, lưu chứa, thu gom, vận
chuyển các chất thải rắn. Các tiêu chuẩn này cũng quy định về việc giảm thiểu và tái chế chất thải.
Nhằm xử lý triệt để ngay từ đầu, chúng ta cũng cần có các cơ sở tái chế, xử lý rác thải điện tử tập
trung. Ðơn vị tái chế phải có đủ năng lực về công nghệ chuyên môn, máy móc thiết bị... Bên cạnh
đó, phải chú ý cả khâu tái thu hồi kim loại và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình tái chế. Khi
có được một hệ thống thu gom và xử lý hợp lý mới có thể hạn chế được những nguy cơ từ chất thải
rắn ngành điện tử ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường sống nói chung.
Ô nhiễm do chất thải rắn
Cập nhật lúc 09:39, Thứ Tư, 30/11/2005 (GMT+7)
,
(VietNamNet) – Việt Nam đang đối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm,
gây dịch nguy hiểm do môi trường đang bị ô nhiễm cả đất, nước và không khí…

Thông điệp trên đưa ra tại “Diễn đàn Quốc gia về sức khỏe môi trường” do Tổ chức Y
tế Thế giới (WHO) phối hợp cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) và Bộ Y tế tổ
chức tại Hà Nội vào ngày 29/11.

Nhiều tham luận đề ra các giải pháp nhằm ngăn ngừa và kiểm sóat tác động của ô
nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng.

Cục Y tế dự phòng Việt Nam đưa ra khuyến cáo, ô nhiễm môi trường tại nước ta đã
gia tăng mứa độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên
quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm.

Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác,... Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp
nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần
khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến

mức báo động.

Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả,
thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.

Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà
Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát
sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh họat
cả nước.

Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân
có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao.

Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm
dụng các sản phẩm hóa học…

Bộ TN&MT đề nghị cần sớm xây dựng và phát triển hệ thống giám sát, đánh giá và
thống kê ảnh hưởng xấu của các yếu tố môi trường lên sức khỏe người dân. Đặc biệt,
ưu tiên xử lý các loại hóa chất độc hại, bảo vệ nguồn nước ngầm và nước uống, tổ
chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân dân sống tại vùng chịu ảnh hưởng của ô
nhiễm, suy thóai môi trường.
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và
động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Thuật ngữ chất thải rắn được sử dụng trong tài liệu này là bao hàm tất cả các chất rắn hỗn hợp thải
ra từ cộng đồng dân cư đô thị cũng như các chất thải rắn đặc thù từ các ngành sản xuất nông
nghiệp, công nghiệp, khai khoáng ... Tài liệu này đặc biệt quan tâm đến chất thải rắn đô thị, bởi vì
ở đó sự tích luỹ và lưu toàn chất thải rắn có khả năng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sống của
con người.
Chất thải rắn có từ khi con người có mặt trên trái đất. Con người và động vật đã khai thác và sử
dụng các nguồn tài nguyên trên trái đất để phục vụ cho đời sống của mình và thải ra các chất thải

rắn.Khi ấy, sự thải bỏ các chất thải từ hoạt động của con người không gây ra vấn đề ô nhiễm môi
trường trầm trọng bởi vì mật độ dân cư còn thấp. Bên cạnh đó diện tích đất còn rộng nên khả năng
đồng hoá các chất thải rắn rất lớn, do đó đã không làm tổn hại đến môi trường. Khi xã hội phát
triển, con người sống tập hợp thành các nhóm, bộ lạc, làng, cụm dân cư thì sự tích lũy các chất thải
rắn trở thành một trong những vấn đề nghiêm trọng đối với cuộc sống của nhân loại. Thực phẩm
thừa và các loại chất thải khác bị thải bỏ bừa bãi khắp nơi trong các thị trấn, trên các đường phố,
trục lộ giao thông, các khu đất trống đã tạo môi trường thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của
các loài gậm nhấm như chuột ... Các loài gậm nhấm là điểm tựa cho các sinh vật ký sinh như là bọ
chét sinh sống và phát triển.Chúng là nguyên nhân gây nên bệnh dịch hạch.Do không có kế hoạch
quản lý chất thải rắn nên các mầm bệnh do nó gây ra đã lan truyền trầm trọng ở Châu Âu vào giữa
thế kỷ 14.
Mãi đến thế kỷ 19, việc kiểm soát dịch bệnh nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mới được quan
tâm.Người ta nhận thấy rằng các chất thải rắn như thực phẩm dư thừa phải được thu gom và tiêu
huỷ hợp vệ sinh thì mới có thể kiểm soát các loài gặm nhấm, ruồi, muỗi cũng như các vectơ truyền
bệnh. Mối quan hệ giữa sức khoẻ cộng đồng với việc lưu trữ, thu gom và vận chuyển các chất thải
không hợp lý đã thể hiện rõ ràng. Có nhiều bằng chứng cho thấy các bãi rác không hợp vệ sinh,
các căn nhà ổ chuột, các nơi chứa thực phẩm thừa… là môi trường thuận lợi cho chuột, ruồi, muỗi
và các vectors truyền bệnh sinh sản, phát triển. Việc quản lý chất thải rắn không hợp lý là một
trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí).Ví dụ các bãi rác
không hợp vệ sinh đã làm nhiễm bẩn các nguồn: nước mặt, nước ngầm bởi nước rỉ rác, gây ô
nhiễm không khí bởi mùi hôi. Kết quả nghiên cứu khoa học đã cho thấy gần 22 căn bệnh của con
người liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý.
Xã hội hóa thu gom, vận chuyển và xử lý rác
[25/04/2010, 19:15 (GMT+7) | 0 ý kiến]
H
UBND TP Cần Thơ đã giao cho Sở Xây dựng TP Cần Thơ xây dựng Đề án “Khuyến khích xã hội
hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020”.
Đề án này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các sở, ngành và các địa phương...
*THU GOM RÁC THẢI CHƯA TRIỆT ĐỂ
Theo đánh giá của Sở Xây dựng TP Cần Thơ, cùng với sự phát triển của thành phố, chất thải rắn

đang gia tăng nhanh chóng. Ước tính toàn thành phố thải ra khoảng 650 tấn chất thải rắn sinh hoạt
mỗi ngày, nhưng tỷ lệ thu gom đạt thấp (khoảng 63% vào năm 2008, đến năm 2009 tỷ lệ này nâng
lên không đáng kể), lượng rác còn lại được người dân thải vào các ao, sông, rạch... Năng lực quản
lý chất thải rắn sinh hoạt tại địa bàn các quận nội thành nhìn chung khá tốt; nhưng đối với các
quận, huyện ngoại thành (Cờ Đỏ, Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh...) việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt
hiệu quả chưa cao.
Hiện nay, các quận trung tâm thành phố như: Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng và Ô Môn đang hợp
đồng với Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ thu gom rác. Tổng lượng rác công ty này thu gom
cao nhất là 450 tấn/ngày. Rác thải do Công ty Công trình đô thị thu gom ở 3 quận (Ninh Kiều, Cái
Răng và Bình Thủy) được đem đổ tập trung tại Bãi rác Tân Long (ở huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu
Giang). Riêng rác thu gom ở quận Ô Môn được đổ tại bãi rác tạm trên địa bàn quận. Ở huyện
Phong Điền, hiện lượng rác thu gom hàng ngày chỉ khoảng 0,95 tấn, còn lại 51,55 tấn rác/ngày
chưa được thu gom và xử lý. Quận Thốt Nốt có lượng rác phát sinh hàng ngày là 41,5 tấn và tỷ lệ
thu gom cũng chỉ khoảng 60%. Huyện Vĩnh Thạnh lượng rác phát sinh hàng ngày khoảng 5 tấn và
tỷ lệ thu gom hiện nay là khoảng 40%.
Đối với chất thải rắn ở khu công nghiệp, Ban Quản lý Các khu chế xuất và công nghiệp TP Cần
Thơ phối hợp với Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ bố trí trạm lưu trữ, vận hành thử nghiệm
thiết bị đốt rác nguy hại tại Khu công nghiệp Trà Nóc 1 và 2 để xử lý rác thải. Đối với chất thải rắn
y tế, thành phố có 11 bệnh viện đa khoa, 8 bệnh viện chuyên khoa, 2 trường đào tạo nghiệp vụ y
tế... với lượng rác phát sinh hàng ngày khoảng 2,42 tấn. Khối lượng chất thải rắn y tế tại các bệnh
viện công lập và 2 bệnh viện tư nhân được thu gom và xử lý theo quy định; một số bệnh viện trang
bị lò xử lý rác, phần lớn các bệnh viện xử lý rác tại lò đốt rác của Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Cần Thơ. Tuy nhiên, do chưa quản lý chặt chẽ rác thải y tế của các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ như:
nhà thuốc, phòng mạch tư... nên rác thải y tế vẫn trộn lẫn với rác sinh hoạt...
*CẦN NHANH CHÓNG XÃ HỘI HÓA
Theo Sở Xây dựng TP Cần Thơ, xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn để
phấn đấu đạt tới mục tiêu 100% rác sinh hoạt được thu gom và xử lý hợp vệ sinh, 100% chất thải
công nghiệp và rác thải nguy hại được thu gom và xử lý, đến năm 2015 thực hiện hoàn chỉnh hệ
thống xử lý chất thải y tế trên địa bàn thành phố và 100% chất thải y tế được xử lý đúng qui định...
Dự thảo Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên

địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” được chia ra làm 2 giai đoạn thực hiện. Trong đó, giai đoạn từ
năm 2010 đến năm 2015 sẽ tăng cường công tác thu gom chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn
công nghiệp-độc hại; xây dựng và đưa vào vận hành các trạm trung chuyển rác tại các quận,
huyện; quy hoạch quản lý chất thải rắn. Đồng thời, triển khai xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn
sinh hoạt tại phường Phước Thới (quận Ô Môn) với qui mô 47 ha, công suất 700-1.000 tấn/ngày;
xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh tạm thời qui mô 20 ha (trong thời gian nhà máy xử lý chất
thải rắn xây dựng và sau khi bãi rác Tân Long lấp đầy, đóng cửa); xây dựng khu xử lý rác thải y tế
tập trung... Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, phân loại rác thải tại nguồn; xã hội hóa công tác
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn... Dự thảo đề án cũng dự báo khối lượng chất thải rắn
phát sinh đến năm 2015 khoảng 754 tấn/ngày, đến năm 2020 khoảng 870 tấn/ngày. Kinh phí dự
kiến thực hiện đề án là hơn 1.150 tỉ đồng, trong đó ngân sách thành phố hơn 100 tỉ đồng, vốn vay
ODA 150 tỉ đồng và còn lại 900 tỉ từ các doanh nghiệp đầu tư...
Tại cuộc họp góp ý Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” mới đây, các sở, ngành và các quận, huyện đã có
nhiều đóng góp thiết thực để Sở Xây dựng hoàn thiện đề án. Ông Đỗ Ngọc Bắc, Phó Giám đốc
Công ty Công trình đô thị TP Cần Thơ, nói: “Công ty rất ủng hộ đề án này, bởi vì hiện nay Công ty
Công trình đô thị không thể đảm đương thu gom, vận chuyển, xử lý hết lượng rác thải của thành
phố. Tuy nhiên, để thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động này, đề án phải có
giải pháp tài chính sao cho các đơn vị tham gia phải từ hòa vốn đến có lời, để các doanh nghiệp có
điều kiện tái đầu tư, vì phương tiện thu gom và vận chuyển rác phải đầu tư lớn nhưng thời gian sử
dụng mau hư hỏng. Đồng thời, Nhà nước nên đầu tư xây dựng các trạm trung chuyển rác và thu
phí các đơn vị sử dụng các trạm này (kinh phí xây dựng các trạm trung chuyển rất lớn). Mục tiêu
của đề án phải làm giảm chi phí cho Nhà nước, nhưng đồng phải cũng phải tăng cường chất lượng
phục vụ vệ sinh môi trường...”.
Nhiều ý kiến khác của các đại biểu cho rằng, việc phân kỳ đề án với giai đoạn từ năm 2010 đến
năm 2015 chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020 mới tập
trung xã hội hóa là chưa phù hợp. Cần phải sớm triển khai xã hội hóa công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn TP Cần Thơ để đáp ứng nhu cầu phát triển của thành
phố hiện nay, hướng tới thu gom và xử lý triệt để rác thải trên địa bàn thành phố, đảm bảo vệ sinh
môi trường lâu dài, bền vững. Ngoài ra, đề án phải tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia;

thành phố cũng nên có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư trong lĩnh vực này. Có như vậy mới có
nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn trên địa bàn thành phố trong thời gian tới...
Những ý kiến đóng góp sẽ được Sở Xây dựng tiếp tục chỉnh sửa và hoàn thiện đề án. Hy vọng
rằng Đề án “Khuyến khích xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa
bàn TP Cần Thơ đến năm 2020” sớm được UBND thành phố phê quyệt, để công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý rác trên địa bàn thành phố hoàn thiện hơn trong những năm tới...
Kế hoạch quản lý chất thải rắn ở TPHCM năm 2004-2005
Nhằm nâng cao năng lực và từng bước hoàn thiện hệ thống Quản lý chất thải rắn tại TPHCM,
nâng cao chất lượng vệ sinh đô thị trên toàn địa bàn thành phố, đặc biệt vào năm cao điểm 2004
(được chọn là năm Môi trường và Cải cách hành chính), từ đầu tháng 10 – 2003, Phòng Quản lý
Chất thải rắn thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã nghiên cứu và soạn thảo bản kế hoạch (lộ
trình) quản lý chất thải rắn ở TPHCM giai đoạn 2004-2005 và định hướng đến năm 2010. Sở Tài
nguyên và Môi trường cũng đã trình bày bản kế hoạch này trước thường trực UBND TPHCM vào
tháng 12-2003.
Dưới đây là nội dung tóm tắt và các mục tiêu cụ thể của kế hoạch quản lý chất thải rắn TPHCM
năm 2004-2005 (giai đoạn trước mắt).

Nội dung của bản kế hoạch bao gồm các chương trình và các mục tiêu cụ thể cần đạt được khi
triển khai thực hiện. Các nội dung chính bao gồm:

Quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp và y tế)
- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn sinh hoạt thải ra hàng ngày tại tất
cả các quận huyện. Để thực hiện tốt công tác này, ngoài cơ quan thực hiện chính là Sở Tài nguyên
và Môi trường (Phòng Quản lý chất thải rắn) còn đòi hỏi sự tham gia của một số lượng lớn nhân
sự tại các trường đại học, các viện và trung tâm nghiên cứu cũng như sự hợp tác tích cực của Công
ty Môi trường đô thị và tất cả các công ty dịch vụ công ích quận huyện. Hiện tại, Phòng Quản lý
chất thải rắn đã lên kế hoạch triển khai điều tra khảo sát để thu thập số liệu về chất thải rắn tại 24
quận huyện với sự phối hợp của các trường Đại học Bách khoa, Khoa học Tự nhiên, Nông lâm…
Các số liệu thu thập được sẽ là cơ sở để dự báo khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh

trong tương lai.
- Quy hoạch các bô, trạm trung chuyển rác (kết hợp với dự án do ADB tài trợ). Đây là công việc
hết sức quan trọng, giúp cho thành phố lựa chọn và xây dựng các bô, trạm trung chuyển rác với địa
điểm, quy mô và số lượng hợp lý hơn so với hiện tại.
- Quy hoạch khu liên hợp tái sinh, tái chế và xử lý chất thải rắn đô thị với mục tiêu đến năm
2015 thì tỷ lệ chế biến compost là 50%, tái chế 20%, đốt rác thành điện 10% và chôn lấp 10%.
- Xác định chính xác khối lượng và thành phần chất thải rắn (công nghiệp và y tế) thải ra của
23.000 cơ sở tiểu thủ công nghiệp, 800 nhà máy và 12 khu công nghiệp, 3 khu chế xuất, 1 khu
công nghệ cao, 59 bệnh viện, 400 trung tâm y tế, 5.140 phòng khám tư nhân và khoảng 6.970 nhà
thuốc. Công tác này cũng đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều đơn vị liên quan và bước triển
khai cũng tương tự như đối với chất thải rắn sinh hoạt.
- Quy hoạch vị trí các bãi chôn lấp (khu liên hợp xử lý chất thải rắn).Xây dựng hệ thống quản lý
(nhân sự, chính sách, quy định …) và hệ thống giám sát chặt chẽ mọi hoạt động trong lĩnh vực
quản lý chất thải rắn.
Mục tiêu cần đạt được: quy hoạch tổng thể hệ thống quản lý chất thải rắn (sinh hoạt, công
nghiệp và y tế) phải hoàn thành báo cáo và trình UBND thành phố phê duyệt vào cuối tháng 9-
2004.

Chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn
- Xây dựng hệ thống phí và thu phí quản lý chất thải rắn (bao gồm phí thu gom, tồn trữ, trung
chuyển, vận chuyển, xử lý và chôn lấp chất thải rắn) trên cơ sở khoa học và mang tính xã hội cao.
- Xây dựng hồ sơ đấu thầu cho các quận huyện và các thành phần tư nhân tham gia thực hiện tất
cả các quy trình trong hệ thống quản lý.
- Xây dựng hệ thống quản lý hành chính đồng bộ.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh
tế tham gia vào hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn và mọi tổ chức đoàn thể xã
hội tham gia vào giám sát hệ thống quản lý chất thải rắn.
Mục tiêu cần đạt được: chương trình xã hội hóa hệ thống quản lý chất thải rắn phải hoàn
thành báo cáo và trình UBND thành phố phê duyệt vào cuối tháng 9 – 2004.


Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn
- Thực hiện triển khai thí điểm tại bốn quận 1,4,5,10. Trong đó, quận 5 đã thực hiện tại phường
12 và trường phổ thông trung học Hùng Vương (1998-1999)
- Phân loại chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ).
- Xây dựng trạm phân loại tập trung tại Gò Cát hoặc Đa Phước phục vụ cho bốn quận thí điểm.
- Xây dựng nhà máy chế biến compost.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến phù hợp cho tái sinh tái chế.
Mục tiêu cần đạt được: chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn phải hoàn thành việc
phân loại cơ bản chất thải rắn thành hai thành phần (hữu cơ và vô cơ) trong thời gian từ tháng 1-
2004 đến tháng 12-2005 tại bốn quận thí điểm, song song hoàn chỉnh hệ thống thu gom, vận
chuyển và xử lý theo công nghệ phân loại chất thải rắn tại nguồn.
Bên cạnh các chương trình lớn cần thực hiện trên, kế hoạch quản lý chất thải rắn thành phố
năm 2004-2005 còn nêu ra các nội dung và mục tiêu đối với việc hoàn thiện hệ thống quản lý và
hệ thống công nghệ công trình, cụ thể như sau:

Đối với hệ thống quản lý
- Bổ sung và hoàn thiện chính sách, quy chế, quy định và các quy trình quản lý. Thời gian thực
hiện từ tháng 1-2004 đến tháng 6-2004 và hoàn thiện hàng năm.
- Nâng cao ý thức cộng đồng bằng cách thực hiện các chương trình tuyên truyền, cổ động dưới
mọi hình thức như phát hành tờ bướm, băng rôn, biểu ngữ… với nội dung nhằm nâng cao ý thức
của người dân thành phố trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường đô thị, toàn dân tham gia công tác
quản lý chất thải rắn, xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp. Thời gian tổ chức các đợt tuyên truyền
vào các ngày lễ lớn trong năm như 30-4, 1-5, 5-6, 2-9… Công việc này đòi hỏi sự kết hợp của các
sở ban ngành và nhất là sự tham gia và ủng hộ của các tổ chức xã hội trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức các khóa đào tạo và tập huấn về nghiệp vụ quản lý chất thải rắn cho các cơ quan và
đơn vị: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty Môi trường đô thị, các công ty dịch vụ công ích,
các tổ tài nguyên môi trường tại quận huyện và một số đối tượng khác. Hàng năm tổ chức từ 6-12
lớp đào tạo và tập huấn (30người/lớp/1-2 tuần).

Đối với hệ thống công nghệ công trình

- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 1.000m3/ngđ với công nghệ hóa học kết hợp hệ
thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (tạm thời) (Dự án 1) trong năm 2004.
- Xây dựng trạm xử lý nước rò rỉ công suất 800m3/ngđ với công nghệ sinh học kết hợp công
nghệ lọc màng hoặc hệ thống hồ sinh học tại bãi chôn lấp Phước Hiệp, Củ Chi (lâu dài) (Dự án 2)
trong năm 2004.
- Đổi mới công nghệ và trang thiết bị phục vụ công tác quản lý chất thải rắn đô thị và công
nghiệp trong năm 2004.
- Duyệt và xây dựng hai bãi chôn lấp Đa Phước và Phước Hiệp (giai đoạn 2) trong năm 2004.
- Hoàn thành và xét duyệt dự án khả thi Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Tân Thành (Thủ Thừa
– Long An) trong năm 2004.
- Nghiên cứu dự án xây dựng hai nhà máy chế biến compost và sản xuất phân hữu cơ có công
suất 1.000tấn/ngày tại Phước Hiệp (Củ Chi), Đa Phước và chương trình nghiên cứu ứng dụng đầu
ra phân compost cho nông nghiệp.
- Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm đốt rác y tế công suất 500kg/ngđ tại xã Linh Xuân trong
năm 2004.
- Hoàn thành thủ tục và xây dựng Trạm xử lý chất thải nguy hại và chất thải công nghiệp tại
Linh Xuân trong năm 2005.
- Lập dự án khả thi xây dựng khu liên hợp xử lý chất thải công nghiệp (kể cả chất thải nguy hại)
trong năm 2005.
- Xây dựng hệ thống giám sát chất lượng các bãi chôn lấp (nước, không khí, sụt lún…) phục vụ
công tác quản lý và đào tạo trong năm 2004.
Với khối lượng công việc to lớn được nêu ra trong bản kế hoạch Quản lý chất thải rắn TPHCM
năm 2004-2005, nhất thiết phải có sự tham gia, phối hợp chặt chẽ giữa Sở Tài nguyên và Môi
trường và các sở ban ngành thành phố, các đơn vị và tổ chức liên quan cũng như được sự chỉ đạo
xuyên suốt của UBND thành phố và đặc biệt là sự đồng tình ủng hộ của toàn thể người dân sinh
sống tại TPHCM. Có như vậy, bản kế hoạch mới có thể thực hiện thành công và thực sự đem lại
hiệu quả rõ rệt.
Chúng ta hãy tin tưởng rằng với nội dung “Kế hoạch Quản lý chất thải rắn TPHCM năm 2004-
2005” hệ thống quản lý chất thải rắn hiện tại sẽ từng bước được hoàn thiện và sẽ phát huy ưu điểm
trong quá trình vận hành, đáp ứng được lòng mong mỏi của lãnh đạo và toàn thể nhân dân

TPHCM, để thành phố luôn xứng đáng với tầm vóc là một trung tâm thương mại, khoa học kỹ
thuật, dịch vụ.. và thực sự là một thành phố sạch, xanh, đẹp của cả nước.
CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI CHO CÁC KHU, CỤM TUYẾN DÂN CƯ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH AN GIANG
KS. Nguyễn Dương Quỳnh - Phòng QLCN và ATBX
Sở Khoa học và Công nghệ An Giang

Nhu cầu xử lý rác thải
Rác thải sinh hoạt là vấn đề nhức nhối đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị
hoá, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Ở các đô thị lớn của Việt
Nam, rác thải đã và đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Xử lý rác luôn là vấn đề làm
đau đầu các nhà quản lý môi trường đô thị. Không riêng gì đối với các đô thị đông dân cư,
việc chọn công nghệ xử lý rác như thế nào để đạt hiệu quả cao, không gây nên những hậu
quả xấu về môi trường trong tương lai và ít tốn kém chi phí luôn là nỗi bức xúc của các
ngành chức năng. Đối với các khu, cụm tuyến dân cư như ở các xã trên địa bàn các huyện
của tỉnh An Giang, việc lựa chọn mô hình xử lý rác cho phù hợp và ít tốn kém lại càng khó
khăn hơn.
Để thực hiện tốt công tác quản lý, xử lý rác thải, Sở Khoa học và Công nghệ và Sở Tài
nguyên và Môi trường phối hợp với Ủy ban nhân dân 9 huyện trong tỉnh triển khai mô hình
"Chuyển giao mô hình quản lý, xử lý chất thải rắn". Mô hình đã thực hiện ở các huyện
Tịnh Biên, Châu Thành, đang thực hiện ở các huyện Châu Phú, Thoại Sơn và sẽ triển khai
ở 5 huyện còn lại từ nay đến năm 2010. Kết quả thực hiện mô hình sẽ góp phần làm giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện mỹ quan và nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng
đồng dân cư, đồng thời tạo điều kiện đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, thu gom xử lý
chất thải rắn. Tuy nhiên, hiện nay các mô hình này chỉ mới quản lý và xử lý rác thải ở mức
độ giới hạn, để giải quyết triệt để rác thải ở các khu, cụm tuyến dân cư trong thời gian tới,
cần áp dụng các giải pháp công nghệ xử lý chất thải triệt để và hoàn chỉnh hơn.
Một số công nghệ xử lý rác thải có thể ứng dụng cho An Giang
Để xử lý rác thải, phương pháp đơn giản nhất là chôn rác, thế nhưng, với lượng rác thải
ngày càng tăng, không dễ gì tìm được những khu đất đủ rộng để chôn rác. Hơn nữa, đem

rác đi chôn là một việc làm bất đắc dĩ vì những hậu quả lâu dài của nó khó mà lường hết
được như: ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rác rò rỉ thấm xuống, phát sinh các khí độc
hại, chi phí cao cho việc chống rò rỉ và xử lý khí thải… Một số nhà máy chế biến phân bón
từ rác thải đã hình thành nhưng xem ra những sản phẩm phân bón vi sinh còn khó tiêu thụ
vì nông dân chưa quen sử dụng các loại phân bón này…
Gần đây, với sự tập trung đầu tư nghiên cứu, một số công nghệ mới xử lý rác thải đạt hiệu
quả cao đã ra đời:
* Công nghệ xử lý nhiệt phân rác đô thị (công nghệ Entropic) của công ty Entropic
Energy:
So với phương pháp chôn lấp và phương pháp đốt, phương pháp nhiệt phân với nhiệt độ
thấp tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn như: cho ra sản phẩm chính là than tổng hợp có hàm lượng
lưu huỳnh thấp có thể dùng làm nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện, quy trình xử lý đơn
giản, vì xử lý trong nhiệt độ thấp (khoảng 50
oC
) nên tránh được các nguy cơ phản ứng sản
sinh ra chất độc hại và hiệu quả xử lý rất cao. Công ty Entropic Energy cũng đề xuất một
mô hình nhà máy xử lý rác phù hợp với thành phố Hồ Chí Minh với công suất xử lý: 6.400
tấn rác/ngày, sản phẩm chính thu được là 1.500 tấn than tổng hợp, nếu xây dựng luôn một
nhà máy phát điện kèm theo sử dụng hết chỗ than này thì sẽ cho ra một lượng điện năng là
150 MW/ngày. Ngoài ra, còn có nhiều sản phẩm phụ khác như nhiên liệu tái sinh, nước,
khí hydro, dầu nặng, nhẹ… Đây là một trong những công nghệ tiên tiến của thế giới trong
việc xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, nhưng còn ở quy mô lớn và là một trong những
mục tiêu áp dụng phát triển bền vững cho các đô thị đông dân cư, chưa áp dụng được ở các
khu, cụm tuyến dân cư quy mô vừa và nhỏ.
* Xử lý rác thải theo phương pháp 3R (viết tắt từ tiếng Anh, 3R là Reduce/Giảm thiểu -
Reuse/Tái sử dụng - Recycle/Tái chế): Hà Nội đang thực hiện và chính thức trở thành một
trong 4 thành phố ở châu Á triển khai. Trong vòng 3 năm (từ 2007 đến 2009), cơ quan phát
triển Nhật Bản (JICA) sẽ tài trợ 3 triệu USD cho Hà Nội để thực hiện dự án tại 4 quận nội
thành: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa; sau đó sẽ nhân rộng ra toàn thành
phố. Theo tính toán của JICA, nếu thực hiện tốt mô hình 3R, mỗi tháng thành phố Hà Nội

sẽ tiết kiệm được gần 4 tỷ đồng chi phí xử lý rác. Phương pháp thực hiện là rác sẽ được
phân loại tại nguồn, rác vô cơ và rác hữu cơ được tách riêng và phấn đấu đến năm 2010 sẽ
tận dụng được 30% rác. Những loại rác hữu cơ đã và đang được sử dụng làm phân bón.
Các loại rác như ni-lông, bìa giấy loại, nhựa... sẽ được tái chế để dùng làm nguyên liệu.
Còn các loại rác vô cơ khác được tái chế thành vật liệu xây dựng nhẹ cấp thấp được dùng
cho các công trình cảnh quan đô thị. Như vậy, phần rác cần chôn lấp sẽ giảm đi…”
Trên thế giới, việc tái chế và tận dụng nhiều loại nguyên vật liệu từ rác đã được làm từ lâu,
mang lại hiệu quả cả về môi trường lẫn kinh tế. Tại các nước phát triển, mỗi gia đình đều
tự giác phân loại rác thải thành hữu cơ, vô cơ và rác tái chế… theo quy định nhằm thuận
lợi cho việc tái chế và xử lý. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề tưởng chừng đơn giản này hầu
như chưa được thực hiện.
* CÔNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN BẰNG PHƯƠNG PHÁP YẾM KHÍ
TUỲ NGHI A.B.T (ANOXY BIO TECHNOLOGY):

Sơ đồ công nghệ :
- Nguyên lý hoạt động:
Rác tại các điểm tập kết trong thành phố được xử lý mùi hôi bằng chế phẩm sinh học, sau
đó đưa vào hầm ủ, trước khi đưa rác vào, hầm ủ có phun chế phẩm sinh học và chất phụ
gia sinh học. Rác tại các điểm tập kết đưa về sân xử lý không cần phân loại cho vào hầm ủ,
quá trình thực hiện có phun và trộn chế phẩm sinh học, dùng bạt phủ kín hầm và ủ trong
thời gian 28 ngày; trong thời gian ủ cứ 3 ngày mở bạt kiểm tra, phun bổ sung chế phẩm
sinh học lên bề mặt. Sau 28 ngày tiến hành đưa rác lên phân loại rác, các thành phần phi
hữu cơ xử lý riêng, mùn hữu cơ được chế biến thành phân hữu cơ sinh học.
- Đặc điểm công nghệ:
Ưu điểm:
+ Tái chế các chất không phân hủy thành những vật liệu có thể tái sử dụng được.
+ Không tốn đất chôn lấp chất thải rắn.
+ Không có nước rỉ rác và các khí độc hại, khí dễ gây cháy nổ sinh ra trong quá trình phân
hủy hữu cơ do đó không gây ô nhiễm môi trường.
+ Không phân loại ban đầu, do đó không làm ảnh hưởng đến công nhân lao động trực tiếp.

+ Thiết bị đơn giản, chi phí đầu tư thấp.
+ Vận hành đơn giản, chi phí vận hành thường xuyên không cao.
- Phạm vi áp dụng:
Có thể áp dụng cho nhiều quy mô công suất khác nhau, có thể áp dụng ở các khu vực nông
thôn, thành thị. Khu xử lý có thể xây dựng không quá xa đô thị do không có nước rỉ rác và
các khí độc hại thải ra.
Công nghệ xử lý rác yếm khí tùy nghi ABT có thể nâng công suất xử lý từ 5m
3
/ngày (2
tấn/ngày) lên 10 m
3
/ngày (4 tấn/ngày) và có thể nâng lên xử lý 100 m
3
rác/ngày (40
tấn/ngày), tùy vào nhu cầu xử lý rác và điều kiện địa phương. Chi phí chuyển giao công
nghệ không cao so với các công nghệ khác và có thể áp dụng cho việc xử lý rác tại các bãi
chứa rác ở xã, thị trấn cách xa bãi rác lớn tập tung của huyện, thị.
Nhu cầu về thu gom, xử lý rác tại các huyện, thị, thành phố hiện nay rất cao, trên thực tế
chỉ thu gom được 31% trên tổng số 1000 tấn rác/ngày. Toàn tỉnh có 11 bãi rác lớn phân bố
ở 11 huyện, thị thành phố và 161 điểm trung chuyển và bãi rác nhỏ nằm rải rác. Các bãi rác
nhỏ và các điểm trung chuyển chỉ làm nhiệm vụ chứa rác (chưa xử lý) nên gây ô nhiễm
môi trường.
Mô hình xử lý rác theo công nghệ trên có thể thực hiện ở An Giang vì có nhiều ưu điểm,
phù hợp với điều kiện ở các cụm, tuyến dân cư, chợ nông thôn, khu tập trung đông dân cư
vùng nông thôn - những nơi xa không có điều kiện chuyển rác về bãi rác tập trung./.
Chi phí xử lý rác ở các bãi rác tại TPHCM: Không đồng nhất do khác công nghệ và phương thức
đầu tư
Cập nhật 10:42 AM - 14/07/2009
Tuần qua, trong phiên họp HĐND TPHCM lần thứ 16 khóa VII, nhiều đại biểu HĐND TP đã chất vấn
Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Đào Anh Kiệt về chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước

“Tại sao cao hơn một số nơi khác?”. Về việc này, lãnh đạo Thành ủy, UBND TPHCM đã yêu cầu Sở
TN-MT phải trả lời cụ thể. Đây là băn khoăn chính đáng của các đại biểu và đồng bào cử tri thành
phố. Để làm rõ thêm vấn đề này, PV Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đào Anh Kiệt (ảnh).
Chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước: Vì sao cao?
Thưa ông, tại sao chi phí xử lý rác ở bãi rác Đa Phước lại lên tới 16,4 USD/tấn trong khi đó
chi phí xử lý rác ở nhà máy chế biến phân compost của một số đơn vị khác như Việt Star,
Tâm Sinh Nghĩa… chỉ từ 6-9 USD/tấn?

Có sự khác biệt giữa việc xử lý rác ở Đa Phước do Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam
làm chủ đầu tư với các đơn vị khác. Ở Đa Phước, Nhà nước chỉ làm công tác đền bù giải tỏa, tất cả
các vấn đề xây dựng hạ tầng cơ sở đều do chủ đầu tư thực hiện. Việc xây dựng hạ tầng cơ sở ở Đa
Phước lại hoàn toàn không đơn giản bởi nơi này trước kia là đầm lầy ngập mặn. Chủ đầu tư phải
nhổ cây, gia cố móng tới 6 bước: đầm nén, đổ cát, lót lớp HBDE, bấc thấm… để nước rỉ rác không
thấm xuống đất, rồi đặt hệ thống thu gom nước rỉ rác, khí thải, làm đường, điện, nước…
Công nghệ xử lý rác ở đây cũng không phải chỉ có chôn lấp mà còn có làm phân compost, tái chế
nhựa, xử lý nước rỉ rác, sục khí phát điện… Hiện chủ đầu tư đang tiến hành xây dựng các nhà máy
làm phân, tái chế nhựa… dự kiến đến cuối năm 2009 sẽ đưa vào vận hành. Đây là một khu xử lý
rác khép kín với hệ thống quan trắc nước, khí thải đồng bộ. Tất cả rác vào đây đều được xử lý triệt
để, trong khi đó nhiều nhà máy sản xuất phân compost khác chỉ có một công nghệ là sản xuất
phân. Những phần còn lại của rác (không thể làm phân) vẫn phải đưa đi nơi khác xử lý.
Điều quan trọng hơn nữa là tại nhiều khu xử lý rác, Nhà nước đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh hệ
thống tầng kỹ thuật. Các nhà đầu tư chỉ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy. Chi phí xử lý rác ở
các nhà máy này phần lớn là chi phí được tính toán cách đây khoảng 10 năm (lúc lập phương án
đầu tư). Hiện nhiều đơn vị cũng đã có văn bản đề nghị sở xem xét điều chỉnh lại chi phí lên
khoảng 12 USD/tấn rác, cho phù hợp với tình hình mới.
Khu xử lý rác Phước Hiệp, Củ Chi do Công ty Môi trường Đô thị (trực thuộc Sở TN-MT)
quản lý cũng với công việc tương tự như ở Đa Phước nhưng chi phí chỉ khoảng 12 USD/tấn.
Tại sao, thưa ông?
Chi phí này chưa tính đủ chi phí xây dựng hạ tầng gồm sàn trung chuyển, đường, điện, nước vì tất
cả những cái này cơ bản đã có sẵn. Đặc biệt, chưa có chi phí xử lý nước rỉ rác. Chi phí này được

tính riêng. Công ty Môi trường Đô thị tận dụng lại. Hiện nay, Công ty Môi trường Đô thị đang tiếp
tục xây dựng bãi chôn lấp số 3 cũng ở Phước Hiệp. Tính toán sơ bộ, toàn bộ chi phí này đã lên tới
hơn 15 USD/tấn rác.
Như ông nói ở trên, chi phí xử lý rác 16,4 USD/tấn rác ở Đa Phước là cho toàn bộ công nghệ
từ chôn lấp, tái chế nhựa, làm phân compost, sục khí phát điện… Hiện nay tại Đa Phước mới
chỉ chôn lấp rác, tại sao chi phí vẫn là 16,4 USD/tấn?
Hiện nay bãi rác Đa Phước đang tiếp nhận 3.000 tấn rác/ngày đúng theo hợp đồng với TPHCM.
Tất cả lượng rác này đều được chôn lấp hợp vệ sinh trong khi chờ đợi các nhà máy tái chế, làm
phân compost… xây dựng xong. Việc phân kỳ xử lý lượng rác này như thế nào, theo tôi, Công ty
TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam được quyền chủ động tính toán.

Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam ở xã Đa Phước huyện Bình Chánh tiếp nhận rác để xử lý.
Ở góc độ quản lý, sở chỉ quan tâm đến việc chấp hành các quy định về vệ sinh môi trường và các
quy định pháp luật khác có liên quan, của đơn vị này. Cũng phải nói thêm là Đa Phước đã tiếp
nhận rác sớm hơn kế hoạch. Vào đầu năm 2007, TPHCM đóng cửa bãi rác Gò Cát, lượng rác ở
đây phải đưa qua bãi Phước Hiệp. Bãi Phước Hiệp bị quá tải đã bị lún, sụt và thành phố đã yêu cầu
bãi rác Đa Phước chia tải cho Phước Hiệp mặc dù còn nhiều hạng mục chưa xây dựng xong.
Chưa có vành đai xanh cách ly
Ông nói rác đang được chôn lấp hợp vệ sinh tại Đa Phước, tại sao thời gian qua nơi đây lại
xảy ra tình trạng ruồi, mùi hôi bay vào nhà dân xung quanh?
Theo kết luận của đoàn kiểm tra liên ngành y tế và môi trường thì ruồi bùng phát ở đây chủ yếu do
thời tiết nóng, ẩm giao giữa 2 mùa mưa và nắng và Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt Nam
đã không lường trước được điều này. Tuy nhiên, khi được khuyến cáo, họ đã phối hợp với ngành
chức năng xử lý xong chuyện ruồi bùng phát.
Về việc xử lý mùi hôi của rác, công ty cũng đã nỗ lực thực hiện nhưng cái khó là vành đai xanh
cách ly giữa bãi rác với các khu dân cư xung quanh chưa được xây dựng nên vấn đề chưa xử lý
được căn cơ (theo quy định, xung quanh các bãi rác phải có hàng cây xanh cách ly để cản bớt mùi
rác và giữ gìn vệ sinh môi trường-PV). TPHCM đã dành 322ha đất ở Đa Phước để làm việc ấy
nhưng phần đất này hiện mới trong giai đoạn đền bù, giải tỏa.
Là một khu xử lý rác được ông đánh giá là hiện đại bậc nhất trong khu vực, vậy tại sao chỉ có ở Đa

Phước mới có chuyện ruồi bùng phát, mùi hôi phát tán, trong khi những bãi rác khác ở Củ Chi lại
không gặp những vấn đề ấy?
Để ruồi bùng phát mà không lường trước được là sai sót của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn
Việt Nam và họ đã khắc phục. Còn mùi hôi thì thực ra trong quá trình tiếp nhận rác (khi rác chưa
được lu lèn, phun thuốc và phủ bạt) thì ở bãi rác nào cũng có mùi hôi. Các bãi rác ở Phước Hiệp,
Củ Chi cũng thế nhưng ở đó cây xanh nhiều nên đã cản được mùi hôi. Người dân Củ Chi cũng
không sinh sống sát bãi rác như ở Đa Phước.
Về việc đánh giá công nghệ hiện đại hay không hiện đại theo tôi ngoài yếu tố kỹ thuật còn phải
tính đến yếu tố lịch sử. Cách đây vài năm, công nghệ của Công ty TNHH Xử lý chất thải rắn Việt
Nam sử dụng là hiện đại. Hiện nay có thể đã có những công nghệ mới hơn.
Một câu hỏi cuối, tại sao TPHCM lại ứng trước 9 triệu USD cho việc xây dựng bãi rác Đa
Phước?
Đây là một thủ tục trong đầu tư, nó chứng tỏ quyết tâm xây dựng bãi rác của thành phố. Số tiền ấy
đang được trừ trả dần vào chi phí xử lý rác ở đây.
Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng: Thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm có ích
Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng.
Dự án quản lý và xử lý chất thải rắn TP Hải Phòng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ tháng 8/1997.
Mục tiêu của dự án là lập chương trình tổng hợp và thực hiện việc quản lý, thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn của TP Hải Phòng.
Dự án thực hiện tại P.Tràng Cát, Q.Hải An, trên diện tích 60ha, trong đó 40ha làm bãi đổ rác, 20ha xây nhà
máy xử lý rác. Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn I là 27,786 triệu USD (tương đương 360 tỷ đồng), trong
đó vốn vay ưu đãi của Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc 19,6 triệu USD, vốn đối ứng từ ngân sách
địa phương và quyền sử dụng đất 5,7 triệu USD. Chủ đầu tư là Cty Môi trường đô thị Hải Phòng (thuộc Sở
Xây dựng Hải Phòng). Nội dung chính của giai đoạn I là sử dụng công nghệ ủ vi sinh để xử lý chất thải đô
thị, gồm: Cung cấp thiết bị, kỹ nghệ để chuẩn hoá rác và bùn cống ga thành sản phẩm hữu cơ có ích; xây
dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ phục vụ cho nhà máy chế biến phân ủ có công suất xử lý 200 tấn chất thải đô
thị và 40 tấn bùn cống ga mỗi ngày...
Dự án khởi công tháng 9/2003, nhưng việc triển khai thực hiện không tiến triển được. Nguyên nhân chính
là do người dân Tràng Cát ban đầu chưa nhận thức được lợi ích của dự án, tỏ thái độ bất bình, ngăn chặn
việc đổ rác tại bãi rác Tràng Cát và ngăn cản việc xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn. Vì vậy, Dự án đã

phải dừng lại từ tháng 10/2004.
Công nhân vận hành chạy thử dây chuyền sản xuất phân compost.
Trước sự việc trên, UBND TP Hải Phòng đã có những biện pháp chỉ đạo đặc biệt các cơ quan chức năng
của TP tìm giải pháp tích cực, từng bước tháo gỡ khó khăn, ổn định tình hình an ninh trật tự, nên đến
tháng 9/2006 dự án mới được hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đến thời điểm này, dự án lại tiếp tục gặp rất
nhiều khó khăn, trở ngại. Đó là Cty Tae sung Ltd - một trong ba thành viên của Liên danh nhà thầu Hàn
Quốc, là đơn vị trực tiếp thi công đã bị phá sản (Liên danh nhà thầu chỉ còn lại hai thành viên Dae wooInt-
Daewoo E&C); hầu hết nhân sự BQL DA của nhà thầu thay đổi; việc sử dụng công nghệ từ những năm
1990 cần phải được điều chỉnh để tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới và đáp ứng tiêu chí mới của Luật
Bảo vệ môi trường; thời hạn thực hiện dự án theo Hiệp định tín dụng đã kết thúc vào tháng 3/2006. Bên
cạnh đó, nhiều luật, nghị định và thông tư mới của Nhà nước và Chính phủ ban hành có liên quan đến đầu
tư và xây dựng làm cho dự án chưa kịp điều chỉnh, bổ sung để thực hiện.
Hàng loạt khó khăn đến cùng một lúc làm cho dự án tưởng chừng không thực thi được. Nhưng với quyết
tâm đến cùng, lãnh đạo TP, các ngành chức năng TP, các bộ, ngành liên quan Trung ương, Ngân hàng
Xuất nhập khẩu Hàn Quốc, Cty Môi trường đô thị, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đã vào
cuộc đọ sức mới, vượt mọi khó khăn để hoàn thành bằng được những nội dung chính của dự án. Gần 20
công việc chính đồng thời cũng là gần 20 giải pháp chủ yếu do Cty Môi trường đô thị Hải Phòng - đơn vị
chủ đầu tư dự án triển khai thực hiện đã từng bước làm cho diện mạo và hoạt động của dự án sáng dần
lên và sôi động hẳn lên. Từ BQL DA đến nhà thầu thi công, nhà thầu giám sát được kiện toàn, đổi mới về
mọi mặt hoạt động. Các thủ tục, văn bản phục vụ dự án được bổ sung, điều chỉnh cụ thể. Đáng kể là việc
làm thủ tục để Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hàn Quốc thoả thuận gia hạn Hiệp định tín dụng cho dự
án. Nhiệm vụ nhập khẩu sử dụng công nghệ mới được thực hiện khẩn trương theo đúng yêu cầu đề ra.
Tiếp đó là việc tổ chức bảo vệ thành công trước Hội đồng khoa học của TP về công nghệ xử lý rác và công
nghệ xử lý mùi, xử lý nước thải đã gây thêm niềm tin cho mọi lực lượng tham gia thực hiện dự án. Để đảm
bảo sự tin cậy vững chắc cho dự án, Cty Môi trường đô thị đã tổ chức một đoàn cán bộ đi tham quan,
nghiên cứu công nghệ xử lý rác, xử lý nước thải ở một số nơi trên toàn quốc. Từ đó, rút ra những bài học
để điều chỉnh, hoàn thiện công nghệ cho Nhà máy xử lý rác tại Hải Phòng. Qua thực tế cho thấy, các nhà
máy tuy sử dụng công nghệ tiên tiến của nước ngoài khác nhau nhưng đều có một điểm giống nhau là một
số công nghệ ủ lên men được sử dụng ở Việt Nam để xử lý rác thải phần lớn đã bị thất bại. Bài học từ các
nhà máy này còn phải kể đến hệ thống phân loại rác kém hiệu quả, không tạo ra sản phẩm sạch để sử

dụng làm phân bón. Hệ thống xử lý rác, nước thải, xử lý mùi chưa thực sự được quan tâm. Chi phí đầu tư,
vận hành và bảo dưỡng còn cao...
Từ những bài học cụ thể, thực tế trên, Cty Môi trường đô thị đã chỉ đạo BQL DA sát cánh cùng liên danh
nhà thầu Dae wooInt Daewoo E&C nghiên cứu, khảo sát, kiên trì, sáng tạo tìm ra những giải pháp hữu
hiệu để thi công xây dựng nhà máy tốt nhất, để không còn tình trạng yếu kém như một số nhà máy đã và
đang hoạt động lặp lại ở Nhà máy xử lý rác Hải Phòng. Như vậy, càng thấy rõ thêm xử lý rác đang là vấn
đề rất khó trên thế giới và càng khó đối với một nước nghèo như Việt Nam. Nhưng có một điều đáng
mừng là qua nghiên cứu thực tế, các nhà chuyên môn cho biết, công nghệ ủ lên men được xem là công
nghệ thích hợp với Hải Phòng cả về địa lý, thổ nhưỡng và việc sử dụng công nghệ mới hiện nay. Từ đó,
nhà máy sẽ đáp ứng được hai yếu tố quan trọng mang tính quyết định sống còn của một nhà máy xử lý rác
là không gây ô nhiễm môi trường và hệ thống tách lọc hiện đại để tạo ra sản phẩm phân bón tốt.
Qua hơn 3 năm hoạt động trở lại, trải bao bước thăng trầm, đến nay, dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn
Hải Phòng đã hoàn thành. Nhà máy được đầu tư xây dựng đồng bộ, có dây chuyền công nghệ thiết bị tiên
tiến trên cơ sở đúc rút từ những bài học, kinh nghiệm thất bại và chưa thành công của những dự án xử lý
chất thải rắn trong nước đã thực hiện. Nhà máy đã lắp đặt 4 dây chuyền công nghệ xử lý chất thải rắn, sử
dụng công nghệ vi sinh tiên tiến của Hàn Quốc, gồm: Dây chuyền công nghệ phân loại; dây chuyền công
nghệ lên men bằng phương pháp sinh học; dây chuyền công nghệ sinh học, công đoạn ủ chín; dây chuyền
tự động sàng và đóng bao. Cùng với hệ thống điện động lực, Nhà máy có hệ thống điều khiển ứng dụng
công nghệ tin học tiên tiến, có bãi chôn lấp chất thải rắn hiện đại nhất trong cả nước. Nhà máy được trang
bị 47 xe chuyên dụng, sản xuất tại Hàn Quốc để phục vụ sản xuất. Nhà máy đã vận hành chạy thử theo
công suất thiết kế. Các công đoạn trong dây chuyền sản xuất đều đạt các chỉ tiêu thiết kế cho sản phẩm
phân compost đạt tiêu chuẩn chất lượng. Vì lẽ đó, Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng được đánh giá
vào loại bậc nhất hiện nay ở Việt Nam, có tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đó là tín hiệu vui cho sự mở đầu
thành công của nhà máy trên chặng đường phát triển và tồn tại. Đây cũng là cơ sở ban đầu để khẳng định
Nhà máy xử lý chất thải rắn Hải Phòng thân thiện với môi trường và tạo ra sản phẩm hữu cơ có ích. Nhà
máy được UBND TP Hải Phòng tổ chức lễ khánh thành vào ngày 6/12 năm nay và sau đó chính thức đi
vào hoạt động, sẵn sàng chế biến 200 tấn rác thải trong một ngày.
HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Trong những năm qua, cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành y tế nước ta đã có
những bước phát triển đáng khích lệ trong công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Tuy nhiên, vấn đề quản lý chất thải rắn (CTR) trong ngành y tế đang là mối
quan tâm đáng lo ngại cho các ngành chức năng. Trong điều kiện đó, ngành y tế vùng đồng
bằng sông Cửu Long cũng đã gặp những khó khăn trong công tác quản lý CTR y tế và bước
đầu đã có những giải pháp thích hợp với điều kiện của địa phương.
Hiện nay, ở đồng bằng sông Cửu Long, mỗi tỉnh có ít nhất một bệnh viện đa khoa với số
lượng 500 giường trở lên. Hầu hết, các quận huyện trong vùng đều có Trung tâm y tế với 50 -
250 giường bệnh và Trạm y tế tại các phường xã. Ngoài ra, một số tỉnh còn có một số bệnh
viện chuyên khoa như thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long... Khu vực ĐBSCL có tổng số
1.742 cơ sở khám và chữa bệnh với 139 bệnh viện, 140 phòng khám khu vực, 2 bệnh viện và
khu phục hồi chức năng, 1.454 trạm y tế phường xã với tổng số giường bệnh trong toàn khu
vực là 27.668 giường... (Nguồn Niên giám thống kê năm 2005).
Hiện trạng quản lý CTR y tế ở đồng bằng Sông Cửu Long:
CTR y tế trong bệnh viện được phân làm hai loại gồm CTR sinh hoạt và CTR y tế nguy hại.
CTR sinh hoạt chiếm khoảng 80% CTR y tế trong bệnh viện (gồm chất hữu cơ, giấy gỗ, kim loại,
sành sứ gạch vỡ, thủy tinh, Plastic, nylon và các thành phần khác...). Loại này ít độc hại nhưng
công tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý phải được thực hiện tốt.

CTR y tế nguy hại chiếm khoảng 20% CTR y tế trong bệnh viện đó là chất thải bệnh lý và chất
thải lây nhiễm bao gồm: Mô bệnh phẩm và cơ quan người từ các phòng mổ và tiểu phẫu, các bệnh
phẩm nuôi cấy, mô hoặc xác động vật từ phòng thử nghiệm thải ra, các chất thải nhiễm trùng từ
phòng cách ly và các khoa truyền nhiễm, các bông băng thấm dịch hoặc máu, kim tiêm, ống tiêm,
lọ thuốc, dược phẩm hư hỏng và quá đát... Có thể thấy rõ, CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện là
nguồn tiềm ẩn lây lan bệnh tật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất, tác động tới môi trường sinh
thái và sức khỏe cộng đồng. Vậy nên, nguồn CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện cần phải được
kiểm soát nghiêm ngặt và xử lý đạt yêu cầu của tiêu chuẩn môi trường quy định.


×