Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Chuyên đề tốt nghiệp Định mức lao động trong công ty sen vòi viglacera

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.86 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................................................1
PHẦN I. ............................................................................................................................................4
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................4
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐỊNH MỨC ............................................................10
LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY SEN VỊI VIGLACERA................................................................................10
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty.............................................................................10
2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh qua một số năm.....................................................................11
Triệu đồng..................................................................................................................................11
Người......................................................................................................................................11
2.3. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức lao động tại Công ty...................11
2.4. Đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty..............................................19
PHẦN III: HỒN THIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠNG TY SEN VÒI VIGLACERA..................34
3.1. Phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của cơng ty:................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Người..........................................................................................................................................34
3.2. Hồn thiện cơng tác định mức.............................................................................................35
3.2.1. Về phương pháp định mức...........................................................................................35
3.2.2. Về tổ chức công tác định mức......................................................................................38
3.2.3. Về một số điều kiện làm việc khác................................................................................38


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trong công ty..................Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ sản xuất...............Error: Reference source not found
Sơ đồ 2.3: Quy trình xây dựng định mức lao động Error: Reference source not found

MỤC LỤC..........................................................................................................................................1
PHẦN I. ............................................................................................................................................4


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..........................................................4
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC ............................................................10
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY SEN VỊI VIGLACERA................................................................................10
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty.............................................................................10
2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh qua một số năm.....................................................................11
Triệu đồng..................................................................................................................................11
Người......................................................................................................................................11
2.3. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức lao động tại Công ty...................11
2.4. Đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại Cơng ty..............................................19
PHẦN III: HỒN THIỆN ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CƠNG TY SEN VỊI VIGLACERA..................34
3.1. Phương hướng nhiệm vụ năm 2014 của cơng ty:................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Tr.đ.............................................................................................................................................34
Người..........................................................................................................................................34
3.2. Hồn thiện cơng tác định mức.............................................................................................35
3.2.1. Về phương pháp định mức...........................................................................................35
3.2.2. Về tổ chức công tác định mức......................................................................................38


3.2.3. Về một số điều kiện làm việc khác................................................................................38


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, công tác định mức lao động luôn giữ một
vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì, định mức lao động là cơ sở của tổ chức lao động
khoa học. Một khi doanh nghiệp tiến hành định mức lao động hợp lý sẽ đảm bảo

khả năng kế hoạch hoá, xác định chính xác số lượng lao động cần thiết trong sản
xuất, khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất, là cơ sở để tăng suất lao
động, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao
động, đồng thời cũng là cơ sở để khen thưởng, kỷ luật một cách hợp lý. Định mức
lao động lao động có ý nghĩa thiết thực với việc giải quyết các nhiệm vụ kinh tế xã
hội trong điều kiện các doanh nghiệp đã áp dụng các mức có căn cứ khoa học hay
chính là các mức đã tính đến những yếu tố sản xuất, yếu tố xã hội, yếu tố sinh lý,
yếu kinh tế cũng như tổ chức kỹ thuật… Với các mức xác định như vậy sẽ thúc đẩy
cơng nhân cố gắng hồn thành cơng việc của mình với kết quả cao nhất trong điều
kiện sản xuất nhất định.
Trong Cơng ty Sen vịi Viglacera, phần lớn công nhân sản xuất được trả
lương theo sản phẩm. Vì thế việc xác định ra các mức chính xác là điều cần thiết vì
các mức lao động chính là cơ sở để trả lương theo sản phẩm công bằng, phù hợp với
hao phí lao động của người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động.
Trong thời gian ngắn được thực tập tại Công ty em đã đi sâu vào tìm hiểu, nghiên
cứu, phân tích tình trạng công tác định mức lao động của công nhân Cơng ty Sen
vịi Viglacera. Và trong thời gian đó, em nhận thấy cơng tác định mức vẫn cịn tồn
tại một số hạn chế như việc theo dõi sản lượng của cơng nhân chưa chặt chẽ dẫn
đến việc tính định mức cịn chưa được tối ưu, thời gian lãng phí cho cơng nhân cịn
nhiều và chưa có hướng giải quyết triệt để.
Do đó, cơng tác định mức lao động ở cơng ty hiện nay cần được nghiên cứu
và đổi mới. Vì vậy đề tài chuyên đề của em lựa chọn là: “Định mức lao động trong
cơng ty Sen vịi Viglacera”.


2

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Công tác định mức lao động tại Công ty Sen vịi
Viglacera.

Phạm vi nghiên cứu:
Về mặt khơng gian: Thơng tin thu thập được thực hiện tại Cơng ty Sen vịi
Viglacera
Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu từ tháng 1 năm 2011 đến hết tháng
12 năm 2013.
Về mặt nội dung, đi sâu nghiên cứu về các vấn đề như:
Đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức tại cơng ty Sen
vịi Viglacera,
Quan điểm của lãnh đạo công ty về công tác định mức lao động,
Năng lực của cán bộ đảm nhận công tác định mức,
Các loại mức đang áp dụng,
Các phương pháp định mức đang thực hiện,
Đánh giá về tình hình thực hiện mức,
Đánh giá thực hiện về số lượng và chất lượng mức.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích tổng quát:
Đề xuất được các giải pháp cải tiến công tác định mức lao động tại Công ty
Sen vòi Viglacera và khuyến nghị với ban Giám đốc và Trưởng phịng hành chính
nhân sự về các chế độ chính sách đối với lao động đặc thù trong hoạt động sản xuất
của cơng nhân.
Mục đích cụ thể:
Xác định các đặc điểm nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức và nội dung
của công tác định mức trong doanh nghiệp,
Phân tích thực trạng của cơng tác định mức trong cơng ty Sen vịi Viglacera
rồi rút ra những ưu, nhược điểm và ngun nhân của nó,
Xác định rõ vai trị chức năng của ban quản lý trong việc nghiên cứu xây
dựng, áp dụng và thường xuyên hoàn thiện các Định mức lao động trong các khâu
của quá trình sản xuất, bảo đảm chất lượng hiệu quả.
Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác định mức hiện tại trong
công ty.



3

4. Kết cấu của đề tài
Chuyên đề nghiên cứu gồm 3 phần:
Phần I: Tổng quan nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Phần II: Phân tích thực trạng cơng tác định mức lao động tại Cơng ty
Sen vịi Viglacera
Phần III: Hồn thiện công tác định mức lao động tại Công ty Sen vịi
Viglacera.
Do thời gian nghiên cứu và trình độ có phần hạn chế nên chuyên đề này
không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em mong sẽ nhận được nhiều góp ý
của thầy cơ và các bạn để chun đề này thêm phong phú và có thêm tính hiện thực.


4

PHẦN I.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Có nhiều chuyên đề lựa chọn vấn đề về công tác định mức trong các doanh
nghiệp làm đề tài nghiên cứu của mình trong các năm qua. Dưới đây là một số đề
tài như:
• Đề tài thứ nhất: “ Hồn thiện cơng tác định mức lao động cho cơng
nhân cơng ty gốm sứ Thanh Trì” của sinh viên Lê Minh Anh Trường đại học
Cơng Đồn. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là tìm hiểu cơ sở lý luận về định
mức lao động trong doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác định mức lao động tại công ty. Tác giả tập trung làm
rõ các vấn đề như sự cần thiết của định mức lao động tại cơng ty, một số đặc điểm

có ảnh hưởng đến cơng tác định mức lao động, quy trình định mức lao động của
công ty, ưu nhược điểm của công tác này và đề xuất giải pháp cải thiện công tác
định mức. Đề tài này có hướng tiếp cận bám sát với thực tế thông qua việc theo dõi
kỹ lưỡng từng công việc cụ thể của công nhân và khảo sát thời gian làm việc một
cách đầy đủ, khoa học nhằm đánh giá khách quan tình hình thực hiện mức của cơng
nhân. Từ đó, xác định được tính hợp lý của công tác định mức và đưa ra được
những giải pháp thiết thực. Tuy nhiên đề tài này còn một số hạn chế như chưa đề
cập đến tầm quan trọng của bộ phận đảm nhiệm công tác định mức và một số phần
trong bài bố cục chưa được hợp lý. Từ đó, rút ra được kinh nghiệm cho mình đó là
cần phải có cơ sở lý thuyết vững vàng, nghiên cứu tìm hiểu vấn đề bám sát thực tế
và lựa chọn được bố cục trình bày logic, khoa học.
• Đề tài thứ hai: “Định mức lao động kỹ thuật trong công ty dệt may Hà
Nội” của sinh viên Phạm Ngọc Thanh Trường đại học Kinh tế quốc dân. Mục tiêu
nghiên cứu bao gồm tìm hiểu cơ sở lý luận về công tác định mức lao động kỹ thuật
trong doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm
hồn thiện cơng tác tổ chức, quản lý, sử dụng lao động và tiền lương. Nội dung
nghiên cứu tập trung làm rõ vai trị của cơng tác định mức lao động kỹ thuật, các
phương pháp sử dụng và ưu nhược điểm của các phương pháp tính định mức lao
động kỹ thuật hiện nay trong công ty. Bài viết khá thuyết phục, có nhiều dẫn chứng
cụ thể đi từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Cách bố trí lại lao


5

động đưa ra trong bài khá cụ thể, chi tiết và có tính thực tế cao. Song tác giả chưa .
chưa lồng ghép được các phương pháp định mức với các ưu nhược điểm của nó
nên bài viết chưa liền mạch lơ gic. Vì vậy, rút ra kinh nghiệm là khi tìm hiểu vấn
đề cần đi sâu nghiên cứu cụ thể, chi tiết, có cái nhìn tổng qt nhất về đề tài nghiên
cứu. Từ đó mới tạo được hướng viết bài hợp lý, thuyết phục.
• Đề tài thứ ba:”Hồn thiện công tác định mức kỹ thuật lao động tại công

ty may Thanh Hóa” của sinh viên Nguyễn Trọng Minh Trường đại học Lao động
xã hội. Đây cũng là một đề tài tìm hiểu về cơng ty trong lĩnh vực cơng nghiệp may.
Sinh viên cũng đã tập trung quan sát, chú ý đến những chi tiết kỹ thuật quan trọng
để đánh giá chính xác hao phí lao động. Mục đích nghiên cứu của đề tài này là tìm
hiểu rõ vai trị thực tiễn của công tác định mức kỹ thuật trong cơng ty, từ đó phân
tích cụ thể thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác định
mức kỹ thuật trong công ty. Nội dung nghiên cứu tập trung chủ yếu vào các vấn đề
như tầm quan trọng của công tác định mức kỹ thuật lao động, các loại mức đang áp
dụng, các phương pháp định mức đang được thực hiện, đánh giá về tình hình thực
hiện mức cũng như ưu nhược điểm của phương pháp định mức kỹ thuật. Bài viết có
kết cấu nội dung khá chặt chẽ, đi sâu nghiên cứu các vấn đề cần thiết trong công tác
định mức lao động hiện nay. Bảng hỏi được xây dựng tối ưu và đã thu thập được
các thông tin thiết thực làm căn cứ xây dựng các giải pháp hoàn thiện định mức kỹ
thuật trong cơng ty. Tuy nhiên, bài viết cịn một số tồn tại như chưa chỉ ra rõ được
các đặc điểm và nhân tố có tác động như thế nào đến cơng tác định mức. Từ đó, rút
ra được kinh nghiệm là hồn thiện về mặt nội dung, nghiên cứu sâu tình hình thực
tế tại cơng ty để việc khảo sát có hiệu quả cao.
• Để tài thứ tư: ” Hồn thiện công tác định mức lao động tại công ty bánh
kẹo Hải Châu” của sinh viên Nguyễn Văn Linh Trường đại học Cơng đồn. Mục
đích nghiên cứu của đề tài này là nêu rõ vai trị, ý nghĩa của cơng tác định mức lao
động trong doanh nghiệp, từ đó phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác định mức lao động tại công ty. Nội dung nghiên cứu tập
trung làm rõ các vấn đề như cơ sở khoa học của định mức lao động tại cơng ty, một
số đặc điểm có ảnh hưởng đến cơng tác định mức lao động, quy trình định mức lao
động của công ty, các phương pháp định mức, ưu nhược điểm của công tác này và
đề xuất giải pháp cải thiện công tác định mức. Đề tài này đã xác định được hướng
tiếp cận hợp lý là đi từ cơ sở lý luận đến thực tế tình hình sản xuất bánh kẹo hiện
nay trong công ty. Các nội dung của cơng tác định mức lao động được phân tích cụ



6

thể, chi tiết. Kết cấu bài chặt chẽ và giải pháp đưa ra có tính ứng dụng cao. Song,
tác giả chưa chỉ ra được nguyên nhân sâu sa ảnh hưởng đến công tác định mức lao
động, chưa xây dựng được quy trình định mức tiến bộ. Từ những tìm hiểu về đề tài
trên, kinh nghiệm được rút ra là cần đi sâu tìm hiểu các nội dung của cơng tác định
mức một cách đầy đủ, chi tiết, chỉ ra được ngun nhân cịn tồn tại những hạn chế
trong cơng tác đó.
• Đề tài thứ năm: ” Hồn thiện cơng tác định mức lao động tại công ty
gốm sứ Hải Dương” của sinh viên Nguyễn Thanh Thúy Trường đại học Lao động
Xã hộị. Với đề tài tìm hiểu về một cơng ty chuyên về mặt hàng gốm sứ, đặc trưng
sản xuất cần rất nhiều lao động thủ công nên tác giả đã có sự quan sát khá kỹ lưỡng
các chi tiết công việc. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là làm rõ cơ sở lý luận về
định mức lao động trong doanh nghiệp hiện nay, từ đó phân tích được thực trạng và
đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác định mức lao động tại cơng
ty.Nội dung nghiên cứu tập trung làm rõ các vấn đề như sự cần thiết của định mức
lao động tại công ty, một số đặc điểm có ảnh hưởng đến cơng tác định mức lao
động, quy trình định mức lao động của công ty, các phương pháp định mức, ưu
nhược điểm của công tác này và đề xuất giải pháp cải thiện cơng tác định mức. Đề
tài này có hướng tiếp cận bám sát với thực tế, số liệu dẫn chứng phong phú, đa
dạng. Các nội dung chính trong cơng tác được phân tích sâu đề làm căn cứ xây
đựng mức mới một cách hợp lý. Bên cạnh những ưu điểm trên, đề tài này còn một
số hạn chế như chưa đi sâu phân tích lồng ghép các đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng
đến công tác định mức như thế nào, chưa chỉ ra được năng lực của bộ phận đảm
nhiệm công tác định mức cũng như nguyên nhân hạn chế của cơng tác định mức.
Từ đó, rút ra được kinh nghiệm cho mình đó là cần bám sát thực tế thu thập số liệu
đầy đủ, chính xác, lựa chọn nội dung nghiên cứu đầy đủ và trình bày một cách khoa
học.
Tóm lại, cả 5 đề tài trên đều có những ưu nhược điểm nhất định. Kết cấu của
các đề tài bao giờ cũng có phần đầu tiên là cơ sở lý luận. Tuy nhiên, với kết cấu

năm nay, chuyên đề đã bỏ phần cơ sở lý thuyết và thay vào đó là phần tổng quan
nghiên cứu rồi đi sâu tìm hiểu thực trạng và đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên
cứu. Tìm hiểu sự khác biệt này giúp bản thân học hỏi được rất nhiều bài học kinh
nghiêm. Chưa có đề tài nào về cơng tác định mức trong Cơng ty Sen vịi Viglacera
cùng với sự nghiên cứu kỹ về các đề tài tham khảo trên, tác giả chuyên đề này đã


7

lựa chọn đề tài Định mức lao động trong công ty Sen vịi Viglacera làm chun đề
tốt nghiệp cho mình.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Phương pháp tiếp cận
Từ các nguồn thơng tin số liệu, giáo trình, tài liệu thu thập được, tổng hợp hệ
thống lý luận để xác định nội dung, đối tượng nghiên cứu.
Tổng hợp thông tin số liệu của Công ty đặc biệt là 3 năm trở lại đây và thông
tin khảo sát thực tế về công tác định mức tại công ty để đánh giá công tác định mức
lao động đã được thực hiện như thế nào, có ưu điểm và tồn tại gì, ngun nhân và từ
đó đề xuất biện pháp cải tiến.
1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
1.2.2.1. Phương pháp định tính
So sánh đối chiếu, phân tích, tổng hợp các nguồn thơng tin để rút ra những
nhận xét, đánh giá, kết luận về nội dung nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu định
tính này thường khơng dựa theo các kết quả thống kê mà nghiên cứu theo chiều sâu
và tìm kiếm những câu trả lời khơng có cấu trúc phản ánh suy nghĩ, tình cảm đối
với vấn đề của một con người. Mục đích chính của nghiên cứu định tính là tìm câu
trả lời cho các câu hỏi “Người được hỏi là như thế nào, tầm nhìn của họ ra sao, tình
cảm và động lực, ý kiến, quan điểm và nguyên nhân của những hành động đó…”.
Phương pháp định lượng
Thông qua khảo sát các ý kiến, tổng hợp tỷ lệ nhận định để lượng hóa các

mức độ, đánh giá trong từng nội dung về công tác định mức của Công ty. Nghiên
cứu định lượng là việc thu thập, phân tích thơng tin trên cơ sở các số liệu thu được
từ công ty và các tài liệu tham khảo bên ngồi. Nội dung của phân tích đinh lượng
là thu thập số liệu, xử lý các số liệu này thông qua các phương pháp thống kế thông
thường, mô phỏng hay chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đưa ra các kết luận
chính xác nhất.
1.2.2.2. Phương pháp thu thập thơng tin
Thơng tin thứ cấp:
Từ các giáo trình, tài liệu, báo cáo của các phịng ban trong Cơng ty để tìm
hiểu, thống kê, thu thập thơng tin để hệ thống hóa cơ sở lý luận về cơng tác định
mức lao động
Thu thập những nội dung thông tin về: hướng tiếp cận đề tài, nội dung nghiên
cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu để rút ra được nhận xét những ưu nhược


8

điểm của từng vấn đề nghiên cứu. Các thông tin này góp phần vơ cùng quan trọng
để định hướng được cách tiếp cận, triển khai đề tài.
Thông tin sơ cấp:
Trong q trình thu thập thơng tin, tìm hiểu về cơng tác định mức trong công
ty, em đã xây dựng được một Phiếu khảo sát ( Phụ lục) dành cho công nhân sản
xuất về các vấn đề liên quan đến các mức đang áp dụng tại công ty nhằm đánh giá
thực trạng cũng như đề xuất được giải pháp cải tiến cho công tác định mức lao động
tại công ty được hiệu quả hơn.
Cụ thể kết quả khảo sát được tổng hợp như sau:
Quy mô mẫu: Số phiếu phát ra: 40
Số phiếu thu về: 40
Số phiếu hợp lệ: 40
Bảng 1.1: Tỷ lệ phiếu và đối tượng điều tra

Phân xưởng
Đúc
GCCK
Mài
Mạ
Tổng

Số phiếu điều tra

Tỷ lệ(%)

7
11
13
9
40

17,5
27,5
32,5
22,5
100

Qua tổng hợp này có thế thấy rằng, số phiếu điều tra phát ra và thu về là bằng
nhau, cho thấy được sự hợp tác của công nhân trong công ty đã tạo điều kiện thu
thập thông tin số liệu một cách thuận lợi.
100% số công nhân được khảo sát đều cho rằng thời gian họ làm việc được
đảm bảo 8 tiếng một ngày cho thấy Công ty đã thực hiện nhiệm vụ quan trọng là tạo
công ăn việc làm cho công nhân. Gần 30% số công nhân cho rằng phương pháp
định mức mà công ty đang áp dụng khó hiểu và mức hiện tại qui định là khó thực

hiện được nên có mong muốn được cải thiện mức. Một số cơng nhân có mong
muốn được cơng ty cử đi đào tạo thêm đề nâng cao tay nghề kỹ thuật nhằm cải thiện
chất lượng thực hiện mức. Bộ phận rất nhỏ các công nhân cho rằng điều kiện lao
động hiện tại của cơng ty có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thực hiện mức của
mình.
1.2.2.3. Các bước thực hiện đề tài:


9

Bước 1: Xác định rõ đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu để
bước đầu xây dựng đề cương sơ bộ. Nghiên cứu kỹ tài liệu, giáo trình,thu thập
thơng tin số liệu xung quanh đề tài định mức lao động cho công nhân trong các
doanh nghiệp hiện nay. Xây dựng, sắp xếp các nội dung trình bày một cách logickhoa học, đảm bảo đủ ý.
Bước 2: Xác định, chọn lọc thông tin số liệu cần thu thập để xây dựng bảng
hỏi và đề cương chi tiết dựa trên đề cương sơ bộ. Đảm bảo các nội dung của đề
cương chi tiết mạch lạc, không bị trùng lặp. Xây dựng bảng hỏi tập trung chính vấn
đề nghiên cứu.
Bước 3: Thu thập, xử lý thông tin, bổ sung số liệu để viết bản thảo dựa trên
đề cương chi tiết. Trình bày bản thảo cụ thể chi tiết nhằm cung cấp đầy đủ ý cho các
nội dung.
Bước 4: Chỉnh sửa, bổ sung bản thảo và hoàn thiện chuyên đề. Chỉnh sửa các
lỗi có trong bài viết. Kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đi hoàn thành.


10

PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CƠNG TÁC ĐỊNH MỨC
LAO ĐỘNG TẠI CƠNG TY SEN VỊI VIGLACERA
2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Cơng ty

Tên cơng ty: CƠNG TY SEN VÒI VIGLACERA
Tên viết tắt: SANFI
Tên giao dịch quốc tế: Viglacera Sanfi Company
Trụ sở chính: xã Tây Mỗ, Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại: 04.38391191- 04.38349984
Fax: 04.38391192
Email: website: www.sanfi.com.vn
Công ty Sen vòi Viglacera trước đây là Công ty cơ khí xây dựng Thanh Xuân
được thành lập theo quyết định số 554/QĐ- BXD ngày 04.04.2000 của Bộ trưởng
Bộ xây dựng trên cơ sở Ban quản lý dự án phụ kiện sứ vệ sinh của Tổng công ty cơ
khí xây dựng, là một thành viên, hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty cơ khí
xây dựng. Ngày 26/5/2003 chính thức đổi tên thành Công ty thiết bị vệ sinh Việt –
Ý trực thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng theo quyết định số 836/ QĐBXD.
Công ty là đơn vị đầu tiên trong cả nước được đầu tư toàn bộ dây chuyền
thiết bị, công nghệ tiên tiến của Italy để sản xuất các phụ kiện sứ vệ sinh cao cấp
như vòi tắm hoa sen, vòi lavabo, biđê…. Đáp ứng nhu cầu trong nước và hướng ra
xuất khẩu. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn chất lượng Châu Âu theo tiêu
chuẩn EN200 và EN248.
Một số thành tích Công ty đã đạt được trong thời gian qua:
Năm 2001, Công ty đã tham gia các hội chợ triển lãm tại Việt Nam và được
tặng 2 huy chương vàng Hội chợ EXPO 2001, 1 huy chương vàng hội chợ EXPO
Đà Nẵng năm 2001, 1 huy chương vàng ngày hội lao động sáng tạo Thủ đô 2001, 3
bằng khen của Hội chợ EXPO 2001.Năm 2009: Giấy khen do Cơng đồn Tổng
Cơng ty Viglacera tặng.
Năm 2010: Giấy khen do Cơng đồn Tổng Cơng ty Viglacera tặng, Chứng
nhận Cơng đồn Cơ sở vững mạnh – Tổng Công ty Viglacera
Năm 2011: Bằng khen Tập thể lao động xuất sắc – Bộ xây dựng, Đảng bộ
trong sạch vững mạnh – Đảng ủy huyện Từ Liêm, Cơng đồn cơ sở vững mạnh –
Tổng Công ty Viglacera
Năm 2012: Công đồn cơ sở vững mạnh – Tổng Cơng ty Viglacera



11

Với những thành tích đã đạt được, trong những năm tới Công ty tiếp tục đào
tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, không
ngừng đầu tư cải tiến công nghệ trang thiết bị, mở rộng hợp tác liên doanh liên kết
với nước ngoài để nâng cao chất lượng sản phẩm mang các thương hiệu khác nhau
trên thị trường trong nước và quốc tế.
2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh qua một số năm
Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh
Các chỉ tiêu

Đơn vị tính

Năm 2012

Năm 2013

%TH2013/ TH2012

Giá trị SXKD

Triệu đồng

74.571

81.990

110


Doanh thu

Triệu đồng

79.024

86.001

109

Lợi nhuận

Triệu đồng

216

1.025

475

Lao động BQ

Người

142

125

88


Thu nhập BQ

1.000đ/ng/th

4.990

5.413

109

Tr.đồng

2.100

2.234

106

Nộp NSNN

Khấu hao TSCĐ
Tr.đồng
4.991
5.340
107
( Nguồn: BCTT của cơng ty Sen vịi Viglacera 2013-TCHC)
Từ bảng số liệu trên, có thể thấy đạt được kết quả trên là do năm 2013 Công
ty đã thực hiện các giải pháp tiết giảm chi phí, giảm giá vốn nhằm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh; Tập trung giải quyết các vấn đề liên quan đến chất lượng sản

phẩm, dịch vụ sau bán hàng, củng cố xây dựng và phát triển thương hiệu Viglacera;
Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới chất lượng, có giá trị gia tăng cao tăng hiệu
quả sản xuất kinh doanh; Tăng cường tinh thần đoàn kết, phát huy sức mạnh tập thể
và nâng cao trách nhiệm cá nhân; Từng bước ổn định sản xuất theo hướng phát triển
bền vững, đồng thời thực hiện và hoàn thành tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
2.3. Đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng đến công tác định mức lao động tại Công ty.
2.3.1. Về cơ cấu tổ chức
Trải qua lịch sử hình thành và phát triển hơn 10 năm qua, Cơng ty Sen vòi
Viglacera đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trên thị trường trong nước
và quốc tế với rất nhiều loại hình sản phẩm cả về chất lượng lẫn số lượng. Đang
trong q trình cổ phần hóa doanh nghiệp, công tác định mức lao động cũng được
ban lãnh đạo quan tâm, Công ty luôn chú trọng và xác định rõ mục tiêu cụ thể cho
từng thời kỳ. Để thực hiện chức năng và nhiệm vụ sản xuất này của Công ty, bộ
máy quản lý cuả Công ty được tổ chức như sau:


12

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức trong công ty

Giám đốc công ty

Phó giám đốc

Quản đốc

P. Kinh tế

P. Tổ chức –


P. Kỹ thuật và

phân xưởng

-Tài chính

hành chính

phát triển sản

P. KCS

phẩm mới

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

Bộ phận

đúc

cơ khí

mài


mạ

lắp ráp

Cơ cẩu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mơ hình quản
lý trực tuyến-chức năng. Chức năng, vai trò của các phòng ban được quy định cụ
thể như sau:
Ban lãnh đạo Cơng ty Sen vịi Viglacera gồm 3 người: Giám đốc, Phó giám
đốc và Kế tốn trưởng.
Giám đốc: là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm
cao nhất trước Tổng công ty, trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý và chỉ đạo mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
Phó giám đốc: Có nhiệm vụ trợ giúp, cố vấn, tham mưu cho giám đốc chỉ đạo
các hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty.
Kế tốn trưởng: Có nhiệm vụ trợ giúp giám đốc, cùng chỉ đạo các hoạt động
tài chính của Công ty đồng thời chịu trách nhiệm cao nhất trước Giám đốc về tình
hình tài chính của cơng ty.
Các phòng ban:


13

Phịng tổ chức hành chính: Là bộ phận tham mưu của Lãnh đạo Công ty
thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức, công tác cán bộ, lao động, tiền
lương, thi đua khen thưởng, kỷ luật, bảo hộ lao động, đào tạo, bảo vệ chính trị nội
bộ, an ninh và thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động của Công ty;
Công tác văn thư lưu trữ, y tế, Quản lý hồ sơ tiêu chuẩn ISO 9001:2008; quản lý
công tác môi trường của Công ty; cơng tác hành chính, văn phịng. Đây chính là bộ
phận trực tiếp đảm nhiệm công tác định mức lao động trong cơng ty, có vai trị
quan trọng và thực hiện tốt công tác định mức lao động tiền lương, đảm bảo đời

sống cả vật chất lẫn tinh thần cho CBCNV trong cơng ty.
Phịng kinh tế tài chính: Là bộ phận tham mưu của Lãnh đạo Công ty việc
thực hiện quản lý các lĩnh vực cơng tác tài chính, kế tốn, tín dụng, kiểm tra kiểm
sốt nội bộ, phân tích hoạt động kinh tế của Công ty và công tác kế hoạch sản xuất
kinh doanh, đầu tư phát triển của Công ty.
Phòng kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới: Là bộ phận tham mưu của
lãnh đạo Công ty thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: Thiết lập, cải tiến, tối ưu
hóa, duy trì quy trình cơng nghệ sản xuất Sen Vịi; Nghiên cứu phát triển sản phẩm
mới, tính năng mới; Quản lý thiết bị, cơ điện và sáng kiến cải tiến kỹ thuật…
Phòng KCS: Là bộ phận tham mưu cho Lãnh đạo công ty việc kiểm tra chất
lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. Kiểm tra linh phụ kiện, vật tư đầu vào, xử
lý hàng bảo hành; Nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin về thị trường cho Ban
Lãnh đạo Cơng ty…
Xưởng sen vịi:Tổ chức sản xuất hiệu quả các sản phẩm sen vòi theo kế
hoạch sản xuất Công ty giao đảm bảo về số lượng, chất lượng và tiến độ trên cơ sở
thực hiện nghiêm ngặt quy trình cơng nghệ đã được Cơng ty ban hành.
Cơ cấu tổ chức như vậy có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác định mức lao
động trong công ty. Và cơng tác này được giao cho bộ phận phịng Tổ chức hành
chính đảm nhận là chính và có sự phối hợp chặt chẽ đối với các phòng kỹ thuật,
xưởng sen vòi và các phòng ban khác. Tất cả đều có mối quan hệ mật thiết với nhau
và tạo cơ sở cho việc tổ chức lao động một cách khoa học, hợp lý. Do đó, có thể
đánh giá được với cơ cấu tổ chức này khá phù hợp cho bộ phận đảm nhiệm công tác
định mức thực hiện tốt nhiệm vụ chức năng của mình. Cụ thể cơng tác định mức ra
sao sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo.
2.3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ tại công ty.


14

 Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của cơng ty là:

Sản xuất kinh doanh thiết bị vệ sinh (vòi, chậu rửa mặt, vòi tắm hoa sen và
các loại khác), các loại van công nghiệp, các loại phụ kiện đường ống nước (tê, cút,
côn), đồng hồ đo nước, ga, nhiệt và bồn tắm, bình nóng lạnh.
Sản xuất kinh doanh máy móc, trang thiết bị phụ tùng, phụ kiện và các sản
phẩm khác phục vụ ngành xây dựng.
Xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện cơng
nghệ phục vụ sản xuất.
Ngồi việc sản xuất các mặt hàng chính cơng ty Sen vịi Viglacera cịn có các
dịch vụ như:
Ðúc gia công: Ðúc các chi tiết bằng vật liệu đồng, đúc các chi tiết bằng các
kim loại khác
Gia cơng cơ khí: Gia cơng các chi tiết bằng đồng, gia công các chi tiết kim
loại khác.
Mạ thuê: Bốn lớp bề mặt mạ crôm, vàng, niken đen, với độ dầy lớp mạ từ
14-25 micron; Nền mạ là các kim loại
Làm hàng kết cấu: Chế tạo cột chống, giàn giáo, cốp pha, vì kèo, giàn khơng
gian, hệ thống băng tải, thiết bị phi tiêu chuẩn.
Lắp đặt nhà xưởng và thiết bị: Lắp đặt vì kèo,giàn khơng gian, lắp máy, nhà
xưởng bằng kết cấu thép.
Môi giới trung gian xuất nhập khẩu hàng hoá.
Sản phẩm sứ vệ sinh và phụ kiện được sản xuất trên dây chuyền khép kín,
với cơng nghệ của Italia. Các sản phẩm có chất lượng tốt, mẫu mã sản phẩm phong
phú và ngày càng đa dạng với những ưu điểm như chất lượng cao và giá thành phù
hợp. Với sự đa dạng về màu sắc như mạ Crôm, mạ Vàng 18K, mạ Niken đen, men
sứ trắng..., công nghệ mạ 3 lớp tiên tiến nhất Thế giới hiện nay sẽ tạo ra sản phẩm
luôn như mới sau nhiều nǎm sử dụng.
Với hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng các sản phẩm như vậy cũng góp
phần ảnh hưởng khơng nhỏ đến công tác định mức lao động trong công ty. Nếu các
hoạt động sản xuất diễn ra bình thường theo kế hoạch thì mức lao động sẽ được duy
trì ổn định. Ngược lại nếu có sự thay đổi kế hoạch sản xuất kinh doanh thì cần phải

thay đổi mức sản xuất, tổ chức bố trí lại lao động một cách hợp lý. Với đặc điểm thị
trường cạnh tranh như hiện nay, việc thay đổi, bổ sung mẫu mã các loại hình sản


15

phẩm thường xuyên là điều tất yếu vì thế mức lao động cũng có sự điều chỉnh sao
cho phù hợp với các điều kiện như bây giờ.
• Quy trình cơng nghệ sản xuất: Q trình sản xuất của cơng ty sen vịi
Viglacera được mơ tả theo sơ đồ dưới đây:


16

Sơ đồ 2.2: Quy trình cơng nghệ sản xuất
Cát, nhựa, phụ gia

Trộn cát

Bơm lõi

Đồng đúc, một số chất khác
Đồng ống

Sơn lõi

Đúc, rót

Phá lõi


Nấu
Đồng thanh

Cắt đậu
Kiểm tra

Cắt phơi phơi
Tiện tự động

Uốn

Gia công trên máy
Transfer b1

Cắt sửa
Gia công trên
Transfer b2

Gia công máy CNC

Chồn
Hàn

Rửa

Thử kín

Mài, đánh bóng

Các chi tiết mua ngồi

Kiểm tra

Uốn tay

Mạ

Thử bền
Lắp ráp
Thử kín, bền

Đóng gói

Nhập kho

• Quy trình cơng nghệ sản xuất:
Công đoạn đúc: Gồm các bước: trộn cát, nhựa, phụ gia. Bơm lõi, sơn lõi.
Nấu chảy đồng và các nguyên liệu. Đúc rót. Phá lõi, cắt đậu. Kiểm tra sản phẩm.
Cơng đoạn gia cơng cơ khí: Bao gồm các bước: gia công trên máy Transfer
bước 1, gia công trên máy tiện CNC hoặc/và gia công trên máy Transfer bước 2.
Tiện tự động đồng thanh. Rửa. Thử kín, uốn tay. Cắt phôi đồng ống, uốn, cắt sửa,
chồn, hàn.


17

Cơng đoạn mài, đánh bóng: bao gồm các bước mài thơ, mài tinh và đánh
bóng sản phẩm. Kiểm tra sản phẩm.
Công đoạn mạ: Sản phẩm được mạ trên dây chuyền mạ tự động.
Công đoạn lắp ráp: Bao gồm các bước kiểm tra, thử bền, lắp ráp, đóng gói và
nhập kho sản phẩm.

Như vậy, quy trình cơng nghệ có tất cả 5 công đoạn gồm rất nhiều bước khác
nhau để tạo ra các loại hình sản phẩm khác nhau. Các bước cơng việc rất cụ thể, rõ
ràng chính là căn cứ để xây dựng định mức lao động khoa học. Bộ phận đảm nhiệm
cơng tác định mức có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với phòng kỹ thuật để xác định,
bố trí lao động phù hợp với quy trình sản xuất. Cùng với quy trình cơng nghệ trên là
hệ thống máy móc, trang thiết bị phục vụ cho cơng nhân sản xuất. Đây chính là q
trình cơ giới hóa diễn ra góp phần to lớn trong việc giải phóng lượng lao động tay
chân và nâng cao hiệu quả, năng suất lao động. Khi máy móc thiết bị hoạt động là
chủ yếu thì con lượng lao động sẽ giảm đi thay vì như trước đây việc tạo ra sản
phẩm chính là con người lao động thủ cơng. Chính vì thế, cơng tác định mức rất cần
thiết được xem xét trên cơ sở xây dựng mức lao động mới.
2.3.3. Đặc điểm và nhân tố thuộc về lao động
Bên cạnh các yếu tố về vốn cũng như máy móc thiết bị, nhà xưởng thì yếu tố
về lao động cũng đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Nó có ảnh hưởng trực tiếp tới
cơng tác định mức lao động. Để phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh với
trình độ kỹ thuật cũng như công nghệ tiên tiến, công ty đã hết sức chú trọng đến vấn
đề nguồn nhân lực cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Về mặt số lượng:
Hiện cơng ty có tổng cộng 120 cán bộ công nhân viên. Số lượng lao động có
sự biến động khơng nhiều, chủ yếu giảm nhẹ qua các năm gần đây vì hiện nay Cơng
ty đang thực hiện chính sách tiết giảm chi phí, tiết kiệm lao động và tăng năng suất
lao động. Lực lượng lao động trong cơng ty duy trì ở con số khá ổn định, đơi khi có
sự ln chuyển giữa các nhóm cơng việc khác nhau từ bộ phận này sang bộ phận
khác để tránh xuất hiện tình trạng đơn điệu trong lao động, nâng cao hiệu quả làm
việc.Việc sử dụng lao động một cách hợp lý như vậy sẽ tạo điều kiện thúc đẩy khả
năng tăng năng suất lao động. Khơng chỉ những thế điều này có ý nghĩa thiết thực
trong việc nâng cao thu nhập, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ cơng nhân viên trong
Cơng ty, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, từng bước tạo nên sự vững
mạnh trong các hoạt động của Công ty.



18

Về mặt chất lượng:
Hầu hết các cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật đều có trình độ từ cao đẳng trở
lên, các công nhân sản xuất trực tiếp trong các phân xưởng Sen vòi đều được qua
đào tạo với trình độ tay nghề cao. Hàng năm, các cán bộ công nhân viên trong công
ty thường xuyên được cử đi đào tạo chuyên môn, nâng cao tay nghề, kỹ năng cũng
chuyên môn nghiệp vụ.
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động trong cơng ty:
Chỉ tiêu

Tổng số

I.Trình độ văn hố
1. Tốt nghiệp PTTH
2. Cao đẳng, TC
3. Đại học
4. Trên đại học
II. Độ tuổi
Dưới 30
30 – 40
40 – 50
Trên 50

120
42
50
25
3


Nam
Số lượng
%
78
65
27
62,28
38
76
17
68
3
100

Nữ
Số lượng
%
42
35
15
35,71
12
24
8
32
0
0

38

23
60,5
15
39,5
42
28
66,6
14
33,4
34
14
41
10
59
6
4
66,6
2
33,4
(Nguồn: Phòng Tổ chức-Hành chính)
Chủ yếu lao động trong Cơng ty là nam, số lao động nam chiếm tới 65%
tổng số lao động trong Công ty. Điều này là khá phù hợp với tính chất cơng việc về
lĩnh vực sản xuất thiết bị vòi sen, thiết bị nhà vệ sinh phòng tắm của Công ty. Lao
động là nguồn lực quan trọng nhất trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, chính
người lao động đã làm việc và tạo ra các mức lao động tương xứng để giúp những
người quản lý làm cơ sở trong định mức lao động. Tay nghề, trình độ của mỗi lao
động có ảnh hưởng trực tiếp đến cơng tác định mức lao động. Vì thế, để nâng cao
năng suất, xây dựng định mức khoa học rất cần phải nâng cao trình độ lành nghề
cho người lao động.
2.3.4. Đặc điểm và nhân tố thuộc về thị trường tiêu thụ

Là một đơn vị trực thuộc Tổng công ty Viglacera,Công ty Sen vòi Viglacera
chuyên sản xuất và kinh doanh thiết bị vệ sinh ( vòi chậu rửa mặt, vòi tắm hoa sen
và các loại thiết bị khác, các loại van công nghiệp, bồn tắm, chậu rửa mặt, chậu rửa
bát, các loại phụ kiện sứ vệ sinh, tư vấn kinh tế kỹ thuật, công nghệ cho các dự án
về ngành nước, xuất nhập khẩu nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, phụ kiện,
công nghệ sản xuất kinh doanh.Các sản phẩm chính của Công ty bao gồm: vòi chậu


19

rửa mặt, vòi tắm hoa sen, bi đê, các loại van công nghiệp, bồn tắm, chậu rửa mặt,
chậu rửa bát, các loại phụ kiện sứ vệ sinh….
Các sản phẩm được sản xuất ra chủ yếu đáp ứng thị trường trong nước. Hiện
nay, cơng ty có khoảng trên 40 đại lý trong toàn quốc, thị trường tiêu thụ trải khắp 3
miền Bắc – Trung – Nam. Không những thế, kể từ năm 2002 cơng ty đã có kế
hoạch mở rộng thị trường tiêu thụ ra các nước trên thế giới, bước đầu là tham gia
các hội chợ quốc tế ở trong và ngồi nước. Nhờ vậy, sản phẩm của cơng ty đã được
xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới như: Italia, Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan,
Lào, Cam pu chia…Bằng sự cố gắng cải tiến không ngừng, công ty đã khẳng định
được thương hiệu của mình và đang có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.
Sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ trong đời sống sinh hoạt, đáp ứng nhu
cầu thiết yếu của con người nên thị trường đầu ra tương đối ổn định trong những
năm vừa qua. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh trên thị trường
nên việc đầu ra khó đạt được mục tiêu nên việc trì trệ trong sản xuất là điều khó
tránh khỏi.
Do đó, việc xây dựng định mức phù hợp cho lao động trong công ty một cách
khoa học, hợp lý sẽ hạn chế được những khó khăn trên. Bởi vì, khi thị trường tiêu
thụ lớn, cơng ty sẽ sản xuất nhiều sản phẩm, cơng nhân được khuyến khích làm việc
để nâng cao sản lượng. Ngược lại, khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn thì sản
lượng cơng nhân làm ra cũng sẽ ít đi và từ đó cơng tác định mức cho lao động cũng

cần được quan tâm, rà sốt lại cho phù hợp với tình hình sản xuất.
2.4. Đánh giá thực trạng công tác định mức lao động tại Công ty
2.4.1. Quan điểm của lãnh đạo công ty về công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động là một trong những nội dung quan trọng của tổ
chức lao động khoa học, tổ chức sản xuất và quản lý lao động. Nó có liên quan đến
việc phân công lao động và hiệp tác lao động, tổ chức và phục vụ nơi làm việc, liên
quan tới nghiên cứu các bước công việc và việc trả lương cho công nhân. Công tác
định mức lao động chủ yếu nghiên cứu các loại mức lao động và điều kiện áp dụng
chúng trong thực tiễn và nghiên cứu các phương pháp để xây dựng các mức lao
động chính xác, có căn cứ khoa học kỹ thuật. Hiểu rõ được tầm quan trọng này,
ngay từ những ngày thành lập, lãnh đạo công ty cũng đã rất chú trọng đến xây dựng
và hoàn thiện mức lao động trên cơ sở xác định đúng nhu cầu lao động, đảm bảo trả
lương đúng theo hao phí lao động.


20

Đây là quan điểm tích cực cho thấy được sự quan tâm sâu sắc của ban lãnh
đạo công ty về công tác định mức cũng như tầm quan trọng của cơng tác định mức.
Lãnh đạo cơng ty trực tiếp có những chỉ đạo thường xun đến các phịng ban có
chức năng, nhiệm vụ đảm nhận công tác định mức đề phù hợp với kế hoạch sản
xuất cũng như hướng chung đi của Công ty. Điều này làm cho công tác định mức
lao động của các bộ phận chuyên trách được thực hiện một cách khoa học, cụ thể
hơn, từng bước xác định và sử dụng đúng mức trong công ty. Hơn nữa, việc làm này
còn tạo ra sự tin tưởng, yên tâm công tác, làm việc của cán bộ công nhân viên trong
công ty.
2.4.2. Năng lực của bộ máy đảm nhiệm công tác định mức lao động
Công tác định mức lao động luôn gắn liền với các công tác tổ chức lao động,
tổ chức sản xuất và quản lý lao động. Vì vậy, cơng tác định mức lao động trong
Cơng ty trước hết chịu trách nhiệm chính là Phịng Tổ chức hành chính cùng với sự

kết hợp của Phịng kĩ thuật- phát triển sản phẩm mới và quản đốc, phó quản đốc
cùng trưởng các bộ phận.
Phịng tổ chức hành chính
Phịng tổ chức hành chính được cơi là bộ phận đóng vai trị chủ yếu trong
cơng tác định mức lao động, là bộ phận trực tiếp quản lý lao động và phân phối tiền
lương cho cán bộ công nhân viên trong cơng ty. Bên cạnh đó, đây cũng là bộ phận
trực tiếp áp dụng các phương pháp định mức để tiến hành định mức lao động có căn
cứ khoa học.
Nhiệm vụ chính của phịng trong cơng tác định mức là theo dõi, khảo sát mức
làm việc thực tế của công nhân có biến đổi như thế nào trong từng thời kỳ sản xuất
để đưa ra được sự điều chỉnh mức hợp lý. Đồng thời, tính tốn thời gian hao phí lao
động, thời gian lãng phí của cơng nhân trong các bước cơng việc đã có sự phù hợp
chưa để điều chỉnh lại đơn giá tiền lương. Xây dựng đơn giá tiền lương cũng là một
trong những nội dung quan trọng trong cơng tác định mức lao động mà Phịng tổ
chức hành chính đảm nhận. Vì thế, đơn giá tiền lương trong công ty được xây dựng
ở tất cả các công đoạn sản xuất và ở tất cả các sản phẩm một cách rõ ràng, chặt chẽ.
Điều đó cho thấy năng lực tổ chức quản lý của bộ phận Tổ chức hành chính ln
được đánh giá cao.
Phịng kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới
Phòng kỹ thuật và phát triển sản phẩm mới chính là phịng có chức năng,
nhiệm vụ hỗ trợ cho phịng tổ chức hành chính trong cơng tác định mức. Vì đây là


21

bộ phận am hiểu cặn kẽ nhất về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đồng thời là
bộ phận trực tiếp quản lý yêu cầu về kỹ thuật sản xuất,yêu cầu kĩ thuật của máy móc
thiết bị. Do đó, để công tác định mức lao động được tiến hành nhanh chóng, tiết
kiệm chi phí thời gian, có tính hiệu quả cao thì phịng kĩ thuật và phát triển sản
phẩm mới có vai trị cung cấp thơng tin, số liệu về quy trình sản xuất, định biên lao

động của máy móc thiết bị cho Phịng tổ chức hành chính, hợp tác chặt chẽ với bộ
phận này để đưa ra mức chính xác áp dụng cho lao động.
Quản đốc, phó quản đốc phân xưởng
Các phân xưởng sản xuất Sen vòi là nơi trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất,
là nơi trực tiếp diễn ra hoạt đông lao động của công nhân. Cán bộ các phòng ban
của phân xưởng như quản đốc, phó quản đốc là người am hiểu nhất về tổ chức nơi
làm việc của phân xưởng mình, với trách nhiệm của người lãnh đạo, trực tiếp theo
dõi tình hình sản xuất thực tế tại các bộ phận, các phân xưởng, các tổ,…Vì vậy, các
lãnh đạo của các bộ phận phải có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với phịng tổ chức
hành chính để đưa ra mức hợp lý cho các lao động trong phân xưởng mình.Bên
cạnh đó, phó quản đốc phân xưởng cịn có nhiệm vụ theo dõi, tính lương cho cơng
nhân của mình. Vì thế, đảm bảo được mức lao động hợp lý cũng như đảm bảo đời
sống lao động cho công nhân là một nhiệm vụ hết sức quan trọng của bộ phận này.
Nhìn chung, năng lực của bộ máy đảm nhận công tác định mức lao động
trong Công ty là rất rõ ràng, các bộ phận làm việc hết sức cẩn thận và đạt hiệu quả
cao. Cụ thể, với công tác định mức lao động, việc tổ chức sắp xếp lao động làm việc
một cách khoa học luôn được đảm bảo, việc theo dõi đổi mới phương pháp làm việc
diễn ra thường xuyên, các phòng ban trên có mối rất quan hệ chặt chẽ,…Vì vậy, có
thể khẳng định được chất lượng của đội ngũ cán bộ chuyên trách trong công tác
định mức là rất lớn. Đây cũng chính là một trong những lợi thế của Cơng ty trong
chiến lược phát triển lâu dài.
2.4.3. Các loại mức đang áp dụng tại công ty.
Do mang đặc điểm của ngành sản xuất đồ gia dụng, thiết bị phòng tắm,
phòng vệ sinh nên các sản phẩm của Cơng ty có quá trình sản xuất tương đối dài và
chia nhỏ thành nhiều công đoạn. Sản phẩm ở mỗi công đoạn đều được định mức cụ
thể. Vì thế, sau một ca làm việc đều có thể xác định được chính xác khối lượng sản
phẩm hoàn thành của từng cá nhân, từng bộ phận phụ trách. Do đó, để phù hợp với
việc tổ chức lao động khoa học cho công nhân, Công ty đã áp dụng mức sản lượng.



22

Mức sản lượng (Mslca) là khối lượng sản phẩm được quy định cho từng bước
cơng việc được hồn thành trong một đơn vị thời gian nhất định trong điều kiện tổ
chức kỹ thuật xác định.
Dựa trên cơ sở xác định mức sản lượng (sp/công), Công ty tiến hành xác định
đơn giá tiền lương cho sản phẩm, để trả lương theo sản phẩm cho bộ phận công
nhân sản xuất. Mức thời gian được xác định theo công thức :
Mtg = Tca/Mslca
Tất cả các bước công việc hay các công đoạn cụ thể của q trình sản xuất
sản phẩm trong Cơng ty đều được định mức để tiến hành trả lương một cách chính
xác và xây dựng đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm, xác định đúng chi phí
tiền lương để hạch tốn giá thành sản phẩm một cách cơng bằng.
Như vậy, tồn bộ các bước cơng việc ở các phân xưởng đều được định mức
lao động. Tuy nhiên, với mỗi loại sản phẩm khác nhau do những yêu cầu về chất
lượng, kích cỡ, chủng loại khác nhau thì các bước cơng việc cũng có mức lao động
khác nhau. Do đó, có mức được áp dụng cho từng cá nhân người lao động và tập thể
người lao động.
Mức áp dụng cho cá nhân người lao động là mức có thể xác định được chính
xác cho từng người lao động như ở khâu làm thao ở phân xưởng đúc, tiện ren ở
phân xưởng gia cơng cơ khí,..
Mức áp dụng cho tập thể (nhóm) người lao động là mức ở đó có nhiều người
lao động phối hợp với nhau để thực hiện bộ phận cơng việc nào đó. Mức cho nhóm
như ở các khâu mài đánh bóng, thử nước,…


×