Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

bai chính thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.45 KB, 26 trang )

Đề cương chi tiết: Môn Văn hóa lao động
Đề tài: Văn hóa giao thông tại Việt Nam
Lời mở đầu
Phần 1: Thực trạng văn hóa giao thông tại Việt Nam
1.1 Khái niệm văn hóa giao thông
1.2 Thực trạng văn hóa giao thông tại Việt Nam
1.2.1 Thói xấu của những người tham gia giao thông
1.2.2 Hành vi tốt của những người tham gia giao thông
1.3 Nguyên nhân của những thói xấu
1.4 Giải pháp khắc phục những thói xấu trong văn hóa giao
thông tại Việt Nam
Phần 2: Liên hệ thực tiễn sinh viên với văn hóa giao thông
tại trường Đại học Thương Mại

LỜI MỞ ĐẦU
Theo Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, văn hóa giao thông có ba tiêu
chí: Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành
đúng các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Hai là,
có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ
người khác; Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao
thông và tinh thần thượng tôn pháp luật.
Ở những nước phát triển như Anh, Mỹ, Singapore… văn hóa giao thông
thể hiện ở mọi con đường, mọi ngõ phố và nó được biết đến như điều “tất, lẽ,
dĩ, ngẫu”, được xuất phát từ việc pháp luật về giao thông đã điều chỉnh mọi
hành vi từ nhỏ nhất của người tham gia giao thông. Người tham gia giao thông
chỉ cần băng qua đường ở chỗ không được phép sẽ bị cảnh sát phạt nặng và bị
những người đi đường nhìn với ánh mắt coi thường.
Nhiều người Việt Nam lần đầu đến Singapore, sẽ rất ngỡ ngàng với
chuyện taxi được phép chạy 80km/h trong nội đô. Với tốc độ đó, bất cứ va
chạm nào cũng biến thành tai nạn thảm khốc, rất may điều đó hiếm khi xảy ra
vì hầu hết mọi người khi ra đường đều có văn hóa giao thông, tôn trọng luật


pháp. Ở những ngã ba, ngã tư của Singapore người ta cũng rất ít khi nhìn thấy
những sắc phục của cảnh sát vì người dân rất có ý thức khi tham gia giao
thông.
Nhìn lại giao thông ở Việt Nam vẫn còn nhiều điều bất cập. Để tìm hiểu rõ
hơn về điều này nhóm nghiên cứu đề tài : “ Văn hóa giao thông tại Việt Nam”.
Phần 1: Thực trạng văn hóa giao thông tại Việt Nam
1.1 Khái niệm văn hóa giao thông
Khái niệm Văn hoá giao thông tất nhiên là một biểu hiện cụ thể của khái niệm Văn
hoá nói chung. Do vậy nó cũng phải được nhìn nhận ở khía cạnh vật thể và phi vật thể, ở
việc thể hiện trình độ phát triển và đặc tính riêng của mỗi dân tộc...Văn hoá giao thông là
một khái niệm khá mơí mẻ với nhiều cách hiểu khác nhau: có người bảo thực hiện tốt luật
lệ giao thông là Văn hoá giao thông, có người lại bảo nội dung Văn hoá giao thông rộng
hơn nhiều nội dung luật lệ giao thông, người khác thì nói Văn hoá giao thông là cách ứng
xử của mọi người khi tham gia giao thông...
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá giao thông được biểu hiện bằng
hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện
của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn hoá giao thông nhằm tạo nên thói quen cư
xử có văn hoá, đúng pháp luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an
toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện
đại của con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc
gia, trong Văn hoá giao thông có ba tiêu chí:
Một là, về nhận thức và hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy
định của pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Hai là, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ
người khác;
Ba là, có thái độ ứng xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần
thượng tôn pháp luật.
Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá giao thông là tự giác chấp hành trật tự an toàn giao
thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, tôn trọng,
nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp

đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân
thiện”.
Theo TS. Nguyễn Thị Hồng: Văn hoá giao thông hiểu theo nghĩa hẹp là cách ứng xử
có văn hoá của mọi người khi tham gia giao thông. Đó chính là sự tôn trọng và chấp hành
nghiêm chỉnh luật lệ giao thông, có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng, biết nhường
nhịn và giúp đỡ người khác, có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra va chạm...
Theo TS. Phạm Ngọc Trung: “ Văn hoá giao thông cần được hiểu là: sự ứng xử một
cách có ý thức và có trách nhiệm của mọi thành viên trong xã hội khi tham gia giao
thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông để tạo lập nên một
môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả”. Khái niệm của TS.
Phạm Ngọc Trung đã nhấn mạnh đến sự ứng xử một cách có ý thức và có trách nhiệm của
mọi người trên bình diện xã hội chứ không phải chỉ nói đến ý thức tự giác của người trực
tiếp tham gia giao thông. Khái niệm này phản ánh được tính tự giác mang tính cá nhân và
tính xã hội mang tính cộng đồng, đó là hai yêu cầu cơ bản tạo nên hành vi ứng xử có văn
hoá của người tham gia giao thông.
Theo GS.VS Hồ Sĩ Vịnh: “ Văn hoá giao thông là một thành tố của lối sống đô thị,
của văn hoá thẩm mỹ, là gương mặt của đô thị. Khi ta nói người Hà Nội văn minh thanh
lịch, hiện đại thì tín hiệu đầu tiên gây ấn tượng mạnh đối với khách công vụ hay khách du
lịch là Văn hoá giao thông”.
Theo chúng tôi, Văn hoá giao thông là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao
thông và văn hoá của các thành viên khác trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá
trình hình thành Văn hoá giao thông như: Nhà làm luật giao thông; cơ quan quy hoạch
giao thông; cảnh sát giao thông; thanh tra giao thông; ban quản lý các khu công nghiệp,
khu đô thị, khu chế xuất; ban quản lý các chợ, các công trình xây dựng; người phụ trách và
nhân viên ở các trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xe, trung tâm đăng kiểm phương
tiện... Đây là khía cạnh phi vật thể của Văn hoá giao thông. Khía cạnh vật thể của Văn hoá
giao thông là hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống đèn chiếu sáng,
biển báo...Trong những yếu tố trên đây thì người trực tiếp tham gia giao thông đóng một
vai trò quan trọng tạo nên Văn hoá giao thông. Văn hoá của người trực tiếp tham gia giao
thông biểu hiện cụ thể như: trước tiên là phải hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành

luật lệ giao thông; hai là phải có tính cộng đồng khi tham gia giao thông, khi lưu thông
trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn phải đảm bảo an toàn cho
những người khác. gặp trường hợp người bị nạn cần giúp đỡ phải chia xẻ kịp thời; ba
là cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu
tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt... Văn hoá giao thông phải
được nhìn nhận từ hai phía, đó là người tham gia giao thông và các lực lượng chức năng
quản lý giao thông trong đó quan trọng nhất là người thực thi- cảnh sát giao thông.
1.2 Thực trạng văn hóa giao thông tại Việt Nam
1.2.1 Những thói xấu của văn hóa giao thông
Những thói xấu trong văn hóa giao thông
“Ai cũng làm như vậy nên tôi cũng làm như vậy” – cách biện minh này
không thuyết phục chút nào mà còn mang tính chất ngụy biện và dường như nó đã
ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người dân Việt trong văn hóa giao thông. Vô hình
chung, nó đã tạo ra những thói quen mà nhiều người cho đó là chuyện bình thường.
Nhiều người nước ngoài khi sang Việt Nam du lịch hoặc ngay như những Việt kiều
về nước, họ không khỏi bị “Sốc” khi thấy những thói xấu trong văn hóa giao thông
ở Việt Nam. Đó là gì?
Mạnh ai người nấy đi, ích kỷ - không chịu nhường nhịn
Lâu nay người ta vẫn nói: ra đường là ra... chiến trường, bởi phải chen lấn,
chịu cảnh ùn tắc liên miên, buộc phải hít khói bụi độc hại và chịu đựng tiếng ồn,
đồng thời cũng không biết tai nạn giáng xuống đầu mình lúc nào. Cũng không biết
từ bao giờ mà người dân lại hình thành cho mình cái suy nghĩ “Mình không lấn thì
thằng khác sẽ lấn”. Trong dòng xe cộ đông đúc, ô tô và xe máy như đan xen vào
nhau trông lộn xộn và rất mất trật tự. Rất nhiều tuyến đường ở Hà Nội thường
xuyên xảy ra tình trạng lưu thông lộn xộn, gây mất trật tự an toàn giao thông và ảnh
hưởng tới mỹ quan thành phố, nhất là giờ cao điểm. Nhiều tuyến đường mặc dù
được phân làn rõ ràng nhưng tình trạng mạnh ai người nấy đi dẫn đến cảnh lộn xộn,
mất trật tự giao thông vẫn diễn ra thường xuyên. Nhiều người tham gia giao thông
cứ thấy chỗ nào trống là lao vào, bất chấp phần đường đó dành cho ô tô hay xe
máy. Vào những giờ cao điểm, hầu như các tuyến đường thường chật cứng xe cộ,

một giải pháp được nhiều người đưa ra đó là đi lên vỉa hè. Trong khi vỉa hè là nơi
dành cho người đi bộ thì giờ người đi bộ đi trên vỉa hè cũng phải khép nép, nhìn
trước, ngó sau để bảo toàn tính mạng.
Phân làn trên tuyến Trần Khát Chân – Đại Cồ Việt
Nhiều trường hợp, khi thấy xe phía trước đang giảm tốc độ để nhường đường
và tránh xe đi chiều ngược lại, lập tức người điều khiển phía sau “tranh thủ” vượt
lên, lấn làn, làm hẹp phần đường, vướng xe đi ngược chiều nên mắc kẹt, dẫn tới ùn
tắc cục bộ.
Phần lớn các phương tiện lưu thông trên đường khi gặp chướng ngại vật thay
vì phải chờ vài giây để đi tiếp thì lại đánh tay lái chuyển hướng sang phải hoặc
sang trái không bật xi nhan và không quan tâm đến các xe lưu thông khác. Nhiều
phương tiện thậm chí còn lấn hẳn sang phần đường ngược chiều gây ùn tắc, nhất là
ô tô.
Ở những điểm nút giao thông hay những ngã ba, ngã tư không có đèn giao
thông thì người ta cứ được nước là đi. Không những thế, cho dù là có đèn giao
thông nhưng người ta vẫn có xu hướng tận dụng. Khi mà đèn đã có tín hiệu màu
vàng, một chiếc ô tô cố tình phóng thật nhanh để cố qua và mấy chiếc xe máy khác
cũng tận dụng đi theo. Trong khi phía bên kia các phương tiện đang bắt đầu chuyển
bánh thì không ít trường hợp dẫn đến xung đột giao thông. Và lại phải mất thêm ít
thời gian để mấy chiếc xe kia đi qua, đến lúc đó thì đèn cũng chuyển màu - câu
chuyện gây bức xúc cho nhiều người.
Không những thế, những cảnh tượng lộn xộn, mất trật tự là chuyện diễn ra
như cơm bữa tại các cổng trường (nhất là những trường tiểu học)…luôn trong tình
trạng ùn ứ phương tiện trước. Người đỗ dọc xe, kẻ dựng ngang xe rất phản cảm.
Mặc dù có biển cấm dừng đỗ nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn ngang nhiên đậu xe để
đón con. Thậm chí, nhiều người còn dừng xe giữa lòng đường để vẫy con. Lòng
đường bỗng dưng bị nghẹt cứng bởi lượng người và xe. Hai bên vỉa hè cũng được
các phụ huynh “trưng dụng” làm nơi để xe chờ đón con. Họ chỉ nghĩ cho bản thân
dù biết rằng lòng đường không phải là nơi đỗ xe, dẫn đến những người muốn lưu
thông qua những khu vực này cũng rất vất vả.

Tiện cho bản thân
PGS. Thụ nói: “Văn hóa giao thông của ta hiện nay là lựa nhau mà đi chứ
không theo luật lệ, và chủ yếu là tiện, họ đi theo cách tiện nhất cho mình, không
quan tâm đến người khác thế nào”
Nhìn vào thực tế sẽ thấy, người dân vẫn hành xử giao thông như một thói
quen. Tiện đâu rẽ đấy: Ở đoạn cầu vượt Trường Chinh, bất chấp biển cấm quay đầu
xe, nhiều người vẫn hồn nhiên quay đầu đi vào đường ngược chiều. Trong khi đó,
chỉ cần đi thêm khoảng 100m nữa là có điểm quay đầu xe, nhiều người dù biết
nhưng cố tình vi phạm.
Tiện đâu đỗ đấy: Có rất, rất nhiều trường hợp đỗ xe tùy tiện, lộn xộn, chiếm
hết lòng, lề đường. Cảnh đường phố xe máy ngổn ngang, ô tô cũng chen nhau đỗ là
chuyện thường nhật, làm cho lòng đường đã hẹp nay còn hẹp hơn.
Dù có nhiều biển cấm vẫn đỗ oto
Một thực tế đáng buồn là nhà nước đầu tư xây cầu cho người đi bộ hay
những đường hầm bộ nhưng số lượng người sử dụng lối đi này vẫn còn hạn chế. Ở
điểm chung chuyển Cầu Giấy, Đại học Giao Thông, dù đã có cây cầu bộ dành cho
sinh viên, nhưng nhiều người vẫn đi theo kiểu truyền thống: tự băng qua đường,
làm cản trở giao thông.
Thích thể hiện bản thân
Một bộ phận không ít thanh thiếu niên thích ra đường và thể hiện bản thân.
Phong cách của lứa tuổi này là nổi loạn. Thể hiện qua những hành vi như: không
đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng, rú ga, bóp còi inh
ỏi, bốc đầu (đi xe một bánh), 1 xe kẹp 4, 5 người … có những chiếc xe thì được
trang trí đèn nhấp nháy gây chói mắt cho những người tham gia giao thông khác,
nhất là vào ban đêm.
Hiện giờ không ít người đội mũ bảo hiểm chỉ là hình thức. Những chiếc mũ
bảo hiểm giá mấy chục ngàn đồng được ưa chuộng rất nhiều và tất nhiên là không
đảm bảo chất lượng. Theo ý kiến của nhiều người thì đội mấy chiếc mũ đấy cho có
để tránh công an, vừa nhẹ đầu lại cũng đẹp, tuy rằng họ biết chắc là mũ “rởm”.
Nhiều người cho rằng, đội mấy cái mũ bảo hiểm mà chất lượng tốt thì xấu, không

hợp thời trang, trông như đội nồi cơm điện lên đầu, …
Không chịu nhận sai và thích hành động hơn là dùng lời nói.
Một va chạm nhỏ cũng có thể dẫn tới một cuộc ẩu đả lớn khi cả hai bên
không bên nào chịu nhận sai về mình hoặc xảy ra những vụ cãi cọ, tranh giành,
chửi bới nhau rất mất văn hóa. Và thường thì những va chạm như vậy rất dễ dẫn tới
ùn tắc giao thông vì tính tò mò của người dân, thấy đông thì xúm lại xem nên đã
đông càng đông hơn.
Không ít trường hợp vì vậy mà nhiều người phải nhập viện. Thay vì dùng lời
nói để thương lượng thì những cú đấm, đá, được triển khai để đỡ mất thời gian. Đó
là cách hành xử của những đối tượng là thanh thiếu niên đã có sẵn trong mình máu
anh hùng hay dân xã hội đen luôn cho mình là đúng. Không thể lường trước được
phản ứng của những đối tượng này. Nhiều người phải công nhận rằng: “tưởng rằng
chiến thắng nhưng lại sấp mặt trong vũng máu chỉ sau vài giây”.
Những thói xấu khác
Xin anh bỏ qua, vì em là con ông này, cháu chú nọ!
Không biết các "cha ông" dạy dỗ thế nào mà "con cháu" vi phạm luật giao thông thì
mang uy tín của các vị ra để xin xỏ, miệt thị người thực thi pháp luật. Thậm chí
nhiều "ông" còn ra mặt, lấy mình để bảo lãnh thay vì dạy dỗ con cháu cho nên
người. Có lẽ các vị ấy thương con theo kiểu “cháu hát được 6 thứ tiếng rất chuẩn...”
thì hại con mất rồi.
Vừa lái xe vừa dùng điện thoại:
Nếu bạn vừa lái xe vừa nghe điện thoại, thì khả năng phản ứng trước các tình
huống kém hơn một người bình thường và tỉnh táo 30% và bạn có nguy cơ gây tai
nạn cao hơn bình thường gấp 4 lần.
Nhiều người tin rằng việc nhắn tin sẽ an toàn hơn gọi điện khi đang lái xe, nhưng
thực tế không phải vậy. Trong năm 2009, chương trình tuyên truyền an toàn giao
thông Think! của chính phủ Anh đã công bố một đoạn video khá sốc nói về hậu quả
của việc vừa lái xe vừa nhắn tin bằng điện thoại di động. Trong đoạn video, một cô
gái trẻ đã gây ra cái chết cho 4 người chỉ vì cô vừa lái xe vừa nhắn tin.
1.2.2 Những hành vi tốt trong văn hóa giao thông

Sự quan tâm cùng với sự đầu tư của Nhà nước và việc thực hiện xã hội hóa,
các phương tiện công cộng ngày càng phong phú hơn, chất lượng phương tiện tốt
hơn và dịch vụ luôn được cải thiện. Chính phủ đã ban hành luật giao thông đường
bộ, ban hành hướng dẫn cụ thể thực hiện một số điều nghị đinh số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ. Ở Hà Nội sở GTVT đã khẩn trương khảo sát, lập dự
án và thực hiện mở rộng mặt bằng quy định để đảm bảo tránh ùn tắc, giao thông
thuận lợi hơn ở các tuyến đường như: Kim Mã- Trần Phú, Phạm Hùng – Khuất
Duy Tiến…. Xây dựng tuyến đường trên cao dọc đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh
Tuy- Ngã Tư Vọng- Ngã Tư Sở, duyệt dự án tháng 10/2012, hoàn thành năm 2015;
cầu vượt tại nút giao giữa đường Nam Hồng với tuyến đường Mai Dịch- Nội Bài
thông xe kỹ thuật trong tháng 12/2012; cầu vượt tại nút giao đường Nguyễn Chí
Thanh- đường Láng, thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán 2013; cầu vượt tại
nút giao đường Lê Văn Lương- đường Láng, thông xe kỹ thuật trong tháng
10/2012; Xây dựng hoàn thiện nút giao thông Chùa Bộc- Thái Hà theo quy hoạch
tại góc ¼ nút giao từ Học viện Ngân hàng đến Cổng trường Đại học Công đoàn,
duyệt dự án tháng 10/2012, hoàn thành năm 2013; Dự án đường 70 đoạn đường
Láng- Hòa Lạc đến Nhổn, duyệt dự án tháng 10/2012, hoàn thành năm 2014; Dự án
đường 70 đoạn Hà Đông- đường Láng- Hòa Lạc duyệt dự án tháng 10/2012, hoàn
thành năm 2015; Dự án đường 70 đoạn Hà Đông- Văn Điển duyệt dự án tháng
10/2012, hoàn thành năm 2015; Hỗ trợ kỹ thuật tăng cường giao thông đô thị bền
vững cho Dự án đường sắt đô thị số 3 Hà Nội, duyệt dự án tháng 10/2013, hoàn
thành dự án năm 2016; QL32 đoạn Cầu Diễn- Nhổn, hoàn thành toàn tuyến trong
tháng 10/2012; Dự án phát triển giao thông đô thị Hà Nội- Vành đai 2 (vốn vay
WB), hoàn thành thi công xây lắp trong năm 2013, thông xe kỹ thuật trong quý
I/2014; Dự án xây dựng đường Cát Linh- La Thành- Yên Lãng trên địa bàn quận
Đống Đa, hoàn thành toàn tuyến trong tháng 12/2012; cầu cho người đi bộ qua khu
nhà ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, thi công hoàn thành để đưa công trình vào
sử dụng trong tháng 2/2013; cầu Yến Vỹ, thông xe kỹ thuật trước Tết Nguyên đán
2013…

Bộ giao thông vận tải đã chỉ đạo sữa chữa kịp thời các hư hỏng nền, mặt
đường (như xử lý cao su, vá ổ gà, thảm phủ mặt), đảm bảo thoát nước rãnh dọc
nhất là các vị trí thường xuyên đọng nước, phát quang, bạt lề, sơn kẻ vạch tín hiệu
giao thông, sơ kẻ vẽ cọc tiêu, cọc H, cột Km, biển báo vv.. nâng các nắp ga công
trình ngầm trong quá trình duy tu, sửa chữa để đảm bảo mặt đường êm thuận, lề
thông hè thoáng, hầm và cầu cho người đi bộ sạch sẽ và đảm bảo an toàn giao
thông; Đặc biệt là các tuyến đường có lưu lượng giao thông lớn và thường xuyên
có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông. Tổ chức sửa chữa mặt đường để đảm bảo an
toàn giao thông các tuyến đường: Quốc lộ 21B, Quốc lộ 6, Quốc lộ 1A, đường
Nguyễn Tam Trinh, Lĩnh Nam, Tân Mai, đường Quang Trung; Chỉ đạo lực lượng
Thanh tra GTVT tăng cường kiểm tra, xử lý dứt điểm các vi phạm hành lang bảo
vệ đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa.

Ý thức tham gia giao thông của người dân Hà Nội:
Đa số có ý thức cao khi tham gia giao thông, tuân thủ luật an toàn giao
thông: tuân thủ tốc độ cho phép, dội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy,
không chở quá số người quy định, dừng xe đỗ xe đúng nơi quy định….có ý thức tốt
khi tham gia phương tiện giao thông công cộng: xe buyt: tuân thủ quy định trên xe
buyt: không hút thuốc, xả rác trên xe buýt… rất nhiều bạn trẻ chủ động nhường ghế
cho phụ nữ mang thai, người già và trẻ em, giúp đỡ người lớn tuổi, trẻ em qua
đường….
Văn hóa giao thông của thế hệ trẻ, sinh viên:
Rất nhiều hoạt động ý nghĩa của các bạn trẻ trên các tuyến đường giao thông:
teen tình nguyện đứng đường giờ đèn đỏ với những khẩu hiệu văn hóa giao thông
khô cứng trở nên vui nhộn qua chiến dịch tình nguyện đường phố
Ngày 02/04, các tuyến đường ngã tư Ô Chợ Dừa, Thái Hà - Láng Hạ, Khuất Duy
Tiến, Giải Phóng, Lê Văn Lương... bỗng khác hơn mọi ngày. Những khẩu hiệu
được vẽ tay ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc: Hà Nội không vội được đâu, Đúng làn
thấy thật an nhàn, Đi thong thả cho đỡ vất vả, Dừng đèn đỏ chứng tỏ thông minh,
Người với người sống để yêu nhau, Đường đông người hãy cứ mỉm cười, Đường Hà

Nội vui như trẩy hội… được các bạn trẻ giơ cao tại các ngã tư đèn đỏ để nhắn nhủ
tới mọi người: Hãy có ý thức hơn khi tham gia giao thông.
Hay những hoạt động thiết thực không kém: sinh viên tình nguyện lập “hàng rào
sống” giữa lòng đường
Những tuyến đường hẹp, các sinh viên tình nguyện xếp thành hàng giữa đường để
phân luồng giao thông. “Để tránh ách tắc giao thông, chúng em phải lập hàng rào
sống giữa lòng đường để đảm bảo an toàn cho các thí sinh qua đường" SV tình
nguyện Nguyễn Thị Thanh Tâm, trường ĐH Ngoại Thương Hà Nội đã chia sẻ.
Bên cạnh những hoạt động này, rất nhiều sinh viên tham gia các phong trào tuyên
truyền luật giao thông
1.3 Nguyên nhân của những thói xấu trong văn hóa giao thông ở Việt Nam
Nguyên nhân thứ nhất, sự thiếu ý thức của người dân
Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
hiện nay là rất kém. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu khiến tình hình tai nạn
giao thông và ùn tắc giao thông tăng đột biến. Đặc biệt tại Hà Nội – một thành phố
lớn của cả nước – vấn đề ý thức của người dân đang trở thành một thực trạng báo
động.
Thực tế, đã có nhiều trường hợp TNGT xảy ra là do chính bản thân người
điều khiển phương tiện lưu thông trên đường thiếu ý thức nên dẫn đến tai nạn cho
mình và cho những người xung quanh. Thiếu ý thức ở đây chính là việc người tham
gia giao thông không chấp hành luật, họ chỉ biết lợi cho mình và luôn nghĩ cách
thuận tiện nhất cho mình mà thôi. Chính vì thiếu ý thức, không tôn trọng pháp luật
một cách triệt để nên người dân khi tham gia giao thông thường tìm cách đối phó
hơn là tự giác chấp hành Luật Giao thông. Cụ thể, nơi nào có mặt CSGT thì nơi đó
Luật Giao thông được tôn trọng. Còn nếu không có mặt CSGT thì dù thấy đèn đỏ
vẫn có người chay vội qua ngã tư, người phía sau thấy người đi phía trước vượt đèn
đỏ được thì mình cũng chạy theo. Thế là các hướng cùng chạy một cách mất trật tự,
ngay lập tức ngã tư bị ùn tắc giao thông.
Bên cạnh đó, nhiều người không tham gia giao thông nhưg lại là nguyên
nhân chính dẫn đến những vấn đề liên quan tới an toàn giao thông. Một số vấn đề

gây bức xúc như:
Lòng đường đã hẹp nhưng một bộ phận không nhỏ người dân lại sử dụng
lòng đường, vỉa hè như là một chỗ đương nhiên để hoạt động buôn bán, kinh
doanh. Hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là chuyện bình thường mà nhiều
người cho là tất yếu. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao
thông. Cán bộ quản lý đi dẹp hành lang giao thông thì chỉ được một vài hôm, hôm
trước hôm sau lại đâu vào đấy. Các hành quán ăn, hàng nước, chợ cóc lại tụ tập như
bình thường. Vừa làm mất mĩ quan đô thị vừa làm mất trật tự an toàn giao thông.
Hiện tượng sả rác thải, đổ phế liệu xây dựng hay hiện tượng phơi thóc, phơi rơm,
đốt rơm rạ trên các tuyến quốc lộ rất phổ biến. Hay sự thiếu ý thức của những
người làm nghề xe ôm lấy lòng đường làm nơi làm việc, họ chèo kéo, dành giật
khách gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình lưu thông của nhiều người.
Ngoài ra, gần đây một số vấn đề cũng được báo chí, các phương tiện thông tin đại
chúng lên án việc những người dân trên các tuyến quốc lộ rải đinh lên các tuyến
đường, cầu vượt, … Chính sự thiếu hiểu biết, chỉ biết lợi cho mình mà không ít
những vụ tai nạn giao thông đáng buồn đã xảy ra. ...
Bên cạnh đó, rất nhiều phương tiện không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn tham gia giao
thông làm ảnh hưởng rất nhiều tới văn hóa giao thông. Nó không chỉ gây ô nhiễm
tiếng ồn, ô nhiễm không khí vì khói từ ống xả mà đặc biệt hơn nó ảnh hưởng tới
chính sức khỏe của những người xung quanh, làm mất mỹ quan đô thị.
Nguyên nhân thứ hai, cơ sở hạ tầng giao thông – sự yếu kém trong công tác
quản lý và quy hoạch.
Phải thừa nhận rằng, hệ thống giao thông vận tải của thủ đô không theo kịp
tốc độ tăng dân số và sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông còn thiếu và yếu. Tỷ lệ đất dành cho giao thông
thấp, tỷ lệ km đường trên km2 diện tích mới đạt 30% so với yêu cầu ở khu nội đô
và 50% ở khu nội đô mở rộng. Trong khi tỷ lệ phương tiện cá nhân tăng nhanh, với
3,7 triệu xe máy và trên 380.000 ôtô, chiếm 76% thị phần vận tải; Vận tải công
cộng mới chiếm 10%... nên thường xuyên xảy ra ùn tắc, nhất là giờ cao điểm.
Quy hoạch GTVT không cân đối được lượng phương tiện cá nhân và cung cấp hệ

thống bến bãi hợp lý. Diện tích bến bãi đỗ xe chỉ đạt khoảng hơn 30%.
Việc quy hoạch thiếu đồng bộ và chậm chạp, dẫn đến tình trạng “biến hóa”
một số mục đích sử dụng của những khu quy hoạch. HĐND TP Hà Nội có đề cập
quy hoạch 34 điểm giao thông tĩnh, song thực tế không được triển khai hoặc đã
biến thành nhà ở. Ngoài ra, thành phố đã có văn bản yêu cầu di dời các nhà máy thì
phải dành đất cho giao thông tĩnh hoặc GTCC, song đa số diện tích đất lại thành
các dự án nhà ở hoặc siêu thị, văn phòng cho thuê…
Nhiều hệ thống đường sá được nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu đi lại của người dân. Còn chưa kể chất lượng của các tuyến đường, rất nhiều ổ
gà, các hố, vũng hay mặt đường gồ ghề,…
Hệ thống các biển báo, đèn giao thông không được chú trọng đầu tư và nâng
cấp. Nhiều tín hiệu đèn giao thông bị hỏng, thời gian chờ cho người đi bộ không
có. Dẫn đến việc người dân dù có ý thức chấp hành luật giao thông cũng đành phải
băng qua đường khi tín hiệu đèn giao thông vẫn màu đỏ dành cho người đi bộ. Ví
dụ như điểm dừng cho người đi bộ gần đại học Ngoại ngữ. Đây là điểm có rất
nhiều người đi bộ sang đường, đặc biệt là sinh viên nhưng nút bấm dành cho người
đi bô sang đường thì bị hỏng. Do đó, để chờ được đèn xanh cho người đi bộ sang
đường thì rất lâu, có khi tới hàng gần chục phút mà vẫn chưa có tín hiệu dừng. Đây
cũng là một trong những lý do mà ở điểm này người đi bộ thường xuyên phải tự
mình băng qua đường khi các phương tiện đang lưu thông.
Nguyên nhân thứ 3, buông lỏng quản lý công tác đào tạo và sát hạch cấp Giấy
phép lái xe.
Có tiền là có bằng lái đơn giản.
Người ta thấy những tấm biển, dòng quảng cáo "Nhận bổ túc, cấp bằng ô tô",
"Tổ chức thi cấp bằng xe máy, ô tô siêu tốc", "Thi lấy bằng xe máy nhanh nhất Hà
Nội"... ở khắp mọi nơi, trên bờ tường, cột điện đến mạng điện thoại, mạng internet,
ngay cả trên kính sau của ô tô. Đây mới chỉ là những quảng cáo mà đi sâu vào
trong mới thấy được chất lượng của các Trung tâm đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép
lái xe.
Nhiều người đã quá quen thuộc với mức "Lệ phí chính thức là 250.000 đồng,

chống trượt lý thuyết cộng thêm 50.000 đồng" và "Những người nộp tiền chống
trượt lý thuyết được dồn vào một lớp hoặc những bàn cuối cùng trong phòng thi.
Sau khi phát đề, sẽ có giáo viên đi đến những bàn đã nộp tiền chống trượt chỉ từng
câu một”.
Không chỉ ở Hà Nội mà hiện tượng này phổ biến ở rất rất nhiều nơi. Tình
trạng thi cử chỉ là hình thức: Có tiền sẽ có bằng! Bất chấp pháp luật và quá coi
thường mạng sống của đồng loại, chỉ vì thu lợi bất chính từ vài chục ngàn đồng đến
vài trăm ngàn đồng, họ đã nhắm mắt làm ngơ, tìm mọi cách cấp bằng lái xe máy
cho những người không đủ điều kiện...
Đây chính là nguyên nhân gián tiếp gây nên những vấn đề bức xúc trong văn
hóa giao thông. Vì chỉ cần tiền là có bằng. Do đó, nhiều người có bằng lái nhưng
không biết Luật Giao thông ra làm sao. Họ chỉ nghĩ rằng, có bằng lái là có thể đi lại
thoải mái mà không sợ công an.
Nguyên nhân thứ tư là sự quản lý, giáo dục an toàn giao thông từ phía gia
đình.
Người lớn phải nêu gương cho giới trẻ, vì hiện nay, thanh thiếu niên là đối
tượng vi phạm giao thông nhiều nhất. Không hẳn do các em không hiểu biết, mà đó
có thể là một hình thức phản ứng xã hội. Ở trường, các em luôn được giáo dục ý
thức kỷ luật, nhưng ra đến xã hội, không thấy mấy ai có ý thức, thành ra giáo dục
nhà trường trở nên vô ích!
Rất nhiều bậc phụ huynh đưa đón trẻ đi học đã vi phạm những điều rất căn
bản khi tham gia giao thông như vượt đèn đỏ, đi lên vỉa hè hay quay đầu xe không
đúng nơi quy định, không đội mũ bảo hiểm hay vừa đi vừa sử dụng điện thoại,…
Nhiều trường hợp vi phạm của những ông bố, bà mẹ làm cho trẻ thắc mắc nhưng
chúng chỉ nhận được những câu trả lời xuề xòa, cho qua hoặc có những trường hợp
còn quát tháo trẻ khi bị chúng bắt lỗi… Các bậc phụ huynh không nghĩ rằng, hành
động của mình sẽ làm cho trẻ nhận thức sai lệch và học theo. Dẫn đến những hậu
quả xấu về lâu dài.
1.4 Giải pháp khắc phục những thói xấu của văn hóa giao thông tại Việt Nam
1.4.1 Triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các biện pháp tuần tra, kiểm soát,

xử lý nghiêm các hành vi vi phạm ATGT
Ban ATGT chỉ đạo huy động tối đa lực lượng, phương tiện từ , đến xã,
phường, đổi mới phương thức tuần tra, kiểm soát, bố trí lực lượng khép kín tuyến,
địa bàn tuần tra vào các giờ cao điểm để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm trật tự ATGT. Xem đây là biện pháp hữu hiệu tạo thói quen để người
tham gia giao thông chấp hành luật pháp về ATGT, xử lý tăng nặng đối với những
trường hợp vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm. Các ngành chức năng Hà Nội
cũng tăng cường quản lý hành lang ATGT đường bộ, đường sắt; rà soát, ngăn chặn
kịp thời không để xảy ra tình trạng lấn chiếm hành lang đường bộ, đường sắt để
kinh doanh họp chợ mua bán gây mất TTATGT…
1.42. Không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
Nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống, đèn chiếu sáng, biển
báo... đạt chuẩn quốc tế, đầu tư xây dựng nhiều tuyến đường hiện đại. Tổ chức hài
hòa mạng lưới giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt, nhằm phát huy tối đa
nguồn lực giao thông đô thị. Tăng cường hợp tác phối hợp giữa ban ngành liên
quan để quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý. Bên cạnh đó, đồng
bộ hóa công tác quản lý, điều hành, rà soát lại toàn bộ các văn bản luật pháp, kịp
thời bổ sung, chỉnh sửa, hoàn thiện phù hợp với tình hình thực tế, xây dựng một
hành lang ATGT, thuận tiện giao thương trong và ngoài nước.
Đặc biệt là tiến hành sửa chữa hệ thống thoát nước trên địa bàn Hà Nội để
đảm bảo an toàn, thuận tiện cho người tham gia giao thông
1.4.3. Tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông, từng bước
nâng cao ý thức và hình thành văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông.
Để góp phần nâng cao ý thức của người tham gia giao thông, đẩy mạnh và
nâng cao chất lượng của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật
tự ATGT là biện pháp quan trọng hàng đầu. Đây cũng là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của Bộ GT - VT cũng như Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và các
bộ, ban, ngành, địa phương trong 4 tháng còn lại của năm 2012. Trong đó, mở
chiến dịch truyền thông tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự ATGT, văn hóa
giao thông như đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, đặc biệt đối với trẻ em;

đi đúng phần đường, làn đường, đúng tốc độ; an toàn tại đường ngang giao cắt giữa
đường bộ và đường sắt; quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông
đường bộ… Bên cạnh các giải pháp về tuyên truyền, nâng cao nhận thức, theo
Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cần có chế tài mạnh mẽ, biện
pháp cứng rắn hơn với một bộ phận cố tình vi phạm quy định của pháp luật về
ATGT.
Tổ chức nhiều đợt phát động văn hóa giao thông hơn nữa Có thể nói, Dự án
"Đưa VHGT vào đời sống cộng đồng thông qua các phương tiện thông tin đại
chúng và các hình thức văn hóa nghệ thuật” cũng là một "vũ khí mềm” tiến công
vào mặt trận ATGT, góp phần để mọi người nâng cao nhận thức về VHGT. Từ đó
có hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông, hạn chế tai nạn giao thông,
tạo nên một trật tự ATGT bền vững, làm cho đất nước an bình, đẹp đẽ hơn”. Phát
huy những hoạt động trọng tâm của dự án VHGT 2012: Phát động sáng tác các
kịch bản viết về ATGT, phối hợp với Hội nhạc sỹ sáng tác các ca khúc và dân ca
rồi dựng thành các tiết mục để tiếp tục công diễn, phát sóng trên hệ thống phát
thanh và truyền hình; Tổ chức Hội thảo khoa học về ATGT ở cả 3 khu vực: Các
tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, vùng Đông Bắc và Tây Nguyên; Tổ chức dàn dựng
Chương trình nghệ thuật về VHGT gồm Múa rối nước, kịch nói, Chèo, Bài Chòi,
Cải lương và dân ca để biểu diễn và ghi hình, in thành đĩa gửi đến các tỉnh để tuyên
truyền về VHGT; Tổ chức các chương trình nghệ thuật đi biểu diễn tại các địa
phương; Tiếp tục ra các chuyên mục về VHGT trên các báo và ấn phẩm; Tiếp tục
phát động thiếu nhi toàn quốc vẽ tranh, sáng tác ảnh về VHGT, có tổng kết, triển
lãm và trao thưởng ở một số tỉnh kết hợp tổ chức Hội thảo...
Không chỉ tuyên truyền văn hóa giao thông trên hệ thống phát thanh và truyền
hình, mà cần có những buổi tuyên truyền trực tiếp. Đặc biệt là giới trẻ, các sinh
viên hiện nay cần có nhiều hoạt động thúc đẩy văn hóa giao thông hơn nữa, nhiều
hoạt động tuyên truyền giao thông, phát huy nhiều chương trình như bổ ích như các
hoạt động : “teen tình nguyện đứng đường lập hàng rào xanh, đèn đỏ”….
Tuyên truyền nét đẹp văn hóa giao thông nhường nhịn, hãy cùng nhường nhịn
nhau khi tham gia giao thông…..

Nâng cao vai trò của Nhà nước trong vấn đề quản lý Văn hóa giao thông.
- Chúng ta phải nâng cao vai trò của nhà nước trong vấn đề quản lý giao
thông. Chúng ta phải rà soát lại toàn bộ văn bản luật pháp liên quan đến vấn đề giao
thông khu đô thị để kịp thời bổ sung, chỉnh sửa sao cho hợp với thực tế. Luật pháp
ban hành phải phù hợp với thực tế thì dân chúng mới nghe theo mà thực hiện, ngoài
ra chúng ta còn phải đưa ra mức khung hình xử phạt hợp lý. Không chỉ đưa ra luật
pháp mà còn phải kiểm tra, giám sát việc thực hiện những luật pháp đó trong đời
sống, phải đảm bảo rằng luật pháp đã đến được với từng người dân, dân đã hiểu, đã
biết đúng mà làm, biết sai mà tránh. Nhà nước phải xây dựng chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phát triển giao thông khu đô thị; xây dựng và
chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về an toàn giao thông và các biện pháp bảo
đảm giao thông được thông suốt, an toàn, phải tổ chức, quản lý, bảo trì, bảo vệ kết
cấu hạ tầng giao thông. Ngoài ra còn cần phải đăng ký, cấp, thu hồi biển số phương
tiện giao thông; cấp, thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo
vệ môi trường của phương tiện giao thông, quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp,
đổi, thu hồi giấy phép lái xe. Nhà nước nên tổ chức, nghiên cứu, ứng dụng khoa
học và công nghệ về giao thông; đào tạo cán bộ và công nhân kỹ thuật giao thông.
Phần 2: Liên hệ với sinh viên về văn hóa giao thông tại Việt Nam
2.1 Thực trạng tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Thương
Mại
2.1.1 Quan sát hành vi của sinh viên khi tham gia giao thông
Có rất nhiều bạn sinh viên trường đại học Thương Mại ở trọ trên các tuyến
đường: Hồ Tùng Mậu, Trần Bình, Lê Đức Thọ… Sau những giờ tan trường
bất kể là phương tiện xe đạp, xe máy, các bạn vào nhà xe lấy xe khi ra khỏi
cổng như một quan tính các bạn ngồi lên xe và cứ thế đi ngược chiều. Theo
thống kê mà chúng tôi quan sát được từ nhà x era khỏi trường thì 100 phương
tiện xe máy và xe đạp thì có đến 50 phương tiện đi ngược chiều và chủ yếu là
xe đạp( 32 phương tiện).
Đối với sinh viên ở trọ đường Trần Bình, Lê Đức Thọ: Khoảng các “ xa gần”
theo tính toán của sinh viên ở trọ và sống tập trung tại khu vực này từ đoạn

trường về hầu hết đi ngược chiều.
Trường hợp sinh viên đi xe máy hay xe đạp chở quá số người quy định là rất
ít, trong một ngày quan sát chúng tôi chỉ gặp hai hay ba trường hợp. Theo
quan sát đối với sinh viên tham gia bằng phương tiện xe máy 98% các bạn
chấp hành nghiêm chỉnh việc đội mũ bảo hiểm, chí có vài trường hợp là vi
phạm.
Đối với sinh viên tham gia giao thông bằng việc đi bộ thì lỗi mà các vi phạm
nhiều nhất là sang đường không đúng nơi qui định. Đại đa số các bạn không
sang đúng dải phân cách dành riêng cho người đi bộ như qui định, các bạn
thường sang đường khi thấy các phương tiện đã đi giảm tốc độ.
2.1.2 Kết quả nghiên cứu thực tiễn hành vi tham gia giao thông của sinh
viên trường đại học Thương Mại
2.1.2.1. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng khi chấp
hành luật an toàn giao thông
2.1.2.2. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ chấp hành luật an toàn giao thông của sinh viên
2.1.2.3. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên thực hiện những quy định đối với tín
hiệu đèn giao thông
3.1.2.4. Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên đối với hành vi đi ngược chiều
2.1.2.5. Biểu đồ thể hiện nguyên nhân sinh viên vi phạm luật an toàn giao
thông
3.1.2.6. Mức độ phạm lỗi của sinh viên khi tham gia điều khiển xe máy, xe đạp
Mức
độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiểm khi Không bao giờ
SV1
%
SV2
%
SV3
%

SV1
%
SV2
%
SV3
%
SV1
%
SV2
%
SV3
%
SV1
%
SV2
%
SV3
%
A 1 4 13 49 56 54 24 24 26 26 16 7
D 1 0 3 32 31 46 35 34 22 32 65 71
C 0 1 0 3 6 5 4 9 11 93 85 84
D 1 6 2 8 9 13 23 25 22 68 60 63
Ghi chú: A: Sử dụng ô, điện thoại di động B: Đi xe dàn hàng ngang, đi
ngược chiều
C: Uống rượu bia quá nồng độ cho phép D: Không đội mũ bảo hiễm
3.1.2.7. Mức độ phạm lỗi của sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 khi tham gia đi bộ
Ghi chú: A: Đi xuống lòng đường B: Sang đường không đúng nơi
quy định
C: Đi trên dải phân cách D: Đi ngược chiều
Mức Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiểm khi Không bao giờ

SV1
%
SV2
%
SV3
%
SV1
%
SV2
%
SV3
%
SV1
%
SV2
%
SV3
%
SV1
%
SV2
%
SV3
%
A 2 6 11 52 51 50 24 25 29 22 18 10
B 3 6 8 26 43 55 22 23 22 49 28 15
C 6 8 2 22 22 27 22 25 27 50 45 44
D 6 5 3 2 38 29 19 19 19 73 38 49
2.2 Đề xuất một số biện pháp để thay đổi hành tham gia giao thông của sinh
viên trường ĐHSP – ĐHĐN

- Phải tăng cường nguồn tư liệu sách báo về an toàn giao thông tại thư viện
trường cho sinh và có những hình thức khuyến khích sinh viên đọc sách.
- Phải cập nhập thông tin và có các hình thức khuyến khích tính tự giác của
sinh viên thông qua internet và trao đổi cùng bạn bè về vấn đề an toàn giao thông.
- Tăng cường hơn nữa hoạt động giáo dục của nhà trường sư phạm vì đây là
hình thức được sinh viên biết đến nhiều nhất với mức độ thường xuyên nhất.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×