Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Mục tiêu trong dạy học công nghệ 7 và các môn khoa học khác ở các trường phổ
thông ngày nay là thực hiện đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh. Sử dụng đồ dùng dạy học là một trong những biện pháp giúp học sinh tích
cực hoạt động tự lĩnh hội tri thức và phát huy tính sáng tạo của bản thân.
Mặt khác môn công nghệ là một môn học đòi hỏi người dạy phải trang bị thêm
nhiều kiến thức của thực tiễn phù với với từng địa phương nơi mình công tác và phải
phù hợp với từng bài dạy cụ thể của môn học. Hình ảnh thể hiên từng quy trình kĩ thuật,
thao tác, rất cần thiết trong việc dạy học bộ môn.Tác dụng của tranh ảnh hay thiết bị
trực quan nói chung là làm cho HS tiếp thu nhanh, dễ hiểu, cảm thấy hứng thú, thích
học và biến kiến thức từ thiết bị trực quan thành cái của mình qua đó HS sẽ khắc sâu
kiến thức và mở mang kiến thức cho bản thân. Một bài giảng được sử dụng các hình
ảnh, thiết bị giảng dạy một cách hợp lý sẽ đạt kết quả cao hơn nếu không sử dụng hình
ảnh, thiết bị giảng dạy. Mặt khác bài được sử dụng các thiết bị giảng dạy còn làm tăng
ở học sinh tính sáng tạo, tìm tòi trên thiết bị và phát hiện ra cái mới từ nguồn tri thức
GV cung cấp trong SGK. Vì thế, vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại giúp HS
tiếp thu tri thức mới dễ dàng hơn, hiệu quả cao hơn.
Thế nhưng trong thực tiễn giáo dục hiện nay, sự chuyển biến về đổi mới phương
pháp dạy học ở trường phổ thông vẫn còn diễn ra một cách rất chậm chạp, các loại
phương tiện dạy học còn hạn chế, đáng chú ý hơn là các phương tiện thiết bị dạy học
CN chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học CN ở các Trường phổ thông cơ sở làm
ảnh hưởng đến việc dạy học, quá trình nhận thức của HS trong việc hình thành biểu
tượng về các thao tác, kĩ thuật dể ứng dụng vào thực tế cuộc sống đòi hỏi người GV
phải truyền thụ kiến thức đó một cách khoa học để hình thành quan điểm thế giới quan,
nhân sinh quan khoa học cho HS. Hạn chế về phương tiện dạy học gây ảnh hưởng đến
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 1
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
nhận thức của HS, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình dạy học, bởi vậy trong dạy học CN
giáo viên cần phải sưu tầm thêm tranh ảnh, video clip phục vụ dạy học nội dung CN ở
Trường phổ thông. Ngoài ra, trong thực tế việc sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng
dạy còn rất hạn chế hoặc người dạy chưa biết phát huy hết hiệu suất của đồ dùng dạy
học cũng như các tư liệu được trang bị hoặc kỹ năng sử dụng chưa thành thạo. Do đó,
nhằm giúp bản thân đạt được mục tiêu mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học, vận
dụng những tri thức đã học, hình thành được những kỹ năng sử dụng ĐDDH, thu thập
thông tin thực tế, thu thập những tư liệu, hình ảnh liên quan đến nội dung dạy học nên
tôi đã quyết định chọn đề tài nghiên cứu khoa học của mình là: “THU THẬP TƯ LIỆU
PHỤC VỤ DẠY HỌC CÔNG NGHỆ 7 NỘI DUNG: VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA
NUÔI THUỶ SẢN”.
2. Mục đích nghiên cứu.
- Biết cách vận dụng được tri thức đã học, hình thành kĩ năng sử dụng ĐDDH
trong dạy học, kĩ năng thu thập thông tin thực tế, thu thập tư liệu, thu thập hình ảnh và
sắp xếp một cách có hệ thống những tư liệu, hình ảnh phù hợp với nội dung “Vai trò,
nhiệm vụ của nuôi thủy sản” trong chương trình Công nghệ 7 ở Trường Trung Học Cơ
Sở.
- Hình thành kĩ năng sử dung nhũng tư liệu, hình ảnh đã thu thập để phục vụ vào
việc giảng dạy
- - Nhằm đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS.
Thu thập tư liệu, hình ảnh liên quan nội dung Công nghệ 7 ( ) nhằm tăng hiệu
quả trong dạy học môn Công nghệ 7 ở trường THCS. Phát huy tối đa tính tích cực,
năng động, khả năng tự học, tự nghiên cứu, tự lĩnh hội tri thức của học sinh THCS
thông qua việc sử dung tư liệu, hình ảnh một cách hợp lý.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 2
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Nội dung các bài 49. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản, thuộc chương I - phần 4.
Thuỷ sản trong SGK Công nghệ 7
3.2. Đối tượng nghiên cứu.
Tất cả những tư liệu phục vụ dạy học và sử dụng vào dạy học nội dung bài 49. Vai
trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản, thuộc chương I - phần 4. Thuỷ sản trong SGK Công
nghệ 7
4. Kế hoạch nghiên cứu:
- Xây dựng đề cương.
- Nghiên cứu tài liệu, xây dựng cơ sở khoa học.
- Lựa chọn đối tượng dạy học phù hợp với nội dung bài học. Xác định tư liệu và
ĐDDH cần phải sưu tầm theo nội dung đã lựa chọn.
- Xác định mục tiêu đạt được từ việc sưu tầm và sử dung các tư liệu và ĐDDH
đã lựa chọn.
- Đề ra cách sưu tầm và sử dụng từng đối tượng đồ dùng dạy học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Sưu tầm và sử dụng các loại tư liệu và ĐDDH. Nghiên cứu sử dụng hiệu quả các
loại tư liệu và đồ dùng dạy học ở nội dung : “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản”, ở
trường phổ thông.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 3
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1. Mục tiêu giáo dục ngày nay:
1.1.1 Mục đích hệ thống
Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng
nhân tài [2]
“Phát triển giáo dục – đào tạo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, những
tiến bộ công nghệ và củng cố quốc phòng, an ninh. Coi trọng cả 3 mặt: mở rộng quy
mô, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả”. [4]
1.1.2. Mục đích nhân cách
“Đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe,
thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [1]
Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lí tưởng độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa
dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt nam, có ý thức cộng đồng và
phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có
tư duy sáng tạo, có kĩ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức,
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 4
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
kỉ luật, có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng Chủ nghĩa xã hội vừa “hồng”
vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.
Mục tiêu giáo dục cho thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đưa ra
trong Nghị quyết Trung ương II có mấy điều đáng chú ý:
Nhấn mạnh đến việc đào tạo con người đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. điều đó
rất quan trọng trong điều kiện bước vào một thế giới hòa nhập như hiện nay, từ điểm
xuất phát thấp, đất nước nhỏ và nghèo, rất dễ bị hòa tan trong một thế giới rộng lớn và
giàu có.
Tri thức khoa học và công nghệ hiện đại. Điều này phản ánh đặc điểm quan trọng
nhất của thời đại, khi loài người đang bước vào một nền văn minh mới: văn minh tin
học. [6].
1.2. Tư liệu và đồ dùng dạy học.
1.2.1. Khái niệm.
* Tư liệu là gì?
Tư liệu là tài liệu sử dụng cho việc nghiên cứu, học tập (Thu thập tư liệu, xử lí tư
liệu) để giúp giáo viên vận dụng vào dạy học, giúp học sinh có nhận thức đúng đắn, tư
duy sáng tạo, khoa học, lĩnh hội lại tri thức đó [3]
* Sưu tầm tư liệu là gì?
Sưu tầm tư liệu ở đây là tập hợp lại tư liệu từ nhiều nguồn thông tin khác nhau tạo
thành tài liệu nhằm để phục vụ giảng dạy và học môn Công nghệ 7.
* Phương tiện dạy học (ĐDDH) là gì?
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 5
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
Cũng giống như bất kì một quá trình sản xuất nào quá trình dạy học cũng sử dụng
những phương tiện lao động, đồ dùng dạy học nhất định. Phương tiện lao động sư phạm
rất đa dạng. Nó bao gồm phương tiện vật chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí
tuệ…ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ
lao động của giáo viênvà học sinh, được nói gọn là phương tiện dạy học hay đồ dùng
dạy học (ĐDDH). Song, khi đề cập đến phương tiện dạy học và cách sử dụng chúng thì
phần nào đã nói đến phương tiện thực hành. Từ cách hiểu phương tiện dạy học như vậy
ta có thể định nghĩa ĐDDH như sau:
ĐDDH là tập hợp những đối tượng vật chất được giáo viên sử dụng với tư cách là
những phương tiện tổ chức điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, và đối với học
sinh đó là phương tiện để tiến hành hoạt động nhận thức của mình , thông qua đó mà
thực hiện những nhiệm vụ dạy học [5]
1.2.2. Vai trò của các tư liệu và ĐDDH:
- Chúng ta đã nhận thấy rằng, hoạt động dạy là hoạt đông tổ chức, điều khiển hoạt
động nhận thức của học sinh mà một trong những nhiệm vụ vụ tổ chức, điều khiển nhận
thức đó là việc tổ chức, điều khiển quá trình tri giác những hiện tượng hoặc đối tượng
được nghiên cứu của học sinh. Tuy nhiên, những hiện tượng, đối tượng đó không phải
bao giờ cũng được hiện ra một cách trực tiếp ngay tại phòng học. Trong trường hợp đó,
phương tiện dạy học tạo khả năng tái hiện chúng môt cách gián tiếp thông qua hình vẽ,
tranh ảnh, sơ đồ, mô hình….Nhờ chúng mà tạo nên trong ý thức của học sinh những
hình ảnh trực quan cảm tính của những hiện tượng và sự vật.
- Phương tiện dạy học (ĐDDH) làm phong phú quá trình tư duy bằng nhiều chi
tiết đã bị mất đi trong những khái niệm trừu tượng và giúp vạch ra những thuộc tính
bên trong của đối tượng và hiện tượng được nghiên cứu.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 6
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
- Những hình ảnh trực quan cảm tính được hoàn thiện và được làm phong phú
không ngừng trong quá trình nhận thức bằng những thuộc tính đặc biệt của chúng. Vì
vậy, ĐDDH là người trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn tư
duy trừu tượng.
- Như vậy, ở cả giai đoạn trực quan cảm tính, giai đoạn tư duy trừu tượng và cả
giai đoạn giới thiệu cho học sinh sự vận dụng thực tiễn những hiện tượng hoặc sự vật
nghiên cứu đều cần phải sử dụng những ĐDDH.
- Đối với người học sinh, phương tiện dạy học (ĐDDH) là công cụ nhờ nó mà họ
nhận thức được thế giới xung quanh.
+ Việc sử dụng những phương tiện dạy học giúp họ có thông tin đầy đủ và sâu
sắc hơn về đối tượng hoặc hiện tượng nghiên cứu và chính bằng cách đó đã tạo điều
kiện nâng cao chất lượng dạy học.
+ Giúp làm thỏa mãn và làm phát triển hứng thú của người học.
+ Làm cho tài liệu học tập trở nên vừa sức hơn đối với họ bằng tính trực quan
thông qua những phương tiện dạy học.
+ Tăng cường hoạt động lao động học tập của người học và bằng cách đó cho
phép nâng cao nhiệp điệu nghiên cứu tài liệu học tập.
+ Làm tăng khối lượng công tác tự lực trong tiết học của học sinh.
Những điều trình bày trên đây đã nói lên vai trò và tác dụng của ĐDDH không chỉ
trong hoạt động nhận thức của học sinh mà cả trong việc thực hiện những chức năng
quan trọng trong hoạt động dạy của người giáo viên. Trong trường hợp tổ chức vận
dụng đúng đắn về mặt sư phạm, phương tiện dạy học đóng vai trò như là nguồn thông
tin và giải phóng người giáo viên khỏi nhiều công việc có tính chất thuần túy kĩ thuật
trong tiết học, chẳng hạn như thông báo thông tin, để có nhiều thời gian hơn cho công
tác sáng tạo trong hoạt động với học sinh. Phương tiện dạy học tạo khả năng vạch ra
một cách sâu sắc hơn, trình bày rõ ràng, dễ hiểu, đơn giản hơn nội dung tài liệu học tập,
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 7
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
tạo điền kiện hình thành cho học sinhđộng cơ học tập đúng đắn. Nếu thiếu những
ĐDDH thì không thể nào hình thành tốt chất lượng kiến thức kĩ thuật, đặc biệt không
thể hình thành được các kĩ năng thực hành, vận dụng vào thực tế. [5]; [7].
1.2.3. Các loại phương tiện dạy học:
Phương tiện dạy học hết sức đa dạng. Trong nhà trường chúng ta trước đây
thường được trang bị những phương tiện ít có tính kĩ thuật, đúng hơn là ít phải dùng
điện năng nên được gọi là đồ dùng dạy học, rõ hơn nữa là đồ dùng dạy học trực quan
hay phương tiện dạy học trực quan. Ba mươi năm gần đây, do sự tiến bộ của khoa học –
kĩ thuật đã xuất hiện những phương tiện dạy học có tính kĩ thuật cao. Để phân biệt
những phương tiện dạy học trực quan nêu trên, người ta dùng thuật ngữ phương tiện kĩ
thuật dạy học. Thực ra, những phương tiện kĩ thuật dạy học như những phương tiện kĩ
thuât nghe – nhìn cũng có tính trực quan, cũng là đồ dùng dạy học. Vì vậy, cách phân
loại đó chỉ có tính chất hoàn toàn quy ước, tương đối mà thôi. Đồ dùng dạy học trực
quan bao gồm mẫu vật, hình mẫu (makét), mô hình, phương tiện đồ họa như tranh, hình
vẽ, sơ đồ, bản đồ, thiết bị và đồ dùng thí nghiệm, sách giáo khoa và tài liệu dạy học
khác.
Phương tiện kĩ thuật dạy học bao gồm các phương tiện nghe – nhìn, các máy
kiểm tra, máy dạy học. Trong số những loại phương tiện đó, phương tiện nghe – nhìn
chiếm vị trí quan trọng nhất.
Các phương tiện nghe – nhìn bao gồm 2 bộ phận chính:
+ Các giá mang thông tin như bản trong, phim, băng từ âm, băng từ âm – hình,
đĩa ghi âm, ghi hình…
+ Các máy móc chuyển tải thông tin ghi ở các giá mang thông tin như đèn
chiếu, radio, catset, video, máy thu hình, máy quay phim (camera)…[7]
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 8
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
1.2.4. Các yêu cầu sử dụng đồ dùng dạy học:
Đồ dùng dạy học có ý nghĩa nhất định trong toàn bộ quá trình dạy học, tuy nhiên
không phải tự thân nó có toàn bộ ý nghĩa đó. Nói cách khác là không phải cứ sử dụng
ĐDDH là có tác dụng dạy học – giáo dục, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào việc giáo
viên sử dụng nó như thế nào vào cách nghiên cứu, chế biến tài liệu dạy học mà họ sẽ
tiến hành.
Khi sử dụng những phương tiện dạy học, đặc biệt là phương tiện kĩ thuật dạy
học, người giáo viên cần phải tuân thủ các yêu cầu sau đây:
- Nghiên cứu tài liệu để phân chia chúng và xác định chính xác những phương tiện
dạy học nào cần thiết phải sử dụng, mục tiêu sư phạm sử dụng tửng phương tiện dạy
học đó, kết quả cần đạt được.
- Biết tính năng của từng phương tiện và qua đó phối hợp các phương tiện dạy học
khác nhau để đạt hiệu quả sư phạm cao.
- Xác định vị trí của những ĐDDH đó trong tiết học, nghĩa là lựa chọn thời điểm
của tiết học để sử dụng phương tiện đó đạt hiệu quả cao nhất.
- Xác định độ dài thời gian sử dụng phương tiện đó.
- Suy nghĩ kĩ về sự phù hợp giữa những ĐDDH đã lựa chọn với những phương
tiện dạy học khác.
- Suy nghĩ cẩn thận những biện pháp, cách thức chuẩn bị cho học sinh, tri giác tài
liệu học tập cũng như việc nghiên cứu tài liệu sau khi đã quan sát hoặc nghe đầy đủ.
- Xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức tiết học với việc sử dụng phối hợp
những phương tiện dạy học một cách thích hợp, nhằm phát huy tính tích cực, tự lực
nhận thức của hõc sinh trong việc lĩnh hội tài liệu học tập. [5]; [7]
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 9
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
2. Thực trạng việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học công nghệ.
Năm thứ ba này, em thực tập ở trường THCS Kế Sách là một trường có tương đối
đầy đủ cơ sở vật chất (tranh ảnh, đĩa cứng, video clip, máy tính, máy chiếu, Projector,
TV,…). Đặc biệt, tranh ảnh rất nhiều và được đặt tại phòng thiết bị của trường. Thư
viện của trường cũng khá rộng và cũng có tương đối nhiều sách, phòng thí nghiệm của
trường có tương đối đầy đủ các đồ dùng, thiết bị thí nghiệm cho tất cả các bộ môn như:
Sinh học, Toán, Vật lí, Hóa học,…Ngoài ra trường cón có phòng học bộ môn dành cho
những tiết học thực hành ở các môn học như Vật lý, Hóa học, Công nghệ,
Qua các tiết thao giảng của thầy Phạm Văn Tâm Anh, em nhận thấy việc sử dụng
ĐDDH của thầy trong dạy học như sau:
Thầy có chuẩn bị đầy đủ các ĐDDH, cho HS sử dụng đúng lúc. Ví dụ: khi dạy bài
47: Vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, ở phần II. Một số điều cần chú ý khi sử dụng vắc
xin, ở phần 2. Sử dụng, trước hết thầy hướng dẫn học sinh tìm hiểu nội dung trong sách
giáo khoa thông qua một hệ thống những câu hỏi như:
? Đối tượng dùng vắc xin là gì?
? Cách sử dụng vắc xin dựa vào đâu?
? Nếu dùng không hết ta phải xử lý vắc xin như thế nào?
? Sau khi tiêm vắc xin ta phải làm gì?
Sau khi tìm hiểu nội dung trong sách giáo khoa thì thầy đã phát và cho học sinh
quan sát một số nhãn và lọ vắc xin hiện có bán trên thị trường như vắc xin Niu cat xơn
cho gà, vắc đậu gà, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm 4 trong 2 phút: quan sát
những nhãn và lọ vắc xin trên và trả lời các câu hỏi sau:
? Đối tượng dùng của vắc xin là gì?
? Công dụng của vắc xin là gì?
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 10
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
? Liều dùng và cách sử dụng vắc xin như thế nào?
Sau khi các nhóm thảo luận, thầy gọi một nhóm lên trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình và gọi nhóm khác nhận xét để từ đó mới rút ra nội dung bài học.
Qua tiết thao giảng của thầy, em thấy học sinh đã nắm được khái niệm vắc xin là
gì?, hiểu được tác dụng và cách sử dụng vắc xin phòng bệnh cho vật nuôi, biết cách bảo
quản vắc xin đúng quy định,… Đạt được kết quả đó là do trước khi lên lớp, ngoài chuẩn
bị về mặt kiến thức thầy có chuẩn bị tương đối đầy đủ những ĐDDH và khai thác
chúng một cách hợp lý , khoa học.
3. Phần thực nghiệm:
Tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông, giảng dạy và vận dụng vào giảng dạy
bài 49. Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản, nhưng khi dạy bài này ở lớp 7A6 ở nội
dung I. Vai trò của nuôi thủy sản tôi chỉ treo hình 75. Vai trò của nuôi thủy sản trong
nền kinh tế và đời sống xã hội nhưng không giới thiệu thêm bất cứ tư liệu nào và cũng
không cho học sinh quan sát thêm một số hình ảnh khác có liên quan như: những món
ăn được chế biến từ cá, những món ăn được chế biến từ tôm, xuất khẩu sản phẩm thủy
sản, thì học sinh chỉ biết được bốn vai trò quan trọng của nuôi thủy sản như trong
sách giáo khoa và hình vẽ hình 75 đã trình bày mà không khắc sâu và hiểu được nuôi
thủy sản có vai trò rất quan trọng đối với con người và đối với sự phát triển kinh tế của
xã hội, mặt khác học sinh cũng không cảm thấy thích thú lắm khi tìm hiểu nội dung
này. Nhưng khi dạy ở lớp 7A8, cũng chính nội dung I. Vai trò của nuôi thủy sản ngoài
truyền tải những nội dung trong sách giáo khoa tôi giới thiệu thêm cho học sinh một số
tư liệu về vai trò của nuôi thủy sản đối với con người và đối với sự phát triển kinh tế
của xã hội như: làm nguên liệu trong y học, giúp người nuôi thủy sản thu được nhiều lợi
nhuận, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần giải quyết việc làm cho người dân vùng
nông thôn, ngoài ra, khi dạy nội dung này tôi còn cho học sinh quan sát thêm một số
hình ảnh về vai trò của nuôi thủy sản như: những món ăn được chế biến từ cá, những
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 11
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
món ăn được chế biến từ tôm, xuất khẩu sản phẩm thủy sản, Do đó học sinh cảm thấy
rất thích thú, tập trung và khắc sâu kiến thức của bài hơn, từ đó tiết dạy trở nên sinh
động và thoải mái hơn. Ở những nội dung khác của bài, tôi cũng tiến hành với phương
pháp trên và thu được kết quả tương tự.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau
nhưng chủ yếu là một số phương pháp sau:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu còn có tên gọi là phương pháp đọc, phân tích tài
liệu tham khảo hay phương pháp đọc sách.
Thực chất của phương pháp nghiên cứu lí thuyết là nghiên cứu, thu thập tất cả
những tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu, nhờ đó định hướng được nội dung
và phạm vi, mức độ nghiên cứu của đề tài. Cũng qua đó ta hiểu rõ những vấn đề đã
được nghiên cứu, được giải quyết, những vấn đề còn tồn tại, những quan điểm lí thuyết
của những vấn đề nghiên cứu. Dựa vào các tài liệu thu thập được, lí giải, so sánh, để
xác nhận số liệu khoa học thu thập được, nhờ đó mà những cứ liệu đưa ra có cơ sở, có
độ tin cậy, có sức thuyết phục. Do đó, phương pháp nghiên cứu lí thuyết được sử dụng
ngay từ khi xác lập đề tài cho đến khi kết thúc đề tài nghiên cứu.
Cụ thể như sau:
Để tiến hành nghiên cứu đề tài tôi đã:
Tham khảo SGK Công nghệ 7, giáo trình Những vấn đề chung của Giáo dục học,
Phương tiện dạy học, Lí luận dạy học Công nghệ, Đổi mới phương pháp dạy học ở
trường THCS Giáo dục học đại cương và nghiên cứu cơ sở lý luận của phương pháp
nghiên cứu tài liệu để biết được tầm quan trọng, các loại và ý nghĩa của ĐDDH trong
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 12
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
việc giảng dạy ở trường THCS, nhờ đó định hướng được nội dung và phạm vi, mức
độ nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu kĩ hơn đối với SGK Công nghệ 7 và chọn nội dung bài 49. “Vai trò,
nhiệm vụ của nuôi thủy sản” làm nội dung nghiên cứu của mình.
Xây dựng kế hoạch sưu tầm và sắp xếp, sử dụng:
* Trước hết tôi xác định đối tượng nghiên cứu sao cho phù hợp với nội dung nghiên
cứu “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản” là:
- Về tư liệu:
+ Nuôi thủy sản là gì?
+ Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản ở nước ta.
+ Giống loài thủy sản ở nước ta.
+ Vai trò của nuôi thủy sản ở nước ta như thế nào?
+ Nhiệm vụ chính của nuôi thủy sản ở nước ta hiện nay là gì?
+ Những ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi thủy sản.
- Về hình ảnh:
+ Những món ăn được chế biến từ cá.
+ Những món ăn được chế biến từ tôm.
+ Những món ăn được chế biến từ cua.
+ Những món ăn được chế biến từ baba hoặc rùa.
+ Những món ăn được chế biến từ ếch.
+ Thủy sản là nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành công nghiệp chế biến và
các ngành sản xuất khác.
+ Thủy sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.
+ Tôm, cá góp phần làm sạch môi trường nước.
+ Thủy sản là nguồn thức ăn cho vật nuôi.
+ Những trang thiết bị hiện đại được dùng trong nuôi thủy sản hiện nay.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 13
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
* Để thu thập được những tư liệu, hình ảnh trên tôi đã tham khảo, nghiên cứu và thu
thập những tư liệu có liên quan đến “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản” ở một số tài
liệu như: giáo trình Thủy sản, SGK Công ngệ 7, trang web
và sau đó sắp xếp và lưu trữ những tư liệu, hình ảnh đã thu
thập này một cách hệ thống, phù hợp với nôi dung của SGK Công nghệ 7 dưới dạng file
Wold.
4.2. Phương pháp điều tra.
Phương pháp điều tra là phương pháp căn cứ vào yêu cầu của đề tài, thông qua
một lộ trình điều tra nhất định để thu được số liệu. Đây là phương pháp khá đơn giản,
có thể thu được nhiều tư liệu trong thời gian ngắn.
Đối tượng của điều tra có thể là GV, PHHS, HS hoặc người quản lí giáo dục, tùy
mục đích của đề tài nghiên cứu. Để thu được sự trả lời trung thực, đúng đắn, người điều
tra cần có kĩ thuật đặt câu hỏi.
Phương pháp này thường được dùng để tìm hiểu chất lượng dạy học một vấn đề
nào đó trong chương trình, hoặc thăm dò ý kiến của GV về một nội dung hay phương
pháp giảng dạy nào đó, hoặc dùng để thăm dò hiệu quả dạy học một nội dung, phương
pháp mới được thí điểm.
Cụ thể như sau:
Sau khi đã xác định những tư liệu, hình ảnh cần sưu tầm và căn cứ vào yêu cầu của
đề tài tôi đã tiến hành tìm hiểu cơ sở lý luận của phương pháp điều tra trong giáo trình
Giáo dục học đại cương tôi đã tiến hành một lộ trình điều tra nhất định như sau:
Tìm hiểu những tư liệu, hình ảnh cũng như là trang thiết bị ở trường thực tập, đồng
thời tìm hiểu thực trạng việc sử dụng tư liệu, hình ảnh vào việc dạy học của những giáo
viên bộ môn ở trường thực tập và thu thập số liệu… để từ đó thấy được hiệu quả tích
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 14
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
cực của việc sử dụng tư liệu, hình ảnh trong việc giảng dạy thông qua thái độ tích cực
của học sinh trong một tiết học.
Qua điều tra thực tế ở trường THCS Kế Sách, nhìn chung việc sưu tầm tư liệu, hình
ảnh phục vụ dạy học môn công nghệ của cán bộ giáo viên bộ môn ở trường THCS Kế
Sách là tương đối đầy đủ.Trong các tiết thao giảng GV chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh cho
HS quan sát (trên 90%), mặt khác trường còn có một phòng thiết bị được trang bị rất
nhiều tranh phục vụ cho việc dạy học Công nghệ.
Ngoài ra, GV còn vẽ phóng to một số tranh mà phòng thiết bị trang bị còn thiếu
hoặc không đủ sử dụng để phục vụ cho việc dạy học của mình.
4.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:
Thực nghiệm sư phạm là phương pháp nhằm nghiên cứu riêng từng yếu tố trong
quá trình dạy học hay giáo dục. Như vậy, người nghiên cứu chỉ được thay đổi yếu tố
nào cần nghiên cứu, còn các yếu tố khác phải được giữ nguyên
Công thức thực nghiệm: thường chọn từng cặp lớp tương đương (một lớp chọn làm
thực nghiệm, một lớp chọn làm đối chứng) về mọi phương diện: số lượng, giới tính,
học lực, hạnh kiểm, phong trào của lớp, số HS cá biệt… chỉ có yếu tố thực nghiệm là
thay đổi. Ví dụ, muốn tìm hiểu hiệu quả của phương pháp hỏi đáp thì lớp thực nghiệm
có hệ thống câu hỏi còn lớp đối chứng dùng bài giải. Như vậy hai lớp này chỉ khác
nhau về phương pháp giảng dạy còn các yếu tố khác hoàn toàn tương đương nhau.
Cụ thể như sau:
Sau khi đã nghiên cứu tài liệu, điều tra thực trang ở trường thực tập tôi tã tiến hành
phương thực nghiệm với một số công việc như sau:
Đầu tiên tôi tiến hành soạn giáo án bài 49. “Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thuỷ sản”
của môn Công nghệ 7
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 15
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
Để hoàn thành giáo án này, tôi đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn bộ
môn công nghệ 7 và nghiên cứu sách giáo viên Công nghệ 7, sách phương pháp dạy
học kĩ thuật nông nghiệp ở trường THCS, tìm tư liệu nói về vấn đề: “Vai trò, nhiệm vụ
của nuôi thuỷ sản”, tiến hành vẽ phóng to hình 75 trang 131 sách giáo khoa Công nghệ
7 và bảng phụ, sơ đồ để sử dung khi dạy bài này.
Cuối cùng, tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 7A8, tôi nhận thấy rằng nếu có trang
bị đầy đủ các ĐDDH trước khi lên lớp và vận dụng chúng một cách linh hoạt thì các em
sẽ tiếp thu bài nhanh, tham gia phát biểu xây dưng bài sinh động hơn và nhớ bài lâu hơn
so với tiết dạy khi không chuẩn bị ĐDDH một cách cẩn thận hoặc không sử dụng
ĐDDH.
Như vậy, để tiết dạy trở nên sinh động, thành công thì giáo viên phải có sự kết hợp
các phương pháp dạy với việc sử dụng ĐDDH một cách phù hợp và linh hoạt.
4.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Đây là phương pháp khái quát hóa những kinh nghiệm cùng loại xảy ra trong thời
gian thực tập, nghiên cứu ở trường thực tập.
Khi tiến hành phương pháp này tôi đã tìm hiểu và tiếp thu được nhiều kinh nghiệm
mới và bổ ích cho chính mình về kĩ năng thu thập, sử dụng thông tin, hình ảnh từ thực
tế cũng như kĩ năng ứng xử tình huống, kĩ năng giảng dạy từ các thầy (cô) trong trường
THCS Kế Sách. Điều đó đã giúp cho tôi rất nhiều trong quá trình tiến hành nghiên cứu
đề tài khoa học này cũng như trong việc giảng dạy sau này.
Cụ thể như sau:
Sau khi đã nghiên cứu kĩ nội dung về “Vai trò và nhiệm vụ của nuôi thủy sản” tôi đã
đề ra kế hoạch sưu tầm, sắp xếp và sử dụng những tư liệu và ĐDDH nhưng trong quá
trình thực hiện kế hoạch tôi gặp phải một số vấn đề như: với một nội dung nhưng có thể
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 16
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
có rất nhiều nguồn tư liệu khác nhau và những nguồn tư liệu này lại có rất nhiều kết quả
tương tự nhau nên việc lựa chọn kết quả nào và sử dụng những kết quả đó vào việc
giảng dạy ra sao cũng đã gây cho tôi gặp không ít khó khăn khi lựa chọn, do đó trong
suốt quá trình sưu tầm và sắp xếp hình ảnh tôi đã học hỏi những kinh nghiêm của thầy
(cô) trong trường THCS Kế Sách và tự rút kinh nghiệm của bản thân ra một số kinh
nghiệm như sau: Khi tìm tư liệu và hình ảnh trên mạng, nhất thiết phải lựa chọn từ khóa
chính xác, như vậy thì kết quả tìm kiếm được sẽ đáng tin cậy hơn, sau khi đã tìm được
kết quả thì phải lựa chọn những kết quả nào rõ ràng, dễ hiểu và gần gũi nhất, và phải
sắp xếp chúng theo một trình tư nhất định theo trình tự của sách giáo khoa,… Chính
những kinh nghiệm này đã giúp cho tôi rất nhiều trong việc nghiên cứu khoa học và
hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học của mình.
III. KẾT QUẢ
Qua sáu tuần thực tập và thực hiện đế tài nghiên cứu khoa học tôi đã sưu tầm được
khá nhiều hình ảnh, tư liệu để phục vụ cho việc giảng dạy nội dung các bài 49.Vai trò,
nhiệm vụ của nuôi thủy sản ở chương I. Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy sản của phần
4. Thủy sản trong chương trình công nghệ 7 với kết quả là tôi đều tìm được những tư
liệu, hình ảnh có liên quan với nội dung của bài này và kết quả cụ thể là:
* Về tư liệu
Tôi đã sưu tầm được 8 tư liệu có liên quan đến nội dung của bài như sau: (Xem phụ
lục)
- Khái niệm thuỷ sản là gì?
- Vai trò và vị trí của ngành Thuỷ sản ở Việt Nam:
- Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi thuỷ sản.
- Tổng kết tình hình nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản 2009
- Diện tích mặt nước nuôi thuỷ sản ở nước ta.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 17
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
- Đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản Việt Nam.
- Về giống loài thủy sản ở nước ta.
- Công nghệ sản xuất giống cá basa và cá tra.
* Về hình ảnh.
* Về hình ảnh.
[8]; [9]
[8]; [9]
Tôi đã sưu tầm được
Tôi đã sưu tầm được
4
4
hình liên quan đến nội dung bài cụ thể như sau:
hình liên quan đến nội dung bài cụ thể như sau: (Xem phụ
lục)
:
:
Hình 1. Món ngon từ cá
Hình 2. Mắm cá cũng là món ngon
Hình 3. Món khô cũng làm từ thủy sản
Hình 4. Một món ngon từ ngao.
Hình 5: Món ngon từ ốc.
Hình 6: Món ngon từ ghẹm.
Hình 7: Món ngon từ tôm.
Hình 8: Món ngon từ ốc.
Hình 9: Món ăn từ sò.
Hình 10: Món bào ngư Trung Đông.
Hình 11: Món ăn từ lươn.
Hình 12: Món ăn từ ếch.
Hình 13: Ba ba nấu bí xanh.
Hình 14: Ba ba nấu cà ri
Hình 15: Món lẩu hải sản
Hình 16: Chế biến tôm để xuất khẩu
Hình 17: Chế biến cá basa để xuất khẩu
Hình 18. Xuất khẩu thủy sản
Hình 19: Dây chuyền sản xuất thuỷ sản
Hình 20 Hàng thủy sản đóng gói
Hình 21: Chế biến mực để xuất khẩu
Hình 22. Phát triển thuỷ sản đã giải quyết vấn đề việc làm cho người dân
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 18
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
Hình 23. Dây chuyền sản xuất nước mắm từ cá
Hình 24. Một hãng nước mắm
Hình 25. Làm nước mắm tại nhà
Hình 26. Làng nghề nước mắm
Hình 27. Thu hoạch nước mắm
Hình 28.Những chai nước mắm thành phẩm
Hình 29. Cá rô phi ăn vụn hữu cơ
Hình 30. Cá vàng ăn ấu trùng
Hình 31. Ngọc được lấy từ trai
Hình 32. Trang sức làm từ ngọc trai
Hình 33. Cặp làm từ da cá sấu
Hình 34. Những bóp tiền làm từ da cá sấu
Hình 35. Đôi giày làm từ da cá sấu
Hình 36. Dây nịt làm từ da cá sấu
Hình 37. Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ
Hình 38 Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Nhật Bản
Hình 39. Sơ đồ Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 6 tháng đầu năm
Hình 40. Sơ đồ kim ngạch xuất khẩu thủy sản qua các tháng trong năm
Hình 41.Làm bè nuôi cá ven biển
Hình 42. Làm bè nuôi cá trên sông
Hình 43. Đào ao nuôi cá
Hình 44. Phương pháp nhân giống cá tra bằng sinh sản nhân tạo
Hình 45. Những thực phẩm không tươi, sạch
Hình 46. Những sản phẩm thủy sản tươi, sạch
Hình 47.Dây chuyền sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
Hình 48. Máy sấy thức ăn viên nuôi thủy sản
Hình 49. Máy xử lý nước thải, tháo khô, thuỷ lợi, nuôi trồng thủy sản
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 19
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
1. Kết luận (Nên bổ sung lợi ích của việc sưu tầm đối với bản than GV: thực
hien DH thuận lợi hơn? Biết them những tiềm năng của đại phương? Những thong tin lien
quan đại phương? )
Sau khi nghiên cứu đề tài: sưu tầm tranh ảnh phục vụ dạy học, em rút được kinh
nghiệm cho bản thân như sau:
Một tiết dạy mà GV chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh thì tiết dạy đó đạt kết quả rất cao so với
tiết dạy không có tranh ảnh cho HS quan sát, cụ thể như sau:
• Phát huy tính tích cực, chủ động của HS.
• Tận dụng thời gian cho HS hoạt động trên lớp.
• Kích thích HS chủ động làm việc.
• HS tiếp thu bài nhanh, nắm vững kiến thức.
• Tiết học sinh động, HS tích cực trong học tập.
• HS hứng thú trong học tập và yêu thích môn học.
2. Kiến nghị
Sau khi tìm hiểu đề tài về sưu tầm tranh ảnh phục vụ dạy học và sử dụng vào dạy
học ở trường phổ thông, em có kiến nghị và đề xuất sau:
Ban giám hiệu trường tạo điều kiện cho GV trong Hội đồng sư phạm nhà trường
sưu tầm tranh ảnh, tư liệu phục vụ dạy học bộ môn. GV phải tự bồi dưỡng nâng cao
trình độ chuyên môn, tổ chức học thực hành nhiều hơn cho HS.
GV cần đưa đầy đủ tranh ảnh vào GA, cho HS quan sát tranh ảnh đúng lúc: cho
HS quan sát tranh để rút ra kết luận, đối với những bài có kiến thức khó, GV cần hướng
dẫn HS quan sát tranh (GV trình bày trước), sau đó mới yêu cầu HS mô tả lại tranh,…
với những bài, kiến thức đơn giản, GV có thể treo tranh và yêu cầu HS chú thích tranh.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 20
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
Ngoài ra sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học này em mong là sẽ được
tiếp tục sưu tầm tư liệu và hình ảnh phục vụ cho việc dạy học ở lần nghiên cứu khoa
học sau để nhằm bổ sung thêm bộ sưu tập của mình ngày càng được hoàn thiện hơn và
để có thể sử dụng những tư liệu và hình ảnh này làm tài liệu cho việc giảng dạy sau này
của em được tốt hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 2. Luật Giáo dục. NXB Chính trị Quốc gia. 2005. tr.8
Điều 35. Hiến pháp nước CHXHCNV Việt Nam năm 1992. NXB Chính trị Quốc gia,
tr.26.
2. Điều 35. Hiến pháp nước CHXHCNV Việt Nam năm 1992. NXB Chính trị Quốc gia,
tr.26.
3. Nguyễn Như Ý – Đại từ điển Tiếng Việt –1998
4. Nghị quyết Hội nghị lần tứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII “Về định
hướng chiến lược phát triển giáo dục – đào tạo thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa”.
NXB Chính trị Quốc gia. 1997 tr.30.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 21
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
5. Nguyễn Ngọc Bảo – Trần Kiểm – Lí Luận Dạy Học ở Trường THCS – NXB Đại
Học Sư Phạm.
6. THÁI DUY TUYÊN – Những vấn đề chung của giáo dục học – Nhà xuất bản Đại
học sư phạm.
7. TÔ XUÂN GIÁP – Phương tiện dạy học – Nhà xuất bản Giáo dục, 2000.
8. Trang www.google.com.vn.
9. Trang www.tulieu.violet.com.vn.
10. TRẦN KIỀU – Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS – Viện khoa học
giáo dục.
11.TRẦN VĂN VỸ- Giáo trình thủy sản- Nhà xuất bản Đại học sư phạm.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 22
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
PHỤ LỤC
Những tư liệu, hình ảnh tôi đã sưu tầm được để phục vụ dạy học nội dung bài 49.
Vai trò, nhiệm vụ của nuôi thủy sản trong chương I. Đại cương về kĩ thuật nuôi thủy
sản của phần 4. Thủy sản trong chương trình công nghệ 7 như sau:
I. Về tư liệu:
- Thuỷ sản là gì?
Trong tự nhiên, thuỷ sản nói chung và cá nói riêng là thành phần sinh vật quan
trọng tham gia vào các chu trình chuyển hoá vật chất và năng lượng của hệ sinh thái
dưới nước. Trong đời sống con người , thuỷ sản có vai trò đặt biệt quan trọng. Trước
hết thuỷ sản được coi là nguổn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, có ý nghĩa vô cùng
quan trọng.Chăn nuôi thuỷ sản bao gồm nhiều lĩnh vực như: nuôi cá, nuôi tôm sú, nuôi
tôm càng xanh và cả nghề nuôi ếch,…[11]
- Vai trò và vị trí của ngành Thuỷ sản ở Việt Nam:
Thủy sản là một trong những thế mạnh của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng xuất
khẩu nhanh nhất thế giới đạt 18%/năm giai đoạn 1998-2008. Năm 2008, tổng sản lượng
thủy sản của Việt Nam đạt 4,6 triệu tấn, trong đó nuôi trồng đạt gần 2,5 triệu tấn và
khai thác đạt trên 2,1 triệu tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 về sản lượng nuôi trồng
thủy sản và đứng thứ 13 về sản lượng khai thác thủy sản trên thế giới và xuất khẩu được
trên 4,5 tỷ USD hàng thủy sản, đứng thứ 6 về giá trị xuất khẩu thủy sản.
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hơn 4,5 tỷ USD của ngành thủy sản, tôm đông
lạnh đạt hơn 1,5 tỷ USD còn cá tra cũng xấp xỉ 1,5 tỷ USD. Hiện nay ngành thủy sản có
quan hệ thương mại với hơn 100 nước trên thế giới, góp phần mở ra những còn đường
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 23
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày
càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
Ngành thuỷ sản còn giữ vai trò an ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm và góp
phần xoá đói giảm nghèo. Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động
vật cho người dân Việt Nam.
- Vai trò và nhiệm vụ của chăn nuôi thuỷ sản:
Thuỷ sản ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
- Thuỷ sản được coi là nguồn thực phẩm giàu đạm động vật trong bữa ăn của con
người.
- Là nguồn nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến thực phẩm để tiêu
dùng nội địa và xuấ khẩu.
- Phát riển toàn diện ngành Thuỷ sản nhằm phát huy hết thế mạnh của điều kiện tự
nhiên, truyền thống lao động cần cù sáng tạo của nhân dân ta, góp phần tích cực vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và an ninh ven biển của nước ta.
Ngành thuỷ sản đã thật sự trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất
nước ta. [11]
- Tổng kết tình hình nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản 2009
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cả năm 2009 đạt khoảng 4,3 tỷ
USD, thấp hơn năm 2008 (4,5 tỷ USD). Cả năm 2009, sản lượng thu hoạch cá tra của
các tỉnh ĐBSCL đạt gần 900.000 tấn, tôm sú 280.000 tấn và tôm thẻ chân trắng đạt
11.000 tấn. Bài viết cập nhật các số liệu mới nhất tổng kết năm 2009…
Tỷ trọng trong xuất khẩu thủy sản: cá tra và cá basa chiếm 50,4% về lượng và
32,7% về giá trị; tôm chiếm 15,9% về khối lượng và 36,9% về giá trị; cá ngừ chiếm
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 24
Đề tài nghiên cứu khoa học GVHD: Điền Huỳnh Ngọc Tuyết
4,4% về lượng và 4,0% về giá trị; mực và bạch tuộc chiếm 6,7% về lượng và 6,8% về
giá trị, còn lại là các loại thủy sản khác.
Năm 2009, tổng số lượng cá Tra giống các tỉnh ĐBSCL đã sản xuất được 2.033
triệu con. Trong đó tỉnh Đồng Tháp sản xuất 905 triệu con giống, An Giang 589 triệu
con giống và Cần Thơ 305 triệu con giống. Giá bán cá Tra giống cỡ 2 cm thời điểm
cuối năm 2009 chỉ còn 500 - 600đ/con, giảm 20-30% so với 2 tháng trước.
Tổng diện tích thả nuôi cá tra trong năm 2009 đạt 6.512 ha, tăng so với năm
2008 (5.791 ha). An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ là 3 tỉnh dẫn đầu về diện tích thả
nuôi, đạt lần lượt 1.886 ha, 1.784 ha và 1.159 ha. Tỉnh An Giang đã vươn lên dẫn đầu
trở lại về diện tích thả nuôi cá tra trong năm 2009, sau khi lọt xuống hạng thứ 3 sau
Đồng Tháp và Cần Thơ trong năm 2008 (1.033 ha). Ngoài Bến Tre và Vĩnh Long có
diện tích nuôi cá tra đạt từ 400-700 ha, các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, Trà
Vinh và Kiên Giang có diện tích nuôi cá tra dưới 200 ha mỗi tỉnh.
Sản lượng thu hoạch cá tra ở ĐBSCL trong năm 2009 đạt gần 900.000 tấn, dẫn
đầu là Đồng Tháp (hơn 250.000 tấn), An Giang (hơn 230.000 tấn) và Cần Thơ (140.000
tấn). Vĩnh Long và Bến Tre đạt xấp xỉ 80.000 tấn cá tra mỗi tỉnh. Giá thức ăn cá tra
hiện từ 6.700 – 9.700 đ/kg, tùy loại thức ăn. Giá thành sản xuất cá tra thương phẩm từ
14.000 -15.000đ/kg, bằng cùng kỳ năm ngoái. Giá bán cá tra thương phẩm hiện từ
15.000 - 17.000 đ/kg.
Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại sản xuất giống tôm nước lợ đang hoạt động,
trong đó có 1.100 trại sản xuất giống tôm sú và 05 trại sản xuất giống tôm chân trắng.
Toàn vùng đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú và hơn 250 triệu con giống tôm chân
trắng trong năm 2009. Cuối năm 2009, giá tôm sú giống PL15 đã qua xét nghiệm dao
động từ 30 - 40đ/con, cao hơn so với cùng kỳ năm 2008. Giá tôm giống chân trắng là
40 - 45đ/con, tăng so với cùng kỳ năm 2008 là 10 đ/con.
SVTH: Phạm hoàng Minh Chi Trang 25