Tải bản đầy đủ (.ppt) (11 trang)

bài 1: khái niệm lập trình và ngôn ngữ lập trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.62 KB, 11 trang )


Chương 1
Một số khái niệm về lập
trình và ngôn ngữ lập trình

Bài 1:
Khái niệm lập trình và
ngôn ngữ lập trình

1. Lập trình

Một chương trình (program) là tập các câu lệnh
(instruction) viết bằng một ngôn ngữ lập trình dùng
để ra lệnh cho máy tính thực hiện các thao tác xử lý
dữ liệu thành thông tin.

Lập trình là tiến trình tạo thành một chương trình.

2. Các bước lập trình

Xác định và làm rõ vấn đề (clarification):
xác định đầu vào, kết xuất, các yêu cầu xử lý
cần thiết.

Lên phương án giải quyết (design): sử
dụng các công cụ mô hình hoá để lên sơ đồ
vấn đề cần giải quyết.

Viết chương trình (coding): sử dụng một
ngôn ngữ lập trình để viết chương trình.


3. Ngôn ngữ lập trình:

Một ngôn ngữ nhân tạo bao gồm các từ vựng cố định
và một tập các quy tắc (gọi là syntax-cú pháp) dùng
để lập ra các chỉ lệnh cho máy tính.

Hầu hết các chương trình đều được viết bằng cách sử
dụng một trình biên tập văn bản hoặc trình xử lý để
soạn ra mã nguồn (source code)


Mã nguồn sẽ được biên dịch (compile) hoặc
thông dịch (interprete) sang ngôn ngữ máy
(machine code) cho máy tính có thể hiểu và
thực hiện.

Có nhiều loại ngôn ngữ lập trình, và hầu hết
các nhà khoa học về máy tính đều đồng ý
rằng không có một ngôn ngữ duy nhất nào có
đủ khả năng đáp ứng cho các yêu cầu của tất
cả các lập trình viên.

Ví dụ: viết chương trình giải
phương trình bậc I: AX+B=0

Bước 1:

Xác định đầu vào: 2 số thực A,B.

Xác định đầu ra: nghiệm của phương trình.


Yêu cầu: Phải kiểm điều kiện A≠0, tính
nghiệm.

Bước 2: Lên sơ đồ


Chương trình Pascal
Chương trình C

4. Chương trình dịch:
Có 2 loại: Trình thông dịch và trình biên dịch:

Trình thông dịch (interpreter):
“Dịch” bằng trình thông dịch (interpreter): bộ
“dịch” chuyển từng dòng lệnh trong chương
trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành ngôn
ngữ máy và thực hiện từng lệnh ngay khi dịch
xong lệnh đó.

VD: BASIC là ngôn ngữ sử dụng cơ chế “thông dịch”


Trình biên dịch (Compiler):
“Dịch” bằng trình biên dịch (compiler): bộ “dịch” chuyển
toàn bộ chương trình viết bằng ngôn ngữ bậc cao thành
ngôn ngữ máy trước khi máy tính có thể thực hiện
chương trình.

VD: COBOL, FORTRAN, C, Pascal là các ngôn

ngữ sử dụng cơ chế “biên dịch”

×