Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Phân tích tình hình KT - XH Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.46 KB, 45 trang )

Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Nhóm 11
1
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tăng trưởng kinh tế nhanh và phát triển bền vững đang là mục tiêu đặt ra
cho mọi quốc gia nói chung và các địa phương nói riêng. Ở các nước phát
triển, tăng trưởng và phát triển kinh tế là điều kiện tiên quyết để nâng cao đời
sống người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao phúc lợi xã hội…và giải
quyết nhiều vấn đề vĩ mô khác. Ở Việt Nam tăng trưởng kinh tế nhanh và
phát triển kinh tế bền vững chính là điều kiện tiên quyết để đuổi kịp các nền
kinh tế trong khu vực, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành một nước
công nghiệp. Để đạt được điều đó, thực tế có nhiều vấn đề cần giải quyết,
trong đó việc phân tích, dự báo quá trình tăng trưởng và phát triển của nền
kinh tế có vai trò quan trọng. Kinh nghiệm nghiên cứu của nhiều nước trên
thế giới cho thấy để phân tích và dự báo có cơ sở khoa học, xu hướng hiện
nay là phải sử dụng những công cụ hiện đại của quản lý kinh tế trong cơ chế
thị trường, trong đó việc sử dụng các mô hình toán kinh tế và kinh tế lượng là
một trong những công cụ rất có hiệu quả. Vậy phát triển kinh tế được hiểu
như thế nào? Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển kinh
tế bền vững thì mỗi quốc gia, mỗi địa phương cần phải làm gì?
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem là quá trình biến đổi cả về lượng và chất,
nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai quá trình kinh
tế và xã hội ở mỗi quốc gia
(1)
. Hay phát triển kinh tế là sự gia tăng phúc lợi


vật chất cũng như sự cải thiện y tế và giáo dục cơ bản, sự thay đổi cơ cấu sản
xuất, sự cải thiện môi trường, bình đẳng kinh tế nhiều hơn hay sự gia tăng tự
do chính trị…..
(2)
Nội dung của phát triển kinh tế được khái quát theo ba tiêu
thức sau: Một là sự gia tăng tổng mức thu nhập của nền kinh tế và mức gia
tăng thu nhập bình quân trên một đầu người. Hai là sự biến đổi, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Và cuối cùng là mức độ tiến bộ xã hội, môi trường sống và sự
đa dạng sinh học cụ thể là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, sự tăng lên
của tuổi thọ trung bình, khả năng tiếp cận đến các dịch vụ y tế, nước sạch,
trình độ dân trí giáo dục của quần chúng nhân dân…
Và một trong những điều kiện quyết định đến quá trình phát triển kinh
tế là tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế ở đây được hiểu là sự gia tăng
quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của nền kinh tế tính
trên đầu người trong một thời gian nhất định, thường được phản ánh qua mức
Nhóm 11
2
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
tăng trưởng và tỉ lệ tăng trưởng trên đầu người. Ta có công thức tính tốc độ
tưng trưởng kinh tế như sau:
1
1
100%
n
n
Y
g
Y


 
= ×
 ÷
 ÷
 
I. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng và phát triển kinh tế:
 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP – Gross domestic): là tổng giá trị sản
phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do kết quả hoạt động kinh tế trên phạm vi
lãnh thổ của một quốc gia tạo nên trong một thời kì nhất định. GDP phản ánh
cả thu nhập của nền kinh tế và mức chi tiêu để mua sản lượng của nó, bởi vì
hai đại lượng này thật ra chỉ là một: đối với nền kinh tế với tư cách là một
tổng thể, thu nhập bằng chi tiêu. Điều này thể hiện qua hệ thống hạch toán thu
nhập quốc dân – hệ thống hạch toán sử dụng để tính GDP và nhiều chỉ tiêu
thống kê có liên quan.
 Tổng thu nhập quốc dân (GNI – Gross national income)
GNI là tổng thu nhập từ sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do
công dân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu
này bao gồm các khoản hình thành thu nhập và phân phối lại thu nhập lần đầu
có tính đến các khoản nhận từ nước ngoài về và chuyển ra nước ngoài. Như
vậy, GNI hình thành từ GNP tiếp cận theo góc độ thu nhập và được điều
chỉnh theo con số chênh lệch thu nhập nhân tố nước ngoài.
GNI = GNP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài.
chênh lệch thu nhập thu nhập lợi tức chi trả lợi tức
nhân tố với = nhân tố từ - nhân tố ra
nước ngoài nước ngoài nước ngoài
 Thu nhập quốc dân (NI – National income) là phần giá trị sản phẩm vật
chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. NI
chính là tổng thu nhập quốc dân (GNI) sau khi đã loại trừ đi khấu hao vốn cố
định của nền kinh tế (D
p

).
NI = GNI - D
p
 Thu nhập bình quân đầu người (GDP/ người) Chỉ tiêu này phản ánh
tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số. Quy mô và tốc độ tăng thu
nhập bình quân đầu người là những chỉ báo quan trọng phản ánh và là tiêu đề
Nhóm 11
3
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
để nâng cao mức sống dân cư nói chung. Sự gia tăng liên tục với tốc độ ngày
càng cao của chỉ tiêu này là dấu hiệu thể hiện sự tăng trưởng bền vững và nó
còn được sử dụng trong việc so sánh mức sống dân cư giữa các quốc gia với
nhau.
Trong giai đoạn hiện nay thì tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng tăng
dần. Cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ đổi mới, các địa
phương nói chung và tỉnh Bình Định nói riêng đã đạt được những thành tựu
về kinh tế đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 1996-
2000 đạt 8,9%; thời kỳ 2001-2005 đạt 9%; thời kỳ 2006- 2010 đạt 10,6%.
Tuy nhiên trong sự phát triển đó, nền kinh tế của tỉnh Bình Định vẫn còn bộc
lộ nhiều khiếm khuyết, ảnh hưởng đến tăng trưởng và phát triển kinh tế bền
vững của tỉnh. Để phân tích, dự báo tăng trưởng và phát triển kinh tế có cơ sở
khoa học, đề ra những biện pháp hiệu quả để phát triển kinh tế của tỉnh, nhóm
chúng tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh Bình Định”.
II. Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế được hiểu là tổng thể những mối quan hệ về số lượng và
chất lượng giữa các bộ phận cấu thành đó trong một thời gian và trong những
điều kiện kinh tế- xã hội nhất định. ( PGS.TS Bùi Quang Bình, Giáo trình
Kinh tế phát triển, NXB Giáo dục 2010)

Cơ cấu kinh tế bao gồm:
 Cơ cấu ngành: là tương quan giữa các ngành trong tổng thể kinh tế,
thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất
lượng giữa các ngành với nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong
những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, luôn luôn vận động và hướng vào
những mục tiêu cụ thể. Trong đó, thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành thể hiện
ở thay đổi cơ cấu lao động và thay đổi cơ cấu vốn đầu tư.
 Cơ cấu lãnh thổ: tỉ trọng đóng góp của từng đơn vị lãnh thổ trong
GDP của cả nước. Nền kinh tế quốc dân là một không gian thống nhất, được
tổ chức chặt chẽ, là sản phẩm của quá trình phân công lao động theo lãnh thổ.
Những khác biệt về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, những
nguyên nhân lịch sử… đã dẫn đến sự phát triển không giống nhau giữa các
vùng. Ứng với mỗi cấp phân công lao động theo lãnh thổ có cơ cấu lãnh thổ
nhất định: toàn cầu và khu vực, quốc gia, các vùng lãnh thổ trong phạm vi
quốc gia.
 Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế phản ánh sự
tồn tại của các hình thức sở hữu. Hiện nay ở nước ta có các thành phần kinh tế
Nhóm 11
4
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
sau: kinh tế trong nước (kinh tế Nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,
kinh tế cá thể, kinh tế hỗn hợp) và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
III. Các chỉ tiêu phản ánh tiến bộ xã hội:
Chỉ tiêu thường được sử dụng nhất để phản ánh mức độ tiến bộ xã hội là
chỉ tiêu phát triển con người HDI. Chỉ số này được tính từ tập hợp 3 chỉ số là
tuổi thọ, trình độ giáo dục và thu nhập củ dân cư.
3
LI EI YI
HDI

+ +
=
Trong đó: LI: chỉ số tuổi thọ
EI: Chỉ số giáo dục
YI:Chỉ số thu nhập
Tiêu chuẩn đánh giá :
• Nếu HDI < 0,5 là mức thấp
• Nếu 0,5 < HDI < 0,8 là mức trung bình
• Nếu HDI > 0,8 là mức cao
Ngoài ra, người ta còn sử dụng hệ số GHINI để phản ánh mức độ bất
bình đẳng trong xã hội. Hệ số Ghini nằm trong khoảng
0 1G≤ ≤
. Hệ số Ghini
càng cao thì bất bình đẳng càng lớn.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Bình Định” nhóm chúng tôi muốn nghiên cứu, giải quyết
những vấn đề sau đây:
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế, các quan điểm
hệ thống khi phân tích phát triển kinh tế ở địa phương.
- Phân tích thực trạng tăng trưởng và phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định.
- Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Bình Định
- Thiết lập, sử dụng các mô hình phân tích, dự báo tăng trưởng và phát triển
kinh tế tỉnh Bình Định.
- Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho tỉnh
Bình Định trong thời gian tới.
Trên cơ sở hệ thống số liệu thống kê tỉnh Bình Định giai đoạn 2000-
2010, chúng tôi tập trung xác định những mô hình kinh tế phù hợp, có thể sử
dụng các mô hình này trong phân tích tăng trưởng, phát triển kinh tế và dự
báo cho tương lai.
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp như:

phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tăng trưởng, phương
pháp hạch toán tăng trưởng, phương pháp mục tiêu tăng trưởng, phương pháp
kinh tế lượng, các phương pháp thống kê, xây dựng mô hình… Ngoài ra còn
Nhóm 11
5
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
sử dụng phần mềm tin học để ước lượng các mô hình và kế thừa, phân tích
khách quan các kết quả nghiên cứu của các tác giả khác.
Nhóm 11
6
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
PHẦN HAI: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ
HỘI CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH
I. Vị trí địa lý:
Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam, phía Bắc giáp
tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và
Đông giáp Biển Đông; cách Thủ đô Hà Nội 1.065km, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 686km, cách Thành phố Đà Nẵng 300km, cách Cửa khẩu Quốc tế Bờ Y
(Kon Tum) thông sang Lào 300km.
Ảnh: Bản đồ tỉnh Bình Định
Bình Định - 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung -
nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam Việt Nam trên cả 3 tuyến đường bộ,
đường sắt và đường hàng không, là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất
của Tây Nguyên, nam Lào, đông bắc Campuchia và Thái Lan (bằng cảng biển
quốc tế Quy Nhơn và Quốc lộ 19). Với vị trí này, Bình Định có lợi thế vượt
trội trong liên kết, giao lưu kinh tế khu vực và quốc tế.
Bình Định có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2, dân số khoảng 1,6
triệu người, về cơ cấu hành chính bao gồm 1 thành phố và 10 huyện, trong đó

có 3 huyện miền núi. Thành phố tỉnh lỵ Quy Nhơn là đô thị loại 1, có diện
tích 284,28 km2, dân số trên 260.000 người.
Nhóm 11
7
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Bình Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình 27oC, độ
ẩm trung bình 80%, hàng năm có số giờ nắng trung bình trên 2.000 giờ, lượng
mưa trung bình khoảng 2.000mm, rất thích hợp cho phát triển nông nghiệp,
công nghiệp và du lịch.
Địa hình thành phố đa dạng: miền núi, đồng bằng, cồn cát ven biển, và hải
đảo, rất thuận lợi cho việc đón các hoàn lưu khí quyển từ biển tràn vào gây
mưa to, gió lớn, ngập lụt. Mặt khác do địa hình vùng núi rất ngắn và dốc
không có khả năng điều tiết lũ nên dòng chảy lũ rất lớn, dễ gây sạt lở. Tuy
nhiên khi hết mưa là hết nước, nắng nóng triền miên bởi vậy Quy Nhơn hội
đủ các loại hình thiên tai có ở Bình Định.
II. Thực trạng phát triển kinh tế của tỉnh Bình Định
1. Tình hình tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về quy mô sản lượng (GDP) hoặc quy
mô sản lượng tính bình quân trên đầu người qua một thời gian nhất định
(GDP/ người). Do vậy, để xem xét tình hình tăng trưởng kinh tế của Bình
Định ta phải thu thập số liệu về GDP qua các năm của tỉnh như sau:
Ta có bảng số liệu về GDP của tỉnh Bình Định trong giai đoạn từ năm
2000-2010:
Năm
GDP giá
cố định
GDP theo
giá hiện
hành

Dân số
TB
GDP/ ng
tỷ đồng tỷ đồng người
2000 3661,3 4591,9 1466100 2,4973058
2001 3873,9 4917,5 1468400 2,6381776
2002 4173,6 5823,3 1470700 2,8378323
2003 4565,4 6513,6 1473100 3,0991786
2004 5047,5 8169,8 1475500 3,4208743
2005 5607,7 10293,7 1477800 3,7946271
2006 6287,6 12223,6 1480000 4,2483784
2007 7086,4 14877 1482200
4,781001
2
2008 7810,7 19336,4 1485600 5,2576064
2009 8494,1 21892,9 1487400 5,7107032
2010 9362,7 26509,8 1489700 6,2849567
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Qua phân tích ta có sơ đồ sau:
Nhóm 11
8
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Nhận xét:
- Dựa vào đồ thị trên ta thấy: tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bình Định
trong giai đoạn từ năm 2000-2010 có nhiều biến động. Tốc độ tăng
trưởng trung bình cả giai đoạn là 9,84%. Nhìn chung, tốc độ tăng
trưởng luôn dương, năm 2001(5,81%), 2005(11,10%), và năm 2010 là
10,23% trong đó cao nhất là năm 2007 là 12,70%.

- Trong đó, tỉ lệ tăng GDP/ người giai đoạn 2000-2007 tăng mạnh với
tốc độ tăng bình quân giai đoạn là 9,89% và bắt đầu giai đoạn năm
2008-2009 giảm xuống chỉ còn 8,74% , nguyên nhân là do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, và năm
2009 đến nay có xu hướng tăng trở lại với tốc độ tăng trưởng năm 2010
tăng trở lại là 10,22% do các chính sách vĩ mô đã phát huy hiệu quả.
- Tỉ lệ tăng trưởng: đường thể hiện % tăng trưởng GDP và % tăng
trưởng GDP/ người có xu hướng giống nhau và gần như tăng dần qua
các năm từ 2000-2010. Hay tăng trưởng kinh tế có tốc độ tăng dần qua
các năm. Xu hướng 2 đường tăng trưởng GDP và tăng trưởng GDP/ng
tương ứng nhau và đường %GDP/ng luôn nằm dưới đường % TT GDP.
Đó là điều tất yếu bởi % TT GDP/người = % TT GDP - % TT dân số
nên đường % TT GDP/ng luôn nằm dưới đường % TT GDP và khoảng
chênh lệch đó chính là % TT dân số. Tuy nhiên nhìn đồ thị ta thấy hệ
số góc đường %TT GDP và hệ số góc đường % TT GDP/người chênh
lệch nhau rất nhỏ chỉ có 0,001 và hai đường gần như song song nhau.
Nhóm 11
9
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Do đó ta kết luận được rằng trong giai đoạn từ 2000-2010, % TT dân số
là rất bé.
- Xu hướng có sự biến động tương đối lớn, sai lệch 20%.
2. Phân tích chất lượng tăng trưởng kinh tế:
Để hiểu và đánh giá được chất lượng tăng trưởng kinh tế trước hết ta
cần hiểu khái niệm chất lượng tăng trưởng là gì? Hiện nay, vẫn chưa có sự
thống nhất về khái niệm chất lượng tăng trưởng. Tuy nhiên, có hai khía
cạnh của chất lượng tăng trưởng đã được thừ nhận khá rộng rãi trong
nghiên cứu về vấn đề này:
 Chất lượng tăng trưởng trước hết là tốc độ tăng cao và được duy trì trong

dài hạn (Vinod et at, 2000, Thomas, Dailamani và Dhareshwar, 2004)
 Tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền
vững phúc lợi xã hội, cụ thể là phân phối thành quả của tăng trưởng và
xóa đói giảm nghèo ( Vinod et at, 2000, Thomas, Dailamani và
Dhareshwar, 2004)
Như ta được biết, các nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng
kinh tế như vốn (K), lao động (L), các nhân tố tổng hợp (TFP). Do vậy, để có
thể đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế của Bình Định là tăng trưởng theo
chiều rộng hay chiều sâu thì ta phải căn cứ vào đóng góp của các nhân tố trên
vào tăng trưởng GDP như thế nào?
Ta có hàm Cobb- Douglas như sau:
FP
Y T K L
α β
=

FP
FP
TY K L
Y T K L
α β
∆∆ ∆ ∆
⇔ = + +
Hay
FP Y K L
gT g g g
α β
= − −
Năm GDP giá


Lao
động
Tổng
VĐTPT
2000 3661,3 733050 1281,455
2001 3873,9 734200 1355,865
2002 4173,6 735350 1460,76
2003 4565,4 736550 1597,89
2004 5047,5 737750 1766,625
2005 5607,7 738900 1962,695
Nhóm 11
10
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
2006 6287,6 740000 2200,66
2007 7086,4 741100 2480,24
2008 7810,7 742800 2733,745
2009 8494,1 743700 2972,935
2010 9362,7 744850 3276,945
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Từ bảng số liệu ta tính toán được, tốc độ trung bình là 9,84% hay
Y
g
=
9,84%,
K
g
= 9,84% còn
L
g

= 0,16% và α= 0,36,
β
= 0,64. Thay vào ta có:
FP
gT
= 6,19%. Như vậy, qua các năm, đóng góp của vốn vào tăng trưởng kinh
tế là 36% và lao động đóng góp 1,04%, còn yếu tố công nghệ đóng góp
62,96%.
Qua đó ta thấy được, nền kinh tế Bình Định tăng trưởng theo chiều sâu.
Với đóng góp của yếu tố công nghệ là cao nhất.
3. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế:
Sự tăng trưởng và phát triển của bất kì một nền kinh tế nào cũng đều có
liên quan đến cơ cấu của nền kinh tế. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế và xu hướng
thay đổi của nó có ảnh hưởng tới chất lượng tăng trưởng và sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân,do đó để đánh giá sự phát triển kinh tế của tỉnh Bình
Định thì không thể không phân tích đến sự chuyển dịch cũng như là đóng góp
của mỗi bộ phận vào sự phát triển đó.
a. Tỉ trọng đóng góp của các ngành trong tổng GDP của Bình Định qua
các năm
Khi phân tích cơ cấu kinh tế thì cần phải chú ý tới việc phân tích tỷ trọng
đóng góp trong GDP của các ngành. Qua đó thấy được vai trò của mỗi ngành
trong nền kinh tế như thế nào?
Ta có bảng số liệu sau về GDP và tỉ lệ % đóng góp của mỗi ngành
trong GDP của tỉnh Bình Định như sau:
Năm
GDP giá CĐ NN CN DV
Tỷ đồng % % %
2001 3873,9 46,609 20,055 33,336
2002 4173,6 46,473 19,746 33,781
2003 4565,4 45,153 21,109 33,739

2004 5047,5 43,404 22,708 33,888
2005 5607,7 41,076 23,671 35,253
Nhóm 11
11
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
2006 6287,6 39,786 24,801 35,413
2007 7086,4 36,731 26,359 36,910
2008 7810,7 36,291 28,234 35,474
2009 8494,1 35,775 27,752 36,472
2010 9362,7 34,960 28,635 36,405
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Ta có biểu đồ hình cột thể hiện như sau:
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Biểu đồ thể hiện tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP
Nhận xét:
Nhìn chung qua các năm, tỉ trọng của các ngành trong GDP có xu hướng
giảm dần đóng góp của nông nghiệp và thay vào đó là công nghiệp và dịch vụ
tăng dần. Điều này thể hiện tỉnh Bình Định đã có sự chuyển dịch nền kinh tế
của mình theo hướng công nghiệp hóa- hiện đại hóa, phù hợp với xu hướng
chung của toàn Đảng, toàn dân.
Qua bảng số liệu trên chúng ta thấy, tổng GDP tăng dần qua các năm,
sau 10 năm đến năm 2010 tổng GDP đã tăng gấp 2,4 lần so với năm 2001 từ
3661,3 tỷ đồng lên 9362,7 tỷ đồng. Tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm
thủy sản đóng góp vào tổng GDP trong những năm 2001 đến 2010 là khá cao
và có xu hướng giảm dần từ 46,61% vào năm 2001 xuống 39,78% vào năm
2006 và xuống còn 34,96% vào năm 2010. Dịch vụ chiếm tỷ trọng thứ hai và
Nhóm 11
12
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình

kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
cao hơn ngành công nghiệp. Cả dịch vụ và công nghiệp đều ngày càng gia
tăng đóng góp của mình vào GDP. Cụ thể là, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ từ
33,33% năm 2001 thì đến năm 2010 đã tăng tỷ trọng đóng góp lên 36,41% và
đạt mức cao nhất là 36,91% nă 2007. Trong khi đó công nghiệp cũng có
những bước tiến tích cực, tỷ trọng đóng góp của công nghiệp tăng dần qua các
năm, năm 2001 là 20,05% đến năm 2010 đã đạt 28,64%.
Từ năm 2007 ngành nông lâm thủy sản không còn giữ ưu thế cao nữa.
Xu hướng chuyển dịch này là phù hợp với mục tiêu chung của cả nước là
chuyển dịch nền kinh tế theo hướng công nghiệp, dịch vụ tăng và giảm dần về
nông nghiệp. Theo mục tiêu chung của tỉnh: Tăng trưởng và phát triển kinh
tế bền vững, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, quy mô
đô thị theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng tỷ trọng công nghiệp,
xây dựng và dịch vụ, giảm tương đối tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong cơ
cấu kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020, Bình Định trở thành tỉnh có nền công
nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội,
đóng góp tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
và cả nước.
Toàn tỉnh phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm từ năm
2006 đến năm 2020 đạt 14,8%; trong đó thời kỳ 2011 - 2015 là 15% và thời
kỳ 2016 - 2020 là 16,5%. GDP bình quân đầu người năm 2015 là 2.200 USD
và năm 2020 là 4.000 USD.
 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng giữa các ngành với tốc độ tăng
trưởng GDP như sau:
Năm
Tốc độ TT
của GDP
Tốc độ TT NN
trong GDP
Tốc độ TT

CN trong
GDP
Tốc độ TT DV
trong GDP
2001 5.81 3.67 7.54 7.87
2002 7.74 7.42 6.08 9.18
2003 9.39 6.28 16.94 9.25
2004 10.56 6.28 18.94 11.05
2005 11.10 5.14 15.81 15.57
2006 12.12 8.60 17.48 12.63
2007 12.70 4.05 19.78 17.47
2008 10.22 8.90 18.06 5.93
Nhóm 11
13
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
2009 8.75 7.20 6.89 11.81
2010 10.23 7.71 13.73 10.02
Ta có đồ thị phản ánh mối quan hệ:
Qua biểu đồ trên ta thấy nếu tốc độ tăng trưởng các ngành tăng 1% thì GDP
tăng 0.1888 %
b. Tỉ trọng đóng góp của các ngành trong 1% tăng trưởng GDP của tỉnh
Bình Định
Giai đoạn từ 2000-2010, đóng góp của các ngành vào mức tăng trưởng
kinh tế qua các năm như sau:
Năm
Mức TT
GDP NN CN DV
Tỷ đồng % % %
2001 212,6 30,056 25,635 44,309

2002 299,7 44,711 15,74908 39,54
2003 391,8 31,087 35,63 33,28
2004 482,1 26,841 37,86 35,30
2005 560,2 20,100 32,35 47,55
2006 679,9 29,1513 34,12267 36,726
2007 798,8 12,6815 38,62043 48,698
2008 724,3 31,9895 46,58291 21,428
Nhóm 11
14
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
2009 683,4 29,88 22,24173
47,87
8
2010 868,6 26,986 37,26687 35,747
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Từ số liệu trên ta vẽ được đồ thị sau:
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Đồ thị thể hiện sự đóng góp của các ngành vào mức tăng trưởng kinh tế
Qua đồ thị và bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu kinh tế cũng có sự
chuyển dịch theo hướng tích cực, sự tích cực của cơ cấu kinh tế trong những
năm qua được thể hiện rõ nhất ở chỗ chuyển dịch theo hướng công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Cụ thể là tỉ trọng đóng góp của nông nghiệp trong GDP có
xu hướng ngày càng ít đi , thay vào đó, tỉ trọng đóng góp của công nghiệp và
dịch vụ càng nhiều hơn trong 1% tăng trưởng . Cụ thể là, trong giai đoạn từ
2000-2010, tỉ trọng nông nghiệp trong 1% tăng trưởng ở mức 30,06% xuống
chỉ còn 26,99%, ngược lại công nghiệp có nhiều biến động nhưng nhìn chung
mức đóng góp vào mức tăng trưởng từ 25,63% năm 2000 lên 37,27% năm
2010 và dịch vụ cũng biến động bất ổn, tỷ trọng đóng góp từ 44,31% lên
47,55% vào năm 2006 và chỉ còn 35,75% vào năm 2010. Dịch vụ cũng có

đóng góp khá cao và ổn định qua các năm. Điều này thể hiện các cấp chính
quyền tỉnh Bình Định đã chú trọng vào phát triển thế mạnh du lịch của mình.
Cơ cấu kinh tế của Bình Định mặc dù đã có chuyển biến tích cực, nhưng tỷ
trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn cao. Với tốc độ này, nếu không có
Nhóm 11
15
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
bước đột phá nhanh trong phát triển công nghiệp và dịch vụ, thì khó tránh
khỏi nguy cơ tụt hậu.
 Ngoài ra, có thể đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong một
thời kỳ bằng cách sử dụng hệ số góc cos α theo công thức sau:
cos α =
( )
2 1
2 2
2 1
( )
( ) ( )
i i
i i
S t S t
S t S t

∑ ∑
Ta tính được trong giai đoạn từ 2000 - 2010 có cosα = 0,970. Trong đó,
giai đoạn từ năm 2000 đến 2005 cosα = 0,9938, giai đoạn từ 2005 đến 2010
cosα = 0,9944. Ta thấy trong cả giai đoạn 2000-2010 có sự chuyển dịch tốt
hơn trong từng giai đoạn 2000-2005 và 2006-2010.
4. Cán cân thương mại:

 Tình hình xuất nhập khẩu của tỉnh Bình Định qua các năm như sau:
2006 2007 2008 2009 2010 2011
G 12,1244 12,70437 10,22099 8,749536 10,22592
10,2780
2
gex 8,329456 40,59278 33,45555 -20,7418 24,17678 3,931147
gim -15,79 -9,09 -28,11 14,11 -7,12 8,75
Từ đó ta vẽ được đồ thị sau:

Nhận xét:
- Xuất nhập khẩu có xu hướng tăng giảm thất thường, xuất khẩu tăng cao
vào năm 2007(40,59%) nhưng lại về con số âm vào năm 2009(-20,74%).
Nhóm 11
16
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định
Ngược lại nhập khẩu thường âm nhưng lại dương và ở mức cao đột biến
vào năm 2009 (14,11%)
- Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2010 ở mức thặng dư.
- Qua đồ thị trên ta thấy hoạt động xuất nhập khẩu có ảnh hưởng đến
hoạt động tăng trưởng nhưng tác động ở mức thấp
- Giai đoạn 2001-2010 mặc dù ảnh hưởng suy giảm kinh tế thế giới
nhưng tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 2.501 triệu USD, tốc độ tăng trưởng
bình quân 15,3%/năm. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm 2006-
2010 đạt 1.763 triệu USD vượt so với mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đại
biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII đề ra, gấp 2,4 lần so với thời kỳ
2001-2005, tăng bình quân 14,9%/năm.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh bình quân tăng 10,2%/năm. 9 tháng
đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 304,6 triệu USD, tăng 2% so
với cùng kỳ, một số mặt hàng xuất khẩu tăng như: cà phê tăng 298,7%,

gạo tăng 8,5%, hàng dệt may tăng 38,7%, khoáng sản tăng 9,8%, dăm gỗ
tăng 23,9%, hàng thủy sản tăng 3,7%... song có một số mặt hàng giảm so
với cùng kỳ như: sản phẩm bằng gỗ giảm 6,8%, giày dép các loại giảm
2,9%, thuốc tây các loại giảm 5,2%.
- Giá trị nhập khẩu ước đạt 93,8 triệu USD, tăng 17,1% so với cùng kỳ;
trong 9 tháng, các đơn vị tập trung nhập khẩu nguyên phụ liệu, vật tư phục
vụ sản xuất như nhập khẩu gỗ nguyên liệu chiếm 35,4%; phân bón chiếm
19,8% và thực phẩm chế biến chiếm 11,5%.
- Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ yếu tăng khá, chất lượng được nâng
cao, các sản phẩm xuất khẩu được từng bước nâng cao đa dạng hơn, tỷ
trọng hàng xuất khẩu qua chế biến đã chuyển biến tích cực theo hướng
tăng nhanh từ 95,6% năm 2000 lên 99,2% năm 2010, trong đó sản phẩm
gỗ và các mặt hàng lâm sản khác chiếm tỷ trọng 98,8%, thủy sản chiếm
100%, nông sản chiếm 99,6%, nhóm khoáng sản và vật liệu xây dựng
chiếm 100%, hàng công nghiệp tiêu dùng chiếm 100%, nhờ đó sản phẩm
xuất khẩu trong tỉnh từng bước nâng cao về chất lượng và sức cạnh tranh
trên thị trường thế giới; Thị trường xuất khẩu từng bước được mở rộng,
năm 2010 hàng hóa xuất khẩu của tỉnh đã xuất sang 72 nước và vùng lãnh
thổ, tăng 35 nước và vùng lãnh thổ so với năm 2000; Doanh nghiệp hoạt
động xuất khẩu không ngừng tăng lên, từ 60 doanh nghiệp năm 2000 tăng
lên 116 doanh nghiệp năm 2010. Đặc biệt, doanh nghiệp ngoài nhà nước
từ 41 doanh nghiệp năm 2000 tăng lên 106 doanh nghiệp năm 2010 với
kim ngạch xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn (87,4%) so với tổng kim ngạch
xuất khẩu toàn tỉnh.
- Bình Định là tỉnh có nền kinh tế phát triển còn thấp, quy mô và sức
cạnh tranh của từng doanh nghiệp chưa cao, chưa có nhiều nhà đầu tư
Nhóm 11
17
Đánh giá tình hình phát triển GVHD: PGS. TS Bùi Quang Bình
kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định

nước ngoài và trong nước có tầm cỡ để đầu tư phát triển sản xuất hàng
xuất khẩu để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu với quy mô lớn; nguồn
hàng, sản phẩm xuất khẩu còn manh mún, chất lượng thấp (trừ nhóm hàng
lâm sản), sức cạnh tranh chưa cao, nhất là nhóm hàng nông thủy sản tuy có
tiềm năng và thế mạnh xuất khẩu nhưng còn chứa đựng nhiều nhân tố
không ổn định, chưa tạo ra được nguồn ổn định bền vững cho chế biến và
cung ứng xuất khẩu, còn gặp nhiều trở ngại về thị trường cả đầu vào và
đầu ra cho xuất khẩu. Môi trường đầu tư ở Bình Định ở cách xa các Trung
tâm thương mại lớn của cả nước nên còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng;
môi trường và chính sách đầu tư còn một số mặt hạn chế. Do đó, các nhà
đầu tư lớn còn e dè trong quyết định đầu tư tại địa phương.
5. Cân đối ngân sách địa phương:
Ta có số liệu về thu, chi ngân sách địa phương qua các năm của tỉnh BÌnh
Định như sau:
Năm
Thu
NSNN
trên địa
bàn
Chi
NSĐP
Chênh
lệch thu
chi
tỷ đồng tỷ đồng
2005 1267,8 1874,3 -606,5
2006 1683,9 2426,4 -742,5
2007 2074,6 2916 -841,4
2008 2437,6 3310,4 -872,8
2009 3077,4 4471,2 -1393,8

2010 3249,5 4563,6 -1314,1
2011 3195 5271,4 -2076,4
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Định
Ta vẽ được biểu đồ sau:
Nhóm 11
18

×