Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hệ thống viễn thông di động tòan cầu UMTS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.88 KB, 6 trang )

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS)
Hệ thống viễn thông di động toàn cầu (UMTS) là 1 trong các công nghệ di động 3G. UMTS
dựa trên nền tảng CDMA băng rộng (WCDMA), được chuẩn hóa bởi Tổ chức các đối tác phát
triển 3G (3GPP), và là lời đáp của Châu Âu cho yêu cầu phát triển 3G đối với hệ thống di động
tổ ong của tổ chức ITU IMT2000. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM, để chỉ sự kết hợp về
bản chất công nghệ 3G của UMTS và chuẩn GSM truyền thống.
Lịch sử
Ngay từ đầu những năm 90 của thế kỷ 20, Hiệp hội Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (ETSI) đã
bắt đầu trưng cầu phương án kỹ thuật của tiêu chuẩn3G và “vội vàng” gọi chung kỹ thuật 3G là
UMTS (Universal Mobile Telecommunications Systems) có nghĩa là các hệ thống thông tin di
động đa năng. CDMA băng rộng (WCDMA) chỉ là một trong các phương án được khuyến nghị
(băng rộng lên tới 5 MHz).
Sau đó sự tham gia tích cực của Nhật Bản vào việc xây dựng các tiêu chuẩn này đã thúc đẩy
nhanh chóng sự phát triển của công nghệ3G trên phạm vi toàn cầu. Năm 1998, châu Âu và Nhật
đạt được sự nhất trí về những tham số chủ chốt của Khuyến nghị CDMA băng rộng và đưa nó trở
thành phương án kỹ thuật dùng giao diện không gian FDD (ghép tần số song công - Frequency
Division Duplex) trong hệ thống UMTS. Và từ đó phương án kỹ thuật này được gọi là WCDMA
để nêu rõ sự khác biệt với tiêu chuẩn CDMA băng hẹp của Mỹ (băng rộng chỉ có 1,25 MHz).
Tiếp tục phát triển một cách logic, UMTS trở thành một trong những tiêu chuẩn 3G của tổ chức
tiêu chuẩn hoá thế giới 3GPP (Tổ chức những người bạn hợp tác về 3G) và không chỉ định nghĩa
giao diện không gian; chủ thể của nó bao gồm các khuyến nghị về các giao diện và một loạt các
quy phạm kỹ thuật về các mạch kết nối và mạch phân nhóm nòng cốt củaCDMA.
UMTS là viết tắt của Universal Mobile Telecommunication System. UMTS là mạng di động thế
hệ thứ 3 (3G) sử dụng kỹ thuật trãi phổ W(wideband)-CDMA. UMTS được chuẩn hóa bởi tổ
chức 3GPP. UMTS đôi khi còn được gọi là 3GSM để chỉ khả năng "interoperability" giữa GSM
và UMTS. UMTS được phát triển lên từ các nước sử dụng GSM. UMTS sử dụng băng tầng khác
với GSM.
Đặc trưng
UMTS, dùng công nghệ CDMA băng rộng WCDMA, hỗ trợ tốc độ truyền dữ liệu lên đến 21
Mbps (về lý thuyết, với chuẩn HSPDA). Thực tế, hiện nay, tại đường xuống, tốc độ này chỉ có
thể đạt 384 kbps (với máy di động hỗ trợ chuẩn R99), hay 7.2 Mbps (với máy di động hỗ trợ


HSPDA). Dù sao, tốc độ này cũng lớn hơn khá nhiều so với tốc độ 9.6 kbps của 1 đơn kênh
GSM hay 9.6 kbps của đa kênh trong HSCSD (14.4 kbit/s của CDMAOne) và một số công nghệ
mạng khác.
Nếu như thế hệ 2G của mạng tổ ong là GSM, thì GPRS được xem là thế hệ 2.5G. GPRS, dùng
chuyển mạch gói, khác so với chuyển mạch kênh (dành kênh riêng) của GSM, hỗ trợ tốc độ dữ
liệu cao hơn (lý thuyết đạt: 140.8 kbit/s, thực tế, khoảng 56 kbit/s). E-GPRS hay EGDE, được
xem là thế hệ 2.75G, là sự cải tiến về thuật toán mã hóa. GPRS dùng 4 mức mã hóa (coding
schemes; CS-1 to 4), trong khi EDGE dùng 9 mức mã hóa và điều chế (Modulation and Coding
Schemes; MCS-1 to 9). Tốc độ truyền dữ liệu thực của EDGE đạt tới 180 kbit/s.
Từ năm 2006, mạng UMTS được nhiều quốc gia nâng cấp lên, với chuẩn HSPDA, được xem
như mạng 3.5G. Hiện giờ, HSPDA cho phép tốc độ truyền đường xuống đạt 21 Mbps. Dài hơi
hơn, một nhánh của tổ chức 3GPP lên kế hoạch phát triển mạng 4G, với tốc độ 100 Mbit/s đường
xuống và 50 Mbit/s đường lên, dùng công nghệ giao diện vô tuyến dựa trên Ghép kênh tần số
trực giao.
Mạng UMTS đầu tiên triển khai năm 2002 nhấn mạnh tới các ứng dụng di động như: TV di động
hay thoại Video. Tuy nhiên, kinh nghiệm triển khai ở Nhật và một số nước khác cho thấy rằng,
nhu cầu người dùng với thoại Video là không cao. Hiện tại, tốc độ truyền dữ liệu cao của UMTS
thường dành để truy cập Internet.
Công nghệ


Một bộ phát của UMTS đặt trên nóc tòa nhà
UMTS kết hợp giao diện vô tuyến WCDMA, TD-CDMA, hay TD-SCDMA, lõi Phía ứng dụng
di động của GSM (MAP), và các chuẩn mã hóa thoại của GSM.
UMTS (W-CDMA) dùng các cặp kênh 5 MHz trong kỹ thuật truyền dẫn UTRA/FDD. Ban đầu,
băng tần ấn định cho UMTS là 1885–2025 MHz với đường lên (uplink) và 2110–2200 MHz cho
đường xuống (downlink). Ở Mỹ, băng tần thay thế là 1710–1755 MHz (uplink) và 2110–2155
MHz (downlink), do băng tần 1900 MHz đã dùng.
UMTS là một mạng RAN (mạng truy nhập vô tuyến) thay vì GERAN như của GSM/EGDE.
UMTS và GERAN có thể dùng chung mạng lõi CN, và cho phép chuyển mạch thông suốt giữa

các RAN nếu cần. Mạng lõi CN có thể kết nối đến nhiều mạng đường trục khác nhau như của
Internet và ISDN. UMTS (cũng như GERAN) gồm 3 lớp thấp nhất của mô hình truyền thông
OSI. Lớp mạng (OSI 3) gồm giao thức Quản lý tài nguyên vô tuyến RRM, quản lý các kênh sóng
mang (bearer channels) giữa máy di động và mạng.





Kiến trúc mạng UMTS



Kiến trúc mạng UMTS
Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS Terrestrial
Radio Access Network – UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô tuyến bao gồm
Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN, GGSN; Phần core cho
voice thì có MCS và GMSC.

Hệ thống viễn thông di động toàn cầu là 1 trong số các chuẩn di động 3G, phát triển lên từ
EGDE 2.75G; GPRS 2.5G và mạng tổ ong GSM 2G






Kiến trúc UMTS



Kiến trúc mạng UMTS
Như hình vẽ thể hiện, Mạng UMTS bao gồm 2 phần, phần truy nhập vô tuyến (UMTS
Terrestrial Radio Access Network- UTRAN) và phần mạng lõi (core). Phần truy nhập vô
tuyến bao gồm Node B và RNC. Còn phần core thì có core cho data bao gồm SGSN,
GGSN; Phần core cho voice thì có MCS và GMSC.
•Node B: Chức năng chính của Node B là xử lý lớp vật lý (L1) ở giao diện vô tuyến như mã
hóa kênh, đan xen, trải phổ, điều chế Nó cũng thực hiện một chức năng tài nguyên vô
tuyến như điều khiển công suất vòng trong,
•RNC: Trong trường hợp Node B chỉ có một kết nối với mạng thì RNC chịu trách nhiệm
điều khiển Node B được gọi là CRNC. Ngược lại, khi Node B có hơn một kết nối mạng thì
các RNC được chia thành hai loại khác nhau theo vai trò logic của chúng.
- RNC phục vụ (Serving RNC): Đây là RNC kết nối cả đường lưu lượng và báo hiệu
RANAP với mạng lõi.SRNC cũng kết cuối báo hiệu điều khiển tài nguyên vô tuyến giữa UE
và UTRAN, xử lý số liệu lớp 2 (L2) từ/tới giao diện vô tuyến. SRNC của Node B này cũng
có thể là CRNC của một Node B khác.
- RNC trôi (Drift RNC): Đây là RNC bất kỳ khác với SRNC, để điều khiển các ô được MS sử
dụng. Khi cần, DRNC có thể thực hiện kết hợp và phân chia ở phân tập vĩ mô. DRNC
không thực hiện xử lý ở lớp 2 đối số liệu từ/tới giao diện vô tuyến mà chỉ định tuyến số liệu
một cách trong suốt giữa các giao diện Iub và Iur. MộtUE có thể không có hoặc có một hay
nhiều DRNC.


Các Giao diện trong mạng:
 Giao diện Iub
Giao diện Iub là một giao diện quan trọng nhất trong số các giao diện của hệ thống mạng
UMTS. Sở dĩ như vậy là do tất cả các lưu lượng thoại và số liệu đều được truyền tải qua
giao diện này, cho nên giao diện này trở thành nhân tố ràng buộc bậc nhất đối với nhà
cung cấp thiết bị đồng thời việc định cỡ giao diện này mang ý nghĩa rất quan trọng. Đặc
điểm của giao diện vật lý đối với BTS dẫn đến dung lượng Iub với BTS có một giá trị quy
định. Thông thường để kết nối với BTS ta có thể sử dụng luồng E1, E3 hoặc STM1 nếu

không có thể sử dụng luồng T1, DS-3 hoặc OC-3. Như vậy, dung lượng của các đường
truyền dẫn nối đến RNC có thể cao hơn tổng tải của giao diện Iub tại RNC.Chẳng hạn nếu
ta cần đấu nối 100BTS với dung lượng Iub của mỗiBTS là 2,5 Mbps, biết rằng cấu hình cho
mỗi BTS hai luồng 2 Mbps và tổng dung lượng khả dụng của giao diện Iub sẽ là 100 x 2 x 2
= 400 Mbps. Tuy nhiên tổng tải của giao diện Iub tại RNC vẫn là 250 Mbps chứ không phải
là 400 Mbps.

 Giao diện Iur
Ta có thể thấy rõ vị trí của giao diện Iur trong cấu hình của phần tử của mạng UMTS. Giao
diện Iur mang thông tin của các thuê bao thực hiện chuyển giao mềm giữa hai Node B ở
các RNC khác nhau. Tương tự như giao diện Iub, độ rộng băng của giao diện Iur gần bằng
hai lần lưu lượng do việc chuyển giao mềm giữa hai RNC gây ra.

 Giao diện Iu
Giao diện Iu là giao diện kết nối giữa mạng lõi CN và mạng truy nhập vô tuyến UTRAN.
Giao diện này gồm hai thành phần chính là:
• Giao diện Iu-CS: Giao diện này chủ yếu là truyền tải lưu lượng thoại giữa RNC và
MSC/VLR. Việc định cỡ giao diện Iu-CS phụ thuộc vào lưu lượng dữ liệu chuyển mạch
kênh mà chủ yếu là lượng tiếng.
• Giao diện Iu-PS: Là giao diện giữa RNC và SGSN. Định cỡ giao diện này phụ thuộc vào
lưu lượng dữ liệu chuyển mạch gói. Việc định cỡ giao diện này phức tạp hơn nhiều so với
giao diện Iub vì có nhiều dịch vụ dữ liệu gói với tốc độ khác nhau truyền trên giao diện này.

 Giao diện Uu
Đây là giao diện không dây (duy nhất) của mạng UMTS. Tất cả giao diện khác đều có dây
dẫn hết. Liên lạc trên giao diện này dựa vào kỹ thuật FDD/TDD WCDMA. Thật ra, nếu nhìn
trên tổng thể kiến trúc mạng UMTS ta sẽ thấy là "nút cổ chai" của mạng UMTS chính là ở
capacity của giao diện Uu này. Nó sẽ giới hạn tốc độ truyền thông tin của mạng UMTS.
Nếu ta có thể tăng tốc độ data rate của giao diện này thì ta có thể tăng tốc độ của mạng
UMTS. Thế hệ tiếp theo của UMTS đã sử dụng OFDMA kết hợp MIMO thay vì WCDMA để

tăng tốc độ

Lõi mạng Core Network
Trong phần mạng lõi (core) có 2 phần, mạng lõi data (gồm 2 thực thể chính là SGSN và
GGSN) và mạng lõi cho voice (gồm GMSC và MSC). Ngoài 4 thực thể vừa nêu, chúng ta
còn có các thành phần khác như là HLR (HSS), VLR, AuC, EiR, BG. Vài trò, và các chức
năng chính của từng thành phần sẽ được miêu tả ngắn gọn trong bài viết này.

 SGSN = Serving GPRS Support Node. Trong mạng lõi GPRS của 1 operator có
nhiều SGSN chứ không phải chỉ có 1. Mỗi SGSN kết nối trực tiếp với 1 số RNC. Mỗi RNC
lại quản lý 1 số Node B, và mỗi node-B sẽ có một số UE đang nối kết. SGSN quản lý tất cả
các UE đang sử dụng dịch vụ data trong vùng của nó. Vài trò của SGSN là
- Authenticate (xác minh) các UE đang dùng dịch vụ data nối kết với nó
- Quản lý việc đăng ký của 1 UE vào mạng GPRS (data)
- Quản lý quá trình di động của UE. Cụ thể là SGSN phải biết là UE hiện đang nối kết với
thằng Node-B nào tại một thời điểm. Tùy theo UE đang ở mode active (đang liên lạc) hay
idle (không liên lạc) mà độ chính xác của thông tin liên quan đến vị trí UE sẽ khác nhau.
SGSN sẽ phải quản lý và theo dõi sự thay đổi vị trí (location area identity/ routing area
identity) của UE theo thời gian.
- Tạo dựng, duy trì và giải phóng các "PDP context" (các thông tin liên quan đến connection
của UE mà nó cho phép/qui định việc gửi và nhận thông tin của UE)
- Nhận và chuyển thông tin từ ngoài mạng data (Internet chẳng hạn) đến UE và ngược lại.
- Quản lý việc tính tiền (billing) đối với các UE
- Tìm và đánh thức idle UE khi có cuộc gọi tìm đến UE (paging)
- etc

 GGSN= Gateway GPRS Support Node . Như đúng tên gọi của nó, nó là một cái
gateway giữa mạng GPRS/UMTS và các mạng ở ngoài (external network, như Internet
chẳng hạn, các mạng GPRS khác). Vài trò của nó
- Nhận và chuyển thông tin từ UE gửi ra ngoài mạng external và ngược lại từ ngoài đến

UE. Packet thông tin từ SGSN gửi đến GGSN sẽ được "decapsulate" trước khi gửi ra ngoài
vì thông tin truyền giữa SGSN và GGSN là truyền trên 'GTP tunnel'.
- Nếu thông tin từ ngoài đến GGSN để gửi đến một UE trong khi chưa tồn tại PDP context,
thì GGSN sẽ yêu cầu SGSN thực hiện paging và sau đó sẽ thực hiện quá trình PDP
context để chuyển cuộc gọi đến UE.
- Trong suốt quá trình liên lạc thông qua nối kết mạng UMTS, UE sẽ chỉ connect với 1
GGSN (mà GGSN đó nối kết với dịch vụ mà UE đang dùng). Dù có di chuyển đi đâu đi nữa,
GGSN vẫn không đổi. Dĩ nhiên là SGSN, RNC và Node-B sẽ thay đổi. GGSN cũng tham
gia vào quản lý quá trình di động của UE.
SGSN và GGSN đều có 1 địa chỉ IP cố định (có thể là private IP).

×