Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Những biểu hiện của dị ứng hải sản và những kinh nghiệm xử lí, chữa trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (596.4 KB, 25 trang )

Những biểu hiện của
dị ứng hải sản
Mùa hè sắp đến và loại hình vui chơi giải
chí, du lịch, nghỉ mát đến các bãi biển tăng lên
nhanh chóng. Và tất nhiên các món ăn không
thể thiếu được ở bãi biển đó là các loại hải sản.
Hải sản là loại thực phẩm quý và rất giàu chất
dinh dưỡng, nhưng cũng gây ra nhiều dị ứng
nhất. Nếu không tìm hiểu kĩ thì nó có thể đe
dọa tới sức khỏe và tính mạng của chúng ta.

1. Cơ chế gây dị ứng hải sản
Tất cả các dị ứng thức ăn là do một sự cố hệ thống miễn
dịch. Hệ thống miễn dịch xác định động vật có vỏ protein
nhất định là có hại, sản xuất kháng thể trung hòa các protein
động vật có vỏ (chất gây dị ứng). Về sau, khi tiếp xúc với
protein ở động vật có vỏ, các kháng thể nhận ra chúng và tín
hiệu của hệ miễn dịch để giải phóng histamine và các hóa
chất khác gây ra các triệu chứng dị ứng.
Histamine và các hóa chất khác trong cơ thể gây ra một loạt
các dấu hiệu và triệu chứng dị ứng. Histamin là một phần
trách nhiệm cho hầu hết các phản ứng dị ứng, bao gồm chảy
nước mũi, ngứa mắt, khô cổ, phát ban và nổi mề đay, buồn
nôn, tiêu chảy, khó thở và trong một số trường hợp – sốc
phản vệ.
Có nhiều loại động vật có vỏ và mỗi loại khác nhau gây dị
ứng protein.
 Động vật giáp xác: bao gồm cua, tôm hùm, tôm càng
và tôm.
 Động vật thân mềm: như mực ống, mực và bạch tuộc.
 Động vật hai mảnh vỏ: như trai, hến và sò điệp.


 Động vật chân bụng: chẳng hạn như limpets,
periwinkles, ốc (escargot) và bào ngư.
Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ,
nhưng có thể ăn những loại khác. Tuy nhiên, một số người bị
dị ứng đồ biển phải tránh tất cả các động vật có vỏ.
2. Biểu hiện của dị ứng hải sản
Biểu hiện của dị ứng hải sản rất đa dạng và thường xảy ra rất
nhanh:
 Phát ban, ngứa hoặc eczema.
 Sưng, môi lưỡi, mặt và cổ họng, hoặc các bộ phận khác
của cơ thể.
 Thở khò khè, nghẹt mũi hoặc khó thở.
 Đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn hoặc ói mửa.
 Chóng mặt, hoa mắt hoặc ngất xỉu.
 Ngứa ran trong miệng.
Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng đối với dị ứng hải
sản được gọi là sốc phản vệ – hiếm nhưng có thể đe dọa tính
mạng nếu nó cản trở hơi thở. Một phản ứng phản vệ là một
cấp cứu y tế mà đòi hỏi phải điều trị bằng epinephrine
(adrenaline) tiêm và đến phòng cấp cứu. Các dấu hiệu và
triệu chứng của phản ứng phản vệ bao gồm:
 Cổ họng bị sưng hoặc đường hô hấp co thắt làm cho
khó khăn để thở.
 Shock, với sự sụt giảm nghiêm trọng về huyết áp.
 Mạch nhanh.
 Chóng mặt, hoa mắt hoặc mất ý thức.
3. Điều trị khi bị dị ứng hải sản
Nếu có biểu hiện dị ứng thì cần đi khám ngay, nhất là khi có
triệu chứng của choáng phản vệ. Khi bị dị ứng thực phẩm
nghiêm trọng, cần tiêm khẩn cấp adrenaline (epinephrine) rồi

đưa đi cấp cứu. Nếu dị ứng thực phẩm chỉ là sự khó chịu thì
dùng thuốc chống histamin để ngăn chặn sự bài tiết histamin
của hệ miễn dịch. Bôi kem ngoài da cũng giúp giảm bớt
phản ứng miễn dịch.
4. Phòng bệnh
Đề phòng dị ứng hải sản, những người đã bị dị ứng với một
loại thức ăn nào cách duy nhất là nên tránh dùng lại nó trong
thời gian gần (nghĩa là loại trừ tác nhân gây dị ứng).
Cảnh báo cho nhà hàng biết về những loại hải sản mà mình
bị dị ứng để ngăn chặn nguy cơ làm lẫn phải thức ăn bạn bị
dị ứng.
Những cách xử lí khi
bị dị ứng hải sản
Hải sản là món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng
rất nhiều người lại bị dị ứng với loại thực phẩm
này. Khi bị dị ứng trong người nóng ran, nổi
mề đay, người nôn nao, khó chịu… Trường hợp
nặng có thể gây tử vong. Việc biết cách xử trí
sau khi bị dị ứng với hải sản là hết sức cần
thiết.
Tất cả các loại hải sản, cá biển nói chung đều có thể gây
dị ứng. Đặc biệt là các loài như tôm, cua, sò, mực hay gây dị
ứng hơn cả. Tuy nhiên không phải ai cũng bị dị ứng với hải
sản. Dị ứng hải sản chỉ xảy ra trên một số ít người có cơ địa
không tiếp nhận những loại thực phẩm này mà thôi.
1. Biểu hiện của dị ứng hải sản
Khi bị dị ứng tùy vào mức độ năng nhẹ mà mỗi người có
những biểu hiện khác nhau:
 Bị dị ứng nhẹ thì nổi mề đay từng vùng hoặc khắp
người gây ngứa ngáy. Người nôn nao khó chịu.

 Bị dị ứng nặng thì ngoài nổi ban và ngứa, còn bị phù
nề mặt, nôn, đau quặn bụng, có cảm giác nóng rát cùng
thượng vị, tiêu chảy, khó thở…
 Trường hợp nguy kịch: người bệnh có phản ứng kiểu
phản vệ, dẫn đến tử vong.
2. Xử trí khi bị dị ứng hải sản
Sau khi có các biểu hiện của dị ứng, cách tốt nhất là loại trừ
thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt bằng
cách kích thích gây nôn.
Với những trường hợp nhẹ, có thể dùng bài thuốc dân gian
chữa dị ứng thức ăn do tôm, cua, cá sau:
 Nguyên liệu: Gừng sống 10g, đậu xanh 100g, lá tía tô
và rễ cây lau tươi mỗi thứ 15g.
 Cách làm: Rửa sạch gừng và rễ cây lau và lá tía tô, giã
nát, vắt lấy nước. Đổ thuốc với đậu xanh vào nồi, thêm
nước lã lượng vừa đủ, ninh nhừ đậu xanh cho bệnh nhân
ăn.
Trường hợp nặng phải đưa ngay người bệnh đến bệnh viện
để dùng các loại thuốc dị ứng và điều trị thích hợp. Đặc biệt,
không được sử dụng bừa bãi các loại thuốc chống dị ứng mà
chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Có nên ăn tiếp?
Nói chung, trừ những trường hợp dị ứng do ăn phải loại hải
sản có chứa nhiều histamin, tất cả những người được xác
định là dị ứng với hải sản nên tránh ăn uống, tiếp xúc với
những loại thực phẩm có nguồn gốc từ hải sản.
Hết sức chú ý khi ăn ở nhà hàng: nên xem kỹ thực đơn,
thành phần, nguồn gốc thức ăn để tránh ăn nhầm hải sản.
Nên tránh xa khu vực chế biến hải sản vì hít phải hơi loại
thức ăn này cũng có thể bị dị ứng. Thậm chí, dị ứng cũng

xảy ra nếu dùng chung bát đĩa… đựng hải sản của người
khác.
Không nên ăn các loại hải sản đã chết hoặc chế biến không
đảm bảo do những loại thức ăn này có thể chứa nhiều
histamin do nhiễm khuẩn.
Cuối cùng, một người bị dị ứng cua biển cũng nên thận trọng
khi ăn các đồ ăn khác như ghẹ, mực, tôm, sò… vì có thể bị
dị ứng chéo, không kém phần nguy hiểm.
Mẹo nhỏ: Mỗi ngày nên uống từ 1,5 đến 2l nước sẽ làm
giảm các triệu chứng về dị ứng về hải sản. Không những thế
nước còn giúp thanh lọc cơ thể, giúp bạn khỏe khoắn, tươi
vui mỗi ngày.
Những bí quyết chữa dị ứng
hải sản không cần thuốc.
Tôi Viết
Dị ứng với hải sản có thể khiến cơ thể bị
ngứa, phát ban, sưng lưỡi… Tuy nhiên, bạn
có thể cải thiện được các triệu chứng này
bằng những loại thực phẩm tự nhiên dưới
đây .
Mật ong: Mật ong được coi là cách chữa chứng dị ứng
với hải sản tốt nhất. Sau khi bị ngứa do ăn hải sản, bạn hãy
uống một ly nước ấm kết hợp với một muỗng canh mật ong.
Mật ong có chứa một số loại vitamin có thể giúp giảm bớt
ngứa.
Mật ong được xem là cách chữa chứng dị ứng với
hải sản tốt nhất - Ảnh: Shutterstock
Chanh: Sử dụng chanh rất hữu ích cho tất cả các loại dị ứng.
Chanh là một trong những phương pháp chữa trị dị ứng tôm
hiệu quả nhất. Khi bị phát ban, bạn hãy ngay lập tức uống

một cốc nước ấm với nước cốt chanh tươi.
Nước ép rau quả: Các loại nước ép rau quả sẽ giúp làm
giảm sưng lưỡi của bạn. Uống nước rau quả khi dị ứng với
hải sản sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bạn.
Gừng: Khi bị dị ứng với hải sản, bạn cũng có thể dùng một
tách trà gừng nóng. Gừng giúp giảm đỏ ngứa trên da.
Cách nhận biết ngộ
độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra với những
người có thói quen thường xuyên ăn hàng quán
mà không đảm bảo vệ sinh. Nhận biết sớm các
triệu chứng của ngộ độc thực phẩmgiúp giảm
thời gian điều trị và bệnh nhân sớm hồi phục
hơn.
1. Dấu hiệu ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm rất dễ được phát hiện ra, vì biểu hiện của
ngộ độc thường xảy ra sau khi ăn hay uống một thực phẩm
bị nhiễm độc thường là một vài giờ hoặc vài ngày sau đó.
Người bị ngộ độc thường có cảm giác buồn nôn và nôn
ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần
(phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao
trên 38oC.
Các triệu của ngộ độc thực phẩm thường rất nặng ở người
cao tuổi và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Trường hợp bệnh nhân bị
ngộ độc thực phẩm nôn và đi ngoài nhiều lần sẽ bị mất nước,
mất điện giải, trụy tim mạch rất dễ dẫn đến sốc nhiễm khuẩn
nếu nguyên nhân do vi khuẩn gây nên. Vì thế phải rất lưu ý
đến những dấu hiệu mất nước mà biểu hiện rõ nhất là nôn
nhiều trên 5 lần, đi ngoài phân lỏng trên 5 lần, sốt cao, khô
miệng, khô môi, mắt trũng, khát nước (cần lưu ý ở người già

hay bị mất nước nặng lại không kêu khát nước do tuổi cao
làm mất cảm giác khát); mạch nhanh, thở nhanh, mệt lả, có
thể co giật, nước tiểu ít, sẫm màu.
2. Xử lý nhanh khi bị ngộ độc thực phẩm
Xử lý nhanh và kịp thời với bệnh nhân bị ngộ độc là một
trong những điều quan trọng. Khi có dấu hiệu nghi ngờ một
người bị ngộ độc mà trong tình trạng còn tỉnh táo, người
phát hiện ra cần làm cho chất độc lẫn trong thức ăn bị đào
thải ra ngoài càng nhanh càng tốt. Cụ thể, bạn có thể dùng 2
ngón tay của chính bệnh nhân để ngoáy họng hay dùng một
thìa nhỏ hoặc tăm bông đưa vào gốc lưỡi gây phản xạ nôn.
Khi cho bệnh nhân nôn, cần để đầu bệnh nhân cúi thấp hơn
ngực, tránh bị sặc vào phổi. Trong trường hợp nếu biết chất
độc là dầu hỏa, xăng, hóa chất trừ sâu thì không gây nôn vì
gây nôn có thể sẽ làm bệnh nhân hít chất độc vào phổi hoặc
lên cơn co giật khi đang gây nôn.
Tại y tế cơ sở, nếu có điều kiện thì tiến hành rửa dạ dày càng
sớm càng tốt, chậm nhất là 4 – 6 giờ sau khi ăn phải thức ăn
có chất độc (không rửa dạ dày nếu bệnh nhân co giật, lơ
mơ). Sau đó nhanh chóng cho bệnh nhân uống than hoạt
(1g/kg cân nặng) đối với người lớn và 0,5g/kg cân nặng đối
với trẻ em (than hoạt tính có thể uống nhắc lại với liều như
vậy sau 3 – 4 giờ). Tiếp đó cho uống thuốc tẩy sunfat
magnesium hoặc sorbitol để tống chất độc còn lại trong ruột
và than hoạt qua đường phân.
Sau khi cấp cứu tại chỗ, nên chuyển bệnh nhân đến y tế
tuyến trên để được theo dõi và điều trị chuyên khoa. Trường
hợp đến muộn, cần gửi bệnh nhân đến khoa hồi sức cấp cứu
để xử trí. Có thể liên hệ với Trung tâm Chống độc Trung
ương để hỏi thông tin khi cần thiết.

BS. Vũ Ngọc Anh
Phòng ngừa ngộ độc
thực phẩm hiệu quả
Ngộ độc thực phẩm rất dễ xảy ra nếu bạn
không biết cách lựa chọn và bảo quản thực
phẩm đúng cách. Để phòng tránh ngộ độc thực
phẩm một cách hiệu quả, bạn nên lưu ý những
vấn đề sau đây:
1. Lựa chọn thực phẩm an toàn
Để chọn lựa được những loai thực phẩm tươi ngon, bạn nên
đi chợ vào buổi sáng, như thế thực phẩm sẽ tươi ngon hơn.
Việc chọn mà mua thực phẩm tươi sống, mua ở các cửa hàng
tin cậy, uy tín, đảm bảo chất lượng. Không nên mua các thực
phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, như thế không đảm bảo
được vấn đề an toàn thực phẩm.
2. Bảo quản thực phẩm thông minh
Thực phẩm sau khi mua về bạn nên chế biến và sử dụng
ngay, nếu bạn có nhu cầu dự trữ thì phải biết cách bảo quản
thực phẩm một cách thông minh, đúng cách như thế mới
đảm bảo được vệ sinh an toàn thực phẩm.
Với thực phẩm, bạn nên để riêng thực phẩm chín và thực
phẩm sống. Cụ thể: Thịt gia cầm, thịt gia súc chưa dùng
ngay, để trong tủ lạnh thì phải được cách ly hoàn toàn với
thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến (để trong hộp, bao ni lông
kín). Nếu bảo quản ở nhiệt độ 0-2oC, thịt gia súc sẽ giữ được
tối đa 3 ngày, thịt gia cầm (0-4oC) giữ được 5 ngày, thủy-
hải sản (3-5oC) không quá 2 ngày. Bạn nên cho thực phẩm
vào túi nilon, hoặc hộp có nắp đậy trước khi cho vào tủ lạnh.
Những loại thực phẩm này, bạn nên để ở dưới cùng ngăn bảo
quản lạnh, vì nếu có dịch chảy ra sẽ không làm ướt các thực

phẩm khác.
Với các loại rau, củ, quả bạn nên rửa sạch và cho vào túi ni
lon, hộp có nắp đậy để vào ngăn mát của tủ lạnh bảo quản ở
nhiệt độ (8-12oC) giữ trong vòng 2 ngày.
Thức ăn thừa hãy đun sôi diệt khuẩn, để nguội mới cất vào
tủ lạnh sớm trong vòng 2 giờ sau khi nấu. Trước khi ăn phải
hâm lại kỹ lưỡng ở nhiệt độ 70 – 100oC mới an toàn.
Dù tủ lạnh có thể giúp bạn bảo quản thực phẩm được lâu
hơn, nhưng bạn cũng không nên lưu lại thực phẩm thừa quá
lâu, vì vi khuẩn có thể phát triển hoặc sâu bọ có thể gây
nhiễm khuẩn vào thực phẩm.
3. Chế biến thực phẩm
Chế biến thực phẩm là một khâu quan trọng trong toàn bộ
quá trình nấu nướng, nếu bạn không chú ý, rất có thể mọi
người sẽ bị ngộ độc bởi chính thức ăn bạn nấu đấy. Vì thế,
để việc tạo ra các món ăn được an toàn, đảm bảo cho sức
khỏe, bạn nên:
Vệ sinh bàn tay trước khi chế biến. Rửa tay cẩn thận với xà
phòng và nước sạch, rồi lau khô trước khi chế biến.
Thực phẩm sống và chín nên sử dụng riêng loại thớt. Không
dùng những chén, đũa, dụng cụ… đã đựng thức ăn sống để
đựng thức ăn đã nấu chín. Vệ sinh dụng cụ trước và ngay sau
khi chế biến.
Nấu chín kỹ các loại thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm,
trứng và hải sản. Nấu kỹ, đun sôi và bảo đảm thực phẩm
được nấu kỹ, đúng cách. Không sử dụng dầu đã rán trước
đấy hoặc từ hôm trước để rán các loại thực phẩm.
Ngâm rau sống, hoa quả trước khi ăn vào nước vo gạo để
tránh và hạn chế các loại thuốc trừ sâu, hóa chất bảo quản,
trứng giun sán hoặc bạn cũng có thể sử dụng nước sạch trong

30 phút để làm loãng nồng độ hóa chất, sau đó rửa sạch dưới
vòi nước nhẹ nhiều lần. Rau xanh cần rửa sạch rồi mới thái
nhỏ tránh mất các dưỡng chất.
Nên ăn chín, uống chín, không dùng những món ăn có thịt cá
sống hoặc tái, gỏi, không ăn tiết canh.
Nên ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín xong.
Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn vì không đảm bảo
được quá trình nấu nướng và vệ sinh. Nếu có phải ăn ngoài,
bạn nên chọn ở những nơi đảm bảo vệ sinh môi trường, được
nấu chín và ăn nóng; thức ăn phải đựng ở bát, đĩa và dụng cụ
nấu ăn sạch sẽ.
Trong trường hợp nếu phát hiện sau ăn có dấu hiệu bất
thường (nôn, đau đầu, tiêu chảy. v.v) bạn nên tới các cơ sở y
tế gần nhất để được thăm khám và điều trị.
Dùng thảo dược chữa ngộ
độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm cần được xử trí nhanh nếu
không dẫn đến các biến chứng gây nguy hiểm
cho tính mạng con người. Cần sơ cứu, giúp
người bệnh nôn càng sớm càng tôt. Sau khi
nôn xong có thể dùng một số loại thảo dược từ
thiên nhiên để giảm tình trạng này.
Công dụng gừng và ngổ với ngộ độc thực phẩm
Khi bị ngộ độc thực phẩm, người bệnh thường có những
triệu chứng:
 Buồn nôn
 Tiêu chảy
 Choáng váng
 Có thể kèm theo tình trạng sốt
Những triệu chứng này thường không kéo dài quá 2 ngày,

nên một số trường hợp bị nhẹ có thể điều trị ở nhà. Bài thuốc
từ dân gian như bí đao, đậu xanh, đậu đen… có tác dụng làm
dịu dạ dày và giảm cảm giác khó chịu, buồn nôn trong cơ
thể.
Nếu tình trạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải các loại thức
ăn ôi thiu, không đảm bảo an toàn vệ sinh gây đau bụng và
buồn nôn có thể dùng phương thuốc như sau:
Rau ngổ 30g, bí đao 30g, 1/4 muỗng muối. Tất cả giã
nhuyễn, chắt lấy nước, uống 3 lần/ngày; đậu xanh, đậu đen:
1 thìa canh/loại, cỏ mần trầu, rau ngót, bí đao: 30g/loại. Tất
cả giã nhuyễn, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày; đậu xanh 30g,
nghiền mịn hòa với nước lọc để uống, giúp người bệnh nôn
hết thức ăn ra ngoài.
Ngoài ra sử dụng gừng để điều trị, có thể đun nước sôi với
vài lát gừng tươi hoặc pha 1 muỗng canh bột gừng với nước
nóng để uống cách nhau khoảng 3 – 4 giờ. Có thể cho bột
gừng vào soda để dễ uống hơn.
Hỗn hợp sữa chua húng quế: Cho 3 thìa sữa chua vào một
bát nhỏ, thêm một thìa canh húng quế thái nhỏ, 1/4 thìa cà
phê muối. Sau đó trộn đều hỗn hợp này lại với nhau, dùng 3
lần/ngày. Có thể uống sang ngày kế tiếp.
Giải độc khi trúng độc
1. Khi ăn phải cá độc
Dùng bài thuốc, lấy 40g lá tía tô nấu chung với 2 bát nước
còn khoảng 1 bát. Uống 2 lần/ngày cho đến khi không còn
cảm giác nôn mửa, tiêu chảy. Lấy 40g ngọn bí đao giã
nhuyễn lấy nước uống 3 lần/ngày. Đậu đen 100g nấu nhừ với
1 lít nước, uống thay nước để chữa ngộ độc và bù nước cho
bệnh nhân.
2. Ngộ độc hải sản

Bài thuốc bao gồm:
Gừng sống 15 – 20g, hành tây 15 – 20g nấu với 2 bát nước
còn khoảng 1 bát, uống lúc nóng, ngày 2 – 3 lần.
Ngoài ra, khi bị ngộ độc bệnh nhân nôn nhiều dễ dẫn đến
tình trạng mất nước, kiệt sức. Vì thế khi chăm sóc bệnh
nhân, nên cho người bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu
hóa như súp hoặc cháo…
Nước uống thành những ngụm nhỏ, tránh đồ uống có cồn, cà
phê. Không uống nước tăng lực vì sẽ làm cho tiêu chảy trở
nên nặng hơn. Người bệnh có thể bắt đầu trở lại ăn uống
bình thường khi không còn cảm giác buồn nôn.
Thức ăn không nên ăn món nhiều dầu mỡ, các loại thuốc
chống tiêu chảy để điều trị ngộ độc thực phẩm vì nó sẽ làm
cho tình trạng ngộ độc trở nên nặng hơn.
Lưu ý: Nếu sau 2 ngày mà việc điều trị bằng thảo mộc
không giảm bớt được cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần
nhất để được điều trị. Nếu xuất hiện các triệu chứng như co
giật, tím tái người, chảy nước bọt nhiều, vã mồ hôi, chân tay
co cứng… thì nhanh chóng đưa đi cấp cứu ngay.
Sưu tầm.

×