Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

hệ thống điện động cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 75 trang )

ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 1-1


ĐIỆN ĐỘNG CƠ

MỤC LỤC

NỘI DUNG
1 Giới thiệu chung
2 Kiến thức cơ bản về điện
3 Hệ thống khởi động
4 Hệ thống nạp (Máy phát điện xoay chiều và bộ tiết chế)
5 Hệ thống xông máy



LỜI NÓI ĐẦU

Sách hướng dẫn này gồm những thông tin quan trọng về cấu tạo, nguyên lý làm việc, trình tự kiểm tra, điều
chỉnh, những lưu ý quan trọng về tháo, lắp và trình tự xử lý trục trặc đối với các bộ phận trong hệ thống điện
động cơ.
Nội dung cuốn sách này được sắp xếp để cung cấp cho người đọc những thông tin bổ ích và dễ hiểu.


ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 1-2




Trong cuốn sách này, những ký hiệu sau được dùng để chỉ thao tác sửa chữa trong các hình minh họa:



















SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-1





PHẦN 2

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ĐIỆN

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-2


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN (A)
ĐIỆN LÀ GÌ?
1. ĐƠN VỊ ĐO VÀ KÝ HIỆU.
(1) Đơn vò đo
Điện áp [V] Công suất [PS,HP]
Dòng điện [A] Lực [N]
Điện trở [Ω] Điện dung [F]
Tần số [Hz] Điện lượng [Ah]
Tốc độ [v/p] Công suất điện [W]

(2) Biến đổi

1V = 1000 mV 1A = 1000 mA 1kΩ = 1000 mΩ

(3) Ký hiệu



























SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HEÄ THOÁNG ÑIEÄN ÑOÄNG CÔ 2-3

ISUZU - HEÄ THOÁNG ÑIEÄN ÑOÄNG CÔ 2-3


SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-4

2. ĐIỆN LÀ GÌ?
Như đã biết, nước có xu hướng chảy từ mức cao hơn (A)
xuống mức thấp hơn (B).
Khi mức nước ở 2 điểm khác nhau không cân bằng, sự
chênh lệch này được gọi là “chênh lệch mức nước”.
Khi nối 1 ống giữa bình A và bình B, nước chảy từ A sang
B vì có sự chênh lệch mức nước.

























Ơ3

3. ĐIỆN TRỞ
Một lực làm cản dòng điện được gọi là điện trở. Cũng
giống như nước chảy qua ống gặp nhiều mức cản khác
nhau tuỳ thuộc vào đường kính, chiều dài và độ trơn của
thành ống, 1 vật dẫn điện lớn hơn thì sẽ cho dòng điện
lớn hơn đi qua và vật dẫn điện dài hơn thì chỉ cho được

dòng điện nhỏ hơn qua. Vì vậy, vật dẫn có điện trở nhỏ
hơn thì sẽ cho dòng điện lớn hơn đi qua. Ngược lại, điện
trở lớn hơn sẽ cho dòng điện nhỏ hơn đi qua. Điện trở có
đơn vò là ôm (Ω)
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-5













(1) Chất dẫn điện và chất cách điện
Vật liệu có thể chia ra thành các nhóm theo tính dẫn điện như sau:
Chất dẫn điện: Cho phép dòng điện đi qua tốt hơn (hoặc có điện trở nhỏ hơn)
Chất cách điện: Không cho phép dòng điện đi qua (hoặc có điện trở lớn hơn)
Chất bán dẫn: Tính dẫn điện có thể thay đổi tùy thuộc các điều kiện khác nhau.

(2) Chất dẫn điện
1- Điện trở suất ρ
Điện trở suất thay đổi theo vật liệu.
Bạc Đồng đỏ Đồng thau Nhôm Sắt
Tính dẫn điện cao Tính dẫn điện thấp

Đắt Rẻ
Đồng đỏ được dùng cho dây dẫn điện ô tô vì lý do giá cả và tính năng sử dụng.


2- Nhiệt độ và điện trở của chất dẫn điện
Giá trò điện trở phụ thuộc vào nhiệt độ chất dẫn điện.
Nhiệt độ chất dẫn điện thấp hơn sẽ làm giảm điện trở.
Nhiệt độ chất dẫn điện cao hơn sẽ làm tăng điện trở.
Khi cấp điện cho 1 bóng đèn sẽ làm nóng sợi tóc và
làm tăng điện trở



Đặc tính nhiệt độ của kim loại
3- Điện trở tiếp xúc
Nếu 1 công tắc được đặt ở tiếp điểm làm việc lâu
dài (xem hình 1-17) thì dòng điện đi qua đó đến
một mức độ nào đó sẽ giảm do điện trở tạo ra tại vò
trí này. Điện trở này được gọi là điện trở tiếp xúc.
Quan hệ sau đây sẽ liên quan tới điện trở này:
Diện tích tiếp xúc lớn điện trở tiếp xúc nhỏ
p suất tiếp xúc lớn điện trở tiếp xúc nhỏ Điện trở tiếp xúc
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-6

Làm nhẵn bề mặt tiếp xúc sẽ giúp làm giảm điện trở tiếp xúc. Điện trở tiếp xúc cũng có thể được
thấy trên các các chỗ tiếp xúc của giắc nối, cầu chì rơ le.
Việc hàn các điểm tiếp xúc, dùng các vòng đệm để xiết các chỗ nối, mạ hoặc làm vệ sinh chỗ nối
cũng giúp cho việc giảm điện trở tiếp xúc.


(3) Chất cách điện
1- Chất khí: Chủ yếu là khí thiên nhiên.
Nó có điện áp cách điện là 1000 V ở khoảng cách 1 mm duy trì ở nhiệt độ trong phòng. Khả
năng cách điện của không khí tăng lên khi áp suất khí quyển cao hơn.

2- Chất lỏng: Chủ yếu là dầu.
Nước nguyên chất là 1 chất cách điện, nhưng nó thường chứa tạp chất, do đó nước cho phép
dòng điện đi qua

3- Chất rắn: Nhiều vật liệu được sử dụng tùy thuộc vào đặc điểm của chúng.
Mica : là điện trở chòu được nhiệt và ma sát trong mô tơ (cách điện ở cổ góp)
Sứ : là điện trở chòu được nhiệt độ cao Làm bu gi.
Thủy tinh : Tạo độ trong suốt Làm bóng đèn
Nhựa: Cho phép dễ chế tạo hoặc tạo màu Làm giắc nối và những chi tiết khác
Nhựa vinyl: Mềm và dễ nhuộm màu Làm dây điện và băng keo
Gỗ, giấy và vải: Dễ gia công và rẻ tiền Làm các chi tiết như rơ le.

(4) Chất bán dẫn
Chất bán dẫn làm việc vừa là chất dẫn điện, vừa là chất cách điện tùy thuộc vào nhiệt độ và điện áp.
Quan hệ giữa nhiệt độ và điện trở trên là ngược lại so với chất dẫn điện.

Nhiệt độ chất bán dẫn thấp hơn sẽ làm tăng điện trở.
Nhiệt độ chất bán dẫn cao hơn sẽ làm giảm điện trở.






Đặc tính nhiệt độ chất bán dẫn


Vì chất bán dẫn được sử dụng rộng rãi trong việc chế tạo đi ốt và transistor, nên việc mô tả chi tiết về chất
bán dẫn sẽ được cung cấp trong phần sau của sách này.
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-7

Đònh luật Ôm
Quan hệ sau đây tồn tại giữa điện áp, dòng điện và điện trở
trong mạch điện thể hiện ở hình 3-1. Cường độ dòng điện đi
qua 1 mạch điện tỷ lệ thuận với điện áp trên mạch đó và tỷ
lệ nghòch với độ lớn của điện trở có trong mạch điện. Quan hệ
này được gọi là đònh luật Ôm. Nó được biểu thò bằng công
thức như sau:
E = I x R ← Khi biểu thò bằng ký hiệu
(V) (A) (Ω) ← Khi biểu thò bằng đơn vò
Điện áp Cường độ Điện trở

Điện áp (E) được thể hiện ở phía trên trong hình bên phải, vì
nó có chức năng như là lực ban đầu của dòng điện (xem hình
3-2). Vò trí của cường độ dòng điện (I) và điện trở (R) có thể
được thay đổi

Cần nhớ quan hệ:
E = I x R

Khi xác đònh dòng Hình 3-2
điện, công thức trên
có thể thay đổi:
E Điện áp
I= Cường độ =

R Điện trở





Những mô tả trên có thể được tóm tắt như sau: Cường độ dòng điện đi qua 1 mạch điện sẽ nhỏ hơn khi có
điện trở lớn và sẽ lớn hơn khi điện áp lớn.
E Điện áp
R = Điện trở =
I Cường độ








SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-8

NỐI ĐIỆN TRỞ

Việc nối điện trở có thể được làm theo 3 cách sau:
+ Mắc nối tiếp
+ Mắc song song
+ Mắc hỗn hợp (nối tiếp/song song)

(1) Mắc nối tiếp

1) Mắc nối tiếp là mắc điện trở nối tiếp nhau theo 1 hàng.
2) Khi điện trở được mắc nối tiếp, thì điện trở tổng bằng tổng giá trò điện trở của từng điện trở.
3) Khi mỗi điện trở được mắc nối tiếp, thì điện trở tổng bằng tổng giá trò điện trở của từng điện trở.






Điện trở tổng R
0
= R
1
+ R
2
+ R
3
= 2 + 3 + 4 = 9 (Ω)

Mắc nối tiếp
Nếu lực cản tăng lên, dòng nước trong bình sẽ bò hạn chế và cản trở dòng nước chảy làm tăng sức cản
chung.







(2) Mắc song song

1) Mắc song song là mắc chung các đầu của điện trở.
2) Khi mỗi điện trở được mắc song song , thì điện trở tương đương sẽ nhỏ hơn bất kỳ điện trở riêng nào
trong mạch.
3) Khi 2 hoặc nhiều điện trở có cùng giá trò được mắc song song, thì điện trở tương đương sẽ bằng giá trò
của 1 điện trở chia cho số điện trở được mắc trong mạch.
4) Điện trở tương đương của các điện trở được mắc song song bằng nghòch đảo của tổng nghòch đảo các
điện trở.

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-9

Ví dụ











Mắc song song

Mắc song song sẽ làm cho dòng nước chảy dễ dàng,
bằng cách đó sẽ làm giảm lực cản chung (xem hình)




Lực cản dòng nước (mắc song song)
3-6 Sụt áp
Điện trở xuất hiện giữa cầu chì và giá đỡ, các tiếp điểm ở công tắc hoặc ở chỗ tiếp xúc ở giắc cắm là vô ích.
Dưới đây sẽ mô tả tại sao chúng lại vô ích và lãng phí.








Sụt áp (Điện trở tiếp xúc)

Khi bình điện được sử dụng cho đèn, nếu điện áp bình điện
không bò tổn thất, thì dòng điện qua đèn sẽ lớn và đèn sẽ
sáng hơn so với khi bò tổn thất điện áp trên đường đi. Tuy
nhiên, trên thực tế điện áp tác động tới bóng đèn bò sụt áp
bởi điện trở tiếp xúc ở cầu chì và giá đỡ (hình 3-14). Hiện
tượng này gọi là sụt áp do điện trở tiếp xúc và gây lãng phí
công suất tương ứng với việc sụt áp.
Ở hình 3-15, khi dòng điện được đi từ điểm (a) tới điểm (b),
xảy ra sụt áp được tính E
1
(=I x R
1
). Cũng như vậy, khi dòng
điện được đi từ điểm (b) tới điểm (c), xảy ra sụt áp được tính
E
2

(=I x R
2
).

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-10

4. CÁC LOẠI DÒNG ĐIỆN

Dòng điện có nhiều loại, nhưng ôtô sử dụng dòng điện 1 chiều (DC) và xung điện.

(1) Dòng điện 1 chiều (DC - Direct Current)
Dòng điện 1 chiều (DC) là dòng điện mà chiều và độ lớn
không đổi theo thời gian. Bình điện ô tô và pin dùng loại dòng
điện này.



Hình 1-3 Dòng điện một chiều
(2) Dòng điện xoay chiều (AC - Alternating Current)
AC là dòng điện mà chiều và độ lớn thay đổi theo thời gian.
Điện sử dụng cho sinh hoạt ở nhà là loại điện này. Số chu kỳ
lặp lại trong 1 giây được gọi là tần số.
(Tần số của mạng điện hiện nay là 50 Hz hoặc 60 Hz)



Hình 1-4 Dòng điện xoay chiều

(3) Dòng điện xung

Là loại dòng điện mà độ lớn của nó phụ thuộc vào thời gian nhưng chiều vẫn giữ cùng chiều










Dòng điện xung Dòng điện 1 chiều thực tế




SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-11

5. DÒNG ĐIỆN 1 CHIỀU
Tụ điện
Nếu có nguồn điện được nối vào 2 tấm cách điện A và B,
thì tấm (+) và (-) sẽ được hút vào nhau Việc này cho
phép lưu điện sau khi đã tắt nguồn. Lượng điện được lưu
gọi là dung lượng tónh điện. Đơn vò là Fara (ký hiệu là F).



Bình điện
Bình điện có khả năng chứa điện ở dạng hóa năng và

cung cấp điện năng khi cần thiết.








6. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
Dòng điện hình sin và tần số
Dạng dao động của dòng điện xoay chiều do mámy phát
điện xoay chiều tạo ra gần giống dạng hình sin và được
gọi là sức điện động hình sin. Ngoài ra, số dao động
hình sin trong 1 giây được gọi là tần số (Hz).





Dòng điện xoay chiều 3 pha
Khi 3 cuộn dây cùng số vòng dây được lắp trên 1 đường
tròn cách nhau 120
0

được quay thì sẽ tạo ra 3 dòng điện
xoay chiều và được gọi là dòng điện xoay chiều 3 pha.








SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-12

7. TỪ TRƯỜNG
Nam châm tồn tại trong tự nhiên, nó cũng có thể được làm ra bằng phương pháp nhân tạo nhờ dùng dòng
điện. Đặc điểm duy nhất đối với nam châm có thể được giải thích bằng cách dùng các đường ảo gọi là các
đường sức từ. Đường sức từ tồn tại trong không gian có nam châm hoặc dòng điện. Phạm vi tồn tại đường
sức từ gọi là từ trường.

1. Đặc điểm của nam châm
Các khoáng sản nhất đònh (chẳng hạn như sắt từ) có
đặc điểm hút các mạt sắt hoặc được hút bởi các mạt sắt
Đặc điểm này được gọi là hiện tượng từ tính và những
vật có hiện tượng từ tính được gọi là nam châm.

(1) Nam châm nào cũng đều có cực từ
Cực từ là nơi có hiện tượng từ tính mạnh nhất. Cực
từ gồm có cực nam (S) và cực bắc (N).

(2) Cực từ tạo ra các đường sức từ
Các đường sức từ là các đường ảo có hiện tượng từ
tính và phát ra từ các cực từ. Các bó đường sức từ
được gọi là từ thông.

Đường sức từ có các đặc tính sau:
1. Đường sức từ đi ra ở cực bắc (N) và đi vào ở cực

nam (S).
2. Cường độ cực từ tỷ lệ thuận với số đường sức từ
phát ra từ đó.
3. Lực từ mạnh hơn ở nơi có số đường sức từ xuất
hiện lớn hơn.
4. Đường sức từ có lực căng giống như dây cao su.


(3) Cực cùng dấu thì hút nhau, cực trái dấu thì đẩy nhau
(xem hình).
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-13

(4) Khi để kim la bàn ở trạng thái tự do, thì cực N quay
về phía bắc và cực S quay về phía nam (xem hình).









(5) Hút các mẩu sắt (cảm ứng từ)
S xuất hiện ở phần của một mẩu sắt gần nhất đối
với 1 nam châm và N xuất hiện ở phần xa nhất đối
với nam châm đó. (xem hình).
Nhôm, đồng, chì không phải là vật liệu từ. Do đó,
chúng không hút sắt.

Cảm ứng từ

2. Nam châm vónh cửu

Khi hiện tượng từ tính tác động lên 1 loại vật liệu, vật liệu đó trở thành nam châm ngay cả sau khi ngừng tác
động hiện tượng từ tính. Nó được gọi là hiện tượng từ dư và những vật liệu lưu lại từ dư mạch được gọi là nam
châm vónh cửu.
* Vật liệu lưu từ dư yếu → silic và sắt non
* Vật liệu lưu từ dư mạnh → thép vonfram và thép cô ban
Ô tô thường dùng nam châm vónh cửu loại nhỏ trên đồng hồ tốc độ và am pe kế.

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-14

Lõi sắt
Sự tồn tại của đường sức từ thay đổi tùy thuộc vào vật liệu.
Lõi sắt dùng trong các loại rơ le để tăng lực hút của rơ le
vì sắt có khả năng nhiễm từ lớn hơn các vật liệu khác.







Từ dư
Ở điều kiện bình thường, sắt không nhiễm từ, nhưng nếu
đặt trong từ trường nó sẽ được từ hóa. Tuy nhiên, khi
không còn từ trường bên ngoài tác động thì phân tử sắt sẽ
trở về điều kiện bình thường,ø làm cho sắt mất khả năng

nhiễm từ và được gọi là nam châm tạm thời.
Nam châm giữ từ lực trong thời gian dài với cách bố trí
phân tử sắt không thay đổi ngay cả khi từ lực bên ngoài
không còn được gọi là nam châm vónh cửu, loại nam châm
này được xác đònh bằng từ dư.


8. TỪ LỰC ĐƯC TẠO RA NHỜ DÒNG ĐIỆN

Qui tắc vặn nút chai.
Nếu đặt 1 kim nam châm vào trong từ trường này thì có
thể biết được chiều của từ trường. Tương tự nếu để cái vặn
nút chai tònh tiến theo chiều dòng điện, thì chiều của từ
trường là chiều vặn nút chai. Nó được gọi là qui tắc vặn nút
chai.


Quy tắc bàn tay phải
Cuộn dây quấn thường thấy trong hầu hết các thiết bò điện
dùng từ trường. Từ trường tạo ra trong cuộn dây quấn theo
chiều như sau.
Khi ta hướng 4 ngón tay của bàn tay phải theo chiều cuộn
dây, chiều ngón tay cái là chiều của đường sức từ xuyên
qua cuộn dây (đầu của cuộn dây do ngón tay cái chỉ tới là
cực N)
Nó được gọi là qui tắc bàn tay phải.
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-15

Sức từ động.














Hình 5-7 Lực điện từ

Cho dòng điện qua cuộn dây sẽ phát sinh từ lực như
đã mô tả trong qui tắc bàn tay phải. Tích số của số
vòng dây quấn (N) và dòng điện qua cuộn dây (I)
được gọi là sức từ động (đơn vò tính là AT hoặc
ampe vòng) xem hình 5-7.
Khi sử dụng các cuộn dây giống nhau về kích thước,
cường độ của sức từ động (F) ảnh hưởng trực tiếp
bởi cường độ dòng điện và số vòng dây quấn.
F ~ N x I ……………….(đơn vò tính AT)
( ~ là ký hiệu thể hiện mối liên hệ tỉ lệ thuận)



Sức từ động kết hợp


L1 và L2 trong hình 5-8 sinh ra 2 sức từ động cùng chiều. Dùng qui tắc bàn tay phải, ta có thể xác đònh cực
N hình thành ở phía bên trái. Trong trường hợp này, cả 2 sức từ động ở mỗi cuộn kết hợp với nhau như là 1
sức từ động kết hợp.
Hình 5-9 với cách bố trí khác, chiều của các sức từ động L1 và L2 ngược nhau. Trong trường hợp này, sự
khác nhau giữa các sức từ động ở mỗi cuộn dây tạo ra 1 sức từ động kết hợp. Nếu cường độ sức từ động của
cả 2 cuộn dây giống nhau thì sức từ động kết hợp bằng 0 và lõi sắt không bò nhiễm từ khi có dòng điện đi
qua.
Loại dây quấn như loại có sức từ động của mỗi cuộn cùng chiều nhau gọi là quấn kết hợp. Với loại dùng sức
từ động của mỗi cuộn cùng chiều nhau gọi là quấn triệt tiêu. Loại sức từ động kết hợp này thường được dùng
trên công tắc khởi động từ.












Sức từ động kết hợp (quấn kết hợp) Sức từ động kết hợp (quấn triệt tiêu)

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-16

Nam châm điện

Ta có thể tạo ra 1 nam châm điện cực mạnh bằng cách đặt 1 lõi thép vào bên trong cuộn dây (cho phép dễ

dàng nhiễm từ).
Nó khác với nam châm vónh cửu là từ trường sẽ mất đi khi ta ngắt dòng điện. Cực từ trên loại nam châm này
được quyết đònh bởi chiều dòng điện đi qua cuộn dây.












Nam châm điện

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-17

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ ỨNG DỤNG
CỦA DÒNG ĐIỆN

1. BA TÁC ĐỘNG CỦA DÒNG ĐIỆN
Hệ thống điện trên ô tô ứng dụng 3 tác động của dòng
điện:
1. Tác động nhiệt.
2. Tác động hóa học.
3. Tác động từ.


2. TÁC ĐỘNG NHIỆT CỦA DÒNG ĐIỆN
Đònh luật Jun về tác động nhiệt của dòng điện.
Đònh luật Jun: Khi dòng điện đi qua vật dẫn điện, thì nhiệt
sinh ra tỷ lệ thuận với điện trở vật dẫn điện và bình phương
dòng điện chạy qua vật dẫn điện đó trong một đơn vò thời
gian.

Khả năng dẫn điện của dây dẫn
Hầu hết dây dẫn điện dùng trên ô tô đều được bọc nhựa do
sức chòu nhiệt, giới hạn nhiệt độ cho phép lớn nhất tới 60
0
C.
Trong 1 dây điện, nhiệt độ tăng lên tới khi nhiệt sinh ra cân
bằng với nhiệt tỏa ra. Dây dẫn càng nhỏ, điện trở càng lớn và
sinh nhiệt càng nhiều.











Ngắn mạch
Ngắn mạch nghóa là 2 đầu nối hoặc 2 giắc của vật tiêu thụ
điện được nối trực tiếp bằng dây dẫn có điện trở rất nhỏ vào
nguồn điện.

Việc này gây ra dòng điện lớn đi qua mạch điện và có thể
gây ra cháy. Để tránh hiện tượng này cần dùng cầu chì.



SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-18

Cầu chì
Khi một mạch điện bò quá tải hoặc dòng điện chạy qua 1
mạch điện vượt quá giới hạn cho phép lớn nhất, thì cầu chì sẽ
nổ và ngắt mạch điện.





Công suất bóng đèn
Công suất bóng đèn được thể hiện bằng lượng điện tiêu thụ
(Wat –W) khi mắc bóng đèn vào điện áp đònh mức.
Theo đó, dòng điện qua bóng đèn khi điện áp đònh mức được
đặt vào bóng đèn được tính theo công thức sau:
P
I =
E
Trong đó: - P: Công suất bóng đèn
- E: Điện áp đònh mức.


Sợi nung

Khi dòng điện đặt vào vật dẫn điện chòu nhiệt có điện trở
lớn, thì vật dẫn điện sẽ sinh nhiệt.
Đồng hồ điện loại lưỡng kim sử dụng nguyên lý này.





3. TÁC ĐỘNG HÓA HỌC CỦA DÒNG ĐIỆN
Phóng điện
(c quy nạp và phóng điện)
Khi tải được nối với các tấm cực dương (đi ôxýt chì) và với
các tấm cực âm (chì xốp) ngâm trong chất điện phân (dung
dòch axít sunfuric loãng), thì các bản cực dương và âm tác
dụng với axít sunfuric làm chúng biến thành sunfat chì.
Kết quả là, nước được tạo ra và sinh ra dòng điện. Ngược lại,
khi dòng điện 1 chiều (DC) tác động vào các tấm cực dương
và cực âm, axít sunfuric được sinh ra với nước trong dung
dòch điện phân, các tấm cực dương và cực âm lại trờ thành
đi ôxýt chì và chì xốp, đây là quá trình nạp điện.


SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-19

Nạp điện















4. TÁC ĐỘNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN
4.1 NGUYÊN LÝ TẠO SỨC TỪ ĐỘNG

Quy tắc bàn tay trái Fleming
Khi 1 dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ
trường và vuông góc với chiều từ trường, thì sẽ có 1 lực tác
động vào dây dẫn làm nó di chuyển.
Quan hệ giữa chiều của lực được sinh ra, dòng điện và từ
trường được thể hiện bằng quy tắc bàn tay trái Fleming.
Khi 1 dòng điện qua dây dẫn theo hướng mũi tên, dây dẫn A
di chuyển xuống và dây dẫn B đi lên. Do đó, các dây dẫn có
thể quay liên tục theo chiều mũi tên bằng cách dùng cổ góp
để duy trì chiều của dòng điện ở cực N và S theo chiều đã
đònh trước. Máy khởi động sử dụng nguyên lý làm việc này.











SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-20

Nguyên lý cấu tạo
Cuộn dây kích từ được mắc nối tiếp với cuộn dây phần ứng
và loại mô tơ khởi động này là “loại cuộn dây nối tiếp 1
chiều.”.
Mô tơ loại nối tiếp có đặc điểm là mô men khởi động cao.
Phần ứng gồm nhiều cuộn dây được nối với cổ góp và quay
trong lõi từ.
Chổi than được giữ tiếp xúc với mặt cổ góp nhờ lò xo. Một
trong những chổi than được nối với cực (+) bình điện, còn
chổi than kia được nối với cuộn dây kích từ.
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 2-21



















5. ĐIỀU KHIỂN SỨC ĐIỆN ĐỘNG
Trường hợp máy phát điện 1 chiều
Nếu đầøu ra máy phát điện được nối trực tiếp vào bình điện, đèn
hoặc các phụ tải điện khác, thì bình điện nạp quá dòng, bóng
đèn bò cháy hoặc những truc trặc khác sẽ xảy ra khi tốc độ máy
phát điện tăng lên. Vì lý do này, mạch điện máy phát cần 1 thiết
bò điện để điều tiết điện áp ra ở mức ổn đònh ngay cả khi tăng
tốc độ máy phát.
Thiết bò ổn đònh điện áp này được gọi là “Tiết chế”.
Tiết chế loại tiếp điểm “rung” được sử dụng nhiều do tính năng và
tính độc lập của nó, tuy nhiên, tiết chế loại “tónh” như tiết chế
dùng transistor và IC hiện nay được dùng rộng rãi do sử dụng
công nghệ bán dẫn.
Trường hợp máy phát điện xoay chiều
Nói chung, máy phát điện 1 chiều cần 1 bộ tiết chế điện áp, rơ le
cắt và bộ giới hạn dòng điện, trong khi máy phát điện xoay chiều
không cần rơ le cắt (dùng đi ốt chỉnh lưu để nắn dòng nhằm
ngăn dòng điện ngược) hoặc bộ giới hạn dòng điện (cuộn dây
stator tự điều khiển dòng ra) mà chỉ cần 1 tiết chế điện áp.
Khi tốc độ của phần ứng hoặc rô to tăng lên, lực hút của cuộn
dây điện áp tăng lên làm tiếp điểm mở ra và điện trở được nối
tiếp với cuộn kích từ (cuộn dây rô to trong trường hợp máy phát
xoay chiều). Kết quả là, dòng điện giảm làm giảm điện áp ra. Khi

điện áp ra thấp tới giá trò đònh trước thì lực hút của cuộn dây điện
áp bò yếu đi làm tiếp điểm đóng, dòng điện trong cuộn kích từ
tăng trở lại (cuộn dây rô to trong máy phát xoay chiều) làm điện
áp ra tăng lên. Điện áp được giữ không đổi do lặp lại những hoạt
động trên.

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HEÄ THOÁNG ÑIEÄN ÑOÄNG CÔ 3-1





PHAÀN 3

HEÄ THOÁNG KHÔÛI ÑOÄNG
SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM
ISUZU - HỆ THỐNG ĐIỆN ĐỘNG CƠ 3-2

GIỚI THIỆU


















Do động cơ không thể tự khởi động, vì vậy, cần 1 thiết bò quay trục khuỷu để làm piston chuyển động tònh
tiến lúc khởi động. Hệ thống phụ này được coi là hệ thống khởi động gồm: 1 mô tơ khởi động, bình điện, rơ
le khởi động, công tắc khởi động v.v. Phần chính là mô tơ khởi động. Máy khởi động là mô tơ điện 1 chiều
làm việc nhờ bình điện để truyền mô men kéo từ mô tơ tới động cơ.
Mô tơ khởi động là mô tơ công suất cao loại nối tiếp và khác với mô tơ điện thông thường ở chỗ nó được chế
tạo rất gọn, công suất rất lớn và làm việc trong thời gian cực ngắn (30 giây)

CÁC LOẠI MÁY KHỞI ĐỘNG
Mô tơ khởi động có thể được phân loại thành các loại sau theo cơ cấu truyền mô men:
1. Loại dẫn động bằng quán tính
Bánh răng được lắp vào trục phần ứng có các rãnh xoắn
ốc. Trong loại này, vì quán tính quay của bánh răng tạo ra
sự chênh lệch tốc độ quay của bánh răng và trục rô to
(phần ứng), nên bánh răng trượt trên rãnh xoắn ốc và lao
vào ăn khớp với vành răng.




2. Loại gạt bằng lực điện từ
Ở loại máy khởi động loại gạt bằng lực điện từ, cần gạt
được hoạt động nhờ lực điện từ để gạt bánh răng vào ăn
khớp với vành răng bánh đà, loại này hầu hết được dùng

trên động cơ ô tô. Động cơ ISUZU dùng loại máy khởi
động loại gạt bằng lực điện từ.
Ở phần sau sẽ giới thiệu cấu tạo và hoạt động của máy
khởi động loại gạt bằng lực điện từ.

SHARE BY WWW.OTO-HUI.COM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×