Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Phân tích nhân tố bằng SPSS kèm bảng câu hỏi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 114 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH






TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG




Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Huỳnh Nhựt Phương Nguyễn Thị Thuỳ Trang
MSSV: 4104112
Lớp: Kinh tế học
Khóa: 36





Cần Thơ, 02/2013
i



LỜI CẢM TẠ





Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Quý Thầy, Cô trường Đại học Cần
Thơ đã tận tình giảng dạy, cung cấp nhiều kiến thức quý báu trong thời gian đào tạo
tại trường.
Em chân thành cảm ơn Cô Huỳnh Nhựt Phương – giảng viên Khoa Kinh tế -
QTKD, Cô đã tận tình hướng dẫn em thực hiện hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp
này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban quản lý các khu chế xuất và công nghiệp
Cần Thơ đã hỗ trợ và giúp đỡ em trong thời gian thu thập số liệu vừa qua.
Đồng thời, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã khích lệ và ủng hộ em trong suốt quá
trình nghiên cứu đề tài
Cuối cùng, em xin chúc Quý Thầy, Cô Khoa Kinh tế - QTKD, Quý Thầy, Cô trường
Đại học Cần Thơ thật nhiều sức khoẻ và gặt hái được nhiều thành công trong công
việc.




Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện







Nguyễn Thị Thuỳ Trang
















ii



LỜI CAM ĐOAN


Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu
khoa học nào.



Ngày …. tháng …. năm …
Sinh viên thực hiện






Nguyễn Thị Thuỳ Trang





























iii



NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP


















Ngày …. tháng …. năm …
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)























iv

BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Họ và tên người nhận xét:…………………………………….…Học vị:………
 Chuyên ngành:……………………………………………………………………
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ hướng dẫn
 Cơ quan công tác: ……………………………………………………………….
 Tên sinh viên: ……………………………………………MSSV………………

 Lớp: ……………………………………………………………………………
 Tên đề tài: ……………………………………………………………………….
 Cơ sở đào tạo: ……………………………………………………………………
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
chỉnh sửa,…)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng ….Năm 201…
NGƯỜI NHẬN XÉT



v


BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
 Họ và tên người nhận xét:…………………………………….…Học vị:………
 Chuyên ngành:……………………………………………………………………
 Nhiệm vụ trong Hội đồng: Cán bộ phản biện
 Cơ quan công tác: …………………………………………………………
 Tên sinh viên: ……………………………………………MSSV………………
 Lớp: ……………………………………………………………………………
 Tên đề tài: ……………………………………………………………………….
 Cơ sở đào tạo: …………………………………………………………………
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
2. Hình thức trình bày:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
5. Nội dung và kết quả đạt được (Theo mục tiêu nghiên cứu)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
6. Kết luận (Ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu
chỉnh sửa,…)
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày … tháng …. Năm 201…

NGƯỜI NHẬN XÉT




vi

MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………………………………… 1
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu………………………………………………… 1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn………………………………….……….…2
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU………………….………………………………4
1.2.1 Mục tiêu chung…… ……………………………………………… ……4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………….………4
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………………………………………….…… 4
1.3.1 Không gian ……………………………………………………… …… 4
1.3.2 Thời gian………………………………………………………… …….…4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu……………………………………….…… …… 4
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU……… 5
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN…………………………….….5
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN…………………………………………………… 7
2.1.1 Một số khái niệm…………………………………………… ……………7
2.1.2 Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá và tính tất yếu của việc hình thành khu
công nghiệp…………………………………………… ………………….8
2.1.3 Điều kiện để thành lập, mở rộng khu công nghiệp…………………….11

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU…………………… ………………… 11
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu………………………………………… 11
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu…………….……………………… ….12
2.2.3 Mô hình nghiên cứu…………………………………………………… 15
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÙNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ
NÓC
3.1 TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC…………………… …18
3.1.1 Vị trí địa lý Khu công nghiệp Trà Nóc……………………………………18
3.1.2 Các giai đoạn phát triển Khu công nghiệp Trà Nóc…………………… 21
vii

3.2 TÁC ĐỘNG XÃ HỘI VÙNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC…23
3.2.1 Tác động tới thu nhập - việc làm và nghề nghiệp……………………… 23
3.2.2 Tác động tới cơ hội tiêu dùng các dịch vụ công………………………… 29
3.2.3 Tác động tới môi trường và sức khỏe………………………………….….34
3.2.4 Tác động tới trật tự - an toàn xã hội………………………………………40
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 THÔNG TIN CHUNG ………………………………………………………44
4.2 PHÂN TÍCH NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC
ĐẾN SỰ THAY ĐỔI CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN
CƯ ĐỊA PHƯƠNG…………….…………………… ……… 48
4.2.1 Kiểm định chất lượng của thang đo… …………….…………………….48
4.2.2 Kết quả phân tích các nhân tố tác động……………………… ……… 50
4.2.3 Phân tích các nhân tố tác động chính…………………………………… 57
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP………………………………….………… 63
5.2 GIẢI PHÁP………………………………………………………… ………64

5.2.1 Chính quyền địa phương ………………………………………………….64
5.2.2 Môi trường và sức khoẻ ……………………………………………………65
5.2.3 Việc làm và thu nhập …………… …………………….………………….66
5.2.4 Dịch vụ tiện ích công… ………………….…………….…………………68
5.2.5 Tình hình văn hoá – xã hội………………… …………………………….69
5.2.6 Đất đai – nhà ở………………………………………………………………70
5.2.7 Cơ sở hạ tầng…………….………………………………………………….70
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN…………………………………………………………………….72
6.1.1 Các tác động tiêu cực nhìn từ góc độ nhóm lợi ích………………………72
6.1.2 Các tác động tiêu cực nhìn từ góc độ thất bại thị trường…………… …75
6.2 KIẾN NGHỊ……………………………………………………………………76
6.2.1 Cần chấp nhận đánh đổi giữa hai mục đích sử dụng đất………………76
viii

6.2.2 Giảm thiểu việc mất đất nông nghiệp vô ích và giúp nông dân mất đất chuyển
đổi nghề nghiệp………………………………………………………… 77
6.2.3 Khu công nghiệp và đường lối tăng trưởng xanh…………… …………78
6.2.4 Cung cấp đủ hàng hóa công cộng, đẩy mạnh công tác quản trị…………80

































ix

BIỂU BẢNG
Trang

Bảng 3.1: GIA ĐÌNH CÓ THÀNH VIÊN LÀM VIỆC TẠI KCN TRÀ NÓC…….16
Bảng 3.2: NỒNG ĐỘ C CỦA BỤI, CHÂT VÔ CƠ CHO PHÉP Ở KHÍ THẢI
CÔNG NGHIỆP 35

Bảng 3.3: KHÓ KHĂN CHỦ YẾU CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU…………36
Bảng 3.4:CÁC GIÁ TRỊ TIÊU CHUẨN CỦA NGUỒN NƯỚC……………39
Bảng 4.1: KẾT CẤU GIỚI TÍNH VÀ ĐỘ TUỔI CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN
CỨU…………………………………………………………………………… … 44
Bảng 4.2: TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN VÀ NGHỀ NGHIỆP……………………………46
Bảng 4.3 TỔNG HỢP THÔNG TIN CHUNG
CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………………………………………….48
Bảng 4.4 KẾT QUẢ CRONBACH’S ALPHA……………………………………….48
Bảng 4.5: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO……………………………………50
Bảng 4.6: KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT TRONG
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN I……………………………………………………….51
Bảng 4.6: KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU CẦN ĐẠT TRONG
PHÂN TÍCH NHÂN TỐ LẦN II………………………………………………………51
Bảng 4.8: BẢNG NHÂN TỐ ĐÃ XOAY………………………………………………52
Bảng 4.9: MA TRẬN HỆ SỐ NHÂN TỐ…………………………………………… 54
Bảng: 4.10: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỦ TỤC WARD………………………….56
Bảng 4.11: SỐ NHÓM PHÂN THEO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA
DÂN CƯ SỐNG QUANH KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC…………………….59
Bảng 4.12: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ANOVA……………………………………… 59
Bảng 4.13: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THEO TỪNG CỤM……………………… 60
Bảng 4.14: GIỚI TÍNH VÀ NGHỀ NGHIỆP PHÂN THEO CỤM……………….62






x




DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: MÔ TẢ CÁCH THỨC NGHIÊN CỨU…………………… …….17
Hình 2.2: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU…………………………………… … 19
Hình 3.1: VỊ TRÍ CÁC CÔNG TY KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC 1…………20
Hình 3.2: VỊ TRÍ CÁC CÔNG TY KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC 2…………21
Hình 3.3: TÌNH HÌNH THU HÚT LAO ĐỘNG TẠI
KHU CÔNG NGHIỆP TRÀ NÓC GIAI ĐOẠN (2008-2012)…………………… 26


























xi




DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

CLCS Chất lượng cuộc sống
KCN Khu công nghiệp
TĐC Tái định cư
TP Thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
COD Chemical Oxygen Demand
EFA Exploratory Factor Analysis
GDP Gross Domestic Product






















xii

TÓM TẮT
***
Đề tài khảo sát các hộ dân sống quanh khu công nghiệp Trà Nóc để thực hiện mục
tiêu phân tích thực trạng “tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất
lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương” và đánh giá sự thay đổi chất lượng
cuộc sống trong nhận thức của người dân về các yếu tố tác động của khu công nghiệp,
qua đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng
đồng dân cư địa phương.
Các số liệu sử dụng dựa trên số liệu sơ cấp thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp
200 hộ dân trong vùng nghiên cứu sau đó tiến hành phân tích, đánh giá bằng các phương
pháp như thống kê mô tả, phân tích nhân tố khám phá và cuối cùng là sử dụng mô hình
hồi quy nhị nguyên Binary logistic để phân tích và dự báo các tác động của các yếu tố tác
động, bênh cạnh đề tài còn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các cơ quan như: Ban quản
lý các khu công nghiệp Cần Thơ, Uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ, sở xây dựng Cần
Thơ,…
Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả phân tích nhân tố có được 8 nhóm biến, trong
đó yếu tố thứ nhất là “hoạt động của chính quyền địa phương” tác động mạnh nhất đến
việc nhìn nhận “khu công nghiệp Trà Nóc tác động đến sự thay đổi chất lượng cuộc

sống” của các hộ dân, yếu tố thứ hai là yếu tố “môi trường sống” và kế đến là yếu tố “thu
nhập và việc làm”, yếu tố “dịch vụ tiện ích công”, tình hình văn hoá – xã hội, đất đai –
nhà ở, cơ sở hạ tầng và cuối cùng là yếu tố “tính gắn kết xã hội”.
Dựa vào kết quả nghiên cứu đề tài đã đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết
và hạn chế các tác động tiêu cực tồn tại nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân sống quanh khu công nghiệp Trà Nóc.

Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 1

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu
Gần 20 năm qua, kể từ Đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6-1996) đề ra
nhiệm vụ “đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, đến năm 2020 Việt
Nam cơ bản là nước công nghiệp” với sự nghiệp đổi mới toàn diện và đồng bộ
của đất nước, quá trình hình thành và phát triển của các khu công nghiệp như một
sự tất yếu, đó cũng chính là một trong những biện pháp thu hút đầu tư, tạo nên
một hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, giải quyết việc làm và tạo thu nhập, góp
phần thay đổi rất lớn vào bộ mặt đất nước.
Nhận thấy được sự tất yếu của việc xây dựng và phát triển khu công
nghiệp, bên cạnh nỗ lực cải cách thủ tục hành chánh, thành phố Cần Thơ đã và
đang tích cực đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu công nghiệp tập trung và xem
đây là trọng điểm thu hút đầu tư, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, góp
phần đưa thành phố Cần Thơ trở thành thành phố công nghiệp trước năm 2020.
So với nhiều địa phương khác trong cả nước, khu công nghiệp thuộc thành phố
Cần Thơ hình thành khá sớm. Qua hơn 18 năm thành lập, Cần Thơ hiện có 6 khu

công nghiệp đã đi vào hoạt động, các khu công nghiệp đã góp phần vào quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là hạt nhân của quá trình đô thị hóa và phát triển dịch
vụ, thương mại ở đồng bằng sông Cửu Long
1
. Khu công nghiệp Trà Nóc, một
khu công nghiệp được thành lập rất sớm (ngày 13-12-1995) theo quyết định số
817/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp và khu chế xuất Cần Thơ, là khu công
nghiệp có tốc độ thu hút đầu tư nhanh và tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp
hàng đầu Việt Nam, được Ban quan lý các khu công nghiệp Việt Nam đánh giá là
“Điểm sáng của Đồng bằng sông Cửu Long”. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích
thiết thực mà khu công nghiệp đã mang lại, thì sự tác động của khu công nghiệp

1
Kỷ yếu 162/STTTT TP.Cần Thơ “Các khu công nghiệp Cần Thơ, một chặn đường phát
triển”.31/10/2012.
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 2

Trà Nóc cũng như các khu công nghiệp trong cả nước đến chất lượng cuộc sống
người dân chưa thực sự được đánh giá đầy đủ, từ các vấn đề môi trường, vấn đề
chuyển dịch cơ cấu lao động, vấn đề thu nhập, tái định cư,… ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống kinh tế - xã hội. Nghiên cứu đánh giá về hiện trạng trên là việc làm
hết sức cấp thiết trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa của
thành phố Cần Thơ nói riêng và cả nước nói chung.
Trên cơ sở đó, đề tài “Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay
đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương” đã được chọn làm
luận văn tốt nghiệp.

1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn
Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương phát triển các khu côngnghiệp nhằm
phát triển hình thức bố trí sản xuất công nghiệp mới, góp phần quan trọng để
ngành công nghiệp Việt Nam phát triển hiệu quả; tăng năng lực sản xuất và sản
lượng công nghiệp để xuất khẩu và phục vụ nhu cầu trong nước; tạo ra nhiều việc
làm mới cho người lao động, nâng cao đời sống cho người dân. Lợi ích tolớn của
việc phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất là thuhút được nhiều nguồn
vốn đầu tư cần thiết từ bên ngoài để phát triển sản xuất, tăng giá trị sản xuất hàng
công nghiệp. Nhận thức rõ tầm quan trọng mang tính chiến lược của việc xây
dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất nhằm phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước, Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII của Đảng (1996) đã ra Nghị quyết cụ thể: “Hình thành các khu công
nghiệp tậptrung (bao gồm cả khu chế xuất và khu công nghệ cao), tạo địabàn
thuận lợi cho việc xây dựng các cơ sở công nghiệp mới.”Mục tiêu tổng quát của
phát triển khu công nghiệp được nêu trong quy hoạch phát triển các khu công
nghiệp Việt Nam của chính phủ và trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là:
hình thành các khu công nghiệp có quy mô hợp lý để tạo điều kiện phát triển
công nghiệp; và hình thành hệ thống các khu công nghiệp nòng cốt có vai trò dẫn
dắt công nghiệp đất nước.Bên cạnh đó, bao cáo còn cho thấy Chính phủ đặt ra
mục tiêu phát triển khu công nghiệp đồng thời bảo vệ môi trường.
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 3

Qua khảo sát của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới tại một số địa phương
tích cực phát triển khu công nghiệp, những mục đích đầu tiên mà các nhà quản lý
ở đây nêu ra là chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp
hóa và tạo việc làm cho người dân địa phương. Có thể, các chính quyền địa
phương đã cân nhắc chi phí - lợi ích của việc phát triển khu công nghiệp. Họ đều

nhận thức được việc phát triển khu công nghiệp sẽ khiến một bộ phận nông dân
trồng lúa không còn đất canh tác, nhận thức được nguy cơ về an ninh lương thực,
nhận thức được một bộ phận nông dân nhất thời, hay thậm chí lâu dài, không có
việc làm. Nhưng trước thực tế rằng, cùng một diện tích đất, khu công nghiệp tạo
ra nhiều việc làm gấp từ 30 đến 50 lần đất trồng lúa; đóng góp vào tổng sản phẩm
nội địa và ngân sáchđịa phương nhiều gấp hàng nghìn, hàng vạn lần; đem lại thu
nhập cho chính người mất đất nhiều gấp vài chục lần so với thu nhập một năm
trồng lúa; v.v…Tuy nhiên, có những nhân tố mà các chính quyền địa phương
không dự tính trước được, khiến cho việc cân nhắc chi phi - lợi ích của họ không
chính xác, bên cạnh còn có những tác động tiêu cực do khu công nghiệp ảnh
hưởng như vấn đề môi trường, sức khoẻ, an ninh trật tự.















Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 4


1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến người dân
địa phương và đánh giá sự thay đổi chất lượng cuộc sống trong nhận thức của
cộng đồng dân cư về các yếu tố tác động của khu công nghiệp, qua đó đề xuất
một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng
dân cư địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Căn cứ vào số liệu đã thu thập, phân tích thực trạng tác động của khu công
nghiệp Trà Nóc đến đời sống của người dân địa phương.
- Phân tích, đánh giá các yếu tố tác động của khu công nghiệp đến sự thay
đổi chất lượng cuộc sống của người dân.
- Đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người
dân khu công nghiệp Trà Nóc.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian:
Do hạn chế về thời gian, kinh phí nên đề tài chỉ được tiến hành phỏng vấn
và khảo sát sự thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư sống quanh
khu công nghiệp Trà Nóc, vấn đề thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng
dân cư bị thu hồi đất và di dời đi nơi khác để xây dựng khu công nghiệp không
được tiến hành nghiên cứu.
1.3.1 Thời gian:
Luận văn được thực hiện từ tháng 02/2013 đến tháng 05/2013.
Số liệu phỏng vấn bảng câu hỏi dân cư khu công nghiệp Trà Nóc từ tháng
02/2012 đến tháng 04/2013.
1.3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu sự thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng
đồng dân cư khu công nghiệp Trà Nóc
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống

của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 5

1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Thực trạng đời sống của người dân địa phương đã thay đổi như thế nào kể
từ khi khi khu công nghiệp Trà Nóc hình thành và đi vào hoạt động?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống của
cộng đồng dân cư địa phương gắn với khu công nghiệp Trà Nóc?
1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU
Đinh Phi Hổ, Võ Thanh Sơn (2010), “Các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của cộng đồng dân cư đối với sự phát triển các khu công nghiệp – Trường hợp
nghiên cứu điển hình tỉnh Bến Tre”, Phát triển Kinh tế, số 237 tháng 7/2010.
Nghiên cứu khảo sát về nhận định và đánh giá của cộng đồng dân cư đối với các
vấn đề bị tác động bởi quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, và tất
cả đã ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của họ ra sao thông qua quá trình định
lượng các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân đối với khu công
nghiệp bằng việc dùng kết quả phân tích nhân tố khám phá để sử dụng cho phân
tích hồi quy. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những nhân tố có tác động như thế nào
đối với sự hài lòng của cộng đồng dân cư địa phương, đồng thời cũng gợi ý các
chính sách cần thiết, cần tập trung khi phát triển các khu công nghiệp trong giai
đoạn hiện nay.
Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu, Nguyễn Đinh Yến Oanh,
Nguyễn Thị Thanh Huệ, Trương Toại Nguyện (2012), “Nghiên cứu tác động của
khu công nghiệp đến sự thay đổi thu nhập của cộng đồng bị thu hồi đất – Trường
hợp khu công nghiệp Hoà Phú tỉnh Vĩnh Long”, Kỷ yếu khoa học 2012: 19-28.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự thay đổi đáng kể về sinh kế của cộng đồng
sau khi bị thu hồi đất, thu nhập của cộng đồng không có sự thay đổi nhiều sau khi
thu hồi đất. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đề xuất một số khuyến nghị nhằm ổn

định sinh kế, nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư bị thu hồi đất.
Nguyễn Bình Giang (2012).“Tác động xã hội vùng của các khu công
nghiệp Việt Nam”, Nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội 2012.Bài viết trung vào
đánh giá, phân tích các tác động xã hội vùng của việc phát triển khu công nghiệp
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 6

tới cộng đồng dân cư ở các địa phương xung quanh khu công nghiệp, xác định
các tác động tiêu cực nhìn từ gốc độ lợi ích và các tác động tiêu cực nhìn từ gốc
độ thất bại thị trường qua đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị cải thiện các tác
động tiêu cực hiện có.























Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 7

CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
Khu công nghiệp (KCN): nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3
năm 2008, khu công nghiệp được hiểu là khu chuyên sản xuất hàng công
nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý
xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định.
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu,
thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp. Khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, quy
định về tỷ lệ xuất khẩu đối với doanh nghiệp bị bãi bỏ, nên trên thực tế, Việt
Nam không còn khu chế xuất nào, mặc dù theo tên gọi vẫn có một số khu.
Cộng đồng có thể được hiểu theo hai hướng tiếp cận: (1) Cộng đồng
như là một hình thể xã hội thực tế thể hiện qua tính địa phương; (2) Cộng đồng
được xem xét trong một phạm vi rất rộng của những hoạt động và những đặc
tính cụ thể điển hình cho cuộc sống hàng ngày nhưng không nhất thiết tương
đồng với nhau về một phương diện nào đó.
Hộ gia đình là những hộ mà các thành viên có tài sản chung, cùng

đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư
nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật quy định.
Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ
theo phương thức thoả thuận.
Chất lượng cuộc sống: là một thuật ngữ được sử dụng để đánh giá
chung nhất về các mức độ tốt đẹp của cuộc sống đối với các cá nhân và trên
phạm vi toàn xã hội cũng như đánh giá về mức độ sảng khoái, hài lòng hoàn
toàn về thể chất, tinh thần và xã hội. Không giống như GDP bình quân đầu
người hoặc mức sống, cả hai đều có thể có được từ các số liệu thống kê mà
chất lượng cuộc sống là thước đo về phúc lợi vật chất và giá trị tinh
thần.Trong thời đại ngày nay, việc không ngừng nâng cao chất lượng cuộc
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 8

sống cho con người là một nỗ lực của nhà nước, xã hội và cả cộng đồng quốc
tế. Hiện nay, tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một nước dựa trên
bảng chỉ số phát triển con người của Liên Hợp Quốc theo dõi mức thu nhập,
tuổi thọ trung bình,…bên cạnh những nhân tố xếp hạng truyền thống như kinh
tế, an ninh, tỉ lệ thất nghiệp,…
Khái niệm dịch vụ công, cụm từ dịch vụ công cộng được dùng để chỉ
các dịch vụ mà Chính phủ cung ứng cho các công dân tiêu dùng –sử dụng, có
thể là trựctiếp thông qua khu vực công hay là cấp tài chính cho khu vực tư
cung ứng. Cụmtừ này bao hàm một sự đồng thuận xã hội rằng trong số dịch vụ
công cộng có một số dịch vụ cơ bản như y tế và giáo dục ở mức tối thiểu,
hoặcnhư nước sạch, năng lượng và vệ sinh phải đến được với tất cả mọi người
bất kểthu nhập của họ là bao nhiêu.
Đánh giá tác động: là một thuật ngữ khá phổ biến. Theo tổ chức ngân
hàng thế giới, đánh giá tác động là việc phân tích dự báo các tác động của đối

tượng cụ thể và đưa ra các biện pháp.
Tác động tích cực: là những ảnh hưởng theo chiều hướng có lợi cho con
người giúp con người cải thiện cuộc sống của mình.
Tác động tiêu cực: là những ảnh hưởng theo chiều hướng bất lợi, gây
khó khăn và cản trở các hoạt động của con người.
2.1.2 Cơ sở khoa học về công nghiệp hoá và tính tất yếu của việc hình
thành khu công nghiệp
2.1.2.1 Công nghiệp được thừa nhận là ngành chủ đạo của nền kinh
tế, thể hiện qua:
a) Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng thu nhập quốc gia
Năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy
nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập quốc
gia. Trong thực tế cho thấy, nhìn chung năng suất lao động của khu vực công
nghiệp cao hơn các ngành kinh tế khác, bên cạnh công nghiệp luôn tích cực
đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, đồng thời giá cả sản phẩm công
nghiệp thường ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 9

trong và ngoài nước.Nên có thể nói công nghiệp là ngành chủ đạo của nền
kinh tế đất nước.
b) Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật
Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận sản
phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó còn là
ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế và tạo ra cơ
sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
c) Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng.
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu

cầu cơ bản của con người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm
tiêu dùng ngày càng phong phú (ăn, mặc, vui chơi, ) khi thu nhập dân cư tăng
gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con người lại cao hơn và mới
hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp ứng nhu cầu thay đổi này và
đồng thời lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
d) Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được
nâng cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp,
nhưng không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công
nghiệp làm mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các
ngành dịch vụ đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút
lao động nông nghiệp và giải quyết việc làm cho xã hội.
e) Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Công nghiệp cung cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào và quan
trọng như máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu, phương tiện vận chuyển,…Hơn
thế nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp,
bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị trường tránh hư
hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn, bảo quản, dự trữ lâu hơn để chờ cơ hội tăng
giá,
d) Công nghiệp có vai trò rất lớn trong việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn.
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 10

Các khu công nghiệp đã góp phần hình thành nhiều khu đô thị mới,
nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội góp phần mang lại văn minh đô thị,
cải thiện đời sống kinh tế,văn hóa, xã hội cho khu vực rộng lớn được đô thị
hóa. Sự phát triển của các khu công nghiệp đã khiến cho nhiều địa phương cải

thiệnđược một loạt các tiêu chí về đô thị như tỷ lệ lao động phi nôngnghiệp,
mật độ dân số, hệ thống công trình hạ tầng đô thị, kiếntrúc và cảnh quan đô
thị, v.v… Kết quả là xã trở thành thị trấn,phường, thị trấn thành thị xã, hoặc
cấp đô thị được nâng lên.
2.1.2.2 Tính tất yếu phát triển khu công nghiệp
Sự ra đời của các khu công nghiệp đã đem lại những thành tự to lớn,
khẳng định vai trò quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế.Khu công
nghiệp ra đời đã tạo nên mảnh đất thuận lợi cho các doanh nghiệp trong và
ngoài nước có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất.Hơn thế nữa, sự ra đời của
khu công nghiệp còn tác động mạnh mẽ tới việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp.
Đối với các nước đang phát triển, như Việt Nam hiện nay thì tiến hành
công nghiệp hoá hiện đại hoá là vấn đề hết sức cần thiết. Mỗi bước tiến của
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một bước tăng cường cơ sở vật chất
– kỹ thuật cho đất nước, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần
hoàn thiện phát triển sản xuất, vì vậy vai trò đóng góp từ công nghiệp, khu
công nghiệp là vô cùng quan trọng.
Khu công nghiệp ra đời, là nơi thu hút đông đảo lực lượng lao động địa
phương, giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động. Bên
cạnh đó, chất lượng và trình độ người lao động cũng sẽ được nâng cao. Các
khu công nghiệp phát triển, kéo theo tốc độ đô thị hoá cũng diễn ra khá nhanh,
với cơ sở hạ tầng được nâng cao và ngày một hoàn thiện. Chất lượng cuộc
sống của người dân quanh các khu công nghiệp cũng nhờ đó được nâng lên
bên cạnh sự tồn tại và phát triển của các dịch vụ đi kèm như dịch vụ giao
thông vận tải, dịch vụ giáo dục, y tế, dịch vụ ngân hàng, nhà đất,…cũng được
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương


GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 11

chú trọng đầu tư. Song song là sự chuyển biến trong cải cách hành chính,
chính sách, tạo môi trường đầu tư ngày một hấp dẫn tại khu vực công nghiệp.
2.1.3 Điều kiện để thành lập, mở rộng khu công nghiệp
Khi thành lập thí điểm các KCN thời kỳ đầu năm 1990, Nhà nước
không đặt ra điều kiện nào về thành lập hay mở rộng khu công nghiệp. Mãi
đến năm 1997, quy chế KCN mới đưa ra những chỉ dẫn sơ bộ chung về điều
kiện thành lập KCN. Theo đó, địa phương xin thành lập KCN chỉ cần trình
báo cáo khả thi, còn cơ quan thẩm định xem xét việc đầu tư xây dựng các công
trình kết cấu hạ tầng trong và ngoài KCN, các giải pháp đảm bảo tính khả thi
của KCN, ngành nghề sản xuất, thu hút đầu tư. Đặt biệt là việc chưa có quy
định về quy mô tối thiểu của KCN.
Trước thực tế việc thành lập hàng loạt các KCN khắp cả nước nhưng
vấn đề hiệu quả hoạt động vẫn còn rất nhiều yếu điểm, Nhà nước mới từng
bước tiến hành những quy định sát xao hơn từ năm 2006. Theo quy hoạch của
phát triển các KCN Việt Nam, địa phương chỉ được thành lập KCN mới khi ở
các KCN đã được thành lập trong địa bàn có tỷ lệ lấp đầy trên 60% và đã có
công trình xử lý nước thải tập trung. Quy định về thành lập KCN đã được ban
hành kèm theo nghị định 29/2008/NĐ-CP
2
đã pháp lý hoá các điều kiện này.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
Sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ các tổ chức, phòng ban có liên quan
như: Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, ban quản lý các khu công nghiệp
và các khu chế xuất Cần Thơ, Sở xây dựng thành phố Cần Thơ,…
Số liệu sơ cấp:thu thập số liệu sơ cấp bằng cách phỏng vấn trực tiếp
bằng bảng câu hỏi, số lượng bảng câu hỏi và phương pháp thu thập số liệu cụ
thể như sau: Số lượng bảng câu hỏi, theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng

Ngọc thì số lượng mẫu phải gấp 4 đến 5 lần số lượng biến thì số liệu mới có ý
nghĩa. Nên số bản câu hỏi tối thiểu phải thu là: 49 x 4 = 196 bản. Trên cơ sở

2
Phạm Minh (18/2/2008). “Kỷ lục đầu tư vào các khu công nghiệp”. VnEconomy.
Truy cập ngày 24/4/2013 tại địa chỉ
dau-tu-vao-cac-khu-cong-nghiep.htm
Tác động của khu công nghiệp Trà Nóc đến sự thay đổi chất lượng cuộc sống
của cộng đồng dân cư địa phương

GVHD: Huỳnh Nhựt Phương Trang 12

đó, đề tài sẽ thực hiện nghiên cứu với 200 mẫu, đảm bảo cỡ mẫu tiến hành
điều tra.
Phương pháp thu thập số liệu: do không có được danh sách thống kê số
hộ cụ thể từ khu vực nghiên cứu vì vậy không thể áp dụng phương pháp xác
suất cho việc thu thập số liệu nên đề tài tiến hành nghiên cứu mẫu thuận tiện
Bảng câu hỏi: Bảng câu hỏi được xây dựng dựa trên thang đo khoảng,
thang đo định danh và thang đo Likert 5 mức độ gồm 4 phần:
Sàng lọc: nhằm xác định đối tượng phỏngvấn
Thông tin cần biết: nhằm xác định các thông tin cơ bản của đối tượng
được phỏng vấn như: tuổi, giới tính, trình độ học vấn,…
Bảng đánh giá các yếu tố tác động: thông qua kết quả đánh giá và nhìn
nhận của cộng đồng dân cư địa phương để thấy được thực trạng của vấn đề
nghiên cứu.
Ý kiến – đề xuất: từ những ý kiến của cộng đồng dân cư sẽ thấy được
những khó khăn, hạn chế mà cộng đồng dân cư đang gặp phải.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
2.2.2.1 Dùngphương pháp phân tích thống kê mô tả
Thống kê là tổng hợp các phương pháp lý thuyết và ứng dụng bằng

cách rút ra các kết luận dựa trên những số liệu và thông tin thu thập được.
Thống kê mô tả là một trong hai chức năng quan trọng của thống kê.
Mục đích của thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô
tả và trình bày số liệu bằng các phép tính và chỉ số thống kê như: số trung bình
(mean), phương sai (variance), độ lệch chuẩn,…Trong thống kê mô tả, các đại
lượng thống kê chỉ được tính đối với các biến định lượng.
Bên cạnh đó, đề tài còn dùng phân tích bảng chéo (Cross- Tabulation),
là phương pháp thống kê mô tả hai, ba biến cùng lúc và kết quả sẽ phản ánh sự
kết hợp hai hay nhiều biến có số lượng hạn chế trong phân loại hay phân biệt.
2.2.2.2 Phân tích nhân tố
a) Khái niệm
Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng
chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt các dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể

×