. Vô trách nhiệm là bỏ bê công việc, làm việc không chu tất, là không chịu trách
nhiệm về công việc của mình. Khi một người cố ý thức coi thường việc thực hiện
nhiệm vụ, thì họ đã nhiễm thói vô trách nhiệm. Báo chí gần đây từng đưa tin bác
sĩ ở bệnh viện Năm Căn Cà Mau vô trách nhiệm gây ra cái chết của bịnh nhân
Dương Thị Thu Hiền 17 tuổi. Nhân dân Cà Mau đã vô cùng phẫn nộ đối với vị
bác sĩ “ vô nhân tính” này. Vụ sập cầu Cần Thơ(26.09.2007) là thảm họa xây
dựng nghiêm trọng nhất tại Việt Nam Theo Thông tấn xã Việt Nam, có 52 công
nhânchết và 149 người bị thương. Thảm họa này thuộc về trách nhiệm của nhà
thi công. Hai trường hợp trên là điển hình cho ý thức thiếu trách nhiệm trong
công việc gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đối với xã hội.Thói vô trách
nhiệm là một biểu hiện của lối sống phi đạo đức. Hiện nay, do nhiều nguyên nhân
khác nhau, lối sống ấy đang khá phổ biến, trở thành một vấn nạn trong xã hội.
Bộ luật hình sự Việt Nam điều 285 ghi rõ :”Người nào vì thiếu trách nhiệm mà
không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ được giao gây hậu quả
nghiêm trọng,…, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ
sáu tháng đến năm năm.”
4.Là học sinh, thanh niên, chúng ta cần nhận rõ ý thức trách nhiệm là một phẩm
chất quan trọng, từ đó rèn luyện ý thức trách nhiệm trong mọi công việc. Đó là
trách nhiệm làm con trong gia đình. Điều 21 luật Hôn Nhân Gia Đình ghi
rõ :”Con có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, lắng nghe những
lời khuyên bảo của cha mẹ”.Trách nhiệm học sinh là phải học tập và rèn luyện
tốt. Người học sinh còn có trách nhiệm tuân thủ pháp luật, bảo vệ môi trường,
bảo vệ an ninh trật tự xã hội, góp phần xây dựng một cộng đồng tốt đẹp. Bản
thân mỗi người chúng ta cần kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện của thói vô
trách nhiệm trong xã hội, bởi chắc chắn thói vô trách nhiệm sẽ gây tai họa cho
bản thân ta và cho xã hội.
A. Giải thích
+ Axít là một loại hoá chất ăn mòn.
+ Vô trách nhiệm là không muốn đảm đương bất cứ việc gì, với bất cứ ai và cả chính
mình.
• Ý nghĩa; Phê phán lối sống vô trách nhiệm làm suy thoái xã hội; đề cao cách sống có
trách nhiệm.
B. Bình luận:
• Thế nào là Sống vô trách nhiệm ?
+ Đối với bản thân: Không tự nghiêm khắc để rèn luyện nhân cách; sống buông thả, sống
hoài, sống phí.
+ Đối với gia đình: không dành tình thương và trách nhiệm cho hạnh phúc gia đình.
+ Đối với xã hội: không cống hiến để xã hội phồn vinh.
• Lối sống này làm cho xã hội ngày càng suy thoái ở mọi mặt.
• Thế nào là sống có trách nhiệm ?
(Ngược lại với thói vô trách nhiệm)
• Nêu những dẫn chúng về con người lịch sử, con người xã hội, đã sống một đời sống
hữu ích.
• Khẳng định giá trị con người khi sống có trách nhiệm.
• Liên hệ bản thân, đề ra lối sống hữu ích và tuyên chiến với thói vô trách nhiệm.
• Trong xã hội con người, luôn luôn có những mặt tốt và mặt xấu, mặt
tích cực và mặt tiêu cực. Điều đó lúc nào cũng mâu thuẫn như vậy, cái
tốt luôn song hành với cái xấu. Có rất nhiều thứ chúng ta cần nêu cao
và cũng có rất nhiều thứ chúng ta cần lên án, phê phán, nhất là trong
tư tưởng đạo đức, lối sống của con người. Một trong số đó có thể kể tới
như là về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm trong đời sống
hiện nay.
• Thế nào là tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm? Điều này
chắc hẳn ai ai cũng biết. Với mọi công việc mọi vấn đề của bản thân,
luôn có ý thức và nỗ lực để hoàn thành tốt thì đó là tinh thần trách
nhiệm. Còn thói vô trách nhiệm thì ngược lại, nó là sự thiếu ý thức, ko
có nỗ lực của chính mình đối vs công việc được giao mà bổn phận mình
phải làm. Từ đó, ta thấy rằng, tinh thần trách nhiệm được đề cao bởi nó
đem lại những lợi ích cho xã hội, xã hội luôn cần tới những người có
tinh thần trách nhiệm cao. Còn về sự thiếu trách nhiệm sẽ gây hậu quả
to lớn đối với toàn xã hội mặc dù nó chỉ xuất phát từ cá nhân mỗi
người. Thói vô trách nhiệm cần được lên án mạnh mẽ.
• Nói tới tinh thần trách nhiệm là nói tới phẩm chất hết sức cao đẹp, là
thước đo giá trị của con người. Người có phẩm chất tốt đẹp ấy sẽ luôn
đc mọi người kính trọng, thành công trong mọi công việc và đặc biệt là
sẽ đưa xã hổi đy lên theo hướng tích cực. Tinh thần trách nhiệm là yếu
tố ko thể thiếu trong cuộc sống, đó là điều kiện cho phép chúng ta đạt
được những điều mong muốn. Chính nhờ có đức tính này sẽ giúp ích
cho ta rất nhiều trong cuộc sống. Có tinh thần trách nhiệm mà trong
mọi công việc cá nhân hay tập thể, kết quả đạt đk luôn cao, trong nghề
nghiệp, bạn sẽ luôn đc cân nhắc lên các chức vụ quan trọng, luôn đc
mọi người kính nể, noi theo. Xã hội đang nêu cao và rất cần những
người có đức tính tốt đẹp này. Có thể lấy một ví dụ như trong giáo dục,
một người thầy tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với nghề, hiểu đc
công việc mình đang làm sẽ ảnh hưởng thế nào tới thế hệ sau thì chắc
chắn đây sẽ phải là người thầy có khả năng để đào tạo ra những lớp
học sinh có ích cho xã hội. Và đó là điều mà tinh thần trách nhiệm
mang lại đối với xã hội. Hay khi mỗi chúng ta có ý thức học hành chăm
chỉ, rèn luyện đạo đức, kiến thức thì đó cũng là những biểu hiện của
việc chúng ta đang có trách nhiệm vs chính bản thân của mình. Tóm lại
tinh thần trách nhiệm rất có ích trong cuộc sống, nó là một phần quyết
định nhân cách con người, quyết định sự phát triển của cộng đồng, đất
nước.
• Trái lại với tinh thần thần trách nhiệm đó là thói vô trách nhiệm trong
đời sống hiện nay và xu hướng phát triển cảu nó ngày càng mạnh.
Người có trách nhiệm thì ít mà những người không có trách nhiệm thì
vô số, thuộc tất cả các tầng lớp, lứa tuổi khác nhau trong xã hội. Nó là
biểu hiện của lói sống không có đạo đức, vo ý thứa, không lm` tròn bổn
phận của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. có thể thấy những
điều này rất rõ hiện nay. Ngày trước, người ta bảo vệ cây ven đường
bằng cách quét vôi quanh gốc. Lúc đầu người công nhân quét rất cẩn
thận, nước vôi trắng vừa đủ, vôi không rớt xuống chung quanh. Càng
về sau, nước vôi càng loãng, vôi tung tóe ra đường, cho tới một lúc
thấy họ chỉ gạch chéo vào gốc cây mấy cái, coi thế là xong. Những việc
bức xúc của dân kiến ngị lên cơ quan xã phường cần đk giải quyết thì
chính quyền dửng dưng như không biết gì, đấy không phải là thói vô
trách nhiêm thì gì. Rồi ngay đến cả những công nhân hay quan chức,
viên chức thử hỏi thật xem họ lấy đâu ra tám giờ vàng ngọc mỗi ngày
làm việc, phần lớn là bỏ bê công việc hay làm việc chậm tiến độ. Đáng
trách hơn đó là việc rút lõi các công trình cầu đường, nhà cao ốc, chung
cư,… để thu lợi cho cá nhân. Vì vô trách nhiệm mà con người không
biết bảo vệ môi trường, xả rác thải bừa bãi, vừa gây ô nhiễm, vừa làm
mất vẻ mĩ quan. Một điều đáng buồn hơn là một bộ phận lớp trẻ hiện
nay còn vô trách nhiệm vs chính bản thân mh`, xa đọa vào những tệ
nạn nguy hiểm, tự hủy hoại cuộc đời của mình, không biết ngĩ trk tới
tương lại sau ngày. Đã nhiều năm rồi người ta quen vô trách nhiệm, vô
trách nhiệm nghề nghiệp, vô trách nhiệm lương tâm, tới mức trở thành
dửng dưng. Tác hại của thói vô trách nhiệm thì thật to lớn, nó làm băng
hoại đạo đức con người, cướp đy hạnh phúc gia đình, tổn hại tới cộng
đồng, kìm hãm sự phát triển, tiến bộ của xã hội.
• Từ những điều trên, mỗi con người cần phải có nhận thức đúng đắn về
tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm. Luôn nêu cao và rèn
luyện bản thân trở thành một nười có trách nhiệm bởi vô trách nhiệm
là thứ đạo đức xấu cần tránh xa, đáng lên án, phê phán những ng` có
thói vô trách nhiệm. Con người luôn phải không ngừng nâng cao ý thức
trách nhiệm của mình trong mọi lĩnh vực đời sống xa hội . Có thái độ
kiên quyết đấu tranh vs những biểu hiện của thói vô trách nhiệm.
• Mỗi chúng ta, dù sống trong xa hội đầy rẫy những bất công, những thói
hư tật xấu, nhưng hãy luôn có cái nhìn tích cực, tự phát triển con người
mình đy theo những cái tốt, không đk xa đọa vào những cái xấu.