Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

POLYP TÚI MẬT LÀ GÌ? TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ POLYP TÚI MẬT NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ POLYP TÚI MẬT.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.14 KB, 37 trang )

Polyp túi mật là gì?
Đây là tổn thương dạng u hoặc giả u phát
triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, thường gặp
ở phụ nữ độ tuổi 30-50. Trên 90% ca polyp túi
mật thuộc dạng lành tính, 15% trường hợp cần
điều trị bằng phẫu thuật.
Triệu chứng thường gặp là đau ở dưới sườn, giống như
bệnh lý sỏi túi mật. Điểm khác là polyp túi mật ít khi có
biểu hiện cấp tính do viêm hay những biến chứng của sỏi
(như viêm đường mật, tắc mật). Vì vậy, để chẩn đoán, bác sĩ
dựa vào các thăm dò cận lâm sàng là chủ yếu; trong đó siêu
âm là phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, siêu âm
không thể phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính.
Polyp túi mật có biểu hiện đau, sốt nên phẫu thuật sớm.
(Ảnh minh họa)
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước, hầu hết polyp túi
mật có kích thước nhỏ hơn 10 mm là lành tính. Những hình
ảnh gợi ý polyp ác tính là: có chân lan rộng, hình không đều
đặn, phát triển nhanh. Khi đó, phải phẫu thuật để cắt bỏ túi
mật.
Do không có một thăm dò nào giúp chẩn đoán chính xác
bản chất của polyp túi mật nên các chuyên gia thống nhất
một phác đồ xử trí đối với bệnh này như sau: Nếu nghi ngờ
polyp túi mật mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau
sốt thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để khẳng
định. Sau thời gian đó nếu siêu âm không còn hình ảnh của
polyp thì không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh
polyp rõ, cần theo dõi định kỳ 6 tháng bằng siêu âm. Nếu
khối u lớn trên 10 mm hoặc có các biểu hiện ác tính (qua xét
nghiệm máu và các thăm dò khác) hoặc polyp đã có biểu
hiện lâm sàng (như đau, sốt tái phát) thì nên phẫu thuật sớm.


BS Nguyễn Đức Chính
TRIỆU CHỨNG VÀ
CÁCH ĐIỀU TRỊ
POLYP TÚI MẬT.
Đây là tổn thương dạng u hoặc giả u phát
triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, thường gặp
ở phụ nữ độ tuổi 30-50. Trên 90% ca polyp túi
mật thuộc dạng lành tính, 15% trường hợp cần
điều trị bằng phẫu thuật.
Pô-lýp túi mật là một hay nhiều khối nổi lên trên bề mặt
niêm mạc túi mật, nhô vào trong lòng túi mật. Các pô-lýp
này thường được phát hiện tình cờ khi làm siêu âm bụng.
Theo thống kê của nước ngoài, trong 100 người bình thường,
nếu cho làm siêu âm bụng sẽ phát hiện từ một đến bốn người
có pô-lýp túi mật.
Triệu chứng
Triệu chứng thường gặp là đau ở dưới sườn, giống như bệnh
lý sỏi túi mật. Điểm khác là polyp túi mật ít khi có biểu hiện
cấp tính do viêm hay những biến chứng của sỏi (như viêm
đường mật, tắc mật). Vì vậy, để chẩn đoán, bác sĩ dựa vào
các thăm dò cận lâm sàng là chủ yếu; trong đó siêu âm là
phương pháp phổ biến nhất. Tuy nhiên, siêu âm không thể
phân biệt được là polyp lành tính hay ác tính.
Theo các nghiên cứu trong và ngoài nước, hầu hết polyp túi
mật có kích thước nhỏ hơn 10 mm là lành tính. Những hình
ảnh gợi ý polyp ác tính là: có chân lan rộng, hình không đều
đặn, phát triển nhanh. Khi đó, phải phẫu thuật để cắt bỏ túi
mật.
Có nhiều loại thương tổn dạng pô-lýp ở túi mật, và người ta
xếp chúng vào hai loại chính sau đây:

Loại không tân sinh: loại này không phải bướu, gồm pô-lýp
cholesterol (là loại thường gặp nhất, chiếm 60% trường hợp.
Đây là loại pô-lýp giả, được tạo nên do sự thâm nhiễm chất
cholesterol ở lớp niêm mạc của túi mật. Pô-lýp cholesterol
thường nhỏ dưới 10mm, có cuống nhỏ dễ rứt ra khỏi niêm
mạc, đa số có nhiều pô-lýp); u cơ tuyến dạng pô-lýp (cũng
khá thường gặp, chiếm 25% trường hợp. Đây cũng là loại u
giả của thành túi mật, do các cấu trúc tuyến ở lớp niêm mạc
túi mật phát triển mạnh, đào sâu xuống lớp cơ, kèm theo sự
tăng sản của lớp cơ, làm thành túi mật dày lên.
Nếu u cơ tuyến khu trú ở vùng đáy túi mật, có thể nhô lên
thành một khối hình bán cầu giống như pô-lýp. Loại này
thường có kích thước khoảng 15mm, ở vùng đáy túi mật,
chân của nó dính đến lớp cơ); Pô-lýp do viêm nhiễm (là
những thương tổn nhỏ không có cuống, cấu tạo bởi mô sợi
và mô hạt, bị thâm nhiễm bởi lympho bào và tương bào.
Loại này chỉ chiếm 10% trường hợp. Pô-lýp có thể đơn độc
hoặc vài pô-lýp, thường là phát hiện tình cờ ở các túi mật có
sỏi được mổ).
Loại tân sinh: loại này đích thị là bướu, gồm pô-lýp tuyến (là
loại pô-lýp thật, xuất phát từ niêm mạc túi mật. Đó là những
khối pô-lýp đơn độc, có cuống, đường kính trong khoảng 5 –
20mm. Loại này là loại có nhiều khả năng chuyển thành ung
thư. Tuy nhiên có điều rất may là loại pô-lýp tuyến khá hiếm
gặp, chỉ chiếm 4%. Thật ra, pô-lýp này cũng chỉ có tiềm
năng ung thư khi đường kính của nó lớn hơn 10mm thôi);
các loại u khác (các loại u khác ở túi mật có dạng pô-lýp là u
sợi, u cơ trơn, u mỡ, u sợi thần kinh, Chúng là các loại u
cực hiếm ở túi mật, chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong tổng số pô-lýp
túi mật).

Điều trị
Do không có một thăm dò nào giúp chẩn đoán chính xác bản
chất của polyp túi mật nên các chuyên gia thống nhất một
phác đồ xử trí đối với bệnh này như sau: Nếu nghi ngờ polyp
túi mật mà bệnh nhân không có triệu chứng như đau sốt thì
nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để khẳng định. Sau
thời gian đó nếu siêu âm không còn hình ảnh của polyp thì
không cần phải xử trí gì. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần
theo dõi định kỳ 6 tháng bằng siêu âm.
Pô-lýp túi mật phần lớn lành tính và không gây rối loạn gì,
cho nên đa số trường hợp cũng không cần can thiệp. Thái độ
tốt nhất là theo dõi siêu âm mỗi sáu tháng. Bác sĩ sẽ chỉ định
phẫu thuật cho những trường hợp sau: bệnh nhân có những
cơn đau quặn mật hoặc có kèm thêm sỏi túi mật; Pô-lýp có
đường kính lớn hơn 10 mm hoặc đường kính tăng lên gấp
đôi so với lần phát hiện ban đầu. Phẫu thuật tốt nhất là cắt túi
mật qua nội soi ổ bụng. Đây là phẫu thuật khá đơn giản, mau
bình phục, ít biến chứng, hiệu quả điều trị khỏi bệnh hoàn
toàn.
Tóm lại, đại đa số (khoảng 95%) trường hợp pô-lýp túi mật
không phải là dạng u tân sinh mà chỉ là u giả do đọng
cholesterol hoặc viêm nhiễm. Các loại này gần như không có
tiềm năng hoá ác. Do đó, mọi người không nên quá sợ hãi
khi phát hiện pô-lýp trong túi mật của mình.
Theo BS Nguyễn Đức Chính - TS.BS Đặng Tâm
Siêu âm chẩn đoán
bệnh lý túi mật
Một trong các phương pháp chẩn đoán
bệnh lý túi mật là phương thức siêu âm. Có thể
hình dung phương thức này như sau: Sự thay

đổi về kích thước túi mật Kích thước nhỏ: viêm
túi mật mạn tính, suy gan cấp, sự tắc nghẽn ống
túi mật đoạn gần, OGC, … Kích thước lớn:
nhịn đói kéo dài, viêm túi mật cấp, tắc nghẽn
OMC … Dày thành túi mật - Thoát dịch khỏi
thành mạch ra khoảng gian bào, vd: suy thận,
giảm protein cach giam can nhanh nhat trong 1
tuan máu… - Khuếch tán dịch thụ động, như trong phần
lớn trường hợp hiện diện dịch báng bụng, … - Phù nề do hệ
bạch mạch, như thương hàn, … - Phù nề do quá trình viêm,
như viêm túi mật… Lắng cặn trong túi mật - Các thành phần
hữu hình của dịch mật có xu hướng tích tụ, lắng đọng ở phần
thấp - Cặn lắng có thể: + Sinh lý: nhịn ăn lâu ngày, bệnh
nhân được nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch… + Bệnh lý:
tắc nghẽn OMC, ống túi mật. - Thanh phần cặn chủ yếu: tinh
thể Cholesterol và hạt muối bilirubinate calcium. - Lâm
sàng: không có. - Hình ảnh siêu âm: hình mức dịch trong túi
mật. + Phần trên: dịch mật sinh lý không tạo hồi âm. + Phần
dưới: lớp lắng đọng tạo hồi âm tương đối đồng nhất, mức độ
hồi âm trung bình không có bóng lưng phía sau. + Hình ảnh
mức dịch luôn trùng với mặt phẳng ngang. - Mẫu hình ảnh
không điển hình: + Những đốm tăng âm mạnh bên trong lớp
cặn lắng. + Hình ảnh “khối cặn“. + Hình ảnh “ Gan hóa túi
mật”. - Chẩn đoán gián biệt: + Anh giả do hiện tượng chùm
tia thứ. + Hồi âm tạo nên do máu cục hay mủ và chất hoại tử
hình thành bên trong lòng túi mật. Sỏi túi mật - Lâm sàng:
không có. - Hình ảnh siêu âm: + Đốm tăng âm. + Có bóng
lưng đen giới hạn rõ sắc nét. + Di chuyển. + Số lượng thực
đơn giảm cân có thể một hay nhiều viên. + Kích thước thay
đổi. - Độ đậm của bóng lưng phụ thuộc và các yếu tố sau: +

Thành phần của sỏi. + Độ rộng của chùm tia siêu âm. +
Năng lượng của chùm tia phát ra và mức khuếch đại được
điều chỉnh. - Chẩn đoán phân biệt: + Hơi trong tá tràng. +
Hơi trong đại tràng. + U túi mật. + Máu cục trong túi mật.
Viêm túi mật mạn tính - Lâm sàng: + Đau bụng kéo dài. +
Nôn mữa. + Không dung nạp thức ăn mỡ. - Nguyên nhân:
90% trường hợp do sỏi. - Hình ảnh tạp chí giảm cân siêu âm:
+ Túi mật kích thước nhỏ. + Thành túi mật dày tăng âm. +
Hiện diện sỏi nếu có. Viêm túi mật cấp tính - Lâm sàng: +
Đau HSP + sốt + vàng da. + Bạch cầu tăng. + Hội chứng
nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân. - Nguyên nhân: + Do sỏi
chiếm 90%. + Không do sỏi chiếm 10%: nhiễm trùng, sau
chấn thương… - Hình ảnh siêu âm: + Túi mật lớn. + Thành
túi mật dày > 3mm. + Soi trong tui mật (nêu co). +
Sonographic Murphy: (+). + Doppler: giam tưới mau thanh
tui mật. + Tu dịch quanh tui mật: (±) + Hơi ở thanh tui mật:
(±) - Biến chứng của viêm túi mật cấp: - Thành TM hoại tử
tạo nên: + Microabscess. + Xuất huyết. + Mủ trong túi mật.
+ Dãi xơ. + Loét niêm mạc. Thủng túi mật: Tỷ lệ tử vong 19
– 24%. - Thủng thường xảy ra ở đáy. - Tạo nên đám quánh
TM, abscess TM, hay viêm phúc mạc mật. - Hình ảnh siêu
âm: * Tụ dịch lân cận hay xung quanh TM, có hồi âm hổn
hợp hay giảm hồi âm. * Hình ảnh viêm túi mật cấp. * Hình
ảnh viêm phúc mạc: (±) Viêm túi mật sinh hơi + Nguyên
nhân do vi khuẩn kỵ khí. + Khí sinh ra tập trung ở lòng và
thành túi mật. + Nhanh chóng đưa đến hoại thư, thủng và
abscess quanh túi mật. + Hình ảnh siêu âm: * Lòng túi mật
có hơi lấp đầy hoàn toàn hay một phần. * Bọt hơi trong
thành TM. U túi mật - Adenomyomatosis - Polyp túi mật -
Adenomyomatosis + Sự quá sản và dày lên của lớp niêm

mạc, lớp cơ niêm và do túi thừa trong nội mạc. + Dày thành
TM khu trú. + Hồi âm: giảm âm hay tăng âm. + Có những
vệt tăng âm như hình ảnh duối sao chổi. - Polyp túi mật: là
khối mọc lên từ thành TM đi vào trong lòng TM. + Kích
thước: 2 – 5mm. + Độ hồi âm tăng. + Số lượng có thể một
hay nhiều. + Cas polyp >= 10mm cần theo doi vì co nguy cơ
ac tính. Ung thư túi mật - Giới tính: nam/nữ = 3/1. - Hầu
hết là Adenocarcinoma. - Lâm sàng: + Giai đoạn sớm bệnh
nhân chưa có triệu chứng. + Khi khối u xâm nhập vào các cơ
quan lân cận: * Sút cân, vàng da. * Gan lớn. * Sờ thấy mass
ở HSP. - Hình ảnh siêu âm: + Khối u đơn độc ở thành TM
nhô vào trong lòng TM. + Tăng
hoặc giảm âm. + Sự dày lên khu trú hay lan toả của thành
TM. + Có thể có sỏi TM kèm. Doppler: có tăng sinh mạch
máu. Hình ảnh di căn các tạng lân cận. - Một số trường hợp
khối u choáng hết lòng túi mật. - Cần chẩn đoán gián biệt với
u gan. - Chẩn đoán gián biệt: + Sỏi TM. + Viêm TM. + Sỏi
bùn TM. + Polyp lành tính. + U gan. Thương tổn di căn túi
mật - Có thể từ tụy, gan, đại tràng, buồng trứng, thận và da. -
Với thương tổn di căn TM thường không có sỏi kèm và ở vị
trí khác cũng thường có tổn thương. - Hình ảnh siêu âm: +
Sự dày lên khu trú của thành TM. + Mass ở trong lòng TM
và mất đi sự xác định của thành túi mật. Những bất thường
trong lòng túi mật - Máu trong lòng túi mật: Đốm tăng âm
vừa phải trong lòng TM, di động khi thay đổi tư thế. - Dịch
mủ trong lòng TM: dịch mật lợn cợn hồi âm và hình ảnh
viêm TM cấp. - Giun trong túi mật: hình ảnh hai đường tăng
âm “ đường ray” trong TM - Hơi trong lòng TM: đám tăng
âm bóng lưng mờ phía sau
Polyp túi mật có

nguy hiểm không?

“Tôi 30 tuổi, vừa rồi đi khám phát hiện có 3 polyp ở túi mật,
kích thước 2- 5 mm. Bệnh có nguy hiểm không, điều trị như
thế nào?”.Các BS đang phẫu thuật cho BN. Trả lời: Polyp túi
mật, tức u nhú niêm mạc tuyến mật, là tổn thương dạng u
hoặc giả u phát triển trên bề mặt niêm mạc túi mật, hay gặp
ở phụ nữ độ tuổi 30 – 50. Polyp túi mật lành tính trong
khoảng 92% các trường hợp, số còn lại là ác tính gồm ung
thư tuyến (adenocarcinome), u sắc tố (mealanome), di căn
ung thư… Triệu chứng thường gặp là đau ở dưới sườn giống
như bệnh lý sỏi túi mật, nhưng khác ở chỗ ít khi có biểu hiện
cấp tính do viêm hay Tổ đỉa những biến chứng của sỏi như
viêm đường mật, tắc mật. Vì vậy, chẩn đoán chủ yếu dựa
vào các thăm dò cận lâm sàng, trong đó siêu âm là phương
pháp chính. Mặc dù có độ nhạy và độ đặc hiệu khá cao
nhưng siêu âm không thể phân biệt được polyp lành tính hay
ác tính để có chỉ định phẫu thuật. Theo các nghiên cứu trong
và ngoài nước, polyp túi mật nếu xác định trên siêu âm có
kích thước nhỏ hơn 10 mm hầu hết lành tính. Hãy đến với
chuyên mục Sức Khỏe của website Suckhoe 4u.Com để tìm
hiểu những bí quyết Ăn ngon, ăn chuẩn, tham khảo những
bệnh thường gặp trong cuộc sống và những bài thuốc hay rất
hữu hiệu choBệnh ngứa mọi người. Qua siêu âm, nếu nghi
ngờ polyp túi mật mà bệnh nhân không có triệu chứng như
đau, sốt… thì nên kiểm tra lại sau 6 tháng hay một năm để
khẳng định. Trường hợp hình ảnh polyp rõ, cần Tiêu
chảytheo dõi định kỳ bằng siêu âm 6 tháng nếu khối u lớn
trên 10 mm. Nếu phát hiện các biểu hiện ác tính qua xét
nghiệm máu, các thăm dò khác hoặc polyp đã có biểu hiện

lâm sàng như đau, sốt tái phát, nên chỉ định phẫu thuật sớm.
BS. Nguyễn Bạch Đằng.
Polyp túi mật có phải
là ung thư?
Polyp túi mật ( Gallbladder polyp) là một tổn
thương dạng u (bướu) được tìm thấy ở trong túi
mật, nó xuất phát từ lớp niêm mạc của thành
túi mật. Những tổn thương này đa số là lành
tính, tuy nhiên vẫn có một số ít là ác tính(ung
thư), tỷ lệ ác tính theo những số liệu gần đây
cho biết khoảng 5%.
Polyp túi mật không phải là bệnh lý hiếm gặp.Trong thực
tế, khoảng 5% ở người trưởng thành khi kiểm tra trên siêu
âm phát hiện có polyp túi mật. Tỷ lệ polyp túi mật ở nam và
nữ không khác biệt bao nhiêu. Hầu hết gặp ở người trưởng
thành, riêng ở trẻ em rất hiếm gặp. Tần suất ở Châu Á cao
hơn các châu lục khác, theo thống kê cho thấy ở người đàn
ông gốc Trung Quốc tần suất này lên đến 9,5%. Khảo sát
trên siêu âm thấy số lượng và kích thước của polyp túi mật
cũng rất phong phú, có một số người có vài Polyp trong túi
mật và kích thước của những polyp này cũng to nhỏ khác
nhau. Có những trường hợp vừa thấy sỏi vừa thấy polyp.
Nhìn chung, polyp túi mật ít phổ biến hơn so với sỏi túi mật.
Đa số các trường hợp polyp túi mật thường không có biểu
hiện triệu chứng và chúng được phát hiện một cách tình cờ
ngẫu nhiên trên siêu âm khi kiểm tra sức khỏe. Sự liên quan
giữa kích thước polyp túi mật với ung thư Kích thước của
polyp túi mật có thể là một yếu tố dự báo tương đối chính
xác đó là ung thư (ác tính) hoặc không phải là ung thư ( lành
tính). Polyp túi mật có đường kính nhỏ hơn 10 mm thì hầu

hết đều lành tính và kích thước này vẫn có thể không thay
đổi trong nhiều năm, tuy nhiên, nếu kết hợp các điều kiện
khác chẳng hạn như chứng viêm đường mật xơ hóa
( Sclerosing cholanggitis), hoặc kích thước polyp to lên một
cách nhanh chóng thì những polyp này có nguy cơ ác tính
cao(kích thước của khối u tăng lên rất hiếm khi lành tính), do
đó vẫn phải theo dõi tìm kiếm những dấu hiệu thay đổi trong
polyp túi mật khi nó được xem là lành tính. Điều này cón thể
thực hiện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn siêu âm mỗi 3 tháng
hoặc các phương tiện chẩn đoán hình ảnh khác. Một số ít
polyp túi mật khác là polyp tuyến tương tự như polyp đại
tràng điển Bạch biến hình có đường kính lớn hơn 10 mm có
thể tiến triển đến ung thư, đặc biệt là ở những người có
polyp mà đường kính lớn hơn 15 mm thì khả năng gây ra
một nguy cơ ác tính rất cao( tỷ lệ 50-70% có chứa các tế bào
ung thư),polyp càng lớn thì nguy cơ ác tính càng cao. Những
dấu hiệu gợi ý polyp ác tính là: -Kích thước polyp lớn hơn
10 mm -Polyp có chân rộng -Hình không đều đặn -Phát triển
nhanh Các dấu Rụng tóc hiệu và triệu chứng của polyp túi
mật Hãy đến với chuyên mục Sức Khỏe của website
Suckhoe 4u.Com để tìm hiểu những bí quyết Ăn ngon, ăn
chuẩn, tham khảo những bệnh thường gặp trong cuộc sống
và những bài thuốc hay rất hữu hiệu cho mọi người. Hầu hết
polyp túi mật không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Polyp túi
mật thường được phát hiện một cách tình cờ khi kiểm tra
vùng bụng bằng siêu âm trong các đợt kiểm tra sức khỏe
định kỳ hay bệnh vì một nguyên nhân nào khác. Một số ít
trường hợp có thể gây ra cơn đau quặn mật. Đây là cơn đau
thường do sỏi mật kết hợp với polyp túi mật hoặc là những
polyp lớn ( trên 10 mm) gây ra sự co thắt túi mật.Cơn đau

này xảy ra phía trên bên phải của bụng( còn gọi là vùng hạ
sườn phải ), đau âm ỉ, hoặc đau lói hoặc đau từng cơn và đau
sau một bữa ăn thịnh soạn có nhiều dầu mỡ, trứng …Nếu
đau dữ dội,có nhiều khả năng là một triệu chứng của sỏi mật
Chẩn đoán polyp túi mật Chẩn đoán polyp túi mật thường
được thực hiện bằng siêu âm. Trên siêu âm ở những bệnh
nhân nhịn ăn uống,hình ảnh polyp túi mật sẽ được nhìn thấy
rất rõ và có thể đo được kích thước của
chúng một cách dễ dàng, sau khi ăn no thì rất khó quan sát vì
lúc này túi mật teo nhỏ. Chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc
Positron emission tomography (PET). Những thử nghiệm
này có thể được sử dụng để giám sát, theo dõi các polyp túi
mật nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu thay đổi bất kỳ
đáng ngờ nào có thể chỉ ra ung thư túi mật. ( Lưu ý: Các thử
nghiệm này cần chỉ định của bác sĩ và chi phí thường khá
cao, do đó người bệnh không nên tự ý thực hiện hoặc “yêu
cầu” bác sĩ trong những trường hợp không có chỉ định) Kỹ
thuật nội soi siêu âm có thể trở thành tiêu chuẩn chẩn đoán
trong tương lai gần để xác định cấu trúc mô học của polyp
túi mật.Các nghiên cứu gần đây cho thấy có một sự tương
tác giữa các đặc điểm siêu âm nội soi và cấu trúc mô học của
polyp túi mật. Điều trị Trước khi đi sâu vào các chi tiết của
việc điều trị polyp túi mật, điều đầu tiên chúng ta nên hiểu
rằng polyp túi Hắc lào mật thường lành tính nhưng cũng có
thể là ung thư. Túi mật là một bộ phận của hệ thống đường
mật ở ngoài gan, có chức năng dự trữ và cô đặc mật đóng
vai trò quan trọng trong việc điều hòa bài tiết mật để giúp
tiêu hóa thức ăn, do đó muốm cắt bỏ túi mật phải đúng chỉ
định ( polyp có đường kính trên 10 mm, có hình ảnh gợi ý ác
tính, phát triển nhanh sau 03 tháng theo dõi). Có rất nhiều

tranh cải trong việc điều trị một bệnh nhân không có triệu
chứng được phát hiện có một polyp túi mật. Cho nên sau khi
nhận được một chẩn đoán polyp túi mật, có một số điều mà
bạn nên thực hiện là có thể chung sống hòa bình với polyp
túi mật nếu kích thước polyp túi mật dưới 10 mm. Nhưng
phải theo dõi thường xuyên bằng cách làm các xét nghiệm
chẩn đoán và siêu âm kiểm tra 3-6 tháng. Trong hầu hết
trường hợp, không cần điều trị polyp túi mật. Phẫu thuật điều
trị polyp túi mật có nghĩa là cắt bỏ túi mật thường được thực
hiện chỉ khi bệnh nhân có polyp túi mật lớn hơn 10 mm hoặc
vừa có sỏi vừa có polyp, hoặc polyp gây ra cơn đau do co
thắt túi mật, đặc biệt là các polyp phát triển nhanh hoặc xuất
hiện những dấu hiệu nghi ngờ ác tính.
Bs Nguyễn Đức
Thành.
Polyp túi mật ảnh
hưởng đến cơ thể
như thế nào?
Polyp túi mật còn gọi là u nhú niêm mạc tuyến mật, là một
dạng tổn thương dạng u hoặc giả u phát triển trên bề mặt
niêm mạc túi mật. Đây là một bệnh khá phổ biến, có thể xuất
hiện ở mọi lứa tuổi và không có sự khác biệt đáng kể về tỷ lệ
mắc giữa nam và nữ.
Hình thái tổn thương
Polyp túi mật là thuật ngữ chuyên môn y học để mô tả các
hình thái tổ chức xuất phát từ thành túi mật phát triển lồi vào
trong lòng túi mật. Các hình thái tổ chức có bản chất cấu trúc
khác nhau, có thể là lành tính (không phải ung thư) hoặc
không lành tính (ung thư). Polyp túi mật lành tính chiếm
khoảng 92% các trường hợp, gồm có hai loại: u thật như

adenome (u tuyến), leiomyome (u cơ), lipome (u mỡ) u giả
như cholesterol polyp (u cholesterol), andenomyomatosis (u
cơ tuyến), viêm giả u Polyp túi mật ác tính chiếm khoảng
8%, gồm có adenocarcinome (ung thư tuyến), mealanome (u
sắc tố), di căn ung thư Số lượng và kích thước của polyp
túi mật cũng khá đa dạng, nhưng thường gặp nhất là có một
polyp trong túi mật với kích thước nhỏ hơn 10 mm. Một số
người có thể có nhiều polyp trong túi mật hoặc kích thước
polyp lên đến 20-40 mm, hay vừa có polyp vừa có sỏi túi
mật. Tuy vậy trên thực tế, polyp túi mật chủ yếu gặp ở người
trưởng thành, rất hiếm gặp ở trẻ em. Tỷ lệ polyp túi mật
trong cộng đồng dao động từ 0,03% đến 9%. Nếu so với sỏi
túi mật thì polyp túi mật ít gặp hơn sỏi túi mật, hay gặp ở
phụ nữ độ tuổi từ 30-50.
Vị trí túi mật trong hệ tiêu hóa.
Yếu tố nào thuận lợi cho polyp túi mật xuất hiện?
Rất nhiều các yếu tố thuận lợi đối với việc hình thành polyp
túi mật được quan tâm tìm hiểu như: chức năng gan mật,
nồng độ đường máu, nồng độ mỡ máu, béo phì, thói quen ăn
uống, nhiễm virut viêm gan…, nhưng trên thực tế chưa tìm
thấy minh chứng cụ thể mối tương quan giữa các yếu tố đó
với sự hình thành polyp túi mật. Đa phần các trường hợp
polyp túi mật không có biểu hiện triệu chứng và được phát
hiện tình cờ trong đợt khám sức khỏe định kỳ hay đi khám vì
các lý do khác. Chỉ khoảng 6-7% bệnh nhân polyp túi mật có
biểu hiện triệu chứng, thường gặp nhất là đau tức dưới sườn
phải hay đau vùng trên rốn, một số ít có biểu hiện buồn nôn
– nôn, ăn chậm tiêu và co cứng nhẹ vùng dưới sườn phải.
Triệu chứng thường gặp là đau ở dưới sườn giống như bệnh
lý sỏi túi mật, nhưng khác với sỏi túi mật ở chỗ, polyp túi

mật ít khi có biểu hiện cấp tính do viêm hay những biến
chứng của sỏi gây ra như viêm đường mật, tắc mật. Vì vậy
chẩn đoán chủ yếu dựa vào các thăm dò cận lâm sàng. Hiện
nay với sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình
ảnh: siêu âm, siêu âm nội soi, chụp cắt lớp vi tính (CT scan),
chụp cộng hưởng từ hạt nhân (MRI) đã giúp ích rất nhiều
cho chẩn đoán polyp túi mật. Trong các thăm dò chẩn đoán
phổ biến trên thế giới nêu ở trên thì siêu âm vẫn là phương
pháp được lựa chọn chính. Trên siêu âm có thể phát hiện
thấy hình ảnh tăng âm bám trên bề mặt túi mật, không có
bóng cản và không thay đổi theo tư thế người bệnh, đây là
dấu hiệu để phân biệt với sỏi túi mật. Mặc dù có độ nhạy và
độ đặc hiệu khá cao, nhưng siêu âm không thể phân biệt
được là polyp lành tính hay ác tính để có chỉ định điều trị
phẫu thuật. Các phương pháp khác cũng được sử dụng như

×