Tài Liệu Thuyết Minh Du Lịch Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt
Bài Thuyết Minh Tuyến Phan Rang - Nha Trang - Đà Lạt
Thuyết Minh Theo Tuyến Từ Tp.HCM->Nha Trang
Địa phận Tp.HCM:
Trên mảnh đất mà ngày nay có Tp.HCM, từ đầu TK XVII
đã có những người nông dân Việt Nam đến và khai phá
rừng mở mang đồng ruộng. Họ là những người nông
dân lao động không chịu đựng nổi sự áp bức, bóc lột
của bọn phong kiến Trịnh – Nguyễn vì thế mà họ lần
theo bờ biển Đông hoặc bằng những chiếc ghe bầu
cưỡi đầu ngọn sông đi tìm đất sống tự do
Cái tên Đồng Nai – Bến Nghé phản ánh rất đúng hiện
thực rất chân chất và thơ mộng cũng ra đời từ đấy.
Mảnh đất Bến Nghé này trãi qua gần 400 năm lịch sử
đã mang rất nhiều tên khác nhau để rồi ngày nay được
mang tên Hồ Chí Minh – người anh hùng đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam
Từ đầu TK XVII đến năm 1688 là Bến Nghé
Từ 1688 là phiên trấn Dinh
Năm 1698 là Tân Bình huyện
Năm 1775 là Gia Định thành
Năm 1790 là Gia Định kinh
Năm 1802 là Gia Định trấn
Năm 1809 là Gia Định thành, thủ phủ của tổng trấn Phiên An.
Từ năm 1976 sau khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Quốc Hội
chính thức lấy tên là TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7
km2; Dân số 5.554. 850 người (năm 2003), Là Thành Phố lớn và
đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh
doanh và là một trong những thành phố đang phát phát triển khá
sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Gồm 20 quận và 5 huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận,
Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
Lịch sử hình thành nên khu vực này trải dài hơn 300 năm với biết bao thăng trầm.
Ngày xưa đây là 2 huyện của xứ “ Sài – Côn “, vào năm 1698 Chưởng Binh Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã
xây thành dinh Trấn Biên tại xứ Đông Phố, dinh Phiên Trấn tại xứ Sài – Côn và lấy vùng đất mới dẹp loạn và
đặt tên là huyện Tân Bình (nghĩa là mới bình loạn). Việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất
mới phương Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền văn hiến lâu
đời. Chính vì vậy Sài Gòn – Gia Định suốt mấy thế kỉ qua đã đứng
vững trước bao thử thách và phát triển ngày càng nhanh chóng.
Sài Gòn ra đời vào lúc chế độ phong kiến suy vong, giai cấp thống
trị không còn tiêu biểu cho truyền thống cao quý của dân tộc.
Song những người lao động, trước hết là những người nông dân,
tụ hội từ 4 phương đến Sài Gòn vẫn mang trong mình dòng máu
“Con Rồng Cháu Tiên”, vẫn giữ gìn truyền thống đoàn kết dân tộc
và thống nhất quốc gia. Chính vì vậy trải qua ba thế kỷ đầy biến
động và hào hùng, từ khi còn là mảnh đất hoang sơ cho đến khi
hình thành một đơn vị hành chính, một trung tâm kinh tế văn hoá
của cả nước; Sài Gòn luôn là mảnh đất yêu dấu trong lòng mỗi
người dân Việt Nam.
*Tọa lạc trên vùng đất Đông Nam Bộ, Sài Gòn ở vào vị trí có ưu thế lớn:
-Phía Tây là bình nguyên bát ngát – vựa lúa cả nước, với những kênh rạch đủ sâu cho mọi loại thuyền.
-Phía Đông là cảng biển lí tưởng cho sự giao lưu thế giới. Khí hậu nóng ẩm, song lại ít thiên tai, sản vật phong
phú: lúa gạo, trái cây 4 mùa, sản phẩm rừng biển cùng cùng với sức lao động dồi dào và con người dũng cảm,
cần cù, nhân hậu Sài Gòn đã sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế và thương mại có sức cuốn hút lớn.
Khi bị ngoại xâm, không cam chịu mất nước, nhân dân Sài Gòn – Gia Định đã nhất tề đứng lên. Lịch sử đã ghi
nhận tinh thần yêu nước nồng nàn và ý thức trách nhiệm cao cả của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn –
Gia Định nói riêng trước vận mệnh dân tộc.
Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy
Mùa xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặc mới cho sự hòa bình và ấm no của dân tộc Việt Nam.
Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976.
Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng
khá cao và ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước.
Hiện nay, Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước , thu hút hàng năm 70% lượng khách quốc tế đến
Việt Nam .
Ngã Tư Hàng Xanh: Đây là một trong những giao lộ quan trọng và là cửa ngõ ra vào thành phố với lưu lượng
hơn 20.000 lượt xe qua lại trong một giờ. Cho nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trong giờ cao điểm. Trước
tình hình này UBND TP.Hồ Chí Minh đã xem xét dự án xây dựng giao lộ này với kinh phí xây dựng 15,6 tỉ
đồng. Tên gọi Hàng Xanh bởi ngày xưa khu vực này có rất nhiều cây Sanh (một loại cây gỗ cùng họ với cây Si)
đọc chạy nên có tên là Hàng Xanh. Người dân ở đây quen gọi là Ngã 4 Hàng Xanh.
Khu Du Lịch Văn Thánh: Cầu Văn Thánh bắt qua rạch Văn Thánh đổ ra rạch Thị Nghè rồi sau đó đổ ra sông
Sài Gòn. Phía bên tay phải là khu du lịch Văn Thánh một trong những nơi du lịch,vui chơi giải trí của thành
phố, được xây vào năm 1988. đây là một cù lao nhỏ (khoảng 7ha) trước những năm 1975 còn được gọi là cù
lao Bảy Mẫu. Theo sáng kiến của các nhà hoạt động văn hóa quận Bình Thạnh, cù lao Bảy Mẫu đã được đầu tư
xây dựng thành khu du lịch Văn Thánh. Hàng năm vào ngày 5-1 âm lịch nơi đây thường tổ chức lễ hội mừng
chiến thắng của vua Quang Trung (Ký Dậu 1789)và cuộc thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh, người mẫu. Tên
gọi là Văn Thánh vì năm 1824(Minh Mạng đời thứ 5) ở khu vực này có xây dựng ngôi Văn-Miếu thờ đức
Khổng Tử nên người dân gọi là khu Văn Tử dụng hánh nhưng trong thời Pháp miếu thờ này đã bị phá hủy và
hiện nay không còn nữa.
Bến Xe Văn Thánh: Bến xe Văn Thánh là một trong những bến xe lớn có từ lâu đời ở khu vực này. Từ đây có
thể đi Biên Hòa-Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung. Khoảng cuối năm 1996 bến xe được dời sang bến xe
Miền Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc, nếu để bến xe ở khu vực này dễ gây ách tắt giao
thông.
Khu Tân Cảng: Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gòn phía hạ lưu quận Bình Thạnh. Cảng này được
Mỹ xây dựng vào năm 1965, được xem là Hải Cảng Quân Sự lớn của Mĩ-Ngụy nhằm cung cấp vũ khí và đạn
dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng thì đây là khu vực do hải quân Việt Nam kiểm
sóat. Trong thời kinh tế thị trường (1990) khu Tân Cảng được chia thành 2 khu vực: khu vực kinh tế (cho tàu
xuất nhập hàng hóa và kho để các Container). Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống chúng ta có thể thấy rất nhiều
Container xếp chồng lên nhau trong một khu vực lớn. Hiện cảng là trung tâm sửa chữa và tiếp tế hàng hóa
chính của nền quân sự Việt Nam.
Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục hải quan Việt Nam, là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay, đã trải qua trên 100
năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế từ năm 1992. Hiện nay cảng còn tiếp tục thu hút
đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Điều kiện tự nhiên của cảng Sài Gòn khá thuận lợi
cho một cảng biển với độ dốc luồng 85 km từ Vũng Tàu với mức nước bình quân 11 m, thấp nhất là 9,7 m và
cao nhất là 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 DWT, dài 230m trong khoảng thời gian 6 ->
15 giờ/ngày.
Khu Thanh Đa: Cư xá Thanh Đa gồm 29 lô chiếm diện tích 36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho
công nhân viên chức
Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cháo vịt… ngoài ra ở đây còn nổi tiếng với
Khu Du Lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt động vui chơi trên đoạn sông Sài Gòn.
Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như: lướt ván trên sông, câu cá giải trí, du thuyền
trên sông…hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè cho thiếu nhi toàn thành phố.
Cầu Sài Gòn: Cầu Sài Gòn được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964, cầu dài 987,2 m, rộng
16m, dài 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành phố. Cầu do hãng
C.E.C ( Captital Engineering Cooperation) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi công xây dựng bắt qua sông Sài Gòn,
kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ, sông Sài Gòn bắt nguồn từ Sông Bé(Sông Mê Kông) chảy qua Củ Chi,
Thanh Đa, Nhà Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua sông Soài Rạp.
Năm 1998, ta liên minh với Pháp xây dựng, sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực đồng thời mở rộng từ
16m thành 25m với tải trọng 45 tấn. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa bắc song hành với cây cầu
cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn. Cầu Sài Gòn là ranh giới giữa đường Điện Biên Phủ và xa lộ Hà Nội.
Sông Sài Gòn dài 220 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng. Một đoạn của con sông này là ranh giới tự
nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Một phần đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau khi chảy qua Bến Cát sông lại
nhập chung với sông Đồng Nai và đổ ra cửa biển Gành Rái.
Xa lộ Biên Hòa: Xa lộ Biên Hòa dài 31 km, rộng 21m được xây dựng từ năm 1956->1961 do Mỹ viện trợ. Xa
lộ Biên Hòa nối liền từ cầu Điện Biên Phủ(trước đây là cầu Phan Thanh Giản) đến ngã ba Tam Hiệp ( Hố Nai)
theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa Kỳ đã cắt giảm kinh
phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với 2 làn xe. Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường
này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất gặp sự cố. Đến năm 1971 chính
quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là 1 đường băng tuyệt vời cho quân giải phóng tấn công Sài Gòn
nên đã cho xây dựng 1 con lươn chạy dọc theo xa lộ. Tuy vậy xét về mặt giao thông vận tải thì đây là một điều
kiện tốt nhằm giúp cho giao thông trên xa lộ được an toàn hơn.
Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hòa đổi tên là xa lộ Hà Nội. Năm 1998,
cùng với dự án khôi phục QL 1A, xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở rộng, bàn giao lại cho chính phủ
Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Đây là con đường quan trọng về kinh tế, quân sự nối liền miền Bắc và Sài
Gòn.
Ngã ba Cát Lái: Nằm trong xa lộ cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Vũng Tàu với chiều dài 96,6 km và chiều rộng 23m,
tổng dụ án dự kiến là 645 triệu USD dược thực hiện bởi liên doanh Anh và Việt Nam, xa lộ cao tốc này sẽ
được thiết kế với 4 làn xe và bắt qua cấu Đồng Nai mới.
Cầu Rạch Chiếc.: Đọan đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2, cầu Rạch Chiếc đến
cầu Đồng Nai thuộc Quận 9 và Quận Thủ Đức.cầu Rạch Chiếc được xây dựng từ năm 1960. Đây là cửa ngõ
quan trọng về quân sự của chính quyền Sài Gòn, cầu dài 184m, rộng 8,5m. Vào 27/4/1975 tại chân cầu đã
xảy ra 5 cuộc giao tranh ác liệt giữa quân giải phóng và quân Việt Nam Cộng Hòa, sở dĩ cầu có tên Rạch Chiếc
là do khi làm cầu này ở sông có loại rau chiếc nên được gọi là cầu Rạch Chiếc.
Quận Thủ Đức- Lâm Viên Thủ Đức: Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha.
Vào ngày 4-4-1997 để mở rộng trung tâm nội thành ra , UBND thành phố quyết định thành lập 5 quận mới.
Trong đó Thủ Đức được tách ra thành 3 quận ngoại thành: quận 2,quận 9 và quận Thủ Đức. Xét về tiềm năng
kinh tế tại khu vực Thủ Đức này phát triển rất nhiều cơ sở đầu tư của nước ngoài; món ăn đặc sản ở đây là
nem Thủ Đức.
Lâm viên Thủ Đức:vào ngày 22-4-1992 được phép của Uy Ban Hợp Tác Đầu Tư Nhà Nước bởi 4 công ty: Lâm
Viên Thủ Đức, Du Lịch Thành Phố, Liksin và công ty Đài Loan Liên Doanh xây dựng tại đây sân Golf 36 lỗ đạt
tiêu chuẩn quốc tế và một khách sạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những công trình phụ như: sân quần
vợt, hồ bơi, sân chơi trẻ em…với tổng kinh phí 7 triệu USD hoàn thành năm 1996. Khi bắt đầu xây dựng thì
đã có nhiều nguồn dư luận nhưng sau đó có kết luận của Thủ Tướng Chính Phủ sân Golf mới đi vào xây dựng
yên ổn. Hiện nay sân tập đánh Golf đã hình thành và thẻ hội viên thường trực của Golf là 5.000 USD/người.
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên: Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1969 đến 1964
nhằm cung cấp xi măng cho các tỉnh thành phố. Vị trí nhà máy rất thuận tiện cho việc chuyển nguyên liệu từ
nhà máy xi măng Kiên Lương ở Hà Tiên về đây bằng đường bộ lẫn đường thủy. Do nguồn nguyên liệu chủ
yếu được khai thác từ Hà Tiên nên gọi là xi măng Hà Tiên. Đến cuối năm 1994 nhà máy Hà Tiên đổi thành
Công Ty xi măng Hà Tiên 1. Sản lượng hiện nay hơn 2 triệu tấn/năm.
Xa Lộ Đại Hàn: Xa Lộ Đại Hàn dài 40 km, rộng 24 m bao bọc vòng quanh thành phố kết thúc tại ngã 3 An Lạc-
Bình Chánh. Xa lộ được xây dựng vào năm 1963 dưới sự viện trợ của Mĩ với mục đích giải tỏa lưu lượng xe cộ
từ các tỉnh phía Bắc vào Nam tạo thành vòng đai bảo vệ thành phố, cản bước tiến quân của bộ đội chủ lực và
du kích tràn vào Sài Gòn. Xa lộ này có tác dụng lớn về quân sự,lẫn kinh tế, nối các tỉnh miền Đông với các tỉnh
miền Tây Nam Bộ mà không phải qua thành phố. Xa lộ Đại Hàn do một công ty Đại Hàn xây dựng nên nó có
tên là xa lộ Đại Hàn.
Suối Tiên Thủ Đức: Lâm trại Suối Tiên cách trung TP. Hồ Chí Minh 19 km thuộc xã Tân Phú huyện Thủ Đức,
cách Xa Lộ Hà Nội khoảng 100 m, nơi đây có một dòng suối thiên nhiên lâu đời uốn lượn qua những cụm
rừng nguyên sinh và đổ dòng qua 6 ngọn đồi, tạo thành 6 ngọn thác nhỏ. Suối chảy qua các tỉnh Đồng Nai,
Sông Bé và hạ nguồn chảy qua Lâm Trại dài 1.200m, như một dải lụa trắng. Mùa xuân hoa mai vàng nở rộ dọc
theo triền suối. Trước vẻ đẹp thơ mộng và quyến rủ ấy người dân ở đây không ngần ngại đặt tên là Suối Tiên.
Thánh 6-1993 đồ án quy họach được văn phòng kiến trúc sư trưởng phê duyệt và UBND thành phố cho phép
thực hiện theo quy họach Lâm Trại Suối Tiên trên diện tích 120 ha với vốn đầu tư bước đầu là 50 tỉ đồng cho
các công trình vui chơi tham quan trên diện tích 20 ha.
Đến với Suối Tiên quý khách sẽ được tận hưởng những giây phút thoải mái không khí trong lành cùng với
thiên nhiên và đặc biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồng được xây dựng theo truyền thuyết “con
rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam, dài 400 m được đúc bằng bêtông. Trong tương lai một phần của sở thú sẽ
được chuyển ra đây.
Nghĩa trang Thành phố.: Nghĩa trang Thành Phố là nơi quy tụ mộ anh hùng liệt sĩ, đã hy sinh trong 3 cuộc
kháng chiến chống Pháp, Mỹ và Campuchia. Nghĩa trang này rộng 3 ha gồm hơn 12.000 ngôi mộ được sắp
xếp xung quanh đài tưởng niệm “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” . Công trình được xây dựng năm 1984 và hoàn
thành vào 4-1987.
Cầu Đồng Nai: Cầu Đồng Nai được xây dựng vào năm 1959-1961 do hãng C.E.C thiết kế và hãng Joushin
Deake thi công, cầu dài 454 m, rộng 16 mét, trọng tải 25 tấn, gồm 27 nhịp được bắt qua con sông Đồng Nai,
con sông quan trọng của tỉnh Đa Nhim-Đa Dung có nguồn gốc từ cao nguyên Lâm Viên(Lang Bian) ở độ cao
1776 m đổ về, chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó kết hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái.
Sông Đồng Nai :Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông này chỉ gặp nhau ở
ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống sông lớn thứ ba
trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long. Chiều dài sông chính là 635 km, diện tích toàn khu
vực là 44100 km2 phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần ở Tây Nam Bộ và
Campuchia. Hệ thống sông Đồng Nai và Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỉ m3/năm. Thủy chế
tương đối đơn giản vì chỉ có một mùa mưa và một mùa cạn. Sông Đồng Nai có giá trị cả về giao thông, sinh
hoạt, nông nghiệp và thủy điện.
Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dòng lịch sử, năm 1679, khi triều Minh
Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình trong nhóm bài Thanh phục Minh
đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó có một nhóm do Trần Thường Xuyên làm thủ
lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố. Năm
1698, thừa lệnh của Chúa Nguyển, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên
bình nên đã dừng chân tại đây. Ông đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai
huyện đầu tiên là Phước Long và Tân Bình. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí Minh
và tỉnh Đồng Nai.
Tỉnh Đồng Nai: Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có diện
tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông
Nam Bộ.
Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030 người, mật độ dân số: 365 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là 1,22%.
Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa
của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh
Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với các vùng sau:
Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua như quốc
lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã
tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai
trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Lịch Sử Hình Thành
Cuối thế kỷ XVI, vùng đất Đồng Nai vẫn còn hoang dã, chưa được khai phá, người dân bản địa gồm các dân
tộc Stiêng, Mạ, Kơ ho, M'nông, Chơ ro và một vài sóc người Khơ me sinh sống. Dân ít, sống thưa thớt, kỹ thuật
sản xuất thô sơ, trình độ xã hội còn thấp. Cuộc chiến tranh của họ Trịnh và họ Nguyễn ở miền Trung và Bắc
Việt Nam làm cho dân chúng khổ sở, điêu đứng và tạo ra một làn sóng di cư của người dân miền Thuận
Quảng vào Đồng Nai tìm đất sống. Bản tính cần cù, chịu khó, lưu dân người Việt đã cùng với người bản địa
chung sức khai phá đất đai để sản xuất nông nghiệp. Dần dà, rừng rậm hoang vu đã trở thành những cánh
đồng lúa và hoa màu tươi tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm
không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần
phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng
đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay).
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược
vùng đất Đồng Nai (là cả Nam Bộ bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện
Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra,
Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập
nghiệp và phát triển kinh tế. Người Hoa theo Trần Thượng Xuyên đầu tiên định cư ở Bến Gỗ, nhưng thấy Cù
lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán, họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ
đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao
dịch quốc tế của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay).
Theo ông Vương Hồng Sển, thời chúa Nguyễn một số người Trung Quốc không theo nhà Thanh mà di dân
sang Việt Nam, xuống đây khai khẩn đất hoang để sinh sống. Họ lập ra Nông Nại Đại Phố, về sau đọc trại
thành Đồng Nai.
Đồng Nai là vùng đất con người cư trú rất sớm, những di chỉ khảo cổ ở Hang Gòn, Cầu Sắt có các công cụ bằng
đá của người tiền sử, ở Dốc Chùa có những khuôn đúc đồng cách đây 3000 năm. Vùng Bà Rịa của tỉnh Đồng
Nai cũng là nơi người Việt vào khai phá đất hoang sớm nhất trong cả Nam Bộ.
Năm 1679, một nhóm người Hoa đã đến cư trú cùng người Việt tại vùng Biên Hòa và lập nên khu vực chợ
búa quan trọng nhất Nam Bộ trong thế kỷ 18-Cù Lao Phố. Sử sách ghi lại, nơi đây xưa kia là khu chợ sầm uất
với phố xá mái ngói tường vôi, lầu cao, quán rộng dọc theo suốt bờ sông. Thuyền buôn của các nước đền đây
buôn bán tấp nập. Đến khoảng 1776-1777 trong cuộc chiến giữa Tây Sơn và họ Nguyễn, Cù Lao Phố bị tàn
phá và suy sụp hẳn. Thương gia ở đây về vùng Sài Gòn lập nên Chợ Lớn ngày nay. Cù Lao Phố ngày nay thuộc
địa phận của xã Hiệp Hòa trong thành phố Biên Hòa.
Tỉnh lỵ là thành phố Biên Hòa. Người Kinh chiếm vị thế ưu thế, bên cạnh đó còn có các dân tộc khác như Mạ,
Khơ-Mú, Tày, Nùng. Thái… Ưu thế là cây nông nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, mía, đậu phộng, đậu tương,
thuốc lá.Đặc sản nơi đây là bưởi: bưởi Tân Triều, bưởi Đường Núm, bưởi thanh, bưởi Xiêm…nhưng thường
gọi chung là bưởi Biên Hòa. Diện tích cây cao su đứng thứ hai cả nước sau Bình Phước. Tiểu thủ công nghiệp
nổi tiếng với nghề làm gốm, tạc tượng. Sau hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhân dân Đồng Nai đã cố
gắng tập trung khôi phục lại những gì chiến tranh đã lấy đi, đồng thời xây dựng và phát triển những cái mới
mẻ để sánh vai kịp cùng với thành phố Hồ Chí Minh.
Khu Công Nghiệp Biên Hòa: Đồng Nai là tỉnh có ngành công nghiệp phát triển,toàn tỉnh có 120 công ty nhà
máy với 72000 lao động. Riêng khu công nghiệp Biên Hòa là trung tâm công nghiệp lớn nhất tỉnh được bao
bọc một bên là sông Đồng Nai, một bên là xa lộ Hà Nội và một bên là tỉnh lộ 51 rất thuận tiện cho việc thông
thương cả về đường thủy và đường bộ.
Khu công nghiệp Biên Hòa 1 được thành lập từ 1963 với tên gọi là khu kỹ nghệ Biên Hòa, với tổng diện tích
theo quy hoạch ban đầu là 511 ha. Theo các tài liệu để lại, ý đồ của chính quyền Sài Gòn lúc đó là xây dựng
một khu công nghiệp tập trung với định hướng ưu tiên bố trí các nhà máy, xí nghiệp sử dụng nông phẩm và
nguyên liệu trong vùng, sản xuất hàng tiêu dùng và các cơ sở dịch vụ để giải tỏa dần các nhà máy, xí nghiệp
khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn với định hướng ban đầu là thiên về công nghiệp chế biến và công nghiệp nhẹ. Sau
khi được tiếp quản, khu kỹ nghệ có 95 xí nghiệp. Cơ cấu 95 xí nghiệp phân thành các nghành như: công
nghiệp nặng(điện, luyện kim, cơ khí) có 10 xí nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng có 68 xí nghiệp, công
nghiệp vật liệu kiến trúc xây dựng 12 xí nghiệp.
Khu Thiên Chúa Giáo Hố Nai: Khu Thiên Chúa giáo Hố Nai cách trung tâm thành phố Biên Hòa 3 km về phía
Đông Bắc, nằm trên giải đất dài 12 km với nhiều nhà thờ rải rác hai bên quốc lộ 1. Trước năm 1954, khu đất
còn là rừng hoang thuộc địa phận xã Bình Phước, huyện Đức Tu tỉnh Biên Hòa; năm 1954 có hơn 40.000
đồng bào theo đạo thiên chúa giáo thuộc 25 xứ đạo tư nhiều tỉnh trên miền Bắc, đặc biệt là tỉnh Hà Nam Ninh
cũ, đã di cư vào đây, lập trại định cư theo sự bố trí của chính quyền Ngô Đình Diệm. Tháng 8-1956 Ngô Đình
Diệm ra sắc lệnh gọi trại định cư này là Hố Nai, xã có diện tích 2090 ha, trụ sở cách trung tâm thành phố Biên
Hòa 10 km, cư dân ở đây tuyệt đại đa số là người Việt chỉ có rất ít là người Nùng. Hiện nay xã Hố Nai đã trở
thành một khu dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế phong phú với dân số lên đến 100.000 người, nhiều cơ
sở tôn giáo và y tế giáo dục được xây dựng, xã có gần 30 nhà thờ, 28 trường học, 1 bệnh viện và các cơ sở từ
thiện của khu vực. Sau năm 1975 xã Hố Nai được chia thành 4 khu: Hố Nai 1,2,3 và 4 thuộc huyện Thống
Nhất-Đồng Nai. Ngày nay Hố Nai là một trong những trọng điểm sản xuất dịch vụ đang phát triển mạnh của
miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chế biến gỗ phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ.
Ngã Ba Dầu Giây: Ngã Ba Dầu Giây là điểm giao nhau giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí
Minh 67 km. Sở dĩ có tên là Dầu Giây là vì vào năm 1954 thi người Bắc di cư vào đây họ mang một số trầu dây
leo. Nhưng họ không phát âm được chữ “trầu” mà phát âm là chữ “dầu” do đó mới có tên là Dầu Giây. Có giải
thích cho rằng: ngày xưa ở đây có một cây dầu thật to có nhiều dây leo bám chằng chịt. Đặc biệt quanh vùng
chỉ có dây dầu này là to nhất nên địa phương mới đặt tên nơi đây thành một địa danh: Dâu Giây và do ở đây
là ngã 3 nên mới gọi là Ngã 3 Dầu Giây.
Đèo Mẹ Bồng Con: Đèo Mẹ Bồng Con là ngọn đèo đầu tiên trên con đường Bắc Nam, cách Ngã 3 Dầu Giây
khoảng 4 km theo quốc lộ 1A, ở khu vực này gồm 1 con dốc lớn và và một dốc nhỏ. Trước đây người ta kể
rằng: có một người phụ nữ mang thai, khi qua khu vực này thì chẳng may gặp tai nạn chết và đêm đêm người
dân ở đây kể lại rằng thường nghe tiếng người phụ nữ bồng đứa con hay qua lại khu này than khóc oan ức,
nên người ta đã đặt tên cho khu vực này là Đèo Mẹ Bồng Con.
Thủy điện Trị An: Trị An là thác nước cuối cùng trên con sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Với
sự giúp đỡ của Liên Xô và sự đóng góp công sức của cả nước, công trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy điện
Hòa Bình trên sông Đà đã khởi công xây dựng năm 1983. Đập chính chắn ngang sông Đồng Nai được xây
dựng phía thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên hồ rộng 232 km2 chứa 3 tỷ m3 nước. Nước từ hồ chính đưa
qua hồ phụ rồi chảy qua nhà máy làm quay, 4 tổ máy có công suất tổng cộng 400 MW. Sản lượng điện hàng
năm đạt 1,7 tỷ kv/h.
Cây Cao Su: Cây Cao Su có tên khoa học là Hevèa, nguồn gốc ở Nam Mỹ mọc theo dòng sông Amazon(chảy từ
Pêru qua Braxin và đổ về Đại Tây Dương). Thổ dân Mainás dùng một thứ nhựa trắng của cây bôi lên quần áo
để chống ẩm và mưa, họ còn dùng nó để tạo ra những viên bi, quả bóng vui chơi trong những dịp lễ hội và họ
gọi thứ nhựa này là Caoutchouk có nghĩa là nước mắt của cây và người Pháp đã phiên dịch ra thành cao su.
Năm 1877 các nhà khoa học Pháp đã đưa giống cây cao su từ Philippines về trồng tại vườn thực vật Sài Gòn
và một số nơi khác. Do không hợp cây cao su chết hết
Năm 1905 Raoult đem một số cây ở Jakarta về trồng ở vùng đất Bazan. Bác sĩ Yerin cũng nhận được một số
cây và đem về trồng ở Suối Dầu và chính từ đây cây này là hạt nhân đã tạo ra các nông trường cao su ở nước
ta. Chính phủ bảo hộ Pháp đã tìm những nơi đất thích hợp để lập đồn điền cao su. Tuổi thọ cây từ 20->30
tuổi.
Cây thanh long: Cây thanh long có tên tiếng Anh là Ritahaya hay còn gọi là Dragon Fruit thuộc họ xương
rồng ở Việt Nam từ lâu, nhưng mới được đưa lên thành hàng hóa trong vài năm gần đây, Việt Nam hiện nay
là nước duy nhất ở Đông Nam Á có trồng Thanh Long tương đối tập chung nên quy mô thương mại với diện
tích ước tính khoảng 2.000 ha trong đó Bình Thuận chiếm 1.000 ha. Cây Thanh Long là cây có nguồn gốc
nhiệt đới, chịu hạn giỏi nên được trồng ở những vùng nóng. Đặc biệt cây Thanh Long có hiện tượng rụng nụ,
khi số lượng nụ trên cành nhiều sau khi xuất hiện từ 5->7 ngày thì nụ không phát triển vàng rối rụng. Tỷ lệ
rụng từ 10->20%, đặc biệt nhất ở cây này có vòng chín 3 lần. Từ xanh sang đỏ, từ đỏ sang xanh, từ xanh sang
đỏ sậm đến lần chín thứ 3 là lần chín cuối cùng và là lần ngon nhất của trái Thanh Long nhưng làm vậy cây sẽ
mất sức nên nhà vườn chỉ để chín lần 2 là bán ra thị trường. Hiện nay trái thanh long còn được xuất khẩu
sang các thị trường các nước như: Đài Loan, Singapore,HongKong, Nhật Bản…. Và các nước Châu Au.
Bình Thuận: Cách thành phố Hồ Chí Minh 188 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Ninh Thuận, Tây Bắc
giáp Lâm Đồng, Tây Nam giáp Đồng Nai, Đông và Đông Nam giáp biển, Tây Nam giáp Bà Rịa-Vũng
Tàu.
Diện tích tự nhiên: 7.854 km mét vuông.
Dân số: 1.090.000 người. Nhiều dân tộc, đa số là dân tộc Kinh chiếm 80%, số còn lại là dân tộc,
C7841;i là dân tộc, Chăm, Hoa, K'Ho
Vị trí: Cách thành phố Hồ Chí Minh 188km. Phía bắc và đông bắc giáp Ninh Thuận, tây bắc giáp Lâm
Ðồng, tây giáp Ðồng Nai, đông và đông nam giáp biển, tây nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ðơn vị hành chính: Thành phố Phan Thiết và 8 huyện: Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm
Thuận Nam, Hàm Tân, Ðức Linh, Tánh Linh và huyện đảo Phú Quý.
Ðịa hình: Thuộc phần cuối dãy núi Trường Sơn cao hơn 1.000m đâm ra biển, độ dốc cao. Có sông La
Ngà và 6 con sông nhỏ. Ðất canh tác chiếm 1/7 tổng diện tích. Ven biển nhiều đồi cát và ngập mặn.
Khí hậu: Thuộc khu vực khô hạn nhất cả nước, lượng mưa ít, trung bình 1.000 đến 1.600 mm/năm
(bằng 1/2 lượng mưa trung bình ở Nam Bộ). Nhiệt độ trung bình 27 độ C. Ðộ ẩm trung bình 80%.
Công trình lớn quốc gia: Cụm thủy điện Hàm Thuận - Ða Mi công suất 476 Mw/h.
Bình Thuận - những cái nhất cả nước
1. Vùng đồi cát Mũi Né đẹp nhất và hoạt động du lịch dã ngoại sôi động nhất.
2. Bãi đá Cổ Thạch ở Tuy Phong nhiều hình hài màu sắc nhất.
3. Ngọn đèn biển Khê Gà 100 m hơn trăm tuổi bằng đá cao nhất.
4. Tượng Phật nằm lớn nhất dài 49 m nằm giữa rừng nguyên sinh trong khuôn viên chùa Linh Sơn
Trường Thọ trên núi Tà kú thuộc Hàm Thuận Nam.
5. Tháp nước đẹp nhất cao 32m, 70 tuổi ở trung tâm Phan Thiết (do Hoàng thân Xuvanuvông thiết kế).
6. Ðền thờ cá voi Vạn Thủy Tú lớn nhất, lưu giữ hơn 100 bộ xương cá voi ở Phan Thiết.
7. Vùng trồng thanh long nhiều và ngon nhất, sò điệp nhiều và có giá trị nhất.
8. Có nhiều cuộc thi dân gian độc đáo nhất như đua thuyền trên sông Cà Ty, leo núi Tà kú, chạy việt dã
qua đồi cát. Quy mô hội thi và rước đèn Trung thu lớn nhất cho trẻ em.
Bình Thuận là địa danh chung chỉ vùng đất Nam Trung Bộ thời các đời chúa Nguyễn cho mở mang khai
khẩn. Trải qua 300 năm, những thay đổi địa giới, đơn vị hành chính và dân cư theo các biến cố lịch sử đã
hình thành tỉnh Bình Thuận ngày nay.
Vào cuối tháng 10-1995, hàng vạn nhà khoa học, khách du lịch trong nước và thế giới đổ về Mũi Né để chiêm
ngưỡng và nghiên cứu hiện tượng nhật thực toàn phần cả trăm năm mới có thì cũng đồng thời nhận ra nơi
họ đến đón kỳ quan vũ trụ có nhiều cảnh quan kỳ thú và tiềm năng kinh tế phong phú. Khắp nơi trên đất này,
nơi đâu ta cũng gặp các cánh đồng lúa, vườn điều xanh tươi, những gốc thanh long trái mọng đỏ, vị nồng ấm
của các sản phẩm miền biển tràn đến từ những cánh đồng muối, những vuông nuôi tôm nối nhau, những bến
cá, bãi phơi hay từ những xưởng nước mắm
Thiên nhiên Bình Thuận có 192 km bờ biển, có huyện đảo Phú Quý và nhiều đảo nhỏ, vũng, vịnh trước ngư
trường rộng lớn có nhiều dòng hải lưu, hội tụ các đàn cá, tôm, mực Với 4.600 con tàu lớn nhỏ, ngư dân thạo
nghề ở đây mỗi năm đánh bắt được 130 ngàn tấn hải sản các loại. Mực là sản phẩm giá trị nổi tiếng của tỉnh
với sản lượng hơn 20.000 tấn/năm chế biến dưới dạng đông lạnh hoặc sấy khô được ưa chuộng ở thị trường
trong và ngoài nước. Thương hiệu nước mắm Phan Thiết từ lâu có chất lượng và hương vị riêng vẫn cung cấp
đều đặn hơn 20 triệu lít/năm cho thị trường nội địa. Phần diện tích hơn 52.000 ha bãi triều ngập mặn trong
tỉnh thuận lợi tạo ao đầm nuôi tôm sú, đặt lồng bè nuôi cua, cá, đặc biệt sò điệp chiếm 75% sản lượng khai
thác cả nước, chúng được chế biến dưới tên hiệu xuất khẩu Queen Scallop danh tiếng. Các huyện ven biển
những năm gần đây đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi thủy hải sản, đặc biệt là tôm sú, thu hút mạnh vốn đầu
tư từ nhiều nguồn.
Dải đất nhiều nắng ít mưa này không thuận trồng lúa, nhưng hợp với cây công nghiệp dài ngày như cao su,
điều, tiêu, đặc biệt cây trái thanh long xuất khẩu 25.000 tấn/năm, đang phát triển vùng bông vải 10.000 ha.
Nhà nước đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng cho từng hạng mục xây dựng hồ trữ nước, mạng thủy lợi cho sản xuất
và sinh hoạt
Chỉ trong vài năm, một trọng điểm du lịch cấp quốc gia thứ 10 - Du lịch Bình Thuận được đánh dấu son trên
bản đồ, dành cho loại hình du lịch dã ngoại, sinh thái nghỉ dưỡng đang rất được khách ưa chuộng.
Năm 1996 Phan Thiết chỉ có vài khách sạn, nhà nghỉ nhỏ, cả năm đón vài chục ngàn khách thì đến nay đã có
202 dự án đầu tư du lịch với vốn đăng ký 1.300 tỷ VNÐ và 7 dự án nước ngoài đăng ký vốn 30 triệu USD
được cấp phép, trong đó 67 dự án trong nước và 4 của nước ngoài đang hoạt động. Mỗi dự án đều cố gắng
hòa với thiên nhiên sẵn có, cống hiến nhiều sáng tạo trong thiết kế, trang bị hiện đại tiện nghi, phục vụ chu
đáo, tất cả đều muốn cho du khách có những ngày nghỉ đáng nhớ.
Khu dã ngoại leo núi, tắm suối nước nóng ở Tàkóu; Khu dã ngoại mạo hiểm vùng hồ Biển Lạc, vượt thác
Ch'reo, thăm rừng nguyên sinh Tánh Linh. Ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế có tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong tỉnh.
Núi Tà Cú: Núi Tà Cú là tên gọi của người Chăm. Núi thuộc huyện Hàm Tân có độ cao khoảng 480 m so với
mặt nước biển. Trên lưng núi có chùa Linh Sơn Trường Thọ. Chùa có từ thới vua Tự Đức. Tên chùa do nhà
vua ban tặng khi vị thiền sư tại chùa chữa khỏi bệnh cho Từ Dũ- mẹ vua. Chùa có tượng Phật Thích Ca nhập
niết bàn dài 49 m, được dựng năm 1962.
Sông Cà Ty: Sông Cà Ty hay còn gọi là sông Mường-Mán hay sông Cái. Trên song có bến phà Cà Ty là nơi qua
lại lấy nước và tắm giặt của người dân trong vùng Phú Hội và Phú Mỹ. Sông là nơi tụ hội nhiều con sông Mán,
sông Rao Ét, sông Linh… và các con suối Vàng, Lèn… Con sông đi qua địa phương nào thì được người dân ở
địa phương đó lấy tên quê hương đặt cho để nói lên tình cảm của mình đối với con sông.
Thành phố Phan Thiết: Cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km, được thành lập 20/10/1898. Thành
phố PhanThiết nằm ở hai bên sông Cà Ty. Ngày 25/8/1999 PhanThiết được nâng cấp từ thị xã lên thành phố.
Bên hữu ngạn là khu di tích trường Dục thanh và phân viện bảo tàng Hồ Chí Minh với tượng đài Bác nhìn ra
dòng sông. Phan Thiết gắn liền với những địa danh như Lầu Ông Hoàng, Tháp Pô Shanư, những rặng dừa
xanh ngút, những đồi cát vàng óng…
Với vùng biển trải dài, Phan Thiết gắn liền với ngành kinh tế biển góp phần làm giàu cho đất nước. Vịnh Phan
Thiết tương đối kín gió lại nằm trên dòng hải lưu nóng lạnh tạo nên nguồn hải sản phong phú. Ngày nay đến
với Phan Thiết chúng ta sẽ thấy được những khu nghỉ mát rất đẹp, những điểm tham quan ngày càng mới
mẻ… đã góp phần cho Phan Thiết trở thành điểm thu hút khách du lịch.
Nhà máy nước suối Vĩnh Hảo: Thuộc xã Vĩnh Hảo huyện Tuy Phong, cách QL 1A 1 km. Trước 1975, nước
suối Vĩnh Hảo là một trong những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường Đông Nam Á. Dòng suối Vĩnh Hảo được
xem là linh thiêng đối với người Chăm xưa.
Năm 1301, thái thượng hoàng Trần Nhân Tông cùng đòan Chiêm Quốc du ngoạn, ông đã từng hứa gả con gái
là Huyền Trân Công Chúa cho vua Chế Mân. Tháng 6/1306, Chế Mân dâng 2 Châu Ô và Lý để làm sính lễ cưới
công chúa Huyền Trân. Trong thời gian sống ở Chiêm Quốc, Huyền Trân và Chế Mân thướng đi thưởng ngoạn
ở dòng suối này. Do thấy phong cảnh hữu tình và dòng suối đẹp nên Huyền Trân đặt tên là Vĩnh Hảo để nói
lên sự giao hảo bền chặt giữa hai nước Việt-Chăm.
Năm 1928 được người Pháp khai thác gọi là Vichy giống như loại nước khoáng nổi tiếng bay giờ của Pháp.
Nước suối Vĩnh Hảo được chính thức nghiên cứu năm 1945. Nước suối Vĩnh Hảo thực sự lớn mạnh khi trở
thành một công ty cổ phần tài chính Sài Gòn hợp tác với công ty nước giải khát Tribeco với vốn ban đầu là 10
tỉ đồng.
Bãi biển Cà Ná: Bãi biển Cà Ná nằm sát bờ biển. Cà Ná có vị trí thuận lợi cho việc tham quan, chúng ta có thể
dừng chân tại Cà Ná thưởng thức cảnh đẹp và nghỉ ngơi để tiếp tục cho cuộc du ngoạn. Cà Ná có không khí
trong lành và cả những hoạt động rất phong phú.
Nước mắm Phan Thiết: Nước mắm Phan Thiết từ lâu được xem là thứ nước chấm ngon. Đi dọc trên đường
chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy những chiếc lu đựng nước mắm, thời gian càng lâu nước mắm càng ngon. Xưa
kia nước mắm Phan Thiết được vẫn chuyển theo ghe bấu vào cung ứng cho thị trường Nam Bộ và đồng bào
phía Nam.
Ninh Thuận: Ninh Thuận có diện tích 3.427 km2, dân số khoảng 503.048 người. Tỉnh lỵ là thị xã Phan Rang-
Tháp Chàm, bao gồm 4 huyện : Ninh Hải, Ninh Sơn, Ninh Phước, Bác Ai. Do có hệ thống đập Đa Nhiêm nên
các vùng sản xuất chuyên canh nho, tỏi, bông vải … phát triển rất tốt.
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước với hiện tượng gió nhiều mà khô nóng, không có mùa đông,
nhiệt độ trung bình là 270C. Tuy nhiên, bờ biển Ninh Thuận lại là nơi thuận lợi cho khách nghỉ dưỡng và tắm
mát. Có ưu thế về biển và di tích, lễ hội Chăm Pa hoành tráng, Ninh Thuận nằm trong cụm du lịch quốc gia
thuộc tam giác Đà Lạt-Nha Trang-Phan Rang
Tháp Chàm Ninh Thuận: Có ba tháp đặc biệt là tháp Pô Klông Garai, tháp Pô Rômê, tháp Hòa Lai.
Tháp Pô Klông Garai nằm trên đồi Trâu thuộc phường Đô Vinh, cách trung tâm thị xã 9 km, được xây dựng
vào thời nhà vua Chế Mân, để thờ vua Pô Klông Garai-vị vua Chăm có nhiều công lớn trong lĩnh vực thủy lợi.
Tháp này là một tổng thể gồm 3 tháp : tháp chính cao 20,5 m; tháp lửa cao 9,31 m; tháp cổng cao 8,56 m.
Tháp đã được Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử năm 1979. Tại đây vào dịp Tết Chăm, lễ hội Katê được
tổ chức trọng thể vào ngày 1/7 Chăm lịch ( khoảng tháng 10 dương lịch ).
Tháp Pô Rômê ở trên ngọn đồi cao thuộc thôn Hậu Sanh, cách thị xã 15 km, được xây vào khoảng thế kỷ 16.
Tháp này được coi là bản sao không hoàn hảo của tháp Pô Klông Garai. Công trình này gồm 2 tháp : tháp
chính thờ vua Pô Rômê, tháp phụ thờ hoàng hậu.
Tháp Hòa Lai cách thị xã 14 km, thuộc thôn Ba Tháp, xã Tân Hải, huyệ Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, được xây
vào những năm đầu thế kỷ 9. Là một tổng thể ba tháp nhưng do thời gian dài bỏ phế nên tháp trung tâm đã
sụp đổ, chỉ còn lại 2 tháp là tháp Bắc và tháp Nam, nay đã được trùng tu và bảo vệ.
Thị xã Phan Rang: Dân số khoảng 80.000 người, nằm bên bờ sông Cái. Khu vực Phan Rang có nhiều người
Chăm sinh sống. Phan Rang có nho là đặc sản nổi tiếng. Tại trung tâm thị xã có một ngả ba rẽ trái 110 km là
đến Đà Lạt. Đồng bằng Phan Rang trù phú nhờ công trình đập thủy điện Đa Nhim.
Thác Sakai và dịch vụ tắm ngâm nước khoáng nóng: Từ thị xã Phan Rang đi về hướng Tây Bắc khoảng 55
km chúng ta sẽ đến với Sa Kai ở huyện Ninh Sơn. Thác nằm ngay dưới chân đèo Ngoạn Mục và công trình nhà
máy thủy điện Đa Nhim.Phong cảnh nơi đây còn hoang dã với những tảng đá lớn phản chiếu màu sắc cầu
vồng ẩn hiện giữa rừng cây xanh bao la cùng thác nước đổ từ trên cao tung bọt trắng xóa.
Dưới chân đèo Ngoạn Mục có dịch vụ du lịch tắm nước khoáng nóng do công ty sản xuất nước khoáng Mỹ Á
tổ chức. Chúng ta có thể bơi lội, ngâm mình thư giãn bằng nước ấm tại những hồ nhỏ trang trí trong vườn cây
kín đáo và râm mát. Nước khoáng này được dẫn ra từ trong rặng núi cao bằng hệ thống ống dài khoảng 6 km.
Nước khoáng có tác dụng phục hồi sức khỏe, thư giãn thần kinh, kích thích tiêu hóa, chữa bệnh thấp khớp…
Bên cạnh đó còn có những ngôi nhà sàn nhỏ cất bằng cây lá cạnh vườn hoa nhiều sắc hương thích hợp cho
người có nhu cầu ở lại qua đêm.
Làng du lịch Cà Ná: Làng du lịch Cà Ná nằm sát bờ biển, cách thị xã Phan Rang 32 km, cách thành phố
PhanThiết 114 km. Làng du lịch Cà Ná lưng dựa vào núi, mặt quay ra biển rất thuận tiện cho du khách đi
đường bộ và đường sắt.
Với không khí trong lành, mát mẻ, du khách ngồi xe ngựa tới các thắng cảnh của Cà Ná, Mũi Dinh, những hang
động : hang Ông Phật, ghềnh Ông Nồng, giếng Đục, núi Bạc. Khách có thể tham gia môn thể thao leo núi hoặc
vào rừng dạo chơi, tắm biển, đi canô trên mặt biển ngắm nhìn trời mây, nước xanh và quang cảnh núi rừng.
Làng du lịch với những ngôi nhà nho nhỏ đủ tiện nghi cho 2 hoặc 4 người nghỉ lại đã mọc lên sát biển tạo
thành 1 làng du lịch Cà Ná.
Khu du lịch Vĩnh Hy: Vĩnh Hy thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Vĩnh Hy được ví như nơi
nối rừng với biển. Nơi đây có làng chài Vĩnh Hy, cạnh đó là ốc đảo Vĩnh Hy quyến rũ bởi địa thế hiểm trở, một
mặt là biển và 3 bề rừng núi bạt ngàn.
Khởi hành từ thị xã Phan Rang theo tỉnh lộ 702, du khách sẽ luồn qua những cung đèo xuyên rừng mai và
khộp lá vàng, đặc trưng cho khí hậu khô nóng miền cực Nam.Đâu đó 1 làng chài ẩn hiện, xóa tan sự tĩnh mịch
của núi rừng.
Du khách có thể thám hiểm vịnh Vĩnh Hy với 1 chiếc thuyền nhẹ, chở được 4 người. Chèo thuyền mang theo
vách núi ăn ra sát biển, khách sẽ thăm thú được toàn bộ vịnh. Giữa làn nước trong xanh tĩnh lặng, từng đàn
cá cơm bạo dạn bơi lội quanh thuyền. Xa xa về phía Nam là những đồi cát chạy dài, ôm cong bờ biển. Sau khi
thám hiểm du khách có thể thả mình trong bãi tắm hoang sơ, vắng vẻ hoặc vào làng chài tìm hiểu sinh hoạt
người dân với những nghề làm mắm, hấp cá và cùng ngư dân kéo lưới, thưởng thức các đặc sản biển. Rời
vịnh, vượt qua 1 cây cầu treo và sau 15 phút đi bộ, khách sẽ gặp khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa. Chuyến
du khảo thú vị sẽ đưa du khách đến với làn nước mát lạnh của suối Lồ Ô, bắt nguồn từ những dòng nhỏ, luồn
lách trong các khe rừng rồi chụm lại đây. Hai bên suối là các phiến đá bằng phẳng, được che mát bởi những
tán cổ thụ rậm rạp. Vào những ngày quang đãng, ánh sáng mặt trời bị khúc xạ bởi bọt nước trong không
trung tạo nên cầu vồng rất kỳ thú.
Dân tộc Chăm: Người Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm, Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971
người thuộc nhóm ngữ hệ Nam Đảo. Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XVII. Lãnh thổ
kéo dài từ Quảng Bình đến Bình Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh.
Vào thế kỷ XV sau những lần giao tranh với Đại Việt thất bại, một số người đã chạy sang Campuchia. Đến thế
kỷ XVII họ lại trở về. Vào những năm 1940 do chiến tranh họ lại di chuyển lên sống và định cư ở TP.HCM.
Dân tộc Chăm có hai bộ phận Cau và Dừa, giữa hai bộ phận này thường xảy ra tranh chấp cho đến thế kỷ II
sau công nguyên, Khu Liên chống lại nhà Hán lập ra Lâm Ấp, sau đó cháu là Phạm Phật đã thống nhất hai bộ
phận này và lập ra nước Chămpa. Kinh đô của nước Chămpa lúc đó là Trà Kiệu cách Đà Nẵng 70 km về phía
Tây Nam mà sử gọi là Sinhapura (thành phố sư tử) nằm bên bờ sông Thu Bồn nay thuộc xã Duy Sơn.
Từ thế kỷ IX kinh đô được chuyển ra phía Bắc tại làng Đồng Dương nằm bên bờ sông Ly Ly, là một nhánh
sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 25 km về phía Nam có tên là Indrapura, vương triều này còn gọi là vương
triều Phật Giáo vì trong giai đoạn này Phật Giáo phát triển thành quốc giáo lấn áp cả Ấn Giáo. Đồng Dương là
nơi tập hợp đền chùa, cung điện chứ không tách ra như vương triều trước.Vào cuối thế kỷ X, kinh đô Đồng
Dương bị tấn công nhiều lần nên vào những năm 1000 thì dời về Đồ Bàn với trung tâm được đánh dấu là
tháp Cánh Tiên.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho rằng ma quỷ
trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng dựng về hướng Nam. Một gia đình sống trong khuôn viên có
hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia đình có những ngôi nhà xây cất gần
nhau theo một trật tự gồm : một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang Yơ, đến khi con gái lớn lấy chồng thì mọi
người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà khác bên cạnh gọi là Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy
chồng cô cả phải ra ở cạnh để nhường cho cô em. Cô con gái út được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick
Atâu-là một cái giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng giỗ gia đình.
Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái lượm, chăn nuôi.
Ngưởi Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt bò vì bò là vật
linh thiêng. Họ cũng không ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ có món canh Vabai nấu bằng là rừng trộn thịt,
bột gạo rồi khuấy đều. Món cháo chua, bánh nhân chuối. Thức uống có rượu cần, rượu gạo.
Nói đến người Chăm không thể không nói đến tháp Chàm. Kỹ thuật để xây dựng tháp Chàm ngày nay vẫn còn
là một dấu chấm hỏi lớn đối với các nhà nghiên cứu. Tháp được làm bằng gạch Chăm, gạch có kích thước
khoảng 31cmx 17cmx 5cm. Chúng được xếp chồng khít lên nhau mà chúng ta không thể nào nhìn thấy những
mạch hồ. Thế tại sao nó có thể đứng được ? Có người cho rằng người Chăm xây tháp bằng gạch mộc gọt lên
đó rồi nung khối tháp trong một ngọn lửa khổng lồ. Giả thuyết này không có sức thuyết phục vì gạch mộc thì
làm sao chịu được sức nặng của ngôi tháp và khi nung thì làm sao những viên gạch ở những bức tường dày
1-1,5 m ấy lại có độ nung chín đều như những viên gạch trong lẫn ngoài như thế. Lại có người cho rằng người
Chăm dùng một thứ nhựa thực vật để làm hồ dán những viên gạch lại với nhau. Có người cho rằng đó là mủ
cây xương rồng trộng với mật đường nhưng lại có người cho rằng đó là dầu rái để gằn những viên gạch lại
với nhau. Sự tinh tế của các tháp Chàm còn thề hiện ở vô số hình chạm khắc tỉ mỉ, trau chuốt cho nghệ thuật
đục đẽo trực tiếp lên tường tháp sau khi tường tháp đã được xây. Tháp thường có ba tầng, càgn lên cao càng
thu hẹp lại, mỗi tầng mô phỏng lại vòm cuốn của cửa chính và cửa giả. Ở góc mỗi tầng tháp đều có hình tháp
thu nhỏ và rất nhiều vật trang trí phụ bằng sa thạch thể hiện hình tiên nữ Apsara, chim thần Garuda, bò thần
Nandin… Tất cả những chủ đề trang trí đều được thể hiện bên ngoài tháp, tường trong tháp bao giờ cũng để
trơn. Trên chóp tháp là một khối đá nhọn đặt ngay giữa đỉnh.
Khánh Hòa: Khánh Hòa là nơi có nền văn hóa và lịch sử lâu đời. Cách đây hàng ngàn năm, con người đã sinh
sống tại đây. Trống đồng Nha Trang đã xuất hiện từ 2000 năm trước. Trên mảnh đất này có nhiều người
Chăm sinh sống. Hệ thống giáo dục ở Khánh Hòa khá phát triển với trên 20 cơ quan lưu giữ hiện vật và
nghiên cứu về biển lớn nhất Đông Nam Á với trên 11.000 tiêu bản về hải sản.
Vịnh Cam Ranh: Là một vịnh nhỏ ở cực Nam của tỉnh Khánh Hòa. Vịnh được xếp là 1 trong 3 hải cảng thiên
nhiên tốt nhất thế giới cùng với cảng San Francisco và Rio De Janeiro. Vịnh rộng 6000 ha bề ngang và dài 6
km. Với diện tích đó vịnh Cam Ranh cho phép nhiều tàu bè cập bến cùng một lúc. Trước năm 1975, Mỹ huấn
luyện cá heo để tuần du. Hiện vịnh Cam Ranh chia làm hai khu vực chính trị và kinh tế. Vịnh Cam Ranh còn là
nơi để du khách có thể đến ngắm cảnh hay đi bộ trên những đồi cát trắng mịn.
Khu du lịch Suối Tiên: Là dòng suối đẹp với nhiều cảnh lạ huyền bí nằm ở phía Nam huyện Diên Khánh. Tới
đây chúng ta có thể dừng chân ở một đoạn đường có một dãy đá chắn ngang dòng suối tạo thành một đập đá
tự nhiên. Dưới chân đập đá có vùng nước xói thành lòng chảo sâu và rộng gọi là Hồ Tiên. Gọi là Hồ Tiên vì
truyền rằng Tiên thường tắm ở đây xưa kia. Nước hồ trong vắt có thể nhìn thấy đáy hồ cát trắng mịn. Theo
bờ suối ngược lên những tảng đá nhỏ nằm ngổn ngang khắp suối, đá muôn hình với màu sắc khác nhau. Hai
bờ suối cây cối mọc chen trong đá nghiêng mình xuống dòng suối mát rượi. Trong lòng suối hoặc trên bờ
suối có nhiều tảng đá rộng lớn và bằng phẳng nửa nằm dưới nước nửa nằm trên bờ có dấu chữ điền, chữ
khẩu, nét đá mờ rêu phong. Người địa phương gọi là bàn thờ Tiên. Lên trên nữa là rất nhiều thác đá và hồ
nước nhỏ, đá chất chồng thành hang gọi là hang Tiên.
Ngã ba Đồng Đế: Trước 1975 nơi đây là nơi huấn luyện hạ sĩ qua Đồng Đế. Hiện nay là doanh trại nhân dân
Việt Nam.
Đèo Rù Rì: Đèo dài 3 km, tên gọi Rù Rì vì khi gió thổi qua đèo cây cối lao xao tạo nên âm thanh rù rì và đó
cũng là cách lý giải cho địa danh mang tên Rù Rì.
Bãi biển Đại Lãnh: Nằm giữa hai đèo Cổ Mã và đèo Cả. Đây là một trong những bãi tắm đẹp nhất Việt Nam
với những bãi cát trắng mịn. Bãi biển rộng và dài, nước biển luôn xanh một màu ngọc bích. Đặc biệt giữa khu
vực bãi tắm có một nguồn nước ngọt chảy ra từ chân núi hòa vào biển cả, nước quanh năm mát lạnh và tinh
khiết. Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào danh lam thắng cảnh của nước ta và minh chứng cho điều đó là hình
ảnh Đại Lãnh trên một số Cửu Đỉnh của Minh Mạng.
Đèo Cả: Là tên của dãy núi cao thuộc hệ thống Trường Sơn Đông có sườn phía Đông, dốc đứng và tiếp xúc
trực tiếp với biển Đông. Đèo dài 12 km, cao 250 m so với mực nước biển. Đèo là ranh giới tự nhiên của hai
tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa.
Đèo có cấu trúc địa chất khá điển hình đó là một phức hệ đá xâm nhập bao gồm hầu như độc nhất một loại đá
Granit.
Vũng Rô: Là một cảng biển rộng, nơi sâu nhất có thể lên đến 15-16 m. Vũng Rô được chắn bởi núi Đá Bia
hùng vĩ. Trước năm 1975, đây là cảng quân sự chiến lược đảm bảo cho việc tiếp tế hậu cần cho các căn cứ
quân sự Mỹ và quân đội Sài Gòn.
Ngoài ra Vũng Rô còn là một bến cảng tiếp nhận vũ khí đạn dược và các phương tiện chiến đấu từ Bắc gửi
vào chi viện cho chiến trường quân khu 5, được chuyên chở bằng những con tàu không số. Hiện tại Vũng Rô
còn xác một con tàu không số từ miền Bắc vào bị lộ. Các chiến sĩ đã tranh thủ bốc dỡ hàng hóa và đặt mìn
đánh đắm tàu.
Núi Đá Bia: Trên đỉnh đèo Cả có núi Đá Bia hay còn gọi là Thạch Bi Sơn cao 706 m. Năm 1471 sau khi thân
chinh đem quân đánh đuổi Chiêm Thành về phía Nam, vua Lê Thánh Tông đã đặt chân đến Đèo Cả và cho
khắc lên đỉnh Thạch Bi Sơn một bài thơ ghi lại chiến tích và làm ranh giới cho hai nước Việt-Chiêm. Tuy
nhiên cho đến ngày nay ngươì ta vẫn chưa tìm được dấu vết của bài thơ trên ngọn Bi Sơn.
Thuyết Minh Theo Tuyến Từ Nha Trang -> Đà Lạt
Huyện Ninh Sơn
Là vùng sâu của tỉnh Ninh thuận, cách thị xã Phan Rang 37 km. Dân số : 74900 người, gồm 8 xã miền núi và 6
xã đồng bằng. Đa số người dân sinh sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi và một số làm nghề thủ công. Đa số
người dân ở đây là người Chăm.
Đèo Sông Pha: Nơi đây trồng rất nhiều cây nho, cây thuốc lá và cây bông vải, một vai nơi còn trồng mía.
Cây nho: trồng theo kiểu dây leo, trên giàn. Đầu tiên người ta làm giàn bằng gỗ cao khoảng 1,6 -> 1,8 m (tính
nếu làm 1 giàn nho thì phải phá 4 ha rừng, chính điều này đã gay nạn phá rừng tràn lan). Những nhánh nho
được trồng cho bám lên giàn, khoảng 18 tháng nho sẽ được thu hoạch, hái trái. Tuổi thọ của nho khoảng từ 7-
>10 năm, 1 năm có 3 mùa thu họach, trung bình 2,5 tấn/mùa/năm. Trung bình 1 ha nho lợi nhuận gấp 10 lần
trồng lúa. Hiện nay liên doanh với Anh sản xuất rượu nho Thiên Thai. Diện tích trồng nho ở Phan Rang là
1350 ha. Và đang được nghiên cứu để có giống nho không hạt. Nhưng hiện nay rượu nho Việt Nam không
được ưa chuộng vì nho không ngọt và có rất nhiều hạt làm cho chất lượng rượu nho giảm có vị chát vị chua …
Cây bông vải : Vào năm 1941-1945 được trồng thử nghiệm ở Phan Rang nhưng hiệu quả kém. Năm 1954
nhập giống cây bông từ Hoa Kỳ. Năm 1970-1973 lại cho nhập giống bông từ trung tâm khảo cứu châu Phi,
thuộc viện khảo cứu bông vải I.R.C.T nhằm cung cấp sợi bông cho các nhà máy dệt nhuộm. Cây bông vải
thuộc cây đa niên, nếu đốn gốc mùa sau sẽ mọc lại nhưng dễ bị sâu bệnh, năng suất thấp. Chu kỳ sinh trưởng
cây bông vải gồm 5 giai đoạn : giai đoạn mọc mầm, cây non tăng trưởng, trổ hoa, đậu trái, trái chín. Thời gian
từ lúc trông cho đến khi trái chín và cho bông trung bình 178 ngày. Sau đó đốn bỏ cây và thường trồng xen
canh với các loại cây khác như đậu nành, đậu phộng, đa số là những cây ngắn ngày.
Xã Mỹ Sơn: Tới cầu Sông Cay (sông Dinh nhưng đoạn này người ta gọi là sông cay ). Nơi đây chúng ta sẽ thấy
núi Trầm Ngân.
Suối nước nóng Mỹ ÁSuối nước nóng Mỹ Á thuộc xã Ninh Tân, huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận nằm cạnh quốc
lộ 27. Nay có nhà máy khai thác và chế biến suôi nước nóng Mỹ Á. Nguồn nước khoáng này là mạch ngầm
khai thác tự nhiên.
Thị trấn Sông Pha: Nơi tập trung dân cư khá đông nằm dưới chân đèo Sông Pha, có nhiều hàng quán. Tập
trung đông là do trước đây lên Đà Lạt qua đèo Ngoạn Mục khó khăn và phải chờ thời gian thích hợp ( do
đuờng hẹp chỉ lên xuống 1 lượt nên nơi này thường là nơi nghỉ qua đêm của khách đi xe đò). Thứ hai là gần
đây là nhà máy điện Đa Nhim nên công nhân làm việc xây dựng công trình này cũng góp phần làm cho thị
trấn đông đúc hơn.
Nhà máy thủy điện Sông Pha: Xây dựng năm 1992, có công suất nhỏ, phục vụ cho tiêu dùng địa phương.
Nhà máy thủy điện Đa Nhim: Nước xả của Đa Nhim là nguồn cung cấp nước cho Sông Pha. Ngoài ra nuớc
thoát từ nhà máy thủy điện dùng nuớc tưới tiêu cho hơn 23.800 ha lúa khô cằn của Phan Rang.
Hệ thống thủy điện Đa Nhim: Sông Đa Nhim tiếng dân địa phương có nghĩa là nước mắt, bắt nguồn từ
huyền thoại LangBiang, với lưu lượng nước phong phú, lại nằm trên triền núi thẳng đứng. Do đó có nhiều dự
án của những nhà máy thủy điện tên tuổi về vị trí thiên nhiên hiếm có này.
Ngày 13/5/1959 thực hiện thỏa ước bồi thường chiến tranh Nhật-Việt, hai chính phủ đã dùng kinh phí này
vào việc thiết lập hệ thống thủy điện Đa Nhim, gồm 39 triệu đôla và thêm 7,5 triệu đôla vay thêm.
Hệ thống thủy điện Đa Nhim được thiết lập do 1 dự án dung hòa của hãng Sofréah (Pháp) và hãng Nippon
Koei (Nhật) với mục đích đưa nước sông Đa Nhim từ Đơn Dương về Sông Pha qua hệ thống ống tạo thành
nước cao 800 m. Sức mạnh lưu lượng nước này làm động lực quay những tuabin của nhà máy phát điện Đa
Nhim.
o Hệ thống gồm 5 công trình:
Một hồ chứa nước nhân tạo Đơn Dương (bằng cách đắp 1 đập dài 1.460 m chắn nang dòng sông Đa Nhim)
điều hòa lưu lượng nước cần thiết dùng cho nhà máy Sông Pha suốt năm (rộng 10 km2, chứa 160 triệu m3
nước).
Đường hầm dẫn nước dài 5 km xuyên qua núi, dưới dãy đèo Ngoạn Mục và 2 ống thủy áp dài 2.340 m cuối
đường hầm để đưa nước từ hồ Đa Nhim về đến nhà máy Sông Pha.
Nhà máy thủy điện tại Sông Pha chạy bằng máy tuabin Pelton do động lực từ sức nước của đường thủy áp.
Một đường dẫn điện cao thế 230 KV từ nhà máy Sông Pha về nhà máy biền điện Thủ Đức.
Nhà máy biền điện Thủ Đức hạ thấp điện thế từ 230 KV xuống còn 6,6 KV và vành đai trung thế cung cấp điện
cho thành phố Hồ Chí Minh và một số nơi khác.
Ngoài việc sản xuất tổng công suất 160.000 KV điện và số nước dùng để chạy máy thoát ra, được đưa vào hệ
thống dẫn nước tưới cánh đồng Phan Rang 23.800 ha. Hệ thống thủy điện Đa Nhim còn tạo cho Đơn Dương
một hồ chứa nước tuyệt đẹp. Hồ Đa Nhim cách Đà Lạt 50 km về phía Đông Bắc là một thắng cảnh thơ mộng
với những đồi thông vi vu soi bóng nước, một nơi lý tưởng để săn bắn và câu cá.
Đèo Sông Pha: Đèo nhỏ, dài khoảng 1 km. Nơi tập trung dân cư khá đông nằm dưới chân đèo Sông Pha, có
nhiều hàng quán, khu vực này tâp trung đông là do trước đây lên Đà Lạt qua đèo Ngoạn Mục khó khăn, phải
chờ thời gian thích hợp nên nơi đây tập trung rất nhiều các xe khách. Chúng ta sẽ thấy đèo Ngoạn Mục.
Đèo Ngoạn Mục: Hay còn gọi là đèo Krông Pha. Đây là con đèo tuyệt đẹp nằm trên đồi cao 980 m, dài khoảng
18 km, con đường quanh co gấp khúc liên tục; lên độ cao 400m là ranh giới tự nhiên giữa Ninh Thuận và Lâm
Đồng. Đây là đèo dài nhất và nguy hiểm nhất trên cung đường từ Phan Rang lên Đà Lạt, với nhiều khúc quanh
nguy hiểm. Lên đèo Ngoạn Mục, khí hậu thay đổi là do sự chênh lệch địa hình giữa hai vùng khoảng 1000m.
Khi lên đèo Ngoạn Mục ta thấy hai đường ống lớn nằm vắt ngang qua núi, đó là hệ thống đường ống dẫn
nước của nhà máy thủy điện Đa Nhim, dẫn nước từ hồ Đa Nhim-Lâm Đồng xuống nhà máy thủy điện Đa
Nhim-Ninh Thuận nằm dưới chân đèo Ngoạn Mục. Đi hết đèo Ngoạn Mục ta đến tỉnh Lâm Đồng.
Thuyết Minh Theo Tuyến Từ Đà Lạt->TP.HCM
Đèo Prenn: Đỉnh đèo Prenn ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km.
Đây là ngọn đèo cuối cùng trên quốc lộ 20 đưa du khách đến viếng thăm Đà Lạt. Ở đây chúng ta thấy những
gốc thông già cả trăm tuổi, đồi núi chập chùng, khí hậu mát mẻ tạo cho du khách cảm giác thoải mái, thư thái.
Ngay dưới chân đèo Prenn là thác Prenn mà gốc tiếng Chăm có ý nghĩa xa xưa là vùng xâm chiếm. Nguyên
trước đây nhiều thế kỷ, người Chăm ở Ninh Thuận luôn có những cuộc giao tranh dai dẳng với các dân tộc ít
người ở Lâm Đồng. Prenn là ranh giới giao tranh và nhận định ( từ Đơn Dương, Phan Rang ) là của người
Chăm và từ Prenn trở lên là của người K’Ho, Mạ. Hiện nay nhiều làng ở vùng Đơn Dương vẫn còn mang ảnh
hưởng của người Chăm từ đó. Thác cao 15 m từ trên các tảng đá đổ xuống và từ dưới trônglên cứ như từ trên
trời đổ xuống nên người Sài Gòn gọi là thác Thiên Sa (những giọt châu sa từ trên trời rơi xuống).
Từ năm 1998 đến nay, thác Prenn được cơ quan chủ quản là công ty du lịch Lâm Đồng và nay là công ty dịch
vụ du lịch Đà Lạt đầu tư mạnh nên đang là điểm thu hút du khách của du lịch Lâm Đồng. Trong khuôn viên
thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có một ít thú. Quý khách đến đây có thể thưởng thức được món
đặc sản là cháo cá lóc, món ăn này được xếp vào loại nhất nhì Đà Lạt. Cá được róc bỏ xương, ăn với bồ tạt tạo
cho du khách một cảm giác khó quean. Chỉ 100.000 đồng, một nhóm du khách khoảng 4-6 người đã có thể
dùng bữa cháo thay cơm trưa, bên dòng thác chảy róc rách rất lý tưởng và tuyệt vời.
Thác Pongour: Tại Di Linh-Đức Trọng có một ngọn thác cao, hùng vĩ đầy chất hoang vu, một ngọn thác vào
loại đẹp nhất của tỉnh Lâm Đồng, đó là thác Pongour. Thác Pongour cách Đà Lạt 45 km, là ngọn thác đẹp nhất
và hùng vĩ nhất của vùng Tây Nguyên, với chiều cao 20 m, bề mặt thác dài hàng trăm mét và một thềm thác
rộng hàng chục ha có thể tổ chức vui chơi cho hàng ngàn người một lúc. Các nhà du lịch đã không ngần ngại
đặt cho Pongour biệt hiệu “Nam phương đệ nhất thác”.
Trong những năm 80 , tác giả Nguyễn Nhật Hồng đã tới thăm và sưu tầm về truyền thuyết của thác Pongour.
Ông đã viết bài thơ bằng tiếng dân tộc K’ho và khắc lên tảng đá sừng tê giác đầu tiên, tạm dịch như sau :
Ngày xưa đẹp lắm nàng Kanai,
Cũng là Trưng Triệu bậc anh tài
Diệt lũ tham tàn cứu dân khổ
Vì đời lại dựng cõi thiên thai.
Thác Pongour được gọi là thác Thiên Thai có lẽ là sau những năm 80 ấy.
Thác Dambri: Thác Dambri cách trung tâm thị xã Bảo Lộc 18 km về hướng Tây. Thác cao 90 m, là một thác
hùng vĩ và nguy nga mà khách có thể dễ dàng đến thăm. Cảnh quan thiên nhiên đẹp, không khí trong lành.
Năm 1992 đã được Liên hiệp Dâu tằm tơ đầu tư hàng chục tỷ đồng làm đường ngựa vào thác. Xung quanh hai
bên đường là những đồi dâu bạt ngàn xanh tốt, những đồi cà phê, chè.
Thị trấn Bảo Lộc: Một địa danh nổi tiếng với những đồi chè, cà phê bạt ngàn, có thác Dambri hùng vĩ và
những giai thoại.
Ngành trồng cà phê tại Bảo Lộc : sau khi Pháp chiếm Việt Nam, để khai thác thuộc địa người Pháp đã trồng
nhiều loại nông sản được ưa chuộng như cao su, cà phê, chè, vani … Cây cà phê chính thức du nhập vào Việt
Nam năm 1890. Cuối thế kỷ 19 cây cà phê được trồng thử nghiệm tại Nam Bộ nhưng không đạt hiệu quả nên
đã bị đốn bỏ. Đầu thế kỷ 20 vùng Gia Định có khoảng 150.000 cây cà phê, nhiều nhất là vùng Hạnh Thông Tây
và Thủ Đức. Khoảng năm 1920 trồng thử nghiệm tại Plâyku, Kontum cho kết quả ban đầu khả quan. Năm
1927 chính quyền thực dân hô hào trồng cà phê Arabica ở vùng Tây Nguyên. Đến năm 1946 vùng Tây
Nguyên có 3000 ha cà phê. Năm 1948 giống Arabica bị tàn phá nặng nề do mọt cà phê. Các nhà nghiên cứu
chuyển sang trồng loại Rubusta và cà phê Chari. Năm 1980 cà phê mới được trồng nhiều tại Đà Lạt.
Ngành trồng trà tại Bảo Lộc : tỉnh Lâm Đồng là một vùng quan trọng ngay từ thời Pháp thuộc. Năm 1930 một
trung tâm nghiên cứu nông học được lập ở Bảo Lộc để nghiên cứu các giống trà phục vụ cho việc phát triển
các đồn trà. Cho đến 1954, ngành trồng trà nằm trong tay Pháp với đồn điền rộng lớn. Năm 1954 nhiều
người từ miền Bắc di cư vào miền nam được định cư ở Bảo Lộc và Di Linh. Họ cũng lập những vườn trà quy
mô nhỏ, có tính cách gia đình bên cạnh những đồn điền lớn của các công ty xí nghiệp liên doanh. Diện tích
trồng chè ở nước ta hiện nay là 160.000 ha, riêng Lâm Đồng 16.000 ha và Bảo Lộc 10.000 ha, năng suất 18-
20 tấn lá/năm/ha.
Giai thoại : xưa kia có một vị Đại Đức đang ngồi nghe Đức Phật thuyết pháp thì ngủ gục vì quá meat mỏi, khi
giật mình tỉnh dậy ông rất giận mình nên cắt hai mí mắt vứt ra ngoài sân. Ít lâu sau chỗ đó mọc lên một thứ
cây lạ, lá có hình dáng giống như chiếc mi mắt, người ta nhai lá này thì có vị chát, pha với nước uống thì tỉnh
táo hẳn bớt buồn ngủ.
Đèo Bảo Lộc: Nằm trên tuyến đường quốc lộ 20 với chiều dài 10 km. Lên đến đỉnh đèo chúng ta đang ở độ
cao 800 – 850 m so với mực nước biển. Với đường quanh co, khung cảnh hùng vĩ của núi rừng và khí hậu mát
mẻ của vùng cao nguyên chắc rằng du khách sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm, cảnh thiên nhiên hùng vĩ đó là
bức tranh hoàn mỹ, một thắng cảnh nổi tiếng của Bảo Lộc. Bên cạnh bức tranh thiên nhiên ấy, quý khách còn
thấy ở nơi đây có miếu thờ Tam Cô và tương Đức Mẹ.
Theo câu chuyện được truyền miệng, miếu thờ Tam Cô rất linh thiêng. Các lái xe tuyến đường này kể lại, vào
những lúc sương mù hay trời tối, họ thường thấy bóng dáng của ba cô gái đứng trên đường, hướng dẫn cho
xe của họ đi đúng hướng, tránh xảy ra những tai nạn thương tâm, đáng tiếc. Chính vì những tình tiết như vậy
mà để cho linh hồn quá cố được ấm với những nén nhang của người đi đường, họ đã dựng miếu thờ những
cô gái xấu số đó. Về sau những đóng góp của những người từ tâm, miếu Tam Cô được xây dựng khang trang
như ngày nay.
Sát cạnh miếu thờ Tam Cô, bên dòng suối nhỏ là tượng Đức Mẹ Maria với đôi mắt dịu hiền được giáo dân xứ
An Bình đóng góp xây dựng nên, xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo và sự tôn thờ Đức Mẹ, luôn ban ơn lành,
hạnh phúc cho mọi người, luôn mở rộng vòng tay đón nhận những kẻ bất hạnh. Họ đã dựng nhữngtượng đài
Đức Mẹ ngay cạnh đèo Bảo Lộc là để cầu sự an lành cho những người đi đường.
Khu du lịch Suối Tiên: Suối Tiên bắt nguồn từ núi San-Say giáp tỉnh Bình Thuận, dài trên 10 km, là khu du
lịch liên doanh giữa Saigon tourist và huyện Đa Hoài năm 1989.
Suối Tiên là dòng suối rộng, trong xanh, chảy xiết với nhiều khối đá nổi lên trên lòng suối. Dòng suối này chảy
qua vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh càng tạo phong cảnh hưu tình. Ở đây có thể tổ chức tour nghỉ ngơi, giải
trí, cắm trại, tham quan rừng. Hiện nay có trồng thêm vườn lan và nuôi nhiều thú cho khách thưởng ngoạn.
Tên gọi Suối Tiên với truyền thuyết như sau : Tương truyền từ xa xưa, ông trời nổi giận không cho mưa
xuống, làm khắp buôn làng người Mạ âu sâu, lo lắng, trẻ con khóc thét đòi nước uống. Một gia đình nọ, vợ
sinh con đầu lòng nhưng thiếu sữa cho con bú, chồng liền cầm nỏ vào rừng tìm trái chua cho vợ con. Chàng
đã vượt qua ba ngọn núi , bảy cánh rừng. Khi mặt trời lên cao, người thợ săn nhìn thấy một tổ ong, chàng
vươn cung lên bắn, tên vừa chạm vào tổ ong thì một dòng nước bắn thẳng vào thợ săn, chàng trai hoảng sợ
bỏ chạy, tức thì dòng nước chạy theo. Chàng chạy càng nhanh dòng nước chạy càng nhanh, chàng chạy mãi
đến bên cánh rừng thì kiệt sức và thiếp đi thì dòng nước dừng lại và lan rộng, lan rộng mãi thành một vùng
nước sâu. Nhờ dòng nước này mà buôn làng được cứu sống và tồn tại cho đến ngày nay.
Theo quốc lộ 20 từ ranh giới tỉnh Lâm Đồng ta bắt gặp vùng cư trú của dân tộc Mạ ngay từ huyện Đa Hoài kéo
dài đến Bảo Lộc. Dân tộc Mạ có khoảng 20000 người (1989). Các dân tộc bản địa ở Lâm Đồng chủ yếu sống
bằng các hoạt động kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Hàng năm vào trước mùa mưa, các buôn làng tổ chức đốt
rẫy và đến khi cơn mưa đầu mùa vào khoảng tháng tư, họ bắt đầu tỉa lúa, ngoài ra họ còn xen kẻ trong lúa là
trồng bắp, đậu … Khi đã đến mùa gặt thì họ phơi khô lúa, ngô để trong kho. Sinh hoạt kinh tế nương rẫy có từ
lâu đời, ngoài ra họ còn có nghề săn bắt rất đặc biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu hết các dân
tộc ít người ở Lâm Đồng cư trú thành các Bon (Plei). Mỗi Bon có từ vài chục nóc nhà. Vùng Mạ tồn tại các ngôi
nhà dài hàng chục mét. Ở người Mạ, chế độ phụ hệ đã được xác lập. Mỗi Bon đều có một người đứng đầu do
sự tín nhiệm và đề cử của các thành viên cộng đồng. Những việc gieo trồng, chia đất, chiến tranh … phải do sự
quyết định tập thể của cộng đồng. Người Mạ cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại một kho tàng dân gian tục ngữ
khá đồ sộ nhất là những bản tình ca thật da diết, hồn nhiên. Vốn âm nhạc của dân tộc rất phong phú, đặc biệt
là bộ cồng chiêng. Đêm đêm vào mùa lễ hội, sau khi đã thu hoạch xong một vụ lúa, người dân tổ chức ăn
mừng lúa mới. Trong không gian hùng vĩ ấy của núi rừng, tiếng chiêng vang lên những âm điệu diệu kỳ như
kêu gọi hướng về một tương lai của những ngày tươi đẹp. Âm nhạc là nhu cầu gửi gắm tâm tư nguyện vọng
của dân tộc ít người. Chính ở vùng Mạ Bảo Lộc đã phát hiện được bộ đàn đá Bơrode (hiện lưu giữ tại Los
Angeles) là một minh chứng cho trình độ âm nhạc độc đáo của các dân tộc ít người ở Lâm Đồng.
Đèo Chuối: Dài 4 km, chạy giữa thung lũng của hai dãy núi cao. Trước đây vùng này mọc rất nhiều cây chuối
hoang nên người ta thường gọi là Đèo Chuối. Lên đèo Chuối chúng ta đang ở độ cao 350 m so với mực nước
biển.
Cầu La Ngà: Được xây dựng năm 1985-1987, chiều dài 173,4 m; rộng 9,56 m, cầu được bắt qua sông La Ngà
nổi tiếng với những chặng đánh lịch sử của quân và dân miền Nam trong thời gian chống đế quốc xâm lược.
Hai bên cầu trên dòng nước phẳng lặng, chúng ta nhìn thấy những ngôi nhà bồng bềnh trên mặt nước đó là
làng nuôi cá bè. Ban đầu chỉ có vài người ở miền Tây lên đây lập nghiệp và họ đã mang theo nghề nuôi cá bè
đặc trưng ở miền Tây Nam bộ. Một công việc đã đem lại cho họ một cuộc sống ổn định hơn. Về sau có lẽ do
dòng sông hiền hòa ấy thích hợp cho việc nuôi cá bè, từ đó kinh tế của họ đi lên. Chính vì vậy mà ngày càng
tập trung nhiều người tại đây và đã từ từ hình thành nên một làng nuôi cá bè.
Nhà máy đường La Ngà: Được xây dựng năm 1979-1984 do Đan Mạch viện trợ với công suất thiết kế 2000
tấn mía cây/ ngày, đạt 2 triệu tấn đường/năm. Phía sau nhà máy đường là một đồi trồng cây xanh rất đẹp,
dân ở đây gọi là đồi du lịch, gần khu nhà ở của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại nhà máy đường La Ngà.
Sau đó mở thêm nhà máy kẹo, công suất 2,5 tấn/ ngày và nhà máy sản xuất phân Komix, các sản phẩm kẹo và
phân Komix đạt tới 170 tỷ đồng ( nguyên liệu làm từ bả bùn trong sản xuất đường ). Ngoài ra còn liên doanh
với Úc để sản xuất ra các loại men khô, men dùng trong thực phẩm với vốn đầu tư 4,5 triệu USD. Tổng số
công nhân làm việc trong nhà máy La Ngà lên đến 2000 người.
Vườn quốc gia Cát Tiên: Là một khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới, rừng
nằm uốn khúc quanh sông Đồng Nai. Cát Tiên có phong cảnh tuyệt vời và đa dạng : vừa có đồi núi chập
chùng, các mảng tự nhiên rộng lớn bằng phẳng và những dòng chảy nhỏ. Vào mùa mưa các dòng chảy này đổ
thành thác, nước ở đây trong veo, tuôn nhẹ nhàng qua các gờ đá, tạo thành con suối mát hiền hòa.
Trên đoạn đường chính vào rừng du khách sẽ thấy phía bên tay trái là rừng già tập trung rất nhiều gỗ quý
như gõ, bằng lăng, cẩm lai, gụ, trắc … Phía bên tay phải rừng là thác rời. Cách bìa rừng 7 km là vùng Bàu Sấu,
làng Bàu Sấu chứa rất nhiều cá. Chính vì thế mà gà lôi, công trĩ, mồng két … tập trung rất đông. Vườn quốc gia
Cát Tiên hầu như còn nguyên vẹn thảm thực vật và động vật phong phú. Ngoài ra trong khu vực này có cây gõ
Ông Đồng 300 tuổi, cây thiên tuế bảy ngọn làm phong phú bộ sưu tập rừng.
Vườn quốc gia Cát Tiên có thể xem là khu bảo tồn động vật lớn chất lượng vì có rất nhiều loại chim và thú
hiếm, chính là rừng vàng của Nam bộ.
Thủy điện Trị An: Là thác nước cuối cùng của sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Vào mùa nước
kiệt, trên một khoảng sông rộng nổi lên hàng trăm tảng đá đen lô nhô giống như bầy trâu đang đắm mình
dưới sông. Vào mùa nước nhiều, nước sông đổ cuồn cuộn làm tung bọt trắng xóa trên một đoạn sông hàng
trăm mét tạo nên khung cảnh thật hùng vĩ.
Với sự giúp đỡ của Liên Xô và sự đóng góp của cả nước, công trình thủy điện đã ra đời sau thủy điện Hòa
Bình trên sông Đà. Được khởi công xây dựng năm 1983, các tỉnh miền nam tiếp tế, các tỉnh miền Bắc gửi cán
bộ giỏi, nhiều kinh nghiệm, kỹ thuật. Phần đóng góp quan trọng nhất là tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí
Minh gánh vác. Nhân dân 16 tỉnh thành phố miền Nam đóng góp trên 51 tỷ đồng, Liên Xô cũ cho vay 150 rúp
và cung cấp máy móc thiết bị xây dựng công trình. Sau 5 năm lao động cật lực của cán bộ công nhân trên
công trường xây dựng, tổ máy số 1,2 hoạt động vào năm 1988, đến năm 1989 cả 4 tổ máy được vẫn hành sản
xuất điện.
Đập chính chắn ngang và được xây dựng từ thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên một hồ chứa nước rộng
232 km2 chứa gần 3 tỷ m3 nước. Nước từ hồ chính đưa qua hồ phụ rồi chảy sang nhà máy thủy điện làm
quay bốn tổ máy cócông suất tổng cộng 400 MW, sản lượng điện hàng năm đạt tới 1,7 KW/h. Hồ Trị An là
một khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, một địa điểm hấp dẫn du khách.
Bài Thuyết Minh Điểm (Tour Phan Rang - Nha Trang)
Tỉnh Ninh Thuận
Diện tích: 3.427 km2
Dân số: 483.400 người
Tỉnh lỵ: Phan Rang
Tỉnh Ninh Thuận bao gồm thị xã Phan Rang và ba huyện: Ninh Sơn, Ninh Hải và Ninh Phước.
Ninh Thuận là 1 tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, Bắc giáp Khánh Hòa, Tây giáp với Lâm Đồng, Nam
giáp với Bình Thuận và Đông giáp biển Đông. Ninh Thuận được bao bọc bởi 3 mặt là núi: phía Bắc và Nam là
2 dãy núi nhô ra biển, phía Đông là vùng núi cao của tỉnh Lâm Đồng. Địa hình có 3 dạng : miền núi, đồng
bằng, vùng ven biển. Nơi đây có hai hệ thống sông chính đó là : hệ thống sông Cái bao gồm các sông nhánh
như sông Mê Lam, sông Sắt, sông Ông, sông La, sông Quao … và hệ thống các sông suối nhỏ phân bố ở phía
Bắc và Nam của tỉnh như sông Trâu, sông Bà Râu.
Ninh Thụân nằm trong vùng khô hạn nhất nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa với các đặc trưng là khô nóng,
gió nhiều và bốc hơi mạnh, không có mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 270C, lượng mưa trung bình 705
mm và tăng dần theo độ cao lên đến 1100 mm ở vùng miền núi. Một năm có 2 mùa : mùa mưa từ tháng 5 -
>11 và mùa khô từ tháng 12 ->5 năm sau.
Vì có khí hậu và vùng đất không được như những vùng khác trong nước nên Ninh Thuận có những vùng
chuyên sản xuất chuyên canh như nho, thuốc lá, mía, đường, bông, tỏi, hành và nuôi trồng thủy sản vì nơi đây
là vùng ven biển.
Ninh Thuận là 1 bức tranh hài hòa giữa đồng bằng, đồi núi và biển cả.Nằm trong cụm du lịch quốc gia thuộc
tam giác Đà Lạt-Nha Trang-Phan Rang. Ninh Thuận có vườn quốc gia Núi Chúa…
Ninh Thuận là một tỉnh phía nam miền Trung Việt Nam. Đây là mảnh đất sinh sống của một số lượng lớn
những người Chàm. Trong lịch sử, dân tộc Chàm đã từng là một quốc gia hùng mạnh và tại đây còn nhiều
những di tích lịch sử và văn hóa của người Chàm cổ như Tháp Chàm, Tất cả tạo nên một sức thu hút lớn
cho du khách.
Ninh Thuận nằm dọc theo bờ biển, chính điều này đã đem đến nhiều bãi biển đẹp và nguồn hải sản dồi dào
tạo thế mạnh rất lớn cho việc phát triển kinh tế của Tỉnh.
Nét hấp dẫn mới của miền Panduranga : Thời gian gần đây, miền Panduranga (Phan Rang, Ninh Thuận)
được các hãng lữ hành xem như điểm đến mới, bởi ngành du lịch tỉnh đang tăng tốc đầu tư nhiều tuyến, điểm
du lịch. Không chỉ có "cát và xương rồng", ở đây còn có nhiều thứ đủ níu chân du khách.
Nho xanh và thổ cẩm: Tạo hoá đã ban tặng vùng đất nắng gió này cái ưu thế thổ nhưỡng để có được những
vườn nho bạt ngàn - loại đặc sản duy nhất được trồng đại trà ở đây. Hiện nay ngành nông nghiệp Ninh Thuận
đã thực hiện chương trình cải cách nông nghiệp trồng nho theo định hướng sạch, phục hồi lại giống nho đỏ
và trồng mới một số giống nho xanh.
Làng dệt thổ cẩm truyền thống Mỹ Nghiệp (huyện Ninh Phước) khi được hãng lữ hành chọn là một điểm
tham quan tìm hiểu văn hoá một làng nghề Chămpa tiêu biểu, các hộ dân trong làng đã nhanh chóng đưa ra
các mặt hàng lưu niệm dệt thủ công tinh xảo, giá cả cũng tương đối rẻ như: cà vạt, ví đầm, áo gilê…
Vĩnh Hy, Mỹ Á, Đen Giòn và những dự án lớn
Vịnh Vĩnh Hy (cách thị xã Phan Rang 40km về phía Đông Bắc, thuộc huyện Ninh Hải, được xếp vào một trong
bốn vịnh đẹp nhất Việt Nam cùng Hạ Long, Văn Phong và Cam Ranh) hiện được xem như một điểm du lịch
khá mới mẻ và hấp dẫn ở Ninh Thuận. Saigontourist là đơn vị tiên phong đưa Vĩnh Hy vào chương trình du
lịch liên tuyến: Ninh Chữ - Vĩnh Hy - Đà Lạt. Trong định hướng phát triển du lịch của tỉnh, vịnh Vĩnh Hy sẽ
được quy hoạch thành điểm du lịch sinh thái biển có quy mô lớn, nơi sẽ tổ chức nhiều loại hình du lịch biển
như: lướt ván, lặn biển, bơi thuyền.
Trong khi đó, mới đón khách vào đầu năm nay là Đen Gòn - khu du lịch sinh thái tiêu biểu ở Ninh Thuận rộng
10ha, chạy dọc theo bờ biển Ninh Chữ với các bungalow và các nhà nghỉ liên kế vườn cây cảnh rất đẹp. Trên
bờ biển Ninh Chữ còn có khu du lịch Hoàn cầu với công viên nước đầu tiên ở Ninh Thuận. Khu suối khoáng
nóng Mỹ Á (hyện Ninh Sơn) cũng thu hút sự chú ý của khách du lịch. Từ thị xã Phan Rang theo quốc lộ 27
(đường đi Đà Lạt) chừng 30km, du khách sẽ đến với Mỹ Á để đắm mình thư giãn trong lòng nước ấm. Đi
chừng 10km nữa du khách sẽ đến thuỷ điện sông Pha, chinh phục đèo Ngoạn Mục cảnh trí hùng vĩ, đẹp như
tranh vẽ.
Tỉnh Ninh Thuận cũng đã phê duyệt dự án xây dựng khu Hòn Cò - Cà Ná thành một khu du lịch biển phức
hợp có tầm cỡ quốc tế với kinh phí xây dựng 17 tỷ đồng, xây dựng khách sạn trung tâm tại thị xã Phan Rang
đạt tiêu chuẩn quốc tế ba sao và nâng cấp các khách sạn đã có như Ninh Chữ, Ninh Thuận, Thống Nhất.
Với những nỗ lực và định hướng phát triển du lich như vậy, giới kinh doanh du lịch đánh giá trong tương lai
không xa du lịch Phan Rang - Ninh Thuận có thể sánh vai cùng hai đàn anh trong lĩnh vực du lịch ở miền
Trung là Nha Trang - Khánh Hoà và Phan Thiết - Bình Thuận.
Những kỷ luật của xứ sở xương rồng
Bãi biển vào loại đẹp nhất nước: Bãi Cà Ná nước xanh biếc và bãi Ninh Chữ cát trắng trải dài, được đánh giá
là hai trong số chín bãi biển đẹp nhất nước ta.
* Vịnh đẹp nhất nước: đó là Vịnh Vĩnh Hy là một trong bốn vịnh đẹp nhất Việt Nam (cùng với các vịnh Hạ
Long, Văn Phong và Cam Ranh), với làn nước trong xanh quanh vịnh là núi đá cheo leo và những bãi san hô
tuyệt đẹp.
* Vùng khô hạn nhất nước: lượng mưa trung bình hàng năm của Ninh Thuận chỉ 659mm (TP.HCM 1979mm).
Do khí hậu này Ninh Thuận có khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa rộng 24.353ha với hệ sinh thái rừng khô
hạn đặc trưng hiếm thấy ở nước ta.
* Tỉnh có đơn vị hành chánh cấp huyện ít nhất: Toàn tỉnh chỉ có một thị xã (Phan Rang-Tháp Chàm) và 4
huyện (Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn và Bác Ái).
* Đồng bào Chăm đông nhất: Người Chăm ở Ninh Thuận ước 50.000 người, chiếm khoảng 50% dân số người
Chăm trong toàn quốc.
* Làng gốm cổ nhất Đông Dương: Các nhà nghiên cứu văn hóa cho rằng Bàu Trúc là làng gốm cổ nhất ở Đông
Dương vẫn giữ nguyên phương thức sản xuất hoàn toàn bằng tay.
* Ruộng muối lớn nhất nước: Ruộng muối của Xí nghiệp Muối công nghiệp Cà Ná rộng gần 500 héc ta, sản
lượng 55 đến 60 nghìn tấn/năm, là ruộng muối công nghiệp lớn nhất nước, hình thành từ năm 1927.
* Đàn cừu lớn nhất nước: gồm trên 50.000 con
* Nho nhiều nhất nước: Ninh Thuận có trên 1.500ha nho, gần đây có giống nho xanh trái lớn, chất lượng
không thua kém nho vùng ôn đới.
* Giống tỏi thơm ngon nhất: Tỏi Ninh Thuận tép nhỏ, nhưng rất thơm, nổi tiếng nhất là tỏi vùng Vân Sơn.
* Những con đường gần nhau nhất: Có dịp đi ngang Cà Ná bạn sẽ thấy đường biển chỉ cách quốc lộ 1A khoảng
5m, quốc lộ 1A cách đường sắt cũng 5m, và đường sắt cách đường núi 5m.
DÂN TỘC CHĂM
Người Chăm còn có tên gọi là Chàm, Chiêm,¬Chiêm Thành… Người Chăm có dân số 98.971 người thuộc
nhóm ngữ hệ Nam Đảo
Vương quốc Chămpa tồn tại từ thế kỷ II đến đầu thế kỷ XVII. Lãnh thổ¬kéo dài từ Quảng Bình đến Bình
Thuận, số còn lại cư trú ở An Giang, Phú Yên, TP.HCM, Bình Định, Tây Ninh. Vào thế kỷ XV sau những lần giao
tranh với Đại Việt thất bại, một số người đã chạy sang Campuchia. Đến thế kỷ XVII họ lại trở về. Vào những
năm 1940 do chiến tranh họ lại di chuyển lên sống và định cư ở TP.HCM.
Làng của người Chăm gọi là Plây, xung quanh không có cây cối¬hoặc chỉ có vài cây me vì họ cho rằng ma quỷ
trú ngụ trên những cây to. Nhà được xây dựng dựng về hướng Nam. Một gia đình sống trong khuôn viên có
hàng rào bằng cây khô. Người Chăm sống theo chế độ mẫu hệ. Mỗi gia đình có những ngôi nhà xây cất gần
nhau theo một trật tự gồm : một căn nhà lớn cho cả nhà gọi là Thang Yơ, đến khi con gái lớn lấy chồng thì mọi
người nhường căn nhà đó cho cô và cất căn nhà khác bên cạnh gọi là Thang Mưyân. Khi cô con gái thứ hai lấy
chồng cô cả phải ra ở cạnh để nhường cho cô em. Cô con gái út được hưởng nhà đó và có nhiệm vụ giữ Chick
Atâu - là một cái giỏ tre đựng đồ quý của gia đình để cúng giỗ gia đình.
Người Chăm ăn cơm gạo được nấu trong nồi đất. Thức ăn gồm¬thịt, cá, rau củ do săn bắt, hái lượm, chăn
nuôi. Ngưởi Chăm ở Bình Thuận, Ninh Thuận ăn bằng đũa. Người Chăm theo đạo Hồi không ăn thịt bò vì bò
là vật linh thiêng. Họ cũng không ăn heo vì heo là con vật dơ bẩn. Họ có món canh Vabai nấu bằng là rừng
trộn thịt, bột gạo rồi khuấy đều. Món cháo chua, bánh nhân chuối. Thức uống có rượu cần, rượu gạo.
SƠ NÉT LỊCH SỬ CHĂM
Vương quốc Chămpa ra đời vào cuối thế kỷ thứ II (năm 192), gồm hai bộ phận: Chăm phía Nam (từ Phú Yên,
Khánh Hòa trở vào) gọi là Nam Chăm, một bộ phận ở phía Bắc là tiểu quốc Lâm Ấp gọi là Bắc Chăm, hai bộ
phận này thường xảy ra tranh chấp.
Khoảng năm 349-361, Phạm Phật (phiên âm Hán Việt) có công thốbg nhất Bắc Nam Chăm lập ra vương quốc
Chămpa, đây có thể là tên một loài hoa mà ta thường gọi là hoa Sứ-Michilia Champacca Lênaie. Phạm Phật có
thể là ông vua Bhadravarman được biết đến đầu tiên trong các bia ký để lại.
Vương triều Gangaragia: từ đầu thế kỷ thứ 6 đến năm 734. Đây là thời kỳ cực thịnh của vương quốc Chăm,
trải qua chín đời vua và chịu ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ Giáo, văn hóa Ấn Độ. Kinh đô lúc này là Trà Kiệu
(gọi là thành Sư Tử) Sinhapura thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam và cách Thánh Địa Mỹ Sơn 28 km về
phía Tây.
Vương triều Panduranga : từ 734 đến giữa thế kỷ 9, lúc này Bắc Chăm có nhiều biến động nên trung tâm
Chămpa chuyển vào Khánh Hòa, có 6 đời vua.
Vương triều Đông Dương Indrapura : từ giữa thế kỷ 9 đến thế kỷ 10. Lúc này kinh đô Chăm chuyển ra phía
Bắc xây dựng tại làng Đông Dương, bên bờ sông Ly Ly, một nhánh của sông Thu Bồn, cách cố đô Trà Kiệu 15
km về phía Nam. Indrapura là thành phố chiếu đầy ánh hào quang. Trong thời kỳ này do ảnh hưởng của Phật
Giáo nên Đông Dương là nơi tập hợp đền chùa và cung điện với hơn 30 công triònh kiến trúc, có cả chùa Phật
Giáo và Ấn Độ Giáo. Vương triều này có 9 đời vua.
Vương triều Vijaya : Vua Yangpuku lên ngôi năm 999 quyết định dời đô về Vijaya, còn gọi là thành Đồ Bàn,
với trung tâm là ngọn tháp Cánh Tiên, thuộc huyện An Nhơn, Bình Định. Vương triều kéo dài khoảng 5 thế kỷ
với nhiều biến động, nhiều lần dời đô về phương Nam và lãnh thổ lúc này bị thu hẹp dần.
Vương triều Paduranga : từ giữa thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 17. Sau khi thành Đồ Bàn thất thủ, vương quốc
Chămpa bước vào giai đoạn cuối cùng của nó. Lúc đầu đóng đô ở KauHara (Khánh Hòa), sau đó chuyển về
vùng Phan Rang. Cho đến 1693 nhà Nguyễn chiếm được Phan Thiết thì vương triều Chămpa mất hẳn độc lập,
chỉ tồn tại như một thế lực bán tự chủ. Trong thời Minh Mạng, Chămpa trở thành một thành phần của dân tộc
Việt Nam. Hiện nay tại xã Phan Thanh, huyện Bắc Ninh, tỉnh Bình Thuận có bà Thêm thuộc dòng dõi hoàng
tộc Chăm, còn giữ một số châu báu của vua Chăm như vương niệm có trong lượng khoảng 1,5 kg vàng y.
MÚA CHĂM
Múa Chăm là một loại hình nghệ thuật đặc¬sắc, nhạc cụ chính của múa Chăm gồm trống paranưng, kèn
saranai và trống ghinăng. Âm thanh của hai loại trống này cũng đặc biệt khác, bởi nó không mang cảm giác
sôi động, dục giã như các loại trống khác mà nó thâm trầm, huyền bí đi sâu vào nội tâm con người.
Vũ điệu múa Chăm thường bắt nguồn từ¬những động tác lao động, sinh hoạt thường ngày và đều phản ánh
những ước vọng của con người trước thần linh, thiên nhiên và cuộc sống cộng đồng. Những điệu múa thể
hiện sự cầu mong cho mưa thuận gió hoà, con cháu khoẻ mạnh, yên ổn làm ăn và thờ phụng tổ tiên, nhưng
cũng có những điệu múa thể hiện ý chí quật cường sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn thử thách trong cuộc
sống (múa roi).
Múa Chăm gồm có ba loại. Múa dân gian, còn gọi là múa cộng đồng, thường diễn ra vào các ngày lễ đầu năm,
đầu mùa. Những điệu múa đặc trưng là đoá pụ (có nghĩa là đội nước, khi múa, những cô gái đội một cái bình
trên đầu- đội đầu là một hình thức vận chuyển phổ biến của người Chăm), múa quạt, múa khăn, múa trống
paranưng, múa roi, múa chèo thuyền. Múa chèo thuyền được coi là điệu múa lâu đời nhất của người Chăm,
thể hiện sinh hoạt lao động vùng biển của con người.
Múa tôn giáo cũng diễn ra vào dịp lễ tết, nhưng trang trọng hơn,¬do các cô gái đồng trinh đội lễ vật múa ở
đền, bày tỏ lòng tôn kính với các vị thần linh. Cho đến nay “múa bóng” được coi là mang đậm tính tôn giáo.
Dàn nhạc đệm cho múa bóng là hai cái trống paranưng và một chiếc kèn saranai, còn vũ điệu khi múa phô
diễn hết vẻ đẹp của con người.
Múa Cung đình hay còn gọi là¬múa tiên nữ Apsara, điệu múa này ngày xưa chỉ vua chúa mới được thưởng
thức. Theo truyền thuyết Apsara là nữ thần của các cung nữ phục vụ các vị thần. Nhiều điêu khắc trên các hệ
thống tháp Chăm hiện còn lưu giữ dọc vùng đất Nam Trung bộ đều có những hình tượng mô phỏng vũ nữ
Apsara với những đường nét căng tròn, mềm mại, uyển chuyển. Ngày nay, múa Chăm cũng như nhiều loại
hình nghệ thuật dân gian khác của Việt Nam đang được phục hồi và lưu giữ, được biểu diễn cho nhiều người
cùng thưởng thức, không chỉ trong các dịp lễ hội. Múa Chăm cũng đã dần đi vào đời sống hiện đại, qua những
đêm diễn phục vụ khách du lịch-một sản phẩm văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hoá đa dân tộc Việt Nam
cần giới thiệu với bạn bè
Các Nghĩa Địa Chăm
Theo các triết lý Bà La Môn, người Chăm BàvLa Môn hỏa thiêu người chết, đem tro đổ xuống biển, sông, suối,
ao,hồ. Theo các truyền thuyết, chỉ sau đời vua Pô Alloah (khoảng thế kỷ 11) tro cốt của vua chúa mới được
chôn trong tháp, của quý tộc ở lăng tẩm còn thứ dân thì rắc bỏ dười nước. Dần dần do nhu cầu tình cảm,
muốn giữ lại di cốt người chết sau khi hỏa thiêu, Kút đã xuất hiện. Kút nghĩa là nghĩa địa, nơi chôn giữ chín
mảnh xương trán của người chết xếp theo dòng tộc mẹ cuả người Chăm Bà La Môn. Theo suy đoán, có lẽ Kút
xuất hiện từ thời Pô Klông Garai. Ở làng Chăm Hữu Đức nơi có phế tích Pô Klông Halâu, còn lại những đá Kút,
người Chăm gọi là Kút Pô Klông Halâu. Kế đến là một Kút cổ nằm kề Pô Rôme. Anh Trương Đại Thọ, người
bảo vệ tháp này cho biết dù đã khóa ( không nhập thêm cốt vào) từ xa xưa nhưng Kút vẫn được người của
dòng tộc thuộc xã Phước Thái chăm sóc hàng năm. Được tạo dựng từ lâu đời, phần bị thất tự, hầu hết các Kút
cổ đều bị phế tán. Để giữ lại đá Kút của những Kút cổ, mới đây trung tâm nghiên cứu Chăm Ninh Thuận đã
đưa về lưu giữ 5 Kút cổ vô chủ. Kút thường được chọn đặt nơi vuông đất cách xa làng từ 1-2 km nhưng khi
làng mở rộng đã có Kút nằm giữa làng. Kút Mu Khú Than của dòng họ Lưu Thị Pa Ga ở làng Mậu Sanh (Phước
Hữu, Ninh Thuận) rộng không quá 250 m2, nằm ngay đầu làng. Kút của dòng họ Kà Đạ ở làng Chăm Mỹ
Nghiệp nằm cuối làng, kế khu dân cư và trường học. Đây là một Kút khang trang và hiện đại. Người Chăm Bà
La Môn không chôn di cốt của mỗi người thành một mộ phần trong Kút. Trên nền của Kút vồn không rộng
đó-tối đa chừng 500 m2, chỗ đặt di cốt là bệ rộng không quá 200 m2 được định vị bởi những viên đá Kút, mặt
trên để trống hoặc tráng xi măng, lát gạch. Dưới mỗi viên đá Kút có một hố nhỏ để đưa cốt nhập vào. Người
ta không đưa cốt lẻ nhập Kút mà chờ tới khi trong dòng tộc có nhiều cốt mới rước vị sư cả về làm lễ nhập Kút
một lần. Trong thời gian chờ nhập Kút, cốt được đặt ở một nơi kín đáo và dễ nhớ. Việc tìm đá Kút, định vị
chúng trên nền Kút cũng theo một triết lý. Viên đá giữa tượng trưng cho Nữ thần của Kút (Pô Inư Nagar Kút)
được chọn lấy từ biển. Viên đặt ở hướng Tây dành cho nữ, cầu cho sự sinh sản, viên đá phải có phần dưới
(mông) to tròn, map mạp và phải được tìm từ sông Cái trong vùng. Viên đặt ở hướng Đông dành chon am,
được tìm ở ngọn núi cao nhất trong vùng, cầu cho sự trường tồn, khang kiện, viên đá phải có phần giữa
(ngực) nở nang. Không có ngày tảo mộ hàng năm. Khi thấy Kút bị cỏ dại cành cây che khuất (trong Kút
thường trồng cây để tỏa bóng mát) thì người trong tộc sẽ đến làm lễ xin phép thổ thần để cùng nhau dọn dẹp.
Người Chăm Bà Ni không hỏavthiêu người chết mà lại chôn cả thi thể người chết. Nghĩa địa của họ chung cho
cả làng, trong đó phần của mỗi dòng tộc được xếp theo từng cụm. Khùn-rát (ghurrăk) được nối bởi hai từ :
ghur là đụn, động cát và răk là nấm mồ trên đụn cát bởi ngưiời Chăm thường lập làng ven biển. Khùn-rát ở
làng Phước Nhơn (Ninh Hải, Ninh Thuận) là vùng đất rẫy nằm ở mé Tây Bắc của làng. Chăm Bà Ni không
phân biệt tuổi tác, trẻ con, người lớn đều được chôn trực tiếp trong nghĩa địa dòng tộc. Khùn-rát tốn rất ít đất
bởi các mộ nằm ken xít nhau. Anh Thập Liên Trưởng, cư dân của làng, hiện là cán bộ nghiên cứu văn hóa
Chăm Ninh Thuận cho biết làng Phước Nhơn của anh đã thành lập từ 1896, hiện có trên 6000 nhân khẩu, 16
dòng tộc, vậy mà phần đất thật sự dành cho chôn cất chỉ chừng 3500 m2 trong tổng diện tích được bố trí làm
Khùn-rát của làng rộng khoảng 3 ha. Khùn-rát của làng Po Tầm mẹ anh với 127 mộ chiếm không đầy 200 m2.
Đây sẽ là nơi yên nghỉ của rất nhiều người nữa trong dòng tộc mẹ anh.
Người chết sau là con cháuvcó thể nằm chồng lên ông bà, cha mẹ bởi nằm giữa trái tim ông bà là điều tốt. Mộ
không có nấm, dấu hiệu để nhận biết là hai viên đá táng đầu chân đặt cách nhau dưới 1 m, đầu luôn nằm ở
hướng Bắc. Khoảng cách giữa hai mộ thường đủ để trải chiếu nhỏ ngồi cầu nguyện trong ngày tảo mộ.
Việc chọn đá tảng dựa vào những quy định : nếu người chết thuộc dòng tộc ở biển thì đá phải được tìm ở
biển, nếu thuộc tộc núi thì đá phải tìm ở núi hoặc những dòng sông nơi chân núi. Đá đẹp phải là viên đá mịn,
nhẵn tròn. Nếu người Chăm Bà La Môn đã cách tân Kút bằng cách xây tường thành cổng ngõ thì người Chăm
Bà Ni cũng đã có những thay đổi như viên đá táng có thể là những viên đá được tìm với đủ kích cỡ, màu sắc,
có thể tự tạc đẽo để có những viên đá hoa cương tròn, hoặc đá được đúc bằng ximăng, tô đá rửa. Có người
còn khắc vào đá tên tuổi, ngày mất của người chết.
Khùn-rát ngày nay giống như bãi nấm kỳ ảo, sinh động, thanh thoát chứ không nhuốm vẻ cô tịch. Người
Chăm Bà Ni đi tảo mộ vào cuối tháng 8 Hồi lịch (khoảng tháng 11 Dương lịch). Xong tảo mộ là lễ Ramưwan,
mọi người mọi nhà lại một lần nữa cầu nguyện cho người đã khuất.
Các Lễ Hội Chăm
Lễ Hội Mbăng Yang : Ngưỡi Chăm có nhiều lễ hôị trong năm, như lễ Mbăng Yang ( lễ cúng đầu năm tại lăng,
tháp cầu xin thần linh chop phép dân khai kênh, đằp đập, làm mùa), lễ Yôn Yang và Plao Pasah (lễ cầu dảo), lễ
Rijja Narga ( lễ cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió muà). Nhưng quan trọng hơn cả là có quy mô lớn và kéo