Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

thành phố du lịch và dầu khí vũng tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 18 trang )

Thành phố du lịch và dầu khí Vũng Tàu
Là một thành phố biển, với phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và tiềm năng dồi dào về dầu khí, thành
phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) đang phát triển khẳng định là trung tâm du lịch và dầu khí
của Việt Nam.
Bán đảo du lịch hấp dẫn
Cuối thế kỷ 19, khi đặt chân lên vùng bán đảo tươi đẹp này, người Pháp đã nhận
ra Vũng Tàu là vùng đất du lịch lý tưởng với khí hậu ôn hòa, mát mẻ quanh năm,
bờ biển trải dài xanh ngát. Vì vậy, họ đã nhanh chóng xây dựng tại đây nhiều
nhà nghỉ, an dưỡng đường và khách sạn. Những tòa nhà mang nét kiến trúc
Pháp không ngừng được mọc lên, Vũng Tàu đã trở thành thành phố du lịch biển
đầu tiên của Việt Nam.
Hơn 1 thế kỷ trôi qua, Vũng Tàu ngày càng khẳng định là một trong những địa
danh du lịch nổi tiếng nhất của Việt Nam. Ở đây có những không gian biển lý
tưởng rực nắng, xanh thẳm như bãi Trước, bãi Sau, bãi Dứa, bãi Nghinh Phong,
bãi tắm Chí Linh…; nhiều di tích lịch sử văn hóa đặc sắc như Bạch Dinh, Hải
đăng, đình Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài…, cùng nhiều lễ hội dân gian độc đáo
như lễ hội Nghinh Ông, lễ hội đình thần Thắng Tam, lễ hội Trùng Cửu… Bên
cạnh đó, sự phát triển và giao lưu với các nền văn hóa mới cũng tạo ra ở đây
những lễ hội mang phong cách mới, hiện đại như lễ hội văn hóa ẩm thực thế
giới, lễ hội diều quốc tế, Festival biển

Thành phố Vũng Tàu lung linh trong ánh đèn đêm. Ảnh: Lê Minh
Tượng chúa Kitô trên đỉnh núi Nhỏ cao 32m, sải tay dài 18,4m nổi bật hài hòa trong không gian khoáng đạt
của vùng núi non biển cả của Vũng Tàu. Ảnh: Trang Linh
Bãi Sau, bãi biển nổi tiếng thu hút rất đông du khách khi đến thăm Tp. Vũng Tàu. Ảnh: Trang Linh
Đường cáp treo chạy suốt từ bờ biển bãi Trước lên Khu Du lịch Hồ Mây trên đỉnh núi Lớn. Ảnh: Lê Minh
Hội thi đắp tượng cát ở bãi Sau trong những ngày diễn ra Festival biển Vũng Tàu (2006). Ảnh: Tư liệu BAVN
Di tích Bạch Dinh, nơi lưu giữ nhiều dấu tích của vị vua yêu nước Thành Thái (1879 - 1954). Ảnh: Trang Linh
Lễ rước cá Ông, một nghi lễ cổ truyền của ngư dân vùng biển Vũng Tàu. Ảnh: Lê Minh
Vũ công trình diễn trong đêm hội đường phố. Ảnh: Lê Minh
Du Khách quốc tế tham gia đêm hội đường phố tại Vũng Tàu, trong khuôn khổ Lễ hội Văn hóa Ẩm thực thế giới 2010. Ảnh: Lê Minh


Vua đầu bếp “Yan Can Cook” trình diễn trong đêm hội đường phố tại Lễ hội Văn hóa Ẩm thực thế giới 2010
(World Food Festival 2010) tổ chức ở Tp.Vũng Tàu. Ảnh: Lê Minh

Để ngắm nhìn toàn cảnh thành phố biển Vũng Tàu, chúng tôi theo con đường
uốn lượn ôm lấy núi Nhỏ để lên ngọn hải đăng lâu đời nhất Việt Nam với độ tuổi
trên 100 năm, cao 18m, chiếu xa tới 35 hải lý. Từ đây, nhìn Vũng Tàu thật xinh
đẹp, quyến rũ với biển xanh bao bọc, núi cao chạy quanh và những thảm cây
xanh lộng gió. Phía xa là nhà ga cáp treo dẫn lên
Khu du lịch Hồ Mây trên núi Lớn. Ngồi trong
cabin cáp treo nhìn ra, bãi Trước hiện ra thơ
mộng với những bãi đá kỳ vĩ. Thấp thoáng giữa
màu xanh của rừng cây giá tỵ và cây đại là tòa
Bạch Dinh, một di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng
lưu giữ nhiều dấu tích của vị vua yêu nước
Thành Thái (1879-1954).
Đang ngẩn ngơ trước vẻ đẹp của Bạch Dinh thì
cabin đã lên đến đỉnh núi Lớn. Tại đây, dù ở giữa
thành phố biển nhưng Khu du lịch Hồ Mây lại hiện ra rất khác biệt với cảnh núi
rừng trùng điệp, bầu không khí trong lành, mát mẻ với nhiệt độ trung bình năm
từ 22 - 25oC. Là một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, du khách có thể đi bộ theo
những lối mòn nhỏ để khám phá vẻ đẹp hoang sơ của núi, của rừng cây bằng
«
“Vũng Tàu hiện có 1.513 cơ sở
dịch vụ lưu trú du lịch, trong đó có
483 khách sạn, nhà nghỉ tương ứng
với 6.153 phòng; 99 khách sạn,
resort đạt từ 1 đến 5 sao. Mỗi năm,
Vũng Tàu thu hút khoảng hơn 3 triệu
khách du lịch, trong đó có khoảng
300 ngàn lượt khách quốc tế. Doanh

thu bình quân hàng năm từ du lịch
đạt hơn 2.000 tỷ đồng”.
(Ông Phan Hòa Bình, Chủ tịch
UBND Tp. Vũng Tàu)
»
lăng, hay tham gia các hoạt động dã ngoại như cắm trại qua đêm tại rừng thông
Caribbe, rừng hoa anh đào
Bên cạnh các điểm du lịch đang hoạt động, Vũng Tàu đang có thêm nhiều dự án
du lịch mới. Trong đó, dự án Trung tâm Hội nghị triển lãm quốc tế Vũng Tàu -
Dragon Sea được kỳ vọng sẽ tạo sự đột phá cho du lịch Vũng Tàu trong việc thu
hút khách quốc tế, khách có mức chi tiêu cao. Riêng dự án Saigon Atlantis hotel
do Tập đoàn Winvest Invesment - LLC Group của Mỹ đầu tư với tổng vốn đăng
ký hơn 4,1 tỷ USD là một tổ hợp du lịch 5 sao tầm cỡ quốc tế, bao gồm nhiều
hạng mục như: khu biệt thự vườn và khách sạn 18 tầng, khu đua xe môtô và các
hình thức thi đấu thể thao, khu đua thuyền và bảo tàng sinh vật biển…
Theo ông Phan Hòa Bình, Chủ tịch UBND Tp. Vũng Tàu, với định hướng đưa du
lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thành phố sẽ tập trung nguồn lực ưu tiên
phát triển dịch vụ du lịch, thương mại. Đồng thời, tập trung đầu tư cho công tác
quy hoạch xây dựng, đầu tư, cải tạo, xây dựng hạ tầng đô thị theo quy chuẩn đô
thị hiện đại, thành phố Vũng Tàu sẽ trở thành thành phố du lịch biển hấp dẫn.
Trung tâm dầu khí Việt Nam
Với tiềm năng dầu khí ngoài biển, Vũng Tàu còn là trung tâm công nghiệp dầu
khí của Việt Nam. Khởi đầu là sự ra đời của Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt –
Xô, nay là Liên doanh dầu khí Việt - Nga (Vietsovpetro), vào năm 1981, đây
chính là liên doanh đầu tiên của Việt Nam với nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí
và sau đó là sự kiện Vietsovpetro lần đầu tiên tìm thấy dòng dầu công nghiệp tại
mỏ Bạch Hổ trên thềm lục địa Vũng Tàu - Côn Đảo vào năm 1984, đánh dấu cho
sự hình thành một trung tâm dầu khí của Việt Nam tại Vũng Tàu.
Hiện nay, Vũng Tàu là thủ phủ không chỉ của ngành thăm dò khai thác dầu khí
với sự có mặt của hàng chục tập đoàn dầu khí trên thế giới, mà còn là trung tâm

của các dịch vụ kỹ thuật cao phục vụ ngành dầu khí với tổ hợp các nhà máy chế
tạo gần như đầy đủ mọi thiết bị chuyên ngành dầu khí. Chỉ riêng Vietsovpetro,
đơn vị “anh cả” của ngành dầu khí Việt Nam, tính đến nay đã đem về cho đất
nước trên 60 tỷ USD.

Giàn khoan Đại Hùng 02 thuộc Công ty TNHH một thành viên Điều hành Thăm dò Khai thác Dầu khí trong nước (PVEP POC),
Công ty thành viên của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), đơn vị chủ lực của PetroVietnam. Ảnh: Hoàng Hà
Trung tâm điều khiển giàn khoan ở mỏ Đại Hùng, thuộc khu vực bồn trũng Nam Côn Sơn, cách Tp. Vũng Tàu 265 km.
Ảnh: Hoàng Hà
Phòng thí nghiệm trong Viện Nghiên cứu Khoa học và Thiết kế Dầu khí biển. Ảnh: Lê Minh
Lắp đặt chân đế giàn khoan tại cảng dầu khí PTSC. Ảnh: Lê Minh
Một góc Khu công nghiệp dầu khí Đông Xuyên. Ảnh: Lê Minh
Sản xuất ống dẫn dầu tại công ty Vietubes, Khu công nghiệp dầu khí Đông Xuyên. Ảnh: Lê Minh
Bồn chứa nhiên liệu khí phục vụ cho ngành lọc hóa dầu tại cảng PTSC Vũng Tàu. Ảnh: Lê Minh
Cảng Dịch vụ Dầu khí thuộc Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) ở Vũng Tàu. Ảnh: Lê Minh

Hơn 30 năm qua, với cơ sở vật chất ngày càng hiện đại một cách đồng bộ trên
bờ và ngoài biển, Vietsovpetro đã mở rộng phạm vi hoạt động cả chiều rộng lẫn
chiều sâu, vươn ra một số nước trên thế giới, góp phần đưa Việt Nam trở thành
quốc gia khai thác dầu khí lớn thứ 3 ở Đông Nam Á. Hiện Vietsovpetro còn là
trung tâm nghiên cứu, sáng chế, áp dụng công nghệ mới và trung tâm đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành dầu khí của Việt Nam. Vietsovpetro cũng không
ngừng mở rộng công tác thăm dò địa chất và khai thác dầu khí ra nước ngoài,
tham gia tích cực vào các dự án của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
(PetroVietnam) trong việc mở rộng hoạt động sang các nước Châu Phi, Nam Mỹ
và các nước trong khu vực…
Tp. Vũng Tàu hiện còn có cảng dịch vụ dầu khí với quy mô lớn, đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp hỗ trợ dịch vụ cảng và hậu cần cho toàn bộ các
hoạt động chính về thăm dò và khai thác của các nhà thầu dầu khí tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Quốc Hoàng, Giám đốc Công ty Cảng Dịch vụ Dầu khí thuộc Tổng

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC, đơn vị có truyền
thống và kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ căn cứ hậu cần dầu khí của Việt
Nam cho biết, Công ty hiện đang quản lý, vận
hành và khai thác cảng PTSC Vũng Tàu với tổng
diện tích 81,5ha, gồm: 750m bến cảng, công suất
tiếp nhận tàu 10.000DWT, 60.000m2 diện tích
nhà xưởng cùng hệ thống phương tiện đa dạng,
hiện đại… Ngoài ra, Công ty cũng đã xây dựng
và phát triển để trở thành một trung tâm dịch vụ
logistics chuyên nghiệp, phục vụ hoạt động dầu khí tại Việt Nam và khu vực
ASEAN; cung cấp những dịch vụ tốt đáp ứng yêu cầu cho nhiều nhà thầu lớn
chuyên khoan thăm dò, khoan khai thác, phát triển mỏ như: BP, JVPC, Petronas,
Cửu Long, Hoàng Long… cùng hơn 30 nhà thầu phụ và nhiều khách hàng khác.
Tận dụng tiềm năng về dầu khí, Vũng Tàu đang đầu tư phát triển các khu công
nghiệp (KCN) với các ngành nghề liên quan đến dầu khí như: lọc hóa dầu, chế
biến các sản phẩm khí, sản xuất điện năng, sản xuất thép, hóa chất, phân bón,
sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác sử dụng khí đốt làm
nhiên liệu, nguyên liệu, điển hình như KCN Đông Xuyên.
Tại xã đảo Long Sơn, nhiều dự án khai thác, chế biến và cung cấp các sản
phẩm dầu khí cũng đang được xúc tiến đầu tư xây dựng và được nhiều nhà đầu
tư quan tâm. Tại đây, trên diện tích khoảng 1.185ha, Vũng Tàu sẽ cho xây –đóng
tàu, Nhà máy chế tạo cơ khí thiết bị, Khu cảng tổng hợp… Riêng dự án Tổ hợp
hóa dầu miền Nam có số vốn 4,5 tỷ USD dự kiến sẽ khởi công vào đầu năm
2014, hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2017. Ước tính khi vận hành
thương mại, giai đoạn đầu mỗi năm Tổ hợp này sẽ sản xuất gần 2 triệu tấn sản
«
Vũng Tàu là một trong những
đô thị dẫn đầu cả nước về GDP. Năm
2012, thu nhập bình quân đầu người
đạt 6.060 USD, gấp 4 lần bình quân

chung cả nước. Khoảng 92% lao
động làm trong ngành công nghiệp
và dịch vụ.
»
phẩm gồm các sản phẩm chính là hạt nhựa Polyethylene (PE), Inylchlorilemono
mer (VCM) (2 loại nguyên liệu lâu nay Việt Nam phải nhập khẩu để phục vụ cho
ngành sản xuất nhựa với khoảng 1 tỷ USD mỗi năm) và hạt nhựa Polypropylene
(PP)…
Với tiềm năng kinh tế, du lịch dồi dào, thành phố Vũng Tàu đang vươn lên trở
thành một trung tâm du lịch - dầu khí phát triển và năng động trong khu vực./.

×