TÀI LIỆU TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH
LỜI MỞ ĐẦU
Theo thống kê sơ bộ, Việt Nam có khoảng 7.300 di tích văn hóa, lịch sử, kiến trúc khác nhau
nằm rải rác ở 53 tỉnh, thành phố.
Điều kiện địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá… đã tạo cho Việt Nam có tiềm năng du lịch dồi dào.
Việt Nam có bờ biển dài, nhiều rừng, núi với các hang động tuyệt đẹp, nhiều công trình kiến trúc
cổ và nhiều lễ hội đặc sắc.
Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km với nhiều bãi tắm nổi tiếng như ở Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn,
Cửa Lò, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Vũng Tàu, Hà Tiên… Ðặc biệt vùng biển Hạ Long là kỳ
quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận di sản thiên nhiên thế giới. Vịnh Nha Trang
được công nhận là một trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới. Biển Đà Nẵng từng được tạp chí Forbes
bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh. Ðặc biệt những kiến trúc cung đình ở
Huế, khu tháp cổ Mỹ Sơn, Đô thị cổ Hội An, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, Nhã nhạc
cung đình Huế và Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là di sản văn hóa thế giới.
Là quốc gia trong vùng nhiệt đới, nhưng Việt Nam có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang dáng
dấp ôn đới như: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt… Ngoài ra, Việt Nam còn sở hữu
nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập
phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc
gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu… Trong đó vùng tràm
chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về
sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim.
Nguồn nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh
(Quảng Ninh), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối
khoáng Dục Mỹ (Nha Trang), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình). Những vùng nước khoáng này
đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.
Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá như: Chùa
Một Cột, Tháp Phổ Minh, Chùa Tây Phương, Ðình Tây Ðằng và Ðình Chu Quyến, Chùa Keo,
Chùa Bút Tháp và Ðình Bảng , Chùa Kim Liên, Tháp Chàm và kiến trúc cung đình Huế. Đây
chính là điều kiện, một thế mạnh vô cùng thuận lợi để chúng ta phát triển mạnh ngành du lịch.
Đưa hình ảnh đất nước, con người Việt Nam tới bạn bè khắp mọi nơi trên thế giới
I/ NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1. ĐỊA LÝ
Diện tích: 23.607,7 km².
Dân số:12.067.500 người.
Vùng Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, tỉnh
Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Đồng Nai, và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Ở nguồn phía Bắc Đông Nam Bộ có:
Đồng Xoài, Bù Đăng, Cát Tiên, Tân Phú, Định Quán, Long Khánh có đồi núi cao trên 50m, đất
đỏ bazan rất thuận lợi trồng cây công nghiệp dài ngày như: cao su, tiêu, cà phê, điều,… Nguồn
đất ở giữa vùng Đông Nam Bộ đa số là đất phù sa cổ cao trung bình từ 10 – 20m so với mực
nước biển thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày như: thuốc lá, mía, bắp, đậu phụng,…
Vùng tiếp giáp với Tây Nam Bộ trồng lúa, nhưng do gần biển nên bị ngập mặn nhiễm phèn như
ở Bình Chánh, Cần Giờ, Nhà Bè,… có thể trồng đước, tràm,…
Khí hậu: có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau.
Sông ngòi: có ba con sông chính: sông Vàm Cỏ Đông (tiếp giáp sông Mê Kông), sông Sài Gòn,
sông Đồng Nai. Ba con sông này đều bắt nguồn ở nguồn phía Bắc có lưu lượng nước trung bình
khá; trên thượng nguồn người ta đã xây các hồ thủy lợi để điều tiết nước vào mùa khô như Hồ
Dầu Tiếng (sông Sài Gòn), Hồ Trị An (sông Đồng Nai). Khi về tới miền đồng bằng thành phố
Hồ Chí Minh sông dùng dằn trước khi đổ ra biển (do phù sa bồi đắp dẫn đến tạo nên 33.000 ha
rừng ngập mặn Cần Giờ nằm trong 100 vùng sinh quyển của thế giới). Riêng sông Đồng Nai bắt
nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Đà Lạt) dài khoảng 500km có giá trị kinh tế quốc phòng bậc
nhất của Đông Nam Bộ. Sông Đồng Nai cung cấp nước cho toàn bộ vùng Đông Nam Bộ, và tạo
ra hệ thống cảng quan trọng, nhiều nhà máy thủy điện ra đời như: Đại Ninh (Đức Trọng), thủy
điện Đồng Nai 1,2,3 (giáp Đắk Nông), thủy điện Trị An. Sông Đồng Nai có giá trị quốc phòng
cao vì nó bắt đầu và kết thúc trong toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam nên chúng ta toàn quyền sử dụng.
Giao thông vận tải: Khá thuận tiện và liên hoàn. Từ thành phố Hồ Chí Minh có thể đi khắp đất
nước dễ dàng bằng tất cả các loại hình giao thông. Từ thành phố Hồ Chí Minh đi Tây Ninh: quốc
lộ 22; đi Bình Dương, Bình Phước: quốc lộ 13; đi Đồng Nai: quốc lộ 1; đi Vũng Tàu: quốc lộ 51.
Thành phố Hồ Chí Minh có sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất nhộn nhịp nhất cả nước và Đông Nam
Á.
Tài nguyên du lịch: vùng Đông Nam Bộ có nhiều thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Có các
tour hấp dẫn du khách trong và ngoài nước như Củ Chi – Tây Ninh, thành phố Hồ Chí Minh
tour, tour Vũng Tàu, Nam Cát Tiên,… Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm du lịch lớn
nhất nước, thu hút hằng năm 70 % lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Sở dĩ như vậy vì ngoài cơ
sở hạ tầng khá tốt, giao thông tương đối thuận tiện, thành phố là một nơi có tài nguyên du lịch
phong phú. Nơi đây là một vùng đất gắn liền với lịch sử đấu tranh giành độc lập của dân tộc kể
từ khi thực dân Pháp đặt chân lên Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh cũng là nơi chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước (1911). Gắn liền với sự kiện đó, cảng nhà Rồng và
Bảo tàng Hồ Chí Minh là một di tích quan trọng, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài
nước. Các di tích Cách mạng khác như địa đạo Củ Chi, hệ thống các bảo tàng, nhà hát, nhà văn
hoá, các công trình kiến trúc thời Pháp là những điểm du lịch hấp dẫn. Gần đây thành phố đã đầu
tư nhiều khu du lịch như Thanh Đa, Bính Quới, nhiều khu vui chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ
Hoà, Suối Tiên,… đã thu hút và hấp dẫn du khách. Hiện nay thành phố đang tiến hành tôn tạo
các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc cổ, đầu tư cho hệ thống bảo tàng, khôi phục nền văn
hoá truyền thống kết hợp với tổ chức các lễ hội, khôi phục văn hoá miệt vườn, làng hoa để phát
triển một cách vững chắc ngành du lịch của thành phố. Ngoài ra từ thành phố Hồ Chí Minh có
thể dễ dàng đi đến các điểm du lịch khác như rừng ngập mặn Cần Gìơ, địa đạo Củ Chi, tòa thánh
Cao Đài, biển Vũng Tàu, Nam Cát Tiên, Đầm Sen, Suối Tiên,…
2) LỊCH SỬ
Từ thời cổ đại (thời kỳ chưa có chữ viết) đây là vùng đất có con người sinh sống cách đây
khoảng 10 ngàn năm (tương ứng thời đồ đá mới) các nhà khảo cổ học đã phát hiện ven sông
Đồng Nai rất nhiều công cụ ghè, đẽo bằng đá. Hậu duệ của những người cổ đại là các dân tộc
thiểu số ở Tây Nguyên ngày nay. Ở Long Khánh có di tích mộ cổ Hàng Goòng cách đây 2.500
năm. Đầu công nguyên đến thế kỷ thứ VI, vùng này thuộc kinh quốc Phù Nam (nhà nước cổ lớn
nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ). Đến thế kỷ VII, VIII vùng này trở nên hoang vắng. Từ thế kỷ IX
đến thế kỷ XVII thuộc vương quốc Chân Lạp. Năm 1698, ông Nguyễn Hữu Cảnh đã lập 2 dinh
Phiên Cấn (Tân Bình), Trấn Biên (Biên Hòa) làm 2 đơn vị hành chính đầu tiên của Việt Nam ở
Đông Nam Bộ. Bên cạnh người Việt còn có người Hoa đến lập nghiệp. Với ưu thế là buôn bán,
người Hoa nắm vai trò chủ đạo và thống lĩnh cả vùng. Năm 1859, Pháp đã chính thức đánh vào
Sài Gòn. Năm 1863, chiếm dược 3 tỉnh miền đông Nam Kỳ. Năm 1867 chiếm 3 tỉnh miền tây
Nam Kỳ. Kéo dài đến gần 100 năm (1954). Người Pháp đã chọn Đông Nam Bộ làm trung tâm
người Pháp ở Đông Dương. Quy hoạch Sài Gòn thành đô thị hiện đại như Pari thu nhỏ. Từ năm
1954 đến 1975, Mỹ vào đặt mần móng cho cơ sở hạ tầng Đông Nam Bộ như ngày nay. Từ 1975
đến nay Đông Nam Bộ luôn đi đầu trong cải cách kinh tế và sớm trở thành trung tâm kinh tế lớn
cả nước, với cơ sở giáo dục, y tế, giải trí, nghệ thuật nhộn nhịp nhất. Riêng từ năm 1979 đến
1989 các tỉnh biên giới giáp Cambodia phải chịu ảnh hưởng chiến tranh biên giới Tây Ninh.
3) NHÂN VĂN
Có nhiều danh nhân nổi tiếng theo dòng lịch sử như: Nguyễn Hữu Cảnh (khai sinh đất Nam Bộ),
Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Tri Phương, Gia Định, Tân Gia, cụ Đồ Chiểu, Võ
Trường Toản, Trịnh Hoài Đức, Huỳnh Văn Nghệ, Lê Văn Diệt (danh nhân chống Pháp), thủ
tướng Phan Văn Khải (Củ Chi), chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (Bình Dương). Nghệ thuật thì
có: Thanh Kim Huệ, Bảo Quốc (Tây Ninh),
4) CÁC VẤN ĐỀ KHÁC
Các chuyên đề giới thiệu về các khu Công nghiệp, các lễ hội truyền thống như Núi Bà (Tây
Ninh), chùa Thiên Hậu, Ngư Ông (Vũng Tàu), lễ hội trái cây (Suối Tiên), giới thiệu về Người
Hoa, Người Chăm, giới thiệu về đạo Cao Đài, đạo Ông Trần (Bà Rịa – Vũng Tàu), giới thiệu về
tiềm năng dầu khí (Bà rịa – Vũng Tàu), giới thiệu rừng ngập mặn Cần Giờ, rừng Cát Tiên, chiến
khu Đ, Trung ương Cục R, địa đạo Củ Chi,…
II/ TUYẾN ĐIỂM CỤ THỂ
1. TUYẾN CỦ CHI – TÂY NINH
SƠ ĐỒ TUYẾN CỦ CHI – TÂY NINH
Từ thành phố Hồ Chí Minh, dọc theo đường Trường Chinh, đầu tiên chúng ta sẽ đi ngang qua đài
tưởng niệm các liệt sĩ đã hi sinh trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc vào năm 1968. Sau đó
chúng ta sẽ đi qua công ty dệt may Thành Công, và công ty cổ phần thực phẩm Việt
Nam(VIFON).
Công ty Dệt May Thành Công
Công ty dệt may Thành Công: Địa chỉ trụ sở chính :36 Tây Thạnh – Phường Tây Thạnh – Quận
Tân Phú – TP. Hồ Chí Minh. Ngoài việc trở thành nhà sản xuất sản phẩm dệt may hàng đầu khu
vực, Thành Công sẽ xây dựng và phát triển công ty trở thành tập đoàn Thành Công trong hoạt
động đa ngành. các sản phẩm chính của công ty: sản phẩm vải, xơ sợi, dệt, nhuộm, may, nguyên
phụ liệu dệt may.
Công Ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Thực Phẩm Việt Nam (VIFON), là đơn vị chế biến thực phẩm ăn liền
hàng đầu Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm hơn 40 năm, xuất khẩu hơn 40 nước trên toàn thế
giới. VIFON có năng lực sản xuất lớn, được tọa lạc trên khuôn viên rộng 67.000m2, đội ngũ cán
bộ công nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và lành nghề, máy móc thiết bị hiện đại, công
nghệ tiên tiến, đã sản xuất ra nhiều chủng loại sản phẩm Mì Ăn Liền, Sản Phẩm Ăn Liền Chế
Biến Từ Gạo (Phở, Hủ Tiếu, Bún, Cháo), Sản phẩm Túi Thịt Hầm và các loại Gia Vị đáp ứng
mọi nhu cầu khác nhau của khách hàng.Công ty VIFON không ngừng hiện đại hóa thiết bị và
công nghệ, đầu tư mạnh vào nghiên cứu để tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng quốc tế. Sản phẩm
của VIFON đã có mặt rất nhiều nước trên thế giới kể cả các nước có yêu cầu rất khắt khe về chất
lượng như Mỹ, Úc, Nhật và các nước châu Âu.
Qua hết quận Bình Thạnh chúng ta sẽ đi qua cầu Tham Lương rồi đi qua quận 12.
Quận 12
Quận 12 nằm phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí địa lý như sau: Phía Bắc giáp huyện
Hóc Môn; phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Quận Thủ Đức; phía Nam giáp quận Tân Bình, Gò
Vấp, Bình Thạnh; phía Tây giáp huyện Bình Tân; xã Bà Điểm. Nằm ở cửa ngõ Tây Bắc Thành
phố Hồ Chí Minh, có hệ thống đường bộ với quốc lộ 22 (nay là đường Trường Chinh), xa lộ
vành đai ngoài (nay là quốc lộ 1A ), các tỉnh lộ 9, 12, 14, 15, 16, hệ thống các hương lộ này khá
dày, Quận 12 có cơ sở hạ tầng thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội. Quận 12 còn có sông Sài
Gòn bao bọc phía đông, là đường giao thông thủy quan trọng. Trong tương lai, nơi đây sẽ có
đường sắt chạy qua. Vị trí này, cảnh quan này tạo cho Quận 12 không gian thuận lợi để bố trí các
khu dân cư, khu công nghiệp, thương mại – dịch vụ – du lịch để đẩy nhanh quá trình đô thị hóa,
phát triển kinh tế – xã hội, hướng tới công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tiếp tục chuyến đi, chúng ta sẽ đi qua ngã tư An Sương. Tại ngã tư này nếu rẽ trái thì sẽ tới An
Lạc. Ngã tư này là điểm giao cắt giữa xa lộ Đại Hàn với phần cuối đường Trường Chinh. Nối
liền viới đường Trường Chinh là quốc lộ 22 hay còn gọi là đường xuyên Á. Đi thêm một đoạn
đường nữa các bạn sẽ đi ngang qua con rẽ vào 18 thôn vườn trầu Bà Điểm.
18 thôn vườn trầu
Quê hương Hóc Môn – Bà Điểm đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam bằng tên gọi thân thương:
“Mười tám thôn vườn trầu”. Lịch sử “Mười tám thôn vườn trầu” gắn liền với quá trình hình
thành và phát triển của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh hơn 300 trăm năm. Trầu cau là thổ
sản đặc biệt của người Việt Nam, người Viêt Nam có phong tục ăn trầu cau nên nơi nào có người
Việt Nam nơi đó có trồng trầu cau. Hiện nay trong quá trình đô thị hóa, toàn huyện chỉ còn xã Bà
Điểm giữ lại truyền thống trồng trầu cau.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự
thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh – Nguyễn phân tranh loạn lạc nên đã rời bỏ quê
hương đến vùng đất này để sinh cơ lập nghiệp. Những người nông dân đầu tiên đến đây đã ra sức
chống lại sự khắc nghiệt của thiên nhiên, chống thú dữ; lao động gian khổ, cật lực, khai phá rừng
rậm, bãi hoang để trồng tỉa và chăn nuôi. Chủ yếu họ trồng lúa, khoai và hoa màu, dần dần họ
phát triển thành những vườn cây ăn quả. Đặc biệt họ trồng trầu cau thành những mảnh vườn
xanh tốt quanh năm. Người nông dân đã lập ra những thôn – ấp, từ 6 thôn đầu tiên dần dần được
phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, đời vua Minh Mạng triều Nguyễn, “Mười tám thôn
vườn trầu” đã là nơi dân cư trú mật và là nơi chuyên canh trồng trầu cau nên có tên gọi chung là
“Mười tám thôn vườn trầu”.
Đi hết địa phận quận 12 chúng ta sẽ tới huyện Hóc Môn.
Hóc Môn
Theo sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức, tháng 2 năm Mậu Dần (1698), chúa
Nguyễn ra lệnh cho Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý phía Nam và quyết định thành lập
chủ Gia Định gồm huyện Phước Long và huyện Tân Bình. Thời điểm 1698, vùng đất phía Nam
dân cư thưa thớt, đất đai còn hoang vu, địa danh “Hóc Môn” lúc đó chưa có tên gọi, là một vùng
đất nằm trong huyện Tân Bình, thuộc Phủ Gia Định.
Từ năm 1698 đến năm 1731, một số lưu dân từ miền Bắc, miền Trung do không cam chịu sự
thống trị hà khắc của phong kiến triều Trịnh-Nguyễn phân ranh loạn lạc nên đã đến vùng đất này
để sinh cơ, lập nghiệp; lập ra những thôn ấp và nông trại, lúc đầu hình thành 06 thôn dần dần
phát triển thành 18 thôn. Đến đầu thế kỷ 19, một số thôn của Hóc Môn vẫn còn những nét hoang
dã, có cọp dữ nổi tiếng như “cọp vườn trầu” và có nhiều đầm môn nước mọc um tùm, nên trong
dân gian địa danh “Hóc Môn” có tên gọi từ đây (hóc hẻm có nhiều cây môn).
Năm 1802, sau khi lên ngôi, vua Gia Long đã cho cải cách lại các đơn vị hành chánh, đổi phủ
Gia Định thành trấn Gia Định. Đến năm 1808, vua Gia Long lại đổi trấn Gia Định thành Gia
Định Thành và nâng huyện Tân Bình lên thành Phủ Tân Bình. Phủ Tân Bình có 04 huyện, trong
đó có huyện Bình Dương. Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày nay có tên gọi là huyện Bình Dương
thuộc phủ Tân Bình của Gia Định Thành, huyện lỵ Bình Dương đóng tại làng Tân Thới Nhì (nay
là vùng Trung tâm Thị trấn Hóc Môn).
Năm 1832, vua Minh Mạng đổi tên Gia Định Thành thành tỉnh Phiên An. Đến năm 1836, lại tiếp
tục đổi tên tỉnh Phiên An thành tỉnh Gia Định. Năm 1841, phủ Tân Bình lại tăng thêm 01 huyện
là huyện Bình Long (do 01 phần huyện Bình Dương tách ra). Lúc đó, vùng đất Hóc Môn ngày
nay có tên gọi là huyện Bình Long thuộc phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định.
Năm 1862, thực dân Pháp đã chia lại địa giới hành chính tỉnh Gia Định bao gồm 03 phủ, 41
tổng; huyện Bình Long thuộc phủ Tây Ninh, tỉnh Gia Định. Huyện lỵ Bình Long đóng tại làng
Tân Thới Nhì (nay là vùng trung tâm thị trấn Hóc Môn).
Sau cuộc khởi nghĩa 18 thôn vườn trầu (1885), thực dân Pháp chính thức đổi tên huyện Bình
Long thành quận Hóc Môn. Quận Hóc Môn giai đoạn 1885-1945 thuộc tỉnh Gia Định là một
vùng đất rộng lớn bao gồm 04 tổng: Tổng Long Tuy Thượng, Tổng Long Tuy Hạ, Tổng Long
Tuy Trung và Tổng Bình Thạnh Trung nằm trên địa bàn của 03 quận huyện: Hóc Môn, Củ Chi và
quận 12 ngày nay.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954), Hóc Môn là một trong 4 quận của tỉnh
Gia Định (Hóc Môn, Thủ Đức, Gò Vấp, Nhà Bè). Đến thời Mỹ- Ngụy chiếm đóng miền Nam
(1954-1975), quận Hóc Môn tiếp tục thuộc tỉnh Gia Định. Đối với cách mạng tùy theo yêu cầu
phát triển của phong trào cách mạng trong từng thời điểm, Hóc Môn có nhiều lần tách nhập, thay
đổi ranh giới: từ năm 1954 đến cuối năm 1959, quận Hóc Môn bao gồm 03 quận – huyện là: Hóc
Môn, Củ Chi và quận 12 ngày nay; từ năm 1960 đến năm 1961 tách ra thành 02 quận: Hóc Môn
và Củ Chi; từ năm 1961 đến năm 1969, Hóc Môn và Gò Vấp sáp nhập lại thành quận Gò Môn;
sau đó nhập thêm một số xã của Củ Chi thành lập phân khu Gò Môn, từ năm 1969 đến năm 1972
phân khu Gò Môn tách ra thành 04 quận nhỏ, trong đó Hóc Môn tách thành 02 quận: Đông Môn
và Tây Môn; từ năm 1972 đến năm 1975: Đông Môn và Tây Môn nhập lại thành quận Hóc Môn.
Sau ngày thành phố được giải phóng (30/4/1975), Hóc Môn là 01 trong 06 huyện ngoại thành
của thành phố Hồ Chí Minh bao gồm 16 xã và 01 thị trấn. Từ ngày 01/4/1997 đến nay do yêu
cầu phát triển kinh tế – xã hội chung của thành phố, huyện Hóc Môn tách ra 07 xã để thành lập
quận 12. Hiện nay, Hóc Môn có 11 xã và 01 thị trấn.
Tiếp tục hành trình, chúg ta sẽ đi qua ngã tư Hóc môn và trước mặt các bạn là tỉnh lộ 9. Rẽ trái
theo tỉnh lộ 9 chúng ta sẽ đến với Đức Hoà thuộc Long An, còn nếu rẽ phải thì sẽ đến với chợ
Hóc Môn.
Sau khi đi qua cây cầu An Hạ chúng ta sẽ bước vào huyện Củ Chi
Củ Chi
Củ Chi là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Sông Sài Gòn chảy qua địa bàn
của huyện. Gồm 1 thị trấn Củ Chi và 20 xã. Huyện Củ Chi có địa đạo Củ Chi nổi tiếng trong thời
kỳ Chiến tranh Việt Nam. Củ Chi cũng có Đền tưởng niệm Bến Dược – Củ Chi. Hiện nay địa
đạo Củ Chi được bảo tồn ở hai khu vực: Bến Dược (thuộc xã Phú Mỹ Hưng), Bến Đình (thuộc
xã Nhuận Đức).
Hiện nay, huyện Củ Chi là nơi có nhiều khu công nghiệp. Tại đây cũng có dự án đô thị mới Củ
Chi – Hậu Nghĩa rộng 4000 ha đã được phê duyệt và đang được triển khai. Huyện Củ Chi có
Đường Xuyên Á nối với Campuchia qua Cửa khẩu kinh tế Mộc Bài của tỉnh Tây Ninh. Trong
thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, Củ Chi được coi là vùng “đất thép”, là căn cứ quan trọng của Mặt
trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Mỹ đã trút xuống đây 240.000 tấn bom đạn, tổ
chức trên 5.000 trận hành quân, bố ráp. Chỉ tính riêng huyện Củ Chi đã có 18.000 người trực tiếp
tham gia kháng chiến, có 10.510 liệt sỹ, 2.314 thương binh, 659 bệnh binh, 769 bà mẹ Việt Nam
anh hùng, 8.663 hộ liệt sỹ với 11.256 thân nhân liệt sỹ, 4.395 người có công với cách mạng, 648
người bị tù đày, 86 người bị nhiễm chất độc da cam… Sau năm 1975, huyện Củ Chi được thành
lập trên cơ sở sáp nhập quận Củ Chi thuộc tỉnh Hậu Nghĩa cũ và quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình
Dương cũ.
Huyện Củ Chi trước đây thuộc tỉnh Gia Định. Năm 1956 chuyển sang tỉnh Bình Dương. Đến
năm 1963 chuyển sang tỉnh Hậu Nghĩa mới thành lập.
Cũng nhìn về phía tay phải là bến xe Củ Chi và đi thêm một đoạn nữa là khu công nghiệp tây bắc
Củ Chi. Tiếp tục đi thêm một đoạn đường nữa chúng ta sẽ tới con đường rẽ vào khu di tích địa
đạo Củ Chi.
Địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi là một hệ thống địa đạo ở huyện Củ Chi, cách 70 km về phía tây bắc Thành phố
Hồ Chí Minh. Hệ thống địa đạo này được Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đào
trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh
xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ
thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo
Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm ở điểm cuối Đường
mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam Việt Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn.
Trong thời gian 1961–1965, các xã phía Bắc Củ Chi đã hoàn thành tuyến địa đạo trục gọi là
“xương sống”, sau đó các đoàn thể, cơ quan, đơn vị phát triển địa đạo nhánh ăn thông với tuyến
trục hình thành những địa đạo liên hoàn giữa các ấp, các xã và các vùng. Đến năm 1965, có
khoảng 200 km địa đạo đã được đào. Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến
là trên 200 km, với 3 tầng sâu khác nhau, tầng trên cách mặt đất khoảng 3 m, tầng giữa cách mặt
đất khoảng 6 m, tầng dưới cùng sâu hơn 12 m. Lúc này, địa đạo không chỉ còn là nơi trú ẩn mà
đã trở thành nơi sinh sống, cứu thương, hội họp, kho chứa vũ khí… Địa đạo được đào trên một
khu vực đất sét pha đá ong nên có độ bền cao, ít bị sụt lở. Hệ thống địa đạo nằm sâu dưới lòng
đất, có thể chịu được sức công phá của các loại bom tấn lớn nhất của quân đội Mỹ.
Khu địa đạo Củ Chi (thuộc xã Phú Mỹ Hưng – huyện Củ Chi) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch xếp hạng di tích lịch sử quốc gia (theo quyết định số 54/VHQĐ ngày 29 tháng 4 năm
1979 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa). Hệ thống địa đạo Bến Đình (thuộc xã Nhuận Đức – căn cứ của
Huyện ủy Củ Chi trong thời kỳ kháng chiến) cũng được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia
Đến Củ Chi, bạn đừng quên đến đền Bến Dược, ngắm cổng tam quan, nhà văn bia, tháp 9 tầng
và ngôi điện chính với kiến trúc truyền thống rất đẹp, hài hòa cùng thiên nhiên.
Đền Bến Dược
Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược là một công trình lịch sử văn hóa của Đảng bộ và nhân dân
Thành phố Hồ Chí Minh, được xây dựng để tưởng nhớ công ơn to lớn của đồng bào chiến sỹ đã
chiến đấu hy sinh trên vùng đất Sài Gòn – Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và
Mỹ .
Đền được khởi công từ ngày 19/5/1993 nhân kỷ niệm ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam, trên một vùng đất rộng 7 ha trong quần thể của
Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi . Ngày 19/12/1975 Đền Tưởng niệm khánh thành giai đoạn 1
và bắt đầu đón lớp lớp những đoàn người trong nước và ngoài nước đến tưởng niệm, dâng hương
và nghĩ về một lẽ sống còn đã làm nên hồn thiêng dân tộc. Và Thành ủy – Hội đồng Nhân dân –
Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã chọn ngày 19/12 hằng năm là ngày lễ hội
tưởng niệm và tri ân các anh hùng liệt sỹ .
Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược gồm có các hạng mục:
1. Cổng tam quan :
Cổng tam quan được kiến trúc theo phong cách cổ truyền của dân tộc với các hàng cột tròn , trên
lợp ngói âm dương . Cổng có hoa văn, họa tiết, mái cong của những cổng đình làng nhưng được
cách tân bởi những vật liệu mới. Chính giữa cổng tam quan là biển đề : Đền Bến Dược và trên
các thân cột là những câu đối của nhà thơ Bảo Định Giang .
2.Nhà văn bia:
Nhà văn bia là một nhà vuông có hai mái, lợp ngói, ở giữa đặt một tấm bia đá cao 3m, ngang
1,7m, dày 0,25m , nặng 3,7 tấn. Tấm bia đá này được lấy từ khối đá nặng 18 tấn ở Ngũ Hành
Sơn ( Đà Nẵng ) và được các nghệ nhân đẽo gọt, chạm khắc những hoa văn độc đáo của dân tộc.
3. Đền chính:Kiến trúc mang dáng dấp đền đài cổ của Việt Nam, vừa tôn nghiêm, vừa tĩnh mịch.
Điện thờ bố trí theo hình chử U: Trung tâm là bàn thờ tổ quốc, chính giữa có tượng Chủ tịch Hồ
Chí Minh, phía trên ghi: Vì nước quên mình. Tổ quốcghi công. Đời đời ghi nhớ. Tả, hữu là hai
hương án thờ các bậc tiền hiền tiên liệt và đồng bào, chiến sỹ đã hy sinh, chưa tìm được tên. Dọc
theo các bậc tường bên trái là tên liệt sỹ khối dân chính Đảng, các bậc tường bên phải là tên liệt
sỹ lực lượng võ trang.
Tên liệt sỹ được khắc vào tấm bia đá hoa cương, chữ mạ vàng. Có 44.520 liệt sỹ được khắc tên
trong Đền, gồm có mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng , liệt sỹ, trong đó có 9.322 liệt sỹ là con em
của 40 tỉnh, thành phố khác.
Bên ngoài tường Đền chính là ba bức tranh hoành tráng bằng gốm sứ do Trường Đại học Mỹ
thuật thực hiện , thể hiện các nội dung : Dân khai hoang thành lập xứ ; Sức tiếp sức chống xâm
lăng ; Nhân dân ta bị đô hộ áp bức & vùng lên đoàn kết đấu tranh thắng lợi.
4.Tháp:
Tháp thể hiện cho sự vươn lên đỉnh cao trong tương lai.
Tháp có 9 tầng cao 39m. Trên vách tháp có nhiều hoa văn, phù điêu thể hiện cuộc sống và chiến
đấu của nhân dân Củ Chi Đất thép thành đồng. Tầng cao của tháp để chúng ta ngắm nhìn một
phần của vùng căn cứ cách mạng mà địa danh đã đi vào lịch sử vùng Tam giác sắt.
5. Hoa viên:
Từ khu đất đầy hố bom, cằn cỗi do chiến tranh tàn phá, nay Đền đã có một mảng hoa viên mượt
mà, tươi đẹp hoa nở quanh năm với nhiều loại cây kiểng quý do nhiều nghệ nhân và các ban
ngành gởi tặng. Đặc biệt, các đồng chí lãnh đạo trung ương, thành phố và các tỉnh đã trồng lưu
niệm nhiều loại cây quý ở hoa viên trước Đền.
Hoa viên phía sau Đền là biểu tượng Hồn thiêng Đất nước, cao 16m, nặng 243 tấn, được làm
bằng đá granit đặt giữa vườn hoa mặt hướng ra sông Sài Gòn . Biểu tượng được thể hiện qua
hình tượng một giọt nước mắt, khái quát về sự đau thương mất mát của bao thế hệ người Việt
Nam đã chiến đấu hy sinh để giữ gìn đất nước. Toàn khối biểu tượng hình dung như một bông
sen được dôi bàn tay nâng niu
Trên thân biểu tượng chạm khắc một số hình ảnh những sự kiện lịch sử Việt Nam từ thời vua
Hùng Vương dựng nước đến ngày thống nhất đất nước 30/4/1975.
6. Tầng hầm:
Tầng hầm của Đền có 9 không gian, với chủ đề Sài Gòn Chợ Lớn kiên cường bất khuất, thể hiện
lại các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn chiến tranh của quân và dân trong vùng Tam giác sắt nói
riêng và dân tộc Việt Nam nói chung, chống lại cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc và bọn
tay sai . Các sự kiện ấy được tái hiện sinh động bằng những bức tranh hoành tráng, tượng, sabàn,
hiện vật, mô hình sân khấu hóa, các loại hình nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc . . . Ở mỗi không
gian thể hiện một nội dung lịch sử.
•Không gian thứ nhất: Giặc Pháp xâm lăng, quên mình giữ nước.
•Không gian thứ hai: Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 tại Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định.
•Không gian thứ ba: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định nổ phát súng đầu tiên , mở đầu cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quyết tâm bảo vệ nền độc lập.
•Không gian thứ tư: Đỉnh cao ba mũi giáp công trong cuộc kháng chiến chống Mỹ tại Sài Gòn
Chợ Lớn Gia Định.
•Không gian thứ năm: Chiến tranh du kích của nhân dân ngoại thành với Củ Chi đất thép thành
đồng.
•Không gian thứ sáu: Quân dân ta xuống đường, nổi dậy tiến công trong dịp Tết Mậu Thân.
•Không gian thứ bảy: Quân dân Sài Gòn Chợ Lớn Gia Định góp phần vào thắng lợi của chiến
dịch Hồ Chí Minh mùa xuân 1975.
•Không gian thứ tám: Vì nghĩa lớn, lấy thân mình làm đuốc sống.
•Không gian thứ chín: Miền Nam đi trước về sau, vì khát vọng hòa bình, thống nhất, độc lập, tự
do.
Đền Tưởng niệm liệt sỹ Bến Dược được những nhà kiến trúc, khoa học, sử học, chính trị, kỹ sư
xây dựng và những người tâm huyết tạo thành một quần thể kiến trúc hài hòa, thoáng đãng mang
bản sắc văn hóa Việt một cách tinh tế, dịu dàng như tâm hồn dân tộc Việt.
Tiếp giáp với huyện Củ Chi là tỉnh Tây Ninh.
Tỉnh Tây Ninh
Diện tích: 4.035,45 km2
Dân số TB: 1.047.365 người
Các dân tộc chính: Kinh (98%), còn lại là dân tộc thiểu số (chủ yếu là Khơme, Hoa, Chăm) .
Tỉnh Tây Ninh thuộc miền Đông Nam bộ . Phía Tây và Tây Bắc giáp vương quốc Campuchia,
phía Đông giáp tỉnh Bình Dương, Bình Phước, phía Nam giáp TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An,
là tỉnh chuyển tiếp giữa vùng núi và cao nguyên Trung bộ xuống đồng bằng sông Cửu Long. Tây
Ninh nằm ở vị trí cầu nối giữa TP. Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Pênh vương quốc Campuchia
và là một trong những tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế phía Nam.
Tây Ninh có một thị xã (Thị xã Tây Ninh) và 8 huyện. Thị xã Tây Ninh là trung tâm kinh tế –
chính trị – văn hoá của tỉnh, cách TP. Hồ Chí Minh 99km về phía Tây Bắc theo quốc lộ 22 và
cách thủ đô Hà Nội: 1809 km theo quốc lộ số 1
Sông Sài Gòn: bắt nguồn từ vùng đồi Lộc Ninh (thuộc tỉnh Bình Phước) cao trên 200m chảy
theo hướng Đông Bắc – Tây Nam, làm ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và 2 tỉnh Bình Phước,
Bình Dương.
Trên dòng sông Sài Gòn về phía thượng lưu, công trình thuỷ lợi lớn nhất nước đã được xây dựng
là công trình hồ Dầu Tiếng, với dung tích hữu hiệu 1,45 tỷ m3, diện tích mặt nước 27.000 ha
(trên địa bàn Tây Ninh 20.000ha) có khả năng tưới cho 175.000ha đất canh tác của Tây Ninh,
TP.Hồ Chí Minh và Long An.
Sông Vàm Cỏ Đông: bắt nguồn từ độ cao 150m ở Campuchia chảy theo hướng Tây Bắc – Đông
Nam, sông Vàm Cỏ Đông có chiều dài 220km (151km chảy trong địa phận Tây Ninh). Con sông
này đã ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh Tây Ninh
trong sự nghiệp giải phóng đất nước.
Về tài nguyên nhân văn: Tây Ninh được khai phá từ giữa thế kỷ XVII do luồng dân cư từ phía
Bắc vào. Đến đầu thế kỷ XIX (1837- Minh Mạng thứ 18), phủ Tây Ninh được thành lập với 2
huyện: Tân Ninh và Quang Hoá. Hiện nay, trên đất Tây Ninh có 26 dân tộc anh em sinh sống.
Mỗi dân tộc tuy có những phong tục, tập quán sinh hoạt khác nhau nhưng đều có truyền thống
chung là sống đoàn kết với cộng đồng, lao động cần cù, chiến đấu chống địch họa, thiên tai dũng
cảm, tất cả đã tạo nên cho Tây Ninh một nền văn hoá đa dạng, phong phú và đầy bản sắc.
Ở Tây Ninh có đạo Phật, đạo Cao Đài, đạo Công giáo, đạo Tin Lành, đạo Hồi và một số tôn giáo
khác…
Tây Ninh là địa phương giàu truyền thống cách mạng yêu nước, là thủ đô của Chính phủ cách
mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, là nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang
miền. Ngoài các di tích Trung ương cục Miền Nam, ở Tây Ninh còn nhiều di tích lịch sử khác
gắn liền với cuộc kháng chiến giải phóng Miền Nam như di tích căn cứ Bời Lời, chiến khu
Dương Minh Châu, địa đạo An Thới và nhiều di tích khác.
Tây Ninh với những cảnh quan thiên nhiên đa dạng, phong phú; di tích văn hóa, lịch sử độc đáo
có tiềm năng to lớn phát triển du lịch: Tòa Thánh Tây Ninh, núi Bà Đen, hồ Dầu Tiếng, khu căn
cứ Trung Ương Cục Miền Nam, các Chùa cổ Bình Thạnh, An Thạnh tiêu biểu cho nền văn hóa
Óc eo…
Chúng ta sẽ đi qua huyện Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh
Trảng Bàng
Trảng Bàng là một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Tây Ninh. Diện tích:334.61 km, Phía Đông giáp
tỉnh Bình Dương, Phía Tây giáp vương quốc Campuchia, Phía Nam giáp tỉnh Long An và thành
phố Hồ Chí Minh, Phía Bắc giáp huyện Gò Dầu, Bến Cầu, Dương Minh Châu. Huyện nằm trên
tuyến quốc lộ nối thành phố Hồ Chí Minh và thủ đô Phnom Penh của Campuchia, hiện đã thành
lập được khu công nghiệp Trảng Bàng và khu chế xuất Linh Trung III, thu hút số lượng lớn
nguồn lao động tại địa phương và các tỉnh khác. Món ăn nổi tiếng: bánh canh Trảng Bàng và
bánh tráng Trảng Bàng được khá nhiều du khách thập phương yêu thích.Đặc biệt là món bánh
tráng phơi sương .Trước khi ăn, vào buổi tối, khi nhìn thấy những chậu kiểng ươn ướt man mát
hơi sương, người ta đem các vỉ bánh ra phơi độ một, hai phút để hơi sương thấm vào bánh, làm
cho bánh có thêm tinh lực của đất trời.
Ngay đầu huyện là con đường đi vào khu chế xuất Linh Trung II nằm về bên trái của quốc lộ.
cách đó không xa về bên phải là con đường dẫn vào địa đạo An Thới. trong chuyến đi này các
bạn đừng bỏ lở dịp thưởng thức món bánh canh Trảng Bàng. Chúng ta sẽ đi ngang qua quán
bánh canh Hoàng Ninh, tai đây bạn sẽ được thưởng thức món bánh canh mà rất nhiều khách du
lich đến đây đã rất thích ăn. Gần cuối của huyện Trảng Bàng có một con đường dẫn các bạn vào
khu chế xuất Trảng Bàng và Tha La xóm đạo.
Đi hết huyện Trảng Bàng chúng ta sẽ đến với huyện Gò Dầu trên quốc lộ 22B. Đến với huyện
Gò Dầu các bạn sẽ được tới cửa khẩu Mộc Bài và siêu thị miễn thuế. chạy theo quốc lộ 22A các
bạn sẽ đến đựơc hai đia điểm trên.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài cách thành phố Hồ Chí Minh73 km và cách Nông Pênh 170 km.
Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ giao thương,
buôn bán của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đồng bằng sông Cửu Long, và vùng Tây
Nguyên với Campuchia. Với diện tích gần 22.000 ha, trải dài trên 2 huyện Trảng Bàng và Bến
Cầu, khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài được quy hoạch phát triển thành 4 phân khu chức năng, bao
gồm khu các cụm công nghiệp (405 ha), khu dịch vụ thương mại (152 ha), khu dân cư đô thị
(286 ha) và khu du lịchsinh thái (143 ha).
Chay dọc theo quốc lộ 22B, chúng ta sẽ đi ngang qua bến xe Gò Dầu, chợ Thạnh Đức, nghĩa
trang liệt sĩ Tây Ninh, uỷ ban xã Thạch Đức. Tại xã Thạch Đức có cây vạn tuế 700 năm tuổi. và
cuối cùng chhúng ta sẽ đi qua chợ Cẩm Giang để đến với huyện Hoà Thành. Chúng ta sẽ đi
ngang qua ngã 3 Giang Tân. Nếu rẽ tại ngã 3 này chúng ta sẽ đến với chợ Long Hoa. Chạy tiếp
trên quốc lộ 22B chúng ta tiếp tục đi qua thêm một ngã 3 nữa, một ngã 3 co cái tên khá độc đáo,
đó là ngã 3 Mít Một trước khi đi vào thị xã Tây Ninh. Tại đây chúng ta sẽ đi thăm một số nơi
như: Núi Bà Đen, toà thánh Cao Đài, Trung Ương Cục Miền Nam, hồ Dầu Tiếng, cửa khẩu Xa
Mát, chùa Gò Kén.
Quần thể di tích Núi Bà
Quần thể di tích Núi Bà trải rộng 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành: Núi Heo – Núi Phụng – Núi
Bà Đen. Hệ thống chùa Điện Bà ở núi có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một
số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông
Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà… Ngọn núi này thu hút khách
thập phương vì cảnh núi non hùng vĩ, nhiều hang động, nhiều ngôi chùa nguy nga tráng lệ. Trước
đây vốn là nơi ẩn cư của nhiều sư sãi. Đặc biệt, nơi đây còn gắn liền với truyền thuyết nàng Lý
Thị Thiên Hương (Bà Đen).
Truyền thuyết Bà Đen
Tương truyền rằng vào khoảng nửa cuối thế kỉ 18, những cuộc xâu xé nhau giữa Chúa Trịnh và
Chúa Nguyễn đã đẩy nhân dân lâm vào cảnh khốn khổ lầm than. Nguyễn Huệ dấy lên cao trào
Tây Sơn dẹp thù trong giặc ngoài. Bấy giờ có người thanh niên tên Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang
Hóa (tức huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh ngày nay) tài cao, chí lớn, vì nước nhà nên chia tay
người yêu là Lý Thị Thiên Hương lên đường phò Nguyễn Huệ giữ nước. Lý Thị Thiên Hương là
cô gái xinh đẹp với làn da bánh mật (bà đen) và có đức hạnh. Người yêu lên đường vì nghĩa lớn,
cô ở nhà sống trong vòng vây của cường hào ác bá nhưng vẫn một lòng chung thủy với người
yêu. Một hôm, cô bị cưỡng bức, vì giữ tiết hạnh nên cô gieo mình xuống núi quyên sinh. Sau đó
ít lâu, Thiên Hương về báo mộng cho sư trụ trì chùa núi biết nơi thân thể cô đang bị gió sương
bào mòn. Thi thể cô được đem về mai táng, phụng thờ. Tin này lan rộng ra, và từng đoàn người
về tụ họp trên núi để chiêm bái và cầu nguyện vì sự linh thiêng của người con gái tiết hạnh, xin
cô phù hộ độ trì. Nhà chùa đã cho lập đền thờ riêng để người ta cúng bái. Việc hành hương về
chùa vào mùa xuân đã trở thành tập tục quen thuộc từ đây.
Có hai con đường lên đỉnh núi : Một đường mòn nằm sau lưng chùa Bà, đường này xấu, khó đi.
Một đường mòn khác bắt đầu từ đài Liệt sĩ đi men theo các trụ điện lên thẳng đỉnh núi. Trên đỉnh
núi khí hậu mát mẻ, ban đêm rất lạnh, không có dịch vụ chỉ có bán hai thứ là nước khoáng và mì
tôm . Một người khỏe mạnh mất từ 2h-4h để leo tới đỉnh. Ngày nay, đã có cáp treo làm phương
tiện để lên núi.
NÚI BÀ ĐEN
Núi Bà Đen ở Tây Ninh, cách thành phố Hồ Chí Minh 110 km. Núi Bà Đen cao 986 m cao nhất
Nam Bộ. Từ xa nhìn núi Bà Đen như một chiếc nón lá úp trên đồng bằng. Đây là ngọn núi cao
nhất ở nam bộ.Núi Bà Đen còn gọi là núi Điện Bà, còn có tên là Vân Sơn, vì thường có mây phủ.
Và còn có tên là núi Một.
Đường lên đỉnh núi quanh co, có rất nhiều cảnh trí do thiên nhiên tạo ra. Lên trên cao, hướng về
phía đông nam là ngọn núi Cậu. Hướng về phía tây bắc là ngọn núi Heo và núi Phụng.
Tại Bà Đen có ba khu triển lãm bảo tàng được hình thành. Đó là động Kim Quang, khu chùa
Hang và Chân Núi. Các khu này giới thiệu một phần hiện vật và hình ảnh của cán bộ, chiến sĩ
quân giải phóng trước đây.
Ngày trước Mỹ xây dựng trên đỉnh núi một trung tâm thông tin siêu tần số, diện tích 40.000 m2,
và một đài quan sát nhìn thấu vào căn cứ cách mạng của ta.
Tòa thánh Tây Ninh
Tòa Thánh Tây Ninh còn được gọi là Đền Thánh, là Tổ Đình, là Tòa Thánh Trung Ương của Đạo
Cao Đài, hiện nay tọa lạc tại xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh, cách Thị Xã
Tây Ninh khoảng 5 Km về hướng Đông Nam, thuộc Miền Nam nước ta.
Gọi Tòa Thánh Tây Ninh là Tổ Đình, vì đây là nơi phát xuất của Đạo Cao Đài, là nơi đặt các cơ
quan trung ương của Hội Thánh Cao Đài, tức Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để điều hành
toàn bộ các hoạt động truyền giáo và cứu độ nhơn sanh.
Tòa Thánh được khởi công xây dựng từ năm 1931 (Tân Mùi), hoàn thành vào năm 1947 (Đinh
Hợi), và được khánh thành vào dịp Đại Lễ Vía Đức Chí Tôn ngày mùng 9 tháng Giêng năm Ất
Mùi (dl 1-2-1955).
Tòa Thánh được cất theo kiểu vở của Thiên đình, quay mặt về hướng Tây, có kích thước theo dự
tính ban đầu của Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch là :
- Bề dài : 135 mét.
- Bề ngang : 27 mét.
- Bề cao tại Lầu chuông và Lầu trống : 36 mét.
- Bề cao tại Nghinh Phong Đài : 25 mét.
- Bề cao tại Bát Quái Đài : 30 mét.
Việc chọn đất Thánh địa làm nơi xây dựng Tòa Thánh và kiểu vở xây cất Tòa Thánh đều do Đức
Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông giáng cơ chỉ dạy tỉ mỉ.
Đạo Cao Đài Tây Ninh ra đời cuối năm 1926 tại Tây Ninh do một số người đứng ra thành lập,
mà đứng đầu là ông Phạm Công Tắc.
Biểu tượng của đạo Cao Đài là Thiên Nhãn. Ngoài việc thờ Thiên Nhãn họ còn thờ các vị như
Phật Thích Ca, chúa Giê su, Khổng Tử, Lão tử, Phật Bà Quan Âm…
Bắt đầu khởi công năm 1933. Năm 1947 thì hoàn thành công việc xây dựng. Nhưng mãi đến
năm 1955 mới khánh thành. Nội ô của tòa thánh rộng 1 km2, trong đó còn có đền thờ Phật mẫu,
có vườn kiểng đoàn kết, có rừng thiên nhiên. Ngôi tòa dài 140 m, rộng 40 m, có tam đài cao 36
m, hiệp thiên dài (hai lầu chuông và trống) cao 25 m, cửu trùng đài và bát quý đài cao 30 m. Cửa
chính của tòa thánh quay mặt về phía tây.
Bên trong tòa thánh gồm hai hàng cột rồng, sơn xanh đỏ, trắng rất sặc sỡ. Trên trần được ngăn ra
làm 9 khoảng có hình bầu trời đầy mây và sao. Khu chính diện thờ Thiên Nhãn nằm trên quả càn
khôn có 3.027 ngôi sao (tượng trưng cho 3.072 quả dịa cầu)
Ngày nay, khách đến thăm tòa thánh còn được thấy nhiều công trình văn hóa của Tây Ninh phát
triển từ sau ngày giải phóng, nằm trong khu vực Tòa Thánh.
Trung Ương Miền Nam
Nằm cách thị xã Tây Ninh 64 km, từ năm 1962 – khu vực rộng 70 ha sát biên giới này là căn cứ
Trung ương cục – gọi tắt là R: Bộ phận đầu não chỉ đạo trực tiếp cách mạng miền Nam. Từ cửa
khẩu Sa Mát, con đường nhỏ rải nhựa len lỏi giữa rừng nhiệt đới luôn đầy ắp hương rừng.
Rừng ở đây có các loại như: tếch, căm xe, gõ, trắc, đinh hương, bằng lăng, k’nia (cày)… nhưng
nhiều nhất là họ Dầu. Thấp thoáng dưới tán cây là những căn nhà đơn sơ lợp lá trung quân. Lá
được hái lúc còn xanh, gập đôi đan thành tấm lợp, vừa nhẹ vừa mát. Ðặc biệt lá trung quân gặp
lửa là tự ngún chứ không cháy lan. Men theo những con đường là nhà làm việc của các cán bộ
lãnh đạo R. Những mái nhà đơn sơ là những tên tuổi đã đi vào lịch sử cách mạng: Nguyễn Văn
Linh, Nguyễn Chí Thanh, Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Ðáng, Trần Nam Trung, Phạm
Thái Bường… Vật dụng trong nhà giản dị với chõng tre; với những súc gỗ cưa tròn: nhỏ làm
ghế, lớn làm bàn; với tủ và kệ bằng ván… Tất cả đều là sản vật của rừng dâng tặng. Dưới nền
nhà là những căn hầm kiên cố được nối kết bởi hệ thống giao thông hào dài hàng chục km. Cạnh
nhà vô số hố bom. Có hố sâu 5- 7 m, rộng 15 – 20 m được sử dụng như những ao cá nhỏ.
Trong chương trìnhxuyên suốt tour này chúng ta sẽ thăm Hồ Dầu Tiếng.
Hồ Dầu Tiếng
Cách thị xã Tây Ninh 20km là điểm du lịch nằm tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh – Toà
thánh Tây Ninh – núi Bà Ðen. Hồ có diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho
đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận. Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy
hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách
cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, quý khách còn được thưởng thức các
món ăn thủy sản của địa phương.
2. TUYẾN VŨNG TÀU
SƠ ĐỒ TUYẾN ĐIỂM VŨNG TÀU
Từ trung tâm thành phố chúng ta chạy ra ngã tư hàng xanh và đi theo đường Điện Biên Phủ qua
cây cầu đầu tiên đó là cầu Văn Thánh. Qua khỏi cây cầu này nhìn về phía bên phải là khu du lịch
Văn Thánh.
Khu du lịch Văn Thánh
Vị trí: Cách trung tâm thành phố khoảng 2km, về phía đông thành phố Hồ Chí Minh, thuộc quận
Bình Thạnh, hướng ra thành phố Vũng Tàu. Đặc điểm: Khu du lịch Văn Thánh hay còn gọi là
công viên Văn Thánh là nơi thường tổ chức những đêm lễ, trình diễn thời trang, thi sắc đẹp để
tuyển diễn viên điện ảnh. Khu du lịch Văn Thánh có tổng diện tích diện tích 77.000 m2, phần hồ
chiếm khoảng 2 ha, khu du lịch mát mẻ, rộng rãi phù hợp với nhiều hoạt động giải trí thư giãn.
Nằm trong khu vực rộng rãi bên bờ sông Thị Nghè, nhánh của sông Sài Gòn – Văn Thánh là nơi
vui chơi giải trí của dân chúng Sài Gòn. Buổi tối Văn Thánh luôn rộn rã tiếng nhạc và sàn nhảy
trong không khí mát rượi của sông nước, của vườn cây bạch đàn.
Tiếp tục chuyến đi chúng ta sẽ đi qua một trong những cây cầu lớn của thành phố Hồ Chí Minh.
Đó chính là cầu Sài Gòn. Trong hành trình xe sẽ đi qua cầu Sài Gòn.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận
Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ
Thiêm được xây dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ô Thành phố Hồ Chí Minh
từ các tỉnh miền Trung và miền Bắc. Cầu được công ty Johnson_Drake and Piper thi công từ
tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Cầu dài 1010m, gồm 22 nhịp,
trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996.
Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54 triệu fancs từ nguồn
vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hoàn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu được
mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng 430-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu
cầu giao thông ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh.
Ngay bên cạnh cầu Sài Gòn là khu Tân Cảng. Đi qua hết cầu Sài Gòn chúng ta sẽ đi trên một con
đường có tên là Xa Lộ Hà Nội. Qua khỏi cầu khoảng 1 km nhìn về bên phải chúng ta sẽ thấy một
Metro khá lớn.
Mê Trô
Metro làm việc 7 ngày trong tuần kể cả ngày lễ, thời gian mở cửa từ 6 giờ sáng đến 9 giờ 30 tối.
Metro là 1 hình thức kinh doanh được biến đổi nhằm mục đích tiết kiệm tiền bạc và thời gian của
bạn. Là 1 tập đoàn được phép hoạt động theo phương thức thanh toán tiền mặt & tích trữ hàng tại
Việt Nam.
Đi khoảng 3 km nữa chúng ta sẽ đi qua trạm thu phí. Cách trạm thu phí không xa là ngã ba Cát
Lái, đi quận 2. Tại đây đang còn xây dựng cầu vựơt có quy mô khá lớn và hiện đại nhằm giải
quyết phần nào tình hình ảnh tắc giao thông và đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố.
Đi qua ngã 3 này một đoạn nhìn về bên phải chúng ta sẽ thấy quán cơm tấm Ninh Giang. Cơm ở
đây khá ngon, giá cả cũng phải chăng. Qua khỏi cầu Rạch Chiếc chúng ta đã đến với địa phận
của quận Thủ Đức.
Quận Thủ Đức
Diện tích: 47,46 km², dân số năm 2006 hơn 250.000 người
Quận Thủ Đức là một quận phía đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1997, phía nam của
Huyện Thủ Đức đã được chia thành hai quận mới là Quận 9 và Quận Thủ Đức. Quận Thủ Đức
có 12 phường: Linh Đông, Linh Tây, Linh Chiểu, Linh Trung, Linh Xuân, Hiệp Bình Chánh,
Hiệp Bình Phước, Tam Phú, Trường Thọ, Bình Chiểu, Bình Thọ, Tam Bình. Trên địa bàn của
quận này có Ga Bình Triệu, Làng đại học Thủ Đức, Công viên nước Sài Gòn. Sau khi đi qua cầu
Rạch Chiếc, đi thêm một đoạn đường nữa, nhìn về bên trái các bạn sẽ thấy nhà máy xi măng Hà
Tiên.
Công ty xy măng Hà Tiên
Công ty xi măng Hà Tiên 1 là đơn vị chủ lực của Tổng Công Ty Xi Măng Việt Nam tại Miền
Nam. Hơn 40 năm qua, Công ty đã cung cấp cho thị trường trên 33.000.000 tấn xi măng các loại
với chất lượng cao, ổn định, phục vụ các công trình trọng điểm cấp quốc gia, các công trình xây
dựng công nghiệp và dân dụng.
Công ty hoạt động trong môi trường sạch và xanh với công suất thiết kế 1.500.000 tấn xi
măng/năm.
Cách nhà máy xi măng Hà Tiên không xa chúng ta sẽ thấy nhà máy nhiệt điện Thủ Đức.
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức
Nhà máy nhiệt điện Thủ Đức nằm ở phía Đông bắc Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm
thành phố 12 km, có tổng diện tích 15,5 ha.
Địa chỉ: km thứ 8 Xa lộ Hà Nội, quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là một trong những nhà máy điện lâu đời nhất ở miền Nam hiện vẫn còn hoạt động tốt, và
vẫn phát điện lên lưới điện Quốc gia.
Nhà máy điện Thủ Đức đã được đổi tên thành Công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành
viên Nhiệt điện Thủ Đức với chức năng chính là phát điện lên lưới điện quốc gia. Công ty này
trực thuộc Tập đoàn Điện lực.
Đi qua nhà máy nhiệt điện Thủ Đức, chúng ta sẽ tới ngã tư Bình Thái, rẽ qua bên tay trái đi
chừng 3 km sẽ tới chợ Thủ Đức và bưu điện Thủ Đức. Tiếp tục chạy trên xa lộ Hà Nội chúng ta
sẽ đi qua một ngã tư nữa, đó là ngã tư Thủ Đức. Ngay bên góc phải cuả ngã tư là siêu thị
Coopmart và bên góc trái là trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật và nhà máy nước.
Qua ngã 4 Thủ Đức, xuôi theo một con dốc khá dài, đến khoảng giữa của con dốc nhìn về bên
tay trái của quý khách là nhà máy CoCaCoLa và đi thêm khoảng 500 m nữa nhìn về bên phải là
khu công nghệ cao. Đây là khu công nghệ vừa mới đựơc xây dựng vào năm 2002 với quy mô
khá lớn và hiện đại.
Khu Công Nghệ Cao Thành Phố Hồ Chí Minh
Được thành lập từ tháng 10-2002, đến nay Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh có diện
tích trên 573,4 ha và đã xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, các công trình phục vụ quản lý hoạt
động trên 300 ha và hiện nay đang đầu tư xây dựng 46 dự án, trong đó có 11 dự án cơ sở hạ tầng
thiết yếu như giao thông, thoát nước, cấp điện, cấp nước, xử lý nước thải, viễn thông…; 31 dự án
xây dựng khác trong đó có các hạng mục công trình phục vụ, quản lý, điều hành, xây dựng và có
2 phòng thí nghiệm – công nghệ vi mạch bán dẫn, công nghệ nano, trung tâm đào tạo.
Trải qua gần 5 năm hình thành và phát triển, Khu công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đã phát
triển thành một khu kinh tế kỹ thuật, thu hút đầu tư nước ngoài, huy động các nguồn lực khoa
học công nghệ cao trong nước.
Đây sẽ là cái nôi tập trung lực lượng sản xuất hiện đại, kết hợp sản xuất kinh doanh với nghiên
cứu, tiếp thu, chuyển giao, phát triển Công nghiệp cao và là nơi đào tạo nguồn nhân lực cho
nghiên cứu và sản xuất công nghiệp cao.
Tiếp tục chuyến đi, qua khu công nghệ cao chúng ta sẽ đi qua gầm cầu vựơt. Đây gọi là ngã ba
trạm hai là diểm giao nhau giữa xa lộ Hà Nội và xa lộ Đại Hàn. Ngay đoạn đầu của xa lộ Đại
Hàn là làng Đại học, đây là nơi tập trung nhiều trường đại học của thành phố Hồ Chí Minh như
đai học thể dục thể thao, đại học kinh tế, đại học khoa học xã hội va tự nhiên…
Cách ngã 3 trạm 2 không xa theo chiều của chuyến đi về bên phải là khu du lịch Suối Tiên một
điểm vui chơi, giải trí có quy mô lớn và thu hút khá đông du khách trong nước và quốc tế của
thành phố Hồ Chí Minh
Suối Tiên
Vào năm 1987 Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm, và đã từng là căn cứ địa
cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ… Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp Suối Lồ Ô (huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương ) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục Km qua xa lộ Hà Nội và trồi lên mặt
đất này , để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả một khu rừng
đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây còn có một miếu thờ bảy cô
gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân trong
vùng kể lại : “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, thờ phụng”. Phải
chăng bảy cô gái đã qui tiên trở nên linh thiêng thành Tiên, độ cho đời, nên suối này có tên gọi là
“Suối Tiên” và được lưu truyền đến ngày nay. Từ khung cảnh thiên nhiên và truyền thuyết ấy, ý
tưởng xây dựng nơi đây thành một khu du lịch mang tầm cỡ quốc gia đã bắt đầu.
Ông Đinh Văn Vui đã bắt tay xây dựng “Lâm Trại Suối Tiên” với mục đích lâu dài ẩn chứa bên
trong : Lâm trại là tiền đề cho một khu du lịch tầm cỡ trong tương lai. Quá trình sản xuất của lâm
trại là quá trình tích lũy vốn liếng cũng như điều tra, nghiên cứu thăm dò để xây dựng khu du
lịch.
Ngày 02 tháng 09 năm 1995, nhân kỷ niệm Quốc Khánh Nước CHXHCN Việt Nam, Du Lịch
Văn Hóa Suối Tiên chính thức mở cửa đón du khách từ mọi miền đất nước đến tham quan.
Du Lịch Văn Hóa Suối Tiên với chủ đề chính là trở về cội nguồn văn hóa dân tộc, đã tạo dựng
các công trình qui mô, độc đáo, giàu ý nghĩa lịch sử, khơi gợi trong mỗi du khách đến tham quan
lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào là Con Rồng Cháu Tiên.
Tính đến nay, DLVH Suối Tiên đã cho ra đời hơn 150 điểm tham quan, vui chơi và giải trí để
phục vụ du khách, trên diện tích rộng hơn 55 ha, với tổng trị giá tài sản 1200 tỷ đồng. Hiện nay
công ty đang mở rộng giai đoạn 2 với diện tích 50 ha, vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng, nâng tổng diện
tích của DLVH Suối Tiên lên 105 ha, với tổng vốn đầu tư trên 2.200 tỷ đồng.
Qua hết khu du lịch Suối Tiên sẽ có một con đường dẫn vào sân golf Thủ Đức cũng nằm về bên
tay phải. Chạy thêm một đoạn nữa là nghĩa trang liệt sĩ thành phố Hồ Chí Minh. Đi thêm một
đoạn đường nữa là chúng ta tới Hàm Thuận An thuộc tỉnh Bình Dương. Đi một đoạn nữa là gặp
ngã 3 Tân Vạn đi Dĩ An và cầu Đồng Nai, một cây cầu huyết mạch dãn vào thành phố Hồ Chí
Minh. Đi trên cầu Đồng Nai, nhìn ngược về bên phải là cảng Bình Dương và xa xa về bên trái là
cù lao Phố.
Cù lao Phố
Từ thác Trị An chảy ra biển đông, dòng chảy sông Đồng Nai để lại nhiều cù lao lớn nhỏ trong đó
ở địa phận Biên Hòa dòng chảy bỗng chia ra làm hai nhánh ôm trọn một dải đất. Đó chính là Cù
Lao Phố hay còn gọi là Nông nại Đại Phố- nay là xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa với diện tích
6,93km2.
Sử sách chép : năm 1679, Tổng binh Trần Thượng Xuyên dẫn theo một đoàn người xin cư trú tại
việt Nam và được Chúa Nguyễn chấp thuận cho vào đất Đông Phố (nay là Cù Lao Phố) khẩn
hoang. Khi đến Cù Lao Phố, Ông đã cùng người dân địa phương xây dựng nơi đây thành thương
cảng lớn. Đường xá được mở rộng, phố xá được xây dựng, chợ búa được thành lập, hàng hóa dồi
dào, thường xuyên có nhiều tàu ngoại quốc lui tới buôn bán.Trong lịch sử phát triển của mình cù
Lao Phố phát triển nhiều ngành nghề như : dệt chiếu, trồng dâu nuôi tằm, nghề gốm, đúc đồng,
làm mộc, làm pháo, nấu mía lấy đường.
Thế nhưng cuộc chiến năm 1776 giữa Tây Sơn và Nguyễn ánh đã tàn phá đi kiến trúc phong
quang của Cù Lao phố, nay không còn dấu vết. Thời kỳ hoàng kim của Cù Lao Phố đi vào dĩ
vãng, hoàn thành sứ mạng của đô thị cổ, một thương cảng sầm uất nhất phương Nam.
Từ sau ngày giải phóng, người dân Cù Lao Phố đã biến cải vùng đất này thành vựa lúa lớn của
Biên Hòa. ở Cù Lao Phố hiện nay còn 5 ngôi chùa, 3 tịnh xá, 11 ngôi đình, 3 ngôi miếu. Có thể
nói Cù Lao Phố còn tồn tại nhiều dạng hình thức tín ngưỡng, tạo thành một cơ cấu đan xen hòa
trộn lẫn nhau.
Tiếp tục chuyến đi, chúng ta sẽ tới ngã 3 Vũng Tàu. Tai đây chúng ta sẽ chạy theo quốc lộ 51 để
đến với Vũng Tàu. Còn nếu các bạn chạy thẳng thì sẽ đến với khu công nghiệp Biên Hoà 1 và 2.
Ngay góc ngã 3 có siêu thị Big C. Và chúng ta sẽ đi theo quốc lộ 51 để đến Vũng Tàu. Nhìn về
bên trái của quốc lộ là khu công nghiệp Long Bình. Tiếp tục đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ
đến với địa phận huyện Long Thành
Huyện Long Thành
Nằm ở phía Tây nam tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp TP. Biên Hòa và huyện Thống Nhất; Phía
Nam-Đông nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Tây nam giáp huyện Nhơn Trạch; Tây giáp TP.
HCM.
Tổng diện tích tự nhiên: 534,82 km2, chiếm 9,07% diện tích tự nhiên toàn Tỉnh.
Dân số năm 2006: 211.801 người, mật độ dân số 396,02 người/km2
Huyện có 19 đơn vị hành chính gồm: 1 thị trấn Long Thành và 18 xã.
Trước khi tới dốc 47, phía bên quốc lộ có tượng phật và cách đó không xa là ngã 3 Thái Lan. Từ
ngã 3 này chúng ta sẽ đến với trường sĩ quan Lục Quân II
Trường sĩ quan Lục Quân II
Trường Sĩ quan Lục quân 2 là một trung tâm đào tạo sĩ quan chỉ huy lục quân cấp phân đội
(trung đội, đại đội, tiểu đoàn) ở khu vực phía Nam, Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, nhà trường
được Chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học quân sự.
Tiền thân là Trường Quân chính trung, sơ cấp Quân Giải phóng miền Nam, thành lập ngày 27
tháng 8 năm 1961 tại Hòa Hiệp, Tân Biên, Tây Ninh, , vào thời điểm khởi đầu cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước.
Để bảo đảm yếu tố bí mật, an toàn, từ năm 1961 đến năm 1975, nhà trường đã 5 lần thay đổi
phiên hiệu, 9 lần chuyển địa điểm đóng quân.
Tiếp tục đi trên quốc lộ 1A, chúng ta sẽ nghĩ và thưởng thức sữa tươi tại Bò Sữa Long Thành. ở
đây còn bán một số sản phẩm làm từ sữa bò và các sản phẩm khác như các loại cá khô, các loại
bánh kẹo…
Qua khỏi sữa bò Long Thành là tới thị trấn Long Thành
Long Thành là một thị trấn của huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Long Thành có vị trí địa lý
chiến lược và thuận lợi phát triển kinh tế; giáp Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Long Thành đang được đầu tư với qui mô lớn: sân bay quốc tế Long Thành dự kiến lớn nhất Việt
Nam.
Cách thị trấn Long Thành không xa , phía bên tay phải là con đường dẫn vào đô thị, khu công
nghiệp Nhon Trạch.
Khu công nghiệp Nhơn Trạch
Khu công nghiệp có diện tích là 430 ha.
Khu công nghiệp cách trung tâm TP.HCM 50 Km (đường dự kiến đường xây mới là 20Km),
cách ga Biên Hòa 20 Km, Tp. Bà Rịa – Vũng Tàu 70 Km, cách cảng Gò Dầu 20 Km, Cảng Vũng
Tàu 60 Km, cảng Phú Mỹ 27 Km, cách Sân bay Quốc tế Long Thành 7 Km (năm 2008 xây
dựng).
Qua hết huyện Long Thành là chúng ta tới địa phận của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bà Rịa-Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng Nai ở phía
bắc, Thành phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn phía nam giáp Biển
Đông.
Năm 2005 dân số của tỉnh là 913.100 người, với diện tích là 1.982,2 Km².
Tỉnh Bà Rịa được thành lập tháng 12 năm 1899 trên địa bàn phủ Phước Tuy của tỉnh Biên Hòa.
Từ tháng 8 năm 1991 lập tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu gồm Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo và một số
huyện thuộc tỉnh Đồng Nai vốn thuộc tỉnh Bà Rịa trước kia.
Bà Rịa Vũng Tàu thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động kinh tế của Tỉnh trước
hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các mũi khoan thăm dò,
tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá trị thương mại lớn như:
Bạch Hổ (lớn nhất Việt Nam), Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông. Đương nhiên xuất khẩu dầu đóng
góp một phần quan trọng trong GDP của Bà Rịa-Vũng Tàu.
Tỉnh hiện có 7 khu công nghiệp: Đông Xuyên, Phú Mỹ I, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ
Xuân A 2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép.
Chúng ta sẽ đi qua huyện Tân Thành
Huyện Tân Thành
Tân Thành là một huyện tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Huyện Tân Thành nằm dọc theo quốc lộ 51
và sông Thị Vải, giáp thị xã Bà Rịa và huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai. Tại huyện này tập
trung các khu công nghiệp nặng và năng lượng lớn, đặc biệt là tại thị trấn Phú Mỹ (huyện lỵ).
Ngay đầu huyện, về phía bên tay phải là nhà máy Vedan và đi thêm một đoạn nữa các bạn nhìn
về bên tay trái là núi Thị Vãi
Núi Thị Vãi
Núi Thị Vãi là một địa danh ở huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, ngọn núi cao 470 m,
con sông sâu 20 m, cảng lớn (tương lai 20 triệu tấn/năm), cây cầu ngay cửa ngõ vào tỉnh Bà Rịa-
Vũng Tàu trên Quốc lộ 51.
Trong nhiều văn bản hành chính, trên báo, đài địa phương… từ trước đến nay địa danh này được
viết là Thị Vải (dấu hỏi). Nếu suy nghĩa của từ thì có thể hiểu “Thị Vải” là “chợ vải”, dù rằng từ
trước đến nay vùng này không có chợ vải nào nổi tiếng đến mức trở thành tên đất như thế.
Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức, viết đầu thế kỷ 19, cho biết: “Núi Nữ Tăng
(tức núi Thị Vãi) tục gọi núi Bà Vãi, trước có người con gái họ Lê, gia tư giàu có, kén chọn lỡ
thời. Sau khi cha mẹ chết mới lấy chồng, không bao lâu người chồng chết, thề quyết không đi
bước nữa, khổ vì bọn thế hào cứ sai người mối lái đến quấy nhiễu, bèn trốn đời, cắt tóc đi tu,
dựng am ở đỉnh núi, tự làm sư thầy tụng niệm tu trì, bèn nên chánh quả. Người ta nhân đó mà gọi
tên núi”. Sách Đại Nam nhất thống chí, viết nửa sau thế kỷ 19, cũng có những lời tương tự và ca
tụng bậc chân tu Lê Thị. Như vậy, tên gọi Thị Vãi đã có 200 năm nay. Từ tên núi, Thị Vãi được
dùng để gọi tên sông, tên cầu… và gần đây là cảng nước sâu trên vùng đất này. Theo các sách
trên, chữ “vãi” nguyên gốc ban đầu của địa danh có nghĩa là “người đàn bà đi tu theo Phật giáo”
(chứ không phải “vải”, là đồ dệt bằng sợi bông).
Nằm kề quốc lộ 51 thuộc địa phận thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rại – Vũng Tàu,
kề bên núi Thị Vãi là Núi Dinh
Núi Dinh
Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía.
Đầu thế kỷ XX ở đây là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại
gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ…
Dưới tán rừng giá là nơi cư trú của các loài động vật : hổ, khỉ, nai, dọc, gấu, heo, hoẵng, sóc,
chồn, cây hương, kỳ đà. Lợi dụng địa hình hiểm trở ở đây, cuối năm 1952 Thị uỷ Bà Rịa đã bí
mật chuyển căn cứ hoạt động từ rừng Sác, xã Long Sơn vê Núi Dinh. Trong hai cuộc kháng
chiến, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường Đông Nam bộ.
Căn cứ núi Dinh trải dài trên một diện tích rộng có địa hình phức tạp, địch biết nhưng chúng
không thể nào tìm được nơi hoạt động cụ thể của lực lượng cách mạng. Có thể nói mỗi hốc đá,
mỗi lùm cây, một bờ suối đều tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chiến sĩ lập nên những kỳ
tích anh hùng. Năm tháng qua đi, những địa danh Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang Mai, Chùa Diệu
Linh, Bưng Lùng, Hang Dơi… mỗi lần nhắc đến đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động.
Khu công nghiệp Mỹ Xuân
Quy mô : 301 ha
Khu công nghiệp thuộc vùng trọng điểm kinh tế trọng điểm phía Nam thành phố Hồ Chí Minh –
Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu – Bình Dương. Thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ,
đường hàng không.
Khu công nghiệp nằm cạnh Quốc lộ 51, cách thành phố Hồ Chí Minh 55km, Vũng Tàu 45km,
cảng Gò Dầu 2 km, cảng Phú Mỹ 6km.
Hiện nay, đã có nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Thuỵ Sĩ, Malaysia, Nhật, Mỹ… đầu tư
phát triển các nhà máy tại khu công nghiệp, điển hình là các Công ty: Công ty TNHH thép không
rỉ QianDing, Công ty TNHH Công nghiệp gốm sứ Bạch Mã, Công ty Gạch men Hoàng Gia,
Công ty TNHH Công nghiệp kính Việt Nam, Công ty Xay lúa mì Việt Nam, Công ty Park
Austraylia…
Gần đó là Nhà máy Nhiệt điện phú mỹ. Ngành nghề – sản phẩm: Cung cấp điện năng cho hệ
thống điện quốc gia; bảo trì, sửa chữa, cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho các nhà máy điện tua bin
khí chu trình hỗn hợp và tương tự.
Nhà máy điện Phú Mỹ
Nhà Máy Điện Phú Mỹ là thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (EVN), được
chính thức thành lập ngày 15/02/1997.
Nhà máy hiện đang quản lý vận hành sửa chữa các tổ máy phát điện tua bin khí thuộc dự án Phú
Mỹ 2.1, 2.1 mở rộng và Phú Mỹ 1 chu trình hỗn hợp với tổng công suất hiện nay là 1.655 MW,
và đang tiếp tục xây dựng, phát triển các dự án mới để nâng tổng công suất Nhà máy lên tới
2.420 MW vào năm 2004-2005, và thực hiện chức năng bảo trì sửa chữa các tổ máy tua bin khí
chu trình hỗn hợp trong tương lai gần.
Tiếp tục đi thẳng chúng ta sẽ tới thị xã Bà Rịa
Thị xã Bà Rịa
Bà Rịa là trung tâm hành chính của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. (Trước kia Bà Rịa thuộc huyện Châu
Thành, tỉnh Đồng Nai.) Thị xã được thành lập từ ngày 2 tháng 6 năm 1994, do chia huyện Châu
Thành thành huyện Châu Đức, Tân Thành, thị xã Bà Rịa. Nhiều cơ quan quan trọng của tỉnh đã
chuyển từ Vũng Tàu đến đây, từ sau khi thị xã được nâng lên làm tỉnh lỵ. Nó được tách ra từ
huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 km về phía Đông Bắc, cách
Vũng Tàu 20 km về hướng Tây Bắc. Phía bắc thị xã giáp huyện Châu Đức và một phần huyện
Tân Thành; phía nam giáp thành phố Vũng Tàu; phía đông giáp huyện Long Đất; phía tây giáp
huyện Tân Thành. Diện tích tự nhiên là 1975 km²; gồm 7 phường (Long Toàn, Phước Hiệp,
Phước Hưng, Phước Nguyên, Phước Trung, Long Hương, Kim Dinh), 3 xã (Hòa Long, Long
Hương, Long Phước).
Ngay đầu của thị xã là con đường dẫn vào nhà máy turbin khí Bà Rịa
Núi Nứa, Đảo Long Sơn, Đạo Ông Trần
Xuôi quốc lộ 51, ngay địa phận Phước Hoà nhìn về tay phải ta sẽ thấy một dãy núi thấp nằm xoải
dài trên sông nước, cỏ cây xanh rờn… Đó là Núi Nứa hay còn gọi là đảo Long Sơn. Long Sơn
ngày nay là một xã (xã đảo) thuộc TP vũng tàu. Đây là vùng đất đã có lịch sử lâu đời với những
di tích, thắng cảnh, truyền thuyết tôn giáo rất lạ. Tên gọi là Núi Nứa do trước kia (hiện nay vẫn
còn số ít) trên khắp đảo có nhiều cây nứa (một họ với tre) mọc thành rừng. Hòn đảo lại không
lớn lắm (dài 6km, ngay chỗ rộng nhất không lớn hơn 2km) nên các rừng nứa nói trên đã phủ đầy
mặt đảo, trở thành cây đặc trưng của đảo. Còn tại sao gọi là núi Long Sơn? chính do hình dáng
của đảo, mới thoạt trông từ xa giống như một con rồng xanh khổng lồ đang giỡn mình trên sóng
biến. Núi rồng (Long Sơn) là thế… Nhưng núi Nứa hay Long Sơn sẽ không được nhiều người
nhắc tới nếu nó không gắn liền với những truyền thuyết về Đạo ông Trần. ông Trần là tên dân
gian để gọi một người tên là Lê Văn Hưu gốc Hà Tiên (Kiên Giang), từng tu hành theo phái Tứ
ân Hiếu Nghĩa ở Núi Thất Sơn (An Giang). Năm 1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn
và định cư hẳn ở đây khai hoang và truyền đạo.
Tóm lại, những gì còn lưu dấu lại ở đảo Long Sơn, cho thấy một khía cạnh trong bức tranh đa
dạng về tín ngưỡng tôn giáo, về nghệ thuật dân gian rất phong phú của dân tộc ta. Đảo Long Sơn
càng ngày thu hút cao du khách thập phương…
Sau khi vào thị xã Bà Rịa, qua khỏi chợ Bà Rịa không xa, nhìn bên tay phải là đường đi Bình
Châu còn tiếp tục chạy thẳng thì sẽ tới Vũng Tàu.
Chạy dọc theo quốc lộ 53 chúng ta sẽ đến với huyện Long Điền tại thị trấn Long Điền có 1 con
đường dẫn các bạn tới Dinh Cô và biển Long Hải. Chạy doc theo bờ biển Long Hải các bạn sẽ
tới núi Minh Đạm.
Dinh Cô
Dinh Cô thuộc thị trấn Long hải (huyện Long Điền) nằm bên sườn ngọn đồi nhỏ, trước mặt là bãi
cát dài và biển khơi mênh mang sóng nước với diện tích 1000m².
Lúc đầu Dinh Cô chỉ là ngôi miếu nhỏ được làm đơn sơ, nhưng theo thời gian, cùng với sự “linh
thiêng” của Cô được chứng nghiệm. Năm 1930, Dinh Cô được xây dựng khá khang trang. Năm
1987, Dinh Cô bị hoả hoạn, sau đó được xây dựng lại như hiện nay.
Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thuỳ Vân, đắp nổi “Long hổ hội”, phía trên có
“Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu, lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp. Chính điện
Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ nổi bật với bức tượng Bà Cô cao
hơn 0,5 mét, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh đội mũ gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ
Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ
Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện), ông
Địa, Thần Tài. Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc
Nương Nương, chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu
thờ Hoả Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế âm Bồ Tát.
Liên quan đến Dinh Cô và là một bộ phận quan trọng của di tích là Mộ Cô, nằm trên đồi “Cô
Sơn”, cách Dinh Cô chừng l km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến
thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp lễ hội Nghinh Cô. Hàng năm, vào các ngày 10, 11,
12 tháng 2 âm lịch ngư dân Long Hải mở lễ hội Dinh Cô (còn gọi là vía Cô). Lễ hội Nghinh Cô
là một trong những lễ hội quốc gia lớn nhất ở Nam Bộ.
Nằm cách TP.HCM chỉ khoảng 120km về hướng Đông Nam (gần Vũng Tàu), biển Long Hải
đang là điểm du lịch thu hút đông đảo du khách đến nghỉ mát vào những ngày chủ nhật hay ngày
nghỉ lễ…
Long Hải
Khu du lịch Long Hải thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đã được nhiều khách
tham quan ưa chuộng và tìm đến, bởi Long Hải khá gần Sài Gòn, đường sá rộng rãi và bãi biển
Long Hải có nhiều vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên, chưa bị bàn tay con người can thiệp nhiều.
Du khách đến Long Hải nếu muốn còn có dịp thăm khu ruộng muối, tìm hiểu kỹ thuật làm muối
của người dân vùng này
Về phía bên phải Dinh Cô đó là núi Minh Đạm – điểm sinh thái về nguồn.
Núi Minh Đạm
Núi Minh Đạm thuộc địa phận huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách Tp. Hồ Chí
Minh khoảng 150km, cách thị xã Bà Rịa khoảng 30km. Núi Minh Đạm – nơi có rừng cây um
tùm, nhiều hang đá và là căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc
kháng chiến chống Pháp và Mỹ.
Năm 1948, để nhớ ơn hai vị Bí thư và Phó bí thư huyện Long Điền là Bùi Công Minh và Mạc
Thanh Ðạm đã anh dũng hy sinh dưới chân núi, nên người dân đã đặt tên núi là Minh Ðạm. Minh
Đạm còn là tên gọi căn cứ kháng chiến của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và Mỹ. Núi Minh Ðạm có rừng cây um tùm xanh tươi. Trên núi có nhiều hang
đá là nơi ăn ở, sinh hoạt, làm việc an toàn cho cán bộ, bộ đội. Mỗi hang đá mang tên của đơn vị
đóng quân như: hang Huyện uỷ, hang Quân y, hang Quân giới…
Năm 1993, Khu căn cứ Minh Ðạm được Bộ Văn hoá Thông tin công nhận là Di tích Lịch sử
cách mạng.
Sau khi đi qua huyện Long Điền thì sẽ tới huyện Đất Đỏ có thị trấn Đất Đỏ. Tại đây có nhà lưu
niệm Võ Thị Sáu.
Đất Đỏ
Đất Đỏ là một huyện của tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu, có trung tâm hành chính đặt tại xã Phước Long
Thọ. Nó được thành lập khi Chính phủ chia huyện Long Đất cũ thành hai huyện Đất Đỏ và Long
Điền . Dân số là 62.830 người.
Đông giáp huyện Xuyên Mộc và biển Đông, tây giáp huyện Long Điền và thị xã Bà Rịa, nam
giáp biển Đông, và bắc giáp huyện Châu Đức.
Nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu
Nhà lưu niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu. Nằm ở ngã tư Đất Đỏ, thuộc xã Phước Long Thọ –
Huyện Long Đất. Đây vốn là dãy nhà 8 gian do dân làng xây cất từ dầu thế kỷ XX tại trung tâm
Đất Dỏ để các gia đình thuê ở. Ngôi nhà là nơi ghi dấu nhiều kỷ niệm tuổi thơ (từ lúc lên 4 tuổi)
cho đến khi chị bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc
trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái nhà lợp ngói âm
dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài dài 5m, ở giữa bài trí
tủ thờ gia tiên, kê sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Từ
năm 1980, Uỷ ban nhân dân huyện Long Đất đã tu bổ lại căn nhà lưu niệm nữ liệt sĩ anh hùng
lực lượng vũ tranh nhân dân Võ Thị sáu.
Cách nhà lưu niệm chừng 100m là công viên tượng đài và nhà trưng bày Võ Thị Sáu. Tượng đài
nằm trong công viên bốn mùa ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng được đúc bằng đồng,
cao 7m, do nghệ sĩ Thanh Thanh. Võ Thị Sáu làm liên lạc viên cho đội Công an xung phong Đất
Đỏ. Năm 1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt tên Cai tổng Tòng, tay sai của Pháp, nhưng
lựu đạn không nổ. Chị bị bắt giam tại nhà lao Bà Rịa, sau đó chuyển lên khám Chí Hòa (Sài
Gòn), rồi đày ra Côn Đảo. Chị bị kết án tử hình khi chưa đến tuổi thành niên. Ngày 23-1-1952,
thực dân Pháp đã xử bắn chị. Võ Thị Sáu được xếp vào danh sách một trong 1.000 phụ nữ nổi
tiếng…
Đi hết huyện Đất Đỏ thì sẽ đến huyện Xuyên Mộc có tị trấn Phước Bửu. Đến với huyện này, Đầu
tiên chúng ta se đi qua một con đường dẫn vào khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu và biển hồ
Cốc. và tiếp theo là con đường dẫn vào suối nước nóng Bình Châu.
Hết huyện Đất Đỏ, chúng ta sẽ đi qua huyện Xuyên Mộc.
Huyện Xuyên Mộc
Huyện Xuyên Mộc là một huyện có diện tích lớn nhất tỉnh, khoảng 642,18km2, phía Đông giáp
huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận), phía Tây giáp huyện Châu Đức và Long Đất, phía Nam giáp
biển Đông, phía Bắc giáp huyện Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai). Dân số năm 2000 khoảng 122.500
người, có 13 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 1 thị trấn.
Gần ngay đầu huyện là thị trấn Phước Bửu
Thị trấn Phước Bửu
Có tổng diện tích đất tự nhiên 920,16ha với dân số khoảng 13.938 người. Phía Đông tiếp giáp Xã
Xuyên Mộc; phía Tây tiếp giáp Xã Phước Thuận; phía Nam giáp rừng nguyên sinh Phước Bửu
Bình Châu; phía Bắc giáp Xã Phước Tân
Đi tới khoảng giữa của huyện Xuyên Mộc,, bên tay phải có con đường đi vào khu bảo tồn Bình
Châu Phước Bửu.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu được thành lập vào năm 1984, thuộc địa bàn
huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây là một khu rừng tự nhiên ven biển duy nhất còn
lạI ở Miền Đông Nam Bộ có giá trị về nhiều mặt. Trong khu bảo tồn có nhiều loài động vật
hoang dã, quý hiếm đã được liệt kê vào Sách Đỏ của thế giới.
Khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu – Phước Bửu có diện tích 11.392 héc ta (không kể diện tích
vùng đệm), trong đó có 7.224 héc ta đất có rừng, còn lạI là đất trồng cây công nghiệp và đất
trống. Trong khu bảo tồn thiên nhiên này còn có mặt 661 loài thực vật thuộc 408 chi, 113 họ vớI
các loài thực vật khác nhau, và 178 loài động vật có xương sống, gồm các lớp lưỡng thê, bò sát,
chim và thú. Đây là một trong rất ít các khu bảo tồn trên Thế giớI còn tồn tại nhiều loài động vật
quý hiếm được ghi vào Sách Đỏ như Báo Hoa Mai, Gấu Chó, Khỉ đuôi lợn, Voọc xám, Hoẵng,
Trút, Trăn Gấm và Rùa vàng… Đặt biệt ở đây còn có loài Gà Lôi hông tía.
Từ khu bảo tồn Bình Châu – Phước Bửu đi thêm một đoạn đường nữa là tới bãi biển Hồ Cốc.
Bãi biển Hồ Cốc
Bãi biển Hồ Cốc khá đẹp, nó như một vùng hoang sơ mới được khai thác. Nước biển trong xanh,
khu bãi tắm rộng, độ dốc thoai thoải và đặc biệt đẹp lên nhờ các tảng đá nằm ngay trong bãi tắm,
tạo nên những đợt sống biển tung bọt trắng xóa. Dọc bãi tắm là các nhà lều che bằng cót trông
rất vui mắt lại không bị nắng nóng của vải bạt của dù che.
Tiếp tục đi trên quốc lộ 53, bên tay trái là đường đi vào suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu
Suối nước nóng Bình Châu. Từ huyện Xuyên Mộc, theo lộ 23 đi tiếp khoảng 30 km sẽ tới khu
Suối Khoáng nóng Bình Châu. Giữa ngút ngàn hơn 7.000 ha rừng nguyên sinh, rừng cấm quốc
gia thì ở đây nổi lên một Bàu nước sôi với hơn 70 điểm phun nước lộ thiên. Vùng có nước nóng
hoạt động rộng khoảng hơn 1 km2, gồm có nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy với lưu
lượng nhỏ. Vùng hồ rộng nhất là một ao nước rộng khoảng 100 m2 với độ sâu hơn một mét, đây
là điểm nóng nhất, nước lúc nào cũng sủi tăm, bốc hơi, tạo thành một nồi hơi thiên nhiên khổng
lồ. Nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 640C , đáy nước là 840C, có thể luộc chín trứng gà theo kiểu
hồng đào. Những chỗ nông, nước chỉ nóng khoảng 400C – 420C, có thể ngâm chân, tay để chữa
bệnh. Điều hấp dẫn, thú vị là ngay tại khu vực nước sôi này thì rừng Tràm lại vẫn xanh
tươi.Thành phần hóa học của nước nóng Bình Châu được các nhà khoa học đánh giá là tốt, rất có
lợi cho việc phát triển khu du lịch sinh thái kết hợp với nghỉ ngơi, chữa bệnh.
Nếu tiếp tục đi theo quốc lộ 53 chúng ta sẽ tới huyện Hàm Tân của tỉnh Binh Thuận. Đoạn
đường tại thị xã Bà Rịa, chúng ta không rẽ đi Bình Châu mà đi thẳng theo quốc lộ 51 thì chúng
ta sẽ đến với thành phố biển Vũng Tàu. Đoạn cuối của thị xã Bà Rịa, phía bên phải của quốc lộ
là nhà máy nước Bà Nà và tiếp tục chúng ta sẽ đến thành phố Vũng Tàu
Vũng Tàu
Vũng Tàu là một thành phố ven biển trực thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Vũng Tàu cách Thành
phố Hồ Chí Minh 125 km về phía Đông Nam. Vũng Tàu nằm trên bán đảo cùng tên và có cả đảo
Long Sơn.
Diện tích Vũng Tàu: 140,1 km², gồm 13 phường và 1 xã (Long Sơn). Dân số Vũng Tàu: 241.500
người (năm 2003).
Tiếp tuc đi theo quốc lộ 51 chúng ta se tới khu du lịch Paradai , sau đó tới bãi biển Bãi Sau.
Bãi Sau
Bãi Sau nằm ở phía đông nam và còn có tên gọi “Bãi Thùy Vân”. Bãi Sau dài 8 km, là bãi biển
dài và thơ mộng nhất của Vũng Tàu. Nếu như biển ở Bãi Trước có nét đẹp lộng lẫy và rực rỡ thì
Bãi Sau có nét đẹp dịu dàng của một vùng biển quanh năm đầy nắng ấm. Đại lộ Thùy Vân con
đường đầy hoa chạy dọc theo Bãi Sau, một bên là những dãy phố sầm uất, nhà cao tầng, khách
sạn dáng vóc hiện đại, đầy đủ tiện nghi, một bên là bãi cát vàng và nhiều khu du lịch đủ các loại
hình dịch vụ giải trí vui chơi trên biển… dành cho mọi lứa tuổi. Đặc biệt có một sân golf rộng
hơn 100ha đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Đi thêm một đoạn nữa chúng ta sẽ tới khu du lịch Biển Đông.
Khu du lịch Biển Đông
Khu du lịch Biển Đông nằm trên đường Thùy Vân, đây là diểm du lịch khá đẹp với có nhiều các
dịch vụ và tiện nghi như: canô kéo dù, canô kéo phao, jetki, thuyền buồm, câu cá…
Quốc lộ 51 đoạn đi qua thành phố Vũng Tàu có tên là đường Hạ Long. Dọc theo con đường Hạ
Long này, lần lượt chúng ta sẽ qua các điểm: mũi Nghinh Phong, Tượng Chúa, núi Nhỏ, bãi Dứa,
Niết Bàn Tịnh Xá, Hải Đăng, bãi Trước, Bạch Dinh, núi Lớn và Thích Ca Phật Đài.
Mũi Nghinh Phong
Nghinh Phong có nghĩa là “đón gió” thổi suốt bốn mùa. Như một cánh tay vươn dài ra biển,
Nghinh Phong tạo thành hai bãi biển ở hướng tây và hướng đông. Đó là bãi Vọng Nguyệt (hay Ô
Quắn) và bãi Hương Phong, xa xa là Hòn Bà – Bồng đảo nơi du khách có thể ghé đến vào những
khi thuỷ triều hạ thấp.
Ba mặt tiếp giáp với biển của Nghinh Phong là vách núi dựng đứng khá cao, đứng trên đường
nhìn xuống ta cảm thấy biển ở đây như xanh hơn nơi khác, lộng gió và mát mẻ lạ thường. Bãi
tắm ở đây trong và sâu là nơi dành cho người hiếu động, thích cảm giác mạnh từ những ngọn
sóng dập dồn và rất thích hợp cho những người ưa thích bộ môn câu cá.
Núi Nhỏ
Núi Nhỏ, còn gọi là Tao Phùng, diện tích khoảng 120ha, cao 170m. Có hai đường lên một đường
ở phía Bắc, nối với đường Hạ Long, gần cầu Đá; một đường ở phía Nam, theo 793 bậc tam cấp
dẫn lên Tượng Chúa Kitô và trận địa pháo cổ cuối thế kỷ 19.
Năm 1862, tức 3 năm sau khi đánh chiếm Nam Bộ, thực dân Pháp đã cho xây dựng ngọn hải
đăng đầu tiên ở Việt Nam trên núi Nhỏ (tại độ cao 149m). Cuối Núi Nhỏ về phía Nam là mũi
Nghinh Phong. Trước đây, dân Vũng Tàu gọi mũi Nghinh Phong là Ô Quắn. Như cánh tay dài
vươn ra biển, ôm bãi Vọng Nguyệt phía Đông và Hương Phong (bãi Dứa) phía Tây, quanh năm
Nghinh Phong đón gió. Cách mũi Nghinh Phong không xa về phía Đông là Hòn Bà – tên gọi gắn
với điện thờ trên đảo. Cũng như nhiều địa danh khác ở Vũng Tàu dù trước đó đã có tên Việt, Hòn
Bà đã từng được người Pháp đặt cho cái tên Ile d’ Archinard, vốn là tên một viên tướng trong
quân đội viễn chinh. Mũi Nghinh Phong, Hòn Bà tạo cho cảnh quan núi Nhỏ thêm kỳ thú. Núi
Lớn, núi Nhỏ còn bảo tồn nhiều di tích lịch sử văn hóa như phòng tuyến trận địa pháo của Pháp,
Hải đăng Vũng Tàu, Hầm thủy lôi của quân đội Nhật trong chiến tranh thế giới thứ 2, đài ăngten
parabol của quân đội Mỹ, Tượng chúa Kitô, một trong những công trình điêu khắc về Đức chúa
trời cao nhất thế giới và rất nhiều đền, chùa . . .
Tượng chúa Ki – Tô
Tượng Chúa Ki-tô đứng trên Núi Nhỏ ở Vũng Tàu. Theo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long)
từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong.
Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào
giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp
công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình
đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển
176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình
vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng.
Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng
đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.
Từ Bãi Trước, dọc theo đường Hạ Long là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam uốn
lượn trên một đoạn triền núi lấn ra bờ biển sẽ đưa ta tới Bãi Dứa.
Bãi Dứa
Người xưa kể lại rằng sở dĩ có tên bãi Dứa, vì trước đây triền núi nhô ra biển rất nhiều những cây
dứa dại (một loại cây có hương thơm như gạo nếp hoặc nàng hương) tỏa thơm ngát một vùng
nên bãi này còn có tên gọi là Bãi Lãng Du là một bãi biển đẹp của Vũng Tàu.
Phía trên triền núi dọc theo đại lộ Hạ Long là các nhà nghỉ, khách sạn theo kiểu biệt thự đầy đủ
tiện nghi. Xen kẽ những ngôi chùa miếu khá nổi tiếng ở Vũng Tàu như Niết Bàn Tịnh Xá, miếu
Ông Nam Hải… là những nơi dành cho khách mộ điệu hành hương về dâng hoa cầu phước, cầu
lộc…
Niết Bàn Tịnh Xá
Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc bên triền núi Nhỏ, trung điểm bãi Dứa, khởi công xây dựng từ 1969,
năm 1974 hoàn thành, với diện tích trên 10.000m2.
Nằm bên bờ biển, Niết Bàn Tịnh Xá nổi bật với những đường nét kiến trúc Đông Tây kết hợp.
Lối lên Niết Bàn Tịnh Xá men theo triền dốc. Hai bên cổng là tượng ông Thiện, ông Ác; bên
phải có bức phù điêu long mã; bên trái có lầu chuông với hình long ly quy phụng chạm trổ tinh
vi. Chánh điện nổi bật với bức tượng Phật nhập Niết Bàn nằm nghiêng, nhìn về hướng Tây, gối
đầu lên tay phải, dài 12m. Gan bàn chân Phật khắc 52 điểm ấn. Bức tượng càng được nổi bật hơn
trên nền phong cảnh núi rừng, cây cối với những vị tiên và muông thú được tạo dựng rất tinh vi ở
phía sau.
Lối dẫn lên sân thuyền Bát Nhã ở phía bên phải, nơi trang trí nhiều hoa cảnh, rừng Thổ Đà
(Vruvola) tái hiện tích Thái tử Grotama hành pháp khổ hạnh cứu đời. Sân thuyền Bát Nhã có
tháp chuông bốn mái uốn cong, đầu đao đắp nổi tượng đồng, trong đặt Đại hồng chung bằng
đồng, cao 2,8m, chu vi 3,8m, nặng 3,5 tấn. Đại hồng chung Niết Bàn Tịnh Xá nổi tiếng với thanh
âm ngân vang nao lòng du khách…
Hải Đăng
Hải đăng Vũng Tàu lần đầu tiên được xây dựng vào năm 1862, tức sau khi Pháp chiếm ba tỉnh
miền Đông Nam Bộ. Đây là ngọn hải đăng được xây dựng sớm nhất ở nước ta. Ban đầu hải đăng
được xây dựng ở mõm cực Nam của núi Nhỏ, ở độ cao khoảng 149m. Năm 1913, hải đăng Vũng
Tàu được chuyển lên vị trí hiện tại, cao chừng 170 so với mực nước biển. Đường ô tô dẫn lên hải
đăng ngoạn mục uốn quanh triền núi.
Tháp hải đăng hình trụ, cao 18m, đường kính 3m, bên trong có cầu thang xoắn ốc lên gần tới
đỉnh và có lối dẫn ra ban công bên ngoài để quan sát toàn cảnh non nước Vũng Tàu. Suốt một
thời gian dài hải đăng Vũng Tàu hoạt động nhờ hệ thống dây thiều, các máy móc thiết bị được
sản xuất tại Pháp. Hiện nay, hải đăng còn lưu giữ gần như nguyên vẹn hệ thống máy móc này.
Hải đăng Vũng Tàu ngày nay được thắp sáng nhờ bóng đèn có công suất 1.500w, chiếu xa 35 hải
lý (gần 65km) nhờ hệ thống lăng kính đồ sộ, gồm những tấm kính ba cạnh hình tam giác bao
quanh. Đèn chuyển động bằng môtơ điện. Hải đăng Vũng Tàu có hai tia, mỗi phút quay 2,4
vòng.
Bãi Trước
Bãi Trước, một bãi tắm nổi tiếng của Vũng Tàu. Bãi Trước là một trong những bãi biển đẹp của
thành phố Vũng Tàu. Bãi biển này nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng.
Bãi Trước nằm ở phía tây nam của thành phố nên buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn trên biển ở
đây. Bãi biển này ít được mọi người tắm do đây cũng là nơi neo đậu tàu đánh cá nên khá ô
nhiễm. Tuy nhiên về đêm, đây là nơi tập trung các hoạt động vui chơi giải trí của du khách. Hầu
như các con đường chính của Vũng Tàu đều đổ ra đây.
Núi Lớn
Núi Lớn: Có diện tích khoảng 400ha; có 3 đỉnh lớn đó là Vũng Mây cao 220m, Núi Lớn cao
170m, Hòn Sụp cao 215m.
Sách Gia Định thành thông chí (viết đầu thế kỷ 19) gọi núi Lớn là Thác Cơ Sơn, dáng như rồng
xanh tắm biển, đứng nghiễm nhiên dựng làm ngọn nêu để chỉ rõ bờ bến cho tàu thuyền Nam Bắc
qua lại, chặn đè sóng gió. Đầu ghềnh Thác Cơ Sơn thường có những con rái cá nên dân gian
thường gọi là núi Ghềnh Rái. Sách Đại Nam nhất thống chí (viết giữa thế kỷ 19) nhấn mạnh sự
quan yếu của núi làm bình phong ngoài cửa Cần Giờ”.
Dọc theo bãi trước về phía núi lớn, chúng ta luôn trông thấy hình ảnh một dinh thự màu trắng,
mái ngói đỏ sừng sững trên sườn núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch
Dinh.
Bạch Dinh
Bạch Dinh được người Pháp xây dựng từ năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho
Toàn Quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta.
Nghĩa tiếng việt của từ “Villa Blanche” lại trùng với dáng sắc bên ngoài của nó nên dân địa
phương quen gọi là “Bạch Dinh” tức là biệt thự trắng.
Bạch Dinh nằm ở độ cao 27,7m mặt hướng ra biển, lưng tựa vào núi, dưới chân là biển. Khách
du lịch có thể tắm ở Bãi Trước, Bãi Dâu, thả bộ trên đường Trần Phú vừa ngắm Bạch Dinh. Sau
lưng là Núi Lớn, bao quanh một màu xanh của rừng Sứ và rừng Gia Tỵ giữa thiên nhiên tươi
đẹp.
Bạch Dinh mang phong cách kiến trúc Châu Âu cuối thế kỷ 19. Mặt ngoài được trang trí những
đường hoa văn cổ xưa vùng với những hình vẽ và những bức tượng thể hiện chân dung của các
thánh thời Cổ Hi LạpTrước khi có Bạch Dinh, nơi đây làm pháo đài thành Phước Thắng (năm
Minh Mạng thứ 20 nhà Nguyễn). Pháo đài này là nơi đã nổ phát súng đầu tiên (10.2.1859) vào
hạm đội Pháp khi chúng tấn công Sài Gòn – Gia Định (bằng đường biển) và đã cản trở được
bước tiến của quân Pháp trong 1 ngày đêm. Để xây dựng Bạch Dinh, 800/người tù lao động khổ
sai trong suốt gần 10 năm trời. Sau này Bạch Dinh thuộc sự cai quản của Công sứ Nam Kỳ người
Pháp. Đặc biệt từ ngày 12.9.1907 tới năm 1916, Bạch Dinh là nơi người Pháp dùng để giam lỏng
vua Thành Thái, một vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp. Từ năm 1926 Bạch Dinh là nơi
vua Bảo Đại thường ghé nghỉ mát cùng với gia quyến của mình. Thời trước 1975 Bạch Dinh là
nơi nghỉ mát của tổng thống của chế độ củ.
Ngày nay đến tham quan Bạch Dinh bạn còn có cơ hội ngắm nhìn bộ sưu tập gốm sứ thời nhà
Thanh được vớt lên từ Hòn Cau rất có giá trị và nổi tiếng đang được bảo tàng tỉnh Bà Rịa – Vũng
Tàu trưng bày và giới thiệu tại đây.
Nằm phía Bắc dưới chân núi Lớn, Thích Ca Phật Đài là một di tích lịch sử văn hóa và là một
thắng cảnh rất nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường
Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi
Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.
Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài tọa lạc trên diện tích rộng chừng 5ha, phía dưới là Thiền Lâm tự phía trên là
Thích Ca Phật Đài.
Vào khoảng năm 1957, nơi đây còn hoang sơ với ngôi chùa Thiền Lâm khiêm tốn. Năm 1962,
Giáo hội Phật giáo lập đồ án xây dựng Thiền Lâm tự thành Thích Ca Phật Đài. Sau hơn một năm
xây dựng, tháng 3-1963, Thích Ca Phật Đài được khánh thành. Không giống với những ngôi
chùa Phật giáo khác, điểm đặc biệt trong kiến trúc của Thích Ca Phật Đài là một quần thể kiến
trúc điêu khắc tạo dựng theo sự tích cuộc đời Đức Phật Thích Ca gắn liền hài hòa với cảnh quan
núi Lớn. Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp
theo hình tháp, cao dần từ 3m đến 29m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn
hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật
tích, bao gồm các công trình kiến trúc-điêu khắc.
Tượng hài nhi đứng trên bông sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất thể hiện Đức Phật
đản sinh.
Thể hiện cảnh Thái tử từ giả cuộc sống vương giả xuất gia gồm các tượng Thái tử cắt tóc, người
hầu Chana, Bạch Mã. Tiếp theo là các tượng Thái tử tu luyện và đắc đạo-Kim Thân Phật Tổ cao
11,6 mét, bên trong có 3 viên ngọc xá lợi của Đức Phật. Nhà Bát giác có các tượng tượng trưng
Đức Phật truyền đạo: Phật Thích Ca ngồi trên toà sen, các đạo sĩ ngồi nghe thuyết pháp. Tiếp
theo là quần thể tượng voi, khỉ dâng hoa quả cho Đức Phật. Bảo Tháp Thích Ca Mâu Ni cao
17m, trên có búp sen, bên trong đặt 13 viên xá lợi Đức Phật. Tượng Phật nhập Niết bàn quay về
hướng Tây, cao 2,4m, dài 12,2m, bên dưới 9 tỳ khưu đứng chắp tay.
I/ NỘI DUNG TUYẾN ĐIỂM MIỀN TÂY NAM BỘ
1) ĐỊA LÝ
Diện tích: 40.604,7 km².
Dân số: 17.415.500 người.
Vùng Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh, thành phố: Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang,
Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau.
Phía đông của vùng giáp biển Đông; phía tây giáp Cambodia (Việt Nam có 4 tỉnh giáp Cambodia
ở miền Tây Nam Bộ: An Giang, Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp); phía nam giáp vịnh Thái
Lan; phía bắc giáp Đông Nam Bộ.
Địa hình có 2 dạng chính: Đất giồng (gò) được bồi lắng bởi các dòng sông cổ, bị sóng biển đánh
hình thành hàng triệu năm về trước. Đa số là đất cát tập trung ở vùng duyên hải: Ở Cần Đuốc,
Cần Giuộc (Long An), Gò Công (Tiền Giang), Ba Chi (Bến Tre),… phù hợp trồng hoa màu, củ
lang,… Và đã hình thành văn minh miệt vườn (phương thức tối ưu để có cơ sở tốt hơn như: dưới
ao thả cá, trong nhà nuôi lợn, trên đất gò trồng hoa màu,…). Đất trũng thường gặp nước vào mùa
mưa tập trung ở lưu vực sông Mêkông được phù sa bồi lắng hằng năm phù hợp trồng lúa, các
loại thủy sản, cá, sen, súng,… Hình thành văn minh sông nước như Gò Nổi.
Thổ nhưỡng: Đa số là đất phù sa mới được bồi lắng bởi sông Mêkông qua hàng triệu năm; và
hiện nay vẫn tiếp tục được bồi lắng. Mỗi năm bồi dài ra cho mũi Cà Mau, trung bình 100m.
Riêng ở vùng đất giồng gần biển, trên mặt là đất cát, dưới chân là đất phù sa cổ, đất sét. Có một
vùng trũng là Đồng Tháp Mười, là túi chứa, điều hòa nước lũ thứ hai sau biển Hồ Tônlesáp (lũ ở
đồng bằng sông Cửu Long là lũ hiền nên người dân đã quen “ sống chung với lũ”).
Khí hậu: giống vùng Đông Nam Bộ, đặc biệt mùa lũ từ tháng 9, 10.
Sông ngòi khá chằng chịt. Sông Mêkông dài 4.220m, bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Vân
Nam – Trung Quốc), chảy qua 6 nước: Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campodia, Indonexia, và
Việt Nam. Là con sông dài thứ 13 trên thế giới. Khi vào lãnh thổ Việt Nam chia thành hai nhánh:
sông Tiền (chảy ra 6 cửa), sông Hậu (chảy ra 3 cửa) tạo thành sông Cửu Long. Đây là vựa lúa
lớn nhất Đông Nam Á. Giúp Việt Nam xuất khẩu gạo hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thái
Lan.
Giao thông vận tải: do sông rạch chằng chịt nên ghe thuyền (vận tải thủy) là chủ yếu. Hệ thống
quốc lộ nối liền các tỉnh, huyện nhìn chung chưa tốt và còn bất cập. Đường hàng không có sân
bay Trà Rốc (Cần Thơ), Rạch Sỏi – Rạch Giá, sân bay Phú Quốc, sân bay Cà May. Có cảng sông
Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Gía, cảng sông Mỹ Tho.
Tài nguyên du lịch: nổi tiếng là các khu chợ nổi trên sông còn khá đơn sơ: Cái Bè, Cái Răng,
Phụng Hiệp. Mô hình nhà vườn tiêu biểu cho phong cách sống của người dân Nam Bộ. Đồng
bằng sông Cửu Long quanh năm chan hoà ánh nắng, có những tràm chim, vườn cò, những vườn
cây ăn trái bạt ngàn, đặc biệt là không khí trong lành trên các cù lao giữa sông Mê Kông.
2) LỊCH SỬ
Thời cổ đại nơi đây bị chìm trong lòng biển, bằng chứng là tại khu vực Hòn Chồng – Kiên
Giang, người ta phát hiện “dấu xâm thực” cách đây khoảng 2 triệu năm, nước biển đã ăn mòn
chân núi đá vôi cao 2- 4m so với mặt đất ngày nay.
Cách đây khoảng 10.000 năm, nước biển rút khỏi đây để lại đồng bằng Mêkông.
Cách nay khoảng 2.000 năm (đầu Công nguyên) có người Phù Nam từ vùng Cambodia ngày nay
tràn xuống định cư lập nên vương quốc Phù Nam nổi tiếng với cảng thị Óc Eo (huyện Thoại Sơn
– An Giang) buôn bán, giao thương đến tận Địa Trung Hải. Vương quốc này tồn tại đến thế kỷ
VI thì biến mất, vì tương truyền rằng cư dân vùng đảo Mã Lai ngày nay thường xuyên sang đây
cướp bóc,…
Từ thế kỷ XVI người Chân Lạp (Chen-la) đến định cư. Thế kỷ XVII, bắt đầu có ngư dân Việt
đến lập nghiệp (1698). Từ đây đồng bằng miền tây được khai thác triệt để: nhiều kênh đào được
thiết lập như: kênh Thoại Hà (từ Châu Đốc đến Thoại Sơn), kênh Vĩnh Tế (từ Châu Đốc đến Hà
Tiên)-1824. Chính thức biên giới Đại Việt đã đến đây kéo dài từ Lạng Sơn (nhà Nguyễn quản lý
hành chính miền Tây Nam Bộ).
Năm 1867, Pháp hạ đồn Vĩnh Long, Phan Thanh Giản “tuẫn tiết”, Pháp chính thức chiếm được 3
tỉnh miền Tây Nam Kỳ (Nam Kỳ lục tỉnh: Gia Định, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, An
Giang, Hà Tiên).
Người Pháp đã đô hộ vùng gần 100 năm. Quy hoạch, xây dựng hệ thống kênh, rạch khoa học
giúp tăng sản lượng gấp 100 lần, giao thông thuận tiện, các đô thị mới nằm trên trục đường huyết
mạch góp phần đưa miền Tây lên văn minh.
Chính giai đoạn này, văn hóa Pháp ảnh hưởng sâu rộng đến cuộc sống người miền Tây. Nhiều từ
ngữ được mượn từ tiếng Pháp như: ghi đông, lơ xe, cu li, bến phà,… và nhiều văn hóa khác cũng
bị ảnh hưởng.
Từ 1954 – 1975, miền tây dưới thời Mỹ nhiều ấp chiến lược ra đời, dân cư chia làm hai nhóm rõ
rệt: thoát ly theo cách mạng và ở trong các đô thị chính quyền Sài Gòn.
Có trận Ấp Bắc nổi tiếng (1963) vì là lần đầu tiên quân và dân Nam Bộ chiến đấu lại được vũ khí