Nghiên cứu hoạt động du lịch "Biên Mậu" ở
tỉnh Lạng Sơn
Nguyễn Thị Thu Thủy
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Luận văn ThS. ngành: Du lịch
Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Phạm Hùng
Năm bảo vệ: 2010
Abstract. Khái quát một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài như: du lịch, hoạt
động "biên mậu", du lịch "biên mậu" và tỉnh Lạng Sơn. Nghiên cứu thực trạng hoạt
động du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn dựa trên sự tổng hợp, phân tích thông tin
về hình thức tổ chức, quản lý hoạt động du lịch "biên mậu"; sản phẩm du lịch "biên
mậu"; khách du lịch "biên mậu"; qua đó đưa ra đánh giá về những thành tựu, hạn
chế, thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn. Đề xuất
một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Du lịch “biên
mậu” ở tỉnh Lạng Sơn.
Keywords. Du lịch; Quản lý du lịch; Lạng Sơn
Content
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hiện nay, mỗi quốc gia đều coi Du lịch là bức tranh phản ánh toàn cảnh
nhất về đất nước mình, bởi Du lịch không chỉ là hoạt động mang ý nghĩa kinh tế, mà còn là ý
nghĩa văn hoá - xã hội sâu sắc. Hoạt động du lịch không chỉ thể hiện mình như một ngành
kinh tế năng động, hiệu quả; hay đặc tính xã hội sâu rộng, mà còn bao hàm những ảnh hưởng
và tác động đa chiều. Trước tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, tuy nhiên hoà
bình, ổn định và hợp tác phát triển vẫn là xu thế chủ đạo, thì quá trình liên kết khu vực và
quốc tế về phát triển kinh tế, đặc biệt là thương mại, đầu tư và du lịch ngày càng rộng.
Là quốc gia có sự đa dạng về tài nguyên du lịch và lợi thế của môi trường chính trị -
xã hội được đánh giá là an toàn, ổn định, Việt Nam có những điều kiện để thu hút khách du
lịch. Để xây dựng hình ảnh một đất nước thân thiện và tạo đà cho ngành du lịch phát triển, thì
sự duy trì mối quan hệ hữu nghị và bầu không khí hoà bình với các nước láng giềng là vấn đề
luôn được đặc biệt chú trọng trong mọi chiến lược phát triển. Cùng với xu thế quốc tế hoá,
hoạt động thiết lập các mối quan hệ song và đa phương trên cơ sở các hoạt động trao đổi,
giao lưu nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về kinh tế giữa Việt Nam với các nước láng giềng: Trung
Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan luôn được chú trọng tăng cường.
Lãnh thổ nước ta có 4.510 km đường biên giới trên bộ, tiếp giáp với ba nước: Trung
Quốc, Lào, Campuchia. Đó là lợi thế rất lớn cho sự hợp tác và giao lưu giữa các cư dân của
mỗi nước. Là quốc gia đông dân, rộng lớn và đang vươn lên trở thành cường quốc kinh tế của
thế giới, Trung Quốc không ngừng vươn xa ảnh hưởng rộng lớn của mình. Đối với nước ta,
ảnh hưởng đó không chỉ thể hiện qua các dự án đầu tư kinh tế, hoạt động thương mại, các
chương trình hợp tác văn hoá - xã hội giữa hai nước, mà còn thể hiện rõ nét thông qua hoạt
động du lịch.
Trong nhiều năm trở lại đây, lượng khách du lịch Trung Quốc đến với nước ta không
ngừng tăng, trở thành thị trường chiếm ưu thế về số lượng; đồng thời lượng khách du lịch
Việt Nam đến Trung Quốc cũng ngày càng phổ biến hơn. Mục đích của các chuyến đi giữa
hai bên không chỉ với động cơ đi du lịch thuần túy, mà còn có các mục đích tham quan kết
hợp tìm hiểu thị trường, giao thương, mua sắm hàng hoá. Qua đó, vai trò của các địa phương
vừa có lợi thế về tài nguyên du lịch, vừa có lãnh thổ tiếp giáp với Trung Quốc là: Lai Châu,
Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh càng được thể hiện.
Lạng Sơn - vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hoá với nhiều danh lam thắng
cảnh nổi tiếng, cũng là tỉnh có 253 km đường biên giới nằm ở phía Đông Bắc tiếp giáp với
nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nên giữ vị trí đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an
ninh quốc phòng. Lạng Sơn còn được biết đến là điểm đầu của huyết mạch giao thông xuyên
Việt, đồng thời là mắt xích xung yếu trong khu vực tứ giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc
(Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), trở thành nơi thông thương với nhiều tỉnh
trong khu vực.
Nằm cách thủ đô Hà Nội 154 km về phía Bắc, được đánh giá là thuận tiện hơn cả về
giao thông so với các tỉnh có biên giới giáp Trung Quốc, nên Lạng Sơn chiếm giữ vị trí quan
trọng trong chiến lược phát triển thương mại, du lịch. Tỉnh Lạng Sơn có hai cửa khẩu quốc tế:
cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng và cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị; hai cửa khẩu quốc gia là
Bình Nghi (huyện Tràng Định), Chi Ma (huyện Lộc Bình); ngoài ra còn có các cửa khẩu phụ
là Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Cốc Nam (huyện Cao Lộc) và bảy cặp chợ biên giới với
Trung Quốc. Hệ thống cửa khẩu và các trung tâm thương mại, các chợ biên giới chính là một
trong những lợi thế lớn, tạo nên “dấu ấn” đối với sự phát triển du lịch nói chung và hoạt
động du lịch "biên mậu" nói riêng ở Xứ Lạng.
Khả năng khai thác các thế mạnh của Lạng Sơn làm động lực cho mọi sự phát triển
được xem là đầy triển vọng, nhất là việc tăng cường giao lưu hợp tác qua biên giới thông qua
hoạt động thương mại, du lịch; song lại không tách rời các vấn đề chủ quyền quốc gia dân
tộc, toàn vẹn lãnh thổ. Hoạt động du lịch gắn với phát triển kinh tế ở khu vực biên giới chính
là những nhịp nối mang tính quyết định để tạo nên chiếc cầu gắn kết mối quan hệ “láng
giềng hữu nghị, hợp tách toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” với nước bạn. Để
có thể xây dựng nên chiếc cầu nối đó, đòi hỏi không chỉ ở sự nỗ lực rất lớn của các cộng
đồng dân cư vùng lãnh thổ tiếp giáp; các cấp chính quyền địa phương; các lực lượng phối
hợp liên quan, mà còn ở sự xác định đúng đắn các chiến lược để tận dụng hiệu quả vị trí
chiến lược quan trọng về kinh tế, văn hoá - xã hội, du lịch, cũng như về chính trị, an ninh
quốc phòng của Lạng Sơn, đồng thời bảo vệ toàn vẹn mọi thành quả phát triển nói chung. Từ
đó, người viết xin mạnh dạn đưa ra đề tài: “Nghiên cứu hoạt động du lịch “biên mậu” ở
tỉnh Lạng Sơn”
2. Mục đích và nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài “Nghiên cứu hoạt động du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn” góp phần
nghiên cứu một loại hình du lịch vùng biên ở nước ta. Qua đó, tìm hiểu thực trạng và đặc
điểm của hoạt động du lịch “biên mậu” ở Lạng Sơn, địa bàn sôi động của du lịch“biên
mậu”. Bên cạnh đó, đề tài còn góp phần nghiên cứu một vấn đề quan trọng là kết hợp phát
triển kinh tế với giữ vững an ninh, quốc phòng, tăng cường hợp tác kinh tế gắn với việc bảo
tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa dân tộc ở khu vực biên giới.
Nội dung nghiên cứu
Nội dung của đề tài đặt ra nhiệm vụ nghiên cứu một số nội dung cơ bản:
Thứ nhất, khái quát một số vấn đề lí luận liên quan đến đề tài như: du lịch, hoạt động
"biên mậu", du lịch "biên mậu" và tỉnh Lạng Sơn.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn dựa
trên sự tổng hợp, phân tích thông tin về hình thức tổ chức, quản lí hoạt động du lịch "biên
mậu"; sản phẩm du lịch "biên mậu"; khách du lịch "biên mậu"; qua đó đưa ra đánh giá về
những thành tựu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển du lịch "biên mậu" ở Lạng
Sơn.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
Du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm các vấn đề tổng quan về tỉnh Lạng Sơn như: tự nhiên,
kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, thực trạng phát triển của ngành du lịch và hoạt
động du lịch "biên mậu" ở Lạng Sơn, từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động du lịch "biên mậu" ở tỉnh Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu trọng tâm của đề tài là những khu vực có hoạt động du lịch "biên
mậu" diễn ra sôi động như: trung tâm thành phố Lạng Sơn, khu vực cửa khẩu quốc tế Hữu
Nghị, Đồng Đăng, khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh và một số địa bàn có sức hút về tài
nguyên du lịch của tỉnh Lạng Sơn.
- Về thời gian:
Đề tài nghiên cứu sử dụng thông tin về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn hóa,.. và
hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm
2009.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điền dã, khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin (qua sách báo, các phương tiện thông tin, phỏng
vấn)
- Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, xử lý thông tin thu thập
thông tin.
5. Bố cục luận văn
Luận văn ngoài phần mở đầu và kết luận, được kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lí luận về du lịch “biên mậu” ở Lạng Sơn
Chương 2: Thực trạng hoạt động du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả của du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng
Sơn.
6. Đóng góp mới của đề tài
Hoạt động du lịch "biên mậu" ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc xây dựng
sản phẩm, nâng cao sức hấp dẫn của du lịch Lạng Sơn; trong khi đó, công tác nghiên cứu các
đối tượng của loại hình du lịch hấp dẫn, độc đáo này còn chưa được đẩy mạnh. “Nghiên cứu
hoạt động Du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn” là đề tài đầu tiên nghiên cứu về du lịch
“biên mậu” ở Lạng Sơn, qua đó tác giả đánh giá và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động du lịch "biên mậu" ở tỉnh Lạng Sơn nói riêng và các tỉnh, thành phố nằm ở vị trí
cửa ngõ biên giới nước ta nói chung là cần thiết và có ý nghĩa trong giai đoạn hội nhập kinh
tế quốc tế.
Đề tài “Nghiên cứu hoạt động Du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn” đã đạt được
kết quả mà mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra:
Một là, đề tài đã nghiên cứu và khái quát được một số vấn đề lí luận liên quan đến đề
tài như: du lịch, hoạt động "biên mậu", du lịch "biên mậu" và tỉnh Lạng Sơn.
Hai là, đề tài đã khảo sát, nghiên cứu thực trạng hoạt động du lịch “biên mậu” ở tỉnh
Lạng Sơn dựa trên sự tổng hợp, phân tích thông tin về hình thức tổ chức, quản lí hoạt động
du lịch "biên mậu"; sản phẩm du lịch "biên mậu"; khách du lịch "biên mậu"; qua đó đưa ra
đánh giá về những thành tựu, hạn chế, thuận lợi, khó khăn trong sự phát triển du lịch "biên
mậu" ở Lạng Sơn.
Ba là, đề tài đã đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động của du lịch “biên mậu” ở tỉnh Lạng Sơn trong thời gian tới.
References
1. Vũ Thế Bình (2003), Non nước Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội
2. Nguyễn Văn Dân (2009), Con người và văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới
và hội nhập, Nxb Khoa học - Xã hội, Hà Nội
3. Nguyễn Văn Dung (2009), Chiến lược và chiến thuật quảng bá marketing du
lịch, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội
4. Trịnh Xuân Dũng (2004), Giáo trình Tâm lí du lịch, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội
5. Nguyễn Văn Đính (2000), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nxb Thống
kê, Hà Nội
6. Nguyễn Đình Hòe (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội
7. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), Từ
điển bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội
8. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ
điển bách khoa Việt Nam, Tập 2, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội
9. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển bách khoa Việt Nam (2002), Từ
điển bách khoa Việt Nam, Tập 4, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội
10. Vũ Thế Hùng (2001), Thuật ngữ Thương mại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
11. Đinh Trung Kiên (2006), Một số vấn đề về du lịch Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
12. Vương Liêm (2003), Thương mại trong nền kinh tế thị trường, Nxb Thành phố
Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh
13. Nguyễn Văn Lưu (2009), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà
Nội
14. Đổng Ngọc Minh (2000), Kinh tế du lịch và Du lịch học, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ
Chí Minh
15. Vũ Đức Minh (2008), Giáo trình Tổng quan về Du lịch, Nxb Thống kê, Hà Nội
16. Hoàng Nam (1997), Dân tộc học đại cương, Tập II, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội
17. Trần Ngọc Nam (2001), Marketing du lịch, Nxb Đồng Nai, Đồng Nai
18. Lê Ngọc (2001), Những xu hướng kinh tế trong thế kỉ 21, Nxb Khoa học và kĩ
thuật, Hà Nội
19. Phan Ngọc (1998), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
20. Bữu Ngôn (2005), Du lịch ba miền: Hành trình phương Bắc, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh
21. Nhiều tác giả (2004), Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 1, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội
22. Nhiều tác giả (2004), Đại Việt sử kí toàn thư, Tập 2, Nxb Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội
23. Nhiều tác giả (2002), Từ điển du lịch Anh - Việt, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí
Minh
24. Nhiều tác giả (2001), Việt Nam Di tích và cảnh đẹp - Vietnam attractive
landscapes and vestiges, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội
25. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật biên giới quốc
gia, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
26. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội
27. Nguyễn Bích San (2000), Cẩm nang hướng dẫn du lịch, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội
28. Sở Công thương Tỉnh Lạng Sơn (2010), Báo cáo tình hình phát triển và quản lí
chợ năm 2009, Lạng Sơn
29. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Tỉnh Lạng Sơn (2010), Báo cáo tình hình hoạt
động du lịch tỉnh Lạng Sơn năm 2009, Lạng Sơn
30. Trần Đức Thanh (1998), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
31. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh
32. Nguyễn Viết Thịnh (2003), Giáo trình Địa lí kinh tế xã hội Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội
33. Lê Thông (2005), Địa lí các tỉnh và thành phố Việt Nam , Tập: Các tỉnh vùng
Đông Bắc, Nxb Giáo dục, Hà Nội
34. Trần Mạnh Thường (2005), Việt Nam Văn hóa và Du lịch, Nxb Thông tấn, Hà
Nội
35. Nguyễn Minh Tuệ (1999), Địa lí du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Thành
phố Hồ Chí Minh
36. Vũ Hữu Tửu (2005), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nxb Giáo dục, Hà Nội
37. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (2006), Chương trình hành động về việc tiếp
tục đẩy mạnh phát triển du lịch Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010, Lạng Sơn
38. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội
39. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (2010), Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng -
Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn: Tiềm năng và cơ hội đầu tư, Lạng Sơn
40. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (2009), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
của tỉnh Lạng Sơn lần thứ X, nhiệm kỳ 2005 - 2010, Lạng Sơn
41. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh
Lạng Sơn giai đoạn 2010 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Lạng Sơn
42. Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lạng Sơn (2000), Xứ Lạng - Văn hóa và du lịch, Nxb Văn
hóa dân tộc, Hà Nội
43. Bùi Thị Hải Yến (2006), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội
44. Bùi Thị Hải Yến (2006), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội