Tải bản đầy đủ (.ppt) (58 trang)

Sinh lý sinh sản: Vô sinh nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.15 KB, 58 trang )

CHỦ ĐỀ:
VÔ SINH NỮ
Báo cáo: Bùi Thanh Long – ĐVH K17
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung
I.Sinh lý sinh sản nữ.
II.Vô sinh nữ
Phần III: Kết luận
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

Khoảng 40% các trường hợp vô sinh có nguyên nhân ở giới nam, 40% có nguyên nhân ở giới
nữ, 20% là do cả hai bên.

Trong cuộc sống hiện đại, không chỉ có những khuyết tật về cấu tạo, sự rối loạn hoạt động cơ
quan sinh sản mà còn có rất nhiều nguyên nhân nảy sinh từ lối sống, sinh hoạt hàng ngày cũng
có thể gây nên vô sinh.

Ngày nay vấn đề vô sinh nói chung và vô sinh nữ nói riêng không chỉ là mối quan tâm của các
bệnh nhân, giới chuyên môn mà của rất nhều người thuộc các tầng lớp khác nhau trong xã hội,
không chỉ có những cặp vợ chồng đã, chưa có con mà cả những người chưa lập gia đình.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Sinh lý sinh sản nữ
1. Cấu tạo
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Sinh lý sinh sản nữ
2. Sinh lý
-
Điều hòa hoạt động bằng các hormone
-
Thụ tinh – Làm tổ
-


Hiện tượng kinh nguyệt
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
1. Định nghĩa: Theo y học, vô sinh là trường hợp hai người chung sống và giao hợp thường
xuyên đã 2 năm không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào (một số tài liệu cho rằng sau
thời gian chung sống 1 năm đến 18 tháng) mà không thấy thụ thai, hoặc có thụ thai nhưng lần
nào cũng sẩy.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.1. Vô sinh do cổ tử cung

Chít cổ tử cung. Có thể do dị dạng, do đốt điều trị tổn thương cổ
tử cung quá sâu, quá rộng vào ống cổ tử cung, làm mất khả năng
tiết dịch cổ tử cung vào ngày phóng noãn, không thuận lợi cho sự
di chuyển của tinh trùng.

Cổ tử cung nhỏ thường kết hợp với tử cung nhi dạng trong trường
hợp thiểu năng buồng trứng.

Niêm dịch cổ tử cung ít, quá đặc không thích hợp cho tinh trùng di
chuyển, có thể do nội tiết, do tổn thương niêm mạc cổ tử cung.
Niêm dịch bị nhiễm khuẩn, diệt tinh trùng. Niêm dịch có kháng thể
kháng tinh trùng làm cho tinh trùng bị ngưng kết lại không di
chuyển được.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.2. Vô sinh do tử cung


Dị dạng: Vách ngăn tử cung hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Tử cung kém phát triển: Thường là nguyên nhân của sẩy thai liên
tiếp và vô sinh.

Tư thế bất thường của tử cung: Tử cung gấp sau kèm viêm dính
quanh tử cung, vòi trứng gấp hoặc tắc gây vô sinh. Tử cung gấp
nhiều do thiếu dinh dưỡng, lao động năng nhọc, các dây chằng
yếu hay gặp ở phụ nữ nông thôn Việt Nam.

Các khối u xơ tử cung có thể làm tắc vòi hoặc ngăn cản sự làm tổ
của trứng.

Dính buồng tử cung sau đẻ, sau nạo hoặc do lao. Mất hết lớp
niêm mạc hoạt động không thể điều trị có kinh và có thái được.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.2. Vô sinh do tử cung
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.3. Vô sinh do buồng trứng

Không buồng trứng: Phụ nữ không dậy thì, nhiễm sắc đồ bình
thường hay thiếu X.

Loạn sản buồng trứng (ovarian dysgenesy): Điển hình là hội
chứng Turner.


Các khối u buồng trứng.

Suy sớm buồng trứng: Một thể của mãn kinh sớm, buồng trứng
cạn kiệt các nang trứng nguyên thủy.

Buồng trứng kháng gonadotropin: Một thể giống mãn kinh sớm
nhưng vẫn còn các nang nguyên thủy, các nang này không chịu
tác động của Gn ở mức độ thông thường, không trưởng thành,
không tiết estrogene, nên không có hồi tác âm, Gn được giải
phóng tự do, FSH cao.

Buồng trứng bị diệt bởi hóa chất hoặc tia xạ trị liệu ung thư
vùng tiểu khung.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.4. Vô sinh do âm đạo

Dị dạng: Không có âm đạo thường kết hợp với không tử cung. Vách ngăn âm đạo có thể là
nguyên nhân vô sinh, thường kèm theo tử cung đôi, có chung một cổ hay hai cổ tử cung.

Viêm âm đạo cũng có thể dẫn đến vô sinh.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.5. Vô sinh do bệnh lý vùng thần kinh trung ương – dưới đồi –
tuyến yên.

Các sang chấn tâm thần, các stress đều có thể ảnh hưởng đến
trục điều hòa sinh sản dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng.


Bệnh lý vùng dưới đồi gây không phóng noãn mãn tính do rối
loạn chức năng sản sinh GnRH theo nhịp độ.

Thể thiếu hụt gonadotropin đơn thuần: hội chứng kallmann nữ
giới.

Bệnh lý vùng dưới đồi – tuyến yên cơ năng và thực thể.

Tăng prolactin huyết thanh gây không phóng noãn do nhiều
nguyên nhân khác nhau.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.6. Vô sinh do các bệnh nhiễm khuẩn vùng tiểu khung và bệnh
tình dục
- Giang mai
- Lậu
- Herpes sinh dục, virus gây u nhú ở người.
- Chlamyda
-Viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung.
- Viêm âm đạo do trùng roi, do vi khuẩn, do nấm
- Hội chứng choáng nhiễm độc
- Viên tiền đình, viêm tuyến Bartholin, Hạ cam.
- Mụn bọc, mụn hạt ở bẹn.
PHẦN II: NỘI DUNG
II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.6. Vô sinh do các bệnh nhiễm khuẩn vùng tiểu khung và bệnh tình dục
PHẦN II: NỘI DUNG

II. Vô sinh nữ
2. Nguyên nhân vô sinh nữ:
2.7. Vô sinh không rõ nguyên nhân.

Trong nhiều trường hợp vô sinh, không xác định được nguyên nhân thực thể do vợ hay chồng.
Đó có thể do trạng thái căng thẳng về thể xác cũng như tinh thần tâm lý. Nhiều loại hormon
sinh dục chịu ảnh hưởng rõ rệt của trạng thái căng thẳng và xúc cảm mạnh.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.1. Điều trị vô sinh do cổ tử cung

Nếu niêm mạc cổ tử cung bị nhiễm khuẩn, cần điều trị bằng kháng
sinh tùy vào loại nhiễm khuẩn.

Nếu lớp niêm mạc cổ tử cung bị tổn thương hoàn toàn không thể sản
sinh được niêm dịch thì sử dụng kỹ thuật IUI (Intrauterine
insemination) đưa tinh trùng vào buồng tử cung vào ngày dự kiến
phóng noãn.

Nếu estrogene thấp do rối loạn sự tạo nang và phóng noãn, điều trị
FSH-HCG gây nang chín và phóng noãn, phương pháp này có thể
có tác dụng phụ là làm khô niêm dịch cổ tử cung vì vậy cần bổ sung
estrogene liều nhỏ (ethynil estradiol 0,05mg) bằng đường uống
trong 5-6 ngày xung quanh ngày dự kiến có phóng noãn. Nếu thất
bại, gây phóng noãn rồi làm IUI.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.1. Điều trị vô sinh do cổ tử cung

PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.2. Điều trị vô sinh do tử cung

Tử cung dị dạng: vách ngăn tử cung không hoàn toàn hoặc hoàn
toàn cần phẫu thuật cắt vách ngăn bằng tia laser, kéo và dao điện
qua ổ bụng hoặc âm đạo. 77-87% ca bệnh có khả năng phục hồi
thai nghén đến đủ tháng.

Tử cung kém phát triển: Điều trị chủ yếu bằng hormone estrogene
– progesterone trong ba chu kỳ hy vọng làm tăng kích thước
buồng tử cung hoặc dùng biện pháp phẫu thuật qua soi buồng tử
cung rạch dọc hai bên thành tử cung hết bề dày lớp cơ tử cung.

Tư thế bất thường của tử cung: Đáy tử cung nằm dưới. Tử cung
gấp sau ít khi là nguyên nhân của vô sinh. Trưởng hợp cổ tử cung
bật ra trước nhiều khó đón nhận tinh trùng. Trong khi khám có
thể nắn dễ dàng tử cung di động ra trước.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.2. Điều trị vô sinh do tử cung

Dính buồng tử cung: Trước hết, qua soi buồng tử cung, cần tách
hai mặt trước sau buồng tử cung bằng cơ học, dao điện, hoặc
bằng tia laser, tiếp sau đó điều trị bằng hormone hoặc bằng dụng
cụ chống dính. Tỷ lệ thành công là 60%.

U cơ tử cung: Mổ bóc tách (mở ổ bụng hoặc soi ổ bụng hoặc soi

buồng tử cung). Tỷ lệ thành công là 40%.

Viêm nội mạc tử cung: Điều trị kháng sinh tùy theo kháng sinh đồ
ít nhất là 15 ngày.

Bướu tuyến cơ tử cung: Điều trị bằng danazol, gestrinin và
GnRHa trong 4-6 tháng. Chưa đánh giá được kết quả.

Thắt chít eo tử cung: Nong từ từ buồng cổ tử cung, nếu không có
kết quả, bơm tinh trùng đã rửa vào buồng tử cung trong ngày dự
kiến có phóng noãn.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.3. Vô sinh do vòi trứng
Vòi trứng tắc gây vô sinh chỉ có thể giải quyết bằng cách phẩu thuật. Kỹ thuật y học ngày càng hiện
đại cho phép phẩu thuật nối thông vòi trứng bằng phương pháp mổ nội soi hoặc vi phẩu thuật.
Các loại phẩu thuật vòi trứng:
* Tạo hình vòi trứng:
+ Nối tận vòi trứng: Thực hiện trong trường hợp tắc ở đoạn giữa (đoạn eo)
+ Cắm vòi trứng vào vùng kẽ: Thực hiện khi tắc ở phần gần đoạn eo.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.3. Vô sinh do vòi trứng
* Mở vòi trứng:
+ Mở và bảo tồn loa vòi.
+ Cắt túi bịt, mở đoạn giữa bóng.
* Tạo hình tua loa:
+ Gỡ dính tua loa: Làm dãn nhẹ nhàng rồi giải phóng các tua loa dính vào nhau.

+ Tạo hình tua loa: Rạch phần hẹp của đoạn tắc xa vòi.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.4. Vô sinh do không phóng noãn.
* Không phóng noãn do rối loạn chức năng vùng dưới đồi: có thể
điều trị bằng dinh dưỡng và tâm lý liệu pháp.
* Rối loạn chức năng tuyến yên: Điều trị bằng tâm lý liệu pháp,
giảm cường độ thể thao hoặc phẩu thuật các khối u trong trục
TKTW – DĐ – TY (nếu có). Nếu vẫn thất bại, cần thiết phải gây
phóng noãn bằng các loại thuốc sau:
+ Clomiphen Citrat (CC): làm tăng tiết FSH thông qua ức chế hồi
tác âm của estrogene.
+ Gonadotropin: có tác dụng trực tiếp lên buồng trứng, kích thích
sự tạo nang phát triển, cho kết quả thai nghén cao nhưng nguy cơ
gây quá mẫn buồng trứng và đa thai cao.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.4. Vô sinh do không phóng noãn.
+ GnRH theo nhịp: vẫn giữ được cơ chế hồi tác của tuyến yên – buồng
trứng. Chỉ có thể gây phát triển một nang.
* Hội chứng buồng trứng đa nang (PCO): Bệnh nhân béo PCO nếu giảm
được 5% trọng lượng cơ thể thì có thể có phóng noãn tự nhiên.
Điều trị bằng CC liều thấp bắt đầu từ ngày thứ 4-5 của chu kỳ, liều dùng
có thể tăng dần nếu không kết quả. Tỷ lệ phóng noãn thành công là 75%
và thai nghén là 35-40%. Cần phối hợp với progesterone trong chu kỳ
trước khi chỉ định dùng CC đối với bệnh nhân có mức LH trong máu
cao. Phối hợp với corticosteroid hoặc bromocryptin trong trường hợp
bệnh nhân tăng tiết androgene hoặc prolactin cao.

Nếu thất bại trong điều trị CC có thể chuyển sang điều trị Gonadotropin –
HCG (FSH - HCG).
Nếu tất cả phương pháp trên đều thất bại thì có thể điều trị bằng phương
pháp IVF-ET.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.4. Vô sinh do không phóng noãn.
* Tăng androgene trong huyết tương: Đối với các bệnh nhân không
có khối u ở thượng thận hay buồng trứng thì có thể điều trị CC
như đối với bệnh nhân PCO. Nếu DHEAS trong máu tăng cao thì
phối hợp thêm corticosteroid để ức chế chức năng thượng thận.
* Hội chứng tăng prolactin (PRL) trong máu: Chỉ định điều trị nội
khoa cho các u nhỏ gây tăng tiết PRL đối với những người có
chức năng tuyến sinh dục bị rối loạn. Các trường hợp khác hỉ cần
theo dõi. Những người tăng PRL có u tuyến yên, không có triệu
chứng chèn ép sọ não, cần theo dõi hoặc điều trị bromocryptin.
Điều trị bromocryptin trong trường hợp không có u tuyến yên làm
giảm PRL về mức bình thường trong 90% ca, 75% ca có kinh
nguyệt trở lại bình thường và 30% co khả năng mang thai.
PHẦN II: NỘI DUNG
III. Các phương pháp điều trị vô sinh ở nữ. [4,6,9,10,11]
3.1. Các biện pháp y học hiện đại
3.1.4. Vô sinh do không phóng noãn.
* Thiểu năng thể vàng: Không tiết đủ progesterone, hoặc thời gian thể vàng quá ngắn làm cho niêm
mạc tử cung không phát triển đầy đủ cho phôi làm tổ.
Thiểu năng thể vàng kết hợp tăng tiết PRL, cần điều trị bằng bromocryptin.
Thiểu năng thể vàng cũng có thể kết hợp với lạc nội mạc tử cung.
Điều trị thiểu năng thể vàng thường sử dụng progesterone bằng đường uống hay đặt âm đạo, bắt đầu
từ 3-4 ngày sau khi có đỉnh LH, trong 7-10 ngày. Điều trị liên tiếp trong 3 chu kỳ. Nếu thất bại thì

gây phóng noãn bằng CC hoặc HMG-HCG.

×