Tải bản đầy đủ (.ppt) (22 trang)

Sinh lý sinh sản: Vô sinh nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.81 KB, 22 trang )

S EMINAR
S EMINAR
VÔ SINH Ở NAM GIỚI
VÔ SINH Ở NAM GIỚI
Th c hi n: Cáp Kim C ngự ệ ươ
TÓM TẮT
1. Định nghĩa vô sinh
2. Nhắc lại một số vấn đề SLSS Nam
3. Nguyên nhân gây vô sinh nam
4. Các biện pháp phòng chống vô sinh nam
5. Chẩn đoán vô sinh nam
6. Thăm dò điều trị vô sinh nam
7. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản
8. Thảo luận một số thông tin mới về chữa vô sinh trên phương tiện thông tin đại chúng
1. Định nghĩa vô sinh [5]
Vô sinh: tình trạng một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản
sống chung với nhau, không áp dụng một biện pháp tranh
thai nào mà vẫn không có con sau thời gian một năm.
Vô sinh được chia làm 2 loại là vô sinh nguyên phát (khi
chưa có thai lần nào trong một năm) và vô sinh thứ phát (đã
có thai nhưng sau hơn một năm vẫn không có thai lại).
Tinh hoàn
Ống sinh
tinh
Sertoli
Leidig
Mạch
máu
LH FSH
GnRH
Feedback


dương do
inhibin
Feedback
âm do
androgen
T.yê
n
Vùng
dưới đồi
Trục dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn
(Nguồn: Vô sinh_NXB Y học tr17)
2. Nhắc lại một số vấn đề
về SLSS Nam
- Trục dưới đồi – tuyến yên – tuyến sinh dục [5]
-
Cấu trúc và hoạt động của cơ quan sinh
dục nam [1, 3]
-
Sự phát triển các loại tế bào của hệ sinh dục nam
và sự sinh tinh [3, 4]
Tinh hoàn
T. hành
niệu đạo
T. tiền liệt
Túi tinh
Niệu đạo
Dương vật
Mào tinh
hoàn
Ống dẫn

Đường đi của
tinh trùng
Con đường di chuyển của tinh trùng
từ nơi sản sinh đến khi xuất tinh
(Nguồn: Sinh học của sự sinh sản
P.K.Ngọc, H.H.T.Dương tr107)
Cấu tạo bộ máy sinh dục nam
(Nguồn: Sinh ly học_Đại học Y Hà Nội
tập 2 tr122)
Tinh hoàn
Ống sinh
tinh
Sertoli
Leidig
Mạch
máu
LH FSH
GnRH
Feedback
dương do
inhibin
Feedback
âm do
androgen
T.yên
Vùng
dưới đồi
Trục dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn
(Nguồn: Vô sinh_NXB Y học tr17)
Tinh hoàn

T. hành
niệu đạo
T. tiền liệt
Túi tinh
Niệu đạo
Dương vật
Mào tinh
hoàn
Ống dẫn
Đường đi của
tinh trùng
Con đường di chuyển của tinh trùng
từ nơi sản sinh đến khi xuất tinh
(Nguồn: Sinh học của sự sinh sản
P.K.Ngọc, H.H.T.Dương tr107)
Quá
trình sinh
tinh cho
đến khi
ra khỏi
dương
vật
3. Nguyên nhân gây vô sinh [5]
* Vô sinh do vùng dưới đồi – tuyến yên
- Bệnh lý vùng dưới đồi:
+ Thiểu năng gonadotropin đơn thuần (hội chứng Kallman)
+ Thiểu năng LH đơn thuần (hoạn sinh sản – fertile eunuch)
+ Thiểu năng FSH đơn thuần
+ Hội chứng thiểu năng sinh dục bẩm sinh (congenital
hypogonatropic syndromes)

- Bệnh lý tuyến yên:
+ Thiểu năng tuyến yên (pitunitary insufficiency) do khối u,
quá trình thâm nhiễm, phẫu thuật, tia xạ.
+ Prolactin máu cao (hyperprolactinemia)
+ Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô (hemochromatosis)
+ Điều trị hormon (estrogen- androgen quá liều, các
glucocorticoid quá liều, thiểu năng hoặc cường năng tuyến giáp).
* Vô sinh do tinh hoàn
1. Bất thường về nhiễm sắc thể.
Hội chứng Klinefelter, bệnh lý của XX (các rối loạn X, hội
chứng đảo ngược sinh dục), hội chứng XYY
2. Hội chứng Noonan (hội chứng turner nam giới).
3. Loạn dưỡng cơ (myotonic dystrophy)
4. Không tinh hoàn hai bên [bilateral] anorchia (vanishing testes
syndrome)
5. Hội chứng tế bào Sertoli (không tế bào mầm germinal cell
aplasia)
6. Nhiễm độc sinh dục (Gonadotoxins) do thuốc, do tia xạ.
7. Viêm tinh hoàn (orchitis)
8. Sang chấn.
9. Bệnh hệ thống [suy thận, bệnh gan, bệnh máu (bệnh hồng cầu
hình liềm – sick cell disease]
10. Tinh hoàn ẩn (cryptorchidisme)
11. Dãn tĩnh mạch thừng tinh (varicocele)
* Vô sinh nam do nguyên nhân sau tinh hoàn
1. Rối loạn sự vận chuyển tinh trùng.
+ Dị dạng bẩm sinh.
+ Bất thường mắc phải.
+ Rối loạn chức năng.
2. Rối loạn sự vận động và chức năng tinh trùng.

+ Dị dạng bẩm sinh đuôi tinh trùng.
+ Thiếu sót sự làm chín tinh trùng.
+ Rối loạn về miễn dịch.
+ Sự viêm nhiễm.
3. Rối loạn tình dục.
+ Rối loạn sự vận chuyển tinh trùng
* Vô sinh do miễn dịch [8]
Các nhà nghiên cứu thuộc Hệ thống Y tế trường Đại học Virginia- Mỹ đã
phát hiện có một loại protein được gọi là RSP44 có khả năng kích động hệ
miễn dịch tấn công tinh trùng.
RSP44 có ở tất cả nam giới và nằm ở phần đuôi tinh trùng, trong phần trung
tâm của một bộ phận có tên là axoneme, tức cấu trúc xương trung tâm gồm
11 vi ống, có vai trò quyết định sự di chuyển của tinh trùng.
Trong máu của nam giới bị vô sinh, nhóm nghiên cứu nhận thấy kháng
nguyên RSP44 tạo ra sự tổng hợp kháng thể chống tinh trùng (ASA).
Vô sinh do miễn dịch ở nam giới có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân,
trong đó có phẫu thuật thắt ống dẫn tinh. Sau khi ống dẫn tinh bị thắt,
những tinh trùng còn lại trong ống dẫn tinh sẽ bị ASA “tiêu hóa”.
* Vô sinh do nguyên nhân tâm lý xã hội [2]
- Con người là một thực thể sinh học – xã hội, chịu sự chi phối của các
quy luật sinh học như động vật và ngoài ra còn chịu sự chi phối của
các yếu tố xã hội. Vì vậy, các nguyên nhân gây vô sinh ngoài các lý
do trên còn có thể do các yếu tố xã hội phức tạp như: street, tâm lý,
trầm cảm, môi trường sống, làm việc…Đây là những yếu tố rất phức
tạp và chưa được nghiên cứu đầy đủ
* Vô sinh không rõ nguyên nhân [5]
- Là vô sinh mà các thăm khám thông thường, thăm
dò tinh dịch, tử cung vòi trứng, hormon, test sau
giao hợp đều bình thường, không tìm thấy nguyên
nhân. Có ít nhất 25-40% vô sinh nam không tìm

thấy nguyên nhân
- Có thể có nguyên nhân về chất lượng tinh trùng,
chất lượng noãn không thụ tinh được, hoặc chất
lượng niêm mạc tử cung không thể làm tổ được
mà hiện nay khoa học chưa tìm ra những chứng
cử cụ thể
4. Các biện pháp phòng vô sinh
- Từ các nguyên nhân dẫn đến vô sinh cho thấy để phòng vô sinh, trước khi kết
hôn, các cặp vợ chồn cần được thăm khám, tư vấn về giải phẩu sinh lý và các bệnh
tật có ảnh hưởng đến việc sinh đẻ, từ đó lựa chọn cho mình một cuộc sống tình dục
phù hợp với nhu cầu và điều kiện của từng người.
- Đồng thời cũng nên xét nghiệm và tư vấn về mặt di truyền, tránh kết hôn cận
huyết để đề phòng vô sinh do di truyền và phòng tránh các bệnh di truyền khác ảnh
hưởng đến sức khỏe sinh sản của bố mẹ và của con cháu sau này.
- Để tránh và hạn chế hiện tượng vô sinh do nguyên nhân khách quan đối với
các cặp vợ chồng không bị thiểu năng cơ qua sinh dục cần chú ý các điểm sau:
Tìm hiểu kĩ các nguyên nhân dẫn đến vô sinh thông qua thăm khám và tư vấn
của y tế để có biện pháp phòng ngừa
Chủ động và tự giác thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình như sinh
hoạt tình dục điều độ, lành mạnh, an toàn, thực hiện chế độ một vợ một chồng để
tránh các bệnh lây lan qua đường tình dục, tránh đẻ sớm, đẻ dày, đẻ muộn
Không nên hút điều hòa kinh nguyệt và nạo phá thai nhiều lần, nhất là phải hết
sức tránh hút, nạo thai ở những nơi không đảm bảo về mặt chuyên môn và kỹ thuật.
Ngoài ra cần phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động hợp lý, giữ gìn
vệ sinh và làm tốt công tác chăm sóc và bảo vệ bà mẹ trong thời gian mang thai và
sinh đẻ. Nếu phải tiếp xúc với môi trường độc hại cần được bảo hiểm cẩn thận.
5. Chẩn đoán [5]
* Lâm sàng chẩn đoán
Tiền sử
Khai thác tiền sử bệnh lý từ thuở bé liên quan đến tinh hoàn ẩn,

viêm tinh hoàn sau tuổi dậy thì, sang chấn hoặc chấn tinh trùng. Dậy thì
sớm có liên quan tới hội chứng thượng thận - sinh dục. Dậy thì muộn có
thể nghĩ đến hội chứng Klinefelter hoặc thiểu năng sinh dục. Người mẹ
khi mang thai có sử dụng diethylstilbestrol có thể gây hậu quả cho con,
bệnh lý nang mào tinh hoặc nguy cơ tinh hoàn ẩn. Tiền sử làm việc gần
môi trường chất độc, nhiệt độ nóng hoặc tia xạ, điều trị ung thư bằng hóa
chất có thể tiêu diệt hết tế bào mầm. Tiền sử sử dụng các thuốc steroid
đồng hóa, cimetidin, spironolacton có thể ảnh hưởng đến chu kỳ sinh
sản. Các thuốc sulfasalazin, nitrofurantoin có thể ảnh hưởng đến sự hoạt
động của tinh trùng. Các thuốc sử dụng trái phép, nghiện rượu có thể dẫn
tới giảm số lượng tinh trùng và bất thường về hormon. Tiền sử bệnh nội
khoa, ngoại khoa và cách điều trị cũng có thể có ảnh hưởng đến chức
năng sinh sản.
Người có một bên tinh hoàn ẩn có chất lượng tinh trùng kém hơn
người bình thường. Các phẩu thuật có liên quan đến cổ bàng quang, hoặc
bóc hạch do ung thư sau phúc mạc có thể ảnh hưởng đến sự xuất tinh,
xuất tinh ngược hoặc không xuất tinh. Bệnh đái tháo đường thể thần kinh
có thể gây ra xuất tinh ngược hoặc bất lực. Mạch máu cung cấp cho
thừng tinh và tinh hoàn dễ bị tổn thương khi mổ thoát vị ruột.
Các bệnh nhân có nhiều nang xơ thường không có ống dẫn tinh,
mào tinh và túi tinh. Các bệnh sốt nặng có thể ảnh hưởng đến sự sinh
tinh. Các yếu tố khác như thói quen giao hợp, tần xuất giao hợp, thói
quen dùng chất bôi trơn cần phải được đánh giá. Bệnh lý tinh trùng
không di động có liên quan đến một số bệnh lý như viêm khí quản mạn,
viêm xoang. Không ham muốn tình dục phối hợp với nhức đầu, mờ mắt
và tiết sữa có thể nghi ngờ khối u tuyến yên. Các bệnh lý khác có thể
phối hợp với vô sinh và bệnh tuyến giáp, bệnh gan. Các bệnh có co giật
phải điều trị Dilantin (phenytoin) làm giảm FSH. Các bệnh hệ thống mạn
tính như bệnh thận có thể dẫn đến rối loạn hormon thuộc hệ sinh sản.
Khám thực thể

Khám thực thể cần đo kích thước tinh hoàn, xem xét các dấu hiệu sinh dục
thứ phát, khung xương, tỷ lệ chiều dài đầu-mông so với chi dưới. Thiểu năng sinh
dục: râu, lông thưa, chi dài hơn thân ( tỷ lệ chiều dài đầu-mông/ chi dưới nhỏ hơn
1), tinh hoàn bé hơn bình thường, cơ bắp mỏng.
Khám cẩn thận các phần của tinh hoàn. Tinh hoàn người bình thường có
kích thước 2,5x4,5 cm, khối lượng trung bình tương đương 20ml. Nếu ống sinh
tinh bị tổn thương trước tuổi dậy thì, tinh hoàn nhỏ và mật độ chắc, nếu tổn thương
sau tuổi dậy thì, tinh hoàn nhỏ nhưng mềm.
Vú phát triển là dấu hiệu nữ tính hóa. Người đàn ông thiểu năng sinh dục
bẩm sinh có thể phối hợp với bệnh mũi không nhận thấy mùi (anosmia), mù màu
(color blindness), hội chứng tiểu não (cerebellar), râu ở môi, hở hàm ếch, gan to có
thể phối hợp với các vấn đề về chuyển hóa hormon. Khám tuyến giáp trạng, khám
thần kinh, khám mắt đều cần thiết.
Bất thường mở mào tinh nên nghĩ đến tiền sử viêm nhiễm gây tắc ống dẫn
tinh. Bất thường dương vật như lỗ đái thấp, dương vật bị cong, bít quy đầu, đều
phải khai thác. Nội dung chứa ở bìu cần thăm khám cẩn thận ở các tư thế nằm và
đứng. Nhiều bệnh dãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ có thể phát hiện khi đứng. Nhiều
trường hợp dãn tĩnh mạch không nhìn thấy được mà phải sử dụng nghiệm pháp
Valsalva. Bệnh dãn tĩnh mạch có thể làm cho một bên tinh hoàn nhỏ hơn bên kia,
như vậy nếu hai tinh hoàn có kích thước không đồng đều thì có thể nghĩ tới bệnh
dãn tĩnh mạch. Hai thừng tinh cần phải nắn kỹ càng, vì có thể không tìm thấy. Vô
sinh nam do không có thừng tinh bẩm sinh có thể gặp 2%.
* Thăm dò chẩn đoán
- Phân tích tinh dịch
- Định lượng hormon
- Nghiên cứu miễn dịch
- Thăm dò đặc hiệu sự hoạt động tinh trùng
- Tìm vi khuẩn
6. Thăm dò điều trị vô sinh do chồng [5]
Bất lực

Rối loạn chức năng giao hợp  chuyên khoa thần kinh tâm lý, châm cứu
Dị dạng cơ quan sinh dục ngoài
Dãn tĩnh mạch bìu  chuyên khoa phẩu thuật tiết niệu
Thử tinh dịch đồ
Không tinh trùng
Bình thường số lượng > 40.10
6
Di động tiến tới > 50%
Tinh trùng ít, yếu, số lượng < 30.10
6
Di động tiến tới < 50%
AID test
Thăm dò vợ cẩn thận
Bình thường
AIH
IUI HWS
Vô sinh không rõ nguyên nhân
Kích thích phóng noãn
Không kết quả
IVF - ET
Không kết quả
Không kết quả
IVF - ET
IUI DWS
Không kết quả
AID
IVF – ET / ICSI
Các biện pháp điều trị vô sinh
Để khắc phục và chữa vô sinh có nhiều phương pháp khác nhau và được áp
dụng tùy theo nguyên nhân vô sinh.

Trong trường hợp, vợ chồng có thể khắc phục bằng một số biện pháp như chọn
thời điểm giao hợp trước khi giao hợp 1-2 ngày bằng cách đo nhiệt độ hoặc xác
định hàm lượng LH, tần số giao hợp vừa phải, cách nhau khoảng 3-4 ngày và tránh
xuất tinh trước khi giao hợp 2-3 ngày để đảm bảo đủ số lượng và chất lượng của
tinh trùng. tư thế giao hợp tốt nhất để đưa tinh trùng vào sâu trong âm đạo là mặt
đối mặt
Để điều trị vô sinh có hiệu quả, hiện nay người ta dựa vào công nghệ sinh học
như các phương pháp thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm sau đó đem phôi
đặt vào ống dẫn trứng (phương pháp ZIFT) hoặc đặt vào tử cung của người vợ cho
phôi làm tổ (phương pháp IVF), hoặc cấy tinh trùng và trứng vào ống dẫn trứng để
thực hiện thụ tinh (phương pháp HFT).
Ở Việt Nam hiện nay điều trị vô sinh có nhiều thành tựu tốt nhờ kết hợp giữa y
học hiện đại và y học dân tộc. Nhiều cơ sở chữa vô sinh có uy tín như bệnh viện Từ
Dũ (TPHCM), bệnh viện phụ sản, bệnh viện bảo vệ bà mẹ và trẻ em, bệnh viện 108
(Hà Nội), Bệnh viện Từ Dũ đã thành công trong việc áp dụng phương pháp thụ
tinh trong ống nghiệm và đã có 5 trẻ em ra đời bằng phương pháp này.
7. Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản [5]
* Thụ tinh nhân tạo
* Chuyển giao tử qua loa vòi trứng
* Thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi vào tử cung
8. Thảo luận một số thông tin mới về chữa vô sinh
trên phương tiện thông tin đại chúng
- Công nghệ nuôi cấy tinh trùng từ tinh tử [7]
- Điều trị vô sinh ở nam giới: Thành công tới 90% [9]
- Quá trình sinh tinh ở giun đến vô sinh ở người [6]
Tinh hoàn
Ống sinh
tinh
Sertoli
Leidig

Mạch
máu
LH FSH
GnRH
Feedback
dương do
inhibin
Feedback
âm do
androgen
T.yê
n
Vùng
dưới đồi
Trục dưới đồi – tuyến yên – tinh hoàn
(Nguồn: Vô sinh_NXB Y học tr17)
Định nghĩa vô sinh?
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đại học Y Hà nội. Sinh lý học tập 2. NXB Y học. 2006
2. Tạ Thúy Lan; Võ Văn Toàn . Một số vấn đề về sinh lý sinh dục và sinh sản. NXBĐHQuốc
Gia Hà Nội. 2002
3. Phan Kim Ngọc, Hồ Huỳnh Thùy Dương. Sinh học của Sự sinh sản. NXB Giáo dục. 2001
4. Phan Thị Sang. Sinh lý sinh sản ở gia súc và người. Huế 2000
5. Nguyễn Thị Xiêm, Lê Thị Phương Lan. Vô sinh. NXB Y Học HN-2002
6. />%9F_giun_%C4%91%E1%BA%BFn_v%C3%B4_sinh_%E1%BB%9F_ng%C6%B0%E1%BB%9D
7. />8 . Quang Thịnh (Theo Softpedia, Medical News Today, Science Daily)
/>9. Võ Tuấn
/>90/20103/176635.laodong

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×