Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

Bài 53. Tác động của con người đến môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 21 trang )


CHƯƠNG III: CON
NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI
TRƯỜNG
BÀI 53: Tác động của con
người đối với môi trường

I. Tác động của con người tới môi trường
qua các thời kì phát triển của xã hội
* Thời kì nguyên thủy
Con người đã xuất hiện trên trái đất khoảng 3-4 triệu năm
trước đây và đã tác đông làm biến đổi thiên nhiên
Đây là thời kì con người sống hòa hợp và gắn bó với thiên
nhiên.
Cách sống cơ bản: Săn bắt động vât, hái lượm cây rừng.
Tận dụng nguồn tài nguyên mà thiên nhiên có sẵn.
 Tạo nên các tác động (tiêu cực và tích cực) đối với môi
trường)

Câu hỏi???
Hãy đánh giá các việc làm sau của người nguyên thủy,
chúng ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến môi trường
sống?

Người nguyên thủy biết
trèo cây, dùng các công
cụ tự chế để hái quả làm
thức ăn và không làm hại
đến môi trường
 Tích cực


Người nguyên thủy chế
tạo thuyền bè từ gỗ, thân
cây (Thuyền độc mộc) và
vũ khí bắt cá ở sông, biển,
ao, hồ làm thức ăn. Điều
này không gây hại đến môi
trường
 Tích cực

Với những công cụ
bằng đá, người nguyên
thủy săn thú để lấy thịt
và da. Với hình thức này,
con người không làm suy
giảm tài nguyên thiên
nhiên
 Tích cực

Người nguyên thủy
săn bắt thú để làm thức
ăn, điều này không gây
hại đến môt trường
nhưng bằng cách đốt
rừng, ngọn lửa bùng
lên khiến cho động vật
bắt buộc phải chạy ra
và bị bắt. Như vậy rừng
đã bị tàn phá
 Tiêu cực


* Xã hội nông nghiệp
Ở thời kì này, con người đã bắt đầu biết trồng trọt
và chăn nuôi đơn giản
CON NGƯỜI
Trồng trọt
Lúa, lúa mì, ngô,
khoai, sắn,….
Chăn nuôi
Trâu, bò, lợn,
dê, gà,…
Tạo nên các tác động làm biến đổi môi
trường, thiên nhiên

Con người trồng
trọt và chăn nuôi
trong xã hội nông
nghiệp

CÁC TÁC ĐỘNG
Trồng trọt
Chặt phá rừng, đốt rừng lấy đất
canh tác
Cày xới đất canh tác làm thay
đổi đất và nước tầng mặt
Đất trồng trọt nhiều bị khô
cằn, suy giảm độ màu mỡ
Chăn nuôi
* Tích cực: Đời sống được nâng cao, phát triển. Tích lũy thêm
nhiều giống cây trồng, vật nuôi. Hình thành hệ sinh thái trồng trọt
* Tiêu cực

Một số lòai vật nuôi tàn
phá rừng
Nền nông nghiệp hình thành đòi hỏi con người phải định cư, từ
đó nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư và khu
sản xuất nông nghiệp

* Xã hội công nghiệp
Thế kỉ XVIII được coi
là điểm mốc của thời đại
văn minh công nghiệp.
Việc chế tạo ra máy hơi
nước sử dụng trong sản
xuất, giao thông vận tải
đã tạo điều kiện để
chuyển từ sản xuất thủ
công sang sản xuất bằng
máy móc. Máy móc ra
đời đã tác động mạnh mẽ
tới môi trường sống

Nền công nghiệp phát triển góp phần cải tạo môi
trường. Ngành hóa chất sản xuất được nhiều loại
phân bón, thuốc trừ sâu bảo vệ thực vật làm tăng
sản lượng lương thực và khống chế được nhiều loại
dịch bệnh. Nhiều giống vật nuôi và cây trồng quý
được lai tạo và nhân giống
Nhưng bên cạnh đó, có không ít các tác động tiêu
cực đã gây ảnh hưởng lớn đến môi trường tự
nhiên…


Nền công nghiệp cơ giới hóa tạo
nên nhiều vùng trồng trọt lớn

Công nghiệp khai khoáng phát triển đã phá
đi nhiều diện tích rừng trên Trái Đất…
Đô thị hóa ngày càng tăng đã lấy đi nhiều
vùng đất rừng tự nhiên và đất trồng trọt…

Thay vào đó là….
Những nhà máy
Những đô thị, thành phố

Hiện tượng ô nhiễm môi trường xuất hiện
và ngày càng trở nên nghiêm trọng. Gây
nên nhiều tác hại cho môi trường, làm
biến đổi khí hậu, trái đất nóng dần lên.
Gây ảnh hưởng trực tiếp lên con người
chúng ta
 Những tác động của con người lên
thiên nhiên đã làm suy thoái môi trường tự
nhiên

II. Tác động của con người làm suy thoái môi
trường tự nhiên
Hoạt động của con người Ghi kết quả Hậu quả phá hủy môi trường
tự nhiên
1. Hái lượm
2. Săn bắt động vật hoang dã
3. Đốt rừng lấy đất trồng trọt
4. Chăn thả gia súc

5. Khai thác khoáng sản
6. Phát triển nhiều khu dân cư
7. Chiến tranh
a) Mất nhiều loài sinh vật
b) Mất nơi ở của sinh vật
c) Xói mòn và thoái hóa đất
d) Ô nhiễm môi trường
e) Cháy rừng
g) Hạn hán
h) Mất cân bằng sinh thái
a
a, h
a, b, c, d,
e, g, h
a, b, c, d,
g, h
a, b, c, d,
g, h
a, b, c, d,
g, h
a, b, c, d,
e, g, h

Tác động lớn nhất của con
người đối với môi trường là
phá hủy thảm thực vật, từ đó
gây ra các tác hại nguy hiểm
khác: Ô nhiễm môi trường,
hiệu ứng nhà kính làm trái đất
nóng lên, biến đổi khí hậu, suy

thoái đất đai, thiên tai, cạn kiệt
các nguồn tài nguyên


III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải
tạo môi trường
Nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường và làm suy thoái môi trường. Vì vậy, với trình độ hiểu
biết ngày càng phát triển, con người cần nỗ lực khắc phục tình
trạng đó, đồng thời bảo vệ và cải tạo lại môi trường. Một số biện
pháp:
_ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh
_ Sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên
_ Bảo vệ các loại sinh vật
_ Phục hồi rừng và trồng rừng mới
_ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
_ Hoạt động khoa học của con người góp phần cải tạo nhiều
giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao
_ Nạo vét các hồ ô nhiễm
………………………………………………


Cảm ơn các bạn đã ủng hộ bài thuyết trình
của nhóm chúng tôi!!!!
Thành viên tham gia:
_ Nguyễn Thanh Lam
_ Trịnh Quỳnh Anh
_ Đoàn Bảo Yến
_Trần Mạnh Cường

×