Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Định hướng nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.38 KB, 28 trang )


NGÀY HỘI TƯ VẤN NGHỀ NGHIỆP
Chương trình Định Hướng Nghề
Nghiệp & Tư Vấn Kỹ Năng Xin
Việc
CÔNG TY TNHH DẦU THỰC VẬT CÁI LÂN
HCM, ngày 25 tháng 10 năm 2009

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
III. PHỎNG VẤN
II. TÌM THÔNG TIN TUYỂN DỤNG
I. ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP

Thực trạng của SINH VIÊN TỐT NGHIỆP
Sinh viên Tốt Nghiệp
phải ĐÀO TẠO lại
Sinh viên Tốt Nghiệp
KHÔNG Tìm Được
Việc Làm
Nguồn: VnExpress
Bộ Giáo Dục Đào Tạo công bố tại Hội nghị Toàn Quốc Chất Lượng Giáo Dục ĐH

Đích đến của bạn là gì?
Tôi sẽ làm gì sau khi ra trường?

Định Hướng & Quan Tâm của Bạn

Bạn đã biết rõ bản thân mình
mong muốn gì?

Niềm đam mê của bạn là gì?



Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?

Cần xác định các mục tiêu công việc
ngắn/ dài hạn là gì?

Chọn lựa nghề nghiệp

Chuyên môn: Kế toán, Sản xuất, Kinh
doanh, Cung ứng, Đảm bảo chất lượng,
IT, Môi trường, An toàn, An ninh

Hành chánh: Dịch thuật, Thư ký, Trợ lý,
Dịch vụ khách hàng

Xu hướng chung: Kinh doanh

Sự phù hợp nghề nghiệp
Kế toán, Kinh doanh, Cung ứng, Khối Kinh tế
Sản xuất Công nghệ
Đảm bảo chất lượng, Môi
trường, An toàn,
Công nghệ
IT, An ninh CNTT, Quản trị
hành chánh

Thế nào là một công việc tốt

Bản chất công việc: mang đến sự hứng
thú, say mê trong công việc, phù hợp với

tính cách

Môi trường làm việc: văn hóa, con người,
lãnh đạo, cơ hội phát triển

Tiền lương: cạnh tranh, chế độ phúc lợi tốt

Sự phát triển của Công ty

10 câu hỏi giúp định hướng nghề nghiệp
1. Nếu có thể được chọn lựa, bạn thích làm nghề gì?

2. Bạn muốn có vị trí nào trong ngành đó?

3. Bạn muốn chịu trách nhiệm về loại công việc gì?

4. Bạn mong muốn được làm cùng sếp/ đồng nghiệp
như thế nào?

5. Bạn muốn làm việc bao nhiêu tiếng mỗi tuần?


10 câu hỏi giúp định hướng nghề nghiệp
6. Bạn muốn làm việc trong công ty như thế nào? (loại hình công ty)
7. Bạn mong muốn môi trường làm việc trong công ty đó như thế
nào?
8. Bạn muốn làm việc ở đâu? (thành phố lớn, thị trấn hay ra nước
ngoài, ?)
9. Bạn muốn mức lương bao nhiêu?
10. Mức độ áp lực công việc như thế nào?


Khả Năng Thành Công của Bạn
Thành công trong công việc tức là có đủ KIẾN THỨC và
KỸ NĂNG để làm được và làm tốt công việc được giao. Có
tiềm năng phát triển trong tương lai
Bạn đã đầu tư sẵn sàng các
KIẾN THỨC & KỸ NĂNG cần thiết cho công việc trong tương lai chưa?


Kiến thức

Trình độ chuyên môn – thành tích học tập khá, giỏi –
mục tiêu săn tìm của các công ty lớn

Khả năng sử dụng vi tính thành thạo – yêu cầu bắt
buộc trong công việc

Khả năng sử dụng ngoại ngữ lưu loát – tiêu chí để
làm việc trong công ty nước ngoài, cơ hội để học
hỏi và mở rộng kiến thức

Kiến thức xã hội rộng rãi – phục vụ nhu cầu công
việc, giao tiếp, thể hiện tinh thần học hỏi

Kỹ năng phục vụ công việc

Khả năng tổ chức

Quản lý thời gian


Tinh thần tập thể

Khả năng lãnh đạo….

II – Tìm Thông Tin
Tuyển Dụng

Web việc
làm
Tuyển dụng
trên báo
Dịch vụ
việc làm
Web của
Công ty
Giới thiệu từ
người quen
Ngày hội
việc làm
Các Nguồn Thông Tin Tuyển Dụng

VIẾT THƯ XIN VIỆC & SƠ YẾU LÝ LỊCH
-
Hãy nêu điểm mạnh và mục tiêu phấn đấu của mình thật
rõ ràng và ngắn gọn.
-
Thể hiện rõ̃ trình độ chuyên môn và các kỹ năng có được
có thể đáp ứng cho công việc bạn dự tuyển
-
Trong phần sơ yếu lý lịch (CV), ngoài những thông tin cá

nhân, trình độ học vấn, hãy liệt kê tất cả những hoạt động
xã hội bạn từng tham gia (như chiến dịch Mùa hè xanh,
hoạt động nào đó của trường ), kể cả những công việc
làm thêm khi bạn còn là sinh viên.

VIẾT THƯ XIN VIỆC & SƠ YẾU LÝ LỊCH

Đưa mỗi hoạt động, công việc gắn với một thành
quả cụ thể. Kỹ năng và thành quả công việc phải
tương với mục tiêu nghề nghiệp của bạn hay
không;

Đảm bảo rằng bạn phải nêu rõ mục tiêu nghề
nghiệp cùng với các kỹ năng được đào tạo

Liệt kê các thành tích mà bạn đạt được ở
trường,

Liệt kê các chương trình, khóa học mà bạn đã
tham dự, hoàn thành có thể ứng dụng trong
công việc mới của bạn


Nêu rõ các hoạt động cộng đồng, tình nguyện
bạn đã tham dự, các câu lạc bộ và vai trò̀ của
bạn để làm nổi bật khả̉ năng của bạn nhằm
chứng tỏ mình là ứng viên phù hợp nhất

Sai lỗi chính tả, sai ngữ pháp chính là những
lỗi mà nhà tuyển dụng dị ứng nhất


Phải thể hiện SYLL của riêng mình, không copy
theo một kiểu mẫu chuẩn
VIẾT THƯ XIN VIỆC & SƠ YẾU LÝ LỊCH

NỘP HỒ SƠ
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc
Việc sắp xếp thứ tự các loại giấy tờ trong một bộ hồ sơ
đóng vai trò khá quan trọng:
1 - Thư xin việc là trang được xếp lên trên cùng.
2 - Tiếp theo là lý lịch, thư giới thiệu nếu có.
3 - Tiếp đến là bản sao giấy tờ và bằng cấp các loại - loại nào càng
quan trọng càng xếp lên phía trước.
4 – Bìa đựng hồ sơ phải đủ lớn để chứa trọn vẹn các
giấy tờ khổ A4, tránh gấp giấy tờ lại
 Nộp hồ sơ trực tiếp

NỘP HỒ SƠ
Những điểm cần lưu ý khi chuẩn bị một bộ hồ sơ xin việc
 Nộp hồ sơ qua email
1 - Các tập tin đính kèm phải chính xác, với dung lượng không quá nặng.
2 - Không nên dùng email xin việc gửi lần trước tiếp tục chuyển tiếp
(forward) cho lần xin việc tiếp theo ở công ty khác
3 – Ghi tiêu đề email rõ ràng và vài dòng nội dung trong email cho người
nhận hồ sơ. Tránh để trống email mà chỉ có đính kèm tập tin
mà thôi

III. Chuẩn bị cho Buổi Phỏng Vấn
CHUẨN BỊ TỐT = 50% THÀNH CÔNG


TRƯỚC BUỔI PHỎNG VẤN

Hãy tìm hiểu về công ty và công việc mà bạn dự tuyển càng nhiều
càng tốt

Chuẩn bị những gì bạn sẽ nói. Đặc biệt là phần “Hãy nói về bản
thân bạn”. Chuẩn bị vài câu hỏi để hỏi người phỏng vấn khi cần thiết

Điểm lại các kinh nghiệm, thành công và kỹ năng mà bạn có được.
Cần có những bằng chứng thực tế cho phần này để khi được hỏi,
bạn có thể chứng minh cho người phỏng vấn

KHÔNG được đến muộn. Trang phục chỉnh chu, tác phong nhanh
nhẹn

TRONG BUỔI PHỎNG VẤN

Trả lời ngay vào câu hỏi của người phỏng vấn, ngắn gọn, súc tích
với một thái độ lịch sự và thành thật

Nếu bạn không biết/ hoặc chưa có kinh nghiệm nên thừa nhận và
nhấn mạnh rằng bạn sẵn sàng học hỏi.

Tránh hấp tấp, chọn từ ngữ cẩn thận khi trả lời

Không nên quá căng thẳng

Không nên quá rụt rè, khiêm tốn

Không nên thiếu nhiệt tình


CUỐI BUỔI PHỎNG VẤN

Bạn hãy đặt vài câu hỏi để thể hiện bạn rất hứng thú
với buổi phỏng vấn cũng như công việc

Đừng quên cám ơn và chào người phỏng vấn trước
khi ra về

SAU BUỔI PHỎNG VẤN
Nếu bạn được nhận vào vị trí dự tuyển,
xin chúc mừng bạn!
Nếu bạn KHÔNG thành công,
hãy cố ĐỪNG quá thất vọng.
Bạn nên rút kinh nghiệm để giúp bạn chuẩn bị tốt
hơn cho những buổi phỏng vấn sau này của bạn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×