Tải bản đầy đủ (.ppt) (13 trang)

tim hieu to chuc A SEM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.62 KB, 13 trang )

07/17/14 1
TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CẤP
CAO ASEM
07/17/14 3
Những nét cơ bản của ASEM
1- Nguồn gốc và thành viên của
tổ chức ASEM
2- Thể thức hoạt động
3- Về cơ chế hoạt động
4- Về cơ chế điều phối
5- Về nguyên tắc hoạt động
07/17/14 4
1. Theo sáng kiến của Xin-ga-
po,Tiến trình hợp tác Á-Âu (Asia-
Europe Meeting, viết tắt là
ASEM) được chính thức thành
lập tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần
thứ nhất tại Băng-cốc (3/1996).
07/17/14 5
ASEM có 26 thành viên sáng lập gồm: 10
nước Châu Á (7 nước ASEAN và 3 nước
Đông Bắc Á: Bru-nây, Hàn Quốc, In-đô-
nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Nhật Bản, Phi-lip-pin,
Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Xin-ga-
po), 15 nước thuộc Liên minh Châu Âu
(Ai-rơ-len, Anh, Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đan
Mạch, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, I-ta-li-a, Lúc-
xăm-bua, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha,
Thuỵ Điển) và Uỷ ban Châu Âu (EC).
07/17/14 6
2. Thể thức cao nhất của ASEM là Hội


nghị Cấp cao tổ chức 2 năm 1 lần. Tiếp
đến là các Hội nghị cấp Bộ trưởng Ngoại
giao, Bộ trưởng Kinh tế, Bộ trưởng Tài
chính tổ chức mỗi năm 1 lần. Hội nghị
cấp Bộ trưởng thuộc các lĩnh vực khác sẽ
họp khi cần thiết (Khoa học - Công nghệ,
Hội nghị Bộ trưởng Môi trường, Hội nghị
Bộ trưởng về các vấn đề di cư và Hội
nghị Bộ trưởng về Văn hoá và văn minh,
Hội nghị Cấp cao về nông nghiệp).
07/17/14 7
Cho đến nay ASEM đã có 4 hội
nghị cấp cao:

ASEM 1 tại Bangkok, Thái Lan, 1996
ASEM 2 tại London, Anh, 1998
ASEM 3 tại Seoul, Hàn Quốc, 2000
ASEM 4 tại Copenhagen, Đan Mạch,
2002
Việt Nam đăng cai tổ chức ASEM 5
tại Hà Nội vào 8-9/10/2004
07/17/14 8
3. Về cơ chế hoạt động: các Bộ trưởng
Ngoại giao và Thứ trưởng Ngoại giao
(SOM) chịu trách nhiệm điều phối chung
toàn bộ hoạt động của ASEM. Các Bộ
trưởng Kinh tế và các quan chức cao cấp
Thương mại và Đầu tư (SOMTI), các Bộ
trưởng và Thứ trưởng các ngành điều
phối hợp tác trong các lĩnh vực cụ thể

mình phụ trách.
07/17/14 9
4. Về cơ chế điều phối: ASEM không
thành lập Ban Thư ký thường trực mà
hoạt động theo cơ chế điều phối viên hợp
tác thường xuyên thông qua hai đại diện
của Châu Á (1 nước ASEAN - hiện tại là
Việt Nam (10/2000-10/2004) và 1 nước
Đông Bắc Á - Nhật Bản) và hai đại diện
của Châu Âu (gồm điều phối viên thường
xuyên EC và nước Chủ tịch đương nhiệm
của EU).
07/17/14 10
5.Hoạt động theo các nguyên tắc:
+ Bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và
cùng có lợi;
+ ASEM là một tiến trình mở và tiệm
tiến, không chính thức nên không
nhất thiết phải thể chế hóa;
+ Tăng cường nhận thức và hiểu biết
lẫn nhau thông qua một tiến trình đối
thoại và tiến tới hợp tác trong việc
xác định các ưu tiên cho các hoạt
động phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau;
07/17/14 11
+ Triển khai đồng đều cả 3 lĩnh vực
hợp tác chủ yếu là tăng cường đối
thoại chính trị, thúc đẩy hợp tác kinh
tế và đẩy mạnh hợp tác trong các
lĩnh vực khác;

+ Việc mở rộng thành viên thực hiện
trên cơ sở nhất trí chung của các Vị
đứng đầu Nhà nước và Chính phủ. /.
07/17/14 12
Hội nghị cấp cao Á – Âu lần thứ 5 (ASEM 5) thành
công tốt đẹp

Sau một ngày rưỡi thảo
luận, thống nhất đưa ra
ba bản tuyên bố về hợp
tác kinh tế, chính trị và
văn hóa, trưa 10/10 Hội
nghị cấp cao ASEM 5
đã khép lại với những
thành công vượt bậc.
Các đoàn đại biểu cũng
nhất trí trao quyền đăng
cai tổ chức Hội nghị cấp
cao ASEM 6 vào năm
2006 cho Phần Lan.


07/17/14 13
Thủ tướng Phan Văn Khải, Trưởng
đoàn đại biểu nước ta, đã chủ trì lễ
bế mạc diễn ra vào lúc 11 giờ sáng
(10/10 ) tại Trung tâm Hội nghị quốc
tế ở Hà Nội.
Thủ tướng Phan Văn Khải đọc diễn
văn bế mạc

07/17/14 14
Cảm ơn các bạn đã quan
tâm theo dõi

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×