Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tại nông trường cao su 19-8.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.76 KB, 45 trang )

PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý vĩ mô của Nhà
nước đồng thời với chính sách mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Vì vậy ngày càng có nhiều các doanh nghiệp mới được thành lập.
Do nhiều doanh nghiệp ra đời nên sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, muốn đứng
vững và phát triển được mỗi doanh nghiệp cần phải năng động, nghiên cứu thị trường và
thị hiếu của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó để cạnh tranh được, các
doanh nghiệp Việt Nam phải tìm được cho mình một hướng đi hợp lý để tồn tại và phát
triển. Một trong số các giải pháp cần phải làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu
quả quản lý…mà thông tin để làm cơ sở không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính
vì vậy, các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi phải có bộ máy kế toán tốt,
hiệu quả.
Tổ chức công tác kế toán là một trong những nội dung thuộc về tổ chức quản lý
trong doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán một cách thích ứng với điều kiện về quy mô,
về đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh cũng như gắn với những yêu cầu quản lý cụ thể
tại doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và to lớn trong việc nâng cao hiệu quả quản
lý tại doanh nghiệp. Vì nhận rõ tầm quan trọng của tổ chức công tác kế toán trong công ty nên
trong thời gian thực tập tại nông trường cao su 19/8 một đơn vị trực thuộc công ty cao su Đắk
Lắk em đã lựa chọn chuyên đề “ Tìm hiểu tổ chức công tác kế toán tại nông trường cao su
19/8” để hoàn thành bài báo cáo thực tập của mình.
Nội dung chuyên đề gồm có 4 phần chính:
Phần thứ nhất: Phần mở đầu
Phần thứ hai : Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Phần thứ ba : Đặc điểm địa bàn và kết quả nghiên cứu
Phần thú tư : Kết luận
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1. Tìm hiểu về quá trình hình thành phát triển, thực trạng hoạt động của nông trường
hiện nay
2. Trình bày tổng quan về tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp.


3.Tìm hiểu tình hình tổ chức công tác kế toán tại nông trường cao su 19/8
4.Đề ra giải pháp tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán nhằm góp phần hoàn
thiện công tác kế toán tại nông trường.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
+ Tổ chức bộ máy kế toán.
+ Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo.
+ Tổ chức trang thiết bị, phương tiện của phòng kế toán.
+ Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra.
+ Tổ chức thực hiện bảo quản, lưu trữ, tiêu hủy tài liệu kế toán tại nông trường cao
su 19/8.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực tập: Từ ngày 5/10/2010 đến ngày 9/11/2010.
Số liệu phân sử dụng trong bài báo cáo: năm 2008, 2009 và 9 tháng đầu năm 2010.
1.3.3. Không gian nghiên cứu
Phòng Tài Vụ - Kế toán Nông trường cao su 19/8 _đơn vị trực thuộc của Công ty
Cao Su Dak Lak, có văn phòng và vườn cây cao su ở trên địa bàn của 02 xã Hòa hiệp và
Drây Bhăng, Huyện CưKuin, Tỉnh Dăk Lăk. Trụ sở được đặt tại : Km 13+500 quốc lộ 27,
điện thoại : 050.636.582 ) Huyện CưKuin , tỉnh Dak Lak
PHẦN THỨ HAI
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ Sở Lý Luận
2.1.1 Khái niệm về công tác tổ chức kế toán
Tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hiểu là một hệ thống các phương
pháp, các cách thức phối hợp sử dụng toàn bộ biện pháp và kỹ thuật cũng như nguồn nhân
lực của tổ chức kế toán để thực hiện chức năng yêu cầu và nhiệm vụ của kế toán. Trong tổ
chức công tác kế toán, những con người hiểu biết về kế toán là yếu tố quan trọng có tính
quyết định
Tổ chức công tác kế toán là tổ chức khối lượng công tác kế toán và bộ máy kế toán
nhưng phải trên cơ sở vận dụng kế toán hiện hành và theo điều kiện cụ thể của đơn vị. Đó

toán là công việc phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: loại hình tổ chức hoạt động
của đơn vị, quy mô của đơn vị, yêu cầu quản lý, trình độ của đội ngũ nhân viên kế toán,
trang bị kĩ thuật xử lý thông tin… Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo tính khoa học,
không ngừng đổi mới, luôn hoàn thiện cho phù hợp với trình độ khoa học kĩ thuật, khoa
học quản lý.
2.1.2 Vai trò của tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp
Kế toán cần phải được tổ chức khoa học, hợp lý thì mới có tầm quan trọng đối với hoạt
động quản lý tài chính, kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ tạo điều
kiện để đảm bảo cung cấp thông tin kinh tế tài chính chính xác và kịp thời phục vụ cho lãnh
đạo và quản lý kinh tế tài chính, giúp cho doanh nghiệp nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh
doanh, hiệu suất lao động kế toán.
Tổ chức công tác kế toán tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt chẽ tài sản tiền
vốn, ổn định về tình hình tài chính, ổn định trong việc thu hồi công nợ tránh hiện tượng nợ
nần dây dưa kéo dài và tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau. Mặt khác, sẽ thực hiện tốt chức
năng thông tin và giám sát chặt chẽ về toàn bộ tài sản của doanh nghiệp.
2.1.3 Nhiệm vụ của tổ chúc công tác kế toán
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán là cung cấp thông tin về kinh tế cho người ra quyết
định. Để có thể cung cấp thông tin kế toán viên phải thực hiện một số công việc cụ thể sau:
- Tổ chức hợp lý bộ máy kế toán ở doanh nghiệp để thực hiện toàn bộ công tác kế
toán, công tác tài chính kế hoạch, thống kê, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng cho từng
bộ phận kế toán, từng kế toán viên trong bộ máy kế toán.
- Tổ chức thực hiện các phương pháp kế toán, chế độ kế toán và vận dụng các
nguyên tắc kế toán, hình thức tổ chức sổ kế toán.
- Tổ chức lập báo cáo kế toán một cách nhanh chóng nhằm cung cấp thông tin kịp
thời, đúng hạn theo yêu cầu quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp.
- Tổ chức hướng dẫn mọi người trong doanh nghiệp tuân thủ chế độ kế toán, thể lệ
về quản lý kinh tế tài chính nói chung và chế độ kế toán nói riêng.
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ tài liệu kế toán theo quy định nhằm có thể sử
dụng lại khi cần thiết.
- Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ doanh nghiệp.

- Cung cấp thông tin, số liệu của kế toán theo quy định của pháp luật
2.1.4 Ý nghĩa của việc tổ chức công tác kế toán
Tổ chức công tác kế toán có ý nghĩa trong việc đánh giá tính hiệu quả của sự vận
hành bộ máy kế toán, tổ chức vận dụng các phương pháp của kế toán. Tổ chức khoa học và
hợp lý công tác kế toán có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện cung cấp thông tin kinh tế kịp
thời, chính xác phục vụ cho nhà quản trị.
2.2 Nội dung công tác tổ chức kế toán trong doanh nghiệp
2.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là tổ chức về nhân sự để thực hiện việc thu thập, xử lý,
cung cấp thông tin cho các đối tượng khác nhau.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán ở doanh nghiệp, gồm 03 mô hình sau: mô hình tập
trung, mô hình phân tán và mô hình và mô hình vừa tập trung vừa phân tán.
• Mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung
Theo mô hình tất cả các công việc đều tập trung ở phòng kế toán trung tâm và các đơn vị
bên dưới không có tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí nhân viên làm nhiệm vụ thu thập,
kiểm tra và xử lý chứng từ, tổ chức ghi chép ban đầu và một số ghi chép trung gian cần
thiết phục vụ cho sự chỉ đạo của người phụ trách đơn vị trực thuộc, định kỳ gởi về phòng
kế toán trung tâm.
Ưu điểm khi áp dụng mô hình này: là lãnh đạo công tác kế toán tập trung thuận
tiện cho việc phân công và chuyên môn hóa công tác kế toán. Tuy nhiên, nó có hạn chế là
việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn.
Mô hình kế toán này thường áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, bố trí
các đơn vị sản xuất kinh doanh tập trung, không có phân cấp quản lý.
Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tập trung
• Mô hình tổ chức bộ máy kế toán phân tán:
Theo hình thức tổ chức này ở đơn vị chính, lập phòng kế toán trung tâm, còn ở các
đơn vị kế toán phục thuộc đều có tổ chức kế toán riêng. Kế toán đơn vị trực thuộc phải mở
sổ kế toán, thực hiện toàn bộ khối lượng công việc kế toán từ giai đoạn hạch toán ban đầu
tới giai đoạn lập báo cáo kế toán và nộp lên phòng kế toán trung tâm theo sự phân cấp quy
định.

Ở phòng kế toán trung tâm chỉ lập báo cáo chung toàn bộ công ty trên cơ sở báo cáo
kế toán từ các đơn vị trực thuộc gởi lên.
Giữa các đơn vị trực thuộc quan hệ với nhau theo nguyên tắc hạch toán kinh tế nội
bộ, quan hệ giữa các đơn vị trực thuộc với cấp trên là quan hệ hạch toán kinh tế đầy đủ.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán
tổng hợp
và kiểm
tra
Các nhân viên hạch toán ở
đợn vị trực thuộc
Kế toán
vốn bằng
tiền và
thanh toán
Kế
toán
lương

BHXH
Kế
toán
chi phí
và giá
thành
Kế
toán
vật tư
hàng
hóa

Kế
toán
TSCĐ

ĐTDH
Kế toán
bán hàng

XĐKQ
Ưu điểm của mô hình này: công tác kế toán sẽ gắn liền với sự chỉ đạo tại chỗ các
hoạt động kinh doanh của đơn vị trực thuộc, giảm bớt sự cồng kềnh về bộ máy nhân sự ở
cấp trên. Song có hạn chế là công tác kế toán doanh nghiệp không tập trung và không thống
nhất, thông tin không được xử lý kịp thời cho lãnh đạo toàn doanh nghiệp.
Mô hình này thường được áp dụng ở những đơn vị kinh tế có quy mô lớn, địa bàn
hoạt động rộng, các đơn vị phụ thuộc được phân cấp một số quyền hành nhất định trong
công tác quản lý kinh tế, tài chính.
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán phân tán
• Mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán
Theo mô hình này, các đơn vị cấp dưới có thể tổ chức phòng kế toán hay không là
tùy thuộc vào quy mô hoạt động và sự phân cấp quản lý của doanh nghiệp.
Những đơn vị có thể tổ chức kế toán riêng thì thực hiện công tác kế toán có liên
quan đến hoạt động kinh doanh, lập báo cáo kế toán nội bộ và định kỳ gửi báo cáo lên
phòng kế toán trung tâm. Còn những đơn vị không có tổ chức kế toán riêng thì làm nhiệm
vụ thu thập chứng từ phát sinh ở đơn vị định kỳ gửi lên phòng kế toán trung tâm.
Kế toán đơn vị cấp trên
Bộ phận
kiểm tra kế
toán
Kế toán phần hành
Kế toán hoạt

động thực hiện ở
cấp trên
Đơn vị trực thuộc
Trưởng phòng kế toán
Tổng hợp kế toán
cho đơn vị trực
thuộc
Kế toán phần hành
Bộ phận
tài chính
Kế toán phần hành
Kế toán trung tâm
Phòng kế toán trung tâm thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên
quan đến hoạt động chung toàn doanh nghiệp và cả các nghiệp vụ có liên quan đến hoạt
động của đơn vị trực thuộc không có tổ chức bộ máy kế toán riêng.
Mô hình này là sự kết hợp của hai mô hình kế toán tập trung và kế toán phân tán,
nhằm phát huy những ưu điểm của hai mô hình đó. Nó được áp dụng trong những doanh
nghiệp có quy mô khá lớn, bố trí các xí nghiệp sản xuất trên quy mô rộng, có đặc điểm
ngành nghề khác nhau, có phương thức quản lý tài chính nhưng không hoàn chỉnh.
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung vừa phân tán

Tổ chức về nhân sự, gồm những vấn đề sau:
• Xác định số lượng nhân viên kế toán
• Yêu cầu về trình độ nghề nghiệp
• Bố trí và phân công nhân việc thực hiện nhiệm vụ cụ thể
• Mối quan hệ giữa các bộ phân kế toán...
Việc tổ chức bộ máy kế toán để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác
kế toán trong doanh nghiệp phải hết sức phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh,
quy mô và mức độ phân cấp quản lý kinh tế tài chính nội bộ doanh nghiệp.
2.2.2 Tổ chức vận dụng chế độ chứng từ kế toán

Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế đã phát
Kế toán đơn vị cấp trên
Bộ phận tổng
hợp và kiềm
tra
Kế toán phần hành
Đơn vị có tổ chức kế toán riêng
Trưởng phòng kế toán
Nhân viên hạch toán ban đầu
ở các đơn vị cấp dưới
Kế toán các phần hành ở đơn vị chính
Bộ phận kế toán
Bộ phận tài
chính, Vốn bằng
tiền và thanh
toán
Kế toán phần hành
sinh và thực sự hoàn thành. Nó có ý nghĩa kinh tế và pháp lý quan trọng không chỉ với công
tác kế toán mà còn có liên quan ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Chứng từ kế toán trong một
doanh nghiệp liên quan đến nhiều đối tượng kế toán khác nhau nên mang tính đa dạng gắn
liền với đặc điểm hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, tính chất sở hữu…
Cần căn cứ vào quy định của chế độ chứng từ kế toán và đặc điểm hoạt động của
doanh nghiệp để chọn lựa, xác định các loại chứng từ cần phải sử dụng trong công tác kế
toán.
Chứng từ kế toán được lập ở nhiều bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp kể cả bên
ngoài doanh nghiệp nên việc xác lập quy trình luân chuyển chứng từ về phòng kế toán
trong thời hạn ngắn nhất có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc bảo đảm tính kịp thời cho
việc kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin.
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ thì
chứng từ mới có giá trị thực hiện.

2.2.3 Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản
Phương pháp tài khoản là phương pháp kế toán sử dụng hệ thống tài khoản để hệ
thống hóa thông tin kế toán trên từng danh mục quản lý cụ thể. Tài khoản kế toán được mở
để phản ánh tình hình và sự biến động của từng chỉ tiêu kinh tế tài chính kế toán, phản ánh
tình hình biến động của tài sản, nguồn vốn trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Tài khoản cấp một dùng để phản ánh các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp, còn tài
khoản chi tiết được mở để phản ánh chi tiết các chỉ tiêu kinh tế tài chính tổng hợp. Tùy theo
yêu cầu quản lý nội bộ mà có thể mở nhiều hay ít tài khoản chi tiết. Khi sử dụng hệ thống
tài khoản kế toán doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp phải căn cứ vào quy mô, phạm vi hoạt
động, mức độ phân cấp quản lý tài chính nội bộ của doanh nghiệp để xác định danh mục tài
khoản cấp một cần sử dụng nhằm để phản ánh sự biến động về tài sản, nguồn vốn của quá
trình sản xuất kinh doanh. Khi xây dựng hệ thống tài khoản chi tiết cần xem xét có cần thiết
không, xem xét mối quan hệ giữa chi phí bỏ ra và lợi ích thu được để xác định phạm vi mở
tài khoản chi tiết, đồng thời căn cứ vào yêu cầu quản lý cụ thể để xác định các tài khoản
cấp một cần phải mở chi tiết.
Các nội dung cơ bản được quy định trong hệ thống tài khoản bao gồm: loại tài
khoản, tên gọi tài khoản, số lượng tài khoản, số hiệu tài khoản, công dụng và nội dung phản
ánh vào từng tài khoản, một số quan hệ đối ứng chủ yếu giữa các tài khoản có liên quan.
Việc xác định các tài khoản phải sử dụng là cơ sở để tổ chức hệ thống sổ kế toán
tổng hợp và chi tiết nhằm xử lý thông tin phù hợp với yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
2.2.4 Tổ chức vận dụng chế độ sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán bao gồm nhiều loại sổ khác nhau trong đó có những loại sổ được
mở theo quy định của nhà nước và có những loại sổ được mở theo yêu cầu và đặc điểm
quản lý của doanh nghiệp. Để tổ chức hệ thống sổ kế toán phù hợp cần phải căn cứ vào quy
mô của doanh nghiệp, đặc điểm về tổ chức sản xuất và quản lý, tính chất của quy trình sản
xuất và đặc điểm về đối tượng kế toán của doanh nghiệp.
Theo hướng dẫn của Nhà nước thì doanh nghiệp có thể tổ chức hệ thống sổ kế toán
theo 1 trong 4 mô hình khác nhau sau:
Hình thức kế toán: Nhật ký – Sổ cái
Hình thức kế toán: Nhật ký chung

Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán: Nhật ký – chứng từ
Việc sử dụng hình thức kế toán nào là do doanh nghiệp tự quyết định và phải tuân thủ
nguyên tắc nhất quán.
2.2.5 Tổ chức cung cấp thông tin qua hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo kế toán gồm 2 phân hệ: hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống báo cáo kế
toán quản trị.
Báo cáo tài chính là phương tiện để cung cấp thông tin kế toán cho đối tượng cần sử
dụng thông tin, cho biết tình hình về tài sản, về nguồn vốn và tình hình về kết quả sản xuất
kinh doanh của đơn vị tại một thời điểm nhất định.
Báo cáo tài chính là “sản phẩm” của quá trình quản lý thông tin tại các bộ phận kế
toán của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp, trình bày tổng quát
tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn chủ sở hữu, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán.
Đối tượng sử dụng báo cáo tài chính là các nhà doanh nghiệp, những đơn vị, cá nhân
ngoài doanh nghiệp như: Ngân hàng, Nhà nước, cơ quan thuế, nhà đầu tư, khách hàng. Nói
chung là những ai cần quan tâm đến doanh nghiệp.
Những nội dung của hệ thống báo cáo tài chính:
Ở nước ta, báo cáo tài chính quy định cho doanh nghiệp bao gồm 04 biểu được áp
dụng thống nhất trong các doanh nghiệp, cụ thể:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) (Mẫu B-01-DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (KQKD) (Mẫu B-02-DN)
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (LCTT) (Mẫu B-03-DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) (Mẫu B-04-DN)
* Trách nhiệm, thời hạn lập và gửi báo cáo tài chính
Tất cả các Công ty độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ, đều phải lập và gửi báo cáo
tài chính theo đúng quy định hiện hành. Riêng báo cáo lưu chuyển tiền tệ rất khó lập nên
chỉ mang tính chất khuyến khích lập và sử dụng.
Báo cáo tài chính được gửi chậm nhất là sau 15 ngày kể từ ngày kết thúc quý và báo
cáo tài chính năm được gửi chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kết thúc niên độ kế toán.

Báo cáo kế toán quản trị bao gồm các báo cáo được lập ra dể phục vụ cho yêu cầu
quản trị của doanh nghiệp ở các cấp độ khác nhau. Báo cáo kế toán quản trị không bắt buộc
phải công khai.
Việc lập bao nhiêu báo cáo, cách xây dựng nội dung, cơ cấu báo cáo, phương pháp
lập và sử dụng báo cáo kế toán quản trị phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh và yêu
cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Nói chung báo cáo kế toán quản trị đa dạng và mang
tính linh hoạt cao để không ngừng thích ứng với các mục tiêu quản lý của doanh nghiệp.
2.2.6 Tổ chức kiểm tra và bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán
• Tổ chức kiểm tra tài liệu kế toán
Kiểm tra kế toán nhằm đảm bảo cho công tác kế toán trong doanh nghiệp thực hiện
đúng chính sách, chế độ được ban hành, thông tin do kế toán cung cấp có độ tin cậy cao,
việc tổ chức công tác kế toán tiết kiệm và đạt hiệu quả cao.
Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra việc tính toán, sổ kế toán, báo cáo kế toán; kiểm tra
việc chấp hành chế độ, thể lệ về kế toán, việc tổ chức bộ máy kế toán, việc xây dựng và
thực hiện kế hoạch công tác, việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của kế toán trưởng.
Kiểm tra kế toán phải được thực hiện ngay tại đơn vị kế toán
Kiểm tra kế toán cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
Tổ chức kiểm tra kế toán là trách nhiệm của kế toán trưởng tại doanh nghiệp.
• Tổ chức bảo quản lưu trữ tài liệu kế toán
- Tài liệu kế toán phải được dơn vị kế toán bảo quản đầy đủ, an toàn trong quá trình sử
dụng và lưu trữ
- Tài liệu kế toán lưu trữ phải là bản chính. Trường hợp tài liệu kế toán bị tạm giữ, bị
tịch thu thì phải có biên bản kèm theo bản sao chụp hoặc có xác nhận.
- Tài liệu kế toán phải đưa vào lưu trữ trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày kết thúc kì
kế toán năm hoặc kết thúc công việc kế toán.
- Người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán chịu trách nhiệm tổ chức, bảo quản,
lưu trữ tài liệu kế toán.
- Tài liệu kế toán phải được lưu trữ theo thời hạn sau đây
+ Tối thiểu 5 năm đối với tài liệu kế toán dùng cho quản lí, điều hành của đơn vị kế
toán, gồm cả chứng từ kế toán không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài

chính.
+ Tối thiểu 10 năm đối với chứng từ kế toán sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán và
lập báo cáo tài chính, sổ kế toán và báo cáo tài chính năm, trừ trường hợp pháp luật có qui
định khác
+ Lưu trữ vĩnh viễn đối với tài liệu kế toán có tính sử liệu, có ý nghĩa quan trọng về
kinh tế, an ninh, quốc phòng.
2.2.7 Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong doanh nghiệp
Phân tích hoạt động kinh tế là công việc rất quan trọng đối với công tác quản lí trong
doanh nghiệp. Thông qua việc phân tích sẽ chỉ ra được những ưu, nhược điểm của doanh
nghiệp trong tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, nêu ra được những nguyên
nhân của những thành công hay thất bại khi thực hiện các mục tiêu đã được đề ra, đồng
thời còn cho thấy được những khả năng tiềm tàng cần được khai thác, sử dụng để nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh.
2.2.8 Kế toán trưởng
Kế toán trưởng là một chức danh nghề nghiệp dành cho các chuyên gia kế toán có
trình độ chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực điều hành, tổ chức được
công tác kế toán trong một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập.
Chức năng của Kế toán trưởng: tổ chức, kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị mình
phụ trách. Là người giúp việc trong lĩnh vực chuyên môn kế toán tài chính cho Giám đốc
điều hành. Là giám sát viên kế toán, tài chính của Nhà nước đặt tại đơn vị. Trong doanh
nghiệp, Kế toán trưởng là người chịu sự lãnh đạo trực tiếp về mặt hành chính của giám đốc
doanh nghiệp đồng thời chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của Kế toán trưởng cấp trên. Việc bổ
nhiệm, miễn nhiệm, thuyên chuyển, kỷ luật Kế toán trưởng do Nhà nước quyết định; việc
bổ nhiệm Kế toán trưởng thường là đồng thời với thời điểm ký quyết định thành lập doanh
nghiệp.
Nhiệm vụ của Kế toán trưởng là: tổ chức bộ máy kế toán trên cơ sở xác định rõ khối
lượng công việc nhằm thực hiện hai chức năng của kế toán là thông tin và kiểm tra hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua Trưởng phòng kế toán hoặc trực tiếp kiêm
Trưởng phòng kế toán để điều hành và kiểm soát hoạt động của bộ máy kế toán; chịu trách
nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của đơn vị; thay mặt Nhà nước kiểm tra

và thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán, tài chính.
Quyền hạn của Kế toán trưởng gắn liền với trách nhiệm được giao. Kế toán trưởng
có quyền phổ biến chủ trương và chỉ đạo thực hiện các chủ trương về chuyên môn; ký
duyệt các tài liệu kế toán, có quyền từ chối không ký duyệt những vấn đề liên quan đến tài
chính doanh nghiệp không phù hợp với chế độ quy định, có quyền yêu cầu các bộ phận
chức năng khác trong doanh nghiệp phối hợp thực hiện những công vịêc liên quan đến
chuyên môn tài chính, kế toán ở những bộ phận chức năng.
2.2.9 Tổ chức trang thiết bị và phương tiện tính toán
Việc trang bị các phương tiện ,thiết bị tính toán hiện đại giúp cho việc xử lý số liệu
của kế toán trở nên nhanh chóng, tiết kiệm được nhiều công sức. Hiện nay việc tin học hóa
công tác kế toán không chỉ giải quyết được vấn đề xử lý thông tin và cung cấp thông tin
được nhanh chóng, thuận lợi, mà nó còn làm tăng năng suất lao động của bộ máy kế toán
một cách đáng kể, tạo cơ sở để tiến hành tinh giản bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động.
Tin học hóa công tác kế toán đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết về mặt chuyên môn:
Thiết lập mẫu chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ phù hợp với việc thu nhận và xử
lý thông tin của máy, thiết kế các loại sổ sách để có thể cài đặt và in ấn được dễ dàng,
nhanh chóng; bố trí nhân sự phù hợp với việc sử dụng máy, thực hiện kỹ thuật nối mạng
của hệ thống máy được sử dụng trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc cung cấp số liệu
lẫn nhau giữa các bộ phận có liên quan…
2.2.10 Tổ chức công tác kế toán trong điều kiện áp dụng máy vi tính ở các Doanh
nghiệp hiện nay
Cùng với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, nhu cầu ngày càng cao về thu thập,
xử lý thông tin nhanh nhạy, để có quyết định kịp thời và phù hợp, đồng thời giảm áp lực
công việc cho nhân viên kế toán, thì việc tổ chức trang bị và cung ứng các phương tiện tính
toán hiện đại là một trong những nội dung cơ bản của công tác kế toán.
Máy vi tính có nhiều ưu điểm: công suất lớn, tốc độ xở lý nhanh, sữa chữa những
sai sót kế toán dễ dàng, lưu trữ được nhiều dạng thông tin... Khi áp dụng máy vi tính vào
công tác kế toán cần phải tổ chức công tác kế toán phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng máy, nâng cao chất lượng thông tin, năng suất lao động và hiệu quả công tác kế toán.
2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp chung
Phương pháp luận theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để
phân tích, đánh giá sự vật hiện tượng một cách khách quan trong mối quan hệ tác động qua
lại lẫn nhau.
2.3.2 Phương pháp cụ thể
Do tính đa dạng của đề tài, nên trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng rất nhiều
phương pháp khác nhau. Sau đây là một số các phương pháp chủ yếu:
2.3.2.1 Phương pháp so sánh
Phương pháp này được sử dụng rất phổ biến trong quá trình nghiên cứu.Tôi đã
dùng phương pháp này để so sánh các bảng biểu, chứng từ và nhiều chỉ tiêu khác của doanh
nghiệp nhằm nghiên cứu biết được công ty thực hiện công tác tổ chức công tác kế toán
cũng như bộ máy kế toán như thế nào.
2.3.2.2 Phương pháp miêu tả
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã dùng phương pháp miêu tả để khái quát, miêu tả
doanh nghiệp cũng như quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
2.3.2.3 Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tình hình tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến trao
đổi, kinh nghiệm, kiến thức của các cán bộ tại công ty, giúp cho đề tài thêm đầy đủ và
chính xác.
PHẦN THỨ BA
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Giới thiệu về Nông trường cao su 19/8
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Nông trường cao su 19/8 là một đơn vị trực thuộc của Công ty cao su Đắk Lắk, có
văn phòng và vườn cây cao su ở trên địa bàn của 2 xã Hoà Hiệp và Drây Bhăng Huyện Cư
kuin, Tỉnh Đắk Lắk.
Tên đăng ký bằng tiếng việt: Nông Trường Cao Su 19/8
Địa chỉ: Km 13+500 quốc lộ 27_ Xã Ea BHốk – huyện Cư Kuin_ Tỉnh Đắk Lắk
Điện thoại: 0500.636.528

Số Fax: 0500.636.528
Loại hình doanh ngiệp: Hình thức sở hữu nhà nước
Mã số thuế: 6000175829
Đăng ký kinh doanh: Nông trường cao su 19/8 được thành lập ngày 15/06/1981 theo
quyết định số 38/QĐ - UB của UBND tỉnh Đắk Lắk
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chăm sóc, khai thác và bán nguyên liệu cao su thiên
nhiên trên diện tích 902 ha đất tự nhiên.
Nông trường cao su 19/8 đã tồn tại và phát triển sau 30 năm thành lập và đã trở thành trung
tâm kinh tế, văn hoá xã hội của huyện CưKuin.
Từ ngày thành lập nông truờng cao su 19/8 nhận bàn giao 902 ha cao su kinh doanh
đi vào khai thác từ đồn điền cũ, sản lựơng mủ quy khô vẫn duy trì được năm sau cao hơn
năm trước.
Tổng doanh thu:
Năm 2007 đạt: 18.046.854.910 đồng
Năm 2008 đạt: 18.223.399.119 đồng
Năm 2009 đạt: 8.477.239.823 đồng
Doanh thu năm 2009 giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu do diện tích cao su bị thanh lí năm
cuối năm 2008, đầu 2009 đã làm sản lượng mủ cao su giảm.
Nông trường đã được công ty quan tâm đầu tư và nỗ lực phấn đấu xây dựng cơ sở vật
chất tương đối đồng bộ, từ cơ quan Nông trường, đến các đội sản xuất và vườn cây…
đường giao thông, đường bộ, trường học, mẫu giáo, đã xây dựng ở từng đội sản xuất, năm
2003 đã bàn giao cho địa phương quản lý sử dụng. Nông trường đã trang bị phương tiện
máy tính, điện thoại cho từng phòng ban để nâng cao hiệu suất công việc, đảm bảo yêu cầu
phát triển trong giai đoạn mới.
Nhiều năm liên tục Nông trường đã hoàn thành vượt mức kế hoạch Công ty giao,
năm 2004 được Chủ tịch nước tặng Huân Chương Lao Động Hạng Nhì. Năm 2005 nông
trường được Thủ tướng Chính phủ tặng cờ thi đua. Nông trường đã thực hiện các chính
sách BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, trong đó BHYT tham gia 100% cho CBCNV, cấp phát
đầy đủ bảo hộ lao động cho CBCNV, thực hiện đầy đủ tốt nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước
và thuế nhà đất cho điạ phương, thực hiện đầy đủ việc lập và cấp sổ lao động BHXH cho

CBCNV. Đồng thời cũng đã thực hiện nghĩa vụ công ích, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ xoá
đói giảm nghèo.
Phát huy kết quả đã đạt được những năm qua, tin tưởng vào sự lãnh đạo của ban Giám
đốc Công ty, Ban chấp hành đảng bộ Nông trường, CBCNV nông trường quyết tâm đoàn
kết nhất trí ra sức thi đua sản xuất và xây dựng hoàn thành nhiệm vụ Công ty giao về khai
thác mủ, chăm sóc vườn cây cao su, chăm lo đời sống người lao động, đảm bảo an ninh
quốc phòng và trật tự trong khu vực v.v…, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển của
ngành cao su ở Đắk Lắk.
3.1.1.2 Phương hướng và nhiệm vụ của Nông trường Cao Su 19/8
• Phương hướng của Nông trường
Hiện nay nông trường đang ra sức tăng cường đội ngũ công nhân lao động có trình độ
tay nghề cao và có kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên
nhằm đáp ứng những nhiệm vụ của nông trường ở hiện tại cũng như trong tương lai.
Trình độ văn hoá của người lao động chiếm tỷ lệ rất thấp nên nhu cầu đào tạo và
nâng cao tay nghề của công nhân ngày càng quan trọng và cấp thiết, đặc biệt cần thay thế
những công nhân lớn tuổi bằng những đội ngũ công nhân trẻ tuổi có năng lực và sức khoẻ.
Cần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên, trong đó cần
xoá bỏ các hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho mỗi hộ so với năm trước đẩy mạnh các phong
trào thi đua, văn hoá, thực hiện nếp sống văn minh.
Thực hiện tốt chủ trương của Công ty giao. Phải luôn tuân thủ các nguyên tắc chung
tránh tình trạng vi phạm về quản lý tài chính. Luôn luôn vượt mức kế hoạch sản lượng mủ
mà Công ty giao.
• Nhiệm vụ của Nông Trường.
Hàng năm thực hiện theo kế hoạch của công ty giao cho nông trường trồng,
chăm sóc, khai thác mủ và thâm canh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để không
ngừng nâng cao sản lượng mủ khai thác. Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất –
tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong nông trường. Giữ vững an ninh, trật tự, an
toàn xã hội trên địa bàn nông trường. Ngoài ra, cần phối hợp với chính quyền địa
phương phải quan tâm đến đời sống của bà con đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, và
xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở góp phần phát triển nền kinh tế của địa phương

nông trường.
3.1.1.3 Tình hình lao động của Nông Trường Cao Su 19/8
- Trình độ lý luận chính trị :
Cao cấp lý luận chính trị: 01 người
Trung cấp: 02 người
Sơ cấp: 06 người
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
Đại học, cử nhân: 09 người
Cao đẳng: 01 người
Trung cấp: 06 người
- Cơ cấu lao động:
Bảng số 3.1: Cơ cấu lao động của nông trường năm 2008, 2009, 2010
STT Chỉ Tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số lượng
Tỷ lệ
% Số lượng
Tỷ lệ
% Số lượng
Tỷ lệ
%
1 Tổng lao động 349 100 217 100 212 100
2 Nam 120 34.38 69 31.80 70 33.02
3 Nữ 229 65.62 148 68.20 142 66.98
4 Dân tộc tiểu số 35 10.03 17 7.83 17 8.02
5 Lao động trực tiếp 322 92.26 200 92.17 191 90.09
6 Lao động gián tiếp 27 7.74 17 7.83 21 9.91
(Nguồn: Phòng Tổ chức_kế hoạch của Nông trường cao su 19/8)
Nông trường là đơn vị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp nên lao động trực tiếp
chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động, chiếm trên 90%. Trong những năm qua do cắt giảm
nguồn nhân lực nên số lượng lao động giảm theo từng năm tuy nhiên trình độ chuyên môn

ngày càng tăng. Ngày càng có nhiều nhân viên tôt nghiệp đại học, cao đẳng.
Nông trường luôn quan tâm chăm lo đến đời sống của nhân viên và công nhân trong
nông trường, tạo điều kiện cho nhân viên, công nhân đặc biệt là người dân tộc thiểu số có
việc làm ổn định, nâng cao tay nghề, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.
Đến nay nông trường cơ bản đã xoá được đói nghèo, một số gia đình lao động giỏi có thu
nhập khá trở lên. Nông trường hiện tổng số lao động là 212 công nhân trong đó dân tộc tiểu
số có 17 người chiếm 8,02% cán bộ công nhân trong nông trường.
3.1.1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh chủ yếu
Mục tiêu cuối cùng của mỗi doanh nghiệp đều là lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt
được trong năm. Chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới trong hai
năm 2008, 2009 kết quả kinh doanh của nông trường cũng có những biến động rõ rệt thể
hiện qua bảng sau:

×