Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Ứng dụng Kỹ thuật số điều khiển quạt bằng hồng ngoại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (26.92 MB, 61 trang )

Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh SVTH: Phạm Minh Thuận
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP 1

1.1.

Lý do chọn đề tài: 1

1.2.

Giới hạn đề tài: 1

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2

2.1.

Lý thuyết liên quan: 2

2.2.

Giới thiệu linh kiện sử dụng trong mạch: 3

a. Cặp IC thu phát PT2248 + PT2249: 3

b. Các linh kiện khác: 13

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG 24


3.1.

Thiết kế phần cứng: 24

3.1.1.

Sơ đồ khối hệ thống 24

3.1.2.

Thiết kế chi tiết từng khối: 25

3.2.

Sơ đồ nguyên lý toàn mạch: 45

3.3.

Thiết kế mạch in bằng phần mềm Orcad 9.2: 50

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53

4.1.

Kết luận – kết quả đạt được: 53

4.2.

Hướng phát triển và đề nghị: 55


TÀI LIỆU THAM KHẢO 56

PHỤ LỤC 57


Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 1 SVTH: Phạm Minh Thuận
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP

1.1. Lý do chọn đề tài:
Trong xã hội hiện đại ngày nay, trong các thiết bị gia dụng hầu như các
thiết bị kỹ thuật số như tivi, đầu DVD,VCD,… đều đã được trang bị chức năng
điều khiển từ xa nhằm tạo sự tiện nghi cho người dùng khi sử dụng thiết bị và
đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người.
Ngoài các thiết bị kỹ thuật số, quạt điện cũng là một thiết bị gia dụng rất
cần thiết trong cuộc sống của con người. Nhưng đa số các loại quạt hiện nay
đều dùng bộ điều khiển bằng cơ khí còn nhiều bất tiện như: gây tiếng ồn khi bật
tắt, khoảng cách điều khiển hạn chế,…
Vì vậy em chọn đề tài điều khiển quạt từ xa bằng hồng ngoại làm đề tài
đồ án môn học 1 của mình. Thay thế bộ điều khiển cơ khí của quạt bằng bộ điều
khiển điện tử ứng dụng kỹ thuật số và được điều khiển từ xa bằng tia hồng
ngoại giúp cho việc sử dụng thiết bị này trở nên tiện nghi hơn. Ngoài ra còn có
thêm phần hiển thị tốc độ của quạt và bộ hẹn giờ tắt quạt hoàn toàn bằng kỹ
thuật số có khoảng cài đặt rộng được điều khiển hoàn toàn bằng bộ điều khiển
từ xa, không gây tiếng ồn như các bộ hẹn giờ bằng cơ khí hiện có trên thị
trường.
1.2. Giới hạn đề tài:
Đề tài thực hiện điều khiển 7 kênh, sử dụng cặp thu phát hồng ngoại
chuyên dụng là PT2248 và PT2249. Trong đó 4 kênh được sử dụng để điều

khiển tốc độ của quạt là các số 0, 1, 2, 3 sử dụng MOC3020 điều khiển triac
thay thế cho hộp số cơ khí. Bộ hẹn giờ tắt quạt sử dụng 2 kênh, gồm 1 nút khởi
động timer và lựa chọn các chế độ đặt, 1 nút để điều chỉnh giá trị đặt cho số
được chọn. Còn 1 kênh sử dụng để điều khiển một bóng đèn trên quạt thông
qua Relay.
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 2 SVTH: Phạm Minh Thuận
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.
Lý thuyết liên quan:

a. Ánh sáng hồng ngoại:
Ánh sáng hồng ngoại là ánh sáng không thể nhìn thấy bằng mắt thường, có
bước sóng từ 0.86µm đến 0.98µm. Vận tốc truyền bằng vận tốc ánh sáng.
b. Nguyên lý thu phát hồng ngoại:
Có nhiều nguồn phát tia hồng ngoại như: lò bức xạ, lò điện, đèn, cơ thể
người,… Để có thể truyền tia hồng ngoại không bị xung nhiễu bởi các nguồn
phát khác bắt buộc phải dùng mã trong quá trình phát và thu để xác định xem
đó là xung truyền hay nhiễu. Tần số làm việc tốt nhất từ 30 KHz đến 60 KHz,
nhưng thường sử dụng khoảng 38 KHz, ánh sáng hồng ngoại truyền 38 lần/s
khi truyền mức 0 hay mức 1.
c. Relay:
Relay là một công tắc chuyển đổi hoạt động bằng điện có 2 trạng thái ON và
OFF.
Khi có dòng điện chạy qua cuộn dây bên trong của relay sẽ tạo ra một từ
trường hút. Từ trường hút này tác động lên một đòn bẩy bên trong làm đóng
hoặc mở các tiếp điểm bên trong làm thay đổi trạng thái của relay, tiếp điểm
thường đóng sẽ hở ra và tiếp điểm thường hở sẽ đóng lại. Số tiếp điểm bị thay

đổi có thể là một hoặc nhiều, tùy vào thiết kế của Relay.
d. Triac:
Triac (Triode AC Semiconductor Switch) gọi là công tắc bán dẫn xoay
chiều 3 cực, được cấu tạo tương tự như SCR nhưng dẫn theo hai chiều. Triac
gồm 4 lớp bán dẫn ghép nối tiếp nhau, tương đương hai SCR khác loại ghép
song song.
Để điều khiển Triac dẫn điện cần cấp xung dòng điện vào cực G hai lần
trong một chu kỳ của điện áp xoay chiều.
e. Ứng dụng transistor (BJT) ngắt dẫn:
Ứng dụng transistor (BJT) ngắt dẫn trong các mạch số thường mắc theo kiểu
E chung (CE).
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 3 SVTH: Phạm Minh Thuận
Để BJT hoạt động ở chế độ tắt (ngắt) thì các mối nối BC và BE cần phải
được phân cực nghịch.
0
C
I

;
CE C
V V

Để BJT hoạt động ở chế độ dẫn bão hòa thì các mối nối BC và BE cần phải
được phân cực thuận.

max
C C
I I


;
0
CE
V



C B
I I





B BE
B
C
V V
R
I


 

2.2.
Giới thiệu linh kiện sử dụng trong mạch:

a. Cặp IC thu phát PT2248 + PT2249:
 PT2248:

 PT2248 là một bộ truyền phát tín hiệu điều khiển từ xa bằng tia hồng
ngoại sử dụng công nghệ CMOS. Có 18 chức năng và tổng cộng 75
lệnh. Có sẳn các phím đơn (single-shot) và liên tục (continuous).
 Sơ đồ khối:

Hình 2.1: Sơ đồ khối của PT2248.
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 4 SVTH: Phạm Minh Thuận
 Sơ đồ chân:

Hình 2.2: Sơ đồ chân của PT2248.

Bảng 2.1: Chức năng các chân PT2248
Tên Số TT I/O Mổ tả
VSS 1 Là chân mass được nối với cực âm của nguồn điện
VCC 16 Là chân cấp nguồn dương
XT, /XT 2, 3 I, O
là hai đầu để nối với thạch anh bên ngoài cho bộ tạo dao
động ở bên trong IC
K1-K6 4-9 I
Là đầu của tín hiệu bàn phím kiểu ma trận, các chân từ
K1 đến K6 kết hợp với các chân 10 đến 12 (T1 – T3) để
tạo thành ma trận 18 phím.
T1-T3 10-12 O Ngõ ra quét mã phím
/CODE 13 I
Là chân mã số dùng để kết hợp với các chân T1-T3
để tạo ra tổ hợp mã hệ thống giữa phần phát và phần thu.

TEST 14 I

Là chân dùng để kiểm tra mã của phần phát, khi không
sử dụng có thể bỏ trống.
TXOUT 15 O Là đầu ra của tín hiệu đã được điều chế.

 Chức năng chi tiết của PT2248:
- Mạch dao động:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 5 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.3: Mạch dao động của PT2248
Khi tần số của bộ dao động là 455KHz, sóng mang của tín hiệu
phát đi có tần số là 38KHz. Trừ khi các phím hoạt động, bình
thường thì bộ dao động ngừng hoạt động, vì vậy giúp giảm điện
năng tiêu thụ.
- Phím ngõ vào:
K1-K6 kết hợp với T1-T3 tạo thành một ma trận tối đa 18 phím.

Hình 2.4: Ma trận 18 phím.
Phím 1-6: Là các phím cho ra tín hiệu liên tục khi ấn giữ.
Phím 7-18: Là các phím cho ra tín hiệu không liên tục, khi ấn
phím thì chỉ có một tín hiệu ra.
Khi hai hoặc nhiều phím kết nối với T2 và T3 được nhấn cùng lúc
thì thứ tự ưu tiên từ K1 đến K6.
- Lệnh truyền đi:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 6 SVTH: Phạm Minh Thuận
Lệnh truyền đi bao gồm một từ lệnh. Một từ lệnh gồm mã bit (3
bit) C1-C3, mã liên tục (1 bit) H, mã không liên tục (2 bit) S1, S2,

mã dữ liệu (6 bit) D1-D6. Như vậy, một từ lệnh có 12 bit.

Hình 2.5: Cấu trúc lệnh truyền đi.
- Mã bit C1, C2 và C3 (được gọi là mã người dùng) :
Mã bit có thể được tạo bằng cách kết nối với T1-T3 thông qua
diode.
Dữ liệu C1, C2, C3 sẽ là ‘1’ nếu có diode nối giữa chân CODE và
T1-T3, là ‘0’ nếu không nối.

Hình 2.5: Tạo mã bit (mã người dùng) cho PT2248.
- Dạng sóng truyền đi:

Hình 2.6: Dạng sóng tín hiệu truyền đi của PT2248.
Thời gian của bit "a" phụ thuộc vào tần số dao động (
osc
f
) và
được cho bởi công thức sau:

(osc)
1
192
a
f
 

Phân biệt bit ‘1’ và bit ‘0’:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 7 SVTH: Phạm Minh Thuận


Hình 2.7: Phân biệt bit 1 và bit 0 của PT2248.
- Tín hiệu không liên tục:
Khi nhấn bất kì một phím không liên tục, tín hiệu chỉ truyền 2 từ
lệnh đến ngõ ra và kết thúc.

Hình 2.8: Tín hiệu không liên tục của PT2248.
- Tín hiệu liên tục:
Khi nhấn bất kì một phím không liên tục, tín hiệu sẽ truyền một
chu kì lặp lại của 2 từ lệnh và dừng (với thời gian dừng là 208a)
cho đến khi phím được buông ra.

Hình 2.9: Tín hiệu liên tục của PT2248.
Nếu phím được buông ra trong quá trình truyền mã, PT2248 sẽ
tiếp tục gửi nhóm cuối cùng của 2 từ lệnh và sau đó dừng truyền
như hình dưới:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 8 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.10: Tín hiệu liên tục của PT2248 khi buông phím trong
lúc truyền.
- Sóng mang:
Tần số sóng mang (
c
f
) phụ thuộc vào tần số dao động (
osc
f
) và

được tính bởi công thức sau:

(Hz)
12
osc
c
f
f 

Vì vậy:
38
c
f kHz
khi
455
osc
f kHz

 PT2249:
 PT2249 là bộ thu tín hiệu điều khiển bằng tia hồng ngoại sử dụng
công nghệ CMOS. Nó có thể kết hợp với PT2248 để tạo thành một
hệ thống điều khiển tối đa 10 kênh.
 Sơ đồ khối:
PT2249 và PT2250 có sơ đồ khối như hình dưới, PT2249 không có
các ngõ ra từ SP6-SP10 và CP1, CP2.
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 9 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.11: Sơ đồ khối của PT2249/PT2250.

 Sơ đồ chân:

Hình 2.12: Sơ đồ chân PT2248.
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 10 SVTH: Phạm Minh Thuận
Bảng 2.2: Chức năng các chân PT2249
Tên
chân
STT I/O Mô tả
VSS 1 Chân mass, cấp nguồn âm
RXIN 2 I Ngõ vào tín hiệu thu
HP1-HP5

3-7 O
Ngõ ra tín hiệu liên tục, khi thu được tín hiệu tương
ứng, ngõ ra sẽ giữ ở mức cao đến khi hết nhận được tín
hiệu.
SP1-SP5 8-12 O
Ngõ ra tín hiệu không liên tục, khi thu được tín hiệu
tương ứng, ngõ ra sẽ ở mực cao khoảng 107ms và sau
đỏ xuống mức thấp.
CODE2,
CODE3
14,13

I
Tạo mã tổ hợp hệ thống giữa phát và thu, mã tạo ở 2
chân này phải khớp với bên phát.
OSC 15 I/O

Nối với tụ điện và điện trở để bên ngoài để tạo dao động
cho mạch.
VCC 16 Chân cấp nguồn dương.


 Chức năng chi tiết của PT2249
- Mạch dao động:

Hình 2.13: Mạch dao động của PT2249.
Ghi chú:
39 5%
R k
  
;
100 5%
C pF
 

- Mạch nhận tín hiệu ngõ vào:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 11 SVTH: Phạm Minh Thuận
PT2249A được thiết kế cho mudule thu hồng ngoại có ngõ ra tích
cực mức cao.
- Mã so sánh:
Để tránh sự can nhiễu của các thiết bị khác, mã bit C1, C2 và C3
được cung cấp để kiểm tra sự khớp mã giữa phần phát và phần
thu.

- Mã hoá:

CODE1, CODE2, CODE3 được kéo lên VCC bởi điện trở kéo
kên bên trong.
Để mã hoá mỗi mã bit lên ‘1’: để trống chân CODE hoặc nối
chân CODE với VSS có tự điện ở giữa.
Để mã hoá mỗi mã bit xuống ‘0’: nối chân CODE xuống VSS.
- Xung đơn (tín hiệu không liên tục):

Hình 2.14: Xung đơn của PT2249.
Nếu kiểm tra 12 bit của tín hiệu thu được không có lỗi thì ngõ ra
sẽ có một xung với thời gian tồn tại xung khoảng 107ms.
- Xung giữ (tín hiệu liên tục)
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 12 SVTH: Phạm Minh Thuận

(a)

(b)
Hình 2.15: Xung giữ của PT2249.
Bình thường, sau khi phát hiện 2 từ mã phù hợp truyền từ
PT2248, xung chốt được tạo ra, ngõ ra tương ứng sẽ duy trì ở mức cao
khi còn nhận được tín hiệu liên tục. Khoảng 160ms sau khi buông phím
và tín hiệu liên tục được ngừng lại, ngõ ra trở lại mức thấp bởi một xung
chốt cuối cùng (Hình 2.15 (a)).
Trong trường hợp khác khi có bất kỳ sự can thiệp nào làm bộ
nhận tín hiệu chỉ phát hiện được một từ mã phù hợp trong lần truyền
cuối cùng thì khoảng 160ms sau khi buông phím, ngõ ra sẽ trở lại mức
thấp (Hình 2.15 (b)).
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại


GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 13 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.16: Bảng phân bố mã dữ liệu tương ứng với PT2248 phát đi.
Từ hình trên, ta thấy PT2249 chỉ giải mã được các phím có số từ
1-5 và từ 7-11. Gồm 5 phím xung đơn và 5 phím xung giữ.
b. Các linh kiện khác:
 LED phát hồng ngoại:

Hình 2.17: Hình dạng và sơ đồ chân LED phát hồng ngoại
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 14 SVTH: Phạm Minh Thuận
- Về cơ bản LED phát hồng ngoại có hình dạng và cấu tạo như các
led thông thường. LED phát hồng ngoại có điện áp phân cực thấp
hơn các loại led thông thường và có dòng chịu đựng khoảng
50mA.

Hình 2.18: Thông số của LED hồng ngoại 5mm.
 Module thu hồng ngoại 3 chân:

Hình 2.19: Hình dạng và sơ đồ chân của module thu hồng ngoại 3 chân.
- Module thu hồng ngoại này gồm có một led thu hồng ngoại và
một IC tách sóng đã được điều chế có ưu điểm: IC có kích thước
nhỏ, phạm vi thu tín hiệu rộng, chống nhiễu tốt. Module này là
loại có ngõ ra tích cực mức thấp.
- Sơ đồ khối:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 15 SVTH: Phạm Minh Thuận


Hình 2.20: Sơ đồ khối của module thu hồng ngoại 3 chân.
 MOC3020:
 MOC3020 là thiết bị điều khiển triac cách ly quang. Bao gồm một
diode phát hồng ngoại và một công tắc hai chiều bằng silic nhạy với
ánh sáng.
 Sơ đồ chân

Hình 2.21: Sơ đồ chân của MOC3020.
Trong đó:
- Chân số 1: Anode của diode
- Chân số 2: Cathode của diode
- Chân số 3: N/C (không kết nối)
- Chân số 4 và 6: chân đầu cuối chính để kết nối phần công suất.
 Triac BTA12
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 16 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.22: Hình dạng và sơ đồ chân của Triac BTA12.
BTA12 thích hợp làm công tắc xoay chiều thông dụng. Nó có thể được
dùng như chức năng bật/tắt các ứng dụng như: khởi động động cơ, điều
khiển đèn, điều khiển tốc độ động cơ,…
BTA12 có thể chịu được dòng lên đến 12A.
 Relay 5 chân:

Hình 2.23: Hình dạng và sơ đồ chân của relay 5 chân.
Relay 5 chân có một tiếp điểm thường đóng và một tiếp điểm thường
mở. Khi có dòng cấp cho cuộn dây (chân 1 và 2), tiếp điểm thường đóng
(chân 5) sẽ mở ra và tiếp điểm thường mở (chân 4) sẽ đóng lại. Chân số
3 là chân chung.

 IC đếm 74192:
 74192 là IC đếm BCD có chức năng đếm lên, đếm xuống, có đặt
trước số đếm và Reset.
 Sơ đồ chân:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 17 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.24: Sơ đồ chân IC đếm 74192.
 P0, P1, P2, P3 (15, 1, 10, 9) là các chân dữ licuarBCD đặt
trước cho IC.
 Q0, Q1, Q2, Q3 (3, 2, 6, 7) là các chân ngõ ra BCD của
của IC.
 CPU (5) là chân ngõ vào xung Clock đếm lên cho IC.
 CPD (4) là chân ngõ vào xung Clock đếm xuống cho IC.
 PL (11) là chân để đặt giá trị của P0-P3 vào IC.
 MR (14) là chân Reset IC đếm.
 TCD (13) là chân báo khi IC đếm xuống về 0 và quay lại
9( TCD)
 TCD (12) là chân báo khi IC đếm lên đến 9 và về 0 ( TCU)

 Sơ đồ logic của IC 74192:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 18 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.25: Sơ đồ logic của 74192.
 Bảng trạng thái:
Up (CPU) Down (CPD) Reset (MR)
Parallel Load

(PL)
Chức năng
↑ H L H Đếm lên
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 19 SVTH: Phạm Minh Thuận
H ↑ L H Đếm xuống
X X H X Reset
X X L L
Đặt giá trị từ
ngõ vào

Khi Reset ở mức cao thì các ngõ ra bị reset về 0 bất chấp các ngõ
vào còn lại.
Khi Reset ở mức thấp và PL ở mức cao thì IC đếm lên khi CPD ở
mức cao và có xung cạnh lên ở CPU đồng thời ngõ ra TCU (CO) sẽ
xuống mức thấp 1 xung (High-low-high) khi IC đếm tràn 9 về 0, IC
đếm xuống khi CPU ở mức cao và có xung cạnh lên ở CPD, đồng thời
ngõ ra TCD (BO) sẽ xuống mức thấp 1 xung (high-low-high) khi IC
đếm xuống đến 0 và quay lại 9.
Khi Reset ở mức thấp và PL ở mức thấp thì dữ liệu đặt ở ngõ vào
sẽ được đưa vào IC.
 IC giải mã led 7 đoạn 74LS247:
 74LS247 là IC giải mã LED 7 đoạn loại Anode chung, có cực thu
để hở.
 Sơ đồ chân:

Hình 2.26: Sơ đồ chân IC giải mã 74LS247
 A, B, C, D (7, 1, 2, 6) là các ngõ vào dữ liệu cho IC.
 a, b, c, d, e, f, g (13, 12, 11, 10, 9, 15, 14) là các ngõ ra

điều khiển LED 7 đoạn.
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 20 SVTH: Phạm Minh Thuận
 LAMP TEST (3) là chân kiểm tra các đoạn của LED.
 RB OUTPUT (4) là chân xóa ngõ ra.
 RB INPUT (5) là chân xóa ngõ vào. Kết hợp với RB
OUTPUT để xóa số 0 vô nghĩa.
 Sơ đồ logic của IC:

Hình 2.27: Sơ đồ logic của IC 74LS247.
 Bảng trạng thái:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 21 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.28: Bảng trạng thái của 74LS247.
Khi các ngõ vào LT và BI/RBO ở mức cao thì ngõ ra sẽ hiển thị
các giá trị của 4 bit dữ liệu ngõ vào từ 0 đến 15 và RBI phải để trống
hoặc ở mức cao để hiện được số 0. Lúc này ngõ ra sẽ hiển thị như sau:

Hình 2.29: Chi tiết hiển thị các số từ 0 đến 15 trên LED 7 đoạn của
74LS247.
Khi ngõ vào BI/RBO ở mức thấp, bất chấp các ngõ vào còn lại thì
ngõ ra sẽ tắt hết các đoạn của LED 7 đoạn.
Khi LT ở mức cao, các ngõ vào dữ liệu ở mức thấp, RBI ở mức
thấp thì ngõ ra sẽ tắt hết các đoạn của LED và chân BI/RBO sẽ xuống
mức thấp. Dùng để xóa số 0 vô nghĩa.
Khi ngõ vào LT ở mức thấp và BI/RBO để trống hoặc ở mức cao
thì ngõ ra sẽ sáng hết các đoạn của LED 7 đoạn.

 LED 7 đoạn loại Anode chung:
 Led 7 đoạn là một linh kiện dùng để hiển thị các số 0-9 và một vài
ký tự đặc biệt khác.
 Sơ đồ chân:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 22 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.30: Hình dạng và sơ đồ chân của LED 7 đoạn loại Anode chung.
 LM7805:
 LM7805 là IC ổn áp 5VDC, có ngõ ra ổn áp ở 5VDC và dòng ra
lên đến 1A.
 Sơ đồ chân:


Hình 2.31: Sơ đồ chân của LM7805.
 Bảng thông số hoạt động:
Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 23 SVTH: Phạm Minh Thuận

Hình 2.32: Bảng thông số hoạt động của LM7805.
Theo các thông số trong hình thì LM7805 ổn áp điện áp từ 4.75 đến
5.25V khi điện áp ngõ vào từ 7-20V và dòng ngõ ra từ 5mA-1A.

Đồ án môn học 1 Đề tài: Điều khiển quạt bằng hồng ngoại

GVHD: Th.s Trương Ngọc Anh Trang 24 SVTH: Phạm Minh Thuận
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG
3.1.

Thiết kế phần cứng
:
3.1.1. Sơ đồ khối hệ thống
KHỐI PHÁT
KHỐI THU
VÀ GIẢI MÃ
KHỐI XỬ LÝ
TRUNG TÂM
KHỐI HẸN
GIỜ
KHỐI GIAO
TIẾP CÔNG
SUẤT
KHỐI HIỂN
THỊ
KHỐI DAO
ĐỘNG
KHỐI NGUỒN 5VDC

×