Tải bản đầy đủ (.ppt) (14 trang)

Mục đích và nội dung YTTK lớp 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.55 KB, 14 trang )


DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ
THỐNG KÊ
Lớp 4

Nhiệm vụ của nhóm
1. Đọc và ghi chép nội dung dạy học các YTTK
trong SGK Toán lớp 4;
2. Tìm hiểu:
-
Mục tiêu dạy học các YTTK ở lớp 4;
-
ND và PPDH các YTTK ở lớp 4;
-
Đặc điểm nội dung dạy học các YTTK trong
Toán 4.

Mục tiêu dạy học “Các YTTK” ở lớp 4
Dạy học “Các YTTK” trong môn Toán lớp 4
nhằm giúp HS:
-
Thực hành phân tích “Bảng thống kê số liệu”
đơn giản;
-
Bước đầu làm quen với biểu đồ; tập đọc và
phân tích số liệu trên biểu đồ;
-
Bước đầu làm quen với số trung bình cộng.

Mục tiêu dạy học “Các YTTK” ở lớp 4


Thực chất của dạy học một số YTTK trong môn
Toán lớp 4 là dạy học một số nội dung quen
thuộc trong số học ở Tiểu học theo tinh thần của
“thống kê”.

Việc dạy học “Các YTTK” trong Toán 4 được tiếp
tục triển khai theo các định hướng: Tích hợp
trong nội dung dạy học “Số học” và liên hệ chặt
chẽ với các kiến thức khác (như dân số, môi
trường) ; góp phần gắn dạy học với thực hành
giải quyết vấn đề trong đời sống.

Đặc điểm nội dung dạy học về “Các
YTTK” ở lớp 4
1. Thực hành phân tích “Bảng thống kê số liệu”
đơn giản.
2. Biểu đồ.
3. Số trung bình cộng.

1. Thực hành phân tích “Bảng thống kê
số liệu” đơn giản.

Ở lớp 3, HS đã làm quen với “Bảng thống kê số
liệu” đơn giản. Ở lớp 4, HS tiếp tục luyện tập
thực hành phân tích “Bảng thống kê số liệu”.

Ví dụ 1: Bảng dưới đây cho biết một vài số
liệu về GD phổ thông năm học 2003 – 2004:
a. Số trường THCS là bao nhiêu?
b. Số HS Tiểu học là bao nhiêu?

c. Số GV THPT là bao nhiêu?
Tiểu học THCS THPT
Số trường 14.316 9.873 2.140
Số HS 8.350.191 6.612.992 2.616.207
Số GV 362.627 280.943 98.714

2. Biểu đồ
2.1. Biểu đồ là một cách biểu diễn số liệu thống kê
dưới dạng các hình vẽ.
(VD trang 104 – SGK Toán 4).
Biểu đồ là một nội dung đã được giới thiệu trong
Toán 4 (1981). Trong chương trình Toán 4 (mới),
“Biểu đồ” được dạy học kĩ hơn và có hệ thống
hơn.

2. Biểu đồ
2.2. Biểu đồ là PT trực quan giúp HS dễ nhận biết,
dễ hiểu, dễ nhớ về quy luật của một hiện tượng,
một quá trình. VD khi thống kê số ngày mưa có
trong 3 tháng 7, 8, 9 nếu chỉ mô tả các số liệu
quan sát từng ngày một cách “rời rạc” thì sẽ khó
có thể thấy được : tháng nào có mưa nhiều,
nhưng nếu biểu diễn dưới dạng biểu đồ ( trang
34 – Toán 4) có thể thấy được quy luật biến đổi
(sự nổi trội) của thời tiết, chẳng hạn tháng 7 là
tháng có mưa nhiều nhất.

2. Biểu đồ
2.3. Biểu đồ còn là nguồn tri thức giúp HS rèn
luyện kĩ năng thu thập, phân tích và xử lí thông

tin. Ví dụ: Dựa vào biểu đồ “Số ngày có mưa
trong 3 tháng của năm 2004” có thể thu thập
được các thông tin: Tháng 7 có bao nhiêu ngày
mưa? Số ngày có mưa trong 8 tháng nhiều hơn
tháng 9 mấy ngày?

3. Số trung bình cộng

Về ý nghĩa thống kê, “Số TBC” có thể được xét
trên 2 phương diện sau:
3.1. Số TBC được xem là “đại diện” cho các số liệu
thống kê.

Ví dụ 2:
Trong 1 bài kiểm tra môn Toán, tổ 1 và tổ 2 đạt các
kết quả như sau:
Tổ 1 5 6 7 7 10
Tổ 2 2 5 6 7 10

Ví dụ 2:

Nếu mô tả các số liệu trên 1 cách rời rạc, ta có
thể nói, chẳng hạn: tổ 1 có 5 bạn trong đó có 1
bạn đạt điểm cao nhất là 10, một bạn được điểm
thấp nhất là 5, có 2 bạn được 7 điểm và 1 bạn
được 6 điểm. Cách mô tả đó chưa cho ta hình
dung được tình hình chung về kết quả học tập
của HS.Tuy nhiên, nếu tính số TBC ta có điểm
TBC của tổ 1 là 7, của tổ 2 là 6 nên bước đầu có
thể nói KQ học tập môn Toán của tổ 1 tốt hơn tổ

2.

3. Số trung bình cộng

3.2. Thông qua số TBC có thể nhận biết về “đặc
điểm” của mỗi phần tử trong tập hợp đó. VD ở tổ
1, bạn Hoa đạt điểm 7 thì chỉ là điểm trung bình
chung của tổ 1, trong khi đó ở tổ 2 bạn Hà cũng
đạt điểm 7, nhưng lại là điểm khá của tổ 2.

×