Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình: Nghiên cứu các trường hợp Thường Tứ Liên Quận Tây Hồ và xã Thượng Cát huyện Từ Liêm, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.58 KB, 10 trang )

Mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình:
Nghiên cứu trường hợp Phường Tứ Liên Quận
Tây Hồ và xã Thượng Cát huyện Từ Liêm, Hà
Nội

Nguyễn Kim Anh

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Xã hội học; Mã số: 60 31 30
Người hướng dẫn: TS Trần Văn Hải
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp luận
nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Hà
Nội. Phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phó
Hà Nội. Phân tích và làm rõ các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội có tác động đến
các mối quan hệ nói chung và những mâu thuẫn nói riêng giữa các thế hệ trong gia
đình ở Thành phố Hà Nội. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị,
phương hướng phù hợp nhằm bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp
của người Hà Nội.
Keywords: Xã hội học; Mâu thuẫn gia đình; Gia đình; Hà Nội
Content
1. Lý do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và
phát triển cùng với những giá trị chuẩn mực tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá
dân tộc. Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu
thương đùm bọc lẫn nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao
động, bất khuất, kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt


Nam gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước.
Qua nhiều thời kỳ phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có nhiều thay
đổi, nhưng chức năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan
trọng, không thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, công tác gia đình hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém và đang đối mặt với
nhiều thách thức. Việc thực hiện Luật hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất
cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung sống không kết
hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng đã để lại những hậu quả
nghiêm trọng về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong
hôn nhân với người nước ngoài đang làm cho xã hội lo lắng. Nhiều giá trị đạo đức truyền
thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa, thuỷ chung, kính trên nhường dưới đang có
biểu hiện xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi
dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Các tệ nạn xã hội như ma tuý,
cờ bạc, rượu chè, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm nhập vào các gia đình. Nạn
bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em bị xâm hại, trẻ em
phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng phát triển…

Khi đề cập đến gia đình, người ta không chỉ nói đến các chức năng của gia đình
như chức năng tái sản xuất con người, chức năng kinh tế, chức năng xã hội hoá cá thể và
một số chức năng khác mà còn đề cập đến những vấn đề xã hội của gia đình như hôn
nhân, ly hôn, bạo lực, giá trị chuẩn mực, di cư... Tất cả những vấn đề đó ít nhiều ảnh
hưởng đến mối quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình mà một trong những yếu tố là mâu
thuẫn.
Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có những
thay đổi toàn diện và sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có các
mối quan hệ gia đình. Bên cạnh những việc tiếp nhận những tác động tích cực về kinh tế
xã hội do quá trình đổi mới đem lại, gia đình Việt Nam cũng đang phải đối mặt với
những thách thức to lớn như: vấn đề thiếu việc làm, thu nhập chưa ổn định và những rủi
ro từ nền kinh tế thị trường, bạo lực gia đình, thiết chế gia đình lỏng lẻo… đặc biệt là
mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình. Vấn đề thế hệ và mâu thuẫn của nó trong gia

đình phản ánh sự biến đổi trong kết cấu nội tại của hệ thống gia đình. Bản chất của gia
đình được thể hiện thông qua mối quan hệ giữa các thế hệ và hoạt động của các thành
viên gia đình khi thực hiện các chức năng cơ bản của gia đình. Hình thức, nội dung và
cách thức quan hệ gia đình phụ thuộc vào các loại hình gia đình như truyền thống hay
hiện đại, hạt nhân hay mở rộng... Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào cơ cấu gia đình và
khung cảnh văn hoá xã hội. Vì vậy, việc phân tích quan hệ các thế hệ trong gia đình nói
chung và mâu thuẫn của các thế hệ nói riêng đang là một vấn đề bức thiết hiện nay.
Kết quả điều tra Gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy, hiện nay loại gia đình hai
thế hệ là khá phổ biến, chiếm 63,4%. Loại hộ gia đình này có xu hướng phổ biến hơn ở
các khu vực Đông Bắc, Tây Bắc và Tây Nguyên. Tỷ lệ hộ chỉ có một thế hệ không nhiều
(9,9%), tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng. Hộ gia đình ba thế hệ ở nông thôn
cao hơn thành thị, đặc biệt là khu vực nội thành bốn thành phố lớn Hà Nội, Hải Phòng,
Đà Nẵng và Tp Hồ Chí Minh. Một trong những nguyên nhân là do điều kiện đất đai và
nhà ở tại các khu vực thành thị bị hạn chế, vì vậy, số lượng các thế hệ cùng cư trú trong
một hộ tăng lên. Ngoài ra, nhiều gia đình ở nông thôn đã tách hộ để được chia ruộng đất.
Vấn đề đặt ra là: dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá,
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì quan hệ giữa các thế hệ gia đình đã và đang
diễn ra như thế nào? Mối quan hệ này ảnh hưởng ở mức độ nào đến việc thực hiện
chức năng của gia đình nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và
tác động như thế nào đến sự biến đổi văn hoá xã hội? Những vấn đề trở thành tiêu
điểm của xã hội hay những vấn đề tiêu cực xã hội liệu có phải được nảy sinh từ
những mối quan hệ này? Có thể nói, mối quan hệ giữa các thế hệ gia đình phản ánh
bản chất của hệ thống gia đình, là vấn đề cốt lõi của thiết chế gia đình. Nó chính là
quan hệ xã hội của xã hội được thu nhỏ trong khuôn khổ gia đình.
Nhận thức được điều này, tác giả đã chọn vấn đề “Mâu thuẫn giữa các thế hệ
trong gia đình” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là chỉ ra được những yếu tố kinh tế - xã hội tác động
đến những mâu thuẫn giữa các thế hệ và làm rõ thực trạng của những mâu thuẫn hiện nay
trong gia đình thành phố Hà Nội. Nhiệm vụ cụ thể:

- Làm rõ những khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp luận nghiên cứu
thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phố Hà Nội.
- Phân tích thực trạng mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở Thành phó Hà
Nội.
- Phân tích và làm rõ các yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội có tác động đến các mối
quan hệ nói chung và những mâu thuẫn nói riêng giữa các thế hệ trong gia đình ở
Thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị, phương hướng phù hợp nhằm
bảo tồn và phát huy văn hoá truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội.
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu :
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mâu thuẫn giữa các thế hệ trong gia đình ở
Thành phố Hà Nội.
3.2.Khách thể nghiên cứu:
+ Đại diện hộ gia đình (thế hệ ông bà, cha mẹ, con cháu)
+ Đại diện các ban ngành của phường, xã (Phó Chủ tịch UBND xã/ phường, Hội
người cao tuổi, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên...)
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Do tính phức tạp và rộng lớn của vấn đề nghiên cứu cùng những giới hạn của một
bản luận văn cao học nên đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu thực trạng mâu thuẫn giữa
các thế hệ trong gia đình tại một phường và một xã ở Thành phố Hà Nội biểu hiện qua 4
lĩnh vực bao gồm : kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá.
- Phạm vi về không gian: Phường Tứ Liên, Quận Tây Hồ; Xã Thượng Cát, huyện
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 9/2009 - 6/2010.
3.4. Mẫu nghiên cứu :
Đề tài tiến hành khảo sát mẫu ngẫu nhiên đối với 200 đại diện hộ gia đình tại
Phượng Tứ Liên, Quận Tây Hồ và xã Thượng Cát, huyện Từ Liêm, Thành phố Hà
Nội.
Tổng số mẫu là 200 ngươ

̀
i, trong đo
́
:

Giới tính :
- Nam : 85 người, chiếm 42,5%
- Nữ : 115 người, chiếm 57,5%

Độ tuổi :
- Từ 20-30 tuổi : 12 người, chiếm 6,0%
- Từ 31-40 tuổi : 78 người, chiếm 39%
- Từ 41 – 50 tuổi: 63 người, chiếm 31,5%
- Từ 50 tuổi trở lên: 47 người, chiếm 23,5%

Trình độ học vấn :
- THPT : 121 người, chiếm 60,5%
- Trung cấp : 19 người, chiếm 9,5%
- Cao đẳng- Đại học : 45 người, chiếm 22,5%
- Trên Đại học: 15 người, chiếm 7,5%

Thu nhập bình quân/tháng :
- 1 triệu – dưới 1,5 triệu: 35 người, chiếm 17,5%
- 1,5- 2 triệu: 86 người, chiếm 43,0%
- Trên 2 triệu: 79 người, chiếm 39,5%

Nghề nghiệp:
- Cán bộ, CNVC: 56 người, chiếm 28%
- Nông nghiệp: 42 người, chiếm 21%
- Người nội trợ hoặc đã về hưu: 13 người, chiếm 6,5%

- Buôn bán dịch vụ: 79 người, chiếm 39,5%
- Làm những nghề khác: 10 người, chiếm 5%
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích một số tài liệu đã có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu. Qua đó, bổ sung thêm cho những thiếu hụt trong việc phân tích các số
liệu định lượng thu được từ điều tra bảng hỏi.
4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

×