Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Bạo lực gia đình ở phụ nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.14 KB, 14 trang )


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
2
1. Tính cấp thiết của đề tài
2
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2
3. Mục đích nghiên cứu
4
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5
6. Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
6
7. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
7
8. Cơ sở lý thuyết
8
PHẦ
N NỘI DUNG
11
Chương 1. Phản ứng của phụ nữ đối với bạo lực gia đình
11
1.1. Các hình thức phản ứng mạnh
11
1.2. Chấp nhận, chịu đựng - phản ứng yếu trước hành vi bạo lực
14
Chương 2. Các yếu tố thúc đẩy phản ứng mạnh và yếu của


phụ nữ đối với bạo lực gia đình
16
2.1. Các yếu tố thúc đ
Ny phản ứng mạnh
16
2.2. Các yếu tố thúc đNy phản ứng yếu
17
2.3. Yếu tố nhận thức
20
Chương 3. Hệ quả đối với sức khỏe của người phụ nữ
24
3.1. Hệ quả đối với sức khỏe thể chất
24
3.2. Hệ quả đối với sức khỏe tinh thần
24
3.3. Hệ quả đối với sức kh
ỏe tình dục
25
KẾT LUẬN
27

2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bạo lực gia đình là một hiện tượng phổ biến mang tính toàn cầu,
là nỗi đau và mối lo ngại của không ít gia đình, của mỗi quốc gia và
cộng đồng quốc tế. Và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Bạo lực gia
đình là một trong những nguyên nhân quan trọng làm tan vỡ gia đình,
dẫn đến tình trạng ngoại tình, ly thân, ly hôn, góp phần làm gia tă
ng

các vấn nạn xã hội. Nạn nhân của bạo lực gia đình hầu hết là những
người yếu thế trong gia đình, đó là phụ nữ, trẻ em, cha mẹ già phải
sống phụ thuộc vào con cái. Phụ nữ phải gánh chịu bạo lực gia đình ở
ba hình thức chủ yếu: bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực
tình dục. Những n
ăm gần đây, tình trạng này ngày một gia tăng và
hậu quả để lại cho xã hội là rất lớn. Điều này đã khiến các nhà khoa
học, các nhà hoạch định và tư vấn chính sách nhìn nhận, chú ý và
nghiên cứu một cách nghiêm túc. Các nghiên cứu về bạo lực gia đình
đều nhằm đến một mục đích chung nhất là lên án các hành vi bạo lực,
góp phần phòng chống bạo lực gia đình, can thiệp và hỗ trợ hiệu quả

cho nạn nhân bị bạo lực.
Nghiên cứu này tập trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực
gia đình còn chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước,
đặc biệt là phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với hành vi
bạo lực của người chồng, đồng thời phân tích hệ quả của những cách
phản ứng khác nhau đối v
ới sức khỏe của bản thân người phụ nữ.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Bạo lực gia đình được nhìn nhận từ nhiều góc độ khác nhau như
đạo đức, nhân quyền, bất bình đẳng giới… và các nhà nghiên cứu
đều có chung nhận định, bạo lực gia đình không phải là vấn đề xã hội
của một quốc gia mà là vấn đề có tính toàn cầu. Nạn nhân của bạo

3
lực gia đình chủ yếu là phụ nữ và phần lớn các trường hợp bạo lực
gia đình là những người vợ bị chồng đánh đập, hành hạ, ngược đãi.
Đấu tranh nhằm ngăn chặn, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các hành vi bạo
lực gia đình đối với phụ nữ đã trở thành mối quan tâm chủ yếu của

các tổ chức quốc tế cũng như
các quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ.
Các hình thức bạo lực gia đình được phân loại theo nhiều cách
khác nhau. 1- Hai loại: bạo lực thấy được và bạo lực không nhìn thấy
được (bạo lực trực tiếp và bạo lực gián tiếp). 2- Ba loại: bạo hành thể
xác, bạo hành tinh thần và bạo hành tình dục. 3- Bốn loại: ngược đãi
thân thể, ngược đãi về lời nói, ngược đãi v
ề tình cảm và ngược đãi
liên quan đến tình dục. 4- Năm loại: cưỡng bức thân thể, cưỡng bức
tình dục, cưỡng bức về tâm lý và tình cảm, cưỡng bức về mặt xã hội
và cưỡng bức về tài chính. Dù được phân loại theo nhiều cách khác
nhau, dù được gọi tên với nhiều thuật ngữ khác nhau nhưng có thể
nhận thấy những loại hình bạo lực này đều không có một ranh giới rõ
ràng để phân
định rạch ròi. Có thể khẳng định, bạo lực gia đình của
người chồng đối với người vợ diễn ra theo một hình thức phức hợp
bao gồm cả bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần lẫn bạo lực tình dục,
đương nhiên gây ảnh hưởng cùng lúc đối với sức khỏe thể chất, tinh
thần và tình dục của người phụ nữ.
Các nguyên nhân khiế
n người phụ nữ trở thành nạn nhân của bạo
lực có thể kể đến là do hệ tư tưởng nam trị và các quan hệ thống trị -
phụ thuộc, do Nhà nước buông lỏng, không áp dụng các biện pháp xử
lý thích hợp đối với bạo lực, do một số chuNn mực và thực tiễn văn
hóa cũ, sự bất bình đẳng về kinh tế, khuynh hướng sử dụng bạo l
ực
trong giải quyết xung đột, thiếu kỹ năng xử lý xung đột của cá nhân
và cộng đồng, do quan niệm của người phụ nữ không muốn “vạch áo

4

cho người xem lưng”, do sự thiếu hiểu biết pháp luật của cả hai phía:
nạn nhân và đối tượng gây bạo lực…
Bạo lực gia đình thường là sự kết hợp tổng hòa của nhiều nhân tố
ở nhiều cấp độ. Với mọi nguồn căn nguyên, bạo lực gia đình luôn để
lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân bị bạo lực, trong đó có phụ

nữ. Phụ nữ là đối tượng chính phải gánh chịu những hậu quả về sức
khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe tình dục do hành vi bạo lực của
người chồng.
3. Mục đích nghiên cứu
Ghi nhận thành quả đã đạt được của các nghiên cứu đi trước,
trong khuôn khổ hạn chế về điều kiện thời gian và nguồn lực cho
cu
ộc nghiên cứu, đề tài tập trung làm rõ một số khía cạnh của bạo lực
gia đình còn chưa được đề cập đầy đủ trong các nghiên cứu trước,
đặc biệt là phản ứng của người phụ nữ khi phải đối mặt với hành vi
bạo lực của người chồng. Hệ quả của những cách phản ứng khác
nhau đối với sức khỏe của bản thân người ph
ụ nữ cũng là chủ đề
được thảo luận kỹ trong luận văn này.
4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Khi bị bạo lực gia đình, phản ứng tức thời và phản ứng lâu dài,
về sau của người phụ nữ diễn ra như thế nào?
- Các yếu tố bạo lực gia đình, đặc trưng cá nhân và nhận thức của
phụ nữ có tác độ
ng đến việc lựa chọn cách phản ứng của họ ra sao?
- Hệ quả của từng cách phản ứng đối với sức khỏe của phụ nữ là gì?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mức độ phản ứng đối với bạo lực gia đình của phụ nữ có tác

động làm giảm bạo lực trong thời gian sau đó. Phụ nữ càng có phản

5
ứng mạnh mẽ với bạo lực thì khả năng bạo lực xảy ra sau đó càng
thấp hoặc mức độ nghiêm trọng của bạo lực sau đó càng thấp.
Nhận thức là yếu tố quan trọng nhất tác động đến phản ứng của
phụ nữ. Phụ nữ càng có nhận thức tốt (có học vấn cao, tiếp cận nhiều
nguồn thông tin, kể cả Internet, có hi
ểu biết về pháp luật, hiểu biết về
quyền của phụ nữ) thì càng có phản ứng mạnh hơn với bạo lực.
Ngược lại, phụ nữ có nhận thức yếu, có niềm tin nhiều hơn vào các
giá trị trọng nam khinh nữ truyền thống, thì càng có xu hướng cam chịu.
5. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu: tác động của bạo lực gia
đình tới sức
khỏe của người phụ nữ.
5.2. Khách thể nghiên cứu chủ yếu: người vợ và người chồng
trong những gia đình có hành vi bạo lực.
Bên cạnh đó tìm hiểu thêm các đối tượng có liên quan như các
thành viên khác trong gia đình, hàng xóm, người dân địa phương,
chính quyền địa phương, các đoàn thể quần chúng.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 09/2010 đến tháng 06/2011.
- Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu t
ại 3 điểm là thị trấn
Đông Anh, xã Cổ Loa và xã Kim Chung (huyện Đông Anh - thành phố
Hà Nội).
5.4. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu:
Đông Anh là một huyện ngoại thành phía Bắc thành phố Hà Nội,
gồm có thị trấn Đông Anh và 23 xã.

Thị trấn Đông Anh có diện tích 453km
2
. Dân số khoảng 24.000
người. Đây là đơn vị duy nhất của huyện Đông Anh không trực tiếp
tham gia sản xuất nông nghiệp. Dân cư thị trấn chủ yếu làm việc

6
trong các cơ quan nhà nước, buôn bán kinh doanh, làm dịch vụ
thương mại.
Xã Cổ Loa có diện tích 802ha. Tổng số hộ trên toàn xã là 4.448
hộ với 16.514 nhân khNu. Dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (2.446
hộ). Ngoài ra còn có 1.334 hộ làm dịch vụ, thương mại. 542 hộ làm
các công việc xây dựng, tiểu thủ công nghiệp và vận tải.
Xã Kim Chung nằm ở phía Tây huyện Đông Anh, có diện tích
344ha. Tổng số hộ trên toàn xã là 12.453 hộ với 30.000 nhân khNu,
được phân bố ở
3 thôn: thôn Bầu, thôn Hậu Dưỡng và thôn Nhuế.
Trên địa bàn xã Kim Chung hiện có khoảng trên 30 doanh nghiệp lớn
nhỏ đang hoạt động, có nhiều đường giao thông quan trọng đi qua
khu công nghiệp và đường hạ tầng Bắc Thăng Long.
6. Một số khái niệm chủ yếu sử dụng trong nghiên cứu
6.1. Gia đình là một nhóm xã hội được hình thành trên cơ sở hôn
nhân hoặc quan hệ huyết thống, những thành viên trong gia đình có
sự gắn bó và ràng bu
ộc với nhau về trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ
có tính hợp pháp được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.
6.2. Bạo lực chống lại phụ nữ là bất kỳ một hành động bạo lực
dựa trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có khả năng dẫn đến những tổn
thất về thân thể, về tình dục hay tâm lý hay những đ
au khổ của phụ

nữ, bao gồm cả sự đe dọa có những hành động như vậy, sự cưỡng
bức hay tước đoạt một cách tùy tiện sự tự do, dù nó xảy ra nơi công
cộng hay trong cuộc sống riêng tư. (Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về
loại trừ bạo lực chống lại phụ nữ, tháng 12/1993)
6.3. Bạo lực gia đình là hành vi cố ý c
ủa thành viên gia đình gây
tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế
đối với các thành viên khác trong gia đình. (Luật Phòng chống Bạo
lực gia đình năm 2007, Khoản 2, Điều I)

7
Tất cả các nghiên cứu về bạo lực gia đình đều thừa nhận đôi khi
phụ nữ là người gây ra bạo lực đối với nam giới, nhưng bằng chứng
thực tế cho thấy phần lớn các vụ bạo lực là bạo lực đối với phụ nữ.
Bởi vậy, nghiên cứu này tập trung vào vấn đề bạo lực đối với phụ nữ
do nam gi
ới gây ra và bạo lực gia đình đối với phụ nữ trong nghiên
cứu này được hiểu là bạo lực của người chồng đối với người vợ.
6.4. Đời sống của người phụ nữ được hiểu là do nhiều yếu tố
cấu thành, bao gồm quan hệ vợ chồng, đời sống tình cảm, các mối
quan tâm xã hội, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, v.v… Nhưng
ở đây, trong phạm vi nghiên cứu có hạn, đời sống của người phụ nữ

chủ yếu được xét đến ở 3 khía cạnh: sức khỏe thể chất, sức khỏe
tình dục và đời sống tinh thần do chịu ảnh hưởng từ hành vi bạo
lực của người chồng trong gia đình.
- Sức khỏe thể chất: chấn thương các bộ phận cơ thể, ngất, bất tỉnh…
- Sức khỏe tình dục: các bệnh viêm nhiễm đường tình dục,
HIV/AIDS, rối loạn phụ khoa, ghê sợ, vô cảm, suy nghĩ tiêu cực về tình dục
- Sức khỏe tinh thần: lo sợ, căng thẳng sau chấn thương, tính tự

trọng thấp, trầm cảm, hoảng lo
ạn, mất ngủ, mất trí nhớ, bệnh tâm thần,
muốn tự tử…
7. Phương pháp nghiên cứu và chọn mẫu
7.1. Phương pháp nghiên cứu
Do tính chất nhạy cảm của vấn đề nghiên cứu, đề tài chú trọng sử
dụng các phương pháp định tính trong thu thập và phân tích thông tin
và sử dụng phương pháp “quả bóng tuyết” để tiếp tục lựa chọn thêm
những đối tượng cần phỏng vấn.
Bên cạ
nh các thông tin được tập hợp từ các kết quả nghiên cứu
đã được công bố, nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thêm 125 cuộc

8
phỏng vấn bằng bảng hỏi với những câu hỏi định lượng có sẵn với
đối tượng là phụ nữ bị bạo lực tại địa bàn.
Phương pháp quan sát và phương pháp phân tích tài liệu cũng
được vận dụng.
7.2. Chọn mẫu
Dựa vào danh sách các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu là thị trấn
Đông Anh, xã Cổ Loa và xã Kim Chung do địa phương cung cấp,
chọn những hộ gia đình có xuất hiện hi
ện tượng bạo lực, có người
mắc các tệ nạn xã hội theo nguyên tắc mẫu thuận tiện. Tiếp tục chọn
những người phụ nữ đã lập gia đình trong hộ, tiến hành câu hỏi lọc.
Chỉ những người phụ nữ trả lời đã từng bị bạo lực (bạo lực thể chất,
bạo lực tình dục, bạo lực tinh thầ
n) mới được nhóm nghiên cứu khảo
sát bảng hỏi. Tổng số phụ nữ trả lời bảng hỏi là 125 người.
Cỡ mẫu cho phỏng vấn sâu là 35 mẫu, đối tượng phỏng vấn là:

- Người vợ - nạn nhân bị bạo lực: 20 người
- Người chồng - đối tượng gây bạo lực: 10 người
- Đại diện hộ gia đình và các đối tượng khác (hàng xóm, người
dân địa phương): 05 người
Đồng thời tiến hành 03 thảo luận nhóm tập trung (nhóm phụ nữ
đã có gia đình, nhóm nam giới đã có gia đình, nhóm lãnh đạo chính
quyền địa phương), mỗi nhóm 10 người, tổng cộng 30 người ở 03 nhóm.
8. Cơ sở lý thuyết
Lý thuyết căng thẳng xã hội cho rằng, sự căng thẳng trong cuộc
sống có thể khiến cá nhân có hành vi bạo lực đối với người thân
trong gia đình. Cá nhân không chỉ sử dụng bạo lực như một cách
thức đương đầu với sự căng thẳng xã hội họ đang phải hứng chịu mà
còn xem đó là cách giải quyết những xung đột trong đời sống cá
nhân. Bất cứ khi nào có sự mất cân bằng về kỳ vọng, cá nhân có thể

9
sử dụng bạo lực để kiểm soát tình hình. Hành vi bạo lực được xem là
cách thức để bù đắp cho vị thế thấp kém hoặc lòng tự trọng bị tổn thương.
Trong lý thuyết xã hội hóa vai trò giới, bạo lực gia đình được
xem là một trong những kết quả của quá trình xã hội hóa cá nhân, là
hành vi do bắt chước, học theo, làm theo mà có. Động cơ bạo lực,
hành vi bạo lực, thái độ “bình thường hóa” của ngườ
i chồng xuất
phát từ sự tiếp nhận, làm theo những tấm gương quan sát thấy trong
bản thân gia đình và cộng đồng. Sự nhẫn nhịn và thái độ “cam chịu”
của người vợ cũng có điểm xuất phát tương tự, và đó chính là một
trong những nguyên nhân dẫn đến và thúc đNy khả năng tái diễn của
bạo lực gia đình.
Cách tiếp cận sinh thái học chỉ ra rằng, b
ạo lực gia đình xảy ra

không phải do một nhân tố duy nhất mà là sự kết hợp của nhiều nhân
tố ở các cấp độ khác nhau. Ở cấp độ cá nhân, tồn tại một số khả năng
như người gây ra bạo lực từng là nạn nhân của bạo lực, từng bị lạm
dụng tình dục, từng phải chứng kiến hành vi bạo lực của cha mẹ và
ng
ười thân, không có cha mẹ hoặc bị cha mẹ chối bỏ và thường
xuyên uống rượu. Ở cấp độ gia đình, các mâu thuẫn nảy sinh trong
quan hệ vợ chồng, người chồng là người kiểm soát tài chính và là
người ra quyết định chủ yếu trong gia đình là những nhân tố có nguy
cơ dẫn đến bạo lực. Ở cấp độ cộng đồng, đó là sự nghèo đói, điều
kiện kinh tế - xã h
ội không đảm bảo, tình trạng đơn độc của phụ nữ,
sự gắn kết của nhóm nam giới, thiếu vắng sự trợ giúp, can thiệp từ
phía cộng đồng. Còn ở cấp độ xã hội, đó là sự tồn tại của các chuNn
mực thừa nhận quyền kiểm soát, quyền sở hữu của nam giới đối với
phụ nữ, chấp nhận bạ
o lực như là một biện pháp giải quyết mâu
thuẫn cá nhân và gia đình, và thái độ nhẫn nhịn chịu đựng sự ngược
đãi, hành động bạo lực của bản thân phụ nữ.

10
Mô tả các hành vi bạo lực thể chất và bạo lực tình dục, lý thuyết
“bánh xe quyền lực và kiểm soát” nhấn mạnh việc người chồng sử
dụng bạo lực như một phương tiện để duy trì quyền lực và sự kiểm
soát đối với người vợ. Nhân tố quyết định dẫn đến hành vi bạo lực
của người chồng chính là ý muốn buộc ng
ười vợ phải phục tùng
mình khi sử dụng hành vi bạo lực và mối quan hệ hôn nhân của họ sẽ
thay đổi theo chiều hướng có lợi cho người chồng. Khi bị đe dọa
hoặc bị đánh đập, người vợ thường có thái độ cam chịu, chấp nhận và

làm mọi việc có thể để khiến người chồng hài lòng với hy vọng hành
vi bạo lực không lặp lại. Nhưng th
ực chất, cách xử sự đó của họ
chính là biểu hiện của việc hoàn toàn bị kiểm soát, giúp mục đích của
người chồng khi thực hiện hành vi bạo lực được hiện thực hóa.
Lý thuyết hệ thống khẳng định, hành vi của một thành viên và
khả năng lặp lại hành vi đó bị tác động bởi những phản ứng và phán
xét của các thành viên khác. Khi người chồng có hành vi bạo lự
c, nếu
người vợ luôn tỏ thái độ cam chịu, thì hành vi bạo lực sẽ không chỉ
xảy ra một lần, càng về sau người chồng càng coi đó là hành vi bình
thường đến mức có thể chấp nhận được, còn người vợ sẽ phải gánh
chịu những hậu quả nặng nề về sức khỏe thể chất, đời sống tinh thần
và sức khỏe tình dục. Nếu người v
ợ không chấp nhận mà tỏ thái độ
phản kháng, hành vi bạo lực của người chồng có thể hoặc không tái
diễn hoặc suy giảm mức độ thường xuyên, sức khỏe của người phụ
nữ ở các phương diện nêu trên ít phải gánh chịu ảnh hưởng tiêu cực.



×