LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các
kết quả, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Đỗ Thị Hoàng Hà
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới:
Ban Giám đốc Học Viện Quân Y
Phòng sau Đại học
Hệ sau Đại học
Bộ môn khoa Hóa sinh - Học viện Quân Y
Đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản
Hải Phòng đã tạo điều kiện cho tôi học tập, thực hiện và hoàn thành công
trình này.
Trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ rất tận tình và với tất cả lòng kính trọng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến TS. Trịnh Thế Sơn về sự hướng dẫn, hỗ trợ trong suốt thời gian
làm luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn PGS.TS. Bạch Vọng Hải, PGS.TS. Hoàng
Quang, PGS.TS. Phan Hải Nam, TS. Phạm Văn Trân và các thầy cô Bộ môn
Khoa Hóa sinh Bệnh viện 103.
Tôi sẽ luôn giữ những tình cảm tốt đẹp của các chị em Bộ môn Khoa Hóa
sinh Bệnh viện 103 nơi đã dành cho tôi những điều kiện tốt nhất để học tập.
Tôi mãi mãi không quên những tình cảm thân thiết của các anh chị và
bạn bè lớp Cao học Hóa sinh 20 đã hết lòng ủng hộ, động viên, giúp đỡ tôi
trong những ngày học tập ở Học viện.
Tôi giành tình cảm biết ơn sâu sắc tới gia đình, ba mẹ tôi và những
người thân đã động viên tiếp sức, tạo điều kiện tốt nhất giúp cho tôi vượt qua
mọi khó khăn để học tập, nghiên cứu và hoàn thành công trình này.
Tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, anh chị em khoa Hóa sinh Bệnh
viện Phụ sản Hải Phòng, Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng
đã hết lòng giúp tôi hoàn thành luận văn.
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
Danh mục các hình
Danh mục các sơ đồ
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Vô sinh 3
1.1.1. Định nghĩa vô sinh 3
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh 3
1.1.3.Thực trạng vô sinh hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 4
1.2. Các hormon tuyến yên (FSH, LH, PRL) và hormon sinh dục (Estradiol, Progesteron, AMH).
5
1.2.1.FSH 6
1.2.2.LH 9
1.2.3.Estradiol 11
1.2.4.PRL 14
1.2.5.Progesteron 15
1.2.6.Anti-Müllerian hormon (AMH) 17
1.3.Các bệnh dẫn đến vô sinh nữ do rối loạn nội tiết và tình hình nghiên cứu hiện nay 19
1.3.1.Các bệnh dẫn đến vô sinh nữ do rối loạn nội tiết 19
1.4.2.Tình hình nghiên cứu hiện nay 21
Chương 2 24
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu 24
2.1.1.Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 24
2.1.2.Tiêu chuẩn loại trừ 24
2.2.Thiết kế nghiên cứu 24
2.2.1.Cỡ mẫu 24
2.2.2.Thời gian và địa điểm nghiên cứu 25
2.3.Phương pháp nghiên cứu 25
2.3.1.Kỹ thuật lấy máu 26
2.3.2.Phương pháp định lượng các hormon 27
2.4.Xử lý số liệu 32
2.5.Đạo đức nghiên cứu 33
Chương 3 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 35
3.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 35
3.1.1.Đặc điểm về tuổi. 35
3.1.2.Đặc điểm về thời gian vô sinh 36
3.2.Kết quả định lượng các hormon FSH, LH, PRL, Estradiol, Progesteron và AMH của các mẫu
nghiên cứu 36
3.2.1.Nồng độ các hormon sinh sản. 36
Kết quả nồng độ các hormon sinh sản thu được tuân theo phân phối chuẩn 36
3.2.2.Mức độ thay đổi của nồng độ các hormon của nhóm bệnh nhân vô sinh 38
3.2.3.Kết quả xác định nồng độ các hormon sinh sản theo tuổi đời của các phụ nữ vô sinh 39
3.2.4.Kết quả xác định nồng độ các hormon sinh sản theo thời gian vô sinh 44
3.3.Kết quả xác định mối liên quan giữa các hormon hướng sinh dục và các hormon sinh dục 45
3.3.1.Mối tương quan giữa FSH với các hormon sinh dục 45
3.3.2.Mối tương quan giữa LH với các hormon sinh dục 47
3.3.3.Mối tương quan giữa PRL với các hormon sinh dục 51
Chương 4 54
BÀN LUẬN 54
4.1.Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu 54
4.1.1.Đặc điểm về tuổi 54
4.1.2.Đặc điểm về thời gian vô sinh 55
4.2.Đặc điểm về nồng độ của các hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) và các hormon sinh dục
(Estradiol, Progesteron, AMH) của các mẫu nghiên cứu 56
4.2.1.Nồng độ các hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) 56
4.2.2. Nồng độ các hormon sinh dục (Estradiol, Progesteron, AMH) 61
4.3.Mối liên quan giữa các hormon hướng sinh dục và các hormon sinh dục 65
4.3.1.Mối liên quan giữa FSH với estradiol, progesteron và AMH 65
4.3.2.Mối liên quan giữa LH với Estradiol, Progesteron và AMH 66
4.3.3.Mối liên quan giữa PRL với estradiol, progesterone và AMH 67
KẾT LUẬN 69
KIẾN NGHỊ 71
23.Calhoun K.C, Fritz M.A, Steiner A.Z (2011), “Examining the
relationship between ovarian reserve, as measured by basal FSH levels,
and the risk of poor obstetric outcome in singleton IVF gestations”,
Hump Reproduction, Vol 26, No12, pp. 3424-3430 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AMH : Anti-Müllerian hormon
AFC : Antral Follicle count - Số lượng nang thứ cấp
BMI : Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
BTĐN : Buồng trứng đa nang
CLS : Cận lâm sàng
CS : Cộng sự
CT Scanner : Computed Tomography Scanner
FSH : Follicle Stimulating Hormon
HC : Hội chứng
IVF : In Vitro Fertilisation - Thụ tinh trong ống nghiệm
LH : Luitenizing Hormon
LS : Lâm sàng
MRI : Magnetic Resonance Imaging – Chụp cộng hưởng từ
NST : Nhiễm sắc thể
PCOS : Polycystic Ovary Syndrome - Hội chứng buồng trứng đa
nang
PRL : Prolactin
RLKN : Rối loạn kinh nguyệt
TB : Tế bào
VS : Vô sinh
WHO : World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
XN : Xét nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân vô sinh theo nhóm tuổi 35
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân vô sinh theo thời gian vô sinh 36
Bảng 3.3. Nồng độ trung bình của các hormon hướng sinh dục 36
Bảng 3.4. Nồng độ trung bình của các hormon sinh dục 37
Bảng 3.5. Nồng độ các hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) theo tuổi
đời 39
Bảng 3.6. Nồng độ các hormon sinh dục (Estradiol, Progesteron, AMH)
theo tuổi đời 41
Bảng 3.7. Nồng độ các hormon hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) theo thời
gian vô sinh 44
Bảng 3.8. Nồng độ các hormon sinh dục (Estradiol, Progesterone, AMH)
theo thời gian vô sinh 44
Bảng 3.9. Tương quan về nồng độ giữa FSH với Estradiol,
Progesteron và AMH 45
Bảng 3.10. Tương quan về nồng độ giữa LH với Estradiol, Progesteron
và AMH 47
Bảng 3.11. Tương quan về nồng độ giữa PRL với Estradiol, Progesteron
và AMH 51
Bảng 4.1. So sánh độ tuổi vô sinh nguyên phát của một số tác giả 55
Bảng 4.2. So sánh nồng độ FSH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác
giả 57
Bảng 4.3. So sánh nồng độ LH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác giả.
58
Bảng 4.4. So sánh nồng độ PRL ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác
giả 60
Bảng 4.5. So sánh nồng độ estradiol ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số
tác giả 61
Bảng 4.6. So sánh nồng độ AMH ở bệnh nhân nữ vô sinh của một số tác
giả 64
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Tên biểu đồ Trang
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh 35
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ thay đổi của các chỉ số hormon so với trị số bình
thường của chúng 38
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ thay đổi nồng độ FSH với nhóm tuổi bệnh nhân vô
sinh 39
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ thay đổi nồng độ LH với nhóm tuổi bệnh nhân vô sinh.
40
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ thay đổi nồng độ PRL với nhóm tuổi bệnh nhân vô
sinh 40
Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ thay đổi nồng độ estradiol với nhóm tuổi bệnh nhân vô
sinh 41
Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ thay đổi nồng độ progesteron với nhóm tuổi bệnh nhân
vô sinh 42
Biểu đồ 3.8. Tỷ lệ thay đổi nồng độ AMH với nhóm tuổi bệnh nhân vô
sinh 43
Biểu đồ 3.9. Tương quan giữa nồng độ FSH và Estradiol 45
Biểu đồ 3.10. Tương quan giữa nồng độ FSH và Progesteron 46
Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa nồng độ FSH và AMH 47
Biểu đồ 3.12. Tương quan giữa nồng độ LH và Estradiol 48
Biểu đồ 3.13. Tương quan giữa nồng độ LH và Progesteron 49
Biểu đồ 3.14. Tương quan giữa nồng độ LH và AMH 50
Biểu đồ 3.15. Tương quan giữa nồng độ PRL và Estradiol 51
Biểu đồ 3.16.Tương quan giữa nồng độ PRL và Progesteron 52
Biểu đồ 3.17. Tương quan giữa nồng độ PRL và AMH 53
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1. Nồng độ FSH trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ bình thường 8
Hình 1.2. Nồng độ LH trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ bình thường 10
Hình 1.3. Biến động nồng độ AMH theo tuổi ở phụ nữ. 18
Hình 2.1. Nguyên lý phát hiện phức hợp kháng nguyên - kháng thể của
kỹ thuật điện hóa phát quang 28
Hình 2.2. Hệ thống Cobas e411 định lượng FSH, LH, PRL, estradiol,
progesteron 29
Hình 2.3. Hệ thống DTX 8000 định lượng AMH 30
Hình 2.4. Nguyên lý trong kỹ thuật ELISA 30
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Tên sơ đồ Trang
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng 6
Sơ đồ 1.2. Quá trình sinh tổng hợp steroid trong đó có quá trình tổng
hợp estradiol. 12
Sơ đồ 1.3. Quá trình hình thành của Progesteron 16
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dân số Việt Nam tính đến năm 2011 đã đạt đến con số 87 triệu người,
bình quân trung bình mỗi năm tăng 1 triệu người. Tỷ lệ sinh ở Việt Nam tuy
những năm gần đây đã giảm nhưng tỷ lệ phát triển dân số vẫn còn cao.
Tuy dân số Việt Nam tăng nhưng trong thời gian gần đây tỷ lệ vô sinh
cũng dần tăng lên, khiến vô sinh trở thành một vấn đề đáng lo ngại không chỉ
của riêng Việt Nam mà còn của chung các nước trên thế giới. Ở Việt Nam,
theo GS. Trần Văn Hanh và cộng sự (2002) tỷ lệ vô sinh chiếm khoảng từ 5%
- 6% dân số. Trong đó, vô sinh nam chiếm 40%, vô sinh nữ chiếm 40%, do cả
nam và nữ chiếm 10%, 10% vô sinh không rõ nguyên nhân [2].
Vô sinh dẫn đến nhiều hệ lụy mà một trong số đó là các vụ ly hôn vì
gia đình không có tiếng trẻ thơ, đặc biệt ở một xã hội còn mang nặng nhiều tư
tưởng cổ xưa lạc hậu như Việt Nam. Điều đó cũng thúc đẩy việc điều trị vô
sinh ở Việt Nam trở thành một vấn đề cấp bách.
Thành công của phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm năm 1978 mà
cha đẻ của nó là Patrick Steptoe và Robert Geoffrey Edwards là cuộc cách
mạng trong điều trị vô sinh trên người [52]. Hiện nay, cùng với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật trên mọi lĩnh vực, tiến bộ trong điều trị vô sinh cũng đạt
được những thành tựu đáng kể, cùng với sự triển khai rộng rãi của các trung
tâm hỗ trợ sinh sản đã góp phần làm tăng tỷ lệ kết quả điều trị.
Tại Việt Nam, công tác khám, chẩn đoán và điều trị vô sinh mới được
phát triển từ năm 1997, hiện nay với những tiến bộ trong kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản các trung tâm này đã mang lại hạnh phúc gia đình cho không ít cặp vợ
chồng hiếm muộn, vô sinh. Tuy vậy tỷ lệ điều trị thành công nói chung còn
thấp, vào khoảng 25-30% và giảm dần theo tuổi.
Sự bất thường về nồng độ các nội tiết tố tuyến yên và nội tiết tố sinh
dục ở người phụ nữ cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến vô
2
sinh, mà trong đó quan trọng nhất là sự bất thường của các hormon thuộc trục
nội tiết sinh sản dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng, bao gồm các hormon
hướng sinh dục (FSH, LH, PRL) và các hormon sinh dục (estradiol,
progesteron, AMH).
Trục nội tiết sinh sản này giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt
động sinh sản của người phụ nữ. Sự bất thường của các hormon sinh sản là
nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh và hội chứng như suy trục dưới đồi - tuyến
yên, suy buồng trứng, hội chứng tăng PRL máu, hội chứng buồng trứng đa
nang. Việc nghiên cứu nồng độ các hormon sinh sản cũng như sự tương quan
giữa chúng trong một số bệnh và hội chứng có liên quan đến rối loạn nội tiết
góp phần giúp cho công tác tư vấn dự phòng, chẩn đoán ban đầu nguyên nhân
vô sinh cũng như tiên lượng kết quả điều trị trên lâm sàng đạt được hiệu quả
cao hơn.
Hiện tại chưa có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề này trên phụ nữ vô
sinh tại thành phố Hải Phòng, nên chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
nồng độ một số hormon sinh sản ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải
Phòng” với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1 - Xác định nồng độ các hormon FSH, LH, Estradiol, Progesteron,
PRL và AMH ở phụ nữ vô sinh tại thành phố Hải Phòng.
2 - Đánh giá mối liên quan giữa hormon hướng sinh dục (FSH, LH,
PRL) và hormon sinh dục (Estradiol, Progesteron và AMH) ở các đối
tượng phụ nữ vô sinh này.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Vô sinh.
1.1.1. Định nghĩa vô sinh.
Vô sinh được định nghĩa là một cặp vợ chồng chung sống liên tục bên
nhau, mong muốn có con, không sử dụng biện pháp tránh thai nào trong một
năm trở lên, người vợ không thụ thai thì trường hợp đó gọi là vô sinh.
Thường đến khi đó, người ta mới bắt đầu thăm dò nguyên nhân chậm có thai.
Người ta chia vô sinh làm hai nhóm: vô sinh nguyên phát (người vợ
chưa từng có thai lần nào) và vô sinh thứ phát (khi người vợ từng đã có thai
nhưng vì lý do nào đó mà thai kỳ không đưa đến kết quả bình thường như
mong muốn) [82].
1.1.2. Nguyên nhân vô sinh
Tần suất hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương
nhau. Theo số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 40%, do chồng chiếm
40%, do cả vợ và chồng chiếm 10% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ
nguyên nhân [5],[7].
Nguyên nhân có thể do cả vợ lẫn chồng. Các nguyên nhân vô sinh nữ
gồm: rối loạn nội tiết buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới đồi, tổn thương vòi
trứng, nhiễm trùng vùng chậu, chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý, béo phì, quá
độ tuổi sinh đẻ, rối loạn rụng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u
buồng trứng, lối sống và sinh hoạt….
Theo Norton và CS (1993), sự tiếp cận với các biện pháp tránh thai
ngày một nhiều hơn, các phương pháp kế hoạch hóa gia đình và việc hợp
pháp hóa tình trạng nạo phá thai đã ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ sinh. Theo
4
nghiên cứu của Stephen và Chendon (2000), các vấn đề vô sinh có liên quan
đến nữ giới càng ngày càng phổ biến và tăng nhiều so với 30 năm trước [56].
Tình trạng nạo phá thai hiện nay cũng là một trong những vấn nạn nhức
nhối của xã hội, tỷ lệ nạo phá thai cao nhất là các trường hợp phá thai bên
ngoài cơ sở y tế kém chất lượng dễ gây nhiễm trùng của những người trẻ cũng
làm tăng tỷ lệ hiếm muộn vô sinh. Cùng với hiểu biết yếu kém về các phương
pháp quan hệ an toàn cũng làm lây lan các bệnh lây truyền qua đường tình
dục dễ làm giảm tỷ lệ có thai tự nhiên. Theo nghiên cứu của Cates và CS
(1999), gần một triệu trường hợp được ghi nhận có lây nhiễm bệnh qua đường
tình dục như nhiễm Chlamydia và lậu ở Mỹ mỗi năm [44].
Tần suất giao hợp của vợ chồng cũng có ảnh hưởng đến tỷ lệ có thai tự
nhiên, người ta tổng kết rằng giao hợp hơn 3 lần/tuần cho một tỷ lệ có thai
cao nhất nhưng giao hợp liên tục mỗi ngày sẽ dẫn đến tình trạng số lượng tinh
trùng và chất lượng tinh dịch đều giảm [3].
Theo Stillman và CS,1986; Hughes và Prennan,1996; Angoo và
CS,1998 lối sống và các yếu tố môi trường cũng có ảnh hưởng đến tình trạng
có thai tự nhiên [56],[72].
Hút thuốc, béo phì, thiếu dinh dưỡng, tập thể dục thể thao quá sức, sụt
cân nhiều, sang chấn tinh thần… cũng làm tỷ lệ có thai tự nhiên cũng như quá
trình điều trị hiếm muộn khó khăn hơn. Một phụ nữ có số cân trung bình dễ
mang thai hơn.
1.1.3.Thực trạng vô sinh hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam.
Theo một nghiên cứu về nguyên nhân vô sinh được Tổ chức y tế thế
giới tiến hành năm 1985 thì tỷ lệ vô sinh trên thế giới trung bình là 10-20%
[5].
Ở Việt Nam, theo thống kê từ những năm 1980, có từ 7-10% các cặp
vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ bị vô sinh. Hiện nay, vô sinh chiếm tỷ lệ 12-
5
13% tổng số cặp vợ chồng, tương đương với con số gần một triệu cặp vợ
chồng [7]. Theo GS Trần Văn Hanh và CS năm 2002, con số tỷ lệ vô sinh này
là 5-6% [2].
1.2. Các hormon tuyến yên (FSH, LH, PRL) và hormon sinh dục
(Estradiol, Progesteron, AMH).
Nội tiết tố sinh dục gồm các nội tiết tố do cơ quan sinh dục tiết ra. Nội
tiết tố sinh sản gồm các nội tiết tố của trục nội tiết sinh sản, nhằm điều hòa
hoạt động sinh sản của người phụ nữ.
Trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng là trục nội tiết sinh sản giúp
điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động sinh sản của người phụ nữ.
Bắt đầu từ cuối chu kỳ kinh này đến đầu chu kỳ kinh kế tiếp, vùng dưới
đồi tiết ra các yếu tố giải phóng GnRH (Gonadotrophin Releasing Hormon).
GnRH được vận chuyển đến tuyến yên, gắn vào thụ thể của GnRH tại tuyến
yên và kích thích tuyến yên tiết ra FSH (Follicle Stimulating Hormon) và LH
(Luteinizing Hormon). FSH và LH sẽ đến tác động tại buồng trứng, kích thích
các nang noãn của buồng trứng phát triển và sản xuất estrogen và progesteron.
Cuối cùng, estrogen và progesteron sẽ tác động lên tử cung, tuyến vú và các
cơ quan sinh dục thứ phát khác.
FSH tác động lên tế bào hạt trong khi LH tác động lên tế bào vỏ, mô
đệm, tế bào hạt và tế bào hoàng thể. Sự phối hợp của FSH và LH kích thích
sự phát triển của nang noãn và sự chế tiết estrogen của tế bào hạt.
Những ngày đầu chu kỳ estrogen có tác dụng phản hồi ức chế lên sự
chế tiết gonadotrophin ở tuyến yên, nhưng khi estrogen đạt đến một nồng độ
cao trong một thời gian tương đối dài (gần giữa chu kỳ) thì lại kích thích
tuyến yên sản xuất và giải phóng FSH và LH tồn trữ ở tuyến yên tạo đỉnh
FSH và LH giúp nang noãn trưởng thành gây nên hiện tượng rụng trứng. Sau
6
khi trứng rụng, phần còn lại của nang noãn sẽ trở thành hoàng thể tiết ra
progesteron.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ trục dưới đồi – tuyến yên – buồng trứng
(Nguồn: Nguyễn Thị Ngọc Phượng và CS, 2010).
Bất kỳ sự bất thường nào về nội tiết buồng trứng, tuyến yên, vùng dưới
đồi đều dẫn đến bất thường về rụng trứng, một trong những nguyên nhân dẫn
đến vô sinh.
1.2.1.FSH
1.2.1.1. Cấu trúc hóa học của FSH
FSH (Follicle Stimulating Hormon – Hormon kích thích nang trứng) là
một hormon hướng sinh dục, có bản chất là một glycoprotein, là một trong
7
những hormon thuộc nhóm glycoprotein hormon do tuyến yên tiết ra dưới tác
động của GnRH và vùng hạ đồi. FSH là một dimer: mỗi hormon gồm hai
chuỗi (hoặc tiểu đơn vị) – là tiểu đơn vị α và tiểu đơn vị β không đồng hóa
trị, được sản xuất từ các gen khác nhau. Hai chuỗi nối với nhau bằng các cầu
nối disulfur [8].
1.2.1.2. Quá trình hình thành và phân hủy của FSH.
FSH được sản sinh bởi tế bào gonadotrope của thùy trước tuyến yên và
gonadotrophin màng đệm (chorionic gonadotrophin – CG).
Giống như đối tác LH , FSH được sinh ra tại tuyến yên được điều khiển
bởi GnRH của vùng dưới đồi. GnRH tác dụng trực tiếp lên những thụ thể đặc
hiệu của tế bào hướng sinh dục (gonadotrope) của tuyến yên.
Ở nữ giới, sự nhạy cảm của tuyến yên đối với hormon sinh dục nữ (bao
gồm estrogen và progesteron) được thể hiện trong chu kỳ kinh nguyệt.
1.2.1.3. Tác dụng của FSH.
FSH tác dụng lên sự phát triển, tăng trưởng, trưởng thành tuổi dậy thì,
và quá trình sinh sản của cơ thể con người. Nói chung, FSH có tác dụng tăng
sinh và biệt hóa tế bào hạt, kích thích sự phát triển của nang noãn thứ cấp.
FSH gắn vào thụ thể của tế bào hạt, kích thích tổng hợp estrogen. FSH kích
thích tạo thụ thể LH trên tế bào hạt của nang vượt trội và kích thích tế bào hạt
tổng hợp inhibin.
Ở cả nam và nữ, FSH kích thích sự trưởng thành của các tế bào mầm .
Ở phụ nữ, FSH thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt. FSH được tăng tiết
vào cuối pha hoàng thể và kéo dài đến đầu pha nang noãn. Sự gia tăng nồng
độ FSH kích thích sự phát triển của các nang thứ cấp, sự tăng sinh và biệt hóa
của các tế bào hạt. FSH kích thích hoạt động của enzym thơm hóa để chuyển
hóa androgen thành estrogen. Nó kích thích sự tăng trưởng và phát triển của
các nang noãn nguyên thủy trong buồng trứng thành các nang noãn trưởng
8
thành, kích thích tăng sinh tế bào hạt lớp áo trong của nang trứng làm cho tế
bào này sản xuất và tiết dịch nang và estrogen. FSH phối hợp với LH làm
nang trứng chín và kích thích TB hạt bài tiết nhiều estrogen. Đồng thời FSH
cũng kích thích các tế bào sản xuất estrogen tăng trưởng và bài tiết estrogen.
Cùng với sự tăng đồng thời inhibin B, nồng độ FSH sau đó giảm trong giai
đoạn nang cuối. Đó là điều kiện quan trọng trong việc lựa chọn các nang có
điều kiện nhất để tiến hành sự rụng trứng. Vào cuối của giai đoạn hoàng thể,
FSH tăng nhẹ là điều kiện quan trọng để bắt đầu chu kỳ rụng trứng tiếp theo
[6].
Nồng độ FSH trong máu:
FSH bắt đầu bài tiết ở trẻ em 9-10 tuổi, tăng dần và cao nhất ở tuổi dậy thì.
Nữ thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
+ Pha nang noãn: 2,5 - 10 mIU/ml.
+ Nồng độ đỉnh: 3 - 33 mIU/ml.
+ Pha hoàng thể: 1,5 - 9 mIU/ml [8].
Hình 1.1. Nồng độ FSH trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ bình thường
(Nguồn: Theo Fehring JR và CS (2006), Chiazze L và CS (1968) [24],[31])
Việc hiểu rõ những tác động căn bản của FSH, đặc biệt là ngưỡng kích
thích của FSH, đã giúp cho việc xây dựng các phác đồ kích thích buồng trứng
cho phù hợp, nhằm đạt được mục đích kích thích nhiều nang noãn phát triển,
9
tăng tỷ lệ có thai nhưng cũng giảm tối thiểu nguy cơ quá kích buồng trứng và
tỷ lệ đa thai.
1.2.2.LH
1.3.2.1. Cấu trúc hóa học của LH
LH (Luteinizing hormon – Hormon kích thích hoàng thể, còn được gọi
là Lutropin) là một hormon hướng sinh dục, có cấu trúc tương tự như FSH, có
bản chất là một glycoprotein và thuộc nhóm glycoprotein hormon.
LH là một dimer: mỗi hormon gồm hai chuỗi (hoặc tiểu đơn vị) – là
tiểu đơn vị α và tiểu đơn vị β không đồng hóa trị, được sản xuất từ các gen
khác nhau. Hai chuỗi nối với nhau bằng các cầu nối disulfur [8].
1.2.2.2. Quá trình hình thành và phân hủy của LH.
LH được sản sinh bởi tế bào gonadotrope của thùy trước tuyến yên và
gonadotrophin màng đệm (chorionic gonadotrophin – CG) được sản xuất từ
nhau thai người, động vật có vú cao cấp và người.
Giống như đối tác FSH , LH được sinh ra tại tuyến yên được điều khiển
bởi Gonadotropin releasing hormon (GnRH) của vùng dưới đồi.
Thời gian bán hủy của LH ngắn hơn nên mức LH trong máu dao động
rất lớn. Sự dao động của LH này rất cần thiết cho một chu kỳ kinh nguyệt
bình thường.
1.2.2.3. Tác dụng của LH.
Trên cơ thể nữ:
+ LH phối hợp với FSH làm cho nang trứng phát triển, chín và chín
hoàn toàn, làm vỡ thành nang trứng gây ra hiện tượng rụng trứng.
+ LH phá vỡ cấu trúc liên kết giữa noãn và đám tế bào quanh noãn. LH
cũng giúp tái khởi động quá trình giảm phân của noãn, giúp noãn vượt qua
block thứ nhất của quá trình giảm phân I.
10
+ LH kích thích (làm lutein hóa) tế bào hạt và lớp vỏ còn lại của nang
trứng trên buồng trứng tạo thành hoàng thể. Ngay sau khi hoàng thể được
thành lập, nồng độ gia tăng của progesteron sẽ làm chậm lại tần suất phát
xung của GnRH và LH xuống khoảng 3, sau đó là một xung mỗi 4 giờ. Nồng
độ LH một lần nữa trở về mức cơ bản [6].
+ Trong pha hoàng thể, LH ở nồng độ thấp gây tác động lên hoàng thể,
kích thích hoàng thể tồn tại, phát triển và tiết progesteron và estradiol.
Nồng độ LH trong máu:
LH bắt đầu bài tiết ở trẻ em 9 - 10 tuổi, tăng dần và cao nhất ở tuổi dậy thì.
Nữ giới thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt.
+ Pha nang noãn: 3,94 - 7,66 mIU/ml
+ Nồng độ đỉnh: 44,12 - 59,61 mIU/ml
+ Ngày xuất hiện đỉnh: 16,54 ± 3,86 mIU/ml
+ Pha hoàng thể: 2,44 - 4,9 mIU/ml [8].
Hàm lượng LH được điều chỉnh bởi các steroid lưu hành.
Progesteron làm giảm tần số và tăng biên độ dao động của LH dẫn đến
giảm LH huyết thanh.
Hình 1.2. Nồng độ LH trong chu kỳ kinh nguyệt phụ nữ bình thường
(Nguồn: Theo Fehring JR và CS (2006), Chiazze L và CS (1968) [24],[31])
11
1.2.3.Estradiol
1.3.3.1. Cấu trúc hóa học của Estradiol
Estradiol hay còn gọi là Dihydrofolliculin (E
2
). E
2
là estrogen chính của
buồng trứng. E
2
có một gốc –OH ở vị trí C17 (17β).
Estradiol là một trong ba loại estrogen (những hormon steroid thuộc
nhóm 18C).Ba loại estrogen bao gồm estron (Folliculin – E
1
),estriol
(Trihydrofolliculin – E
3
). Trong ba chất này, estradiol hoạt động mạnh nhất
(gấp 10 lần estron và 80 lần estriol) và là estrogen chính của buồng trứng [8].
1.2.3.2. Quá trình hình thành và phân hủy của Estradiol.
Estrogen được tổng hợp bởi tế bào vỏ nang và tế bào hạt của nang noãn
(nang trứng), thể vàng (hoàng thể) – hai thành phần này đều nằm ở buồng
trứng, và nhau thai – có ở tử cung trong thời kỳ mang thai đối với phụ nữ.
Một lượng nhỏ được sản xuất bởi vỏ thượng thận ở nam và nữ.
Cholesterol là nguyên liệu đầu tiên của sự tổng hợp của hormon
steroid. Như hình dưới mô tả, cholesterol được chuyển thành pregnenolon, rồi
thành những androgen (dehydroepiandrosterol, androsterol và testosteron).
Phản ứng tạo thành nhân thơm được xúc tác bởi enzym aromatase, chuyển
testosterone thành estradiol. Estradiol nhanh chóng được oxy hóa thành estron
ở gan, sau đó estron được oxy hóa thành estriol.
Khi được bài tiết vào máu, estradiol và estron được kết hợp (> 97%)
với albumin và TBG (testosteron binding globulin) và được vận chuyển đến
các mô đích. Estradiol được vận chuyển và bài tiết nhiều hơn so với estron,
nhưng cả hai đều được chuyển thành estron ở gan.
Sau quá trình liên hợp với sulfat hoặc acid glucuronic, estrogen được
đào thải qua nước tiểu.
Có thể tóm tắt quá trình hình thành của estradiol dưới sơ đồ sau:
12
Sơ đồ 1.2. Quá trình sinh tổng hợp steroid trong đó có quá trình tổng
hợp estradiol.
(Nguồn: Lê Đức Trình, 2003).
* Sự điều hòa của quá trình sinh tổng hợp estradiol và các hormon sinh
dục khác (như progesteron) ở mức độ tế bào thông qua cơ chế hai tế bào:
+ Thụ thể FSH có trên tế bào hạt.
+ Thụ thể LH được tạo ra do chính FSH.
Thụ thể LH có trên tế bào vỏ, lúc đầu không hiện diện trên tế bào hạt.
Khi nang noãn lớn, FSH tạo ra thụ thể LH trên tế bào hạt. FSH kích
thích sự hoạt động của enzym thơm hóa (acromatase enzyme) trong tế bào
hạt. Sự điều hòa của thụ thể FSH do chính FSH thông qua cơ chế AMP vòng
và còn do các yếu tố activin, inhibin được tiết ra từ tế bào hạt [8].
13
1.2.3.3. Tác dụng của estrogen.
Estrogen có tác dụng quan trọng trong điều hòa hoạt động của chính nó
và hoạt động của các hormon steroid khác bằng cách gây ảnh hưởng lên nồng
độ của các thụ thể thông qua cơ chế tái bổ sung (replenishment). Tái bổ sung
xảy ra khi có sự thiếu hụt của các thụ thể. Tăng nồng độ thụ thể của estrogen,
cùng với progestin và androgen làm tăng đáp ứng của mô đích đối với các
hormon.
- Tác dụng lên cơ quan sinh dục nữ
+ Estrogen giúp các thành phần của cơ quan sinh dục nữ phát triển.
Estrogen làm tăng lượng máu đến tử cung, làm tăng số lượng cơ tử cung, giúp
tử cung lớn và hoạt động tốt.
+ Estrogen làm nội mạc tử cung dày lên, tăng trưởng, phát triển các
tuyến trong nội mạc.
+ Estrogen gây ra những biến đổi có chu kì của cổ tử cung, của âm
đạo theo chu kì kinh nguyệt ở người phụ nữ. Nó tạo môi trường thuận lợi cho
tinh trùng dễ dàng xâm nhập vào tử cung, tồn tại và di chuyển được, và vì
vậy, nó tạo điều kiện cho sự thụ tinh.
+ Estrogen hỗ trợ sự phát triển của nang trứng, và khi trứng rụng,
estrogen sẽ làm tăng nhu động của vòi trứng để đón lấy trứng dễ dàng và đưa
nang trứng vào trong tử cung thuận lợi.
- Tác dụng lên tuyến vú: Estrogen làm phát triển các ống dẫn ở tuyến
vú và đây chính là tác nhân làm tuyến vú người phụ nữ nở to lúc dậy thì.
Chúng được gọi là hormon tăng trưởng của tuyến vú.
- Tác dụng lên các đặc tính sinh dục thứ phát của phụ nữ: kích thước
vú, tạo hình dáng người phụ nữ, giọng nói thanh, ít lông nhiều tóc.
- Các tác dụng khác: estrogen làm các tuyến nhờn ở da tiết nhiều dịch
vì vậy chất nhờn ở da loãng hơn và có tác dụng chống lại mụn trứng cá trong
14
các ngày hành kinh. Estrogen còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong
huyết tương, giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch ở người phụ nữ.
Nồng độ Estradiol trong máu:
Phụ nữ đang trong tuổi sinh đẻ, sự thay đổi nồng độ estradiol trong chu
kỳ kinh nguyệt như sau:
- Đầu chu kỳ: < 50 pg/ml [8].
- Giai đoạn đỉnh của sự phát triển nang trứng có thể lên tới 200 pg/ml.
1.2.4.PRL.
1.2.4.1. Cấu trúc hóa học của PRL.
Prolactin (PRL - Hormon kích thích tổng hợp sữa), bản chất là một
protein hormon gồm 197 acid amin, có cấu trúc hóa học (trình tự các acid
amin) tương tự hormon tăng trưởng (Growth Hormon - GH).
PRL trong huyết thanh ở các dạng không đồng nhất. Có 3 dạng PRL
thường gặp: loại nhỏ có trọng lượng phân tử 23KD, loại lớn có trọng lượng
phân tử 45 KD, loại siêu lớn có trọng lượng phân tử trên 100 KD. Loại PRL
nhỏ chiếm tỷ lệ nhiều nhất (80-85%) và mang hoạt tính sinh học cao hơn các
loại khác [6].
1.2.4.2. Quá trình hình thành và tác dụng của PRL.
PRL được tổng hợp ở thùy trước tuyến yên, do tế bào lactotrope
(mammotrope) sản xuất. Do có cấu trúc hóa học tương tự hormon sinh trưởng
GH nên PRL và GH cùng có những tính chất sinh học giống nhau. PRL có vai
trò quan trọng đối với chức năng sinh sản, tạo sữa và chuyển hóa của cơ thể.
- Đối với chức năng sinh sản và tạo sữa:
+ Tác động của PRL trên mô tuyến vú: PRL cùng với GH, cortisol,
insulin, estrogen và progesteron đều chi phối sự phát triển của vú. Khi mang
thai, bánh rau tiết nhiều estrogen và progesteron. Nồng độ estrogen tăng cao
làm tăng PRL máu. Ngoài ra còn có sự tăng lactogen nhau thai. Tác động của
ba sự kiện trên gây ra sự phát triển của nang tuyến và tiểu thùy vú. Khi mô vú