Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

DE AN NHA GA 2011 moix

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.12 KB, 25 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột được xây dựng từ năm 1968 để thay cho sân
bay L19 ở thị xã Buôn Ma Thuột (với tên gọi là Sân bay Phụng Dực hay Hòa
Bình) với chức năng là căn cứ chỉ huy của không quân ngụy. Từ ngày
10/3/1977 (sau 2 năm đất nước hoàn toàn giải phóng) Nhà nước đã khôi phục
và mở lại các đường bay: Buôn Ma Thuột đi Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh và ngược lại với chức năng là sân bay dân dụng chủ yếu phục vụ để cán
bộ đi công tác. Hoạt động khai thác tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực
sự nhộn nhịp là từ năm 2000 trở lại đây cùng với chủ trương mở cửa và đổi
mới của Đảng và Nhà nước.
Để đáp ứng nhu cầu đi lại bằng đường hàng không, trong các năm qua Tổng
công ty Cảng hàng không miền Nam đã đầu tư nhiều kinh phí để xây dựng cơ
sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho hoạt động bay hàng ngày tại Cảng
hàng không Buôn Ma Thuột. Đặc biệt Buôn Ma Thuột được xác định là thủ
phủ của Tây nguyên nên Sân bay vừa phục vụ hàng không dân dụng vừa đảm
nhiệm công tác An ninh quốc gia. Do đó tháng 6 năm 2006 Bộ trưởng bộ giao
thông vận tải đã phê duyệt đề án quy hoạch tổng thể Cảng hàng không Buôn
Ma Thuột đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025 tại quyết định số
977/QĐ-BGTVT, mở rộng diện tích Sân bay là 448 ha (hiện nay là 260 ha) với
chức năng dùng chung cho hàng không dân dụng và Quốc phòng, Cảng hàng
không Buôn Ma Thuột đạt cấp 4C dân dụng và cấp I quân sự.
Để chuẩn bị đưa Nhà ga hành khách mới vào khai thác, Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột xây dựng Phương án Khai thác nhà ga hành khách Cảng hàng
không Buôn Ma Thuột.
Mục tiêu của phương án là xây dựng kế hoạch khai thác nhà ga hành khách
một cách có hiệu quả, cụ thể là:
- Xây dựng phương án sử dụng nhà ga để cung ứng các dịch vụ hàng không
(dịch vụ cơ bản) và phi Hàng không đảm bảo chất lượng, an toàn và hiệu
quả.
- Xây dựng nhu cầu nguồn nhân lực có đủ trình độ, năng lực tiếp thu khai
thác nhà ga có hiệu quả với các trang thiết bị hiện đại đã được đầu tư lắp


đặt.
- Xây dựng kế hoạch tiếp nhận, quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật nhà ga hành
khách.
Phương án bao gồm các phần chính như sau:
1
- Phần đầu tiên: Đánh giá hiện trạng, những vấn đề thực tiễn phát sinh
trong quá trình khai thác nhà ga cũ Cảng Hàng không;
- Phần thứ hai: Trên cơ sở quy mô kiến trúc tại nhà ga hành khách mới
Cảng hàng không, nghiên cứu phương án kinh doanh phù hợp với điều
kiện cụ thể hiện nay của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột;
- Cuối cùng là kết luận và kiến nghị nhằm đưa nhà ga mới vào hoạt động
có hiệu quả.
2
CHƯƠNG I
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NHÀ GA
CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
1.1 Giới thiệu chung:
Cảng hàng không Buôn Ma Thuột là một trong 07 Cảng hàng không địa
phương thuộc Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đứng chân trên địa
bàn xã Hòa Thắng, Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh ĐakLak, cách trung tâm thành
phố 8 km về phía Đông Nam. Đây là vị trí trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và
là Thủ phủ về chính trị an ninh quốc phòng khu vực Tây nguyên, cách Tp. Nha
Trang 200 km, cách thị trấn Gia Nghĩa (tỉnh Đak Nông) 120 km, cách Tp.
Pleiku (tỉnh Gia Lai) 200 Km, cách TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) 180 km. Các
điều kiện tự nhiện, khí hậu tại TP. Buôn Ma Thuột và ĐakLak được thiên nhiên
ưu đãi, tiềm năng du lịch phong phú như: Du lịch Hồ Lak (huyện Lak), thác
Trinh Nữ, ĐrâySáp (huyện CưJút), thác KrôngBông (huyện KrôngBông), thác
ĐrâyNur, Gia Long (huyện Krông Ana), khu du lịch Buôn Đôn (huyện Buôn
Đôn), khai thác quặng Bôxít tại thị xã Gia Nghĩa (Đaknông)... Đặc biệt
DakLak được mệnh danh là thủ phủ của cây cà phê, hàng năm sản lượng cà

phê xuất khẩu lớn nhất nước. Hiện nay hành khách đi và đến ĐakLak chủ yếu
bằng đường hàng không thông qua Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. Thành
phố Buôn Ma Thuột là trung tâm hành chính, kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh
ĐakLak và được Chính phủ công nhận là Thành phố cấp I trực thuộc tỉnh
ĐakLak vào tháng 3 năm 2010. Hiện nay giao thông đi lại của Cán bộ và nhân
dân tỉnh ĐakLak đến các Tỉnh và Thành phố lớn trong nước chỉ bằng đường
bộ và đường Hàng không.
Trong những năm qua, lưu lượng hành khách thông qua Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột tăng trưởng nhanh, sản lượng vận chuyển trong các năm qua
năm sau cao hơn năm trước từ 10-48%. Để đáp ứng với nhu cầu đi lại bằng
đường hàng không, năm 2007 nhà ga hành khách đã được cải tạo mở rộng từ
1.200 m
2
lên 1.500 m
2
, tuy nhiên vẫn không đảm bảo đủ diện tích phục vụ
khách giờ cao điểm phục vụ 2 chuyến bay cùng 1 lúc.
1.2- Cơ sở hạ tầng, nhà ga và trang thiết bị hiện có:
1.2.1 Cơ sở hạ tầng hiện hữu gồm:
Đường cất hạ cánh kích thước 45m x 3.000m, góc phương vị 900-2.700, cao độ
trung bình so mực nước biển 530 m được cải tạo nâng cấp năm 2003;
3
Đường lăn vuông góc với đường hạ cất cánh kích thước 18m x 186,5m kết cấu
bằng bê tông nhựa nóng cải tạo năm 2003.
Một sân đậu máy bay bằng bê tông xi măng kích thước 150m x 128 m và có 03
vị trí đỗ cho tàu bay A320-A321 và tương đương.
Sân đậu Ôtô diện tích 3.000 m
2
đủ diện tích cho khoảng 70 xe ôtô các loại đậu
đỗ.

1.2.2 Nhà ga hành khách và thiết bị hiện có tại Cảng HK Buôn Ma Thuột:
Nhà ga hiện hữu kích thước 25m x 60m=1.500 m
2
chia ra nhiều khu chức năng:
- Khu vực bố trí phòng làm việc, phòng VIP, phòng làm việc của lãnh đạo
diện tích 350 m
2
.
- Khu vực tiện ích gồm 03 khu vệ sinh diện tích 150 m
2
.
- Phòng cách ly hành khách diện tích 350 m
2
.
- Ga đến diện tích (cả vị trí băng chuyền hành lý) 200 m
2
.
- Khu vực kiểm tra an ninh, quầy chek-in, băng chuyền hành lý đi 150 m
2
.
- Khu vực kinh doanh giải khát, quầy lưu niệm 25 m
2
.
- Khu vực cho 02 hãng hàng không thuê mặt bằng, và đại diện cảng vụ
hàng không miền Nam tại Buôn Ma Thuột 25 m
2
.
- Sảnh ga đi và đến 200 m
2
, quầy thủ tục hàng không : 05 quầy

- Băng chuyền hành lý đến : 01 cái
- Máy soi chiếu hành lý ký gởi : 01 cái
- Máy soi chiếu hành lý xách tay : 01 cái (01 cái cũ dự phòng).
- Cổng từ : 01 cái
- Máy lạnh phục vụ khách phòng cách ly : 03 cái
Ngoài ra, Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột còn có:
3 điểm bán vé máy bay tại TP. Buôn Ma Thuột;
02 đài dẫn đường bay tại TP. Buôn Ma Thuột (gồm đài gần K1 và đài xa K2
Trung tâm giao dịch Hàng không
1.3 Nguồn nhân lực của Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột:
Stt Bộ phận
Số
lượng
Giới tính Trình độ Đản
g
viên
4
Na
m
Nữ ĐH TC SC
LĐPT
1 Ban giám đốc 3 3 0 2 3
2 Tổ Văn phòng 4 4 1 2 1 1 2
3 Tổ PVHK 24 7 17 8 5 5 6 1
4 Tổ an ninh an
toàn
16 13 2 3 12 1 4
5 Tổ DVKT 18 17 1 2 6 10 6
6
Tổ DVTH

9 3 6 2 7
Tổng cộng
74 47 27 17 14 28 14 16
Điểm mạnh:
- Lực lượng lao động hiện tại đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
- Thời gian công tác lâu năm nên có nhiều kinh nghiệm trong công việc.
- Cán bộ công nhân viên, người lao động có ý thức tự học để nâng cao trình
độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ.
- Một số nhân viên tuyển mới có trình độ đại học, đáp ứng đủ tiêu chuẩn chức
danh và phù hợp với vị trí công việc được giao.
- Hàng năm được tham gia khóa tập huấn nghiệp vụ chuyên môn do Tổng
công ty Cảng hàng không miền Nam tổ chức.
Điểm hạn chế:
- Một số lao động đã lớn tuổi (hơn 40tuổi) chiếm gần 40%.
- Lao động làm việc phân tán nhiều nơi (tại 03 phòng bán vé máy bay, 02 đài
dẫn đường bay, trực ngày đêm tại khu bay).
- Với lực lượng lao động hiện có, buộc phải kiêm nhiệm nhiều việc khác (bốc
xếp hành lý, duy trì trực ngày đêm tại đường HCC, nhà ga ngày đêm…)
- Có đến 50% lực lượng lao động trình độ sơ cấp và phổ thông.
- Khả năng giao tiếp tiếng Anh tại một số vị trí còn hạn chế, chưa đáp ứng
nhu cầu công việc.
1.4 Các hoạt động thương mại dịch vụ:
- Thu phục vụ hành khách, phục vụ hạ cất cánh, phục vụ mặt đất đối với các
Hãng Hàng không;
- Đại lý bán vé máy bay cho 2 Hãng hàng không;
- Thu giữ xe Ô tô, hon đa;
5
- Thu vận chuyển hành khách;
- Thu dịch vụ bán giải khát, quầy lưu niệm tại nhà ga;
- Cho thuê văn phòng: Xăng dầu Hàng không Viet nam, Kỹ thuật máy bay;

- Cho thuê mặt bằng đặt bảng quảng cáo trong và ngoài nhà ga;
- Thu từ Khách nghĩ trọ tại Trung tâm giao dịch Hàng không;
- Thu hộ sử dụng điện, nước.
1.5 Các cơ quan đơn vị khác đang hoạt động tại nhà ga - Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột
1.5.1 Cơ quan quản lý Nhà Nước:
Đại diện Cảng vụ hàng không miền Nam tại Buôn Ma Thuột với chức
năng quản lý Nhà nước theo Luật Hàng không.
1.5.2 Các bộ phận thuộc Tổng công ty hàng không Việt Nam:
- Đại diện Vietnam Airlines;
- Tổ tra nạp xăng dầu - Xí nghiệp xăng dầu hàng không miền Nam;
- Tổ kỹ thuật máy bay – Công ty kỹ thuật máy bay Tp. Hồ Chí Minh.
1.5.3 Các bộ phận thuộc Công ty bảo đảm hoạt động bay:
+ Đài chỉ huy sân bay Buôn Ma Thuột
+ Tổ trực đài VOA/DME
1.5.4 Đại diện hãng hàng không Air MeKong tại Buôn Ma Thuột
1.5.5 Các bộ phận khác:
- Các hãng Taxi (02 hãng) hợp đồng thuê mặt bằng vận chuyển hành khách
tại Cảng hàng không Buôn Ma Thuột gồm Mai Linh và Quyết tiến.
- Các đơn vị, tổ chức quảng cáo khác: 10 đơn vị.
- Công ty TNHH dịch vụ bảo vê vệ sỹ chuyên nghiệp Đại Hải (hợp đồng
giữ trật tự sân đỗ Ôtô)
- Phòng cảnh sát QLHC về TTXH công an Tỉnh Đắk Lắk (lực lượng 113)
phối hợp trật tự khu vực nhà ga khi khai thác máy bay A320, A321.
- Lực lượng phòng cháy chữa cháy CA tỉnh Đắk Lắk (hợp đồng thuê xe cứu
hỏa tăng cường phục vụ khi khai thác A320) .
- Cho thuê mặt bằng đóng gói hành lý ký gửi.
- Cho thuê mặt bằng giữ xe 2 bánh.
1.6 Đánh giá chung:
1.6.1 Hành khách đi và đến Cảng Hàng không:

6
Trong các năm qua, sản lượng vận chuyển hành khách tại Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột tăng trưởng nhanh (có năm tăng trưởng hơn 40% như năm
2011). Đặc biệt từ khi Cục hàng không Việt Nam mở đường bay thẳng (năm
2007) từ BMV-HAN và ngược lại bằng chủng loại máy bay A320, A321. Hiện
nay, hàng ngày lượng khách thông qua nhà ga Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột khoảng từ 900 đến hơn 1.000 hành khách, hàng hóa hành lý bưu kiện
khoảng 05 tấn (phục vụ từ 16-18 lần cất hạ cất cánh) với các chủng loại máy
bay ATR72, F70, A320,A321, CRJ-900 (Air MeKong).
Sản lượng vận chuyển hành khách từ năm 2003 và dự kiến đến năm 2011:
HK 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 DK. 2011
SLG 37,4 64,8 80,78 97,32 144,47 159,2 204,00
262,0
387,0
% 73% 24% 20% 48% 10% 28%
28%
47%
Ghi chú: Khách Quốc tế chiếm 8-10 % tổng lượng khách.
1.6.2 Công tác quản lý và khai thác nhà ga:
Trong thời gian qua, với công tác tổ chức quản lý khai thác và cung ứng các
dịch vụ Hàng không và phi hàng không tại nhà ga, Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột đã hoàn thành tốt một số vấn đề sau:
- Quản lý chặt chẽ phối hợp hoạt động hiệu quả, đảm bảo khai thác nhà ga an
toàn, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của thị trường Hàng không,
đúng theo định hướng của Ngành;
- Thực hiện tốt sự phối hợp giữa Cảng hàng không và đại diện Hãng hàng
không về lĩnh vực đơn giản hóa thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ, thỏa
mãn tối đa nhu cầu của hành khách đi máy bay thông qua nhà ga;
- Việc cung ứng dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất cho các Hãng hàng
không do Cảng hàng không Buôn Ma Thuột thực hiện toàn bộ, do đó đảm

bảo được nguồn thu hàng năm;
- Việc bố trí, sử dụng nguồn nhân lực hiện có đảm bảo phục vụ tốt các
chuyến bay đi và đến Cảng Hàng không.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số mặt khách quan, chủ quan
làm hạn chế việc thực hiện nhiệm vụ cần phải khắc phục như sau:
- Nhà ga hành khách diện tích nhỏ, hiện nay đã quá tải khi phục vụ cùng một
lúc hai chuyến bay;
- Mặt bằng nhà ga không đủ diện tích để phát triển các loại hình dịch vụ Phi
hàng không;
- Sân đỗ Ô tô thì thường xuyên quá tải, khó khăn cho công tác an ninh trật tự
khi có nhiều chuyến bay xuống cùng lúc;
7
- Hệ thống trang thiết bị cũ, máy móc lạc lậu, tổ chức phục vụ bay phức tạp,
công tác trật tự an toàn khó khăn.
- Lịch bay của các Hãng Hàng không đi và đến tại Cảng Hàng không kéo dài
trong ngày, với lực lượng hạn chế của một Cảng hàng không địa phương thì
đây là việc rất khó khăn cho việc bố trí ca, kíp thực hiện nhiệm vụ;
- Trình độ của đội ngũ Cán bộ công nhân viên không đồng đều, việc thực
hiện công tác việc chưa được tốt.
Để phục vụ tốt nhất cho quá trình phát triển kinh tế xã hội tỉnh Daklak, đầu
năm 2010 Tổng công ty Cảng hàng không miền Nam đã đầu tư kinh phí để xây
dựng nhà ga hành khách mới cho Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột nhằm
phục vụ nhu cầu đi lại ngày càng cao của hành khách trong và ngoài Tỉnh.
8
CHƯƠNG II
KHÁI QUÁT VỀ NHÀ GA MỚI
CẢNG HÀNG KHÔNG BUÔN MA THUỘT
2.1 Qui mô và phân khu chức năng:
2.1.1 Năng lực phục vụ:
Theo thiết kế nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma Thuột xây dựng

với diện tích sử dụng là 7.175 m
2
, công suất phục vụ 1 triệu khách/năm, có thể
phục vụ 400 hành khách/giờ cao điểm.
2.1.2 Kết cấu, kiến trúc:
Kiến trúc công trình nhà ga hành khách Cảng hàng không Buôn Ma
Thuột được thiết kế mang tính hiện đại và sang trọng.
Kết cấu chịu lực chính của công trình là móng đóng cọc bê tông cốt thép, trụ
bê tông cốt thép, liên kết với vì kèo thép hình, mái lợp tôn lạnh phía dưới mái là lớp
xốp chống nóng và ồn, trần bằng các tấm nhôm. Hệ thống mái bao gồm 2 hệ dàn
mái khác cao độ, mỗi hệ cong theo một phương nhất định cài lên nhau.
Nhà ga hành khách Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột thiết kế gồm một
tầng trệt và một tầng lửng. Khu vực làm thủ tục (check in) và trả hành lý nằm ở
hai bên cánh tại tầng trệt của nhà ga chính được ngăn cách với nhau bởi các
khu vực tiện ích công cộng và các sân trong tiểu cảnh. Tất cả tiến trình thủ tục
hành khách và các tiện ích phục vụ khách được bố trí ở tầng trệt, tầng lửng là
khu vực khách đợi ra máy bay.
Với tổng diện tích 7.175 m
2
, nhà ga mới Cảng hàng không được bố trí
không gian của các khu chức năng như sau:
TẦNG TRỆT
+ Sảnh làm thủ tục lên máy bay với tổng diện tích: ..........................1.065 m
2
Trong đó:
- Quầy check-in: 09 quầy
- Quầy cho các Hãng HK thuê: 03 quầy
+ Khu soi chiếu An ninh: Diện tích: ......................................................425m
2
Soi chiếu hành lý, hàng hóa ký gửi: Máy X-Ray 1

Soi chiếu hành lý xách tay, kiểm thể hành khách: Bao gồm 02 máy X-Ray
và 01 Cổng từ
+ Khu vực xếp hành lý: .........................................................................240 m
2
+ Khu vực dỡ hành lý: ...........................................................................360m
2
+ Khu vực điểm khách đến: ...................................................................210m
2
9
+ Khu vực điểm khách đi: 83 chỗ ngồi với diện tích .............................330m
2
+ Sảnh nhận hành lý: Gồm 02 băng chuyền nhận hành lý, chiều dài 44m với
diện tích ...............................................................................................1.060m
2
+ Khu bán hàng......................................................................................105 m
2
+ Khu vực phòng VIP............................................................................125 m
2
+ Phòng Giám đốc, làm việc với tổ lái.....................................................30 m
2
+ Phòng sơ cấp cứu..................................................................................15 m
2
+ Phòng vận hành và quản lý...................................................................50 m
2
+ Văn phòng...........................................................................................150 m
2
+ Phòng trực kỹ thuật.............................................................................300 m
2
+ Các khu vệ sinh...................................................................................325 m
2

+ Không gian lưu thông, công cộng.......................................................845 m
2
TẦNG LỮNG
+ Khu tập trung khởi hành.....................................................................220 m
2
+ Khu phòng chờ (194 chỗ ngồi)...........................................................700 m
2
+ Khu M&E.............................................................................................85 m
2
+ Khu bán hàng (2 khu)...........................................................................70 m
2
+ Khu vệ sinh.........................................................................................125 m
2
+ Không gian lưu thông.........................................................................345 m
2
2.1.3 Sân đỗ máy bay, ô tô:
Sân đậu máy bay hiện nay được kéo dài bằng bê tông xi măng kích thước tổng
cộng là 254,6m x 128 m và có 05 vị trí đỗ cho tàu bay A320-A321 và tương
đương;
Sân đậu Ôtô cũng được thực hiện với diện tích 6.000 m
2
đủ diện tích cho
khoảng 146 xe ôtô taxi các loại và 10 xe bus loại nhỏ đậu đỗ. Ngoài ra phía
bên đầu Tây nhà ga hành khách mới (phía trước nhà ga cũ) có 01 sân bê tông
nhựa nóng (sân đỗ Ôtô cũ) diện tích khoảng 3.000 m
2
cũng có thể sử dụng làm
sân đỗ Ôtô dự phòng;
2.1.4 Tổ chức luồng tuyến phục vụ hành khách:
- Luồng dành cho khách đi:

Sảnh đón khách đi được thiết kế giáp với đường tiếp cận luồng khách vào
nhà ga. Từ sảnh đến, hành khách sẽ vào trực tiếp sảnh đăng ký để làm thủ
tục (checkin) và kiểm tra an ninh ở phần chính giữa tòa nhà nằm giữa sân
tiểu cảnh và hồ nước. Từ đây hành khách sẽ tiếp tục theo thang cuốn lên
tầng lửng phía trên để tập trung khởi hành. Hành khách sẽ được chào đón
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×