Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

DECUONG QUAN LY KHACH SAN.bb.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.46 KB, 30 trang )

Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài
Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của tin học làm cho máy tính trở thành
phương tiện không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực vủa đời sống xã hội và
các tính năng của máy tính được khai thác một cách triệt để. Nền tin học càng
phát triển thì con người càng có nhiều phương pháp mới, công cụ mới để xử
lý thông tin và nắm bắt được nhiều thông tin hơn trong cuộc sống. Hiện nay
tin học được ứng dụng trong mọi ngành nghề và trong mọi lĩnh vực. Việc áp
dụng tin học vào trong quản lý, sản xuất, kinh doanh du lịch là một xu hướng
tất yếu. Ngành du lịch là một ngành kinh doanh có từ rất lâu trên thế giới. Tại
các nước phát triển, ngành du lịch phát triển hết sức mạnh mẽ và có lợi nhuận
cao với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động. Tại
nước ta, ngành du lịch có thể được xem như một ngành kinh doanh lâu đời.
Nhưng trong những năm gần đây, ngành du lịch mới thực sự phát triển. Tuy
nhiên việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nước ta còn nhiều hạn
chế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý khách sạn được tiến hành một cách rất
thủ công, dựa vào sức người là chính, như: việc lưu trữ hồ sơ của khách hàng
cũng như các thông tin cần thiết trong công việc thanh toán đều được tiến
hành bằng sổ sách và các chứng từ được lưu trữ trong nhiều năm. Vì thế, việc
xây dựng chương trình quản lý khách sạn cho ngành du lịch là vô cùng cần
thiết nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng như chất lượng phục vụ khách
hàng.
Bài toán quản lý khách sạn đặt ra yêu cầu xây dựng một giải pháp công
nghệ thông tin khả thi, phù hợp với quy mô phát triển và khả năng đầu tư của
khách sạn. Vì những lý do trên tôi đã chọn đề tài phân tích thiết kế hệ thống
thông tin cho bài toán quản lý khách sạn tại khách sạn Xanh thuộc thành phố
Vinh tỉnh Nghệ An.
II. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay công việc quản lý khách sạn đang thực hiện bằng phương pháp
thủ công dẫn đến những bất cập như :


- Tốc độ cập nhật, xử lý bằng phương pháp thủ công tốn nhiều thời gian và
gặp nhiều sai sót trong quá trình quản lý .
- Không đồng bộ trong việc cập nhật quản lý dẫn tới việc sai sót.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
1
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
- Quản lý thủ công thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố chủ quan do
sự tác động của môi trường bên ngoài.
- Gây khó khăn và tốn công sức cho hệ thống.
- Khi khách sạn mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quản lý thủ công sẽ
không đáp ứng được.
Bài toán đặt ra là xây dựng một chương trình quản lý khách sạn. Chương
trình mới phải làm sao giải quyết được các vấn đề nêu trên, phù hợp với điều
kiện của đơn vị ứng dụng hệ thống của nhà trường.
Mục đích:
- Tin học hóa quá trình quản lý
- Nghiên cứu chương trình để thực hiện bài toán thiết kế
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu ở đây chính là hệ thống quản lý khách sạn Xanh
TP.Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu tại khách sạn Xanh TP.Vinh.
IV. Giả thiết khoa học
Báo cáo trình bày những kiến thức tổng quan về quản lý khách sạn
Xanh TP.Vinh.
Thiết kế, xây dựng một phần mềm quản lý khách sạn hiện đại, đáp ứng
được nhu cầu xử lý các chức năng nghiệp vụ trong quá trình thực hiện các
hoạt động kinh doanh khách sạn cũng như đối với khách hàng.
V. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu bài toán quản lý khách sạn
- Phân tích và thiết kế hệ thống khách sạn

- Cài đặt hệ thống
- Bảo trì hệ thống
VI. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra khảo sát thực trạng
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
VII. Những điểm mới của đề tài
Điểm mới của đề tài chính là sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu SQL
Server 2005 và Visual Studio 2005 vào cài đặt chương trình quản lý khách
sạn.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
2
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ TÌM HIỂU HỆ THỐNG
1.1. Mục tiêu khảo sát
Công việc khảo sát nhằm:
- Tìm hiểu hiện trạng của hệ thống quản lý khách sạn cũ.
- Tìm hiểu các yêu cầu cần thiết đối với hệ thống trên vai trò: người quản
lý, nhân viên chuyên trách, khách hàng ...
- Tìm hiểu thông tin ở một số khách sạn hiện đại thông qua nhiều hình thức
như internet, phim ảnh ....
- So sánh và đối chiếu để tìm ra mặt mạnh mặt yếu của từng hệ thống khảo
sát nhằm đưa ra hướng xây dựng hệ thống mới cải tiến hơn so với các hệ
thống cũ.
1.2. Các quy trình hoạt động chủ yếu
- Khi có một khách hàng đến đặt phòng. Nhân viên lễ tân sẽ yêu cầu máy
kiểm tra trong cơ sở dữ liệu xem có còn phòng trống không. Nếu còn phòng
trống phù hợp với yêu cầu của khách, sẽ cho phép khách đặt phòng. Thông tin

đặt phòng bao gồm: các thông tin cá nhân của khách hàng, số phòng thuê,
thông tin về các phòng được thuê, các dịch vụ yêu cầu nếu có, giá cả. Máy tự
động lập một mẫu hoá đơn thống kê tất cả những thông tin trên đưa cho khách
hàng, và lưu chúng lại trong cơ sở dữ liệu của khách sạn.
- Nếu có gì thay đổi trong các thông tin kể trên, khách hàng sẽ thông báo lại
cho nhân viên của khách sạn để cập nhật những thông tin đó (ví dụ như tăng
thời gian thuê phòng). Máy tính sẽ kiểm tra và làm việc đó.
- Khi có một người khách trả phòng, máy tính sẽ tìm thông tin về đặt phòng
để đưa ra tờ biên lai thanh toán cho khách hàng và khách hàng có thể yêu cầu
dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên một khách hàng có thể thuê nhiều phòng và do
đó một người có thể đứng ra thanh toán cho nhiều biên lai.
- Trên mỗi hoá đơn hay giấy thông báo đều ghi rõ: số phòng thuê, giá cả,
tên khách hàng, ngày thuê phòng, ngày trả phòng, tổng tiền, mã phòng, tên
nhân viên lập hoá đơn.
- Khi đã đến hạn trả phòng mà khách hàng vẫn chưa trả phòng thì máy tính
sẽ sinh ra biên lai thông báo cho khách hàng.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
3
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
- Do việc đặt và trả phòng trong khách sạn là thường xuyên liên tục, nên hệ
thống cần phải thiết kế với độ tin cậy cao, để có thể cập nhập và thêm mới
liên tục.
- Ngoài ra hàng tháng hệ thống máy tính sẽ đưa ra những báo cáo thống kê,
để đánh giá quá trình hoạt động của khách sạn một cách trung thực qua các
giai đoạn. Công việc này giúp ban quản lý khách sạn có những chiến lựơc
kinh doanh thích hợp nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.
1.3. Hiện trạng của hệ thống cũ
Như đã nói ở trên vấn đề quản lý phòng, quản lý khách thuê phòng, các
dịch vụ, thống kê là một công việc khó khăn phức tạp. Trong khi đó hiện nay
khách sạn vẫn còn hoạt động thủ công rời rạc, kém hiệu quả.

Ở khách sạn lớn hơn, đã áp dụng việc quản lý thông tin hoàn toàn bằng
máy tính, nhưng quy trình đặt trả phòng, các dịch vụ cung cấp vẫn còn thủ
công, khả năng tự động hoá chưa cao. Chưa đáp ứng được yêu cầu của một
mô hình khách sạn hiện đại.
Hơn nữa đối với khách sạn lớn như khách sạn Xanh thì hệ thống đã
gồm nhiều khách sạn khác nhau, việc quản lý đã có tầm mở rộng, vì vậy cần
phải có một môi trường quản lý tập trung thống nhất giữa các khách sạn.
Nhiều khách sạn vẫn còn khó khăn trong việc trao đổi thông tin, cập nhập
thông tin với nhau, trong việc thông tin cho khách hàng, hay trao đổi các dịch
vụ ....
Việc thống kê cập nhật đổi mới, áp dụng công nghệ mới ở nhiều khách sạn
còn khó khăn. Do hệ thống quản lý khá cồng kềnh ...
Hệ thống cũ còn gây khó khăn trong khâu thống kê quản lý, độ bảo mật
an toàn của một số thông tin chưa cao, một số hệ thống chưa phân quyền
người sử dụng hệ thống.
1.4. Mục đích hoạt động trong hệ thống mới
- Hệ thống được thiết kế để đáp ứng khá đầy đủ những yêu cầu của khách
hàng trong thời đại công nghệ hiện nay.
- Hệ thống quản lý chặt chẽ toàn bộ hoạt động của khách sạn như việc nhận-
đặt- trả phòng, sử dụng tất cả các dịch vụ và kế toán.
- Nhờ các thông tin được cập nhật nhanh chóng và chính xác mà chất lượng
phục vụ và dịch vụ cho khách tăng lên đáng kể.
- Ngoài ra, hệ thống phân tích tài chính doanh thu, báo cáo thống kê nhanh
nhạy chính xác, rõ ràng nên thuận tiện cho nhà quản lý đề ra các chiến lược
quảng cáo, đổi mới, cải tiến các dịch vụ một cách hợp lý.
- Hệ thống mới có những ưu điểm hơn hẳn hệ thống cũ.
- Cập nhật thông tin chính xác, kịp thời giúp đẩy nhanh tiến độ cải tiến dịch
vụ.
- Bao quát toàn bộ các dịch vụ phục vụ của hệ thống.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:

4
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
- Thiết kế giao diện dễ sử dụng,cho phép các nhân viên lễ tân cập nhật các
thông tin liên quan một cách tự động.
- Hệ thống cho phép phân quyền người sử dụng để bảo mật và lưu lại thông
tin truy nhập để tiện cho việc kiểm soát quy trách nhiệm dễ dàng.
- Dễ dàng in các bảng biểu, thống kê báo cáo dưới dạng tệp tin để trao đổi.
1.5. Nội dung quản lý
1.5.1 Quản lý khách thuê phòng
Khi có một khách đăng ký thuê phòng, thì có một mẫu biên lai được
sinh ra, để ghi thông tin vào và nó được lưu vào một danh mục khách thuê
phòng của khách sạn. Khi cần thông tin gì thì có thể vào đó để xem lại hoặc
có chỉnh sửa gì thì vào đó để làm.
1.5.2 Quản lý phòng
Các phòng ở được thống kê và quản lý về tình trạng phòng và chất lượng
phòng. Để có những báo cao tình trạng phòng cho thuê tại mọi thời điểm
,giúp khách hàng dễ dàng chọn phòng phù hợp với nhu cầu. Và khi có khách
thuê phòng thì danh mục phòng ở phải có những cập nhật thay đổi là phòng
không còn trống.
1.5.3 Quản lý việc mượn trả phòng
Các mẫu biên lai sẽ được sinh ra khi một phòng được đặt thuê. Và khi trả
phòng nhân viên sẽ thống kê tài chính mà khách hàng cần phải trả và sinh ra
biên lai cho khách hàng. Khách hàng có thể trả tiền theo nhiều phương thức
khác nhau.
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VỀ MẶT DỮ LIỆU VÀ CHỨC
NĂNG
2.1. Phân tích hệ thống về chức năng
2.1.1. Xây dựng biểu đồ mức ngữ cảnh
Khách sạn gồm các tác nhân là:
- Khách hàng: Khách hàng ở đây là người đến thuê phòng của khách sạn. Ta

có thể gọi khách đến thuê phòng là khách hàng khi coi việc khách đến đặt
phòng của khách sạn như là mua một loại hình dịch vụ đặc biệt. Khách hàng
là người đưa ra yêu cầu thuê phòng của khách sạn và yêu cầu sử dụng các loại
hình dịch vụ. Khách hàng được xem là một tác nhân chính của hệ thống. Họ
có quyền đưa ra yêu cầu đặt phòng, yêu cầu làm hợp đồng thuê phòng, yêu
cầu sửa đổi thông tin trong hợp đồng đối với hệ thống và khi họ đã hết thời
hạn thuê phòng hay không còn nhu cầu thuê phòng nữa thì họ yêu cầu thanh
toán hay hủy hợp đồng. Và hệ thống khách sạn sẽ đưa ra thông tin đáp trả cho
khách hàng.
- Nhân viên: Nhân viên là tên gọi chung để chỉ những người tham gia chính
vào việc điều hành hệ thống: nhân viên tiếp tân, nhân viên thu ngân, nhân
viên quản lý dịch vụ dịch vụ … Nhân viên dựa vào thông tin mà khách hàng
đưa ra yêu cầu cho hệ thống để yêu cầu hệ thống hoạt động và chính nhân
viên là người cập nhật thông tin trên máy tính.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
5
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
- Bộ phận quản lý: Bộ phận quản lý là người đưa ra các yêu cầu cập nhật
thông tin về phòng và yêu cầu hệ thống báo cáo cho họ khi họ yêu cầu.
Nhìn tổng thể bên ngoài ta có thể mô tả một cách tổng thể như sau:
H1 : Biều đồ mức ngữ cảnh hệ thống quản lý khách sạn
2.1.2. Xây dựng biểu đồ phân cấp chức năng
Các chức năng chính của hệ thống :
- Quản lý phòng
- Quản lý đặt phòng
- Quản lý dịch vụ
- Quản lý thanh toán hợp đồng
- Thống kê
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
6

Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
H2: Biểu đồ phân cấp chức năng của hệ thống khách sạn
2.1.3. Xây dựng ma trận thực thể chức năng
2.1.4. Đặc tả các chức năng
2.1.4.1. Quản lý phòng
Phòng là đối tượng chính của hệ thống cần quản lý, do số lượng phòng
trong khách sạn là tương đối nhiều nên cần phải có một bộ phận có chức năng
quản lý phòng nhằm cập nhật thông tin về phòng một cách thường xuyên cho
yếu tố hoạt động nghiệp vụ của khách sạn, khách hàng đặt và trả phòng hàng
ngày nên phải có những thao tác quản lý chúng như sau:
- Thêm mới phòng: Trong thực tế các hệ thống khách sạn thường có sự mở
rộng của quy cơ sở hạ tầng. Các khu nhà có thể được xây thêm chính vì thế hệ
thống quản lý khách sạn cần cho phép khả năng thêm mới phòng để quản lý
những phòng này. Thông tin về phòng mới phải được cập nhật trong danh
mục phòng để quản lý và cho phép đi vào hoạt động thuê trả phòng.
- Cập nhật phòng: khi bộ phận quản lý cần thay đổi một chi tiết nào đó về
phòng thì hệ thống cho phép sửa đổi, cập nhật tin. Tìm kiếm thông tin phòng:
Hệ thống cho phép chức năng tìm kiếm thông tin phòng đối với các tác nhân
của hệ thống.
- Tìm kiếm phòng: Hệ thống cung cấp chức năng tìm kiếm phòng cho phép
các tác nhân tìm kiếm thông tin về phòng, để đặt trả phòng và để quản lý
thông tin, thống kê phòng.
2.1.4.2. Quản lý đặt phòng
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
7
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
Đây là hoạt động nghiệp vụ chính của hệ thống quản lý khách sạn.
Công việc quản lý đặt phòng gồm:
- Thêm mới hợp đồng: Khi có một khách hàng đưa ra yêu cầu đặt phòng và
yêu cầu đó được đáp ứng, thì hệ thống sẽ tự động phát sinh ra một mẫu hợp

đồng để lưu thông tin đặt trả phòng của khách hàng. Hợp đồng này được quản
lý bởi nhân viên của khách sạn. Khách hàng chỉ được phép tìm kiếm thông tin
về hợp đồng, đưa ra các yêu cầu sửa đổi, huỷ hợp đồng cho nhân viên, chứ
không đựơc phép trực tiếp thay đổi thông tin trong hợp đồng.
- Cập nhật hợp đồng: Khách hàng có thể yêu cầu thay đổi một số thông tin
trong hợp đồng như thời gian thuê, số phòng thuê, thông tin khách hàng…
Khi đó hệ thống sẽ thay đổi thông tin trong hợp đồng để đáp ứng những yêu
cầu đó.
- Tìm kiếm hợp đồng: Chức năng này cho phép các tác nhân tim kiếm thông
tin hợp đồng để phực vụ cho mục đích quản lý và thống kê.
2.1.4.3. Quản lý dịch vụ
Khách sạn không những đáp ứng việc cho thuê phòng mà còn cung cấp
một số dịch vụ cần thiết cho khách hàng. Đây là một trong những ưu điểm của
khách sạn hiện đại. Chính vì thế mà dịch vụ cũng được quản lý trong hệ
thống. Công việc quản lý dịch vụ gồm:
- Tạo mới hoá đơn dịch vụ: Khi một khách hàng đưa ra yêu cầu sử dụng một
dịch vụ của khách sạn thì hệ thống tự động sinh ra hoá đơn để quản lý việc sử
dụng dịch vụ cho từng đối tương khách hàng.
- Lập danh mục hoá đơn dịch vụ: Để tính được tổng tiền thanh toán cho
khách hàng và phục vụ mục đích thống kê hệ thống phải lập một danh mục
hoá đơn sử dụng dịch vụ.
- Quản lý thông tin dịch vụ: Trong khách sạn có thể có nhiều loại hình dịch
vụ khác nhau, để dễ dàng kiểm soát hệ thống sẽ cung cấp chức năng quản lý
thông tin các dịch vụ. Việc này cũng nhằm mục đích cho khách hàng có thể
tìm kiếm thông tin dịch vụ một cách dễ dàng.
2.1.4.4. Quản lý thanh toán hợp đồng
Hệ thống khách sạn đáp ứng chức năng thanh toán cho khách hàng một
cách đa dạng về hình thức chi trả. Các công việc chính của chức năng này
gồm:
- Tạo biên lai thanh toán: khi đến hạn trả phòng khách hàng sẽ đến bàn lễ tân

của khách sạn để thanh toán. Hệ thống sẽ cung cấp một chức năng tạo ra
biên lai thanh toán để tính tổng tiền phải chi trả của khách hàng gồm có chi
trả cho việc trả phòng và số tiền chi trả cho dịch vụ.
- Tạo danh mục hoá đơn: Công việc này nhằm mục đích thống kê hoá đơn
thanh toán. Việc tạo danh mục hoá đơn thanh toán là do máy tự động cập nhật
khi nhân viên lễ tân nhập thông tin của mỗi hoá đơn.
- Tính tổng thu: Hệ thống thường xuyên cập nhập tính tổng tiền thu được để
cho vào tài khoản chung của khách sạn để tiện cho việc quản lý. Công việc
này là cần thiết đối với bất cứ hệ thông khách sạn nào.
2.1.4.5. Thống kê
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
8
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
Chức năng thống kê là một chức năng hầu như không thể thiếu khi ta
quản lý bất cứ một hệ thống thông tin nào. Chức năng này đôi khi còn được
gọi là chức năng báo cáo. Công việc này nhằm để thuận tiện cho việc đánh
giá hệ thống một cách cập nhật nhất cho người quản lý. Đồng thời nó còn
cung cấp dữ liệu cho các chức năng khác làm việc một cách hiệu quả. Một số
chức năng thống kê cơ bản và quan trọng nhất của hệ thống:
- Thống kê phòng trống: công việc này do máy tính tự duyệt và báo cáo nhân
viên của bộ phận quản lý đặt trả phòng biết để thông tin cho khách hàng.
- Thống kê hợp đồng hết hạn: Hệ thống thường xuyên thống kê những hợp
đồng đến hạn trả phòng để thông báo cho khách hàng.
- Thống kê danh sách khách hàng: Khách sạn lưu thông tin khách hàng và
thống kê khách hàng nhằm nhiều mục đích: Báo cho bộ phận quản lý dịch vụ
để cho biết chỉ những khách hàng nào thuê phòng thì mới được phép sử dụng
dịch vụ của khách sạn. Ngoài ra việc thống kê khách hàng còn đáp ứng việc
kiểm soát an ninh và nhiều vấn đề khác.
- Thống kê tình trạng thu ngân để tạo báo cáo tình hình cho bộ phận quản lý
đánh giá tình hình làm ăn của khách sạn.

- Ngoài ra hệ thống còn thực hiện một số chức năng thống kê khác tuỳ theo
yêu cầu của bộ phận quản lý và các nhân viên trực tiếp điều khiển, thực hiên
các công việc trong hệ thống.
2.2. Phân tích hệ thống về dữ liệu
2.2.1. Xây dựng biểu đồ luồng dữ liệu
2.2.1.1. Biểu đồ luồng dữ liệu mức đỉnh
Hệ thống gồm có:

Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
9
để chỉ các chức năng
Các tác nhân
Các kho dữ liệu
Mũi tên chỉ hướng đi của các luồng dữ liệu
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh

H3: Biểu đồ biểu diễn mức đỉnh của hệ thống quản lý khách sạn
Năm chức năng chính:
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
10
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh
- Quản lý phòng
- Quản lý đặt phòng
- Quản lý dịch vụ
- Quản lý thanh toán hợp đồng
- Thống kê
Có 3 tác nhân:
- Khách hàng
- Nhân viên
- Bộ phận quản lý

Có 6 kho dữ liệu
- Phòng
- Khách hàng
- Hợp đồng
- Hoá đơn dịch vụ
- Dịch vụ
- Biên lai thanh toán
Đi vào chi tiết từng chức năng của hệ thống ta có các biểu đồ luồng dữ
liệu mức 1
2.2.1.2. Biều đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh
Quản lý phòng
- Luồng dữ liệu chính trong chức năng quản lý phòng
- Tác nhân chính của chức năng này là bộ phận quản lý. Bộ phận quản lý
đưa ra các yêu cầu như: Thêm mới phòng, cập nhật phòng, tìm kiếm thông tin
phòng.
- Các yêu cầu này đưa đến cho các chức năng của hệ thống như: Chức năng
thêm mới phòng, chức năng cập nhật phòng, chức năng tìm kiếm phòng. Các
các chức này cho phép thực hiện các công việc trên. Tác nhân thực hiện thao
tác này cũng chính là bộ phận quản lý và cùng với sự trợ giúp của máy tính.
- Thông tin cập nhật, thêm mới phòng sẽ được cập nhật vào kho dữ liệu
phòng. Còn riêng kết quả trả về cho chức năng tìm kiếm là bộ phận quản lý.
- Kho dữ liệu tham gia trong những luồng dữ liệu này là kho phòng.
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
11
Đề cương đề tài thực tập chuyên ngành: Quản lý khách sạn Xanh – TP.Vinh

H4: Biểu đồ mức 1 biểu diễn chức năng quản lý phòng
Quản lý đặt phòng
Nguyễn Đình Vinh / Lớp K8B-CNTT/ /Emai:
12

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×