Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.18 KB, 20 trang )


1
LỜI NÓI ĐẦU
"Trong bản tóm tắt này, các bảng được đánh số theo đúng như
trong luận án"
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, vấn đề cạnh tranh
trong nước và quốc tế ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt, yêu
cầu về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè là rất
cần thiết. Tại Thái nguyên có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia
vào việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đen. Vì thế dẫn đến sự
khác nhau về chất lượng cũng như giá bán của sản phẩm. Cùng với
sự tự do thương mại trong nước và trên thị trường quốc tế, sản phẩm
chè đen của Thái nguyên cũng được tiêu thụ rộng rãi góp phần không
nhỏ vào việc phát triển của ngành chè. Tuy nhiên, sản phẩm chè đen
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức về cạnh tranh trong sản xuất, chế
biến, tiêu thụ năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn yếu về:
chủng loại, mẫu mã, thị trường, các hoạt động xúc tiến. Vì vậy, việc
đánh giá năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp cho các doanh
nghiệp chè đen là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do
trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại tỉnh Thái nguyên”
Cơ cấu của luận án gồm 5 chương.

CHƢƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Tổng quan của nghiên cứu
Luận án đã đưa ra những hệ thống các tiêu chí phản ánh khả
năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp sản xuất chè đen tại Thái

2
Nguyên. Từ hệ thống tiêu chí đó, tác giả vận dụng nó để đánh giá khả
năng cạnh tranh trong các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè ở


Thái Nguyên như một trường hợp nghiên cứu điển hình.
Kết quả của nghiên cứu này sẽ đánh giá được năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen ở Thái
nguyên. Từ đó, các nhà quản lý có thể vận dụng và có các biện pháp
để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm mục đích nâng cao khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen theo quan sát của doanh
nghiệp và khách hàng. Cụ thể nó tìm cách trả lời cho những câu hỏi
sau đây:
-Vị trí của các doanh nghiệp chè đen trên thị trường hiện nay như
thế nào?
-Lợi thế cạnh tranh của sản phẩm chè đen theo quan sát của các
doanh nghiệp?
-Lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp chè đen theo quan sát
của khách hàng?
- Có sự khác biệt đáng kể giữa các quan sát của doanh nghiệp và
khách hàng về những lợi thế cạnh tranh?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các lợi thế cạnh
tranh là gì?
- Các giải pháp có thể được giới thiệu để cải thiện năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp chè đen để đáp ứng nhu cầu
người tiêu dùng?

3
1.3. Ý nghĩa của nghiên cứu
- Nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp chè vừa và nhỏ của
Thái nguyên đánh giá các khía cạnh của cạnh tranh để xác định được
những điểm mạnh, điểm yếu và những gì sẽ được cải thiện để nâng
cao khả năng cạnh tranh. Hơn nữa nghiên cứu này sẽ giúp nâng cao

khả năng cạnh tranh của họ như: mở rộng thị trường, xây dựng
thương hiệu và tối đa hóa lợi nhuận.
- Cho Ngành chè: Nghiên cứu này sẽ giúp cho ngành chè phát
triển sản phẩm của mình, từ việc tăng diện tích cho đến việc sản xuất,
tiêu thụ từ đó làm tăng ngân sách cho nhà nước, tạo thêm công ăn
việc làm cho người dân địa phương và có sự phát triển bền vững.
- Cho người lao động: nghiên cứu này giúp tăng thu nhập cho
người lao động, ổn định cuộc sống, có nhiều việc làm.
- Đối với khách hàng: Nghiên cứu này giúp cho khách hàng tiếp
cận được với sản phẩm một cách thuận tiện, thỏa mãn được nhu cầu.
- Đối với người nghiên cứu: Nghiên cứu này giúp hoàn thành luận
án DBA, ngoài ra còn là một tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy của
tác giả.
- Cho cộng đồng: Doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả từ đó đóng
góp cho ngân sách nhà nước và làm phúc lợi cho xã hội.
- Luận án đánh giá tình hình hiện nay của sản phẩm chè đen tại
các doanh nghiệp vừa và nhỏ, xác định vị trí của mình trên thị trường
xuất khẩu.
-Xác định làm cách nào để có hiệu quả cao trong việc cạnh tranh
của sản phẩm chè đen tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

4
-Giới thiệu một phương pháp cạnh tranh mới cho các doanh
nghiệp chè có thể sử dụng để nâng cao lợi thế cạnh tranh của họ tại
thị trường.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Phạm vi
* Thời gian: 2010- 2012.
 Không gian: Thu thập thông tin về các doanh nghiệp chè đen
tại Tỉnh Thái nguyên và một số doanh nghiệp chè đen tại hai tỉnh Phú

thọ và Tuyên Quang.
 Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề cơ bản:
- Tập trung vào một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen.
- Nghiên cứu phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại tỉnh Thái nguyên.
- Đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm
chè đen tại tỉnh Thái nguyên.
CHƢƠNG II: CÁC CÔNG TRÌNH VÀ TÀI LIỆU LIÊN QUAN
2.1. Khung khái niệm
Từ các lý thuyết và khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm,
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh quốc gia.
Luận án đưa có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng
duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm,
mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu

5
tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững.
2.2. Các công trình liên quan
Luận án trình bày công trình có liên quan đến chủ đề nghiên cứu
của luận án.
2.3. Khung lý thuyết

























NGHIÊN
CỨU
NĂNG
LỰC
CẠNH
TRANH
CỦA
DOANH
NGHIỆP
CHÈ ĐEN

TỈNH
THÁI

NGUYÊN

Năng lực cạnh tranh của
sản phẩm chè đen tại các
doanh nghiệp
Hiệu quả SX KD
của các DN chè đen
Thị phần của các
doanh nghiệp chè
đen

Năng suất
các yếu tố
Năng lực thu hút
các nguồn lực
tài chính
Khả năng liên kết
và hợp tác giữa các DN
chè đen
Lãi suất
tiền vay
Môi trường kinh
tế

Môi trường chính
trị PL
Môi trường tự
nhiên VH - XH
Môi trường
KH - CN


Nhà cung cấp
nguyên liệu





Các
yếu tố
bên
ngoài






Các yếu
tố
bên
trong
Trình độ tổ chức
nguồn nhân lực
Nguồn lực cơ sở
vật chất
Năng lực
marketing
Năng lực tài
chính


Năng lực nghiên
cứu và phát triển
Sản phẩm
thay thế

6
CHƢƠNG III
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Chọn địa bàn nghiên cứu
Tỉnh thái nguyên có 17.661 ha chè, đứng thứ hai trong cả nước
với 39 doanh nghiệp sản xuất chè, trong đó có 7 doanh nghiệp sản
xuất và chế biến sản phẩm chè đen.
Để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen tại tỉnh Thái nguyên chúng tôi tiến hành điều tra 7
doanh nghiệp tại tỉnh Thái nguyên. Ngoài ra, chúng tôi tiến hành điều
tra một số doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại tỉnh Phú Thọ
và tỉnh Tuyên quang để so sánh.
Tại tỉnh Thái nguyên các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh
doanh chè đen còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và
kinh doanh sản phẩm chè, đặc biệt là năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp còn yếu kém, chưa phát huy được lợi thế của sản phẩm
chè. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp chè đen tại tỉnh Thái nguyên.
3.2. Phương pháp tiếp cận (dữ liệu sơ cấp và cách thu thập dữ liệu)
*Thu thập tài liệu thứ cấp:
Thông tin thứ cấp được thu thập từ các nguồn tài liệu như: sách,
báo, tạp chí, website, các báo cáo tổng kết và hội thảo của các ban
ngành, các tổ chức kinh tế và các cơ quan nghiên cứu, các công trình

khoa học có liên quan. Qua đó, phân tích, đánh giá tổng quan tình
hình sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè đen và năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp chè đen tại tỉnh Thái nguyên.

7
*Thu thập tài liệu sơ cấp:
- Các tài liệu sơ cấp được tiến hành bằng phương pháp điều tra
các doanh nghiệp chè, có mẫu câu hỏi phỏng vấn doanh nghiệp. (phụ
lục 01).
- Điều tra một số doanh nghiệp, cơ sở chế biến, tiêu thụ chè đen
và một số hộ sản xuất, doanh nghiệp, công ty tham gia sản xuất chế
biến chè đen tại một số vùng sản xuất chè đen khác.
- Điều tra các khách hàng tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên và ngoài tỉnh TN.
*Mẫu điều tra: Điều tra toàn bộ các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh sản phẩm chè đen tại Thái nguyên. Ngoài ra, để có thông tin
đối chứng chúng tôi còn điều tra một số doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen tại Phú Thọ và Tuyên Quang năm 2010 và 2012, chi
tiết thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3.1: Số lƣợng mẫu điều tra các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen phân theo hình thức sở hữu vốn
Đơn vị tính: Doanh nghiệp
STT
Tiêu chí
Mẫu điều tra
Thái
Nguyên
Phú
Thọ
Tuyên

Quang
Tổng số
7
6
5
1
Doanh nghiệp nhà nước
2
1
-
2
Công ty Cổ phần
2
3
2
3
Công ty trách nhiệm hữu hạn
2
2
1
4
Doanh nghiệp tư nhân
1
-
2
Nguồn: Kết quả điều tra các doanh nghiệp năm 2012

8
Bảng 3.2: Số lƣợng mẫu điều tra các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen Thái nguyên phân theo quy mô vốn

Đơn vị tính: Doanh nghiệp
STT
Tiêu chí
Mẫu điều tra
Tổng số
7
1
Doanh nghiệp có vốn từ 6-8 tỷ
2
2
Doanh nghiệp có vốn từ 2- 6 tỷ
2
3
Doanh nghiệp có vốn < 2 tỷ
3
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012
Để đánh giá các yếu tố liên quan đến sản phẩm chè đen như: chất
lượng chè, bao bì, chủng loại sản phẩm chúng tôi điều tra 100
khách hàng tại Thái nguyên và Hà Nội (Phụ lục số 2)
3.3. Phƣơng pháp khác
3.4.1. Phương pháp xử lý thông tin
3.4.2. Phương pháp thống kê mô tả
3.4.3. Phương pháp so sánh
3.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
3.4.5. Phương pháp phân tích ma trận SWOT
3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu


9
CHƢƠNG 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh cuả các doanh nghiệp chè
đen tại tỉnh Thái Nguyên
4.1.1. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen tại các doanh
nghiệp chè tại Thái Nguyên
a. Thị phần của sản phẩm chè đen
Hiện nay, chè đen của Thái nguyên đã đi đến nhiều nước trên thế
giới. Song, đáng nói hơn khi ra ngoài khách hàng có nhận ra chè
Thái nguyên hay không? Khi mà phần lớn các doanh nghiệp xuất
khẩu thô dưới dạng nguyên liệu, đặc biệt là chè đen của Thái
nguyên chưa định vị được thương hiệu. Theo một số doanh nghiệp
cho biết, năm 2010 sức mua giảm ở hầu hết các thị trường, tình
hình xuất khẩu chè gặp nhiều khó khăn. Ngay cả đơn vị đứng đầu
trong xuất khẩu chè cũng gặp khó khăn. Nguyên nhân giảm thị
phần là do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới.Theo đánh giá của Sở
Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Thái nguyên, thị phần chè
đen của Tỉnh Thái nguyên đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế. Điều đó phản ánh khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè
đen của tỉnh Thái nguyên còn thấp.
b. Chất lượng sản phẩm chè đen tại Thái nguyên

10
Bảng 4.1: Đánh giá của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm chè
đen của các doanh nghiệp chè ở Thái nguyên
Loại chè
Thái nguyên
Tốt
Khá
Trung bình
Xấu

Số
lƣợng
(ngƣời)

cấu
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)

cấu
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)

cấu
(%)
Số
lƣợng
(ngƣời)

cấu
(%)
Chè hạng 1
100
100
-
-
-

-
-
-
Chè hạng 2
-
-
90
90,0
10
10,0
-
-
Chè hạng 3
-
-
-
-
75
75,0
25
25,0
Nguồn: Kết quả điều tra khách hàng năm 2012
c. Chủng loại sản phẩm
Bảng 4.3: Một số chủng loại sản phẩm tại các doanh nghiệp chè đen
Các doanh
nghiệp chè
tại các tỉnh
Chủng loại sản phẩm
Chè đen
truyền

thống
Chè đen
túi lọc
Chè đen
thảo dược
Chè đen
khác
Thái nguyên
6
2
1
-
Tuyên Quang
3
-
-
-
Phú Thọ
7
4
-
1
Nguồn: Kết quả điều tra các doanh nghiệp năm 2012
Qua bảng 4.3 ta thấy: Chủng loại sản phẩm chè của doanh nghiệp
chè Thái nguyên phong phú hơn các doanh nghiệp ở tỉnh Tuyên
Quang nhưng lại không phong phú như chủng loại sản phẩm chè đen
của các doanh nghiệp Tỉnh Phú Thọ.

11
Về nhãn hiệu sản phẩm: Qua điều tra chúng tôi thấy 80,3% các

doanh nghiệp nhà nước gắn nhãn hiệu cho sản phẩm, nhóm doanh
nghiệp có tỷ lệ gắn nhãn hiệu sản phẩm thấp nhất là các doanh
nghiệp tư nhân 27,0%.
d. Giá bán của sản phẩm chè đen
Bảng 4.5: Chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp
chè đen ở Thái nguyên theo hình thức sở hữu vốn
Khoản mục
Đơn vị
tính
Doanh nghiệp
Nhà
nƣớc
Công ty trách
nhiệm hữu hạn
Cổ
phần

nhân
Chè tươi
Đồng/Kg
19.600
22.500
20.600
21.400
Nguyên vật liệu
Đồng/Kg
2.940
2.830
2.960
2.720

Chi phí quản lý
Đồng/Kg
800
850
960
890
Khấu hao tài sản
cố định
Đồng/Kg
760
870
1.110
1.180
Lao động
Đồng/Kg
1.280
1.200
1.170
1.400
Chi phí khác
Đồng/Kg
1.290
1.500
1.670
1.300
Chi phí sản xuất
Đồng/Kg
26.670
29.750
28.470

28.890
Giá bán
Đồng/Kg
35.000
38.000
36.500
36.700
Lợi nhuận
Đồng/Kg
8.330
8.250
8.030
7.810
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012
Qua bảng ta thấy: Công ty trách nhiệm hữu hạn có chi phí sản
xuất lớn nhất ở mức 36.500 đồng/kg nhưng giá bán cũng cao nhất và
mức lợi nhuận mà công ty đạt được cũng cao nhất so với các doanh
nghiệp khác.
e. Hệ thống phân phôi và tổ chức tiêu thụ
Kênh 1: Sản phẩm của công ty tới tay người tiêu dùng trực tiếp
thông qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm.

12
Kênh 2: Sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua những người
bán lẻ đến lấy hàng của công ty, cở sở.
Kênh 3: Là kênh tiêu thụ chủ yếu, thông qua đại lý bán buôn, đại
lý bán lẻ tới tay người tiêu dùng.
Kênh 4: Sản phẩm tiêu thụ trực tiếp dến tay người tiêu dùng.
Tuy nhiên còn có sự chênh lệch về trình độ tổ chức tiêu thụ giữa
các công ty lớn so với các cơ sở chế biến nhỏ, lẻ.

f. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp
Bảng 4.8: Các hình thức quảng cáo mà các doanh nghiệp áp dụng
Đơn vị tính: %

Doanh nghiệp
Các hình thức
Phƣơng
tiện truyền
thông
Áp
phích
Hội
chợ
Hội nghị
khách
hàng
Tờ rơi
Doanh nghiệp chè đen
Tỉnh Thái nguyên
17,18
10,0
52,60
4,05
20,20
Doanh nghiệp chè đen
tỉnh Phú Thọ
45,10
8,70
67,20
6,79

30,50
Doanh nghiệp chè đen
Tỉnh Tuyên Quang
14,02
-
53,55
-
8,15
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp
Qua bảng ta thấy các doanh nghiệp ở Tỉnh Phú Thọ rất chú ý đến
hoạt động quảng cáo cho sản phẩm chè của mình, các doanh nghiệp
chè ở Thái nguyên chỉ cao hơn các doanh nghiệp ở Tuyên quang
trong hình thức áp phích và hội nghị khách hàng. Điều này cho thấy
sản phẩm chè đen ở Thái nguyên hầu như không có khả năng cạnh

13
tranh về các hoạt động khuếch trương bán hàng, do các doanh nghiệp
không có đội ngũ marketing chuyên nghiệp, đây là điều ảnh hưởng
rất lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm.
4.1.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm chè đen
Bảng 4.11: Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp
chè đen Thái nguyên so với các doanh nghiệp chè đen Phú thọ,
Tuyên Quang theo hình thức sở hữu vốn, năm 2012
Đơn vị tính: %
Loại hình doanh nghiệp
Thái
Nguyên
Phú Thọ
Tuyên

Quang
Doanh nghiệp nhà nước
3,05
4,15
-
Doanh nghiệp Tư nhân
1,45
2,07
1,68
Công ty Cổ phần
1,19
-
1,10
Công ty trách nhiệm hữu hạn
1,55
2,4
1,34
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012
Từ bảng ta thấy: Năm 2012 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của
các doanh nghiệp chè đen Thái Nguyên thuộc doanh nghiệp nhà nước
đạt 3,05 đồng lợi nhuận/100 đồng doanh thu, thấp hơn so với tỷ suất
lợi nhuận/doanh thu của các doanh nghiệp chè đen tại Phú Thọ là
1,10 đồng. Nguyên nhân chủ yếu làm cho hiệu quả của các doanh
nghiệp chè đen ở Thái nguyên còn thấp là do năng lực quản lý của
nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, thiết bị khoa học công nghệ còn lạc
hậu. Ngoài ra còn một số các nguyên nhân từ phía môi trường gây tác
động ảnh hưởng.

14
4.2. Những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen tại Thái Nguyên
4.2.1. Yếu tố nền kinh tế
4.2.2. Lãi suất tiền vay
4.2.3. Yếu tố về chính trị, pháp luật
4.2.4. Yếu tố khoa học công nghệ
4.2.5. Sự xuất hiện của sản phẩm thay thế
4.2.6. Trình độ tổ chức và nguồn nhân lực
Bảng 4.16: Trình độ của ngƣời lao động trong doanh nghiệp chè
đen tại tỉnh Thái nguyên
Đơn vị tính: %
Loại hình doanh nghiệp
Đại
học
Cao
đẳng
Công nhân
kỹ thuật
Không qua
đào tạo
Doanh nghiệp Nhà nước
8,8
20,00
22,30
48,90
Doanh nghiệp Tư nhân
3,50
7,60
23,40
65,50
Công ty Cổ phần

10,00
19,00
18,30
52,70
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
11,00
20,20
12,30
56,50
Nguồn: Kết quả điều tra doanh nghiệp năm 2012
Tóm lại qua nghiên cứu cho thấy: Đơi với các doanh nghiệp chè
đen tại thái nguyên về trình độ của người quản lý và người lao động
còn một số hạn chế:
- Hầu hết tại các doanh nghiệp người lao động chưa có trình độ,
kỹ năng cao, môi trường làm việc còn hạn chế chưa khuyến khích và
thu hút được lao động giỏi. Rất ít các doanh nghiệp chú ý đến đào
tạo, nâng cao trình độ cho người lao động. Chính vì thế nên dẫn đến

15
chất lượng lao động không cao ảnh hưởng đến năng suất lao động.
Các doanh nghiệp đáp ứng lợi ích cho người lao động chưa thỏa
đáng, đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân.
- Trình độ của người quản lý và khâu tổ chức bộ máy chưa khoa
học, việc sắp xếp lao động chưa hợp lý. Đây là một trong các yếu tố
làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Muốn nâng cao
năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp chè, các doanh nghiệp phải
nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động để nâng cao chất
lượng cho sản phẩm.
4.3. Một số cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm chè đen tại Thái Nguyên hiện nay

4.3.1. Điểm mạnh
Các doanh nghiệp chè đen Thái nguyên tham gia sản xuất, kinh
doanh tại vùng nguyên liệu nổi tiếng trong cả nước. Được thiên nhiên
ưu đãi về đất đai, khí hậu và dựa vào kinh nghiệm canh tác, chế biến
nên cây chè Thái nguyên là cây công nghiệp có thế mạnh, sản phẩm
chè có chất lượng tốt.
Sản lượng chè búp tươi, sản lượng chè tiêu thụ đứng thứ 2
và đang có xu hướng tăng nhanh. Các doanh nghiệp kinh doanh chè
trên địa bàn có lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công thấp. Chè
Thái nguyên rất nổi tiếng vì chất lượng tốt, nhà nước bảo hộ cho
thương hiệu chè của tỉnh.
Chi phí sản xuất chè búp tươi thấp. Thu nhập của người dân từ
cây chè khá cao. Cây chè có lợi thế cạnh tranh cao hơn nhiều so
với các cây trồng khác.

16
Các hộ nông dân tròng chè dựa vào kinh nghiệm, luôn có xu
hướng chuyển dịch cơ cấu giống chè.
Nhận thực về cạnh tranh của các nhà quản lý: trước sức ép cạnh tranh
mạnh mẽ về nguồn lực con người như tính linh hoạt, năng động buộc
các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh của các doanh nghiệp không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, giao dịch
thương mại, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm hệ thống phân phối, thực
hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia hôi chợ triển
lãm Nhờ năng lực của các nhà lãnh đạo đã góp phần làm tăng khả
năng cạnh tranh, nâng cao uy tín của các doanh nghiệp trên thị trường.
4.3.2. Điểm yếu
Giá bán chưa cao, chủ yếu tiêu thụ trong nước, bán cho Tổng công ty
chè; Số lượng xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài còn ít.
Các doanh nghiệp chè quy mô chủ yếu là nhỏ, nhiều doanh nghiệp

không chú ý nhiều đến việc phát triển sản phẩm, bao bì sản phẩm,
chủng loại mẫu mã chưa nhiều, chưa quan tâm đến hoạt động xúc
tiến hỗn hợp.
Chất lượng sản phẩm chưa thật sự đồng đều. Còn hiện tượng
pha tạp sản phẩm kém chất lượng Trình độ lao động còn thấp chủ
yếu là lao động thủ công, công nghệ chế biến còn lạc hậu chưa được
chú trọng đầu tư, vì thế nên chất lượng sản phẩm chưa đồng đều.
Các nhà máy của doanh nghiệp chưa sử dụng hết công suất, hệ
thống quản lý chất lượng chè chưa đồng bộ, mối liên hệ, hợp tác giữa
các doanh nghiệp với người trồng chè còn ít, không bền vững.
Các doanh nghiệp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn để
phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh và mở rộng sản xuất,

17
Việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn vì thị trường chủ yếu là tiêu thụ
trong nước, xuất khẩu chủ yếu chỉ là sản phẩm thô, giá bán còn thấp.
4.3.3. Cơ hội
Xu hướng tiêu dùng sản phẩm chè chất lượng cao tăng, Vệ Sinh An
Toàn Sản Phẩm ngày càng tăng. Thị trường tiềm năng chưa khai thác
hết. Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh và các cơ quan chức năng đang có
nhiều dự án hỗ trợ như: Xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý,
Hướng dẫn giúp đỡ các cơ sở sản xuất, chế biến chè sạch và cấp
giấy chứng nhận. Hỗ trợ các đơn vị trong xúc tiến thưng mại. Các
doanh nghiệp có khả năng tiếp cận nhanh chóng với tiến bộ khoa học
kỹ thuật thông qua việc liên doanh, liên kết, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, chuyển giao công nghệ.
Tiềm năng thị trường chè còn lớn, có nhiều cơ hội để các doanh
nghiệp chè đen có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Tham gia vào quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp có thêm nhiều điều kiện
để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư với nhiều hình thức đa dạng.

Cơ cấu trồng chè của các hộ nông dân thay đổi, phát triển điều
này tạo điều kiện có nhiều nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc
chế biến.
Thị trường xuất khẩu lớn tạo nhiều điều kiện cho các doanh
nghiệp chè tận dụng cơ hội để xuất khẩu sản phẩm.
Các doanh nghiệp nhận được nhiều các chính sách ưu đãi cùa
Nhà nước, chính quyền địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát triển.
4.3.4. Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thì thách thức đối với các doanh nghiệp

18
chè đen tại Thái nguyên cũng rất lớn như:
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, tiềm lực về cơ sở vật chất còn
nghèo nàn. Tình trạng khan hiếm nguồn vốn, nguồn nguyên liệu.
Trình độ lao động và trình độ quản lý chưa cao, chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm. Khoa học kỹ thuật còn lạc hậu chưa đáp ứng được tiêu
chuẩn, năng suất lao động thấp, chi phí đầu vào cao, chất lượng chưa
đáp ứng cho nhu cầu người tiêu dùng, năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp còn thấp.
Việc tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, giá cả sản phẩm
không ổn định, điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông còn nhiều hạn chế,
chi phí đầu vào cho sản xuất còn cao. Sự phong phú về chủng loại đồ
uống trên thị trường chưa phong phú, chưa thảo mãn cao nhu cầu cho
khách hàng.
Đây là những tồn tại và thách thức làm giảm khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp chè đen tại tỉnh thái nguyên. Việc tìm ra những
điểm này là cơ sở đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh của các doanh nghiệp chè đen trên thị trường.
Chƣơng v

KẾT LUẬN, GIẢI PHÁP VÀ NHỮNG ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua nghiên cứu chúng tôi rút ra kết luận sau:
Luận án “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm chè đen tại Tỉnh Thái nguyên ” đã đạt được một số các
kết quả sau:
Luận án đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen
tại Tỉnh Thái Nguyên.

19
Đánh giá đúng thực trạng khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩm chè đen. Các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen Thái nguyên có khả năng cạnh tranh cao, cao nhất so
với các vùng sản xuất chè đen khác. Các doanh nghiệp sản xuất sản
phẩm chè đen Thái nguyên có khả năng cạnh tranh cao nhất về các
yếu tố năng suất, giá bán, chất lương Ngoài ra cây chè đen Thái
nguyên có lợi thế nhất so với các cây trồng khác trên địa bàn về điều
kiện tự nhiên, đất đai, lao động, hiệu quả kinh tế.
Qua nghiên cứu thực trạng luận án đã đưa ra được các yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các các doanh nghiệp sản
xuất sản phẩm chè đen Thái nguyên là: Các yếu tố từ sản xuất cung,
yếu tố thị trường cầu, yếu tố tổ chức tiêu thụ, yếu tố về chính sách
5.2. Một số giải pháp
5.2.1. Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè đen
a. Hoạch định chiến lược sản phẩm
b. Hoạch định chiến lược giá bán cho sản phẩm
c. Xây dựng chiến lược thị trường
d. Tăng cường hoạt động xúc tiến hỗn hợp
e. Hoàn thiện hệ thống kênh tiêu thụ sản phẩm

g. Ổn định nguồn cung ứng nguyên liệu
5.2.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp sản xuất sản phẩmchè đen
a. Đổi mới công tác tổ chức, trình độ lãnh đạo và đội ngũ lao động
b. Nâng cao khả năng sáng tạo
c. Nâng cao năng lực và đổi mới công nghệ
d. Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm chè đen

20
5. 3. Kiến nghị
5.3.1.

Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ sản xuất chè: hỗ trợ giống
và cơ sở hạ tầng, thủy lợi cho vùng sản xuất. Hỗ trợ cho việc đào
tạo các nguồn nhân lực, cán bộ quản lý, bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu phát triển.
- Cần có chính sách xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho
sản phẩm chè đen Thái Nguyên.
- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho hoạt động xúc tiến thương mại
sản phẩm.
5.3.2. Đối với cơ quan, chính quyền địa phương
Tỉnh cần có các phương án để cải tạo giống chè, nên trồng nhiều các
giống chè có năng suất, chất lượng cao như: PH11, LDP1, Ph8, TRI11,
tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp có thể thực hiện các biện pháp
mà tác giả đã đề cập trong luận án.
5.3.3. Đối với các Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh chè đen
- Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, nhu cầu thị hiếu tiêu dùng sản

phẩm của người tiêu dùng.
- Đẩy mạnh Marketing, quảng cáo, giới thiệu, xúc tiến thương mại
sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ, thiết bị nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường tiềm năng
giá bán cao.

×