Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

nâng cao hiệu quả giảng dạy sinh học 12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li độc lập (đỗ t minh hoà - thpt mỹ hào)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.83 KB, 17 trang )

Đỗ T Minh Hoà - THPT Mỹ Hào: Nâng cao hiệu quả giảng dạy Sinh học
12 thông qua phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy luật phân li
độc lập.
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành
giáo dục trong những năm qua. Khoa học kỹ thuật phát triển ngày càng mạnh
mẽ, lượng tri thức của nhân loại tăng nhanh. Để bắt kịp xu thế đó, con người cần
phải có tư duy, trí tuệ cao, phải có phương pháp làm việc khoa học, hiệu quả...
Bên cạnh đó, đổi mới chương trình phải đáp ứng theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng
và giảm tải cho học sinh.
Thực tế giảng dạy môn Sinh học 12 gặp một số khó khăn như:
- Chương trình Sinh học 12 chứa khối lượng lớn kiến thức cả lí thuyết
và bài tập so với chương trình Sinh học các cấp. Các chủ đề bài tập tập trung
tồn bộ ở lớp 12 (khơng có tính kế thừa từ lớp 10 lên 12). Ở cấp II có đề cập các
quy luật di truyền nhưng mang tính chất giới thiệu ở dạng lí thuyết. Thời gian
dành cho việc sửa bài tập và rèn kĩ năng giải bài tập cho học sinh rất ít, sau mỗi
chương chỉ có 1 đến 2 tiết bài tập, mà số lượng bài tập sau mỗi bài học và sau
một chương lại nhiều. Vì vậy, học sinh lúng túng trước một bài tốn di truyền và
ngại suy nghĩ vì khơng biết phải bắt đầu từ đâu và tiến hành như thế nào, lại rất
dễ nhầm lẫn giữa các quy luật di truyền...
- So với các mơn tự nhiên khác, mơn sinh khó chọn trường, chọn nghề
hơn, trong đó một số ngành ra trường lại khó xin việc. Vì vậy nhiều em học sinh
trường tơi ít chú tâm đến việc đầu tư cho cho môn Sinh dẫn đến kết quả học tập
chưa cao, chưa đồng đều.
Từ những khó khăn trong dạy học Sinh học 12, dựa trên cơ sở lí luận và
một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học, tôi thiết nghĩ phải tìm ra một
giải pháp để làm thế nào với lượng thời gian ít ỏi trên lớp mà vẫn giúp các em
cảm thấy dễ dàng khi tiếp xúc với các bài toán di truyền. Đặc biệt, trong các
phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, nếu rèn luyện cho học sinh
có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ khơi dậy lòng ham




học hỏi, nội lực vốn có của các em, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội.
Tuy vậy, muốn phương pháp tự học đạt hiệu quả cao, không gây áp lực nặng nề
cho học sinh thì giáo viên phải là người chỉ hướng đi đúng, tổ chức các hoạt
động để học sinh giải quyết và tự chiếm lĩnh kiến thức.Xuất phát từ những lí do
đó, qua q trình nghiên cứu và thử nghiệm, tôi mạnh dạn đưa ra đề tài: “NÂNG
CAO HIỆU QUẢ GIẢNG DẠY SINH HỌC 12 THƠNG QUA PHƯƠNG
PHÁP GIẢI NHANH BÀI TỐN TRẮC NGHIỆM VỀ QUY LUẬT PHÂN LI
ĐỘC LẬP”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu các phương pháp giải bài tập về các quy luật di truyền nhằm
nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Di truyền học - Sinh học 12
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Q trình học tập mơn Sinh học 12- Phần Di truyền học của học sinh khối
12 trường THPT Mỹ Hào do giáo viên trực tiếp giảng dạy.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
- Phương pháp điều tra
- Tham khảo ý kiến các giáo viên cùng nhóm chun mơn.
5. Kế hoạch nghiên cứu
- Giai đoạn 1: Nghiên cứu tài liệu từ tháng 8/2011 đến tháng 10/2011
- Giai đoạn 2: Thực nghiệm sư phạm từ tháng 10/2011 đến tháng 01/2012
- Giai đoạn 3: Tổng hợp số liệu và báo cáo kết quả nghiên cứu từ tháng 2/ 2012
đến tháng 5/2012.
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. CƠ SỞ KHOA HỌC
1.1. Cơ sở lí luận

- Xuất phát từ yêu cầu đổi mới PPDH bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng.


Chương trình Giáo dục phổ thơng là kết quả của sự điều chỉnh, hồn
thiện, tổ chức lại các chương trình đã được ban hành, làm căn cứ cho việc quản
lí, chỉ đạo, tổ chưc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở tất cả các cấp học, trường
học trong phạm vi cả nước...
Trong chương trình giáo dục phổ thơng, Chuẩn kiến thức, kĩ năng được
thể hiện cụ thể hóa ở các chủ đề của chương trình mơn học, theo từng lớp học,
cấp học. Dạy học bám sát Chuẩn kiến thức, kĩ năng đảm bảo sự thống nhất trong
chỉ đạo dạy học và kiểm tra, đánh giá, góp phần khắc phục tình trạng quá tải
trong giảng dạy, học tập.
- Mục tiêu dạy học phần các Quy luật Di truyền trong chương trình Sinh
học 12 là: Học sinh cần trình bày được cơ sở tế bào học của các quy luật, nêu
được các ví dụ và giải được các bài tập cơ bản.
1.2. Thực trạng giảng dạy phần Di truyền học
Trong giảng dạy Sinh học 12- phần Di truyền học có nội dung lí thuyết
trừu tượng hơn, các bài tập khó hơn, địi hỏi học sinh biết phân tích và suy luận
logic cao hơn so với các phần học khác, đặc biệt là chương 2- Phần Các quy luật
di truyền. Đây cũng là nội dung kiến thức đòi hỏi người giáo viên phải có sự tư
duy, tìm tịi, sáng tạo cao để có cách giảng dạy phù hợp nhất.
Quy luật di truyền Phân li và Phân li độc lập của Menđen là cơ sở để các
em tiếp tục nghiên cứu các quy luật di truyền khác trong phần học, vì vậy nắm
vững lí thuyết và phương pháp giải bài tập về quy luật PLĐL có ý nghĩa quan
trọng.
Cơ sở tế bào học của quy luật di truyền Phân li độc lập là:
- Các alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong
giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự phân li độc lập và sự tổ hợp ngẫu nhiên
của các cặp alen tương ứng.

2. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢI NHANH BÀI TOÁN TRẮC
NGHIỆM VỀ QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP
2.1. Phương pháp nhận dạng quy luật di truyền:


Trong q trình làm các bài tốn về các QLDT, vấn đề quan trọng đầu
tiên là nhận dạng bài toán thuộc QLDT nào. Có nhiều cơ sở để nhận dạng bài
tốn, từ đó đưa ra cách giải phù hợp.
Một số dấu hiệu nhận dạng cơ bản:
- Dựa vào điều kiện nghiệm đúng của quy luật PLĐL
- Dựa vào kết quả phân li kiểu hình ở đời con
- Dựa vào tỉ lệ của một loại kiểu hình đã biết ở đời con lai.
2.2. Một số phương pháp giải nhanh một số dạng toán trắc nghiệm
thường gặp về quy luật Phân li độc lập
2.2.1. Bài toán xác định quy luật di truyền
Trường hợp 1: Bài toán cho biết tỉ lệ tất cả kiểu hình của thế hệ sau,
xác đinh QLDT chi phối:
1/ Phương pháp chung:
Bước 1: Tách riêng từng cặp tính trạng và xác định tỉ lệ từng cặp tính trạng
Bước 2: Tổ hợp các cặp tính trạng lại nếu tỉ lệ đề bài và tỉ lệ tổ hợp các cặp tính
trạng trùng nhau thì các tính trạng bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập, nếu
khác thì các tính trạng có thể bị chi phối bởi quy luật liên kết hồn tồn hay liên
kết khơng hồn tồn
2/ Ví dụ:
Bài 1: Cho lai giữa P đều thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương
phản, thu được F1 đồng loạt đỏ, bầu dục. Tiếp tục cho F1 giao phối nhận được đời
F2 phân li kiểu hình theo tỉ lệ sau:
602 đỏ, bầu dục ; 298 đỏ, tròn ; 304 đỏ, dài ; 198 xanh, bầu dục ; 101 xanh, tròn;
99 xanh, dài. Quy luật di truyền nào đã chi phối các tính trạng trên?
A. Phân li độc lập


B. Liên kết gen

C.Tương tác gen

D. Hoán vị gen

Giải:
Dựa vào kết quả F1, kết luận: Đỏ trội hoàn toàn so với xanh, bầu dục là tính
trạng trung gian giữa trịn và dài
Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Xét tính trạng màu sắc: F2 có 1204 đỏ : 398 xanh ≈ 3 đỏ : 1 xanh


+ Xét tính trạng hình dạng: F2 có 399 trịn, 800 bầu dục, 403 dài ≈ 1tròn: 2 bầu
dục: 1 dài
Tổ hợp các cặp tính trạng: (3 đỏ: 1 xanh)(1 tròn: 2 bầu dục: 1 dài) =
3 đỏ, tròn; 6 đỏ, bầu dục; 3 đỏ, dài; 1 xanh, tròn; 2 xanh, bầu dục; 1 xanh, dài
Tỉ lệ đề bài: (Rút gọn tỉ lệ)
298 đỏ, tròn; 602 đỏ, bầu dục; 304 đỏ, dài; 101 xanh, tròn; 198 xanh, bầu dục ;
99 xanh, dài ≈ 3 đỏ, tròn; 6 đỏ, bầu dục; 3 đỏ, dài; 1 xanh, tròn; 2 xanh, bầu dục;
1 xanh, dài.
Vậy các tính trạng trên bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập
Dựa vào đó chọn đáp án A
Bài 2: Ở lúa, đem lai giữa bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính
trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện lúa thân cao, chín sớm. Tiếp tục
cho F1 lai với lúa thân thấp, chín muộn, thu được thế hệ lai 4 kiểu hình như sau:
497 thân cao, chín sớm : 502 thân cao, chín muộn : 495 thân thấp, chín sớm :
503 thân thấp, chín muộn.Quy luật di truyền nào đã chi phối các tính trạng trên?
A. Phân li độc lập


B. Liên kết gen

C. Tương tác gen

D. Hoán vị gen

Giải:
- Dựa vào kết quả F1, kết luận: Thân cao trội so với thân thấp; chín sớm trội so
với chín muộn.
- Xét riêng từng cặp tính trạng:
B. Liên kết gen C.Tương tác gen
D. Hốn vị gen
+ Xét tính trạng chiều cao: F2 có 999 cao : 998 thấp ≈ 1 cao : 1 thấp
+ Xét tính trạng thời gian chín: F2 có 992 chín sớm, 1005 chín muộn ≈ 1 chín
sớm: 1 chín muộn
Tổ hợp 2 cặp tính trạng:
(1 thân cao : 1 thân thấp)(1 chín sớm: 1 chín muộn) =
1 thân cao, chín sớm; 1 thân cao, chín muộn; 1 thân thấp, chín sớm; 1 thân
thấp, chín muộn


- Tỉ lệ đề bài: ( Rút gọn tỉ lệ)
497 thân cao, chín sớm : 502 thân cao, chín muộn : 495 thân thấp, chín sớm :
503 thân thấp, chín muộn ≈ 1 thân cao, chín sớm; 1 thân cao, chín muộn; 1 thân
thấp, chín sớm; 1 thân thấp, chín muộn.
Vậy các tính trạng trên bị chi phối bởi quy luật phân li độc lập
Dựa vào đó chọn đáp án A
Trường hợp 2: Bài toán cho lai cặp bố mẹ dị hợp 2 cặp gen, rồi cho tỉ lệ
1 loại kiểu hình, từ đó xác định quy luật di truyền.

1/ Phương pháp chung:
- Cần giả sử: Bài toán tuân theo quy luật phân độc lập thì kết quả của phép lai
cặp bố mẹ dị hợp 2 cặp gen đời con sẽ có 4 kiểu hình tỉ lệ phân tính:
9(A-:B-):3(A-:bb): 3(aa:B-): 1(aa:bb) ≈
56.25%(A-:B-): 37.5%(A-:bb): 37.5%(aa:B-): 18.75%(aa:bb).
Vì vậy nếu tỉ lệ một trong 4 loại kiểu hình (ứng với kiểu gen như trên) của đề
bài trùng với tỉ lệ trên thì các tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập.
2/ Ví dụ:
Bài 1: Đem lai giữa bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương
phản, thu được F1 đồng loạt xuất hiện cây quả trịn, có mùi thơm. Cho F1 tự thụ
phấn, nhận được F2 có 4000 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó quả dài, thơm chiếm
750 cây. Tương phản với tính trạng có mùi thơm là khơng có mùi. Quy luật di
truyền chi phối tính trạng trên?
A. Tương tác giữa các gen không alen

B. Phân li độc lập

C. Di truyền liên kết

D. Di truyền giới tính
Giải:

- Dựa vào F1, kết luận: quả tròn trội so với quả dài, có mùi thơm trội so với
khơng có mùi
- Quy ước gen : quả tròn: A; quả dài: a; có mùi thơm: B;khơng có mùi: b
- Giả sử nếu bài tốn tn theo quy luật di truyền thì: quả dài, có mùi thơm (kiểu
gen: aa:B-) chiếm tỉ lệ: 37.5%
Theo đề bài: quả dài thơm có tỉ lệ: 4000/ 750 X100 = 37.5%



Vậy: quy luật phân li độc lập đã chi phối tính trạng trên
Dựa vào đó chọn đáp án: B
Bài 2: Khi lai giữa hai cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp
gen tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây quả tròn, ngọt. Tiếp tục cho F 1 tự
thụ phấn, thu được đời F2 có 4624 cây, gồm 4 kiểu hình, trong đó có 298 cây quả
bầu, chua. Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng. Quy luật di truyền nào đã
chi phối phép lai trên?
A. Tương tác gen

B. Phân li độc lập

C. Di truyền liên kết

D. Di truyền giới tính
Giải:

- Dựa vào kết quả F1, kết luận: quả tròn trội so với quả bầu, quả ngọt trội so với
quả chua
- Quy ước gen : quả tròn: A; bầu: a; quả ngọt: B;quả chua: b
- Giả sử nếu bài toán tuân theo quy luật di truyền thì: quả bầu, chua (kiểu gen:
aa:bb) chiếm tỉ lệ: 18.75%
Theo đề bài: quả bầu,chua có tỉ lệ: 4624/ 298 X100 = 18.75%
Vậy: quy luật phân li độc lập đã chi phối tính trạng trên
Dựa vào đó chọn đáp án: B
2.2.2. Dạng bài toán về xác định kiểu gen của bố mẹ:
Phương pháp 1: Áp dụng cách tính tổng số tổ hợp từ đó suy ra số giao tử
mà bố mẹ phải cho từ đó suy ra kiểu gen bố mẹ
Cụ thể:
Bước 1: Tính tổng số tổ hợp của đời con
Bước 2: Suy ra giao tử mà bố mẹ cho

Bước 3: Tìm kiểu gen bố mẹ dựa vào số giao tử bố mẹ cho
* Bài tập minh họa:
Bài 1. Ở chó biết A: Lơng đen là trội hồn tồn so với a: Lơng trắng; B:
lơng ngắn trội hồn tồn so với b: Lông dài. P: Đen, ngắn x Đen, ngắn được F 1
gồm 89 đen, ngắn; 31 đen, dài; 29 trắng, ngắn; 11 trắng dài. Kiểu gen bố mẹ (P)
là:


A. AaBB x Aabb

B. AaBb x AaBb

C. AAbb x aaBB

D. AaBb x aabb
Giải:

Kết quả F1 gồm 89 đen, ngắn; 31 đen, dài; 29 trắng, ngắn; 11 trắng dài ≈ 9 đen,
ngắn; 3 đen, dài; 1 trắng, ngắn; 1 trắng dài
Vậy tổng số tổ hợp là: 16 , 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử
Vậy kiểu gen P cho 4 loại giao tử phải dị hợp 2 cặp gen
Dựa vào đó chọn đáp án B
Bài 2 : Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao, alen a quy định
thân thấp; gen B quy định quả màu đỏ, alen b quy định quả màu trắng; hai cặp
gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Phép lai nào sau đây cho đời
con có kiểu hình thân thấp, quả màu trắng chiếm tỉ lệ 1/16?
A. Aabb x AaBB.

B. AaBb x AaBb.


C. AaBb x Aabb.

D. AaBB x aaBb
Giải:

Dựa vào giữ kiện đề bài, kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ 1/16
Vậy tổng số tổ hợp ở đời con là 16, 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử
Vậy tổng số tổ hợp là: 16 , 16 tổ hợp = 4 giao tử X 4 giao tử
Vậy kiểu gen P cho 4 loại giao tử phải dị hợp 2 cặp gen
Dựa vào đó chọn đáp án B
• Lưu ý: ưu điểm của phương pháp này là giải rất nhanh, học sinh không
phải viết sơ đồ lai để tìm kết quả. Ngồi ra, phương pháp này có thể áp
dụng đối với quy luật phân li, quy luật tương tác gen, quy luật liên kết
gen. Học sinh có thể tham khảo thêm qua các ví dụ sau:
a) Áp đụng đối với quy luật phân li:
Bài 1: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen A
quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ: 1 cây hoa trắng là:
A. Aa x aa

B. AA x aa

C. AA x Aa
Giải:

d. Aa x Aa


Tổng số tổ hợp ở đời con là: 2 , 2 tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử
Đáp án dự kiến A, C

Nhưng dựa vào đáp án C khơng thể cho kiểu hình cây hoa trắng
Vậy chọn đáp án A
Bài 2: Đậu hà lan A: Hạt trơn trội hoàn toàn so với a : hạt nhăn. Cho đậu
hạt trơn lai với nhau thu được 114 hạt trơn, 40 hạt nhăn. Kiểu gen của bố mẹ là
A. Aa x Aa

B. Aa x aa

C. AA x aa

D. AA x Aa

Giải:
Dựa vào kết quả của đời con: 114 hạt trơn, 40 hạt nhăn ≈ 3 hạt trơn, 1 hạt nhăn
Vậy tổng số tổ hợp ở đời con là 4, 4 tổ hợp = 2 giao tử x 2 giao tử
Kiểu gen P cho 2 giao tử phải dị hợp 1 cặp gen
Dựa vào các đáp án đề bài, chọn đáp án A
b/ Áp dụng đối với quy luật liên kết gen hoàn toàn:
Bài 1: Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ kiểu gen 1: 1: 1: 1?Nếu các gen
liên kết hồn tồn.
A.

Ab aB
×
ab
ab

B.

AB aB

×
AB
ab

C.

Ab ab
×
ab
ab

D.

AB ab
×
ab
ab

Giải:
- Tổng số tổ hợp ở đời con là 4, 4 tổ hợp = 2 giao tử x 2 giao tử (Vì liên kết gen
hoàn toàn nên kiểu gen dị hợp chỉ cho 2 loại giao tử)
- Dựa vào các đáp án đề bài cho:
A.

Ab aB
→ 2 giao tử x 2 giao tử
×
ab
ab


B.

AB aB
→ 1 giao tử x 2 giao tử
×
AB
ab

C.

Ab ab
→ 2 giao tử x 1 giao tử
×
ab
ab

D.

AB ab
→ 2 giao tử x 1 giao tử
×
ab
ab

Dựa vào đó chọn đáp án A


Bài 2: Phép lai nào dưới đây sẽ làm xuất hiện tỉ lệ phân tính 1: 1? Nếu
các gen liên kết hoàn toàn.
A.


AB
Ab
x
Ab
aB

B.

Ab
Ab
x
aB
Ab

C.

AB
aB
x
aB
ab

D. B và C đúng
Giải:

- Tổng số tổ hợp ở đời con là 2, 2 tổ hợp = 2 giao tử x 1 giao tử (Vì liên kết gen
hoàn toàn nên kiểu gen dị hợp chỉ cho 2 loại giao tử)
- Dựa vào các đáp án đề bài cho:
A.


AB
Ab
→ 2 giao tử x 2 giao tử
x
Ab
aB

B.

Ab
Ab
→ 2 giao tử x 1 giao tử
x
aB
Ab

C.

Ab aB
→ 2 giao tử x 2 giao tử
×
ab
ab

Dựa vào đó chọn đáp án B
Phương pháp 2: Xét riêng từng cặp tính trạng ở đời con
Cụ thể:
Bước 1: Tìm kiểu gen của từng cặp tính trạng dựa vào tỉ lệ của từng cặp
Bước 2: Tổ hợp lại được kiểu gen của bố mẹ

• Bài tập minh họa:
Bài 1: Ở chó biết A: Lơng đen trội hồn tồn so với a: Lơng trắng; B : Lơng
ngắn trội hồn tồn so với b: lơng dài. P: Trắng, ngắn x Trắng, ngắn được F 1 28
trắng , ngắn : 9 trắng, dài
Cặp bố mẹ nào sau đây cho kết quả lai phù hợp?
A. AABB x aaBB

B. aaBb x aaBb

C. aaBB x aaBB

D. AAbb x aaBB
Giải:

- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Xét tính trạng màu sắc: F 1 có 0 ngắn: 37 trắng ≈ 0 ngắn: 1 trắng → Kiểu gen P
của cặp tính trạng màu sắc: aa x aa(1)


+ Xét tính trạng chiều dài lơng: F1 có 29 ngắn, 9 dài ≈ 3 ngắn: 1 dài → Kiểu
gen P của cặp tính trạng chiều dài lơng: Bb x Bb (2)
Tổ hợp 2 cặp gen được kiểu gen P: aaBb x aaBb
Dựa vào đó chọn đáp án B
Bài 2. Ở chó biết A: Lơng đen trội hồn tồn so với a: Lơng trắng; B :
Lơng ngắn trội hồn tồn so với b: lông dài. P: Đen, dài x Đen, dài được F 1
gồm 32 đen, dài : 10 trắng, dài
Cặp bố mẹ nào sau đây cho kết quả lai phù hợp?
A. AAbb x Aabb

B. AABB x AABB


C. Aabb x Aabb

D. AABB x aaBB
Giải:

- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ Xét tính trạng màu sắc: F1 có 32 đen: 10 trắng ≈ 3 đen: 1 trắng → Kiểu gen P
của cặp tính trạng màu sắc: Aa x Aa
+ Xét tính trạng chiều dài lơng: F1 có 0 ngắn, 42 dài ≈ 0 ngắn: 1 dài → Kiểu
gen P của cặp tính trạng chiều dài lơng: bb x bb
Tổ hợp 2 cặp gen được kiểu gen P: Aabb x Aabb
Dựa vào đó chọn đáp án C
2.2.3. Dạng bài tốn cho kiểu gen của P, xác định tỉ lệ kiểu gen hoặc tỉ
lệ kiểu hình ở đời con:
1/ Phương pháp chung:
Bước 1: Tách riêng từng cặp gen, tìm kết quả kiểu hình hoặc kiểu gen (theo câu
hỏi đề bài) của từng cặp gen
Bước 2: Tổ hợp kết quả kiểu hình hoặc kiểu gen của các cặp gen lại được kết
quả cuối cùng
2/ Ví dụ:
Bài 1: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân
diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép
lai
AaBbDd x AaBbdd là


A.

1

4

B.

1
8

C.

1
2

D.

1
16

Giải:
Đề bài cho lai: AaBbDd x AaBbdd và tìm tỉ lệ ở đời con kiểu gen AaBbDd Tách
riêng từng cặp gen
Aa x Aa → Kết quả : 1 4 AA; 2 4 Aa; 1 4 aa → Vậy kiểu gen Aa tỉ lệ: 2 4
Bb x Bb → Kết quả : 1 4 BB; 2 4 Bb; 1 4 bb → Vậy kiểu gen Bb tỉ lệ: 2 4
1
1
1
Dd x dd → Kết quả : Dd; dd → Vậy kiểu gen Dd tỉ lệ:
2

2


2

- Tổ hợp các cặp gen có kiểu gen AaBbDd:
2
2
1
4
1
x
x
=
=
4
4
2
32
8

Dựa vào đó chọn đáp án B
Bài 2: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen
a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy
định hoa vàng. Biết khơng có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, phép lai
AaBb × Aabb cho đời con có kiểu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 37,50%.

B. 56,25%.

C. 6,25%.

D. 18,75%.


Giải:
- Bài tốn đem lai: AaBb × Aabb, tìm kết quả kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở
đời con
- Kiểu hình thân cao, hoa đỏ có kiểu gen: A-B- Xét sự di truyền của tính trạng chiều cao thân:
P: Aa x Aa → Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1 4 AA; 2 4 Aa; 1 4 aa
Tỉ lệ kiểu hình:

3
1
3
thân cao; thân thấp vậy kiểu hình thân cao tỉ lệ:
4
4
4

1
1
P: Bb x bb → Kết quả : Tỉ lệ kiểu gen: Bb; bb
2

Tỉ lệ kiểu hình:

2

1
1
1
hoa đỏ ; hoa vàng vậy kiểu hình hoa đỏ tỉ lệ:
2

2
2

- Tổ hợp 2 cặp tính trạng: kiểu hình thân cao, hoa đỏ:

3 1
3
x = ≈ 37.5%
4 2
8


Vậy: trong phép lai AaBb × Aabb,kết quả kiểu hình thân cao, hoa đỏ ở đời con
tỉ lệ: 37.5%. Dựa vào đó chọn đáp án A.
Bài 3: Cho phép lai AabbDd x AaBbdd (mỗi gen quy định 1 tính trạng,
trội hoàn toàn). Ở đời F1, kiểu gen AaBbDd chiếm tỉ lệ
a. 50%

b. 25%

c. 12,5%

d. 6,25%

Giải:
- Bài toán đem lai: AabbDd x AaBbdd tìm tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở đời con
- Xét sự di truyền của từng cặp gen:
P: Aa x Aa → Kết quả: Tỉ lệ kiểu gen: 1 4 AA; 2 4 Aa; 1 4 aa
Vậy tỉ lệ kiểu gen Aa ở đời con là: 2 4
1

1
P: Bb x bb → Kết quả : Tỉ lệ kiểu gen : Bb; bb
2

2

Vậy tỉ lệ kiểu gen Bb ở đời con là:

1
2

1
1
P: Dd x dd → Kết quả : Tỉ lệ kiểu gen : Dd; dd
2

2

Vậy tỉ lệ kiểu gen Dd ở đời con là:
Tổ hợp tỉ lệ các cặp gen :

1
2

2 1 1
2
≈ 12.5%
x x =
16
4 2 2


Vậy trong phép lai: AabbDd x AaBbdd tỉ lệ kiểu gen AaBbDd ở đời con là 12.5
%. Dựa vào đó chọn đáp án C
3. Kết quả nghiên cứu
Tôi tiến hành thực nghiệm ở hai lớp, một lớp thực nhiệm và một lớp đối
chứng. Sau khi dạy và hướng dẫn học sinh cách giải nhanh bài tốn trắc nghiệm,
tơi đã tiến hành kiểm tra đánh giá định kì ở cả hai lớp, phân tích kết quả và kết
luận.
- Bài kiểm tra 15 phút: Đề bài gồm 15 câu với các mức độ : Nhận biết 7 câu,
Thông hiểu 4 câu, Vận dụng 4 câu. Kết quả như sau:
Líp

Sĩ số

Điểm kiểm tra 15 phút (%)
Giỏi

Khá

Trung bình

Ghi chú


12A9 (ĐC)

45

12


45

43

12A10 (TN)

49

16

48

36

Bảng số liệu cho thấy học sinh ở lớp thử nghiệm có kết quả bài kiểm tra
15 phút cao hơn hẳn so với ở lớp đối chứng.
Trong bài kiểm tra học kì 1, nhóm chun mơn chúng tơi đã thống nhất
nội dung đề kiểm tra với ma trận như sau:
Nội dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Chương 1

7


3

2

Chương 2( phần QLDT)

8

5

5

Tổng: 30 câu

15

8

7

Kết quả kiểm tra với 18 câu trắc nghiệm thuộc chương 2- phần QLDT:
Lớp

Sĩ số

Tỉ lệ học sinh trả lời đúng(%)

12A9(ĐC)

Nhận biết

92

Thông hiểu
65

Vận dụng
45

12A10(TN)

96

70

Ghi chú

62

Qua bảng số liệu, tỉ lệ học sinh trả lời đúng các câu hỏi thuộc các mức độ
nhận thức khác nhau trong bài kiểm tra học kì ở lớp thực nghiệm cao hơn so với
lớp đối chứng, trong đó phần câu hỏi vận dụng học sinh trả lời đúng nhiều hơn
hẳn, đặc biệt các em khơng cịn cảm thấy sợ phần học này mà tỏ ra hứng thú
hơn, u thích mơn học hơn và tự tin khám phá và lĩnh hội tri thức. Đó cũng
chính là mong muốn của tôi khi tiến hành nghiên cứu đề tài này.


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đổi mới PPDH đáp ứng chuẩn kiến thức, kĩ năng là yêu cầu cấp thiết
song phải kÝch thÝch được t duy s¸ng tạo, nâng cao năng lực nhận thức, tạo niềm

tin, tình cảm cho học sinh giúp các em không ngại, sợ học mà còn ham mê khám
phá một cách hào hứng nhÊt.
Với việc hướng dẫn phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy
luật PLĐL, các em khơng cịn thấy ngại khi làm bài tập di truyền. Tuy nhiên,
thời gian nghiên cứu còn ngắn, các dạng bài đưa ra chỉ là những dạng cơ bản mà
không phải là tất cả nên có thể chưa bộc lộ hết hạn chế. Vì vậy, tơi rất mong
được sự đóng góp của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện.
2. Kiến nghị
Đề nghị tiếp tục được nghiên cứu đề tài đối với tất cả các nội dung phù hợp
trong phần Di truyền học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học môn Sinh
học 12 núi riờng, Sinh hc THPT núi chung.
Trên đây mới là một số kinh nghiệm rất ít của tôi về việc đổi mới phơng
pháp trong quá trình giảng dạy mà tôi đà áp dụng. Rất hy vọng tôi sẽ nhận đợc
những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp về vấn đề này
để góp phần nâng cao và hoàn thiện hơn nữa chuyên môn, nghiệp vơ cđa m×nh.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Mỹ Hào, ngày 6 tháng 5 năm 2012
Người viết

Đỗ Thị Minh Hòa


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hải Châu, Ngô Văn Hưng - Những vấn đề chung về đổi mới
giáo dục Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, 2007.
2. Đỗ Ngọc Đạt, Bài giảng lý luận dạy học hiện đại, NXB ĐHQG Hà
Nội, 2002.
3. Trần Dũng Hà - Phương pháp giải nhanh các bài toán Sinh học trọng
tâm, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2008.
4. Huỳnh Quốc Thành - Bài tập Sinh học, NXB Đại học sư phạm, 2008.

5. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Sinh học 12, NXB
Giáo dục, 2010


MỤC LỤC
Nội dung
Phần I: Mở đầu
Phần II: Nội dung
1. Cơ sở khoa học
1.1. Cơ sở lí luận
1.2. Thực trạng dạy và học môn Sinh học 12
2. Một số phương pháp giải nhanh bài toán trắc nghiệm về quy
luật phân li độc lập
2.1. Phương pháp nhận dạng quy luật di truyền Phân li độc lập
2.2. Một số phương pháp giải nhanh bài toán về quy luật PLĐL
3. Kết quả nghiên cứu
Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang
2
4
4
4
4
5
5
5
16
18




×