CHUẨN ĐẦU RA CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG
VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP HỆ CHÍNH QUY
(Ban hành kèm theo Quyết định số:705/QĐ-ĐHHT, ngày 05 tháng 7 năm 2011 của Hiệu
trưởng Trường Đại học Hà Tĩnh)
3. Chuyên ngành: KẾ TOÁN
ACCOUNTING
Mã ngành: 52340301
a. Kiến thức
+ Sinh viên phải tích luỹ đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo đại
học theo chuyên ngành được đào tạo, không còn nợ học phần/môn học nào;
+ Có các chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
+ Đạt trình độ tiếng Anh tương đương 400 điểm TOEIC; đạt trình độ B về tin học
ứng dụng.
+ Khái quát hóa những kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở và kiến thức bổ trợ về
kinh tế - Kế toán - Kiểm toán.
+ Hiểu biết các nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Có kiến thức cơ bản về lĩnh
vực Khoa học xã hội và Khoa học tự nhiên để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên
nghiệp, học tập nâng cao trình độ chuyên môn;
+ Vận dụng các kiến thức về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và kiến thức cơ sở ngành
ngành Kế toán như Tài chính - T iền tệ, T ín dụng - N gân hàng, Thống kê .. . .trong
nền kinh tế thị trường, làm nền tảng để nghiên cứu kiến thức chuyên môn trình độ đại
học ngành Kế toán;
+ Có kiến thức toàn diện về ngành Kế toán; nắm vững những kiến thức chuyên
ngành được đào tạo. Có kiến thức chuyên sâu về kế toán: Kế toán Tài chính, Luật Kế
toán, Luật Kiểm toán, Chuẩn mực kế toán, Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; Kế toán
Quản trị; đồng thời có kiến thức sâu về các Luật thuế cơ bản và các văn bản hướng dẫn
về các Luật thuế hiện hành. Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật tổ chức công tác kế
toán như: thiết lập hệ thống chứng từ kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế
toán, hệ thống báo cáo kế toán tài chính và báo cáo kế toán quản trị tại đơn vị sản xuất
kinh doanh hoặc đơn vị sự nghiệp; Áp dụng các phương pháp, kỹ thuật phân tích, đánh
giá tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình hoạt động của đơn vị sự
nghiệp.
b. Kỹ năng
(i) Kỹ năng nghề nghiệp
- Có kỹ năng cơ bản của cán bộ kế toán, cán bộ kiểm toán và thuần thục các kỹ năng
của chuyên ngành được đào tạo; có năng lực cơ bản đáp ứng những đòi hỏi từ các công
việc thuộc ngành Kế toán cũng như trong cuộc sống đặt ra; đáp ứng nhu cầu của xã hội
về nguồn nhân lực có trình độ đại học thuộc các lĩnh vực Kế toán.
- Có khả năng tổ chức, thiết lập, triển khai thực hiện c hế độ chứng từ kế toán, hệ
thống tài khoản kế toán, sổ kế toán, biểu mẫu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị tại các
loại hình doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội khác;
-
Thành thạo việc thu thập, xử lí, kiểm tra và ghi chép chứng từ, sổ kế toán;
- Có khả năng
l
ập và phân tích Báo cáo tài chính (Bảng Cân đối kế toán, Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính);
-
Có khả năng lập và phân tích một số Báo cáo kế toán quản trị cơ bản như: Lập dự
toán, dự báo về doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo đơn vị/vùng/mặt hàng/…; lập Báo
cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm … để tham mưu cho lãnh đạo đơn vị
về lĩnh vực tài chính- kế toán, kiểm toán;
-
Có khả năng lập các báo cáo thuế hằng tháng và quyết toán thuế năm (Thuế giá
trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp; Thuế thu nhập cá nhân,…);
-
Thẩm định hiệu quả tài chính về dự án đầu tư;
(ii) Kỹ năng công cụ
- Có khả năng sử dụng tiếng Anh (nghe, nói, viết) trong công việc chuyên môn.
- Có khả năng ứng dụng tin học vào công tác chuyên môn.
- S
oạn thảo văn bản, hợp đồng, đàm phán và ứng xử giao tiếp;
-
Sử dụng thành thạo phần mềm kế toán thông dụng phổ biến trên thị trường.
c. Thái độ
-
Chấp nhận nhu cầu tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn, nghề nghiệp;
- Tôn trọng nhu cầu bảo vệ bí mật trong quan hệ với đối tác kinh doanh;
- Thái độ cởi mở, thân thiện với khách hàng;
- Thái độ thiện chí giải quyết mâu thuẫn;
- Tinh thần hợp tác làm việc nhóm.
- Có tinh thần và năng lực cải tiến trong công việc được giao.
d. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Đảm nhận các công việc về kế toán, trợ lí, kế hoạch tài chính trong các doanh
nghiệp, ngân hàng, cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức sự nghiệp, tổ chức kinh tế và
các tổ chức chính trị - xã hội khác;
- Có khả năng giảng dạy chuyên ngành Kế toán trong các trường cao đẳng và
trung cấp chuyên nghiệp; Nghiên cứu tại các đơn vị nghiên cứu khoa học.
e. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường
Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu các lĩnh vực thuộc chuyên ngành Kế
toán – Kiểm toán theo các chương trình đào tạo chuyên sâu và nâng cao của các cơ sở
đào tạo trong và ngoài nước đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Hà Tĩnh, ngày 15 tháng 1 năm 2010
KT HIỆU TRƯỞNG
P.HIỆU TRƯỞNG