Tải bản đầy đủ (.ppt) (143 trang)

Chương 2. Mô thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 143 trang )


GV: Nguyn Th Minh Th
TRệễỉNG CAO ẹANG Sệ PHAẽM SOC TRAấNG
HC PHN:HèNH THI- GII PHU HC
THC VT
Chng 2 Mễ THC VT

Chương 2 – MÔ THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
- Nắm được khái niệm về mô thực vật
- Xác định mối liên quan giữa tế bào và mô
- Phân biệt được nguồn gốc, cấu tạo, chức năng
của các loại mô: mô phân sinh, mô che chở, mô
dẫn, mô mềm, mô tiết. Qua đó chứng minh cấu tạo
của từng loại mô phù hợp với chức năng của
chúng.

I. MỤC TIÊU
- Khẳng định tầm quan trọng của mô phân sinh.
Sinh viên có khả năng:
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số
hiện tượng thực tế, sản xuất có liên quan đến mô
thực vật, hiểu sâu sắc và có khả năng trình bày
những kiến thức về mô thực vật trong các bài học
SGK SH 6.
- Làm quen dần với phương pháp nghiên cứu khoa
học qua các bài tập nghiên cứu nhỏ.

1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ THỰC VẬT
- Nêu định nghĩa về mô TV? Ví dụ.
- Mô TV bắt đầu xuất hiện ở nhóm thực vật nào?


- Trong lịch sử phân loại mô đã có những quan điểm
phân loại mô như thế nào? Quan điểm phân loại mô
ngày nay dựa trên những cơ sở nào và hình thành
mấy loại mô?

1. KHÁI NIỆM VỀ MÔ THỰC VẬT
Mô là tập hợp những tế bào có chung nguồn gốc,
có hình dạng, cấu tạo giống nhau, cùng thực
hiện một chức năng sinh lí.
Ví dụ: Ở đầu ngọn cây, đầu cành cây có những
tế bào non, cấu tạo, hình dạng giống nhau, có
khả năng sinh sản rất mạnh làm cho thân và
cành cây phát triển theo chiều dài, nhóm tế bào
đó hợp thành mô phân sinh ngọn

2. PHÂN LOẠI MÔ
Chia thành 6 loại mô:

mô phân sinh,

mô che chở (mô bì),

mô cơ (mô nâng đỡ),

mô dẫn,

mô mềm (mô sinh dưỡng)

mô tiết.


2.1. Mô phân sinh

Nêu định nghĩa mô phân sinh?

Các tế bào của mô phân sinh có những đặc điểm
cấu tạo nào giúp chúng có thể phân chia rất
nhanh và liên tục?

2.1. Mô phân sinh
2.1.1. Định nghĩa
Mô phân sinh cấu tạo bởi những tế bào non chưa
phân hoá, có khả năng phân chia rất nhanh và
liên tục cho tới cuối đời sống của cây để tạo thành
các mô khác.

2.1.2. Đặc điểm chung
Gồm những tế bào non, chưa phân hoá, thể lạp dưới
dạng thể trước lạp, mạng lưới nội chất và ti thể ít
phát triển. Tế bào hơi có góc, vì sự phân chia xảy ra
liên tiếp khiến chúng không kịp tròn lại và đạt tới
kích thước tối đa.

2.1.2. Đặc điểm chung
- Hình dạng tế bào không khác nhau ở các vị trí
khác nhau: ở phần ngọn (thân, rễ) có đường
kính gần đồng đều, còn ở tầng phát sinh thì hep,
dài, hình thoi.
- Kích thước tế bào nhỏ bé, chất tế bào đậm đặc,
nhân to, các không bào nhỏ li ti.


2.1.2. Đặc điểm chung
- Tế bào xếp sít nhau không để hở các khoảng gian bào.
Vách tế bào mỏng, nước chiếm tới 92,5%, ngoài ra còn
chứa chủ yếu là pectin và hemixenlulozơ, rất ít
xenlulozơ.
- Khi mô phân sinh hoạt động phân chia mạnh thì tế
bào thường không thấy rõ các bào quan.

2.1.3. Các loại mô phân sinh
+ Dựa vào vị trí có thể chia mô phân sinh thành
mấy loại?

2.1.3. Các loại mô phân sinh
- Mô phân sinh sơ cấp gồm: mô phân sinh ngọn (mô
trước phân sinh) là mô không phân hoá, nằm trên
ngọn chồi, đầu rễ và mô phân sinh lóng thường có ở
các cây thuộc họ Lúa.
- Mô phân sinh thứ cấp có nguồn gốc từ mô phân
sinh sơ cấp, gồm tầng sinh trụ, tầng sinh vỏ (mô phân
sinh bên).

Hình. Lát cắt dọc của chồi ngọn



2.1.3.1. Mô phân sinh ngọn (mô phân
sinh sơ cấp)
Mô phân sinh của nón tăng trưởng ở chồi là mô
phân sinh đầu tiên, gồm một vài lớp tế bào khởi sinh.
Các tế bào khởi sinh phân chia liên tục, hình thành

nên các loại mô phân sinh phân hoá:
- Tầng sinh bì -> hình thành nên mô bì
- Mô trước phát sinh -> hình thành nên mô dẫn
- Mô phân sinh cơ bản -> hình thành nên mô cơ
bản

2.1.3.2. Mô phân sinh gióng (lóng)
Mô phân sinh gióng cũng là mô phân sinh sơ cấp. Ở
cây họ Lúa và một số họ khác, thân cây chỉ có mọc
dài ở ngọn mà còn mọc dài ra ở phần gốc ở mỗi
gióng.

- Tại sao cỏ khi đổ lại có thể tự đứng lên ?
- Các cây cỏ như mần trầu, cỏ may, cỏ gà, cỏ dùi
trống và cả cây lúa khi bị tác động của các
điều kiện bên ngoài như: mưa to, bão lớn, trâu
bò dẫm gạp, chúng bị đỗ, nằm gí xuống đất,
nhưng chỉ trong một thời gian lại tự đứng dậy.
Vì sao có hiện tượng lạ như vậy ?

2.1.3.2. Mô phân sinh gióng (lóng)
Mô phân sinh gióng hình thành từ mô phân
sinh ngọn trong quá trình phân hoá từ chồi. Tuỳ
thuộc vào từng loài, vào độ dài ở phần gốc của mỗi
gióng mà mô phân sinh ngừng hoạt động để phân
hoá thành tế bào của mô trưởng thành. Nhưng cũng
có các mô phân sinh gióng mà nhiều cây khi bị gẫy
thì gẫy ở đoạn gốc của mỗi gióng như tre, mía

2.1.3.3. Mô phân sinh bên (mô phân

sinh thứ cấp)
Mô phân sinh bên làm rễ và thân cây tăng trưởng
theo chiều ngang, cấu tạo bởi tầng tế bào non, sinh
sản lần lượt theo mặt ngoài và mặt trong thành 2 lớp
tế bào non mới, dần dần phân hoá thành 2 thứ mô
khác nhau.

Hình. Mô phân sinh bên
1. Tầng sinh trụ; 2. Tầng sinh vỏ

2.1.3.3. Mô phân sinh bên (mô phân
sinh thứ cấp)
-
Tầng sinh vỏ (tầng sinh bần): nằm ở phần vỏ của rễ
và thân cây, cấu tạo bởi nhiều tế bào có hình dạng
cạnh, đôi khi kéo dài theo cơ quan trục, vách mỏng,
không bào phát triển, có thể chứa tanin, tinh bột
Các tế bào xếp xích nhau, chúng phân chia nhiều
lần, tạo ra bên ngoài là lớp bần và bên trong là lớp
vỏ lục.
Tập hợp cả ba lớp : bần, tầng sinh vỏ và vỏ lục gọi là
chu bì.

2.1.3.3. Mô phân sinh bên (mô phân
sinh thứ cấp)
-
Tầng sinh trụ: nằm trong trụ giữa của rễ và thân,
làm thành một khối lớp liên tục hay dưới dạng
những dãy riêng biệt giữa gỗ và libe. Phía ngoài sinh
ra những tế bào libe thứ cấp có chức năng dẫn nhựa

luyện; phía trong sinh ra những tế bào gỗ thứ cấp
làm chức năng dẫn nhựa nguyên.
Số lượng tế bào gỗ nhiều gấp 3-4 lần libe, do đó gỗ
thường phát triển mạnh hơn libe.

Thảo luận nhóm đôi
+ Tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ có vai trò gì trong
sự sinh trưởng của cây?
+ So sánh những điểm giống và khác nhau của mô
phân sinh sơ cấp và mô phân sinh thứ cấp?

2.2. Mô che chở (mô bì)
2.2.1. Định nghĩa
Mô che chở bao bọc toàn bộ phía ngoài cơ thể
thực vật, có chức năng bảo vệ các mô bên trong
khỏi các tác động vật lý, hoá học hay sự phá hoại
của các sinh vật khác, đồng thời trao đổi chất với
môi trường ngoài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×