Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại quận 8 thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.04 MB, 105 trang )

Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Quận 8 là quận ven nội thành với diện tích 1.917,75 ha và là một trong
những quận có hệ thống kênh rạch nhiều nhất (21 kênh rạch) của TPHCM với
dân số 363.630 (tháng 6/2005). Đây là một trong những Quận đang trong quá trình
đô thò hóa. nhất là khi cầu Nguyễn Tri Phương và cầu Chà Và được hoàn thành;
dân số tăng nhanh. Các nhà máy, xí nghiệp, các khu dân cư đang dần được xây
dựng. Vì thế lượng phát sinh rác thải sinh hoạt (RTSH) ngày càng gia tăng nhanh.
Trong khi đó, công tác thu gom, vận chuyển RTSH trên đòa bàn Quận 8 do Công
ty Dòch Vụ Công Ích Quận 8 thực hiện chưa đáp ứng được lượng phát sinh CTRSH
gia tăng này. Qui trình thu gom và vận chuyển rác hiện nay, của thành phố Hồ
Chí Minh nói chung và quận 8 nói riêng vẫn còn nhiều khiếm khuyết, nên gây ô
nhiễm môi trường thành phố, hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với sự phát triển
của thành phố Hồ Chí Minh. Từ thực tế đó cần phải có nghiên cứu để đánh giá lại
hiện trạng và xây dựng các giải pháp quản lý RTSH nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường.
Vì vậy, việc tiến hành đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản
lý CTRSH tại Quận 8 nói riêng và tại TPHCM nói chung là một công việc cần
thiết, có ý nghóa thực tế vô cùng to lớn. Khi những giải pháp này được áp dụng
trong thực tế, không những mang lại lợi ích kinh tế cho người dân và xã hội mà
còn góp phần làm giảm thiểu chất thải ra môi trường, hạn chế được vấn đề môi
trường
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 1
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Tác giả thực hiện luận văn mong muốn được áp dụng những kiến thức đã
học vào thực tế nhằm góp phần nhỏ vào công việc bảo vệ môi trường trên quê
hương mình.


Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý CTRSH tại Quận 8 TPCHM”.
1.2 Mục tiêu của đề tài
• Đánh giá hiện trạng rác thải sinh hoạt tại Quận 8
• Xây dựng các giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt tại Quận 8 nhằm giảm
thiểu ô nhiễm.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 2
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
CHƯƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN VÀ TÁC
ĐỘNG MÔI TRƯỜNG DO CHẤT THẢI RẮN
2.1 Khái niệm về chất thải rắn (CTR)
Chất thải rắn (Solid Waste) là toàn bộ các loại vật chất được con người loại
bỏ trong các hoạt động kinh tế – xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản
xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng v.v…). Trong đó quan
trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động
sống. Chất thải rắn là chất thải không phải ở dạng lỏng và khí.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ chất thải rắn có hình dạng tương đối cố
đònh, bò vứt bỏ từ hoạt động của con người. Rác sinh hoạt hay chất thải rắn sinh
hoạt là một bộ phận của chất thải rắn, được hiểu là các chất thải rắn phát sinh từ
các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
2.2 Nguồn phát sinh chất thải rắn
Có thể phân ra các nguồn phát sinh ra rác thải như sau:
- Từ sinh hoạt con người: phát sinh từ các hộ gia đình, các biệt thự, và các
căn hộ chung cư. Thành phần rác thải này bao gồm: thực phẩm, giấy, carton,
plastic, gỗ, thủy tinh, can thiếc, nhôm, các kim loại khác, tro, đồ điện tử gia dụng,
rác vườn, vỏ xe… Ngoài ra, các hộ dân có thể chứa một phần các thải độc hại.
- Từ hoạt động quét đường: phát sinh từ hoạt động vệ sinh đường phố, khu
vực vui chơi giải trí và làm đẹp cảnh quan. Nguồn rác này do người đi đường và

các hộ dân sống dọc hai bên đường xả bừa bãi. Thành phần của chúng có thể
gồm các loại sau: cành cây và lá cây, giấy vụn, bao nylon, xác động vật chết…
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 3
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
- Từ hoạt động dòch vụ thương mại: phát sinh từ các hoạt động buôn bán của
các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, khách sạn, siêu thò, văn phòng giao dòch, nhà
máy in, cửa hàng sửa chữa … Các loại chất thải từ khu thương mại bao gồm: giấy,
carton, plastic, gỗ, thực phẩm, thủy tinh, kim loại, vỏ xe, đồ điện gia dụng. Ngoài
ra, rác khu thương mại có thể chứa một phần các chất thải độc hại.
Từ hoạt động các chợ: phát sinh từ các hoạt động mua bán ở chợ. Thành
phần chủ yếu là rác hữu cơ bao gồm: rau, củ, quả thừa và hư hỏng.
Từ hoạt động giao thông và các công trình xây dựng: Phát sinh từ các hoạt
động xây dựng và tháo dỡ các công trình xây dựng, đường giao thông. Các loại
chất thải bao gồm: gỗ, thép, bêtông, gạch, thạch cao, bụi…
Từ hoạt động tại bệnh viện: bao gồm rác sinh hoạt và rác y tế phát sinh từ
các hoạt động khám bệnh, điều trò bệnh và nuôi bệnh trong các bệnh viện và cơ
sở y tế. Riêng rác y tế có thành phần phức tạp gồm các loại bệnh phẩm, kim
tiêm, chai lọ chứa thuốc, các loại thuốc quá hạn sử dụng… có khả năng lây nhiễm
và độc hại đối với sức khỏe cộng đồng nên phải được phân loại và tổ chức thu
gom, vận chuyển và xử lý riêng
Từ hoạt động công nghiệp: phát sinh từ các hoạt động sản xuất của các xí
nghiệp, nhà máy sản xuất công nghiệp (sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy hóa
chất, nhà máy lọc dầu, các nhà máy chế biến thực phẩm, các ngành công nghiệp
nặng và nhẹ…). Thành phần của chúng bao gồm: vật liệu phế thải không độc hại
và các chất thải độc hại. Phần rác thải không độc hại có thể đổ bỏ chung với rác
thải hộ dân. Đối với phần rác thải công nghiệp độc hại phải được quản lý và xử
lý riêng.
Từ hoạt động nông nghiệp: phát sinh từ đồng ruộng, vườn ao, chuồng trại…
Các loại chất thải bao gồm phân rác, rơm rạ, thức ăn.

Các loại chất rắn được thải ra từ các hoạt động khác nhau được phân theo
nhiều cách.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 4
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
a/ Theo vò trí hình thành : người ta phân biệt rác hay chất thải chất rắn
trong nhà, trên đường phố, chợ…
b/ Theo thành phần hoá học và vật lý: người ta phân biệt các thành phần
vô cơ, hữu cơ, cháy được, không cháy được,kim loại, phi kim loại , da, dẻ vụn ,
cao su, chất dẻo…
c/ Theo bản chất nguồn tạo thành, chất thải rắn được phân thành các
loại:
Chất thải rắn sinh hoạt: là những chất thải liên quan đến hoạt động của
con người, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cư, các cơ quan, các trường
học, các trung tâm dòch vụ, thương mại. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phân bao
gôm kim loại, sành, sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất đá, caosu, chất dẻo, thực
phẩm dư thừa quá hạn sử dụng, xương đông vật, tre, gỗ,lông gà, lông vòt,vải ,
giấy, rơm, dạ, xác động vật, vỏ rau quả…Theo phương diện khoa học có thể phân
biệt các loại chất thải rắn sau:
- Chất thải thực phẩm bao gồm các chất ăn thừa, rau, quả… loại chất th này
mang bản chất dễ phân huỷ sinh học, quá trình phân huỷ tạo ra các mùi khó chòu,
đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm. Ngoài các loại thức ăn dư thừa từ gia đình còn có
các loại thức ăn dư thừa từ các bếp ăn tập thể, ký túc xã , chợ, khách sạn…
- Chất thải chủ yếu của động vật chủ yếu là phân, bao gôm phân người phân
của các động vật khác.
- Chất thải lỏng chủ yếu là bùn, ga, cống rãnh, là các chất thải chủ yếu từ
các khu vực sinh hoạt dân cư .
- Tro và các chất dư thừa thải bỏ khác bao gồm: Các loại vật liệu sau khi đốt
cháy, các vật liệu sau đốt cháy bằng than, củi và các chất dễ cháy khác trong gia
đình, trong kho của các công sơ, các cơ quan, xí nghiệp, các xỉ than.

- Các thành phần rắn từ đường phố có thành phần chủ yếu là vây, củi, nilon,
vỏ bao gói…
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 5
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải phát sinh từ các hoạt động sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công
nghiệp gồm:
- Các phế thải từ các vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ,
trong các nhà máy điện:
- Các phế thải tự nhiên phục vụ cho sản xuất;
- Các phế thải trong quá trình công nghệ;
- Bao bì đóng gói sản phẩm.
Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất, đá, gạch ngói, bê tông vỡ do
các hoạt động phá dỡ xây dựng công trình v.v… chất thải xây dựng gồm:
Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng:
- Đất đá trong việc đào móng do xây dựng;
- Các vật liệu như kim loại ,chất dẻo;
- Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật như trạm xử lý nước
thiên nhiên, nước thải sinh hoạt, bùn cặn từ các cống thoát nước thành phố.
Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẩu thừa thải ra từ các hoạt
dộng nông nghiệp, thí dụ như trồng trọt , thu hoạch các loại cây trồng,các sản
phẩm thải ra từchế biến sữa, của các lò mổ…Hiện tại việc quản lý và xả các loại
chất thải nông nghiệp không thuộc về trách nhiệm của các công ty môi trường đô
thò của các đòa phương.
d/ Theo mức độ nguy hại: chất thải rắn được phân thành các loại:
Chất thải nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ phản ứng , độc hại,chất
thải dễ thối rữa, các chất dễ cháy , nổ ,hoặc các chất phóng xạ,các chất thải
nhiễm khuẩn, lây lan…có nguy cơ đe doạ sức khoẻ người ,cây cỏ và động vật.
Nguồn phát sinh ra các chất nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công

nghiệp và nông nghiệp.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 6
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Chất thải y tế nguy hại: Là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có
một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tương tác với các chất khác
gây nguy hại tới sức khoẻ cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế các loại
chất thải y tế nguy hại được phát sinh từ các hoạt động chuyên môn trong các
bệnh viện trạm xá y tế .Các nguồn phát sinh ta chất thải bệnh viện bao gồm:
- Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh,điều trò, phẫu thuật;
- Các loại kim tiêm , ống tiêm;
- Các chi thể cắt bỏ , tổ chức mô cắt bỏ;
- Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân;
- Các chất thải có chứa các chất có nồng độ cao sau đây: chì , thuỷ ngân,
Cadmi, arsen, xianua.
Các chất thải nguy hại do các công sở công nghiệp hóa chất thải ra có tính
độc hại cao, tác động xấu đến sức khỏe, do đó việc xử lý chúng phải có giải pháp
kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó.
Các chất thải nguy hại từ các hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại
phân hóa học, các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Chất thải không nguy hại: là những loại chất thải không chứa các chất và
các hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại trực tiếp hoặc tương tác thành
phần.
Trong số các chất thải của thành phố, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ có thể sơ chế
dùng ngay trong sản xuất và tiêu dùng, còn phần lớn phải hủy bỏ hoặc phải qua
một quá trình chế biến phức tạp, qua nhiều khâu mới có thể sử dụng lại nhằm đáp
ứng nhu cầu khác nhau của con người. Lượng chất thải trong thành phố tăng lên
do tác động của nhiều nhân tố như: sự tăng trưởng và sự phát triển của sản xuất,
sự gia tăng dân số, sự phát triển về trình độ và tính chất của tiêu dùng trong thành
phố v.v…

Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 7
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
2.3 Thành phần chất thải rắn
Thành phần là thuật ngữ được dùng để mô tả những hợp phần riêng biệt
tạo nên những loại chất thải rắn khác nhau và để phân loại chúng, thông số này
thường được tính bằng phần trăm theo khối lượng. Nó có ý nghóa hết sức quan
trọng trong việc lựa chọn các biện pháp xử lý, các thiết bò xử lý và các chương
trình, kế hoạch quản lý chất thải rắn.
Chất thải rắn nói chung là một hỗn hợp không đồng nhất và phức tạp của
nhiều vật chất khác nhau. Tùy theo cách phân loại, mỗi một loại chất thải rắn có
một số thành phần đặc trưng nhất đònh. Thành phần của chất thải rắn đô thò tại các
đô thò ở Việt Nam có lẽ là bao quát hơn tất cả vì nó có thể bao gồm mọi thứ chất
thải rắn từ nhiều nguồn gốc phát sinh khác nhau (sinh hoạt, công nghiệp, y tế,
xây dựng, chăn nuôi, xác chết, rác đường phố).
Đối với chất thải rắn đô thò, thành phần của chúng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như: mức sống, cung cách sống, trình độ sản xuất, các nguồn tài
nguyên quốc gia, mùa vụ trong năm, khả năng thu hồi lại các phế liệu thải.
Bảng 1: Thành phần CTR
Thành phần chất thải rắn % khối lượng
Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ
phân hủy
64.7%
Cây gỗ 6.6.%
Giấy, bao bì giấy 2,1%
Plastic khó tái chế 9,1%
Cao su, đế giày dép 6,3%
Vải sợi, vật liệu sợi 4,2%
Đất, đá, bêtông 1,6%
Thành phần khác 5,4%

(Nguồn: HAWADICO – 06/2002)
2.4 Quá trình phát sinh chất thải rắn
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 8
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Tốc độ phát thải (hay còn gọi là hệ số phát thải) chất thải rắn là một trong
những thông số rất quan trọng đối với việc tính toán thiếp lập hệ thống quản lý
chất thải rắn cũng như việc quy hoạch các lò đốt chất thải rắn hay các bãi chôn
lấp chất thải rắn cho từng đòa phương. Tùy thuộc vào cách thức phân loại chất
thải rắn mà có các hệ số phát thải khác nhau.
• Hệ số phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thò thường được biểu diễn
bằng đơn vò kg/người/ngày. Ở những đô thò khác nhau, hệ số phát thải rác đô
thò có thể có sự khác biệt tùy theo mức sống (giàu hay nghèo), lối sống (phung
phí hay tiết kiệm), phong tục tập quán và những điều kiện cụ thể của từng đô
thò.
• Hệ số phát thải chất thải rắn công nghiệp thường được biểu diễn bằng các đơn
vò như kg/tấn sản phẩm (thường áp dụng đối với các ngành công nghiệp riêng
lẽ), hay kg/ha.ngày đêm (đối với các khu công nghiệp tập trung). Hệ số phát
thải tính theo kg/ha.ngày đêm chỉ có ý nghóa về mặt giá trò trung bình, thường
có sự khác biệt đáng kể giữa các khu công nghiệp với nhau tùy thuộc vào các
ngành nghề sản xuất hiện diện trong từng khu công nghiệp.
Đối với các ngành công nghiệp đã được xác đònh, hệ số phát thải chất thải rắn
công nghiệp phụ thuộc vào: loại nguyên vật liệu sử dụng; công nghệ sản xuất;
phương thức bảo quản nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, cách
thức quản lý và điều hành sản xuất, kế hoạch sản xuất, khả năng tái sử dụng
chất thải ngay tại nhà máy,… và chỉ có thể xác đònh khi tiến hành điều tra khảo
sát thực tế tại từng nhà máy.
2.5 Các tính chất lý học, hóa học và sinh học của rác đô thò
2.5.1 Các tính chất vật lý
Trọng lượng riêng

Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 9
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Trọng lượng riêng của rác là trọng lượng của rác trên một đơn vò thể tích,
thường được biểu thò bằng kg/m
3
hoặc tấn/m
3
. Do rác thải thường tồn tại ở các
trạng thái khác nhau (xốp, chứa trong container, không nén, nén…) nên khi xác
đònh trọng lượng riêng của bất kỳ một mẫu rác nào cũng đều phải chú thích rõ
trạng thái của nó lúc lấy mẫu. Số liệu về trọng lượng riêng thường được sử dụng
để tính toán khối lượng hay thể tích rác thải phải quản lý.
Trọng lượng riêng của rác sinh hoạt thường thay đổi rõ rệt theo vò trí đòa lý,
theo mức sống, theo mùa, theo thời gian tích trữ trong thùng chứa, v.v…, do đó cần
phải cân nhắc thận trọng khi chọn giá trò của nó để phục vụ cho tính toán thiết kế
hệ thống quản lý rác. Rác thải đô thò lấy ra từ các xe ép rác thường có trọng
lượng riêng từ 178 – 415 kg/m
3
, trung bình là 296,7 kg/m
3
.
Độ ẩm
Độ ẩm của rác sinh hoạt thường được biểu diễn bằng % trọng lượng ướt
của vật liệu. Biểu thức toán học mô tả độ ẩm của rác thải được biểu diễn như sau:
100
1
×

=

m
mm
W
Trong đó:
W – Độ ẩm của rác thải, %;
m – Trọng lượng ban đầu của mẫu rác thải, kg;
m
1
– Trọng lượng của mẫu rác thải sau khi sấy khô ở 105
0
C, kg.
Độ ẩm của rác thải thay đổi phụ thuộc vào thành phần rác, mùa trong năm, độ
ẩm không khí, điều kiện khí hậu và đặc điểm mưa (cường độ mưa).
Khả năng giữ nước tại hiện trường
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 10
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Khả năng giữ nước tại hiện trường của rác thải là toàn bộ lượng nước mà
nó có thể giữ lại trong mẫu rác thải dưới tác dụng của trọng lực. Khả năng giữ
nước của rác thải là một trong những tiêu chuẩn quan trọng để xác đònh sự hình
thành nước dò rỉ từ bãi rác. Nước đi vào mẫu rác thải vượt quá khả năng giữ nước
của nó sẽ được giải phóng ra tạo thành nước dò rỉ. Khả năng giữ nước của rác
thải thay đổi phụ thuộc vào mức độ nén và trạng thái phân hủy của rác thải.
2.5.2 Các tính chất hóa học
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của RTSH đô thò gồm chất hữu cơ, chất
tro, hàm lượng cacbon cố đònh, nhiệt trò.
Chất hữu cơ: lấy mẫu nung ở 950
0
C, phần bay hơi đi là phần hữu cơ hay
còn gọi là tổn thất khi nung, thông thường chất hữu cơ dao động trong khoảng 40

– 60%, giá trò trung bình là 53%.
Chất tro: là phần còn lại sau khi nung ở 950
0
C, tức là các chất trơ dư hay
chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố đònh: là lượng cacbon còn lại sau khi đã loại bỏ các
phần vô cơ khác không phải là cacbon trong khi nung ở 950
0
C, hàm lượng này
thường chiếm khoảng 5 – 12%, giá trò trung bình là 7%. Các chất vô cơ này chiếm
khoảng 15 – 30%, giá trò trung bình là 20%.
Nhiệt trò: là giá trò nhiệt tạo thành khi đốt RTSH. Giá trò nhiệt được xác
đònh theo công thức Dulong:
Btu/Ib = 145C = 610 (H
2
– 1/8 O
2
) + 40S + 10N
Trong đó: C: cacbon, % trọng lượng
H
2
: hydro, % trọng lượng
O
2
: oxy, % trọng lượng
S: lưu huỳnh, % trọng lượng
N: Nitơ, % trọng lượng
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 11
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM

2.5.3 Tính chất sinh học
Ngoại trừ các thành phần plastic, cao su và da, về phương diện sinh học, thành
phần hữu cơ của hầu hết rác thải đều có thể được phân loại như sau:
• Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: đường, tinh bột, axit amin và nhiều
axit hữu cơ khác;
• Bán cellulose, các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon;
• Cellulose, sản phẩm ngưng tụ của đường glucose 6 cacbon;
• Dầu, mở và sáp – là những ester của các loại rượu và axit béo mạch dài;
• Lignin, một polymer có chứa vòng thơm với nhóm methoxyl (–OCH
3
) mà tính
chất hóa học của nó cho đến nay vẫn chưa biết được một cách chính xác;
• Lignocelluloza: hợp chất do lignin và celluloza kết hợp lại với nhau;
• Protein, chất tạo thành các amino axit mạch thẳng.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của thành phần hữu cơ trong rác thải đô thò
là hầu hết các thành phần hữu cơ đều có thể chuyển hóa sinh học thành khí và
các chất rắn vô cơ và hữu cơ trơ khác. Sự bốc mùi hôi và phát sinh ruồi cũng có
liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật chất hữu cơ trong rác thải đô thò như
rác thực phẩm.
Khả năng phân hủy sinh học của các thành phần hữu cơ trong rác đô thò
Hàm lượng chất rắn bay hơi (VS) được xác đònh bằng cách đốt cháy rác
thải ở nhiệt độ 550
0
C thường được sử dụng để đánh giá khả năng phân hủy sinh
học của thành phần hữu cơ trong rác thải. Sử dụng chỉ tiêu VS để mô tả khả năng
phân hủy sinh học của thành phần hữu cơ trong chất thải rắn thì không đúng bởi
vì một vài phần tử hữu cơ của rác thải rất dễ bay hơi nhưng lại có khả năng phân
hủy sinh học kém, chẳng hạn như giấy in và các cành cây. Thay vào đó, hàm
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 12
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại

Quận 8 TPHCM
lượng lignin của rác thải có thể được sử dụng để đánh giá tính toán phần có thể
phân hủy sinh học bằng cách sử dụng biểu thức sau:
BF = 0,83 – 0,028 LC
Trong đó:
BF – Tỷ lệ phần phân hủy sinh học biểu diễn trên cơ sở VS;
0,83 và 0,028 – Các hằng số thực nghiệm;
LC – Hàm lượng lignin của VS biểu diễn bằng % trọng lượng khô.
Sự phát sinh mùi hôi
Mùi hôi có thể sinh ra khi rác sinh hoạt được lưu trữ lâu trong nhà, tại trạm
trung chuyển và ở bãi đổ làm ảnh hưởng xấu đến mỹ quan đô thò và sức khỏe
cộng đồng. Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, mùi hôi phát sinh nhanh chóng ở
các nơi chứa rác gây khó chòu cho mọi người xung quanh. Mùi hôi tạo thành là do
sự phân hủy yếm khí các thành phần hữu cơ trong rác có khả năng phân rã nhanh.
Chẳng hạn như trong điều kiện yếm khí, sulfate có thể bò khử thành sulfide (S
2–
),
và sau đó nó kết hợp với hydro tạo thành hydrosulfua (H
2
S) có mùi trứng thối rất
khó chòu. Sự tạo thành H
2
S có thể được minh họa bởi các phản ứng sau:
2CH
3
CHOHCOOH + SO
4
2–
→ 2CH
3

COOH + S
2–
+ H
2
O + CO
2
(Lactic) (Sulfate) (Acetic) (Ion Sulfit)
4H
2
+ SO
4
2–
→ S
2–
+ 4H
2
O
S
2–
+ 2H
+
→ H
2
S
Ion sulfit có thể kết hợp với muối kim loại có mặt trong rác như sắt để hình
thành sulfit kim loại:
S
2–
+ 2Fe
2+

→ FeS
Màu đen của chất thải rắn đã trải qua quá trình phân hủy yếm khí là do sự
hình thành các sulfit kim loại trên.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 13
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Sự biến đổi sinh học của hợp chất hữu cơ chứa gốc sulfur có thể dẫn đến sự
hình thành các hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và axit amino butyric.
Sự biến đổi của methioine và amino axit như sau:
CH
3
SCH
2
CH
2
CH(NH
2
)COOH → CH
3
SH + CH
3
CH
2
CH
2
(NH
2
)COOH
(Methioine) (Methyl mercaptan) (Aminobutyric axit)
Methyl mercaptan có thể bò thủy phân sinh hóa thành methyl alcohol và hydro

sulfua:
CH
3
SH + H
2
O → CH
4
OH + H
2
S
Mùi hôi từ rác phân hủy yếm khí có thể khắc phục bằng cách sử dụng các thùng
chứa có nắp đậy kín và duy trì số lần thu gom thích hợp. Các thùng chứa phải
được lau chùi và rửa đònh ký.
2.6 Tác động môi trường của chất thải rắn
2.6.1 Tác động môi trường nước của chất thải rắn
- Các chất thải rắn, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trường nước nó sẽ bò
phân hủy một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nước sẽ có quá trình khoáng
khóa chất hữu cơ để tạo ra các sản phẩm trung gian sau đó là những sản phẩm
cuối cùng là chất khoáng và nước. Phần chím trong nước sẽ có quá trình phân giải
yếm khí để tạo ra các hợp chất trung gian và sau đó là những sản phẩm cuối cùng
CH
4
, H
2
S, H
2
O, CO
2
. Tất cả các chất trung gian đều gây mùi thối và là độc chất.
Bên cạnh đó còn bao nhiêu vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nước.

- Nếu rác thải là những chất kim loại thì nó gây nên hiện tượng ăn mòn
trong môi trường nước. Sau đó oxy hóa có oxy và không có oxy xuất hiện, gây
nhiễm bẩn cho môi trường, nước, nguồn nước. Những chất thải độc như Hg, Pb
hoặc các chất thải phóng xạ sẽ làm nguy hiểm hơn.
- Việc thu gom, xử lý bất hợp lý chất thải rắn cũng là nguyên nhân quan
trọng làm tăng sự xuống cấp nghiêm trọng của hệ thống thoát nước. Rác nhiều
khi được đổ bừa bãi trực tiếp vào hệ thống cống rãnh cũng như kênh rạch tiêu
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 14
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
thoát nước, làm tắc nghẽn các hệ thống cống thoát nước, cản trở dòng chảy, bồi
lắng kênh rạch… gây ô nhiễm nặng nề đến chất lượng các nguồn nước và ảnh
hưởng xấu đến các hệ sinh thái nước.
- Các bãi rác lộ thiên ở các đô thò trong tình trạng mất vệ sinh nếu không
được nâng cấp, quản lý tốt, rất dễ gây ra nhiều vấn đề phức tạp về môi trường.
Trước hết đó là môi trường thuận lợi để các loại công trùng và vi trùng phát triển,
truyền mầm bệnh cho cộng đồng, đồng thời còn là nguồn gây ô nhiễm môi trường
không khí, đất và nước, đặc biệt là vấn đề ô nhiễm các tầng nước ngầm ở những
khu vực xung quanh các bãi rác đã từng được cảnh báo. Vào mùa mưa, các dòng
nước rò rỉ đen ngòm từ bãi rác chảy xuống đồng ruộng, kênh mương gần đó và
thấm qua đất xâm nhập vào các tầng nước ngầm gây ô nhiễm nặng cho môi
trường.
2.6.2 Tác động môi trường đất của chất thải rắn
- Các chất thải hữu cơ sẽ được phân hủy trong môi trường đất. Cùng trong
hai điều kiện yếm khí, và háo khí khi có độ ẩm thích hợp để rồi qua hàng loạt sản
phẩm trung gian cuối cùng tạo ra các chất khoáng đơn giản, các chất H
2
O, CO
2
.

Nhưng nếu là yếm khí, thì sản phẩm cuối cùng chủ yếu là CH
4
, H
2
O, CO
2
, gây
độc cho môi trường. Với một lượng vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi
trường đất sẽ làm các chất từ rác không trở thành ô nhiễm. Nhưng với một lượng
rác quá lớn thì môi trường đất sẽ trở nên quá tải và gây ô nhiễm. Ô nhiễm này sẽ
cùng với ô nhiễm kim loại nặng, chất độc hại theo nước trong đất chảy xuống
mạch nước ngầm, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Khi rác phát tán vào đất, nước thấm qua kéo theo các chất ô nhiễm trong
rác vào đất gây ô nhiễm đất. Đất bò ô nhiễm sẽ có mùi khó chòu, khó sử dụng làm
nền xây dựng, khó canh tác cây trồng và có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm
trong khu vực.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 15
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
- Nước rò rỉ từ rác trong quá trình thu gom, vận chuyển thường không nhiều
nhưng có tác động cục bộ, làm ảnh hưởng tới mỹ quan và gây ô nhiễm nguồn
nước và đất thông qua nước mưa chảy tràn.
2.6.3 Tác động môi trường không khí của chất thải rắn
- Các chất thải rắn thường có bộ phận có thể bay hơi và mang theo mùi làm
ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán vào
không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có loại rác, trong điều kiện nhiệt độ và độ
ẩm đầy đủ (tốt nhất là 35
0
C và ẩm độ 70 – 80%) sẽ có quá trình biến đổi nhờ
hoạt động của vi sinh vật. Kết quả quá trình là gây ô nhiễm không khí.

- Khả năng tác động tới môi trường không khí của quá trình thu gom, vận
chuyển rác như sau :
+ Sự bốc hơi và phân hủy rác gây mùi hôi phụ thuộc vào khả năng thu gom
và thời gian lưu rác trong quá trình thu gom, vận chuyển. Khả năng thu gom càng
kém (thu gom không sạch) và thời gian thu gom, lưu chứa, vận chuyển rác càng
dài thì khả năng tác động tới môi trường do phân hủy rác càng lớn. Ngoài ra, sự
tác động do phân hủy rác còn phụ thuộc vào thời điểm thu gom, vận chuyển rác.
Thu gom, vận chuyển về ban đêm khả năng tác động sẽ giảm hơn so với ban
ngày.
+ Khả năng gây ô nhiễm không khí trong quá trình thu gom, vận chuyển
còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan như chế độ vệ sinh, bảo dưỡng phương
tiện, thiết bò thu gom và những yếu tố khách quan như chất lượng đường xá,.
Phương tiện, thiết bò được vệ sinh tốt và chỉ sử dụng các thiết bò chuyên dụng sẽ
hạn chế được các tác động tiêu cực tới môi trường không khí.
+ Nhìn chung, khí thải và tiếng ồn của các phương tiện giao thông vận tải
có tác động không nhiều, nhưng gây ô nhiễm cục bộ và làm tăng thêm nồng độ
chất ô nhiễm cũng như cường độ tiếng ồn trong môi trường không khí.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 16
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
+ Từ các đống rác, nhất là các đống rác thực phẩm, nông phẩm không được
xử lý kòp thời và đúng kỹ thuật sẽ bốc mùi hôi thối.
2.6.4 Tác động đến cảnh quan và sức khỏe con người của chất thải rắn
- Chất thải rắn phát sinh từ các khu đô thò, nếu không được thu gom và xử lý
đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng
dân cư và làm mất mỹ quan đô thò.
- Thành phần chất thải rắn rất phức tạp, trong đó chứa các mầm bệnh từ
người hoặc gia súc, các chất hữu cơ, xác súc vật chết, … tạo điều kiện tốt cho
muỗi, chuột, ruồi, … sinh sản và lây lan mầm bệnh cho người, nhiều lúc trở thành
dòch. Ví dụ: điển hình nhất là dòch hạch. Thông qua môi trường trung gian là

chuột gây nên cái chết cho hàng ngàn người vào những năm 30 – 40 của thế kỷ
19. Gần đây, tháng 6 – tháng 8 năm 1994, ở thành phố lớn dòch hạch đã tăng mà
nguyên nhân là từ chất thải rắn.
- Một số vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng,… tồn tại trong rác có thể gây
bệnh cho con người như bệnh: sốt rét, bệnh ngoài da, dòch hạch, thương hàn, phó
thương hàn, tiêu chảy, giun sán, lao…
- Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng quy đònh là nguy cơ gây bệnh
nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các chất
thải rắn nguy hại từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh…
- Tại các bãi rác lộ thiên, nếu không được quản lý tốt sẽ gây ra nhiều vấn đề
nghiêm trọng cho bãi rác và cộng đồng dân cư trong khu vực: gây ô nhiễm không
khí, các nguồn nước, ô nhiễm đất và là nơi nuôi dưỡng các vật chủ trung gian
truyền bệnh cho con người.
- Rác thải nếu không được thu gom tốt cũng là một trong những yếu tố gây
cản trở dòng chảy, làm giảm khả năng thoát nước của các sông rạch và hệ thống
thoát nước đô thò.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 17
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
2.7 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR Ở TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.7.1 Hiện Trạng Quản Lý CTR Trên Thế Giới
2.7.1.1 Phân loại tại nguồn của các nước trên thế giới
Nghiên cứu phân loại CTR tại nguồn ở Paksitan, Philippines, n Độ, Brazil,
Argentina và Hà Lan, Lardinois và Furedy (1999) đã rút ra những kết luận sau:
- Phân loại CTR tại nguồn không phải là phương án để giải quyết tất cả các
vấn đề bất cập trong hệ thống quản lý CTR của đòa phương. Trước khi triển khai
thực hiện cần phải phân tích một cách cẩn thận những điểm tích cực và hạn chế
khi thực hiện chương trình này. Thêm vào đó, cần phải thực hiện các dự án thí
điểm để đánh giá khả năng triển khai dự án trên diện rộng.
- Việc lựa chọn chỉ phân loại những vật liệu có khả năng tái chế và rác hữu

cơ có ý nghóa quan trọng đối với phương án kỹ thuật và trang thiết bò cũng như tổ
chức thực hiện. Trong trường hợp chỉ phân loại các vật liệu có khả năng tái chế,
việc mở rộng và nâng cao vai trò của khác hàng là phương án hợp lý nhất.
- Phân loại rác hữu cơ sẽ phức tạp hơn vì chi phí cao hơn, việc bán sản phẩm
(ví dụ compost) có thể khó khăn hơn và thu nhập có thể thấp hơn. Trong trường
hợp này động lực về môi trường có thể đóng vai trò quan trọng hơn so với kinh tế.
- Để người dân tự giác tham gia chương trình phân loại CTR tại nguồn có
thể áp dụng các hình thức khuyến khích như giảm chi phí thu gom chất thải.
- Giáo dục vấn đề môi trường là một phần không thể thiếu trong bất cứ
chương trình phân loại rác tại nguồn nào, đặc biệt là khi phân loại rác hữu cơ
được thực hiện.
2.7.1.2 Hoạt động thu gom và tái chế CTR ở các nước
Hiện nay các nước đã phát triển đang thay đổi lối sống là tiêu dùng các sản
phẩm tái chế và sẽ phát triển ngành kinh doanh tái chế mới trên cơ sở thò trường.
Ví dụ ở Mỹ cách đây 250 năm, tỷ lệ tái chế là hơn 90%. Năm 1970, tỷ lệ này
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 18
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
giảm xuống chỉ còn 70% và hiện nay giảm xuống còn khoảng 30%. (Nguồn:
Quản lý chất thải rắn – Nhóm GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ)
Đặc điểm của hoạt động thu gom và tái chế chất thải ở các nước khác Việt
Nam ở chỗ họ đã tổ chức các dòch vụ công cộng có trách nhiệm đẩy mạnh tái chế
rác bằng ngân sách.
Để giảm thiểu lượng rác thải sản sinh, nước Mỹ đã có những chính sách hỗ
trợ các hoạt động tái chế và hiện đang cố gắng thiết lập xã hội kinh tế tuần hoàn
(nhà sản xuất phải xem xét sản phẩm của mình có sinh ra ít chất thải hơn không?
Và các chất thải có khả năng tái chế không ?).
2.7.1.3 Tình hình xử lý rác thải ở các nước trên thế giới
Phương pháp đốt được sử dụng rộng rãi ở những nước như Đức, Thụy Sỹ,
Hà Lan, Đan Mạch, Nhật Bản, đó là những nước có số lượng đất cho các khu thải

rác bò hạn chế. Đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn
lấp hợp vệ sinh thì chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Tuy nhiên ở
Mỹ lượng chất thải đem đốt chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng rác thải, phần còn
lại chủ yếu được xử lý bằng phương pháp chôn lấp thông thường.
Công nghệ đốt rác thường sử dụng ở các quốc gia phát triển vì phải có một
nền kinh tế đủ mạnh để bao cấp cho việc thu đốt rác sinh hoạt như là một dòch vụ
phúc lợi xã hội của toàn dân. Tuy nhiên đốt rác sinh hoạt bao gồm nhiều chất
khác nhau sinh khói độc, vì vậy mỗi lò đốt phải được trang bò một hệ thống xử lý
khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ô nhiễm không khi do quá trình đốt có thể
gây ra.
Hiện nay ở các nước Châu u có xu hướng giảm việc đốt rác thải vì hàng
loạt các vấn đề kinh tế cũng như môi trường cần phải xem xét và thường áp dụng
để xử lý rác độc hại như rác bệnh viện và công nghiệp vì các phương pháp xử lý
khác không giải quyết triệt để được.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 19
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Bảng 2: Mức độ áp dụng các phương pháp xử lý RTSH tại một số nước trên thế
giới
Tên nước Lượng rác
(tấn/năm)
Biện pháp xử lý (% trọng lượng rác đô thò)
Đốt Chôn Tái chế
o 2.800 11 65 6
Bỉ 3.500 54 43 3
Canada 16.000 8 80 10
Đan Mạch 2.600 48 29 19
Phần Lan 2.500 2 83 15
Pháp 20.000 42 54 3
Đức 25.000 36 46 16

Hy Lạp 3.150 0 100 0
Ai Len 1.100 0 97 3
Ý 17.500 16 74 3
Nhật 50.000 75 20 *
Luxembure 180 75 22 2
Hà Lan 7.700 35 45 16
Na Uy 2.000 22 67 7
Bồ Đào Nha 2.650 0 85 0
Tây Ban Nha 13.300 6 65 13
Thụy Điển 3.200 47 34 16
Thụy Sỹ 3.700 59 12 22
Anh 30.000 8 90 2
Mỹ 177.500 16 67 15
(Nguồn: Quản lý chất thải rắn đô thò cho cán bộ kỹ thuật – 09/2004)
Ghi chú: * Lượng rác đô thò tại Nhật Bản được tính sau khi loại trừ phần tái chế.
2.7.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CTR Ở VIỆT NAM
2.7.2.1 Phân loại tại nguồn ở Việt Nam
Phân loại rác tại nguồn là biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu khối
lượng CTR đi vào bãi chôn lấp, tăng tuổi thọ sử dụng bãi chôn lấp. Đồng thời
điều này cũng mang lại một hiệu quả kinh tế nhất đònh khi tái sử dụng và tái chế
lại các hợp phần có trong rác thải.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 20
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Hiện nay việc phân loại rác tại nguồn trên đòa bàn TPHCM nói riêng và
Việt Nam nói chung vẫn chưa được áp dụng, cũng như chưa có một bất kỳ một
văn bản pháp luật nào qui đònh người dân phải thực hiện phân loại rác của mình
tại nhà ở. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải tại các đô thò lớn ở Việt
Nam vốn yếu kém, gặp nhiều khó khăn trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý
rác thải.

Trong thời gian qua, một số dự án thí điểm phân loại rác từ nguồn đã được
thực hiện nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho
nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác của Việt
Nam.
“Dự án thử nghiệm phân loại rác tại nguồn” do Sở Khoa học Công nghệ và
Môi trường Thành phố chủ trì thực hiện tại đòa điểm Phường 12, Quận 5 (năm
1997) dưới sự tài trợ của ENDA Việt Nam (Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi
sinh và phát triển của Thế giới thứ ba) và ECAP/Australia. Và gần đây nhất là
các dự án phân loại tại nguồn được thực hiện tại các Quận 1, Quận 3, Quận 6.
Tuy nhiên, kết quả của các dự án chỉ dừng lại ở khâu vận động, tuyên truyền ý
thức phân loại rác.
2.7.2.2 Hoạt động thu gom và tái chế chất thải ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, tốc độ công nghiệp hóa và đô thò
hóa ngày càng tăng mạnh mẽ tại vùng kinh tế trọng điểm đã làm nảy sinh nhiều
vấn đề nan giải trong công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh những khó khăn nhất
đònh trong việc triển khai các biện pháp kỹ thuật và công nghệ xử lý nước thải,
khí thải thì chất thải rắn đang thật sự là một mối đe dọa lớn đối với môi trường và
sức khỏe cộng đồng vì lượng thải ngày càng tăng và đặc biệt là các chất thải
nguy hại ngày càng phong phú về cả số lượng lẫn chủng loại.
Tình trạng thu gom và xử lý CTR đô thò và công nghiệp chưa đáp ứng yêu
cầu hiện nay, cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước,
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 21
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
môi trường đất, vệ sinh đô thò và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thò và sức
khỏe cộng đồng.
Các hoạt động thu gom và tái chế tại Việt Nam chủ yếu sẽ được tập trung
vào các vấn đề sau:
- Tăng cường thu hồi sản phẩm đã sử dụng để dùng lại cho cùng một mục
đích hoặc tìm ra một mục đích sử dụng khác. Tái sử dụng tập trung chủ yếu vào

các loại chai đựng đồ dùng, các loại bao bì vận chuyển thông qua khâu lưu thông
dưới dạng đặt cọc để khép kín một chu trình: sản xuất – lưu thông – tiêu dùng –
lưu thông – sản xuất.
- Khuyến khích các cơ sở tái chế CTR bằng cách thu hồi các sản phẩm đã
qua sử dụng, xử lý hoặc chế biến lại để đưa vào nền kinh tế dưới dạng các sản
phẩm ban đầu hoặc tạo ra các sản phẩm mới.
- Tái sử dụng và tái chế CTR có thể thực hiện tốt ở các khu công nghiệp tập
trung trên cơ sở hình thành một hệ thống thông tin trao đổi chất thải vì trong một
số trường hợp chất thải cần phải loại bỏ ở nơi này để trở thành nguyên liệu đầu
vào ở nơi khác.
2.7.2.3 Tình hình xử lý rác thải ở Việt Nam
Tại Việt Nam cùng với sự phát triển kinh tế khối lượng chất thải từ các
ngành sản xuất, dòch vụ cũng tăng lên nhanh chóng. Vấn đề quản lý chất thải (đô
thò, công nghiệp, bệnh viện) đang tồn tại những vấn đề nan giải trong côg tác bảo
vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Năm 1999 lượng chất thải công nghiệp trên đòa bàn TP.HCM khoảng 2000
tấn/ngày, dự báo tới năm 2010 con số này lên tới gần 8000 tấn/ngày. Trong đó chỉ
cần xử lý 30% lượng rác trên bằng phương pháp đốt (do không tái chế và chôn
lấp được cùng rác sinh hoạt) thì nhu cầu đốt chất thải hiện nay là trên 600
tấn/ngày và tới năm 2010 sẽ là trên 2400 tấn/ngày.
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 22
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Về nguyên tắc, tất cả chất thải dạng hữu cơ không tái sử dụng được thì có
thể xử lý bằng phương pháp đốt. Ở Việt Nam xử lý chất thải bằng phương pháp
đốt cũng còn mới, còn nhiều vấn đề phải bàn cả về giá thành cũng như hiệu quả
xử lý của nó. Trong giai đoạn giữa những năm 1999 – 2000 một số nơi đã đưa vào
vận hành các lò hỏa táng hiện đại do nước ngoài sản xuất như Hà Nội, TP.Hồ Chí
Minh , Tỉnh Bà Ròa – Vũng Tàu.
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã nổi cộm lên vấn đề đốt rác y tế

cũng như chất thải nguy hại khác. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh đã đầu tư lò đốt rác y
tế có công suất lớn (7 tấn/ngày) nhập ngoại, ngoài ra dự án 25 lò nhập của Bộ Y
Tế cũng cung cấp cho 25 bệnh viện trên toàn quốc, đã được triển khai tại các
tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Bình Đònh, Khánh Hòa, Đồng
Nai, Vũng Tàu… Bên cạnh các lò nhập ngoại, tại khu vực phía Nam đã có trên 30
lò đốt rác y tế được các cơ quan, công ty trong nước chế tạo, triển khai cho các
trung tâm y tế, bệnh viện. Riêng khu vực các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Long An,
Tây Ninh, hiện nay đã đưa vào hoạt động hàng chục lò đốt chất thải công nghiệp
qui mô nhỏ (<100 kg/giờ) trong đó có khoảng 50% là lò chế tạo trong nước. Các
con số nêu trên đã nói lên mức độ quan tâm xử lý chất thải công nghiệp và chất
thải nguy hại tại nước ta dần dần được quan tâm và phát triển khá nhanh, phù hợp
với xu hướng chung của thế giới.
2.8 Một số vấn đề công tác quản lý CTR tại TPHCM
2.8.1 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM
Rác sinh hoạt chở đến bãi rác có thành phấn chính như sau: trên 60% chất
thải hữu cơ dễ phân hủy, kế tiếp là các loại plastic khó tái chế, rác từ các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp như: vải sợi, đế giày, dép cao su, rất ít rác nguy hại như pin,
bóng điện, băng y tế từ các gia đình. Hầu như không có hay còn rất ít rác kim
loại, thủy tinh.
Bảng 3: Phần trăm khối lượng RTSH thu gom tại TPHCM
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 23
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
TT
Thành phần
rác
Phần trăm khối lượng ( % )
Hộ gia
đình
Trường

học
Nhà
hàng
Rác
chợ
1 Giấy 1-19,7 1,5-27,5 0-2,8 0-11,4
2 Thủy tinh 0-3,3 0 0 0-5,9
3 Kim loại 0-10,8 3,5-18,9 0-6 0-4,3
4 Nhựa 0-9,3 0 0 0-4
5 Xà bần 0-9,3 0 0 0-4
6
Rác thực
phẩm
61-96,6 23,5-75,8 79,5-100
20,2-
100
7 Vỏ sò ốc cua 0 0 0 0-10,1
8 Tre,rơm rạ 0 0 0 0-7,6
9 Nilon 0-36,6 8,5-34,4 0-5,3 0-6,5
10 Vải,da,gỗ 0-21,4 1-10,2 0 0-12,5
11 Cao su 0-27,8 1,3-2,5 0-1 0-9,1
12 Lon đồ hộp 0-10,2 0-4 0-1,5 0-2,1
13 Sành sứ 0-10,5 0 0-1,3 0-1,5
14 Tro 0-9,3 0 0 0-4
15 Styrofoam 0-1,3 1-2,0 0-2,1 0-6,3
(Nguồn : CENTEMA,2002)
2.8.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại TPHCM
Số liệu thống kê khối lượng chất thải rắn từ năm 1983 đến 2003 được trình
bày trong Bảng 2.4 và 2.5. Khối lượng chất thải rắn của thành phố Hồ Chí Minh 9
tháng đầu năm 2003 được trình bày trong Bảng 7

Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 24
Đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại
Quận 8 TPHCM
Bảng 4: Khối lượng chất thải rắn đô thò của thành phố Hồ Chí Minh từ năm
1983 đến năm 2003
Năm Rác Xà bần Tổng lượng chất thải
rắn
(tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ngày) (tấn/năm) (tấn/ng
ày)
1983 181.802 498
1984 180.484 494
1985 202.925 556
1986 202.483 555
1987 198.012 542
1988 236.982 649
1989 310.214 850
1990 390.610 107
1991 491.182 1.346
1992 424.807 1.164 191.600 525 616.407 1.689
1993 562.227 1.540 276.608 758 838.835 2.298
1994 719.889 1.972 285.529 782 1.005.418 2.755
1995 978.084 2.680 329.534 903 1.307.618 3.583
1996 1.058.488 2.900 346.857 950 1.405.345 3.850
1997 983.811 2.695 190.121 521 1.173.972 3.216
1998 939.943 2.575 246.685 676 1.186.628 3.251
1999 1.066.272 2.921 312.659 857 1.378.931 3.778
2000 1.172.958 3.214 311.005 852 1.3482.963 4.066
2001 1.369.358 3.752 344.451 944 1.713.809 4.695
2002 1.568.477 4.297 385.763 1.058 1.959.595 5.443
2003 1.662.849 4.619 394.732 1.096 2.063.296 5.731

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường – năm 2004)
Trường ĐHDL Kỹ Thuật Công Nghệ – Khoa Môi Trường 25

×