Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

00050001516

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (546.76 KB, 19 trang )

Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
Bùi Thị Thu Hằng
Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế chính trị; Mã số: 60 31 01
Người hướng dẫn: TS. Vũ Thị Dậu
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Hệ thống hóa và khái qt hố những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển
nơng nghiệp bền vững. Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp
của tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian qua, nguyên nhân của tình hình và những vấn đề
đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Đưa ra
những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc trong tương lai.
Keywords. Nông nghiệp; Phát triển nông nghiệp; Vĩnh Phúc
Content
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nơng nghiệp có tầm quan trọng đặc biệt, có vị trí trọng yếu trong cơ cấu nền kinh tế
quốc dân của mỗi quốc gia, là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp
những sản phẩm thiết yếu cho con người tồn tại. Trong q trình phát triển kinh tế, nơng
nghiệp cần được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lương thực và thực phẩm
của xã hội. Vì thế, sự ổn định xã hội và mức an ninh về lương thực và thực phẩm của xã hội
phụ thuộc rất nhiều vào sự phát triển của nông nghiệp.
Mặt khác, nông nghiệp cung cấp nguyên liệu của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công
nghiệp chế biến lương thực thực phẩm. Nông nghiệp không những là nguồn cung cấp sản phẩm
hàng hóa cho thị trường trong nước và ngồi nước mà còn cung cấp cung cấp các yếu tố sản xuất
như lao động và vốn cho các khu vực kinh tế khác. Vì thế, nơng nghiệp là một trong những nhân
tố bảo đảm cho các ngành công nghiệp khác như cơng nghiệp hóa học, cơ khí, cơng nghiệp sản
xuất hàng tiêu dùng, dịch vụ sản xuất và đời sống phát triển.
Một nền nơng nghiệp phát triển ngồi việc đảm bảo các vai trị nói trên cịn phải góp
phần giữ gìn, bảo vệ tài ngun thiên nhiên và mơi trường, chống giảm cấp về nguồn lực và
mất đa dạng sinh học. Tuy nhiên, các thách thức trong phát triển nông nghiệp bao gồm: sự




nghèo đói vẫn tồn tại, sự suy giảm về tài nguyên thiên nhiên và môi trường, áp lực về dân số,
sử dụng quá mức các chất hoá học ... đang là vấn đề được đặt ra.
Xuất phát từ những vấn đề trên, cách tiếp cận mới về phát triển nông nghiệp được hình
thành đó là phát triển nơng nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một nền nông nghiệp
về mặt kinh tế bảo đảm được hiệu quả lâu dài cho cả tương lai; về mặt xã hội không làm gay
gắt sự phân hoá giàu nghèo, nhằm bảo hộ một bộ phận lớn nông dân, không gây ra những tệ
nạn xã hội nghiêm trọng; về mặt tài nguyên môi trường, khơng làm cạn kiệt tài ngun,
khơng làm suy thối và huỷ hoại môi trường.
Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và được tái lập năm
1997. Trong những năm qua kinh tế - xã hội ở Vĩnh Phúc đã có nhiều nét khởi sắc; phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh. Mặc dù vậy, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc
vẫn còn nhiều bất cập như:
Về kinh tế: Nông nghiệp tăng trưởng thiếu bền vững và khả năng rủi ro còn cao. Cơ sở
đảm bảo cho tăng trưởng bền vững và giảm thiểu rủi ro trong sản xuất cịn rất hạn chế, thể
hiện: Hệ thống các cơng trình thuỷ lợi còn yếu kém; giá cả một số vật tư nhập khẩu cho nông
nghiệp thường xuyên thay đổi, làm tăng chi phí các yếu tố đầu vào, ảnh hưởng hiệu quả sản xuất
nhiều loại hàng hố nơng sản; thị trường tiêu thụ nơng sản khó khăn và khơng ổn định; tín dụng cho
nơng dân mới chỉ đáp ứng ở mức thấp so với nhu cầu.
Về mơi trường: Tình trạng khai thác và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài ngun,
khơng có biện pháp bảo vệ tái tạo làm cho tài nguyên phục vụ cho sản xuất đang tiếp tục suy
giảm nhanh; tình trạng ơ nhiễm mơi trường có xu hướng diễn ra trên diện rộng, nhất là quá
trình đơ thị hóa đang tăng lên nhanh chóng đã kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước
ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.
Về xã hội: Tính bền vững trong xố đói giảm nghèo ở nơng thơn chưa cao, một bộ phận
dân cư có nguy cơ tái nghèo đói. Nơng dân khơng có hoặc thiếu đất sản xuất; lao động dư
thừa, đặc biệt lao động ở nông thôn chưa được đào tạo tay nghề.
Những bất cập trên cho thấy quá trình phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
cần được phân tích, đánh giá một cách cụ thể, để từ đó tìm ra những giải pháp khả thi nhằm đạt

tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc một cách hiệu quả.
Vậy, hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc như thế nào?
Những gì là bất cập trong quá trình phát triển và nguyên nhân của nó? Giải pháp nào để phát triển
nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc?
Đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc" được tác giả lựa chọn làm
đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, nhằm giải đáp các câu hỏi nêu trên.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học, các hội thảo khoa học, các luận văn thạc sĩ,
tiến sĩ của các nhà khoa học về đề tài Phát triển nơng nghiệp, nơng thơn ở nhiều góc độ, phạm vi
rộng, hẹp khác nhau. Trong đó, có một số cơng trình tiêu biểu như:
-“Xây dựng hạ tầng cơ sở nơng thơn trong q trình CNH,HĐH ở Việt Nam” của tác
giả Đỗ Hoài Nam và Lê Cao Đoàn (2001), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong
công trình này, các tác giả đã đưa ra quan niệm về cơ sở hạ tầng nơng thơn; phân tích một
cách cụ thể, có căn cứ vai trị vị trí của cơ sở hạ tầng nơng thơn đối với q trình CNH,HĐH.
- Cơng trình nghiên cứu “Nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Nhà xuất
bản Thống kê, năm 2003 của PGS.TS Nguyễn Sinh Cúc. Cơng trình đã luận giải rõ quá trình đổi


mới, hồn thiện chính sách nơng nghiệp, nơng thơn nước ta trong những năm đổi mới, những
thành tựu và những vấn đề đặt ra trong q trình phát triển nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam.
Bên cạnh đó cịn có nhiều cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp, nơng thơn và phát triển
bền vững nông nghiệp đã công bố như:
- “Nông nghiệp và nơng dân trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác
hóa, dân chủ hóa”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998, do Vũ Oanh chủ biên.
- “Con đường Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam”, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 do Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp
& Phát triển nông thôn biên soạn.
- “Vấn đề Nông nghiệp nông dân nông thôn - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung
Quốc”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009.
- “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam hôm nay và mai sau” của TS. Đặng

Kim Sơn - Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.
-“Bàn về một số vấn đề ở nông thôn nước ta hiện nay” của GS. Hồ Văn Thơng.
- “Đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp, nơng thơn trong thời kỳ mới”
của TS. Lê Quang Phi.
- “Thực trạng của nông thôn và đề xuất các chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn và nơng dân hiện nay”, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp, nơng
thơn, tháng 4/2007.
- “Chính sách hỗ trợ của Nhà nước ta đối với nông dân trong điều kiện hội nhập WTO”,
NXB Chính trị Quốc Gia do PGS, TS Vũ Văn Phúc; PGS, TS Trần Thị Minh Châu (đồng chủ
biên), 2010.
- Tạp chí Cộng sản: “Nơng nghiệp, nông thôn, nông dân trong đổi mới ở Việt Nam - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tô Huy Rứa, số 794 (tháng 12/2008).
Đặc biệt, Tạp chí Cộng sản có bài của tác giả Trịnh Đình Dũng: “Một số vấn đề phát triển
nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá và hội nhập
kinh tế quốc tế”, số 781 (tháng 11/2007) đã nghiên cứu cụ thể về vấn đề phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn ở Vĩnh Phúc, trong đó có đề cập tới việc phát triển nơng nghiệp bền vững ở địa phương.
Các cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu lý luận về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nơng
thơn trong q trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Q trình thay đổi mơ hình phát triển
và cơ chế quản lý, phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường, mở rộng đầu tư nước ngoài, đẩy nhanh
q trình CNH cùng với đơ thị hóa đất nước cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội bức
xúc, đặc biệt là các vấn đề ở nơng thơn địi hỏi chúng ta phải giải quyết.
Trước những thách thức đặt ra cho sự phát triển bền vững nền nông nghiệp, các tác giả
cũng chỉ ra phương hướng cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững đó là: Thực hiện CNH, HĐH
nơng nghiệp và nơng thơn; Xây dựng một hệ thống chính sách phù hợp; Quản lý tài nguyên thiên
nhiên nhằm hạn chế và xoá bỏ sự giảm cấp về tài nguyên thiên nhiên; Đổi mới cơng nghệ và
chương trình nghiên cứu về nơng nghiệp. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơng trình nào đi sâu nghiên
cứu phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc theo cách tiếp cận kinh tế chính trị gắn với đổi
mới, phát triển kinh tế ở địa phương; Gắn với q trình thực hiện chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước các cấp.
Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài: "Phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc" là

cách tiếp cận kinh tế chính trị cụ thể một lĩnh vực chưa được đề cập một cách độc lập, hoàn
chỉnh, toàn diện từ khung lý thuyết tới thực tiễn ở địa phương.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Mục tiêu và cũng là động lực phát triển nông nghiệp, nơng thơn bền vững là q trình
vận hành đồng thời ba bình diện phát triển: kinh tế tăng trưởng bền vững, xã hội thịnh vượng,
cơng bằng, ổn định, văn hố đa dạng và môi trường được trong lành, tài nguyên được duy trì
bền vững. Nói cách khác, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện 3 mục tiêu:
(1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình
độ sống của các tầng lớp dân cư và (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài
vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Xuất phát từ các lý do trên, trên cơ sở làm rõ khung lý thuyết về phát triển nông nghiệp
bền vững, luận văn đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc, từ đó
đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển nơng nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc trong những
năm tới.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, luận văn hướng đến giải quyết các nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa và khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản về phát triển nơng nghiệp bền
vững.
- Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc trong
thời gian qua, nguyên nhân của tình hình và những vấn đề đặt ra nhằm đáp ứng yêu cầu phát
triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
- Đưa ra những định hướng và các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở
Vĩnh Phúc trong tương lai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nông nghiệp của Vĩnh Phúc. Đề tài phân tích q
trình phát triển nơng nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, đó là đảm bảo giữ vững nhịp độ

tăng trưởng ổn định và có hiệu quả trong thời gian dài, giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh trong
khu vực nông nghiệp nông thôn, từng bước xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng phát triển
sạch, môi trường tự nhiên được bảo vệ và hình thành các vùng nơng nghiệp sinh thái, chỉ ra những
kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ Kinh tế chính trị, những quan hệ kinh tế, chính
trị, xã hội, hội nhập kinh tế… ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững được coi là
đối tượng nghiên cứu của luận văn.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
*Phạm vi không gian: Luận văn được nghiên cứu trong phạm vi địa bàn nông nghiệp ở
các huyện, thành, thị của tỉnh Vĩnh Phúc.
*Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2011.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Đề tài kế thừa có chọn lọc các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố để làm rõ hơn lý luận và
thực tiễn về phát triển nông nghiệp bền vững.
- Tác giả đề tài tập hợp, phân tích các tài liệu của Bộ Nơng nghiệp & Phát triển nông
thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc, các báo cáo của UBND tỉnh
Vĩnh Phúc, Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc; kết hợp với việc khảo sát thực tế ở địa phương, từ
đó tiến hành đánh giá tình hình phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc.


- Trên cơ sở những kiến thức đã học và những kinh nghiệm trong q trình cơng tác của
bản thân, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp bền vững ở
Vĩnh Phúc.
Trong q trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu
kinh tế như: phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp lôgic kết hợp với lịch sử…
Tác giả có sử dụng các cơng cụ phân tích kinh tế như: dãy số liệu, chỉ số, biểu đồ… để
minh họa nội dung.
6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn
- Làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển nông nghiệp bền vững.

- Đánh giá hiện trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc, phát hiện
những bất cập và nguyên nhân của tình hình.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc.
7. Bố cục của Luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Phát triển nông nghiệp bền vững - Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2. Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở Vĩnh Phúc
Chương 3. Định hướng và giải pháp đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc.
Chƣơng 1
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG - CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN
1.1 Phát triển nông nghiệp bền vững
1.1.1 Khái niệm
1.1.1.1 Phát triển nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp thể hiện q trình thay đổi của nền nơng nghiệp ở giai đoạn này
so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông
nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất khơng những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm
và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và
thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp.
1.1.1.2 Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững là quá trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức,
kỹ thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau.
1.1.2 Đặc trưng của nông nghiệp bền vững
- Năng suất (Productivity)
- Hiệu quả (Efficiency): Là nền nông nghiệp đạt hiệu quả về sử dụng nguồn lực.
- Ổn định (Stability): Là nền nông nghiệp đạt được sự ổn định cả về tăng trưởng và phát
triển.

- Công bằng (Equity): Là nền nông nghiệp đạt được sự công bằng trong phân bố, quản
lý, sử dụng tài ngun nơng nghiệp, hưởng thụ lợi ích thu được từ nền nông nghiệp.
1.1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp bền vững


- Hệ thống chính trị ổn định
- Hệ thống kinh tế phù hợp
- Cơ cấu kinh tế ngành hợp lý và hiện đại
- Hệ thống công nghệ tiên tiến
- Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
1.1.4 Nội dung phát triển nông nghiệp bền vững
- Quy hoạch phát triển nông nghiệp
- Tổ chức sản xuất trong nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại
- Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ vào nông nghiệp
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tái tạo môi trường sinh thái
- Thực hiện công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống
1.1.5 Các tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp bền vững
- Bền vững về kinh tế
- Bền vững về tài nguyên môi trường
- Bền vững về xã hội
1.2 Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bền vững tại một số địa phƣơng và bài học
kinh nghiệm
1.2.1 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Bắc Ninh
Bắc Ninh xác định con người là trung tâm của phát triển bền vững, coi tăng trưởng kinh
tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; khai thác hợp lý và hiệu quả tài
nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ mơi trường; tích cực
và chủ động phịng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường. Cơ cấu kinh tế
nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng giá trị chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và
chuyển dần sang sản xuất hàng hóa.

Mục tiêu phát triển nơng nghiệp của Bắc Ninh đến năm 2020 đó là, bên cạnh việc bảo
đảm an ninh lương thực, tập trung chỉ đạo phát triển nông nghiệp theo hướng công nghệ cao,
nông nghiệp sinh thái - đơ thị, nhân rộng các mơ hình trồng cây có giá trị kinh tế cao, phát
triển mơ hình trang trại chăn ni lớn, hiện đại, cơng tác thú y được quan tâm bảo đảm vệ
sinh, an toàn dịch bệnh.
1.2.2 Phát triển nông nghiệp bền vững ở Phú Thọ
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Phú Thọ khá thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.
Diện tích, sản lượng nông nghiệp tăng dần qua các năm. Quan điểm của tỉnh Phú Thọ về phát
triển nơng nghiệp bền vững đó là, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, dựa trên các tri thức
và công nghệ mới, đồng thời kết hợp chặt chẽ kinh tế với sinh thái; kết hợp nông nghiệp với
du lịch sinh thái.
Mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững của Phú Thọ đến năm 2020 là: Sản xuất lương
thực, phát triển chè, phát triển rừng sản xuất và phát triển thủy sản, theo đó, tập trung đầu tư cơ sở
hạ tầng phát triển thuỷ sản, bảo đảm đạt hiệu quả cao, không gây ô nhiễm môi trường; Đẩy
mạnh, dồn đổi, tích tụ ruộng đất để hình thành vùng chuyên canh, thâm canh tập trung, gắn
với chế biến và tiêu thụ sản phẩm
1.2.3 Bài học kinh nghiệm
Một là, để vẫn có đất phát triển nơng nghiệp, cơng nghiệp trong q trình CNH, HĐH
của tỉnh cần có quy hoạch tốt, hợp lý.


Hai là, có chính sách thích hợp cho vùng làm nơng nghiệp thì đời sống của người nơng dân
sẽ khơng q thấp so với làm cơng nghiệp.
Ba là, để có một nền nông nghiệp sạch, phát triển bền vững, năng suất cao, có những sản
phẩm xuất khẩu có giá trị, cần tập trung đầu tư nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin phòng chống
hiệu quả dịch bệnh cho gia súc, cây trồng, vật ni, theo đó tập trung đầu tư trang thiết bị máy móc
vào nơng nghiệp.
*Kết luận Chƣơng 1
Phát triển nơng nghiệp bền vững là q trình quản lý và duy trì sự thay đổi về tổ chức, kỹ
thuật và thể chế cho nông nghiệp phát triển nhằm đảm bảo thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của

con người về nông phẩm và dịch vụ vừa đáp ứng nhu cầu của mai sau. Sự phát triển của nền nông
nghiệp (bao gồm cả lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản) sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường,
không giảm cấp tài nguyên, sẽ phù hợp về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được
chấp nhận về phương diện xã hội. Phát triển nông nghiệp bền vững là q trình đảm bảo hài hồ ba
nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội và mơi trường.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP THEO HƢỚNG BỀN VỮNG Ở VĨNH
PHÚC
2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp bền
vững ở Vĩnh Phúc
2.1.1 Yếu tố tự nhiên
Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đầy đủ các đặc điểm khí hậu
của vùng trung du miền núi phía Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt. Lượng mưa trung bình năm
của tỉnh từ 1.500mm - 1.700mm.
Mạng lưới thủy văn Vĩnh Phúc có 4 con sơng chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông
Lô, sông Đáy, sông Cà Lồ. Lượng nước hàng năm của các sơng này rất lớn, có thể cung cấp
nước tưới cho 38.200 ha đất canh tác nông nghiệp. Ngồi ra, cịn có hệ thống các hồ chứa với
dung tích hàng triệu m3 tạo nên nguồn dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho
hoạt động kinh tế và dân sinh.
Vĩnh Phúc có 3 nhóm đất chính: Đất đồng bằng phù sa chiếm 62,2% diện tích, tập trung
phần lớn ở phía Nam; Đất bạc màu chiếm 24,8%, tập trung ở vùng gò đồi; Đất đỏ vàng nhạt
chiếm 13,1%, chủ yếu ở phía Bắc. Có khoảng 32.800 ha đất lâm nghiệp, trong đó đất rừng
sản xuất là 10.800 ha, đất rừng phòng hộ 6.600 ha và đất rừng đặc dụng 15.400 ha.
Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp, đây
là cơ sở cho sự đa dạng hố cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu
tố sinh thái.
2.1.2 Yếu tố kinh tế - xã hội
Sau 15 năm xây dựng và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh luôn đạt ở mức
cao và tạo sự thay đổi sâu sắc, thúc đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH của tỉnh.
Sản xuất nơng, lâm nghiệp, thủy sản đã có những bước phát triển tồn diện. Sản xuất cơng

nghiệp ln giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, góp phần thúc đẩy phát triển KT -XH, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
Các lĩnh vực giáo dục đào tạo, việc làm, y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, các
hoạt động văn hoá xã hội khác đều đã đạt được nhiều kết quả, góp phần quan trọng vào việc
phát triển bền vững, nâng cao từng bước đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.


2.1.2.1 Dân số và lao động
Dân số trung bình tỉnh Vĩnh Phúc năm 2011 là 1.014.598 người với 11 dân tộc sinh sống.
Trong đó, phần lớn là nơng thơn (chiếm gần 77% tổng dân số cả tỉnh). Tỷ lệ lao động qua đào tạo
của tỉnh năm 2011 đạt 54%. Tỷ lệ phân bố lao động được thể hiện trong đồ thị sau:
100%

7,8
6,5

24,2

28,1

Tỷ lệ (%)

80%
16,6
60%

40%

25,5
85,7

59,2
46,4

20%

Năm

0%
Năm 2000
Nông, lâm, ngư­ nghiệp

Năm 2005

Năm 2011

Công nghiệp và XD

Dịch vụ

Đồ thị thể hiện cơ cấu lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 – 2011
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc 2011)
Mặc dù chất lượng nguồn nhân lực Vĩnh Phúc được đánh giá là khá hơn so với nhiều địa
phương trong cả nước nhưng thực sự chưa đáp ứng được sự phát triển của các ngành kinh tế,
nhất là CN; chất lượng của nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, nên dẫn
đến tình trạng thừa lao động, nhưng vẫn phải nhập lao động từ các tỉnh ngoài.
2.1.2.2 Hệ thống cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông vận tải: Hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh phân bố khá hợp lý,
mật độ đường giao thông cao. Song chất lượng còn chưa tốt, năng lực, tốc độ lưu thơng cịn
chậm; giao thơng đơ thị chưa đồng bộ và hiện đại; giao thơng thủy cịn khai thác hạn chế.
Mạng lưới cấp điện: Do nằm trong vùng thuận lợi về cung cấp điện từ lưới điện quốc

gia, với việc hệ thống truyền tải và phân phối được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, mạng lưới
cấp điện cung cấp đủ nhu cầu cho phát triển các khu công nghiệp, dân sinh của tỉnh.
Mạng lưới cấp, thoát nước, xử lý nước thải và rác thải: Hiện đã có nhưng chưa được
đầu tư đồng bộ và hồn chỉnh.
Các cơng trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 824 cơng
trình thủy lợi (383 trạm bơm, 411 hồ các loại) chủ động tưới cho 4.500/5.300 ha vùng khó khăn về
nguồn nước.
Mạng lưới thơng tin và truyền thông: Đáp ứng được yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất,
kinh doanh và nhu cầu của người dân. Hạ tầng viễn thơng, thơng tin đã có những bước phát
triển mạnh, mạng viễn thông trên địa bàn tỉnh được trang bị tổng đài hiện đại, đáp ứng tốt các
dịch vụ và có khả năng nâng cấp, cung cấp các dịch vụ mới.
2.1.2.3 Vốn và cơ cấu vốn
Vĩnh Phúc đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp bằng cả nguồn vốn của địa
phương, Trung ương và các nguồn vốn khác. Việc phân bổ nguồn vốn đầu tư không đồng đều,
chủ yếu là đầu tư cho lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cho nông
nghiệp, nông thôn (bao gồm thủy lợi, đê điều, hệ thống giao thông nông thôn, điện nông thôn,
trường học, y tế, trụ sở các xã…), đầu tư trực tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp cịn ít.
2.1.2.4 Cơ cấu kinh tế và thành phần kinh tế
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp - dịch vụ,
giảm tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản. Với phương châm lấy phát triển công nghiệp


làm nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội, Vĩnh Phúc tập trung phát triển công nghiệp và khu
công nghiệp.
2.1.2.5 Về giáo dục, y tế, bảo đảm an sinh xã hội
Hệ thống mạng lưới giáo dục và đào tạo, y tế được củng cố và phát triển. Cơ sở vật
chất, trang thiết bị được đầu tư ngày càng khang trang hơn đáp ứng nhu cầu của nhân dân
trong tỉnh.
Kết quả trên cho thấy Vĩnh Phúc đã xác định hướng đi đúng đắn để phát triển KT-XH đó là
lấy phát triển công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu

tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn. Công nghiệp, dịch vụ phát
triển, nhu cầu tiêu dùng, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến các loại nông sản, thực phẩm tăng
nhanh, trở thành yếu tố kích thích sản xuất nơng nghiệp phát triển. Đồng thời, công nghiệp, dịch vụ
phát triển đã tạo thêm nhiều việc làm, góp phần giảm bớt sức ép về việc làm của lao động trong
nông thôn. Từng bước thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông thôn. Thu nhập bình qn
đầu người tồn tỉnh tăng, đời sống nơng dân được cải thiện, có tích luỹ, tạo điều kiện mở rộng tái
đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tuy nhiên, do quá trình CNH, đơ thị hố mạnh, sản xuất nơng nghiệp đang đứng trước sức ép
rất lớn của việc giảm diện tích đất canh tác, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, ô nhiễm do
chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt; Chất lượng đất ngày càng suy giảm, diện tích đất canh tác
bị chia cắt ảnh hưởng đến việc xây dựng cơ sở hạ tầng trong nông nghiệp; áp lực về giải quyết việc
làm cho cả khu vực đơ thị và nơng thơn cịn rất lớn… đang là vấn đề cấp bách đặt ra cho Vĩnh Phúc
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.1.3 Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững của Vĩnh
Phúc
2.1.3.1 Quan điểm phát triển
Thứ nhất, Mục tiêu chiến lược trong phát triển kinh tế của địa phương đó là đẩy mạnh
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây,
con có hiệu quả kinh tế cao; tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi và thuỷ sản trong cơ cấu ngành
nông lâm nghiệp thuỷ sản.
Thứ hai, Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp bảo đảm bảo cân đối giữa đáp ứng
nhu cầu lương thực và thực phẩm theo hướng: Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sạch,
an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, theo hướng CNH và HĐH, gắn với công nghiệp chế biến
và thị trường;
Thứ ba, Tiếp tục triển khai dồn ghép ruộng đất; quy hoạch vùng sản xuất tập trung; đưa tiến
bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Quy hoạch tăng diện tích trồng cây cơng nghiệp và
cây thực phẩm, các cây trồng hàng năm có giá trị kinh tế cao, giảm tỷ trọng đất trồng lúa, nhưng
bảo đảm an ninh lương thực. Phát triển chăn ni tồn diện, khuyến khích phát triển chăn ni theo
mơ hình trang trại công nghiệp. Đẩy nhanh nuôi trồng thuỷ sản theo hướng cải tạo vùng trũng trồng
lúa kém hiệu quả; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi trồng thuỷ sản, chuyển từ quảng canh sang

bán thâm canh và thâm canh.
Thứ tư, Tăng cường đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp, nông thơn và đẩy mạnh việc đưa
cơ khí hố vào sản xuất nông nghiệp; phát triển công nghiệp chế biến nông sản để tiêu thụ
sản phẩm cho nông dân; Tiếp tục đầu tư cho các cơng trình thuỷ nơng, kiên cố hố kênh
mương, các cơng trình phục vụ phịng chống bão lụt và hạ tầng kinh tế nông nghiệp, nông
thôn.


Thứ năm, Đẩy mạnh ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nơng nghiệp, cơng nghệ
sinh học, hình thành các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, hỗ trợ nơng dân tìm kiếm thị
trường, đầu tư thỏa đáng cho đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghề cho nông
dân, tăng cường đầu tư cung cấp thông tin cho nông dân.
Thứ sáu, Tăng cường công tác quản lý bảo vệ tài nguyên, môi trường. Sử dụng hợp lý
tài nguyên, đảm bảo tài nguyên nhất là tài nguyên đất đai trở thành nguồn lực phát triển kinh
tế - xã hội.
2.1.3.2 Mục tiêu phát triển
Về kinh tế: Tiếp tục xác định phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là nhiệm vụ đặc
biệt quan trọng, là nhân tố quyết định thực hiện thành công mục tiêu CNH. Lấy phát triển công
nghiệp làm nền tảng. Đẩy nhanh q trình xây dựng nơng thơn mới theo hướng tồn diện, bền
vững, tạo sự phát triển đồng đều giữa các vùng, các địa phương.
Về văn hoá - xã hội: Phát triển mạnh văn hóa để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh
thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển bền vững. Thực hiê ̣n tố t các chính sách xã hô ̣i
;
đảm bảo an sinh xã hô,̣i thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước đi và từng chính
sách phát triển
.
Về môi trường: Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi
trường. Xử lý tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển cơng nghiệp, đơ thị hố với việc
sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường, bảo đảm phát triển bền vững.
2.2 Thực trạng phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Vĩnh Phúc trong

giai đoạn 2000 - 2011
2.2.1. Quy hoạch phát triển nông nghiệp
Đối với ngành nông nghiệp, Quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh
Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 và việc thực hiện quy hoạch đồng bộ, có hiệu
quả quy hoạch và sử dụng đất đai trong nông nghiệp là cơ sở quan trọng để ngành nông
nghiệp của tỉnh đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Về mặt pháp lý, người dân có quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp được Nhà nước bảo
hộ để dồn điền đổi thửa nhằm tập trung đất canh tác, giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao
thông, thuỷ lợi nội đồng, tăng thêm diện tích canh tác và nâng cao năng xuất cây trồng. Tuy nhiên,
khó khăn rất lớn trong việc dồn điền, đổi thửa ở Vĩnh Phúc là do: quy mơ đất nơng nghiệp nhỏ, mỗi
gia đình đều đủ lao động để đảm đương công việc; giá đất nông nghiệp thấp; công nghiệp và dịch
vụ không thu hút hết lượng lao động dư thừa ở nông thôn, thậm chí, nhiều lao động thất nghiệp ở
thành thị lại quay về làm ruộng.
2.2.2. Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp
- Kinh tế hộ
- Kinh tế trang trại
- Kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực
Doanh nghiệp nông nghiệp tiếp tục được đổi mới và phát triển với nhiều thành phần
kinh tế tham gia
2.2.3 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo nghĩa rộng (bao gồm nông lâm - ngư nghiệp) của tỉnh cụ thể trên các ngành sản xuất sau:
Trồng trọt: Được xác định là ngành chính trong sản xuất nơng nghiệp của tỉnh, mặc dù tỷ
trọng và tốc độ tăng trưởng của trồng trọt giảm dần.


Chăn ni: Chăn ni cơng nghiệp theo mơ hình gia trại, trang trại đang thay thế dần
chăn nuôi nhỏ lẻ ở từng hộ gia đình. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm trong
vài năm gần đây diễn biến phức tạp và xảy ra trên diện rộng, nhưng chăn nuôi vẫn phát triển
với tốc độ khá cao. Qui mô đàn trong nông hộ được mở rộng theo hướng sản xuất hàng hoá,
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh, cung cấp cho thị trường trong nước và nguyên liệu cho

các nhà máy chế biến thực phẩm xuất khẩu.
Sản xuất thuỷ sản: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành thủy sản cũng có sự chuyển dịch khá
mạnh trong giai đoạn 2001-2011 theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, dịch vụ và giảm tỷ trọng
khai thác. Bên cạnh việc ni theo hình thức quảng canh truyền thống, hộ nơng dân đã áp dụng
các hình thức ni thâm canh, ni công nghiệp.
Lâm nghiệp: Giai đoạn 2000-2011, tỷ trọng ngành lâm nghiệp tiếp tục giảm trong cơ cấu
giá trị sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản.
2.2.4 Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, phát triển
công nghiệp chế biến
Việc áp dụng máy móc gần như thay thế hồn tồn lao động thủ cơng trước đây, nhiều
cánh đồng chuyên canh cây hàng hóa đạt giá trị kinh tế cao, đó là kết quả của việc đưa cơ khí
vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, giải phóng sức lao động của người nơng
dân, bước đầu hình thành khu sản xuất nơng nghiệp cơng nghệ cao. Tuy nhiên do tình trạng
ruộng đất manh mún cịn phổ biến nên tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất toàn tỉnh mới đạt
khoảng 50%, trong khi cả nước đạt trên 70%.
Sản xuất, kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi là nhiệm vụ được chỉ đạo thực hiện tốt
trong thời gian qua. Các đơn vị được giao đã cung ứng đủ giống tốt phục vụ sản xuất. Công
tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, vật nuôi được tăng cường nên chất lượng các loại
giống cây, con trên địa bàn tỉnh được đảm bảo.
Hiệu quả chăn nuôi theo mơ hình trang trại tập trung bước đầu đạt khá, đã tạo được khối
lượng hàng hoá lớn, tập trung, hiện đang được hộ nông dân quan tâm đầu tư mở rộng sản
xuất gắn với áp dụng kỹ thuật - công nghệ tiên tiến như chuồng lồng, làm mát, xây dựng hệ
thống Biogas vừa tạo khí đốt, vừa làm sạch mơi trường.
Các cơng trình thuỷ lợi phát triển theo hướng đa mục tiêu góp phần quan trọng phát triển
sản xuất, an toàn xã hội.
2.2.5 Khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lý, đặc biệt là tài nguyên đất đai
Việc quản lý và sử dụng tốt đất đai diện tích đất đai đều được bố trí sử dụng phù hợp với
đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của từng loại đất và nhu cầu của thị trường để vừa nâng cao năng
suất cây trồng, vật nuôi, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích và vừa giữ gìn, bảo vệ độ phì của
đất đã góp phần làm tăng thu nhập, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội. Chính sách đất đai đúng đắn

tác dụng quyết định đến sự thành cơng của các chính sách kinh tế khác.
Trong trồng trọt, tập trung gieo cấy giống lúa ngắn ngày, giảm mạnh trà xuân sớm
chuyển sang trà xuân muộn, tăng diện tích lúa mùa sớm, mùa trung, tăng diện tích cây vụ
đơng, phát triển các giống lúa đặc sản.
Trong chăn nuôi, nhằm đảm bảo môi trường vệ sinh, tỉnh Vĩnh Phúc đã ban hành các
chính sách hỗ trợ nơng dân xây dựng thí điểm các mơ hình chăn nuôi tập trung.
Trong thuỷ sản, tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào
sản xuất giống, nâng cao chất lượng đàn cá giống bố mẹ trên địa bàn nhằm tạo ra các con giống
tốt cho sản xuất.


Trong lâm nghiệp, hoạt động khuyến lâm của tỉnh đã lựa chọn các chương trình giống
phù hợp với từng vùng sinh thái. Nghiên cứu khảo nghiệm một số giống cây lâm nghiệp mới
nhập nội và các cây bản địa như keo, trị chỉ, tếch….
2.3.6 Phát triển nơng nghiệp gắn với phát triển bền vững về xã hội
Vĩnh Phúc quan niệm xây dựng nông thôn mới vừa là mục tiêu, yêu cầu của sự phát
triển bền vững. Với 19 tiêu chí nông thôn mới, Vĩnh Phúc đã và đang tập trung vào 5 nhóm vấn
đề đó là: Tuyên truyền, vận động, quy hoạch và lập đề án một cách bài bản, thiết thực, hiệu quả;
Đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống; Phát triển sản xuất, xây dựng, nhân rộng các mơ
hình có hiệu quả, đồng thời làm tốt công tác đào tạo nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động; Chỉnh trang
khu dân cư, nhà cửa, đảm bảo vệ sinh môi trường nông thôn; Nâng cao chất lượng giáo dục, y tế,
văn hoá và đảm bảo an ninh nông thôn.
2.3 Đánh giá chung về phát triển nông nghiệp theo hƣớng bền vững ở Vĩnh Phúc
2.3.1 Những thành cơng
2.3.1.1 Bước đầu cải thiện được các tiêu chí phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững về kinh tế
- Tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp
- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng năng suất, chất lượng
- Xuất khẩu một số sản phẩm nông nghiệp
- Thu nhập bình quân đầu người được cải thiện đáng kể

- Tạo việc làm ổn định, xố đói giảm nghèo bền vững
2.3.1.2 Bảo vệ tài nguyên môi trường tiếp tục được quan tâm
Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc khá thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên phục vụ sản xuất nông nghiệp cơ bản hợp lý và
hướng tới sự bền vững, đặc biệt là tài nguyên đất, tài nguyên nước:
- Sử dụng đất đai theo hướng hiệu quả, tiết kiệm
- Khai thác tài nguyên nước hợp lý
- Hạn chế một phần những tác động xấu của quá trình sản xuất, sinh hoạt đến môi
trường
2.3.1.3 Hướng tới sự công bằng giữa các thế hệ và hoàn thiện chất lượng cuộc sống
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội nông nghiệp, nơng thơn của tỉnh từng bước được HĐH đã
góp phần quan trọng trong chỉ đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ;
chủ động điều tiết kế hoạch tưới và tiết kiệm nguồn nước phục vụ sản xuất, thể hiện rất rõ nét
trong những năm xảy ra hạn gay gắt như vừa qua; Bước đầu cải thiện năng lực nghiên cứu, ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật công nghệ mới của một số trung tâm trạm, trại. Những cơng trình hạ tầng
xã hội có vai trị tích cực trong xố đói giảm nghèo, từng bước hiện đại hóa bộ mặt nơng thơn ở
các địa phương trong tỉnh.
2.3.2 Hạn chế, nguyên nhân
2.3.2.1 Hạn chế
Thứ nhất, Công tác định hướng, quy hoạch, kế hoạch hoá trong sản xuất chưa tốt. Q
trình tích tụ, tập trung ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm.
Thứ hai, Nơng nghiệp hàng hố chưa phát triển, cơ cấu nông nghiệp chưa phản ánh đúng
lợi thế so sánh của từng vùng, năng suất và chất lượng nông sản cịn thấp, sức cạnh tranh của
hàng hố nơng sản chưa cao.


Thứ ba, Tổ chức sản xuất nông nghiệp và kinh tế nơng thơn chưa ổn định. Vai trị của các
doanh nghiệp nhà nước mờ nhạt, kinh tế HTX giảm sút, kinh tế hộ gia đình tuy phát triển nhưng
khơng đều giữa các địa phương, kinh tế tư nhân phát triển chậm cịn so với các ngành cơng nghiệp
và dịch vụ.

Thứ tư, Tình trạng mơi trường sinh thái mất cân đối do phát triển KCN, CNN, làng nghề
nông thôn, công nghiệp chế biến nông, lâm thủy sản, các khu chăn nuôi tập trung, sử dụng quá
mức phân hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phương thức khai thác tài nguyên rừng quá mức đã
dẫn đến cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện có.
2.3.2.2 Ngun nhân
Thứ nhất, Sản xuất nơng nghiệp cịn mang nặng tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào thiên
nhiên, tính rủi ro cao, hiệu quả kinh tế thấp.
Thứ hai, Cơ sở hạ tầng cho nơng nghiệp nói riêng và nơng thơn cịn nghèo, hệ thống dịch vụ
cơng (nhất là khuyến nông) trong nông nghiệp chưa mạnh. Mức đầu tư cho nơng nghiệp và nơng
thơn cịn thấp.
Thứ ba, Tính khơng bền vững của chính sách, chương trình, dự án nông lâm thuỷ sản
thường xuất phát từ mục tiêu phát triển đưa ra quá cao, làm cho sự phát triển buộc phải diễn ra
quá nhanh, quá nóng và chủ yếu dựa theo phát triển chiều rộng, ít hoặc khơng đi vào phát triển
theo chiều sâu.
Thứ tư, Cơ chế phân bổ và sử dụng các nguồn lực, nhất là các nguồn lực tài nguyên
thiên nhiên chưa rõ ràng, minh bạch. Cơ chế giám sát việc sử dụng các nguồn lực cơ bản của
sản xuất nông nghiệp chưa thường xuyên, chặt chẽ đã tạo cơ hội để các chủ thể sản xuất nơng
nghiệp sử dụng lãng phí nguồn lực và gây ra sự thiếu bền vững trong quá trình sản xuất.
Thứ năm, Thiếu sót về mặt chính sách và bất cập trong một số hoạt động chỉ đạo, điều
hành của chính quyền các cấp. Hiện tượng buông lỏng quản lý đất đai trong sản xuất nơng
nghiệp. Chậm thực hiện các chính sách an sinh xã hội phù hợp ở nơng thơn; Chính sách đất
đai chưa phù hợp với vai trò, đặc điểm của đất đai trong quá trình phát triển KTXH.
Thứ sáu, Hiểu biết và nhận thức của các cấp, các ngành, của chính người dân về yêu cầu
bền vững trong phát triển kinh tế nói chung và trong phát triển sản xuất nơng nghiệp nói riêng
chưa thật sự rõ ràng và chưa đúng tầm.
*Kết luận Chƣơng 2
Để đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh đã xác định hướng đi đúng đắn là lấy phát triển
công nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại cho nông nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu tư phát
triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng nơng nghiệp nơng thơn. Nhờ đó sản xuất nơng
nghiệp của tỉnh có bước tăng trưởng khá cao, diện mạo nơng thơn có nhiều đổi mới.

Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG Ở VĨNH PHÚC
3.1 Bối cảnh kinh tế mới và định hƣớng đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững
ở Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
3.1.1 Bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới phát triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh
Phúc
Nông nghiệp Việt Nam đang trên đường hội nhập quốc tế, giai đoạn từ 2012 - 2015
Việt Nam bắt đầu thực hiện đầy đủ các cam kết WTO.


Biến đổi khí hậu tồn cầu và những hiện tượng thời tiết bất thường, thiên tai và dịch
bệnh có thể bùng phát bất kỳ lúc nào là yếu tố tác động khó lường và làm giảm cung cấp
hàng nơng sản.
Cùng với q trình tồn cầu hóa, thị trường nơng sản thế giới luôn chứa đựng những xu
hướng phát triển mới theo nhiều phương diện khác nhau và về sản xuất, tiêu thụ, giá cả giữa các
quốc gia và các khu vực với nhau. Sự gia tăng dân số là một thách thức lớn đối với nền kinh tế
thế giới và đối với vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
Bên cạnh đó sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin
và sinh học sẽ tác động ảnh hưởng thuận chiều tới tăng cung cấp do tăng năng suất cây trồng,
vật nuôi và ứng dụng công nghệ bảo quản, công nghệ sau thu hoạch làm giảm thất thốt về
sản lượng nhưng nó tiềm ẩn những rủi ro về chất lượng nông sản, thiệt hại về sản lượng do
chính sự phát triển của cơng nghệ làm mất cân bằng mơi trường sinh thái.
Q trình hội nhập kinh tế sẽ mở ra triển vọng thuận lợi, mang lại những điều kiện thuận
lợi và thời cơ thu hút vốn đầu tư, triển vọng cho thị trường nông sản xuất khẩu, khả năng hợp
tác tiếp thu công nghệ mới, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp cũng như mở rộng giao lưu phát triển kinh tế văn hoá, dịch vụ , du lịch… góp
phần làm phong phú và đa dạng về kinh tế - xã hội đất nước.
Bối cảnh trong nước với những thuận lợi, cũng như khó khăn hiện nay đồng thời với quá trình
hội nhập kinh tế khu vực và thế giới vừa là yếu tố thuận lợi, nhưng cũng là thách thức không nhỏ

đối với nông nghiệp Vĩnh Phúc trong phát triển sản xuất, mở rộng thị trường cho các sản phẩm
nơng nghiệp có khả năng xuất khẩu và tiếp thu, ứng dụng các công nghệ mới tiên tiến trong sản
xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản.
3.1.2 Định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030 và Quy hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc đến
năm 2020 và tầm nhìn 2030, Vĩnh Phúc định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng bền
vững tập trung vào các nội dung chủ yếu sau:
Một là, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gắn phát triển
nơng nghiệp, đa dạng hố kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập. Áp dụng hệ
thống sản xuất kết hợp nông - lâm - thuỷ sản phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng
nhằm sử dụng tổng hợp và có hiệu quả nguồn tài nguyên. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế
nông thôn.
Hai là, Tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình
đẳng tham gia thị trường, nắm bắt được tín hiệu thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm và
dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hố nơng sản. Phát triển hệ thống thị trường linh hoạt,
gắn phát triển giao thơng với hệ thống marketing để nơng dân có thể mua được đầu vào rẻ hơn và
bán được sản phẩm với giá cao hơn.
Ba là, Đẩy mạnh quá trình chuyển đổi ruộng đất ở những vùng ruộng đất manh mún và
phân tán; Thực hiện dồn điền đổi thửa để tạo điều kiện thích hợp cho canh tác theo phương
thức lớn, tiên tiến.
Bốn là, Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và sử
dụng nguồn lao động nơng thơn. Đa dạng hố cơ cấu sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm việc
làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, phân công lại lao động nông thôn, tạo điều kiện cho việc định cư
ổn định, giảm bớt sức ép di dân từ nông thôn ra thành thị.


Năm là, Tăng cường đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn. Tập trung đầu tư vào
những lĩnh vực không hấp dẫn đầu tư tư nhân ở nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, đào
tào hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thương, tăng cường năng lực quản

lý rủi ro, tăng cường thông tin thị trường đầu vào, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Sáu là, Phát triển các ngành nghề và doanh nghiệp phi nông nghiệp ở nông thôn phải đi
đôi với xây dựng và mở rộng các khu cơng nghiệp tập trung, có đầy đủ kết cấu hạ tầng đảm bảo
hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
3.2 Giải pháp và đề xuất với Nhà nƣớc và tỉnh Vĩnh Phúc nhằm đẩy mạnh phát
triển nông nghiệp bền vững ở Vĩnh Phúc
3.2.1 Giải pháp đối với tỉnh Vĩnh Phúc
- Quản lý quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp và vấn đề sử dụng đất nông nghiệp
- Tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật - cơng nghệ và cơ giới hố trong sản xuất nông
nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản
- Xây dựng thị trường tiêu thụ nông sản và đẩy mạnh xúc tiến thương mại
- Tăng cường đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất nơng nghiệp
- Hồn thiện các hình thức tổ chức sản xuất trong nơng nghiệp
- Bổ sung, hồn chỉnh những chính sách về phát triển nơng nghiệp
- Giải pháp về vốn đầu tư và huy động vốn đầu tư
- Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Bảo vệ môi trường nông nghiệp, nông thôn
3.2.2 Đề xuất với Nhà nước và các cơ quan liên quan
Thứ nhất, Tiếp tục giải phóng và phát huy cao các nguồn lực, đẩy mạnh CNH, HĐH
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn.
Thứ hai, Phát triển nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, gắn phát triển
nơng nghiệp, đa dạng hố kinh tế nông thôn với tạo việc làm và tăng thu nhập. Xây dựng và
thực hiện những chương trình phát triển nơng nghiệp nhằm nâng năng suất nông nghiệp, sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên ở địa phương. Gắn phát triển nông nghiệp với kinh tế nông
thôn.
Thứ ba, Tập trung tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, bình đẳng
tham gia thị trường, nắm bắt được tín hiệu thị trường, phát triển sản xuất, gắn giữa sản xuất, chế
biến và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ để tăng, sức cạnh tranh của hàng hố
nơng sản.
Thứ tư, Phát triển hệ thống thị trường linh hoạt, gắn phát triển giao thông với hệ thống

marketing để nơng dân có thể mua được đầu vào rẻ hơn và bán được sản phẩm với giá cao
hơn.
Thứ năm, Công nhận thị trường đất đai trong nông nghiệp để giúp cho nơng dân dồn
điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất, tạo ra sự an ninh lâu dài về quyền tài sản về đất đai.
Thứ sáu, Tăng cường đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn. Cần đầu tư vào những
lĩnh vực không hấp dẫn đầu tư tư nhân ở nông thôn như phát triển cơ sở hạ tầng, đào tào
hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thương, tăng cường năng lực quản lý
rủi ro, tăng cường thông tin thị trường đầu vào, đầu ra (thị trường đất đai, lao động, khoa học
công nghệ, vốn, sản phẩm..).


KẾT LUẬN
1. Con người đang phải đối mặt với những thách thức to lớn. Vấn đề cấp bách đặt ra đó
là làm thế nào để có hình thức sản xuất phù hợp nhất, thông minh nhất đem lại hiệu quả cao
nhất về mặt kinh tế mà vẫn bảo tồn tự nhiên. Đó chỉ có thể là phát triển nơng nghiệp bền
vững thông qua ba phương diện: bền vững về kinh tế, về môi trường và về xã hội. Yếu tố
kinh tế tất nhiên đóng vai trị quan trọng trong phát triển bền vững nhưng khơng vì mục đích
kinh tế mà bỏ qua khía cạnh mơi trường. Huỷ hoại mơi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến
cuộc sống của con người.
2. Trong quá trình phát triển chung của đất nước cũng như của thế giới, biến động về
kinh tế - xã hội - mơi trường tuy có những ảnh hưởng ở mức độ khác nhau nhưng đều tác
động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc. Điều quan trọng là Vĩnh
Phúc xác định hướng đi đúng đắn, đó là lấy phát triển cơng nghiệp dịch vụ để đầu tư trở lại
cho nông nghiệp, huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất và xây dựng cơ sở hạ
tầng nông nghiệp nông thôn.
3. Phát triển nông nghiệp Vĩnh Phúc theo hướng bền vững là con đường tất yếu của sự
nghiệp Cơng nghiệp hố - Hiện đại hoá. Cơ cấu ngành đã chuyển dịch đúng hướng, tạo được
những nét đột phá cho phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. Khoa học công nghệ đã
bắt đầu được biết đến với vai trò then chốt cho chuyển dịch cơ cấu qua việc nghiên cứu,
chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và công nghệ sinh học trong sản

xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, so với các điều kiện và yêu cầu phát triển cụ thể trong giai đoạn
hiện nay ở tỉnh Vĩnh Phúc, phát triển kinh tế nơng nghiệp thời gian qua cịn chậm, chưa đạt
yêu cầu về tốc độ và chất lượng phát triển, khoa học - công nghệ chưa đủ sức tạo nên sự thay
đổi cơ bản mặt chất lượng và cơ cấu các yếu tố, đáp ứng thực sự đòi hỏi của một nền nơng
nghiệp sạch, an tồn và bền vững.
Để mơ hình phát triển đã được đề ra trở thành hiện thực, nông nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc
trong giai đoạn tới nhất thiết phải thực hiện tốt 7 nhóm giải pháp cơ bản, đó là các giải pháp
về: Quy hoạch sản xuất; Phát triển và mở rộng thị trường; Xây dựng và hoàn thiện hệ thống
cơ sở hạ tầng; Tăng cường các hoạt động khoa học - công nghệ và khuyến nơng; Hồn thiện
cơ chế đầu tư cho chuyển dịch cơ cấu; Đổi mới và hồn thiện các chính sách; Tăng cường
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu. Các nhóm giải pháp trên đây phải được
thực hiện đồng bộ và có hiệu quả, trong đó coi quy hoạch là giải pháp hoa tiêu, thị trường là
huyết mạch, cơ sở hạ tầng và khoa học - công nghệ là nền tảng và then chốt, các giải pháp
khác là những địn bẩy quan trọng của q phát triển nơng nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc bền vững.

References
1. Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng tồn
quốc lần thứ X, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XI, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương (2007), Việt Nam - WTO, những cam kết liên quan đến
nông dân, nông nghiệp, nông thôn và doanh nghiệp, Tài liệu hỏi - đáp phục vụ học tập Nghị


quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khố X), Nxb Chính trị Quốc
gia - Sự thật.
4. Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2002), Con
đường Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn Việt Nam”, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
5. Báo cáo Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2010-2015.

6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2005), Báo cáo khoa học và công nghệ nông nghiệp
20 năm đổi mới, trọn bộ 7 tập, Nxb chính trị quốc gia Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2007), Báo cáo thường niên ngành nông nghiệp
Việt Nam 2007 và triển vọng 2008.
8. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Phát triển nông nghiệp và nơng thơn
trong giai đoạn cơng nghiệp hố và hiện đại hố.
9. Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn ( 2008), Đề án nông nghiệp, nông dân và nông
thôn, Nhà Xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, 2005, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
2006-2010, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội.
11. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1997), Một số vấn đề về thực trạng chuyển dịch
cơ cấu kinh tế (ngành, vùng, thành phần) trong quá trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
Chương trình khoa học và công nghệ cấp nhà nước KHXH02. Hội thảo khoa học lần thứ
nhất.
12. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh
tế sau ba năm Việt nam gia nhập WTO, tháng 5/2010.
13. Bùi Chí Bửu (2010), Bàn về chuyển dịch và sử dụng đất nơng nghiệp trong q trình
cơng nghiệp hóa ở nước ta, Tạp chí cộng sản số 814, tháng 8.
14. Nguyễn Văn Bích (2007), Nơng nghiệp, nơng thôn Việt Nam sau hai mươi năm đổi mới Quá khứ và hiện tại, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
15. Cục Hợp tác xã và Phát triển nông thơn (2008), Tình hình phát triển hợp tác xã ở Việt
Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.
17. Đỗ Kim Chung (2008), Giải pháp nào để phát triển doanh nghiệp nông thôn nước ta, Hội
thảo Nông dân, nơng nghiệp và nơng thơn, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.
18. Nguyễn Tiến Dũng (2010), Gia nhập WTO và điều chỉnh chính sách trong ngành nơng
nghiệp Việt Nam. Đề tài NCKH cấp trường Đại học kinh tế - ĐHQGHN.
19. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên (2008), Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới
– Giải thích các điều kiện gia nhập, Nxb Lao động - xã hội.
20. Dự án của Ngân hàng thế giới (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam -Kết quả
điều tra hộ gia đình nơng thơn năm 2008 tại 12 tỉnh, Nxb Thống kê.
21. Dự án Ngân hàng thế giới (2009), Đặc điểm kinh tế nông thôn Việt Nam – Kết quả điều

tra hộ gia đình nơng thơn năm 2008 tại 12 tỉnh, Nxb Thống kê.
22. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII,
Văn kiện.
23. Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Nghị quyết Ban chấp hành Đảng bộ lần thứ XIV, Văn
kiện.


24. Hồng Ngọc Hịa (2008), Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn trong q trình đẩy mạnh cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
25. Hoàng Phước Hiệp (2007), Với WTO, lịch sử mở trang mới dành cho Việt Nam, Nxb Lao
động Hà Nội.
26. V.I Lênnin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1976, t33.
26. Hoàng Thọ Xuân (2010), “Phát triển mạnh hệ thống phân phối nịng cốt của thị trường
nội địa”, Tạp chí cộng sản số 803, tháng 9.
27. Hoàng Văn Hoan (2011), Những vấn đề đặt ra đối với nông dân Việt Nam và khuyến nghị
chính sách, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 392.
28. Hồ Xuân Hùng (2008), Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp,
nông dân và nông thơn thời kỳ 1997-2007, Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Lê Danh Vĩnh (2010), “Thương mại Việt Nam ứng phó với khủng hoảng tài chính tồn
cầu”, Tạp chí Thương mại số 1+ 2,tr15
30. Lê Đình Thắng (2000), Chính sách phát triển nơng nghiệp và nơng thơn sau Nghị quyết
10 Bộ Chính trị, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
31. Lê Quang Phi (2007), Đẩy mạnh công nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn
trong thời kỳ mới , Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
32. Lương Văn Tự (2006), Các văn kiện gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO của Việt
Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đặng Kim Sơn (2006), Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển,
Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
33. Lưu Văn Sùng (2005), Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nơng nghiệp nơng
thơn theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.

34. Mai Thị Thanh Xuân (2006), Phát triển cơng nghiệp chế biến nơng sản ở Việt Nam, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35. Nguyễn Kế Tuấn - Chủ biên (2006), Cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và
nông thôn ở Việt Nam: Con đường và bước đi, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
37. Nguyễn Từ (2005), Nông nghiệp Việt Nam trong phát triển bền vững, Nxb Chính trị
Quốc gia - Sự thật.
39. Pascal Bergert (2005), Nông dân, nhà nước và thị trường ở Việt Nam: Mười năm hợp
tác nông nghiệp trong lưu vực sông Hồng, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
41. Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (2007), Tình hình phát triển doanh nghiệp
nông thôn, Báo cáo.
42. Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc (2006), Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 27/12/2006 về phát triển nông
nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm
2020.
43. Trần Ngọc Bút (2002), Chính sách nơng nghiệp nơng thơn Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và
một số định hướng đến năm 2010, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
44. Trần Thị Minh Châu - Chủ biên(2007), Về chính sách đất nơng nghiệp ở nước ta hiện
nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật.
45. Trịnh Đình Dũng (2007), Một số vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn Vĩnh Phúc
thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Cộng
sản, số 781.


46. UBND tỉnh Bắc Ninh (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
46. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2010), Tình hình kinh tế - xã hội giai đoạn 1997-2010, Báo cáo.
47. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch phát triển nông, lâm, thuỷ sản tỉnh Vĩnh Phúc
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
48. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2011), Quy hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai
đoạn 2008-2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
49. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2005), Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động ở vùng

dành đất phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 -2010, số
1795/UBND-ĐA ngày 17/6/2005.
50. Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2010), Việt Nam sau ba năm gia nhập
WTO.
51. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2006), Tác động của hội nhập kinh tế quốc
tế đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ một số nông sản ở Việt Nam: qua nghiên cứu chè, cà
phê, điều, Nxb Lý luận Chính trị Hà Nội.
Website:
www.cpv.org.vn
www.nongnghiep.vn
www.diendankinhte.info
www.vinhphuc.gov.vn
www.bacninh.gov.vn
www.phutho.gov.vn



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×