Tải bản đầy đủ (.doc) (164 trang)

Luận án Tiến sỹ: Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (628.83 KB, 164 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngay từ xa xưa, ông cha ta đã đặc biệt quan tâm và coi trọng nhân tài.
Trọng dụng nhân tài trong xây dựng và bảo vệ đất nước đã trở thành truyền
thống trong tư tưởng chính trị-xã hội Việt Nam. "Hiền tài nguyên khí của quốc
gia", "nhân tài là rường cột của quốc gia", “có giang sơn thì sĩ đã có tên, so
chính khí đã đầy trong trời đất” là những quan niệm phổ biến, lâu đời về vai
trò to lớn của nhân tài trong hệ thống xã hội.
Có thể nói việc tìm kiếm, sử dụng và đào tạo nhân tài luôn là vấn đề nổi
bật trong xây dựng bộ máy nhân sự nhà nước. Thời nào cũng cần nhân tài và
cũng thấy thiếu nhân tài bởi vai trò to lớn của nhân tài đối với mọi lĩnh vực xã
hội. Tuy nhiên, quan niệm về nhân tài không phải là nhất thành bất biến. Mỗi
chính thể, mỗi giai đoạn lịch sử lại cần những mẫu hình nhân tài khác nhau trên
tiêu chí đáp ứng việc giải quyết yêu cầu của triều đại, của giai đoạn lịch sử đó.
Quan niệm về nhân tài góp phần vào việc xác lập các tiêu chí con người lý
tưởng, đồng thời góp phần tạo dựng nên đội ngũ nhân tài của mỗi thời đại. Việc
tìm hiểu quan niệm về nhân tài và chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân tài trong tư
duy lý luận của dân tộc nói chung, ở thế kỷ XIX nói riêng, không chỉ giúp lý
giải nhiều sự kiện lịch sử, văn hoá, tìm hiểu những đóng góp và vai trò của
người hiền tài vào lịch sử phát triển dân tộc… mà quan trọng hơn là tìm kiếm,
rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật dùng người của tiền
nhân vì sự phát triển đất nước.
Và hiện nay trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, vấn đề tìm kiếm,
lựa chọn nhân tài, chủ trương đào tạo, sử dụng nhân tài đang được đặt ra một cách
cấp bách từ cấp trung ương đến địa phương, cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Việc đào tạo, sử dụng người tài đang là vấn đề lớn của tổ chức nhân sự và giáo dục
đào tạo hiện nay. Nhưng quan niệm thế nào là nhân tài, phương châm đào tạo, sử
dụng nhân tài, các cơ chế đảm bảo nhân tài có thể phát huy tối đa năng lực cống
hiến cho xã hội…vẫn đang là vấn đề chưa có sự thống nhất cả về nhận thức và
1
hành động. Điều này tác động không nhỏ tới sự suy giảm sức mạnh nguồn tài


nguyên nhân lực của quốc gia. Để có thể xây dựng một nhận thức khoa học về
nhân tài từ đó góp phần xây dựng một chiến lược giáo dục và sử dụng nhân tài,
đóng góp một cách hiệu quả vào quá trình phát triển đất nước thì điều quan trọng
trước hết là sự tổng hợp những kiến thức của thời đại, nhưng đồng thời cũng không
thể bỏ qua những tư tưởng, kinh nghiệm của quá khứ dân tộc.
Thế kỷ XIX là một thế kỷ có nhiều thử thách đối với sự phát triển và vận mệnh
của dân tộc. Đây cũng là giai đoạn mà quan niệm về nhân tài phát triển với
nhiều nội dung phong phú và chính sách đào tạo, sử dụng người tài của triều
đình phong kiến có nhiều điểm đáng chú ý. Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài: “Quan
niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiếu biểu thế kỷ XIX ở Việt Nam "làm
đề tài nghiên cứu sinh của mình với mong muốn góp phần xây dựng một nhận
thức khoa học về nhân tài và tìm kiếm những bài học kinh nghiệm của quá khứ
trong định hướng đào tạo, sử dụng, đãi ngộ nhân tài hiện nay. Đây cũng là ý
nghĩa thực tiễn của luận án.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục tiêu
Nghiên cứu có hệ thống quan niệm về nhân tài và chính sách đào tạo, đãi
ngộ nhân tài ở Việt Nam thế kỷ XIX (qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu) trên
phương diện triết học và giá trị học, đồng thời nêu lên bài học lịch sử và ý nghĩa
lịch sử hiện đại của vấn đề đó ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án phải giải quyết một số nhiệm vụ sau:
- Thứ nhất, tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
- Thứ hai, tìm hiểu các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, và tiền đề văn
hoá tư tưởng cho sự ra đời của quan niệm và chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân
tài ở Việt Nam thế kỷ XIX
- Thứ ba, tập trung phân tích và hệ thống hoá những tư tưởng cơ bản của
các nhà tư tưởng Nguyễn Du, Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường
2
Tộ về quan niệm nhân tài và chính sách đào tạo, đãi ngộ nhân tài của triều

Nguyễn
- Thứ tư, làm rõ những bài học kinh nghiệm và liên hệ với chính sách đào
tạo, sử dụng nhân tài của Đảng và nhà nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Quan niệm về nhân tài, đào tạo, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án khảo sát vấn đề quan niệm nhân tài, đào tạo, trọng dụng và đãi
ngộ nhân tài ở Việt Nam thế kỷ XIX. Đây là giai đoạn được bắt đầu từ năm
1804 khi vua Gia Long thống nhất đất nước, lập vương triều Nguyễn và trải qua
các đời vua kế tiếp là Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Đức Nó bao gồm thời kỳ đầu
xây dựng triều Nguyễn và thời kỳ thực dân Pháp xâm lược đất nước. Ở thời kỳ
này vai trò của nhân tài để xây dựng và bảo vệ đất nước là đặc biệt quan trọng
và không thể thiếu. Chính vì vậy, đã có rất nhiều quan niệm về nhân tài, vai trò
của nhân tài, quan niệm về đào tạo, trọng dụng và đãi ngộ nhân tài của các minh
quân và các nhà tư tưởng góp phần khẳng định hơn nữa vai trò “hiền tài là
nguyên khí quốc gia”. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của mình, tác giả
luận án chỉ tập trung vào nghiên cứu: quan niệm về nhân tài của bốn nhà tư
tưởng tiêu biểu: Nguyễn Du, Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường
Tộ. Trong đó, Nguyễn Du đại diện cho cách nhìn của nhà tư tưởng, nhà văn
thiên tài với quan niệm nhân tài là nam hoặc nữ đem tài năng phục vụ xã hội;
Minh Mệnh đại diện cho cách nhìn của một minh quân thông minh, quyết đoán
với quan niệm về nhân tài trên phương diện quản lý xã hội; Nguyễn Công Trứ
đại diện cho cách nhìn của một kẻ sĩ văn, võ song toàn, mang “chí nam nhi” của
mình phục vụ xã hội; Nguyễn Trường Tộ đại diện cho quan điểm canh tân khi
cho rằng nhân tài là nhân tài ứng dụng, phục vụ cho xã hội, là kiểu nhân tài “biết
mở mang các vật để phục vụ dân sinh”[11, tr.222].
Trên cơ sở đó, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm và liên hệ với
quan niệm về nhân tài của Đảng và Nhà nước hiện nay
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

4.1. Cơ sở lý luận
3
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh về nghiên cứu lịch sử triết học và lịch sử tư tưởng dân tộc, dựa
trên cơ sở lý luận của đường lối của Đảng Cộng sản qua các thời kỳ lịch sử.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp sử dụng đồng thời các phương pháp phân tích, đối chiếu, so sánh,
tổng hợp, phương pháp logic-lịch sử.
5. Đóng góp mới
Đề tài làm rõ nội hàm khái niệm nhân tài được sử dụng trong thế kỷ XIX.
Đồng thời chỉ ra đặc điểm và những bài học kinh nghiệm của chính sách đào tạo
và sử dụng nhân tài ở Việt Nam giai đoạn này đối với việc đào tạo và sử dụng
nhân tài của Đảng và nhà nước hiện nay.
6. Bố cục
Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu và kết luận dự kiến bao gồm 4 chương
4
NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, luận án đã tiến hành khảo sát, thu thập và
xây dựng một hệ thống tư liệu tham khảo với hai hướng lớn: Một là, tình hình
nghiên cứu liên quan đến quan niệm về nhân tài. Hai là, tình hình nghiên cứu liên
quan các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, tư tưởng thế kỷ XIX và liên
quan trực tiếp đến tư tưởng của một số nhà tư tưởng tiêu biểu trong thế kỷ XIX
như: Nguyễn Du, Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Trường Tộ.
2.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến quan niệm về" nhân tài" và các
phương pháp đào tạo, sử dụng nhân tài trong lịch sử.
2.1.1. Các công trình nghiên cứu của Chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh và
Đảng Cộng sản Việt Nam về nhân tài.
Nói đến các tác phẩm của chủ nghĩa Mác-Lênin phải kể đến cuốn C.Mác và
Ph.Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1980, nghiên

cứu vấn đề vai trò của quần chúng nhân dân. Chủ nghĩa Mác cho rằng quần
chúng nhân dân lao động tiềm ẩn một nguồn nhân tài cực kỳ phong phú, là kho
báu nhân tài lớn nhất.
Tiếp theo là Lênin: Toàn tập, Nxb Tiến bộ, t44, Matxcơva, năm 1995 cũng
bàn nhiều đến vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài. V.I.Lênin cho rằng : “Vấn đề
then chốt hiện nay là phải phát hiện ra những cán bộ có bản lĩnh, có thực tài, nếu
không thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định chẳng qua chỉ là một mớ giấy
lộn”[ tr. 449]
Kế thừa tư tưởng Chủ nghĩa Mác –Leenin về con người, về nhân tài, chủ tịch
Hồ Chí Minh xuất phát từ điều kiện thực tiễn của Việt Nam, nhận thức rõ hơn
vai trò của người tài đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng đất nước. Toàn bộ tư
tưởng của Người về nhân tài được tập hợp chủ yếu trong cuốn Hồ Chí
Minh(2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, tập5, Hà Nội. Đây là cuốn sách
trình bày được hầu hết tư tưởng của Hồ chủ tịch về nhân tài, đào tạo, bồi dưỡng
5
và trọng dụng nhân tài.Trang 273 có trích tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của
nhân tài: “Phải trọng dụng nhân tài, trọng dụng cán bộ, trọng mỗi một người có
ích cho công việc chung của chúng ta”[tr 273].
Vấn đề xác định vai trò, chính sách đào tạo, sử dụng nhân tài được Đảng ta
đặc biệt quân tâm và được đưa ra trong các Đại hội đại biểu các khoá như: Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI(12/1986) đại hội nhận định: : “Nhân tài không phải là
sản phẩm tự phát mà phải được phát hiện và bồi dưỡng công phu”
Đảng Cộng sản Việt Nam(1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VII, Nxb Sự thật, H. Lần đầu tiên vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài được xác
định là một trong những nhiệm vụ chính của giáo dục: “ Mục tiêu giáo dục và đào
tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội
ngũ lao động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động
và sáng tạo”[tr. 81-82].
Đại hội lần thứ X (4/2006) của Đảng tiếp tục khẳng định chủ trương về xây
dựng chiến lược nhân tài: “ Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn

đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển
nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng
phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài”( VK X tr 86) và Nghị quyết Đại hội
lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo
chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo. Xúc tiến xây dựng một số trường
Đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước”
[ĐCSVN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X (2006), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, tr. 207].
Đây là những chỉ đạo sáng suốt, rõ ràng đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt
Nam về nguồn lực quan trọng nhất cho sự phát triển đất nước-nguồn lực con
người. Nó củng cố rõ hơn kinh nghiệm của cha ông khẳng định "nhân tài là
rường cột của quốc gia".
2.1.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến các quan niệm về nhân tài, đào
tạo và sử dụng nhân tài.
6
Trong tác phẩm “Lựa chọn và sử dụng nhân tài trong lịch sử” của Lê Thị
Thanh Hòa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội năm 1994 có bàn về các vấn đề liên
quan đến khái niệm "nhân tài". Ở chương 1: "Quan niệm truyền thống về nhân
tài", tác giả đi vào giải thích thuật ngữ "nhân tài". Ví dụ trong trang 11 có viết:
"Theo nghĩa đen, nhân tài là con người có tài Khi nói đến tài, ta chú ý đến khả
năng hiểu biết, trình độ kiến thức chuyên môn và phương pháp xử lý của con
người về một lĩnh vực công tác, một ngành nghề, và có thể là về cả một công
việc nhất định". Sau đó, tác giả đi vào liệt kê nhân tài có nhiều loại như: thiên
tài, biệt tài, hiền thần, năng thần, lương thần. Tuy nhiên trọng tâm của tác phẩm
nằm ở chương 2 và 3. Đây là những nội chính tác giả đi vào khảo sát những kinh
nghiệm của những nhà chính trị, tư tưởng trong lịch sử về vấn đề đào tạo và sử
dụng nhân tài. Tác giả cho rằng "Việc đào tạo và lựa chọn nhân tài của người
xưa chủ yếu tập trung vào khâu thi cử"tr24.
Cuốn sách: “Nhân tài trong chiến lược phát triển quốc gia”của Nguyễn Đắc
Hưng, Phan Xuân Dũng chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2004 là

tài liệu nghiên cứu về vị trí và tầm quan trọng của nhân tố con người và nguồn
nhân lực trong sự phát triển đất nước. Sách viết: "Nhận thức rõ tầm quan trọng
của nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan
tâm đến phát triển nhân tài. Trong nhiều văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà
nước đã nhấn mạnh: mục tiêu của phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, làm
cơ sở đào tạo nhân lực và là nguồn gốc để đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trên
nền tảng nhân cách tốt đẹp. Phát triển giáo dục và đào tạo chính là tạo điều kiện
để sản sinh ra nhiều nhân tài, làm giàu thêm "nguyên khí của quốc gia", đây chính
là mục tiêu và cũng là động lực để thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền
vững"tr13. Ở trang 15, tác giả cuốn sách đã đưa ra quan niệm về nhân tài “ Thuật
ngữ nhân tài không chỉ được dùng để chỉ những người có học vấn cao, hoặc có
bằng cấp cao về mặt chuyên môn mà theo nghĩa rộng hơn còn bao hàm những
người có tài thuộc mọi tầng lớp. Có thể hiểu nhân tài là những người có tài năng
vượt trội, có những đóng góp lớn cho xã hội”[tr. 15]. Đây là tài liệu bổ ích để tác
7
giả luận án tham khảo và củng cố rõ hơn vị trí không thể thiếu của vấn đề "nhân
tài" đối với sự phát triển của đất nước nói chung và triều Nguyễn nói riêng.
Công trình “Lược khảo về kinh nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân
tài trong lịch sử Việt Nam” do Phạm Hồng Tung chủ biên, Nxb Chính trị Quốc
gia, Hà Nội năm 2008 ra mắt độc giả với nội dung chính: đi vào khảo lược kinh
nghiệm phát hiện, đào tạo và sử dụng nhân tài của cha ông ta trong các thời kỳ
lịch sử khác nhau, trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích, góp
phần xây dựng luận cứ khoa học cho công tác phát triển nhân tài ở nước ta hiện
nay và trong tương lai. Có thể nói, đây là một trong những công trình nghiên
cứu công phu được trình bày trong 8 chương về vấn đề "nhân tài" từ thời dựng
nước đến đầu thế kỷ XX. Nét đặc biệt của công trình là ở chỗ có sự đa dạng
trong việc khảo sát các quan niệm về nhân tài của "dân gian Việt Nam", của các
thời kỳ lịch sử. Những vấn đề về giáo dục Nho học và việc đào tạo, tuyển chọn
nhân tài, quan niệm mới về nhân tài và đào tạo nhân tài ở Việt Nam từ cuối thế
kỷ XIX đầu thế kỷ XX là những tài liệu vô cùng quan trọng liên quan đến đề tài

luận án. Đó là những lý luận chung về vấn đề "nhân tài" của các nhà khoa học
góp phần làm tài liệu tham khảo quý giá cho đề tài luận án.
Cuốn “Tôn trọng trí thức tôn trọng nhân tài kế lớn trăm năm chấn hưng
đất nước” do 2 tác giả Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diệu chủ biên, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội năm 2008. Đây là cuốn sách đề cập đến một khối lượng lớn
tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về nhân tài trên các nội dung chính như: nhân tài
là then chốt của phát triển; những tư tưởng chiến lược về bồi dưỡng và giáo dục
nhân tài; đường lối tổ chức và việc xây dựng đội ngũ cán bộ; về tuyển chọn
nhân tài ưu tú; về sử dụng và bố trí nhân tài; tạo môi trường cho nhân tài phát
triển. Đặc biệt cuốn sách đã đi vào trình bày các nguồn gốc lý luận cho sự ra đời
tư tưởng nhân tài của Đặng Tiểu Bình. Trong đó nổi bật ở cuốn sách là tư tưởng
của chủ nghĩa Mác về nhân tài: “đối với nhà lãnh tụ cách mạng mácxít, nhân tài
tuyệt nhiên không chỉ là một số ít những nhân vật thiên tài, nhân vật vĩ đại, mà
các nhân tài chuyên môn và công nhân, nông dân tiên tiến đều là nhân
8
tài”[tr.22]. Có thể nói rằng, cuốn sách đã cung cấp những tiền đề lý luận và thực
tiễn về vấn đề nhân tài, góp phần tham khảo quan trọng cho đề luận án.
Công trình Nguồn nhân lực và nhân tài cho phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới- những vấn đề lý luận do
GS.TS. Nguyễn Ngọc Phú chủ biên, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, năm 2010 là
sự tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả quan niệm về nhân tài. Ở trang 150
"Quan niệm về nhân tài" tác giả Nguyễn Huy Tú viết: " nhân tài là toàn bộ cấu
trúc nhân cách người tài, còn tài năng chỉ là mức độ cao của năng lực con
người".Sau đó tác giả chia cấu trúc nhân tài gồm 6 điểm: 1. Thái độ tích cực đối
với sự tiến bộ xã hội; 2. Mục đích sống riêng vững bền, cao cả; 3. Động cơ và
hứng thú mạnh mẽ; 4. Trí tuệ cao; 5. Tri thức rộng và kỹ năng thành thạo; 6. Các
phẩm chất, quá trình bền vững đã trở thành những phẩm chất nhân cách đặc biệt.
Ý kiến của tác giả Nguyễn Hữu Tú là rất độc đáo về các yếu tố tạo thành cấu
trúc nhân tài nói chung.
Đặc biệt là chương trình khoa học cấp nhà nước KX.09 “Phát triển khoa học

và trọng dụng nhân tài của Thăng Long- Hà Nội” do Vũ Hy Chương chủ biên,
nhà xuất bản Hà Nội, năm 2010 đã đưa ra quan niệm về nhân tài- hiền tài, các
đối tượng nhân tài được thu hút, trọng dụng; vai trò và đóng góp của các nhân
tài ở Thăng Long- Hà Nội. Cuốn sách có đoạn: “Nói tới nhân tài, người ta
thường nghĩ tới những bậc học cao biết rộng, đỗ đạt thành danh. Thực đúng vậy,
họ là những người tài bởi có trình độ học vấn cao, tầm hiểu biết uyên bác và nhờ
đó họ sẽ có những cống hiến tích cực tạo nên các thành tựu lớn trong phát triển.
Song nhân tài còn là những người có tay nghề tinh thông kết hợp với trí thông
minh và óc sáng tạo, tuy rằng họ có thể không được học cao và không có học vị.
Nhân tài còn là những người có năng lực đặc biệt ít thấy ở người bình thường,
mà với năng lực đặc biệt ấy có thể giúp họ làm nên những công tích nổi bật hơn
người”[tr21]. Đây là những nhận xét bổ ích để tác giả luận án có thêm những cái
nhìn đa dạng khi tìm hiểu về quan niệm nhân tài ở thế kỷ XIX.
9
Gần đây, có một số cuốn sách và các bài báo, tạp chí, luận văn thạc sĩ, luận
án tiến sĩ triết học cũng đi vào nghiên cứu một số khía cạnh liên quan đến vấn đề
khái niệm người quân tử, người tài, nhân tài và giáo dục – khoa cử và sử dụng
con người nói chung, đào tạo, đãi ngộ nhân tài nói riêng như: Nguyễn Thế
Long(1995), Nho học ở Việt Nam- Giáo dục và thi cử, Nxb Giáo dục, Hà Nội;
Đặc biệt là 2 luận án “Quan niệm của Nho giáo về giáo dục con người và ý
nghĩa của nó đối với việc giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá”(1999) của Nguyễn Thị Nga và “Quan niệm của Nho giáo về con người, về
giáo dục và đào tạo con người” (2005) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai. Cả 2
luận án đều ít nhiều có liên quan đến đề tài luận án của tôi, song chủ yếu 2 tác
giả tập trung vào vấn đề quan niệm về con người và giáo dục, đào tạo con người
của Nho giáo nói chung.
Luận án Chính sách văn hóa của Triều Nguyễn (giai đoạn 1802-1884)(2012)
của Vũ Thị Phương Hậu chủ yếu đi vào khảo sát riêng về chính sách văn hóa
triều Nguyễn. Trong đó, ở chương 3 phần 3.2. Chính sách dùng người, tác giả có
đi vào trình bày về quan điểm về nhân tài và chính sách dùng người của các vua

triều Nguyễn. Luận án có đoạn viết: "Nhận biết và phát huy được sở trường của
người tài trong hoạt động thực tiễn, đó mới chính là điều mà triều Nguyễn quan
tâm. Có thể nói chủ trương dùng người của triều Nguyễn khá mềm dẻo, linh
hoạt và thực dụng. Cả hai cách thức dùng người thông qua thi cử hay tiến cử
cuối cùng đều hướng đến một mục đích chung là tìm ra người giỏi để tham gia
vào bộ máy quản lý nhà nước"tr91.
Ngoài ra còn có một số cuốn sách, tạp chí, bài báo chuyên ngành có liên
quan như: Quân tử (qua Tứ thư)- Trần Hồng Thuý. Tạp chí Triết học số 3, tháng
6.1992; Nội san Nghiên cứu khoa học và giáo dục- chính sách sử dụng và trọng
dụng nhân tài của Ts Lê Đình Viên; Phát triển giáo dục và trọng dụng nhân tài của tác
giả Nguyễn Hoàng Xanh, Tạp chí Cộng sản, (18) 2004; Hiền tài và việc sử dụng hiền
tài trong cấu trúc văn hóa chính trị của người cán bộ lãnh đạo của tác giả Lâm Quốc
Tuấn; Dùng người tài bản lĩnh của người lãnh đạo mới của Hoàng Tụy, Tạp chí Tia
10
sáng, số 10 ,2000, tr.8; Song Thành (2004), “Chiến lược nhân tài- Một vấn đề cấp
bách của Việt Nam trên đường phát triển và hội nhập”, Tạp chí Lý luận chính trị, (8);
Vũ Khoan(2009), “Phát hiện, đào tạo, sử dụng nhân tài”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (4),
tr.8; Đào tạo, bồi dưỡng nhân tài (2012), Tạp chí Xây dựng Đảng, (7).
Gần đây, tác giả Nguyễn Minh Nguyên viết "Tư tưởng cải cách giáo dục của
FuKuZaWa YuKiChi trong tác phẩm "khuyến học", Tạp chí Triết học, số
11(258), tháng 11/2012. Đây là bài viết tập trung vào các tư tưởng cải cách của
FuKuZaWa YuKiChi và cho rằng FuKuZaWa YuKiChi là một trong nhà tư
tưởng có tác động quyết định đến quá trình nhận thức về cải cách nói chung, nhận
thức về cải cách giáo dục nói riêng của người dân Nhật Bản. Tác giả đi vào phân
tích hai nội dung lớn là 1. Phê phán " hư học", khuyến khích " thực học". Tác giả
đánh giá thực học để đóng góp cho xã hội, đất nước "Ngay bây giờ chúng ta phải
học, mài giũa tài năng và nhân cách" tr 85. Còn phần 2. Học tập có chọn lọc từ
phương Tây. Tác giả cho rằng: để xây dựng nước Nhật ngang bằng với các nước
văn minh, tiên tiến phương Tây, phải có nhiều người có học vấn, có đạo đức trên
khắp nước Nhật. Tác giả trích lời FuKuZaWa YuKiChi "chỉ đến khi trên khắp

mọi miền đất nước Nhật Bản, nơi đâu cũng gặp những người vừa có tài, vừa có
đức ngày đêm rèn giũa và tích lũy thực lực thì ắt hẳn đến một ngày nào đó, chúng
ta sẽ ngang hàng, sánh vai với nền văn minh của các cường quốc phương
Tây"tr85. Qua khảo sát trên đây, có thể thấy FuKuZaWa YuKiChi đã có quan
điểm coi nhân tài, hay người có tài là đặc biệt quan trọng và không thể thiếu cho
sự phát triển đất nước. FuKuZaWa YuKiChi đã đúc kết những kinh nghiệm lịch
sử coi việc dùng người là quốc sách. Quan điểm của FuKuZaWa YuKiChi là sự
tham khảo cho tác giả luận án hoàn thiện công trình nghiên cứu của mình.
Các cuốn sách, tạp chí, bài báo, luận án và các hội thảo khoa học trên đây mới
đưa ra các vấn đề nói chung về giáo dục, đào tạo khoa cử Việt Nam, con người và
đào tạo con người trong Nho giáo; vấn đề các mẫu người lý tưởng; quan điểm về
lựa chọn, đào tạo và sử dụng nhân tài trong lịch sử Việt Nam
11
2.1.Tình hình nghiên cứu liên quan tới các điều kiện kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội thế kỷ XIX và quan niệm về nhân tài của các nhà tư tưởng tiêu biểu
thế kỷ XIX: Nguyễn Du, Minh Mệnh, Nguyễn Công Trứ và Nguyễn Trường Tộ.
2.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến các điều kiện kinh tế, chính
trị, văn hóa xã hội thế kỷ XIX.
2.1.1.1 Tư liệu gốc
Hầu như các tác phẩm sử học lớn được biên soạn dưới triều Nguyễn đều đã
được dịch như:
-Bộ sách Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ (1993), do Viện Sử học và
Nhà Xuất bản Thuận Hóa ấn hành. Bộ sách gồm 262 quyển với hơn 8.000 trang
bản thảo được dịch từ những năm đầu thập kỷ 60 và được hiệu đính hai lần. Bộ
sách được biên soạn dưới triều Nguyễn theo thể loại Hội điển, ghi chép lại các
điển pháp, quy chuẩn và các dữ kiện liên quan đến tổ chức và hoạt động của một
triều đại, do nội các triều Nguyễn biên soạn vào giữa thế kỷ XIX. Đây là một
công trình lịch sử có quy mô đồ sộ vào bậc nhất trong kho tàng thư tịch cổ viết
bằng chữ Hán của Việt Nam. Bộ sách này được biên soạn rất công phu, kéo dài
12 năm (1843- 1855). Nó chứa đựng một khối lượng đồ sộ những kiến thức, sử

liệu chân xác, đặc biệt là về thiết chế và hoạt động của bộ máy nhà nước Việt
Nam dưới triều Nguyễn.
- Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu (1998), Nxb Thuận Hóa, Huế, là một
bộ sử trích các phần quan yếu của bộ Quốc Triều Chánh Biên hay Đại nam Thực
Lục Chính Biên của Quốc sử Quán triều Nguyễn. Sử chép bằng chữ Hán theo
lối biên niên từ đời Gia Long trở về sau. Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu trên
được Bộ Học vâng chỉ dụ vua Khải Định vào năm thứ 9 (1924) thực hiện và
dịch ra chữ quốc ngữ, để ấn hành ban cấp cho các trường học với nhan đề chữ
quốc ngữ: "Sử Quốc Triều Chính Biên Toát Yếu".
- Đại Nam thực lục chính biên là bộ sử xuất bản từ 1962 đến 1978( từ tập
2 đến tập 38), nhất là từ tập II đến tập XXII (tức là phần Đệ nhất kỷ: Gia Long
và Đệ nhị Kỷ: Minh Mệnh). Đây là bộ sử ký do Quốc sử quán triều đình nhà
12
Nguyễn soạn viết về các đời vua nhà Nguyễn. Tác phẩm đi vào nghiên cứu
nhiều vấn đề chính trị, xã hội, tư tưởng, cải cách dưới triều Nguyễn. Đến năm
2007, Viện sử học tổ chức dịch và biên soạn lại tác phẩm Đại Nam thực lục
chính biên. Đây là tác phẩm cung cấp những tư liệu quan trọng về hoàn cảnh
lịch sử triều Nguyễn và những tư tưởng cải cách dưới triều Nguyễn trong đó có
tư tưởng về nhân tài của các nhà tư tưởng tiêu biểu thế kỷ XIX.
Ngoài ra còn có một số những bộ sử khác: Khâm định Đại Nam hội điển
sự lệ tục biên; Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam liệt truyện,
Đại Nam nhất thống chí, Lịch triều hiến chương loại chí …
Những bộ sử học trên đã để lại một di sản rất đồ sộ trên lĩnh vực sử học về
các các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa triều Nguyễn. Đây là các tư liệu lịch sử
gốc rất quan trọng về tính thời đại của vương triều Nguyễn giúp tác giả luận án
có cái nhìn khách quan để đánh giá đúng đắn những đóng góp của vương triều
này đối với lịch sử nước nhà
2.1.1.2. Tư liệu thứ cấp
-Từ năm 1945 đến năm 1975, đã có một số công trình nghiên cứu về nhà
Nguyễn tập trung ở khu vực miền Trung và miền Nam như: luận án tiến sĩ luật

khoa "Tổ chức chính quyền trung ương thời Nguyễn Sơ (1802-1847) của
Nguyễn Sĩ Hải năm 1962, tiểu luận cao học sử của Trần Thanh Niên (1974)
"Hành chính của triều đại Gia Long". Các tác giả chủ yếu đi vào nhìn nhận triều
Nguyễn trên vị trí thống trị xã hội, sáng tạo ra lịch sử xã hội, không nhìn triều
Nguyễn trên khía cạnh quản lý đất nước và xã hội, không xem triều Nguyễn với
tư cách như một sản phẩm của lịch sử và bị lịch sử chi phối. Đã xuất hiện nhiều
khuynh hướng phê phán gay gắt các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn trên
phương diện lịch sử. Trong Kỷ yếu Hội thảo chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, do Giáo sư Phan
Huy Lê chủ biên năm 2008 có viết"Khuynh hướng đó gần như đã trở thành quan
điểm chính thống trong biên soạn sách giáo khoa và phổ thông" tr13
13
Đại hội VI của Đảng (1986), với chủ trương tiến hành đổi mới mọi mặt trong
đó có đổi mới tư duy đã bắt đầu có sự nhìn nhận và đánh giá khách quan hơn về
Triều Nguyễn. Hàng loạt các cuộc Hội thảo đã được tổ chức để giới thiệu về
triều Nguyễn. Tháng 10/1989, Viện khoa học xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh
đã phối hợp tổ chức một cuộc hội thảo khoa học về Một số vấn đề về triều
Nguyễn, sau đó các báo cáo khoa học đã dược chọn lọc in thành tập kỷ yếu với
tên gọi Những vấn đề văn hóa xã hội thời Nguyễn. Tiếp sau đó tháng 4/1992,
Viện khoa học xã hội tại Thành phố Hồ Chí Minh lại phối hợp tổ chức cuộc hội
thảo khoa học về triều Nguyễn lần thứ hai. Đã có trên 50 báo cáo tham luận
khoa học đề cập đến những vấn đề văn hóa, giáo dục, nghệ thuật thời Nguyễn.
Đề tài khoa học cấp Nhà nước Khảo cứu kinh tế và tổ chức bộ máy nhà nước
triều Nguyễn, những vấn đề đặt ra trong thực tiễn đổi mới đất nước hiện nay, do
PGS,TS Đỗ Bang làm chủ nhiệm đã được thực hiện năm 1995-1996. Đây là đề
tài tìm hiểu về cách thức quản lý, vận hành của bộ máy triều Nguyễn được xem
xét ở nhiều phương diện kinh tế, chính trị, xã hội. Đề tài với cách đặt vấn đề
riêng đã thể hiện một quan điểm mới mẻ trong nghiên cứu về triều Nguyễn và
hướng đến mục đích tìm ra những bài học kinh nghiệm hữu ích về các vấn đề bộ
máy nhà nước, thể chế chính trị hữu ích cho ngày hôm nay.

- Công trình “Tổ chức bộ máy nhà nước triều Nguyễn (1802-1884)” do Đỗ
Bang chủ biên, NXB Thuận Hóa, năm 1997 ra mắt bạn đọc. Công trình đi vào
triển khai các vấn đề về tổ chức bộ máy chính quyền của triều Nguyễn từ trung
ương, địa phương đến cơ sở. Trong đó ở phần I: Tổ chức bộ máy chính quyền
trung ương triều Nguyễn có đi vào nghiên cứu về vua Minh Mệnh. Tuy nhiên đó
chỉ là nghiên cứu những nội dung rất hạn chế những tư tưởng chính trị, cải cách
hành chính của Minh Mệnh. Tác giả nhận định "Minh Mệnh là một ông vua
thông minh, quyết đoán, ham học hỏi và cần chính trong mọi công việc. Mọi
công văn, tấu bảo đều được nhà vua xem xét cẩn thận trước khi châu phê rồi mới
cho thi hành"tr36
14
Sau đó vào năm 2008, Ủy ban ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Hội khoa học
lịch sử Việt Nam đã tổ chức Hội thảo cấp quốc gia Chúa Nguyễn và vương triều
Nguyễn trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX. Nhìn chung, các
báo tham luận tại các cuộc Hội thảo trên đây đã đi vào nhìn nhận về "công" và "
tội", mặt tích cực và mặt hạn chế, mặt mạnh và mặt yếu một khách công bằng
hơn về vai trò của các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn đối với tiến trình
phát triển của lịch sử dân tộc.
-Ngoài ra còn nhiều những công trình nghiên cứu về lịch sử và lịch sử tư tưởng:
+Về lịch sử liên quan đến đề tài luận án có cuốn sách Việt Nam Sử lược do
Trần Trọng Kim (chủ biên), Nxb Tân Việt, Hà Nội, năm 1951. Trần Trọng Kim đã
đánh giá rất cao những tư tưởng chính trị xã hội cũng như những việc làm của các
vua triều Nguyễn, trong đó có quan niệm về nhân tài và chính sách đào tạo, đãi ngộ
nhân tài.
Tác phẩm “Lịch sử Việt Nam” do Giáo sư Phan Huy Lê chủ biên, Nxb Khoa
học xã hội, tập II, năm 2003, là sự tập hợp tình hình đất nước từ đầu thế kỷ XV
đến giữa thế kỷ XIX. Trong phần thứ năm chương III phần giáo dục và khoa cử,
tác giả nhận định: “Với tham vọng ổn định và kỷ cương hoá xã hội dựa trên nền
tảng tinh thần Nho giáo và đào tạo một tầng lớp trí thức đáp ứng yêu cầu nhân
sự bộ máy quản lý đất nước, nhà Nguyễn coi trọng phát triển giáo dục và khoa

cử” [34;481]
Tác phẩm “Nghiên cứu Triều Nguyễn và Huế xưa” của Nguyễn Đắc Xuân,
Nxb Thuận Hóa, năm 2011 là sự tập hợp các tập sách kiến thức triều Nguyễn và
Huế xưa với bố cục gồm 3 phần chính: Phần 1: Văn hóa du lịch; phần 2: Kiến
thức lịch sử và phần 3: Giao lưu tranh luận. Đặc biệt là phần 3 từ tr 263 đến
tr2629 viết về "chuyện Minh Mạng tề gia" trong đó có đoạn " sử sách lâu nay đã
viết nhiều việc "trị quốc" của vua Minh Mạng. Nhờ tài năng và đức độ của ông
mà nước Việt Nam dưới thời ông có quy củ, rộng lớn hùng mạnh nhất so với bất
cứ thời quân chủ nào trong lịch sử Việt Nam"[tr. 263].
15
Những nghiên cứu trên đây đã cung cấp một khối lượng kiến thức đồ sộ về lịch
sử, lịch sử tư tưởng triều Nguyễn. Đây là những cơ sở điều kiện kinh tế-xã hội, văn
hóa tư tưởng giúp cho đề tài luận án có được bức tranh chung về triều Nguyễn.
2.2.2. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm về nhân tài
của các nhà tư tưởng Minh Mệnh, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Trường
Tộ.
2.2.2.1. Về Nguyễn Du
Nhắc đến Nguyễn Du, chúng ta không chỉ nhắc đến ông với tư cách là một nhà
văn, nhà thơ tài hoa mà còn nhắc đến ông với tư cách là một nhà tư tưởng lớn thế
kỷ XVIII-XIX. Vì vậy, không phải ngẫu nhiên khi người đời tôn ông là một trong
những nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu về cuộc đời, các tác phẩm nghệ thuật và tư tưởng của ông. Trong phạm
vi của đề tài luận án, tôi chỉ xin khảo sát một số các công trình tiêu biểu của các
nhà nghiên cứu về tác giả Nguyễn Du nói chung và quan niệm của Nguyễn Du về
chữ Tài nói riêng.
Cuốn sách"Thi hào dân tộc Nguyễn Du"-bút ký- tiểu luận của tác giả Xuân
Diệu Nxb Văn học, Huế, năm 1966, là những tâm sự của tác giả về Nguyễn Du và
các tác phẩm của Nguyễn Du. Tác giả kết luận" Nhìn chung, Nguyễn Du của chúng
ta có một tác dụng tích cực; đó là một nhà hiện thực phê bình lớn, một thiên tài tố
cáo các thứ xã hội áp bức bóc lột"tr14

Tác phẩm “Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du”,do Lê Đình
Kị biên soạn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1970 bàn rất nhiều về chữ tài
trong tư tưởng Nguyễn Du. Sách có đoạn viết: "Thực chất chữ tài trong Truyện
Kiều là chữ tình.Thúy Kiều chịu oan khổ đầu đuôi cũng chỉ vì muốn sống cho ra
sống. Do chữ tình với cuộc đời, với người khác và đối với chính mình cái tài đàn,
tài thư không liên quan gì đến Kiều"[tr.63]. Đọc Đoạn Trường tân thanh, chúng ta
thấy rằng Nguyễn Du viết "tài mệnh ghét nhau". Vì vậy, Lê Đình Kị viết "chữ
tài là chữ tình" có nghĩa là "tình mệnh ghét nhau" thì chưa thể lột tả hết ý chữ Tài
của Nguyễn Du. Đồng thời, Thúy Kiều bạc mệnh không chỉ vì lý do Kiều đa tình
16
mà còn nhiều yếu tố khác tạo nên điều đó. Chữ Tài trong Đoạn Trường tân thanh
vẫn cần có sự nghiên cứu cụ thể để đi đến thống nhất về nghĩa của nó.
Tác phẩm “Thi pháp Truyện Kiều” của Trần Đình Sử, Nxb Giáo dục, năm 2003
cũng đi vào nghiên cứu quan điểm về tài của Nguyễn Du và cho rằng: "Nguyễn Du
chuyển chủ đề tình khổ sang tâm khổ, thân khổ, chuyển tài mệnh tương đố sang
thân mệnh tương đố"[18; 114].
Đã có một số bài báo, tạp chí khoa học của các tác giả nghiên cứu về Nguyễn
Du. Năm 1966, tác giả Hoàng Ngọc Hiến trên báo Tạp chí Văn học,(2) tr 91-93
với bài Triết lí Truyện Kiều viết: "Quan niệm tài mệnh tương đố đối chọi tài với
số mệnh. Trong Truyện Kiều, mâu thuẫn giữa tài và số phận tập trung ở nàng
Kiều (con người và số phận. Tư cách của nhân vật trong tác phẩm trước hết là tư
cách một người tuyệt tài, tuyệt sắc, đa tình và đức hạnh. Nội dung chữ Tài đã
mở rộng trong nội dung hình tượng Truyện Kiều. Tài là tài năng và nhan sắc, là
tình và đức hạnh, là những gì tốt đẹp nhất ở con người. Có thể nói, tài là bản
chất con người vươn tới chân- mỹ - thiện". Gần đây trong tạp chí Văn học số 7,
tác giả Trần Nho Thìn tiếp tục mở rộng quan niệm về chữ tài khi đặt nó trong
môi trường văn hóa Việt Nam thế kỷ XVIII- nửa đầu thế kỷ XIX: " Tài ở đây
không tách rời với tình. Tình là tình cảm, là nỗi niềm của con tim, là cảm xúc.
Người có tài trước hết là người có tình, là người sống thiên về cảm xúc hơn lý
trí, có khả năng phô diễn, truyền đạt các xúc cảm đó thành thi ca, nhạc họa,

trước hết là thi ca và âm nhạc. Nói cách khác, người tài tình được nói đến ở đây
là người lấy nghệ thuật làm mục đích, thậm chí làm nghề nghiệp" tr46.
Đặc biệt tác giả Luận án rất tâm đắc bài viết “Khái niệm “tài” trong “ Truyện
Kiều”(tháng 12-2004) của Trần Văn Đoàn. Giáo sư Trần Văn Đoàn có cái nhìn
mới và đa dạng khi bình luận về chữ “tài” và các khái niệm có liên quan đến chữ
“tài”. Tác giả bài viết đã tìm hiểu Nguyễn Du với tư cách là nhà tư tưởng khi
bàn về vấn đề chữ “tài”, khái niệm nhân tài. Trần Văn Đoàn viết “Nhân tài cũng
là những người có tài. Tuy nhiên, khác với tài nhân, nhân tài biết làm thế nào sử
dụng tài năng của họ vì mục đích phục vụ loài người” (tr12).
17
Bài, Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người, của
tác giả Lê Thị Lan, Tạp chí Triết học số 9 (196), năm 2007 đã có rất nhiều khảo
sát đúng đắn về Nguyễn Du và quan niệm về người tài của ông. Tác giả nhận
định: Nguyễn Du đã xuất phát từ quan niệm “đời là bể khổ” để đi đến những
nhận định về nhân sinh trên nền tảng tâm thế Việt – lấy tình cảm, tình yêu
thương làm chỗ dựa. Đối với ông, một mặt, sự đối lập giữa tài năng và số phận
(luật" “tài mệnh tương đố”) là sự bất công cơ bản và lớn nhất; mặt khác, con
người vẫn có thể cải hoá được số phận nếu nỗ lực tu tâm, hành thiện. Quan niệm
về số phận con người là sự cụ thể hoá nhân sinh quan ấy. Nguyễn Du cho rằng,
thân phận mỗi người là sự tồn tại theo duyên cảnh, là tất nhiên và mang tính tiền
định. Khi xem xét thân phận con người, Nguyễn Du đặc biệt chú ý đến người tài
và phụ nữ. Quan niệm về cuộc đời và thân phận con người của Nguyễn Du đã
góp một sắc thái đặc biệt trong nền triết lý nhân sinh Việt Nam.
Tác giả nhận xét: với Nguyễn Du, người tài không chỉ là các văn nhân, trí thức
Nho giáo, mà phải bao gồm cả phụ nữ; cái tài không chỉ thể hiện trong thơ phú,
chính trị, cử nghiệp, mà cả trong các năng lực khác như đàn hát, hội họa. Theo ông,
người có tài luôn là tinh hoa của trời đất, được đồng loại coi trọng, xót thương và
ca ngợi, bởi chính họ đã làm cho cuộc đời ngày càng đẹp hơn, nhân ái hơn.
Luận án Đoạn Trường Tân Thanh, cuộc tái tạo nghệ thuật của Nguyễn Du của
Nguyễn Thị Bích Hồng, Luận án tiến sĩ Ngữ văn tại Viện Văn học- Viện khoa học

xã hội Việt Nam, năm 2007 là một công trình nghiên cứu công phu của tác giả luận
án về tác phẩm tiêu biểu Đoạn Trường Tân Thanh của Nguyễn Du. Tác giả đã khảo
sát về Triết lí chữ Tài; Về tài mệnh qua hình ảnh hai chị em Thúy Kiều; Triết luận
chữ Tài- triết luận về khát vọng sống của con người. Tác giả đã đưa ra nhiều cách
hiểu về chữ tài của các nhà tư tưởng. Trang 185, luận án viết "Tài là một năng lực
sống. Năng lực sống ấy biểu hiện ở những rung động tình cảm trong trí tuệ, trong
cảm xúc của một tâm hồn phong phú, sâu sắc. Năng lực sống ấy đã làm nảy sinh
những khát vọng sống, những ham muốn vươn dậy khỏi điều kiện thực tại để sống
đẹp hơn, người hơn. ". Đây là một nhận xét rất hay của tác giả luận án. Tác giả đã
18
thấy được vấn đề cốt lõi trong tư tưởng của Nguyễn Du là chữ Tài không chỉ là tài
năng nghệ thuật, không chỉ là sắc đẹp mà quan trọng hơn, chữ Tài đó phải được
thể hiện như thế nào trong cuộc sống-đó chính là năng lực sống của nó.
Từ những ý kiến, cách nhìn, cách đánh giá của những bài nghiên cứu ấy, ta
thấy tư tưởng về chữ tài trong Truyện Kiều là vấn đề phức tạp cần phải giải
quyết một cách triệt để và thoả đáng. Đặc biệt là vấn đề quan niệm thế nào là
"tài", "nhân tài" trong tư tưởng của Nguyễn Du chưa được khảo sát một cách chi
tiết và cụ thể
+Liên quan đến Minh Mệnh
Viết về Minh Mệnh, chúng ta không chỉ nhìn nhận trên phương diện là vị vua
thứ hai của triều Nguyễn, mà chúng ta còn biết đến ông trên khía cạnh là một
nhà tư tưởng tiêu biểu của thế kỷ XIX.
- Về tư liệu gốc về tư tưởng của Minh Mệnh
Nguồn sử liệu gốc, đề tài luận án dựa vào làm cơ sở nghiên cứu nhằm kh ảo
sát toàn bộ quan niệm về nhân tài của các nhà tư tưởng triều Nguyễn nói chung và
của Minh Mệnh nói riêng là các bộ chính sử, bộ địa lý học- lịch sử, bộ Hội điển,
điển chế do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn thế kỷ XIX biên soạn.
Ba bộ sử lớn có nhiều tư liệu quan trọng giúp rất nhiều cho việc nghiên cứu
đề tài luận án là Đại Nam thực lục chính biên, Minh Mệnh chính yếu và Khâm
định Đại Nam hội điển sự lệ. Cả ba bộ đều đã được các nhà Hán học dịch và

xuất bản.
“Minh Mệnh chính yếu”, là tác phẩm được ra đời khi vua Minh Mệnh phê
chuẩn lời tâu xin của Hà Quyền và các đại thần khác trong viện Cơ Mật, nhà vua đã
"phái những bậc thông hiểu văn học, đem các bản châu phê cùng những bản ghi
chú trong những lúc khởi, cư, động, tác chia loại vựng và đính thành một bộ nhan
đề là "Minh Mệnh chính yếu toàn thư". Trước năm 1975, "Minh Mệnh chính yếu"
đã được dịch và in thành nhiều tập, ra nhiều kỳ, do đó làm người đọc khó theo dõi.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của giới nghiên cứu, dựa vào những bản dịch
trên, nhất là bản dịch của Ủy ban dịch thuật do Bộ Văn hóa Giáo dục và Thanh
19
niên xuất bản năm 1972-1975 ở Sài Gòn. Sau đó năm 1994, Nhà xuất bản Thuận
Hóa, Huế đã hiệu chỉnh lại và in thành 3 bộ 3 tập. Có thể nói "Minh Mệnh chính
yếu " đã trình bày rất cụ thể các tư tưởng chính trị- xã hội của Minh Mệnh –vị vua
thứ 2 của triều Nguyễn. Vấn đề giáo dục và đãi ngộ nhân tài được Minh Mệnh
đặc biệt chú ý trong tác phẩm này. Tác phẩm là tư liệu gốc quan trọng nhất cho
việc nghiên cứu chuyên biệt về tư tưởng của Minh Mệnh, trong đó có tư tưởng
về nhân tài. Đây là một khía cạnh không thể thiếu góp phần làm tài liệu tham
khảo cho toàn bộ "Quan niệm về nhân tài của một số nhà tư tưởng tiêu biểu thế
kỷ XIX ở Việt Nam”.
Bộ sử Đại Nam thực lục chính biên, nội các triều Nguyễn, bản dịch của
Viện sử học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 có nhiều phần viết về chính sách tìm
kiếm nhân tài của triều Nguyễn. Phần về triều Minh Mệnh là nguồn sử liệu quan
trọng bổ sung cho việc nghiên cứu tư tưởng của ông về nhân tài và sử dụng
người tài.
Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, (1993), NXb Thuận Hóa, Huế cung cấp
những tư liệu cụ thể chính xác về bộ máy chính quyền và công cuộc cải cách
hành chính dưới thời Minh Mệnh. Viết về tư tưởng Minh Mệnh có đoạn: “Tuyển
cử hiền tài là thịnh điển đời minh vương; cho nên nhà nước dùng người, phần
nhiều chọn ở trong khoa mục. Hoàng Khảo Thế tổ cao hoàng đế ta, sau khi đại
định mở khoa thi hương, có đủ quy thức. Trẫm nối ngôi đến nay, luôn nghĩ đến

việc cất nhắc nhân tài" [tập 7; tr203].
Ngoài ba bộ sử lớn trên còn có một số công trình sử học do Quốc sử quán
triều Nguyễn biên soạn liên quan đến đề tài như Đại Nam chính biên liệt Truyện
(sơ tập và nhị tập) và Đại Nam nhất thống chí (5 tập). Các tài liệu này đã mang
lại nhiều tư liệu giúp cho luận án nghiên cứu các tư tưởng của triều Nguyễn nói
chung và tư tưởng về "nhân tài" của Minh Mệnh nói riêng.
Bên cạnh các bộ sử là tư liệu gốc cho nghiên cứu tư tưởng của Minh Mệnh
về nhân tài là rất nhiều các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan tới vấn
đề này.
20
Cuốn luận án “Cải cách hành chính dưới triều Minh Mệnh”của tác giả
Nguyễn Minh Tường, năm 1994 chủ yếu trình bày vấn đề cải cách hành chính
của Minh Mệnh. Liên quan đến đề tài luận án của tôi là ở mục III (chương I) đã
bàn về tư tưởng chính trị của Minh Mệnh. Tác giả đưa ra ý kiến khẳng định:
"Minh Mệnh là người đặc biệt đề cao Nho học, lấy việc tuyển chọn nhân tài
thông qua khoa cử làm trọng. Đây là một biểu hiện cải cách lớn so với đời Gia
Long" tr47. Tuy nhiên, đây là vấn đề không thuộc trọng tâm của luận án nên tác
giả Nguyễn Minh Tường chỉ mới nêu những nét khái quát về tư tưởng chính trị
của Minh Mệnh, chứ chưa đi sâu vào phân tích sâu và cụ thể tư tưởng của Minh
Mệnh về nhân tài
Và Nguyễn Hoài Văn với “Tìm hiểu tư tưởng chính trị Nho giáo Việt
Nam từ Lê Thánh Tông đến Minh Mệnh”. Luận án là một công trình nghiên cứu
khá công phu của tác giả về tư tưởng chính trị Nho giáo từ Lê Thánh Tông (nửa
sau thế kỷ XV) đến Minh Mệnh (nửa đầu thế kỷ XIX) Trong chương 4, tác giả
nghiên cứu về tình hình kinh tế chính trị, xã hội và các tư tưởng chính trị Nho
giáo của Minh Mệnh. Phần 4.2.4. Xã hội hóa giáo dục và tuyển chọn nhân tài
cho bộ máy Nhà nước qua chính sách giáo dục, đào tạo Nho học, luận án đã đi
vào phân tích một số quan niệm của Minh Mệnh về nhân tài, vai trò và chính
sách sử dụng nhân tài của Minh Mệnh. Ở tr 215, luận án có nhận xét " Nhưng
trong lịch sử giáo dục; khoa cử dưới thời phong kiến ở Việt Nam, ta phải ghi

nhân Minh Mệnh là một trong không nhiều ông vua rất chú trọng việc đào tạo,
tuyển chọn và hiểu rõ vị trí của nhân tài đối với quốc gia. Chính sử nhà Nguyễn
ghi chép những năm trị vì của Minh Mệnh, hầu như không năm nào không ghi
lại một vài dòng suy nghĩ, dòng tư tưởng về nhân tài của ông". Luận án đã còn
tiếp tục cung cấp những tài liệu tham khảo giá trị về vấn đề sử dụng người tài
của Minh Mệnh và kết luận "dưới thời Minh Mệnh, người hiền tài được sử dụng
đúng lúc, đúng chỗ" tr216. Nghiên cứu luận án của tác giả Nguyễn Hoài Văn, đã
giúp tôi bổ sung thêm cho nghiên cứu của mình những vấn đề cơ bản quan điểm
về nhân tài, chính sách sử dụng và đào tạo nhân tài của Minh Mệnh
21
Tuy nhiên vấn đề đặt ra là cần thiết phải có những nghiên cứu cụ thể tư
tưởng Minh Mệnh về nhân tài, phương pháp và chính sách sử dụng người tài để
hiểu rõ hơn tư tưởng của Minh Mệnh trong việc xác định đúng đắn vai trò của
người tài đối với sự phát triển của triều Nguyễn. Đây là hướng nghiên cứu mà
tác giả luận án đi vào giải quyết.
+ Liên quan đến Nguyễn Công Trứ
- Nghiên cứu về Tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, cũng được rất nhiều
nhà nghiên cứu quan tâm với một số tác phẩm tiêu biểu:
Năm1928 là công trình biên khảo của giáo sư Lê Thước. Có thể nói đây là công
trình nền tảng về tư liệu mà cho đến mãi sau này, các công trình nghiên cứu về
Nguyễn Công Trứ vẫn phải dựa vào. Giáo sư Lê Thước đứng trên quan điểm nhà
Nho để tìm hiểu Nguyễn Công Trứ, đánh giá Nguyễn Công Trứ theo tiêu chí lập
công, lập đức, lập ngôn.
Tác phẩm “Tâm lý và tư tưởng Nguyễn Công Trứ”của Nguyễn Bách Khoa,
Hàn Thuyên xuất bản, H, 1944. Tác giả mở đầu cuốn sách về Nguyễn Công Trứ
của mình bằng lời phê phán quan niệm duy tâm của Lê Thước về cá nhân, về anh
hùng và đứng trên lập trường duy vật biện chứng, trên quan điểm giai cấp để phân
tích tư tưởng, thi văn Nguyễn Công Trứ. Khi đặt đối tượng nghiên cứu vào bối
cảnh lịch sử xã hội cụ thể, ông đã chỉ ra được một số vấn đề mới mẻ về tư tưởng
của Nguyễn Công Trứ mà trước đó chưa ai nói đến. Ông viết: "Cống Chỉnh,

Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đã đem thân thế và sự nghiệp mình làm chói lọi cái hình
ảnh "nam nhi" giữa một thời loạn cùng cực của đất nước. Họ đã trực tiếp đào tạo
cho kẻ đương thời lòng sùng bái anh hùng và chí làm trượng phu hiển hách. Trạng
thái ý thức này chính là căn nguyên lớn của cái " chí nam nhi" mà Nguyễn Công
Trứ, suốt buổi thiếu thời đã từng ôm ấp"[ tr229-230].
Trong tác phẩm Lời giới thiệu sách Thơ văn Nguyễn Công Trứ của Trương
Chính Nxb Văn học H, tr 5, năm 1983 đã có một bài viết quan trọng về Nguyễn
Công Trứ. Ông viết" phải có một cái nhìn lịch sử;không đòi hỏi nhà thơ phải suy
nghĩ hành động như chúng ta ngày nay. Chúng ta sẽ vui mừng khi thấy nhà thơ có
22
những suy nghĩ, những hành động trội hơn hẳn những người cùng thời đại"tr5. Ông
đi vào nghiên cứu cuộc đời, tư tưởng, tâm trạng Nguyễn Công Trứ như là
một"bằng chứng đanh thép về sự suy sụp của chế độ phong kiến dưới triều
Nguyễn"tr39
Tại cuộc hội thảo chuyên đề Nguyễn Công Trứ-con người, cuộc đời và thơ ngày
15-12-1994 tại Trường viết văn Nguyễn Du, Nguyễn Khoa Điềm đã chỉ ra phương
hướng suy nghĩ mới, rất quan trọng để giới nghiên cứu chú ý, đặc biệt cần nhìn
Nguyễn Công Trứ trong bối cảnh của nhiệm vụ củng cố sự nghiệp thống nhất đất
nước, giữ vững bờ cõi xã tắc, ổn định chính trị ở thời đại ông.
Tác phẩm Nguyễn Công Trứ của Nguyễn Ngọc Khánh NXB Văn hóa
-Thông tin, Hà Nội, năm 1996 đã khảo sát về cuộc đời, các chặng đường trong
con đường công danh và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ. Viết về chí nam nhi
của kẻ sĩ tr 57-58 có đoạn :"Hết thời loạn, sang thời bình rồi. Nếu là thời loạn,
làm trai phải tung hoành chiến trận, cướp giáo, đoạt cờ, sang thời bình, thì tài
trai là ở chỗ giúp nước, phò vua, vỗ yên trăm họ. Trai năm xưa là anh hùng. Trai
bây giờ là kẻ sĩ. Con đường của kẻ sĩ anh hùng giữa thời thịnh trị này, còn gì
khác hơn là con đường phấn đấu để trở nên công hầu khanh tướng? "Trước là sĩ
sau là khanh tướng", làm được như thế mới thật là thỏa chí làm trai"
Trên cơ sở những nghiên cứu trên đây, tác giả luận thấy rằng Nguyễn Công Trứ
là một nhân vật lịch sử văn hóa khá độc đáo so với truyền thống Nho gia Việt Nam.

Từ rất sớm, giới nghiên cứu đã nhận ra điều mà họ gọi là " tương phản" ở Nguyễn
Công Trứ và cố gắng tìm cách mô tả, cắt nghĩa, đánh giá. Nhìn từ bất cứ một học
thuyết triết học- đạo đức, hay một góc độ văn học, sử học nào chúng ta có thể thấy
rằng tư tưởng và tâm hồn của Nguyễn Công Trứ là rất khó đóng khung bằng các
khuôn học thuyết có sẵn. Vì vậy, rất cần thiết tiếp tục xem xét, thảo luận về phương
pháp đánh giá cuộc đời và tư tưởng của ông. Đặc biệt là quan niệm của ông về chí
nam nhi trong xã hội.
+Liên quan đến Nguyễn Trường Tộ
23
Từ trước năm 1945, ở nước ta đã xuất hiện những tài liệu nghiên cứu về
Nguyễn Trường Tộ, mặc dù chưa được chú ý một cách toàn diện và sâu sắc.
Trong đó có các công trình, tác phẩm tiêu biểu như:
Những Bản điều trần của Nguyễn Trường Tộ đầu tiên được đăng trên tạp
chí Nam Phong 11/1925. Tạp chí đã cung cấp một số tư liệu về Nguyễn Trường
Tộ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thân Pháp cho nên tạp chí này chưa đánh giá chính
xác về chủ trương, tư tưởng của Nguyễn Trường Tộ
Từ những năm 1937- 1938, trong phong trào vận động dân chủ, các nhà
văn bắt đầu nói đến Nguyễn Trường Tộ như một niềm tự hào dân tộc, một tấm
gương yêu nước của một con người đã dành cả cuộc đời vì nước, vì dân.
Sau những năm 1945, tình hình nghiên cứu về Nguyễn Trường Tộ được
mở rộng thông qua các tác phẩm của nhiều nhà nghiên cứu. Các tác giả đã
chứng minh và khẳng định công lao to lớn của Nguyễn Trường Tộ đối với nước,
với dân.
Trong những năm 1960 - 1961, tạp chí Nghiên cứu lịch sử đã công bố
những công trình nghiên cứu đánh giá lại một số nhân vật lịch sử, trong đó có
Nguyễn Trường Tộ. Nhìn chung, Nguyễn Trường Tộ được đánh giá là người có
tài và có tâm huyết nhưng nhìn nhận về quan điểm, chủ trương của ông vẫn có
những ý kiến chưa thống nhất. Năm 1961, hai tác giả Chương Thâu và Ðặng
Huy Vận soạn cuốn sách “Những đề nghị cải cách của Nguyễn Trường Tộ cuối
thế kỷ XIX”. Ðây là cuốn sách cung cấp một khối lượng lớn tài liệu về Nguyễn

Trường Tộ, tuy nhiên các tài liệu chưa được sắp xếp và đối chiếu, vì thế giá trị
sử dụng còn hạn chế.
Năm 1973, trong cuốn “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ
XIX đến cách mạng tháng Tám” nhà nghiên cứu Trần Văn Giàu đã giành một
mục trong chương 4 để phân tích các tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
Tuy nhiên, sự nghiên cứu của ông mang tính khái quát, chưa có tính cụ thể, chi
tiết mọi vấn đề trong tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ, đặc biệt là tư
tưởng về cải cách giáo dục, về dùng người.
24
Đáng chú ý là cuốn “Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo”của tác giả
Trương Bá Cần, năm 1988 đã sưu tầm, khảo cứu và công bố toàn bộ 58 di thảo
của Nguyễn Trường Tộ. Cuốn sách được xem như một bước phát triển mới
trong việc nghiên cứu Nguyễn Trường Tộ, đồng thời cung cấp nhiều tư liệu quý
để các nhà nghiên cứu tham khảo khi viết về ông.
Năm 1991, nhân kỷ niệm 120 năm (1871- 1991) ngày mất của Nguyễn
Trường Tộ, để phục vụ Hội thảo Khoa học về "Nguyễn Trường Tộ- nhà cải cách
lớn của dân tộc" do Viện Khoa học Xã hội cùng với Hội đồng hương Nghệ Tĩnh và
sở văn hóa Thông tin thành phố Hồ Chí Minh tổ chức vào hạ tuần tháng 12 -1991,
Trung tâm nghiên cứu Hán Nôm, với sự đồng ý và hợp tác của tác giả Trương Bá
Cần , đã tái bản cuốn Nguyễn Trường Tộ con người và di thảo (1830-1871) . Với
sự đánh giá của nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước thì đây là một công trình
nghiên cứu tương đối đầy đủ nhất về thân thế và sự nghiệp của danh nhân Nguyễn
Trường Tộ. Cuốn sách bao gồm 2 tập: Tập I-Nguyễn Trường Tộ- Con người và
Tập 2- Nguyễn Trường Tộ - Di Thảo (Bản Việt Ngữ). Đến năm 2002, cuốn sách
được tái bản như một sự thừa nhận những đóng góp có giá trị của nhà tư tưởng
thế kỷ XIX cho lịch sử nước nhà.
Năm 1992 Viện Hán Nôm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức hội thảo
Nguyễn Trường Tộ với vấn đề canh tân đất nước với 40 tham luận về các lĩnh
vực liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Trường Tộ. Nhìn chung
các tác giả đều khẳng dịnh ý nghĩa tiến bộ lớn lao của cải cách Nguyễn Trường

Tộ. Hội thảo đánh giá: trong một thế kỷ đau thương và đen tối của Việt Nam, đã
thấy loé lên một tư tưởng lớn, một trí tuệ mang tầm cỡ quốc tế trí tuệ và tư
tưởng Nguyễn Trường Tộ.
Năm 2001, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh đã ấn hành
cuốn sách của tác giả Hoàng Thanh Ðạm với nhan đề Nguyễn Trường Tộ thời thế
và tu duy cách tân. Cuốn sách là công trình nghiên cứu giúp chúng ta giải đáp một
số nhận thức về tầm cao trí tuệ, tinh thần yêu nước của nhà tư tưởng cách tân lỗi lạc
họ Nguyễn cũng như một số điều bất cập và hạn chế lịch sử của ông.
25

×