Tải bản đầy đủ (.ppt) (39 trang)

dinh duong danh cho nguoi soi thận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 39 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH
DINH D NG V I NG I S I TH NƯỠ Ớ ƯỜ Ỏ Ậ

NHÓM 8
LỚP:CNTP 07.1+ 07.2
GIẢNG VIÊN: TRƯƠNG THỊ MỸ LINH
I.VỊ TRÍ VÀ CẤU TẠO CỦA
QUẢ THẬN.

Hai thận được định vị ngay dưới
các xương sườn cuối cùng, ở hai
bên cột sống, sau phúc mạc, từ đốt
sống ngực 12 đến đốt sống lưng
số 3, nặng 130g (nữ) đến 150g
(nam)

Thận bên phải nằm ngay bên dưới
gan & hơi thấp hơn thận bên trái
một chút.

Mỗi thận có khích thước khoảng
12.7cm cao x 7.6 cm rộng x 2.5 cm
dày.

Hai thận có hình dạng như hạt
đậu, với phần hõm vào gọi là rốn
thận.

Thận có một lớp bên ngoài
gọi là vỏ thận, chứa các
đơn vị lọc thận.



Phần trung tâm thận, gọi
là tủy thận có khoảng 10
đến 15 cấu trúc hình tháp,
gọi là trụ thận.

Các ống dẫn nước tiểu
vào một bộ phận có hình
như một cái tách nước, gọi
là đài bể thận.

Xung quanh thận được
bao bọc bởi một lớp mỡ để
giữ thận & tránh chấn
thương cho thận, gọi là các
mạc treo thận.
II.CHỨC NĂNG CỦA THẬN
Mặc dù thận có kích cỡ rất nhỏ (mỗi quả
thận có cỡ chỉ bằng bàn tay của bạn),
nhưng một quả thận khoẻ mạnh sẽ tham
gia 100% vào quy trình cung cấp máu đến
khắp cơ thể của bạn. Thận cũng thực hiện
rất nhiều chức năng quan trọng khác.
Một chức năng quan trọng của thận là lọc
tất cả các chất độc hại và nước dư thừa từ
máu.
Thận làm việc như một hệ thống lọc nước,
khử các tạp chất để đưa lại nước tinh khiết.
Máu “sạch” sẽ ở lại trong cơ thể và các chất
độc hại sẽ loại bỏ ra ngoài qua nước tiểu.

2.1. Loại bỏ các chất độc hại
trong máu.
Lượng nước trong cơ thể cần phải
được cân bằng – không quá nhiều mà
cũng không quá ít.
Thận sẽ giúp cơ thể giữ một lượng
nước vừa đủ. Cơ thể có quá nhiều nước
thì thận sẽ tạo ra nhiều nước tiểu, khi ít
nước thì lượng nước tiểu sẽ ít đi.
2.2. Điều tiết lượng nước trong
cơ thể.
2.3.Kiểm soát huyết áp

Thận giúp cơ thể kiểm soát huyết áp
bằng cách tạo ra Enzyme Renin. Khi
huyết áp giảm, thận không nhận đủ
máu, Renin sẽ được phóng thích, làm
cho các mạch máu thu nhỏ lại; khi
mạch máu khít lại thì huyết áp sẽ tăng
lên.
2.4.Tạo hồng cầu

Thận sản sinh ra một loại hóc-môn
là erythropoietin, là tín hiệu để tuỷ
tạo ra hồng cầu. Hồng cầu mang ô-
xy đến khắp các tế bào của cơ thể,
điều đó rất quan trọng vì cơ thể
luôn cần ô-xy để sống.
2.5.Cân bằng lượng Axit và các
khoáng chất


Thận giúp cân bằng lượng axit và các
khoáng chất trong cơ thể, bao gồm muối
Natri, canxi, Kali và Magne trong máu.
Không có sự cân bằng khoáng chất này,
xương có thể trở nên yếu và dễ gãy. Nó
cũng giúp nhịp tim đập đều.
III.BỆNH SỎI THẬN.

Sỏi thận là những tinh thể của
muối và kim loại tích tụ lại
trong thận. Chúng thường gây
đau đớn dữ dội

Đó là sự lắng đọng những chất
đáng lẽ có thể hòa tan trong
nước tiểu, vì một lý do nào đó
đã kết tinh, lắng đọng lại và
tạo sỏi trong thận, tùy thời
gian, vị trí và độ lắng đọng mà
kích thước sỏi lớn nhỏ khác
nhau.
Sỏi thận là bệnh do các viên sỏi được hình
thành trong thận gây nên
Thông thường, sỏi thận hình thành ở giữa quả thận, tại vị
trí mà nước tiểu ứ đọng trước khi tới niệu đạo, từ đây sẽ
dẫn tới bàng quang.
3.1.Cơ chế tạo sỏi trong
thận?


Thận là cơ quan bài tiết chính của cơ thể.
Hầu như mọi chất thải đều đi qua thận, vì
thế, nếu có những bất thường, hệ thống
thận niệu sẽ tạo ra sự lắng đọng các chất
này. Một trong số đó là sỏi. Cấu tạo của
sỏi phần lớn là canxi kết hợp với oxalat
hay phốt phát, ngoài ra có sỏi uric, struvit
và cystin. Trong thực tế thường không chỉ
có 1 loại sỏi mà một viên sỏi cấu tạo bởi
gần như tất cả các thành phần kể trên.

Tác động thứ 1: các chất tạo sỏi khi
đang lưu thông trong nước tiểu tạo ra các
tinh thể rất nhỏ. Các tinh thể này được
thải hết ra ngoài ở người bình thường.
Nhưng khi có quá nhiều các tinh thể trong
một thời điểm hoặc liên tục kéo dài sẽ
gây ra việc hình thành sỏi.

Tác động thứ 2: để tạo sỏi là sự xuất
hiện của các chất kích thích tạo sỏi. Các
chất này tạo tiền đề cho các chất kết dính
với nhau, làm các tinh thể vón lại với
nhau.

Tác động thứ 3: là giảm số lượng và
chất lượng các chất ức chế tạo sỏi.
Kích thước của sỏi
Sỏi được tạo thành trong thận với
nhiều kích cỡ khác nhau, từ cỡ nhỏ

như những hạt cát tới sỏi lớn bằng quả
trứng. Có những sỏi nhỏ tự ra ngoài
qua đường tiểu, nhưng cũng có sỏi
thận lớn gây đau đớn và không thể tự
ra được nếu không có sự can thiệp của
thầy thuốc.
Phim chụp X-Quang.
3.2.Triệu chứng.

Những triệu chứng cơ bản của bệnh sỏi
thận:
- Đau vùng lưng, hay có cảm giác buồn nôn
- Đi tiểu nhiều vào ban đêm, đau rát khi đi tiểu
và trong nước tiểu có ra máu
- Với nam giới, bệnh sỏi thận gây đau vùng tinh
hoàn
- Đau vùng bụng , vùng háng, người hơi sốt,
hay bị rùng mình
- Nước tiểu có màu không bình thường
3.3. Phân loại.

Có 4 loại sỏi thận chính:
- Sỏi canxi: là loại phổ biến nhất,
khoảng 80-90% sỏi thận là canxi oxalat
và canxi phosphat. Lượng canxi dư
thừa trong cơ thể được đào thải qua
thận, do nồng độ quá nhiều khó có thể
hòa tan trong nước tiểu, nó sẽ kết hợp
với các khoáng chất khác tạo thành sỏi.
Những người có lượng vitamin D cao, bị

cường tuyến giáp, hay những người bị
suy thận dễ bị sỏi canxi.
- Sỏi phosphat ammonium magnesium:
do vi khuẩn lên men ure gây nên. Sỏi
thường được hình thành sau khi bị viêm
đường tiết niệu mạn tính do tạo ra enzym
làm tăng lượng amoniac trong nước tiểu.
Lượng amoniac nồng độ cao làm vi
khuẩn có thể phát triển nhanh hơn tạo
điều kiện cho sỏi khuẩn hình thành. Sỏi
khuẩn thường có nhiều cạnh nhọn, với
kích thước lớn làm tổn thương đến thận.
- Sỏi acid uric: hình thành do quá nhiều axit
uric trong nước tiểu. Khi lượng axit tăng cao,
khoáng chất hình thành kết hợp với canxi và
oxalat tạo nên sỏi. Chế độ ăn giàu chất đạm
động vật, người bị bệnh gút có nguy cơ bị
sỏi urat cao.
- Sỏi cystine hiếm gặp hơn: Cystine là một
loại amino acid. Ở người bị bệnh xistine niệu
làm cho thận không hấp thu lại xistine.
Xistine không được hòa tan tốt trong nước
tiểu, khi nồng độ cao sẽ tạo thành sỏi.
3.4.Nguyên nhân.

Sỏi thận do lắng đọng:

-Vì uống nước không đủ, nhất là với những người lao
động nặng nhọc, hoặc mải làm việc cả ngày không
uống nước, lúc uống lại uống quá nhiều mà không

uống đều trong ngày.
-Vì bị dị dạng đường tiểu khiến nước tiểu không thoát
ra hết, lâu ngày tích trữ, đọng lại và tạo sỏi.
-Vì bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng
quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ.
-Bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ (như chấn
thương đùi chẳng hạn), người bệnh lại uống nhiều
sữa, ít nước. Trường hợp này cũng dễ tạo sỏi thận.

Chế độ ăn uống không hợp lý: Ăn thiên lệch
một loại thức ăn, cụ thể là ăn quá nhiều thịt
hoặc ngược lại, ăn quá nhiều rau cũng là
những nguyên nhân gây nên sỏi thận.

Nhiễm trùng bộ phận sinh dục: Nguyên
nhân này thường gặp ở nữ giới nhiều hơn.
Khi không vệ sinh thường xuyên, vi trùng có
cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu,
tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ
thể, từ đó hình thành sỏi.
Hiếm gặp là các trường hợp có dị vật
trong bàng quang. Y văn thế giới có
ghi một số trường hợp bị dị vật như lá
cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt
ống thông vào trong. Những dị vật đó
cũng làm lắng đọng sỏi, thậm chí sỏi
rất lớn.
3.5.Độ tuổi bệnh nhân sỏi
thận:


Thông thường sỏi thận bắt đầu
xuất hiện ở người ngoài 20 tuổi,
nhưng cũng có trường hợp trẻ 5
tuổi đã bị.
IV.DINH DƯỠNG VỚI NGƯỜI
BỆNH SỎI THẬN

Có nhiều loại sỏi thận và cách tiết
chế trong dinh dưỡng cho từng loại
sỏi cũng khác nhau:
4.1. Sỏi Can-xi

Thường ở những bệnh nhân này có tình
trạng tăng hàm lượng calci trong nước
tiểu (trên 4 mg/kg/cân nặng/ngày); tăng
oxalat trong nước tiểu (trên
0,7mg/kg/ngày) và nồng độ Citrat trong
nước tiểu giảm thấp.

Vì vậy tiết chế dinh dưỡng được khuyến
cáo như sau:

Khi hàm lượng calci tăng trong nước tiểu
thì nên tính toán lượng calci đưa vào cơ
thể ở mức 500mg/ngày và đạm ở mức
1g/kg/ngày, uống nhiều nước, tránh ăn
quá nhiều muối (không ăn quá 10g muối
mỗi ngày).

Giảm các thực phẩm làm tăng oxalate trong

nước tiểu như: Dâu tây, Chocolate, trà, rau
dền, cám của lúa mì, củ cải đường, và hạt dẻ.

Nếu có tình trạng Citrate niệu thấp, người
bệnh sẽ được bác sĩ cho uống thêm citrat kali
mỗi ngày.

Ngoài ra vitamin C không nên dùng với liều
trên 1000mg/ngày.

×