Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn phương pháp tìm hiểu tác phẩm thơ văn của hồ chí minh từ quan điểm sáng tác của người.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.45 KB, 22 trang )

A/ Đặt vấn đề

I/ Li m u.
Chỳng ta u bit rằng môn ngữ văn là môn học vô cùng quan trọng trong
việc đào tạo con người, bồi dưỡng trí tuệ, tâm hồn và nhân cách cho học sinh.
Nhà văn Nga lỗi lạc M.Go – ro – ki đã từng viết : “Văn học là nhân học”. Giáo
sư Hà Minh Đức từng khẳng định “Văn học không chỉ là một nguồn tri thức mà
còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con
người trong cuộc sống” (Lý luận văn học trang 50 – NXBGD 1997). Điều này
đã được thực tế chứng minh từ ngàn năm về trước.
Từ tầm quan trọng của văn học đối với việc hình thành và phát triển nhân
cách cho học sinh, mỗi giáo viên dạy văn không chỉ xác định cho mình một
nhiệm vụ đơn giản là cung cấp cho học sinh một lượng tri thức nhất định, mà
quan trọng hơn là người giáo viên thông qua các bài giảng của mình làm cho
học trị “tự cảm thấy mơn văn thật sự cần thiết cho sự khôn lớn tinh thần” (Nghĩ
từ công việc dạy văn (Trang 185) – Đỗ Kim Hồi – NXBGD) của các em, làm
cho các em thấy được thấm vào từng trang văn là tâm hồn, là trí tuệ, là những
nghĩ suy, trăn trở, là tâm sự của nhà văn trước cuộc đời, là tấc lòng mà nhà văn
muốn gửi gắm đến các thế hệ độc giả của mình.
Xuất phát từ điều đó, mỗi giáo viên phải biết phát huy tối đa sức mạnh
của mỗi giờ dạy văn của mình, để mỗi giờ văn trơi qua trong niềm vui, sự hứng
khởi và thích thú của học trị và học sinh thật sự cảm thấy khơn lớn sau mỗi giờ
dạy văn. Vậy làm thế nào để đạt hiệu quả cao trong mỗi giờ dạy văn? Đây cũng
là điều trăn trở của biết bao thầy cô giáo dạy văn.
Từ thực tế dạy học ngữ văn trong trường THPT suốt mười năm qua cùng
với việc tìm hiểu các phương pháp dạy học văn của nhiều nhà nghiên cứu, cộng
với mong muốn góp phần nhỏ cơng sức của mình trong việc nâng cao chất
lượng của mỗi giờ dạy ngữ văn. Tơi mạnh dạn đề xuất “Phương pháp tìm hiều
tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh từ quan điểm sáng tác của Người” tôi mong
rằng phương pháp này sẽ là một trong những chiếc chìa khóa mở ra mọi giá trị
thơ văn của Hồ Chí Minh, là một trong những con đường ngắn nhất, đơn giản


nhất và hiệu quả nhất trong quá trình chiếm lĩnh giá trị tác phẩm thơ văn của Hồ
Chí Minh, đặc biệt là các tác phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh được dạy trong
chương trình ngữ văn THPT.


II/ Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
1-Thực trạng.
Xuất phát từ việc tìm hiểu thực tiễn dạy học văn nói chung và dạy học các
tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THPT.
Về phía học sinh: Môn ngữ văn không phải là môn học được đa số học
sinh lựa chọn để học và để thi vào các trường đại học, cao đẳng. Mà chủ yếu học
sinh lao vào học các môn tự nhiên để thi đại học, cao đẳng để dễ dàng tìm được
việc làm và có mức thu nhập kha khá sau khi ra trường. Xuất phát từ đó, học
sinh thường khơng có tâm thế trong các giờ học văn (dồn tâm trí vào học các
mơn học tự nhiên). Thậm chí các em học văn chỉ là để đối phó với các thầy cơ
giáo. Khi tìm hiểu các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh các em lại kêu khó,
trừu tượng, khơ khan, lại thêm tâm lý ngại tìm tịi, ngại khám phá... vì thế các
em chưa hiểu được một cách tồn diện giá trị của tác phẩm văn thơ của Hồ Chí
Minh.
Về phía thầy cơ giáo: Nhiều thầy cơ chưa khơi được hứng thú học tập từ
học sinh, chưa thật sự say mê với nghề nghiệp của mình, chưa linh hoạt trong
mỗi giờ dạy văn, khai thác giá trị tác phẩm theo cơng thức, theo lối mịn đã có
sẵn như xuất xứ, chủ đề, bỗ cục, phân tích, tổng hợp ... vì thế chưa tìm được một
phương pháp tối ưu cho giờ dạy văn của mình, dẫn đến mỗi giờ dạy văn trơi qua
trong đơn điệu, nhàm chán và nặng nề.
Vì sao lại có thực tế này? Có nhiều nguyên nhân có thể là do khách quan
(đời sống khó khăn khiến học khơng có nhiều thời gian để đọc, tìm tịi, suy
ngẫm tác phẩm), hoặc do ý thức nghề nghiệp (chưa xác định đúng vị trí và vai
trị của người giáo viên văn cũng như ý nghĩa của môn văn với đời sống tinh
thần trong các em). Vì vậy mà các thầy cơ giáo khơng chịu tìm tịi, nghiên cứu

để lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu cho từng tiết dạy mà tiến hành những
giờ dạy “chay” đơn điệu, nhàm chán và khô khan...
2/ Kết quả của thực trạng trên.
Nhà thơ Tố Hữu đã từng viết rất hay rằng: Dạy văn, học văn là một niềm
hạnh phúc lớn lao. Vậy mà thực tế trong dạy văn và học văn hiện nay thật đáng
buồn. Học sinh thì ngày càng “bỏ rơi” mơn văn. “Năm 1980, tại hội nghị giảng
dạy văn vụ giáo dục phổ thông cấp III đã công bố số liệu điều tra cho thấy trên
80% số học sinh được hỏi ý kiến trả lời là khơng thích văn và trên 70% số học


sinh được khảo sát thuộc loại kém văn”. Có thể nói rằng dù đã hơn 30 năm trơi
qua nhưng thực tế học văn vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu. Tại trường THPT
Thiệu Hóa có tổng số 1.447 học sinh, nhưng chỉ có khoảng 150 học sinh chọn
học và thi văn, điều này có nguyên nhân của nó: Nguyên nhân khách quan (do
cơ chế thị trường, nhu cầu xã hội, thời đại cần nhiều cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ
khoa học ứng dụng ...) và ngay cả nguyên nhân chủ quan từ phía thầy cơ giáo
(như đã nêu ở trên).
Vậy làm thế nào để khắc phục được thực trạng đáng buồn trên, trước khi
chờ đợi sự thay đổi của cơ chế... những thầy cơ giáo có tâm huyết với học sinh,
với nghề nghiệp của mình đã phải trăn trở, nổ lực suy nghĩ để tìm ra những
phương pháp tiếp cận các tác phẩm văn chương tốt hơn, để khơi gợi hứng thú
học tập ở học sinh, làm thức dậy ở các em lòng yêu đời, yêu người, sự đam mê
với văn chương nghệ thuật.
Để góp phần làm phong phú thêm cho những giờ dạy văn, là một giáo
viên trẻ, tôi mạnh dạn áp dụng “Phương pháp tìm hiểu tác phẩm văn thơ của Hồ
Chí Minh từ quan điểm sáng tác của Người” vào dạy học các tác phẩm văn thơ
của Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THPT với hy vọng góp thêm một
phần nhỏ cơng sức của mình để mang lại sự thành công cho mỗi giờ dạy văn.
Phương pháp dạy học này đã được các thầy cô giáo trong tổ văn của trường
THPT Thiệu Hóa đóng góp ý kiến, xây dựng. Tôi mong muốn tiếp tục nhận

được ý kiến góp ý của đơng đảo bạn bè, đồng nghiệp để tơi có được phương
pháp tốt nhất khi dạy học các tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh.
B/ Giải quyết vấn đề
I/ V trớ th vn ca H Chí Minh trong chương trình ngữ văn THPT.
Hồ Chí Minh chưa từng có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp văn
chương nghệ thuật. Tuy nhiên bên cạnh sự nghiệp cách mạng vĩ đại Người đã để
lại một di sản văn học lớn lao. Văn thơ Hồ Chí Minh là sự hội tụ kết tinh tâm
hồn trí tuệ của Người. Vì thế những tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh khơng
chỉ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam mà cịn có ý nghĩa
trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, trí tuệ cho học sinh, làm thức dậy ở các
em lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Có lẽ, cũng vì lý do đó mà thơ văn của Hồ Chí Minh đã được đưa vào
chương trình ngữ văn THPT với nhiều tác phẩm và ở cả ba thể loại : Thơ,


truyện, văn chính luận. Trong sách giáo khoa ngữ văn cơ bản lớp 11: Dạy học
tác phẩm “Nhật ký trong tù”, “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, đọc thêm tác phẩm
“Lai Tân” của Hồ Chí Minh; sách giáo khoa ngữ văn nâng cao lớp 11: Dạy tác
phẩm “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, “Lai Tân” của Hồ Chí Minh. Đọc thêm tác
phẩm “Vi hành” của Hồ Chí Minh và “Giải đi sớm” của Hồ Chí Minh. Trong
sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 (cả sách cơ bản và sách nâng cao) dạy học
“Tuyên ngôn độc lập” (tác giả - tác phẩm)
Như vậy, với việc đưa nhiều tác phẩm văn thơ của Hồ Chí Minh vào
chương trình ngữ văn THPT, các nhà soạn giả đã một lần nữa khẳng định vai trị
to lớn của văn thơ Hồ Chí Minh trong lịch sử văn học dân tộc và trong việc bồi
dưỡng tâm hồn trí tuệ cho học sinh: Những tác phẩm văn học của Hồ Chí Minh
đã thể hiện chân thật và sâu sắc tư tưởng, tình cảm, tâm hồn và trí tuệ cao cả của
Người. Hiểu thấu đáo mọi giá trị thơ văn của Hồ Chí Minh học sinh sẽ tìm thấy
những bài học cao quý.
Khát vọng giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa thực dân đã

thu hút phần lớn tâm huyết của Hồ Chí Minh vào thể loại văn chính luận. Các
tác phẩm thuộc thể loại này được viết với mục đích đấu tranh chính trị, tiến công
trực diện kẻ thù, thức tỉnh và giác ngộ quần chúng thể hiện những nhiệm vụ
cách mạng của dân tộc qua những chặng đường lịch sử. Tiêu biểu cho văn chính
luận của Hồ Chí Minh trong những thập niên đầu của thế kỷ XX là “Bản án chế
độ thức dân Pháp” xuất bản lần đầu ở Pa ri năm 1925, cuốn sách đã tố cáo một
cách đanh thép tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân các nước thuộc địa.
Tác phẩm lay động tâm tư người đọc không chỉ ở những sự việc được mô tả
chân thực, ở những bằng chứng không thể chối cải được mà cịn ở thái độ tình
cảm sâu sắc, mãnh liệt của tác giả và nghệ thuật châm biếm, đã kích sắc sảo,
giàu chất trí tuệ. Tác phẩm tiêu biểu cho văn chính luận của Hồ Chí Minh cịn là
“Tun ngơn độc lập” (Tác phẩm được đưa vào chương trình ngữ văn 12
THPT). Đó là một văn kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử trọng đại, đồng thời là
một áng văn chính luận mẫu mực, bố cục ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ,
lý lẽ đanh thép, bằng chứng xác thực, ngơn ngữ hùng hồn giàu tính biểu cảm
“Tun ngơn độc lập cịn là áng văn thể hiện những tình cảm cao đẹp của Người
đối với dân tộc và nhân loại. Tiếp theo “Tuyên ngôn độc lập” là những áng văn
chính luận nổi tiếng như “Lời kêu gọi tồn quốc kháng chiến” (1946), “Không


có gì q hơn độc lập tự do” (1966). Học văn chính luận của Hồ Chí Minh học
sinh khơng chỉ được tiếp xúc với một trí tuệ sắc sảo, một tâm hồn cao đẹp mà
còn biết đến một nghệ thuật viết văn chính luận bậc thầy.
Truyện và ký viết những năm 20 của thế kỷ XX trên đất Pháp là vũ khí
đấu tranh chính trị, tấn cơng trực diện kẻ thù, vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá,
bịp bợm của chính quyền thực dân, châm biếm một cách thâm thúy, sâu cay, vua
quan phong kiến ôm chân thực dân. Tiêu biểu là tác phẩm “Vi hành” tác phẩm
được biết với bút pháp mới mang màu sắc hiện đại trong lối viết nhẹ nhàng và
đầy tính trào lộng.
Cùng với văn chính luận, truyện và ký là thơ ca của Hồ Chí Minh. Trong

mảng thơ ca của Người tác phẩm được chú ý nhiều nhất là tập thơ “Nhật ký
trong tù” (được viết năm 1942 – 1943) có nhiều tác phẩm trong tập “Nhật ký
trong tù” được đưa vào chương trình ngữ văn THPT. “Nhật ký trong tù” chủ yếu
ghi lại tâm trạng cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, phản ánh tâm hồn và nhân
cách cao đẹp của người chiến sỹ cách mạng trong hoàn cảnh thử thách nặng nề
của chốn lao tù. Qua tập thơ, học sinh có thể nhận ra bức chân dung tự họa của
Hồ Chí Minh. Đó là con người có nghị lực phi thường, tâm hồn luôn khát khao
tự do, hướng về tổ quốc, vừa nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên, dễ xúc động
trước nổi đau của con người, vừa có con mắt sắc sảo, phát hiện những mâu
thuẫn hài hước của một xã hội mục nát để tạo ra tiếng cười đầy trí tuệ.
“Nhật ký trong tù” là tập thơ sâu sắc về tư tưởng, độc đáo, đa dạng về bút
pháp, kết tinh giá trị tư tưởng và nghệ thuật thơ ca của Hồ Chí Minh, tìm hiểu
những tác phẩm trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, học sinh sẽ có được những bài
học quý giá trong cuộc đời.
Như vậy, thơ văn của Hồ Chí Minh khơng chỉ có tác dụng to lớn đối với
sự phát triển của cách mạng Việt Nam mà cịn có vị trí đặc biệt trong lịch sử văn
học và đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam.
II/ Một số định hướng cụ thể về phương pháp tìm hiểu các tác phẩm thơ
văn của Hồ Chí Minh.
1-Quan điểm sáng tác thơ văn của Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc Việt Nam bên cạnh sự nghiệp cách
mạng là những sáng tạo văn chương quý báu. Muốn hiểu được đúng đắn tác
phẩm văn chương của Hồ Chí Minh trước hết học sinh phải nắm chắc quan điểm


sáng tác nghệ thuật của Người. Lưu ý rằng, đây khơng phải là quan điểm của Hồ
Chí Minh về nghệ thuật nói chung mà chỉ nói đến quan điểm của Người đối với
những sáng tác văn học của chính mình.
Hồ Chí Minh chưa bao giờ có ý định xây dựng cho mình một sự nghiệp
văn chương và chưa bao giờ nhận mình là văn nghệ sĩ. Người viết văn làm thơ

chẳng qua vì nhận thấy thơ văn có thể là một thứ vũ khí sắc bén giúp người
trong đấu tranh cách mạng. Vậy đối với Người, sáng tác văn học trước hết là
một hành vi cách mạng. Mỗi bài viết của Người đều trước hết nhằm vào một
mục đích chính trị nào đấy rất cụ thể. Vì thế khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ
cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình
thức của tác phẩm. Người ln tự đặt câu hỏi “Viết cho ai ?” (đối tượng) “Viết
làm gì?” (mục đích), sau đó mới quyết định “viết cái gì?” (nội dung) và viết như
thế nào? (hình thức). Và tùy từng trường hợp cụ thể. Người đã vận dụng phương
châm đó theo những cách khác nhau. Vì thế những tác phẩm của Người chẳng
những có tư tưởng sâu sắc, nội dung thiết thực mà cịn có hình thức nghệ thuật
sinh động, đa dạng.
2-Tính thống nhất giữa quan điểm sáng tác và thực tiễn sáng tác văn thơ của
Hồ Chí Minh.
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh được thể hiện nhất quán trong toàn
bộ sự nghiệp thơ văn của Người. Trong cuộc đời cách mạng hơn nửa thế kỷ của
Hồ Chí Minh lúc ở trong nước, lúc ở ngoài nước, trải qua vơ vàn tình huống
khác nhau, nhiệm vụ chính trị mỗi lúc một khác, những đối tượng cần thuyết
phục cũng muôn màu sắc. Người phải tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định
mục đích và đối tượng của mỗi bài viết cho thích hợp. Để đáp ứng những mục
đích và đối tượng khác nhau như thế văn thơ Hồ Chí Minh phải ln thay đổi từ
nội dung đến hình thức, từ tư tưởng đến phong cách viết.
* Tính thống nhất thể hiện trong truyện, ký: Chẳng hạn những truyện ngắn
như “Vi hành”, “Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu”, “Lời than vãn
của bà Trưng Trắc”... ra đời đầu những năm 20, người viết bằng tiếng Pháp và
theo một bút pháp rất hiện đại của Châu Âu, đó là vì các sáng tác ấy nhằm tố cáo
những âm mưu xảo quệt của bọn thực dân Pháp, trước hết nhằm tác động vào
nhân dân Pháp và những người biết tiếng Pháp ở Pa ri.


* Tính thống nhất thể hiện trong thơ ca: Trong những bài thơ như “Ca

dân cày”, “ca binh lính”, “Ca cơng nhân”, “Ca sợi chỉ”, “Hịn đá” ra đời khi
Người trở về nước, tại Pắc Bó (1941) cho tới cách mạng tháng 8/ 1945, thì từ
nội dung đến hình thức lại rất đơn giản, dễ dãi, giống như những bài vè dân
gian. Đó là vì Người nhằm tun truyền đường lối chính sách của mặt trận Việt
Minh vào đối tượng là nhân dân lao động ở Việt Bắc phần lớn là văn hóa thấp
kém, thậm chí mù chữ.
Việt Nam độc lập đồng Minh
Có bản chương trình đánh Nhật đuổi Tây
...Thương thay những bạn dân cày
Chân tay bùn lấm suốt ngày gian lao.
Mục đích ấy, đối tượng ấy thì phải viết như vậy mới có thể đưa được
chính trị vào lịng đại chúng hồi bấy giờ.
Tuy nhiên khi viết những bài như “Tặng Võ Công” (tặng cụ Võ Liêm
Sơn), “Tặng Bùi Cơng”, (tặng Bùi Bằng Đồn) thì lại viết khác hẳn với những
bài “ca dân cày”, “ca binh lính”... Thơ viết bằng chữ Hán, lời hay ý đẹp mang
màu sắc cổ điển của thơ Đường, thơ Tống. Đó là vì thơ đó nhằm động viên cụ
Võ Liêm Sơn, cụ Bùi Bằng Đồn là những nhân sĩ trí thức thuộc thế hệ am hiểu
thơ chữ Hán và ham thích thơ Đường, thơ Tống.
“Khán thư sơn điểu thê song hãn
Phê trát xuân hoa chiếu nghiễn trì
Tiệp báo tần lai lao dịch mã
Tư cơng tức cảnh tặng thân thi.”
Dịch:
Xem sách chim rừng vào cửa đậu
Phê văn, hoa núi ghé nghiên soi
Tin vui thắng trận dồn chân ngựa
Nhớ cụ, thơ xuân tặng một bài.
Mục đích viết bài thơ này của Hồ Chí Minh là để động viên chính trị,
động viên những người trí thức nên Bác phải viết như thế mới thích hợp.
Tính thống nhất giữa quan điểm sáng tác và thực tiễn sáng tác thể hiện

trong tập thơ “Nhật ký trong tù” của Hồ Chí Minh. Trong tập thơ “Nhật ký
trong tù” ta thấy có nhiều bài ý tứ rất sâu sắc, khó lịng đọc vài lần mà hiểu thấu


được như “Chiều Tối”, “Lai Tân”, “Giải đi sớm”, đặc biệt là bài “Cảnh chiều
hơm”...
Muốn hiểu vì sao Hồ Chí Minh viết như vậy lại phải xem Người viết để
làm gì ? Viết cho ai? Câu trả lời có trong những vần thơ mở đầu tập thơ “Nhật
ký trong tù”.
“Ngâm thơ ta vốn không ham
Nhưng mà trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do”
Vậy là Hồ Chí Minh viết cho mình. Mục đích để đỡ nóng lịng sốt ruột
trong thời gian bị giam hãm giữa lúc tổ quốc, nhân dân đang ngóng đợi người
từng giây, từng phút. Mục đích ấy, đối tượng ấy, nên nội dung thơ hết sức sâu
sắc, phong phú độc đáo. Vì đó là tiếng nói tâm hồn Hồ Chí Minh, là tài năng độc
đáo Hồ Chí Minh.
* Tính thống nhất thể hiện trong văn chính luận.
Về thể loại văn chính luận mà tiêu biểu là tác phẩm “Tuyên ngôn độc
lập”, ở tác phẩm này tác giả viết với lý lẽ rất chặt chẽ, đanh thép, mở đầu dẫn lời
văn bản “Tuyên ngôn độc lập” và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” của
Mỹ và của Pháp. Đó là vì khi Hồ Chí Minh đọc bản “Tun ngơn độc lập” thì ở
hai đầu đất nước bọ đế quốc Mỹ và Pháp đang lăm le theo gót quân Anh và quân
Tưởng Giới Thạch – Trung Quốc sang xâm lược nước ta. Chúng lấy lý do Việt
Nam vốn là thuộc địa của Pháp đã được nước Pháp “khai hóa, bảo hộ” bấy lâu
nay phải thuộc về chúng. Đối tượng của “Bản tun ngơn độc lập” đâu chỉ mình
quốc dân đồng bào Việt Nam mà cả công luận thế giới và các thế lực thù địch
đang muốn quay trở lại xâm lược Việt Nam. Với đối tượng như vậy nên bản
“Tun ngơn” phải có lý lẽ đanh thép, bác bỏ luận điệu xảo trá của bọn cướp

nước. Và để lại bác bỏ luận điệu xảo trá của Pháp và Mỹ thì khơng gì hơn là dẫn
lý lẽ của chính tổ tiên họ.
Cũng văn chính luận, nhưng khi Người viết cho đồng bào mình thì lời lẽ
cũng hết sức nơm na, giọng văn thân mật, lý và tình kết hợp với nhau như tác
phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ...
Như vậy, qua việc tìm hiểu một cách khái quát về tính nhất quán giữa
quan điểm sáng tác và thực tiễn sáng tác văn thơ của Hồ Chí Minh, học sinh dễ


dàng hiểu được giá trị nhiều mặt trong thơ văn của Hồ Chí Minh, giúp học sinh
nhận thức được giá trị to lớn của văn thơ Hồ Chí Minh trong mọi thời đại.
Cuối cùng tôi xin lưu ý lần nữa rằng: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí
Minh khơng phải là quan điểm nghệ thuật nói chung mà Hồ Chí Minh chỉ nói
đến quan điểm sáng tác văn học của của riêng mình, quan điểm sáng tác văn học
của Hồ Chí Minh rất phù hợp trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc,
đáp ứng được những đòi hỏi cơ bản của thời đại và đã trở thành những gợi ý
quan trọng cho một thế hệ văn nghệ sĩ trong giai đoạn văn học 1945 – 1975.
Trong thư gửi các họa sĩ nhân dịp triển lãm hội họa (1951), Người khẳng định
“Văn học nghệ thuật cũng là một mặt trận, anh chị em là chiến sĩ, trên mặt trận
ấy”.
Sau đây tơi xin được trình bày giáo án thể nghiệm soạn theo áp dụng Sáng
kiến kinh nghiệm. Rất mong được anh chị em đồng nghiệp tham khảo góp ý.
III/ Thể nghiệm việc vận dụng quan điểm sáng tác văn thơ của Hồ Chí
Minh vào dạy tác phẩm “Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí Minh.
1- Thiết kế thể nghiệm bài giảng tác phẩm “Tuyên ngôn độc độc lập” cuả Hồ
Chí Minh theo quan điểm sáng tác của Người.
A-Mục tiêu bài học.
- Thấy được giá trị nhiều mặt và ý nghĩa to lớn của bản “Tuyên ngôn độc lập”.

- Hiểu được vẻ đẹp của tư tưởng và tâm hồn tác giả qua bản “Tuyên ngôn

độc lập”
B-Phương thức thực hiện.
- Sách giáo khoa ngữ văn lớp 12 (tập 1)
- Sách tham khảo:
+ Sách giáo viên ngữ văn 12 ( tập I)
+ Phan Trọng Luận: Thiết kế bài học Ngữ văn 12: Tập một (Nhà xuất bản giáo
dục)
+ Phan Trọng Luận, Trần Đình Sử và các tác giả khác: Hướng dẫn thực hiện
chương trình SGK lớp 12 mơn Ngữ văn (Nhà xuất bản giáo dục 2000).
+ Gợi ý của giáo viên và sự tham gia của học sinh trong các thao tác đọc, phân
tích, khái quát, luyện tập.
C-Phương pháp dạy học.


Giáo viên tổ chức giờ học theo phương pháp lấy học sinh làm trung tâm,
thầy đóng vai trị chủ đạo, người thiết kế, trị là người thi cơng. Thầy là người tổ
chức hướng dẫn để học sinh chiếm lĩnh giá trị tác phẩm, thông qua phương pháp
đọc sáng tạo, kết hợp với phương pháp gợi mở đặt câu hỏi...
D-Tiến trình giờ học.
Lời dẫn vào bài của giáo viên: Cùng với sự nghiệp cách mạng vĩ đại của
mình, Hồ Chí Minh còn để lại cho dân tộc Việt Nam một di sản văn học vô giá.
Trong di sản văn học ấy có tác phẩm văn học khi đọc lên đã làm triệu triệu trái
tim Việt Nam phải rơi nước mắt. Tác phẩm ấy không chỉ đánh dấu bước ngoặt
to lớn trong lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam mà còn là một
áng văn tâm huyết của Hồ Chí Minh, hội tụ vẻ đẹp tư tưởng tình cảm, trí tuệ của
Người, đồng thời kết tinh khát vọng cháy bỏng về độc lập tự do của dân tộc Việt
Nam. Đó là tác phẩm “Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí Minh, một tác phẩm
văn chính luận mẫu mực. Để hiểu rõ giá trị mọi mặt của “Tuyên ngôn độc lập”
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tác phẩm này.
* Triển khai bài học:

Hoạt động của giáo viên và học sinh
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu chung về bản “Tun ngơn
độc lập”
- Thao tác 1: Tìm hiểu hồn cảnh sáng
tác của bản “Tuyên ngôn”
+ GV: Bản “Tuyên ngôn” ra đời trong
hoàn cảnh của Việt Nam và thế giới
như thế nào ?
+ HS: Dựa vào sách giáo khoa để trả
lời.
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn đề.

Nội dung bài học
I/ Tìm hiểu chung.
1-Hồn cảnh sáng tác.

- Thế giới.
+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết
thúc: Hồng quân Liên Xơ tấn cơng sào
huyệt của Phát Xít Đức.
+ Nhật đầu hàng đồng minh.
-Trong nước:
+ Cách mạng Tháng Tám thành cơng,
cả nước giành chính quyền thắng lợi.
+ Ngày 26/ 8/ 1945: Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà
Nội.



+ Ngày 26/ 8/ 1945 : Chủ tịch Hồ Chí
Minh từ chiến khu Việt Bắc về tới Hà
Nội.
+ Ngày 28/ 8/ 1945 : Bác soạn thảo
+ GV nói thêm: Sự kiện lịch sử trọng “Tuyên ngôn độc lập”
đại này đã trở thành nguồn cảm hứng + Ngày 2/ 9/ 1945: Bác đọc bản
dạt dào cho thơ ca.
“Tuyên ngôn độc lập” khai sinh ra
“Hơm nay sáng mùng hai tháng chín nước Việt Nam dân chủ cộng hịa.
Thủ Đơ hoa vàng nắng Ba Đình
Mn triệu tim chờ chim cũng nín
Bỗng vang lên tiếng hát ân tình”
(Tố Hữu)
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác
định đối tượng và mục đích hướng đến
của bản Tuyên ngôn.
+ GV: Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập
hướng tới những đối tượng nào? (viết
cho ai ?)
+ HS: Căn cứ vào phần tiểu dẫn để trả
lời.
+ GV: Định hướng, khái qt lại vấn
đề.
+ GV: Nói thêm về hồn cảnh ra đời
của bản Tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc
lập ra đời giữa lúc hai đầu đất nước
đều có kẻ thù ngoại bang đe dọa, phía
Bắc là 20 vạn quân Tưởng đang ngấp
nghé ở cửa biên giới, chuẩn bị kéo vào
miền bắc nước ta, thay mặt quân đồng

minh vào giải giáp quân đội Nhật, phía
sau đội qn này là sự nhịm ngó muốn
can thiệp vào Đông Dương của đế
quốc Mỹ.

2-Đối tượng và mục đích sáng tác của
“Tun ngơn độc lập”
a- Đối tượng.
- Tất cả đồng bào Việt Nam (những
người hơn 80 năm qua rên xiết dưới
ách xâm lược của Thực dân Pháp và
phát xít Nhật, nay khi chiến tranh thế
giới thứ hai kết thúc, Phát xít Nhật đã
đầu hàng đồng minh, dưới sự lãnh đạo
của Việt Minh, đứng đầu là Hồ Chí
Minh, họ đã đứng dậy giành chính
quyền).
- Nhân dân trên tồn thế giới: (Phần
cuối tác phẩm, Bác đã viết” “Vì những
lẽ trên chúng tơi chính phủ lâm thời
của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
tuyên bố với thế giới rằng...”
- Các thế lực thù địch và cơ hội quốc tế
đang có dã tâm tái nô dịch nước ta, đặc
biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.


- Ở phía Nam thực dân Anh được giao
nhiệm vụ của phe đồng minh vào giải
giáp quân đội Nhật, đằng sau quân

Anh là quân Pháp đang lăm le muốn
quay trở lại xâm lược đất nước ta. Nhà
cầm quyền Pháp lúc này tuyên bố:
Đông Dương là thuộc địa của Pháp bị
quân Nhật chiếm, đương nhiên Đông
Dương phải thuộc quyền bảo hộ của
người Pháp.
+ GV: Mục đích hướng đến của bản
“Tun ngơn độc lập” ? (Viết để làm
gì?)
+ HS: Căn cứ vào tiểu dẫn và hồn
cảnh ra đời của bản tun ngơn để trả
lời.
+ GV định hướng, khái quát lại vấn đề.

b- Mục đích.
- Tun ngơn xóa bỏ chế độ thực dân
phong kiến, tuyên bố nền độc lập của
dân tộc, khẳng định vị thế bình đẳng
của dân tộc ta trên thế giới.
- Cương quyết bác bỏ những luận điệu
xảo trá và âm mưu xâm lược trở lại của
các thế lực thực dân đế quốc.
- Thể hiện quyết tâm bảo vệ nền độc
lập dân tộc.

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh II/ Đọc hiểu văn bản.
đọc hiểu văn bản.
-Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh đọc 1. Đọc.
văn bản.

+ GV: Gọi học sinh đọc và yêu cầu đọc
với giọng rõ ràng, có âm vang.
- Phần mở đầu đọc với giọng trang
trọng.
- Phần nội dung đọc với giọng hùng
hồn, đanh thép.
- Phần cuối cùng: Lời tuyên ngôn và
tuyên bố cuối cùng đọc với giọng trang
trọng, hùng biện.


- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh xác
định bố cục, mạch lập luận của tác
phẩm.
+ GV: Một bản tuyên ngơn thường có
3 phần, căn cứ vào văn bản hãy đánh
dấu vị trí từng phần, và phát biểu nội
dung của mỗi phần đó ? (viết cái gì ?)
+ HS: Trao đổi, thảo luận theo nhóm
bàn và trả lời câu hỏi.
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn
đề.

2-Bố cục và mạch lập luận của tác
phẩm.
a- Bố cục: 3 phần
- Phần mở đầu (từ đầu đến “không ai
chối cải được”): Mọi người, mọi dân
tộc trên thế giới đều bình đẳng, có
quyền sống, quyền sung sướng và

quyền tự do.
- Phần nội dung (“thế mà ... phải được
độc lập”): Tội ác của thực dân Pháp và
q trình nhân dân ta nổi dậy giành
chính quyền, dưới sự lãnh đạo của Việt
Minh.
- Phần kết luận: (còn lại): Lời tuyên
ngôn độc lập và tuyên bố giữ vững nền
độc lập dân tộc bằng tất cả tinh thần và
lực lượng, tính mạng và của cải.
- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh chỉ b- Mạch lập luận của tác phẩm.
ra mạch lập luận của tác phẩm.
+ GV: Từ việc xác định nội dung từng
phần của bản Tuyên ngôn, em hãy chỉ
ra mạch lập luận của tác phẩm (từ mục
đích, đối tượng sáng tác đến nội dung
và hình thức sáng tác)
+ Học sinh căn cứ vào tác phẩm để trả - Mục đích của bản “Tun ngơn độc
lời câu hỏi.
lập” không chỉ để tuyên bố độc lập mà
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn đề.
còn phải đánh địch, bẻ gãy luận điệu
xảo trá của kẻ thù. Vì vậy bản tun
ngơn phải xác định cơ sở pháp lí, điểm
tựa vững chắc, thuyết phục cho mạch
lập luận ngay từ phần mở đầu.
- Đây là căn cứ thống nhất để vạch tội
kẻ thù chỉ ra tính chất phi nghĩa của



chúng, là cơ sở để khẳng định tính
chính nghĩa theo “lẽ phải” của ta (phần
nội dung)
- Từ đó mới đanh thép hùng hồn khẳng
định xóa bỏ hết chế độ quân chủ ở Việt
Nam.
+ GV: Nêu nhận xét về lập luận của tác
Mạch lập luận thuyết phục người
phẩm ?
đọc ở tính lô gic chặt chẽ: Từ cơ sở lý
+ HS: Nêu nhận xét
luận, đối chiếu vào thực tiễn, rút ra kết
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn luận phù hợp, đích đáng khơng thể
đề.
khơng cơng nhận.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
tìm hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần mở đầu của văn bản,
+ GV: Yêu cầu học sinh nêu nội dung
của phần mở đầu ? (viết cái gì ?)
+ HS: Căn cứ vào bố cục trả lời.
+ GV: Yêu cầu học sinh tìm hiểu cách
viết phần mở đầu ? (viết như thế nào ?)
Chỉ ra hiệu quả của cách viết này ?
+ HS : Suy nghĩ, trả lời.
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn
đề.

3-Tìm hiểu văn bản.


a- Phần mở đầu: (cơ sở pháp lý của bản
tuyên ngôn)
+ Nội dung: Mọi người, mọi dân tộc
trên thế giới đều bình đẳng, có quyền
sống, quyền sung sướng, quyền tự do.
+ Cách thức thể hiện nội dung.
- Trích dẫn “Tun ngơn độc lập của
Mỹ” năm 1776 và “Tuyên ngôn Nhân
quyền và Dân quyền của Pháp” năm
1791, làm cơ sở pháp lí.
- Tiếp theo đó là phép suy luận tương
đồng “Suy rộng ra”... Từ quyền bình
đẳng tự do, mưu cầu hạnh phúc của
con người, Bác suy rộng, nâng lên
thành quyền bình đẳng, tự do của các
dân tộc trên thế giới. Đó là những suy
luận hợp lý, sáng tạo.
GV: Cách trích dẫn thể hiện sự khơn - Khép lại phần mở đầu là câu văn
khéo mà kiên quyết của Hồ Chí Minh. khẳng định : “Đó là những lẽ phải
Khơn khéo vì tỏ ra tơn trọng những khơng ai chối cải được”.


tun ngơn bất hủ của chính kẻ xâm
lược.
Kiên quyết vì dùng lập luận “gậy ơng
đập lưng ơng” lấy lí lẽ thiêng liêng của
chúng để phê phán và ngăn chặn âm
mưu xâm lược của chúng.
Ngầm thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân

tộc: Đặt ba cuộc cách mạng, ba bản
tuyên ngôn, ba dân tộc ngang nhau.
Câu văn khép lại phần mở đầu thật
đanh thép, kiên quyết. Đây là câu chốt
quan trọng trong mạch lập luận. Nó
khẳng định những điều được trích dẫn
và suy rộng ra ở trên là “lẽ phải”, là
“chân lí” và nó trở thành một tường
thành vững chắc sừng sững được dựng
lên, những điều được nói phía sau mới
có sức nặng thuyết phục và giá trị pháp
lý.
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phẩn nội dung của bản tuyên
ngôn.
+ GV: Trong phần nội dung của bản
tuyên ngôn tác giả đã viết cái gì ? và
+ HS: Căn cứ vào phần bố cục và văn
bản để trả lời.
+ GV: Yêu cầu học sinh nêu khái quát
tội ác của thực dân Pháp? cách thức thể
hiện? (viết cái gì ? viết như thế nào”
+ HS: Căn cứ vào văn bản trả lời.
+ GV: Định hướng, khái quát lại vấn
đề.

+ Hiệu quả.
- Cách viết ngắn gọn, súc tích, khơn
khéo, thơng minh, sáng tạo và đầy sức
thuyết phục.


b- Phần nội dung: (Cơ sở thực tiễn của
bản tuyên ngôn)
- Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
- Quá trình nhân dân ta nổi dậy giành
chính quyền.
* Tố cáo tội ác của thực dân Pháp trên
mọi phương diện.
- Về kinh tế.
- Về chính trị.
- Về văn hóa – xã hội – giáo dục.
- Về những luận điệu xảo trá của kẻ thù
kẻ thù (chúng chẳng những khơng “bảo
hộ”, khơng “khai hóa” mà cịn gây ra
thảm họa đói kém năm 1945.


+ GV: Yêu cầu học sinh nêu dẫn + Cách thức tố cáo những tội ác của
chứng minh ? (SGK ngữ văn, trang 39, thực dân Pháp.
40). Hiệu quả của cách viết trên ?
- Nghệ thuật đối lập: Giữa phần mở
đầu và phần nội dung (lí lẽ tốt đẹp với
những hành động trắng trợn, dã man.
- Phát huy một cách tối đa hiệu quả của
nghệ thuật liệt kê, thủ pháp so sánh, ẩn
dụ, điệp từ ...
- Ngơn ngữ giàu hình ảnh, giọng văn
hùng hồn đanh thép, câu văn dài ngắn
linh hoạt.
Tất cả những thủ pháp nghệ thuật

nói trên đã góp phần làm nổi bật những
tội ác điển hình, tồn diện, thâm độc
+ GV: Yêu cầu HS nêu khái quát quá của thực dân Pháp tạo được mối xúc
trình nhân dân ta nổi dậy.
động lớn cho độc giả.
+ HS: Căn cứ vào tác phẩm trả lời.
* Quá trình nhân dân ta nổi dậy giàn
+ GV: Định hướng khái quát lại vấn chính quyền.
đề.
+ Khái qt q trình nhân dân ta nổi
dậy.
- Trước ngày 9/ 3/ 1945, Việt Minh đã
nhiều lần kêu gọi người Pháp liên minh
chống Nhật. Như vậy, Việt Minh quả
thực đã cùng chiến tuyến với phe Đồng
minh đẩy lùi thảm họa Phát xít trong
cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
- Việt Minh giữ thái độ khoan hồng
nhân đạo đối với người Pháp, giúp cho
họ chạy qua biên giới, cứu họ ra khỏi
nhà giam Nhật, bảo vệ tính mạng, tài
sản cho họ.
- Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân cả
nước giành chính quyền, lập nên nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa, khi Nhật
+ GV: Nhận xét về cách tái hiện nội đầu hàng đồng minh.
dung trên của Hồ Chí Minh (viết như + Cách thức thể hiện.
thế nào ?) có dẫn chứng cụ thể.
- Câu văn rõ ràng, với những mốc thời
+ GV: Trong từng phần nội dung, tác gian cụ thể tạo nên những chứng cớ



giả, Tuyên ngôn độc lập đã nhấn mạnh
đến một sự thật, đó là sự thật là từ mùa
thu năm 1940, nước ta là thuộc địa của
Nhật chứ không phải thuộc địa của
Pháp, sự thật là dân ta lấy lại nước Việt
Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay
Pháp.

-Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm
hiểu phần cuối cùng của bản Tun
ngơn.
+ GV: Nêu nội dung chính của phần
cuối cùng ? (viết cái gì)
Nội dung ấy được viết như thế nào ?
+ HS: Căn cứ vào tác phẩm.
Trả lời:
-Giáo vien định hướng, khái quát lại
vấn đề.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh
tổng kết tác phẩm.
+ GV: Yêu cầu học sinh khái quát giá
trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
trên cơ sở trả lời 4 câu hỏi:
- Viết cho ai ? (Đối tượng)
- Viết để làm gì ? (Mục đích viết)
- Viết như thế nào ? (Hình thức viết)


xác thực.
- Phát huy tối đa hiệu quả của nghệ
thuật điệp ngữ: “Sự thật ...” sự thật này
có ý nghĩa, bẻ gãy mọi luận điệu, xảo
trá của kẻ thù trước dư luận thế giới,
thuyết phục phe đồng minh và nhân
dân yêu chuộng hịa bình trên thế giới
ủng hộ nền độc lập của Việt Minh
khẳng định vai trị của cách mạng vơ
sản Việt Nam và lập trường chính
nghĩa của dân tộc.
- Kiểu câu khẳng định, điệp từ ngữ,
song hành cú pháp ... tạo nên âm
hưởng hào hùng trang trọng của đoản
khúc anh hùng ca, góp phần vào thành
cơng của tác phẩm.
C/ Phần cuối cùng: (Đoạn còn lại)
+ Nội dung:
- Tuyên bố với thế giới nền độc lập của
dân tộc Việt Nam.
- Bày tỏ quyết tâm bảo vệ nền độc lập
của dân tộc Việt Nam.
+ Cách thức thể hiện nội dung.
- Tác giả sử dụng nhiều từ ngữ trang
trọng “trịnh trọng tuyên bố”, “có quyền
hưởng” chắc nịch, như lời khẳng định
một chân lí thể hiện ý chí, quyết tâm
của cả một dân tộc.
III/ Tổng kết:
* Khái quát giá trị nội dung và nghệ

thuật.
+ Đối tượng :
- Nhân dân Việt Nam
- Nhân dân thế giới
- Các thế lực thù địch và cơ hội
quốc tế.
+ Mục đích:


+ GV: Từ việc khái quát giá trị của
Tuyên ngôn độc lập qua việc trả lời 4
câu hỏi trên. GV u cầu học sinh nêu
vị trí của bản tun ngơn độc lập ?
+ HS: Suy nghĩ trả lời
+ GV: Định hướng, khái quát.
+ GV: Học “Tuyên ngôn độc lập”,
chúng ta không chỉ khám phá được giá
trị mọi mặt của tác phẩm mà còn học
được từ tác giả cách viết văn chính
luận đầy sức thuyết phục.

- Tuyên bố nền độc lập của dân tộc.
- Cương quyết bác bỏ những luận
điệu xảo trá và âm mưu xâm
lược trở lại của các thế lực thù
địch.
- Thể hiện quyết tâm bảo vệ nền
độc lập của dân tộc.
+ Nội dung :
- Quyền lợi hiển nhiên của mọi

người, mọi dân tộc trên thế giới:
Quyền bình đẳng, quyền sống,
quyền sung sướng, quyền tự do.
- Tố cáo tội ác của kẻ thù và quá
trình nhân dân ta nổi dậy giành
chính quyền.
- Lời tun ngơn độc lập và quyết
tâm giữ vững nền độc lập của dân
tộc Việt Nam.
+ Hình thức:
- Kết cấu chặt chẽ.
- Hệ thống luận điểm lô gic, sắc sảo.
- Lập luận khéo léo, cương quyết
sức thuyết phục.
- Giọng văn linh hoạt, hùng hồn,
đanh thép.
- Ngôn ngữ chuẩn mực, chính xác,
giàu sức biểu cảm.
- Phép tu từ được sử dụng tinh tế,
hợp lý, chân thực, xúc động.
Tuyên ngơn độc lập khơng chỉ là
một văn kiện chính trị lớn, tổng
kết cả một thời kỳ lịch sử của dân
tộc Việt Nam mà cịn là áng văn
chính luận mẫu mực được viết ra từ
niềm xúc động lớn lao của Hồ Chí
Minh.


Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh

củng cố kiến thức.
+ GV: Cung cấp câu hỏi cho học sinh.
+ Học sinh ghi câu hỏi về nhà làm.
+ GV: Yêu cầu HS về nhà làm bài tập
và soạn bài mới.

IV/ Luyện tập.
-Phân tích nghệ thuật viết văn chính
luận của Hồ Chí Minh trong “Tun
ngơn độc lập” ?
V/ Dặn dị.

2-Kết quả áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Giáo án thể nghiệm bài giảng tác phẩm “Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí
Minh từ quan điểm sáng tác của mình mà tơi đã trình bày ở trên, đã được tôi
kiểm nghiệm qua thực tế giảng dạy.
Các lớp được chọn thực nghiệm có số lượng và chất lượng tương đương
nhau. Tất cả đều là học sinh học ban khoa học tự nhiên (căn cứ vào điểm tổng
kết mơn văn năm học trước). Q trình thực nghiệm được tiến hành song song ở
các lớp thực nghiệm (áp dụng sáng kiến kinh nghiệm) và đối chứng (phương
pháp dạy học truyền thống). Tôi đã tiến hành kiểm tra nhanh sau tiết học, thời
gian là 7 phút.
Đề bài chung cho các lớp: Mục đích viết “Tun ngơn độc lập” của Hồ
Chí Minh ?
- Kết quả q trình thực nghiệm ở lớp 12A, 12B tại trường THPT Thiệu
Hóa năm học 2011 – 2012.
Phương án dạy học

Tổng số bài
kiểm tra


Điểm
9 - 10

Điểm
7-8

Thực nghiệm: Lớp 12A

45

2 (5%) 25 (55%) 13 (29%)

5 (11%)

Đối chứng : Lớp 12B

46

0 (0%)

12(26%)

9 (20)

Điểm
5-6
25 (54)

Điểm

3-4

- Kết quả quá trình thực nghiệm ở lớp 12D, 12E tại trường THPT Thiệu
Hóa năm học 2011 – 2012.
Phương án dạy học

Tổng số bài
kiểm tra

Điểm
9 - 10

Điểm
7-8

Điểm
5-6

Điểm
3-4

Thực nghiệm: Lớp 12D

45

3(7%)

25(53%)

14(31%)


3(7%)

Đối chứng : Lớp 12E

45

1(2%)

12(27)

22(49%) 10(22%)


Như vậy, việc vận dụng phương pháp tìm hiểu các tác phẩm thơ văn của
Hồ Chí Minh từ quan điểm sáng tác của Người vào dạy học “Tuyên ngôn độc
lập” của Hồ Chí Minh bước đầu đã thu được kết quả khả quan. Tiết học sơi nổi,
học sinh có hứng thú trong việc trả lời câu hỏi xây dựng bài mới, hầu hết học
sinh đã nắm chắc nội dung kiến thức và đã biết vận dụng trong làm bài.
C/ kÕt luận và đề xuất

Trong quỏ trỡnh dy ng vn ti trường THPT Thiệu Hóa, tơi khơng chỉ
áp dụng phương pháp tìm hiểu thơ văn của Hồ Chí Minh từ quan điểm sáng tác
văn học của Người vào dạy học tác phẩm “Tun ngơn độc lập” của Hồ Chí
Minh mà cịn áp dụng phương pháp này vào dạy học tác phẩm “Chiều tối” của
Hồ Chí Minh và hướng dẫn học sinh đọc thêm tác phẩm “Vi hành” của Hồ Chí
Minh và đã thu được kết quả rất khả quan.
Và để nâng cao chất lượng của mỗi giờ dạy văn thì mỗi thầy cô giáo dạy
văn không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, tìm tịi nghiên cứu để phát hiện ra
những phương pháp dạy học tối ưu trong từng tiết dạy văn. Tôi tin rằng, với sự

nổ lực hết khả năng của mình, mỗi thầy cơ giáo sẽ thu được kết quả cao trong sự
nghiệp trồng người.
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
khơng sao chép nội dung của người khác.

Người viết

Vũ Thị Hương


Tài liệu tham khảo
1/ Lý lun vn hc H Minh Đức – NXB giáo dục 1997
2/ “Nghĩ từ công việc dạy văn” Đỗ Kim Hồi – NXB giáo dục 1998
3/ “Phương pháp dạy học văn” Phan Trọng Luận (chủ biên) – NXB đại
học quốc gia Hà Nội.
4/ “Cẩm nang ôn luyện môn văn” Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên). NXB
Đại học quốc gia Hà Nội.
5/ “Sách giáo viên ngữ văn 12” tập 1 – NXB giáo dục.
6/ Thiết kế bài học ngữ văn 12 (tập 1) Phan Trọng Luận (chủ biên) NXB
Giáo dục.
7/ Văn học Việt Nam (1900 – 1945) Phan Cự Đệ - Trần Đình Hượu –
Nguyễn Trác – Nguyễn Hồnh Khung – Lê Chí Dũng – Hà Văn Đức.
8/ “Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 12 mơn ngữ
văn “Phan Trọng Luận – Trần Đình Sử (và các tác giả khác)


Môc lôc

A
I
II
1
2
B
I

Đặt vấn đề
Lời mở đầu
Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Thực trạng
Kết quả của thực trạng trên
Giải quyết vấn đề
Vị trí thơ văn Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn THPT.
Một số định hướng cụ thể và phương pháp tìm hiểu các tác

1
1
2
2
2
3
3

II

phẩm thơ văn của Hồ Chí Minh trong chương trình ngữ văn

5


1

THPT.
Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh
Tính thống nhất giữa quan điểm và thực tiễn sáng tác văn học

5

2

của Hồ Chí Minh
Thể nghiệm việc vận dụng quan điểm sáng tác thơ văn của Hồ

6

III

Chí Minh vào dạy học tác phẩm “Tun ngơn độc lập” của Hồ

9

1
2
C

Chí Minh.
Thiết kế thể nghiệm bài giảng “Tuyên ngôn độc lập” của Người
Kết quả của việc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Kết luận và đề xuất.


9
19
20



×