Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

skkn phương pháp đọc hiểu đoạn trích “vào phủ chúa trịnh” theo đặc trưng thể loại.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.02 KB, 22 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Xuất phát từ thực tiễn đổi mới chương trình sách giáo khoa, phân phối
chương trình dạy học và phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói riêng và các bộ
môn trong nhà trường THPT nói chung. Cùng với mục tiêu là phát huy được
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong mỗi tiết học. Bản thân tôi
tuy tuổi nghề chưa nhiều, nhưng luôn cố gắng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để
nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp.
Và cũng từ thực tiễn dạy học tại trường THPT Sầm Sơn, bản thân tôi luôn
trăn trở với việc học tập môn Ngữ văn của học sinh. Bởi đại đa số các em học
sinh khi thi vào lớp 10 đều chọn cho mình khối A hoặc B, chứ ít em chọn khối
học là C và D. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc các em không muốn học hoặc
ngại học môn Ngữ văn, ngại khám phá những chân trời văn học với nhiều tác
phẩm có giá trị. Cũng từ đó mà mỗi tiết học Ngữ văn sẽ trôi đi trong nhàm chán
nếu giáo viên không hoặc ít biết khơi dậy ở các em sự tò mò và say mê đối với
các tri thức Ngữ văn thì sẽ đẩy các em vào tình trạng thụ động trong việc tiếp
thu tri thức. Như vậy, yêu cầu đặt ra ở đây là làm sao đánh thức được lòng ham
thích học văn của mỗi em học sinh trong từng tiết học hay ít ra cũng giúp các
em chú tâm, không thờ ơ và sao nhãng đối với các tiết học Ngữ văn nói chung
và phân môn đọc - hiểu văn bản nói riêng, trong đó có tiết đọc - hiểu văn bản ký
sự theo đặc trưng thể loại.
Hơn nữa, môn Ngữ văn có thể xem là môn học bắt buộc theo đúng nghĩa của
nó đối với từng học sinh. Vì tuy không theo học khối C hoặc D, nhưng mỗi em
đều cần phải bước qua một cánh cửa quan trọng đó chính là kỳ thi tốt nghiệp.
Và Ngữ văn là một trong ba môn thi các em biết trước bên cạnh Toán và Ngoại
ngữ. Từ đó để có thể thấy được tầm quan trọng của mỗi tiết học Ngữ văn.
Nhưng đối với các em học ban KHTN thì học môn Ngữ văn không phải là dễ,
nếu không muốn nói là khó. Khó vì các em chưa thật nổ lực cố gắng, chưa chủ
động, tích cực để khám phá những kiến thức đầy lý thú trong mỗi bài học Ngữ


văn. Đây cũng chính là vấn đề cụ thể được đặt ra đối với mỗi giáo viên dạy học
môn Ngữ văn trong nhà trường THPT nói chung và trường THPT Sầm Sơn nói
riêng. Chúng ta thường nói đến việc đổi mới phương pháp dạy học, phải chăng
là việc phương pháp dạy học theo kiểu từ truyền thụ một chiều mà học sinh tiếp
1
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
thu một cách thụ động (theo kiểu cô đọc, trò chép), sang dạy theo phương pháp
dạy học tích cực nhằm phát huy được tính chủ động, sáng tạo, khả nămg tự học
và tự vận dụng kiến thức vào giải quyết những tình huống học tập cụ thể. Qua
đó, dần tạo được hứng thú học tập môn Ngữ văn nói chung, trong đó có tiết đọc-
hiểu đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" theo đặc trưng thể loại.
Nhận thức được vấn đề cấp thiết này và cũng để góp phần đổi mới dạy học
môn Ngữ văn trong nhà trường THPT nói chung và với phân môn đọc - hiểu
văn bản nói riêng, bản thân tôi mạnh dạn trình bày đề tài: Phương pháp đọc-
hiểu đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" theo đặc trưng thể loại.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp chứng minh.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Với đề tài Phương pháp đọc- hiểu đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh" theo
đặc trưng thể loại, bản thân tôi đã sử dụng tác phẩm ký sự có trong chương
trình Ngữ văn 11 để kiểm chứng cho phương pháp dạy học của mình, đó là văn
bản: “Vào phủ chúa Trịnh” (Trích “Thượng kinh ký sự” của Lê Hữu Trác).

2
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN:
1. Cơ sở lí luận:
1.1. Khái niệm về thể ký nói chung và ký sự nói riêng.
a. Ký: Tên gọi chung của một nhóm thể tài nằm ở phần giao giữa văn học và
ngoài văn học (báo chí, chính luận, ghi chép tư liệu các loại…) chủ yếu là văn
xuôi tự sự gồm các thể như bút ký, hồi ký, du ký, ký sự, nhật ký…
b. Ký sự: Một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký, chuyên ghi chép một sự
kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người ghi là người trong cuộc,
tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn truyện hoặc nhân vật chính,
nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại không hướng đến giãi bày cái “tôi” của
mình. Như vậy đối tượng của ký sự là sự thật diễn ra ngoài ý định chủ quan của
tác giả, tác giả chỉ có thể lựa chọn để ghi lại theo cảm hứng và cảm quan cá
nhân chứ không có quyền hư cấu thêm. Cảm quan cá nhân trong ký sự cũng bộc
lộ kín đáo thông qua thao tác ghi chép khách quan, ít khi trở thành một phát
ngôn lộ liễu. Sự thật mà tác giả chứng kiến và nếm trải với những diễn biến liên
tục của nó, theo trình tự thời gian, làm nên tình tiết và kết cấu của một thiên ký
sự. Do đó, nếu có thể gọi là “cốt truyện” thì trong ký sự không có tuyến cốt
truyện nào khác ngoài tuyến cốt truyện đường thẳng, gồm những sự kiện nhiều
khi không có liên quan nội tại, được chắp nối lại bởi chính người trần thuật. Tất
nhiên sự chắp nối đòi hỏi vẫn phải tương đối mạch lạc, chặt chẽ, nghĩa là tuân
thủ một lô gíc hình thức nhất định, chứ không được phép phóng túng như tuỳ
bút hay bút ký.
1.2. Đặc điểm cơ bản của thể ký ( trong đó có ký sự):
Thứ nhất: Tác phẩm ký đòi hỏi tính chân thật của sự việc và sự kiện, hay nói
cách khác đó chính là tính khách quan thể hiện trong mỗi tác phẩm ký. Bởi vì,
ký nói chung đều là sự phản ánh những sự việc có thật, những con người có
thật. Tuy nhiên, sự việc ấy được hồi tưởng và tái hiện thông qua lăng kính chủ
quan của tác giả, nên nhiều khi sự thật bị “méo mó”, “sai lệch”. Nhưng so với
các thể loại văn học khác như tiểu thuyết, truyện ngắn thì ký vẫn là một thể loại

văn học đặc biệt vì có thể xem tác phẩm ký là nguồn “tư liệu” đáng tin cậy.
Thứ hai: Ở tác phẩm ký, tuy dấu ấn của tác giả không nhiều như trong thơ,
truyện ngắn…nhưng ký lại đòi hỏi tác giả phải là người trong cuộc, tức là người
3
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
được tham dự hay chứng kiến những sự việc đã xảy ra trong quá khứ. Vì vậy,
khi tái hiện lại những hiện thực đã được chứng kiến vào tác phẩm thì chủ yếu là
thông qua hồi ức của tác giả nên không tránh khỏi tính chủ quan, phiến diện.
Nhưng chính nhờ vào sự diễn đạt sinh động mang tính chủ quan của cá nhân tác
giả- người trong cuộc, mà đã góp phần tạo nên tính xác thực và độ tin cậy cao
cho sự việc được tái hiện, cũng như tạo được hiệu ứng nghệ thuật cho tác phẩm
ký.
Thứ ba: Tác phẩm ký đòi hỏi tính chân thật của từng sự việc, sự kiện, nhưng
không có nghĩa là tác phẩm ký “khước từ” hoàn toàn các thủ pháp nghệ thuật
mà chỉ là sự trần thuật thông qua dòng hồi ức đơn thuần của tác giả. Bởi xét
đến cùng ký vẫn là một thể loại văn học, mà đã là tác phẩm văn học thì ngoài
hiện thực được đề cập đến nó vẫn cần phải được “chế tác” thêm nhờ vào tài
năng vận dụng các biện pháp nghệ thuật đẻ làm sao tác phẩm vừa giữ được cái
hồn của “sự thật” mà vẫn thu hút được người đọc bởi sự sinh động, hấp dẫn mà
các thủ pháp nghệ thuật tạo ra. Ở tác phẩm ký đó là khả năng quan sát và tái
hiện sinh động, ngôn ngữ giàu hình ảnh…
2. Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế mỗi tiết dạy trên lớp, bản thân tôi nhiều khi phải băn khoăn, lo
lắng trước thái độ thờ ơ, nhiều khi dẫn đến sự hiểu biết sai lệch trước một vấn
đề nào đó có liên quan đến các tiết học Ngữ văn nói chung, trong đó có tiết
đọc- hiểu văn bản ký sự. Điều đáng bàn là việc thờ ơ của học sinh đối với môn
Ngữ văn không chỉ diễn ra ở một trường THPT đơn lẻ nào, mà nó là tình trạng
chung ở hầu hết các trường THPT hiện nay. Vậy tình trạng này là do đâu? Phải
chăng là do học sinh không còn hứng thú với môn Ngữ văn- môn học mà lâu

nay được xem là bồi dưỡng tâm hồn cho các em, giúp các em sống tốt hơn, sống
đẹp hơn; hay tại các em sợ học văn, ngại học văn…? Có một thực tế ở các nhà
trường THPT nói chung và trường THPT Sầm Sơn nói riêng, điều mà chúng ta
không thể phủ nhận đó là có khoảng 90% học sinh theo học ban KHTN, chỉ có
khoảng 10% các em lựa chọn ban KHXH và NV. Điều đó đồng nghĩa với việc
các em không lựa chọn môn Ngữ văn là môn học chính cho mình và xem nó là
một môn học phụ như các môn: GDCD, Thể dục, Sử, Địa…Do đó, các em sẽ
không giành nhiều thời gian, công sức cho môn học, thậm chí nhiều em còn
không thèm để ý đến những kiến thức mà thầy cô truyền đạt trên lớp. Nên thậm
4
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
chí khi giáo viên kiểm tra có em còn nhớ sai tên nhân vật trong tác phẩm văn
học này với một tác phẩm văn học khác.
Hơn thế nữa, mục tiêu của các em học sinh THPT là làm sao để có thể thi
đậu vào các trường ĐH,CĐ. Và với mục tiêu ấy, các em sẽ lựa chọn học ban
KHTN để có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp cho tương
lai. Đặc biệt, trong điều kiện hội nhập kinh tế thị trường như hiện nay, hầu hết
các em đều rất thực tế khi lựa chọn nghề nghiệp cho bản thân. Vì vậy, môn Ngữ
văn nói riêng và ban KHXH và NV nói chung không còn là sự lựa chọn hàng
đầu của đại đa số các em học sinh.
Điều này cũng xuất phát từ thực tiễn của việc học Ngữ văn. Là một giáo viên
dạy môn Ngữ văn, tôi không nói học văn là khó nhưng quả thực cũng không
phải dễ, đặc biệt là với những học sinh không hề có năng khiếu trong việc cảm
thụ văn chương thì một tiết học Ngữ văn đối với các em sẽ trôi đi trong nhàm
chán và vô vị. Và nếu giáo viên không có phương pháp truyền đạt sinh động,
thu hút được sự chú ý của học sinh thì nhiều khi giờ dạy - học văn sẽ biến thành
những giờ “độc thoại” của giáo viên. Hơn thế nữa, để đạt được điểm 9, 10 đối
với các môn ban KHTN không phải là khó, nhưng để đạt được mức điểm ấy với
các môn ban KHXH nói chung và đặc biệt với môn Ngữ văn nói riêng thì không

hề dễ dàng, thậm chí là rất hiếm. Cùng với đó số trường đại học thi đầu vào
khối C, D thì lại ít, không thoả mãn được yêu cầu lựa chọn nghề nghiệp của học
sinh. Từ đó sẽ dẫn đến thực trạng học sinh không học và không thi vào khối C,
D. Chỉ có một số học sinh không thể học ban KHTN thì các em mới lựa chọn
ban KHXH &NV. Phần lớn các học sinh này khả năng cảm thụ tác phẩm là
không nhiều vì đầu vào của các em thấp; chỉ có một số ít học sinh lựa chọn khối
C, D là có khả năng cảm thụ văn chương tốt và các em có lòng yêu thích văn
chương thực sự. Các em muốn tự mình khám phá kho tàng văn học của nhân
loại. Còn lại phần lớn các em học sinh, kể cả học sinh đang ngồi ở các lớp học
được xem là chọn văn đều mang tâm lý là ngại học văn, thậm chí là sợ học văn.
Và cũng từ thực tế dạy dạy học ở chương trình Ngữ văn THPT chỉ có duy
nhất hai tiết dành cho thể loại ký sự mà lại là ký sự trung đại ở sách ngữ văn 11
(Tập 1) với văn bản: Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh kí sự” – Lê Hữu
Trác). Điều này sẽ tạo ra sự khó khăn cho học sinh khi yêu cầu các em phải nắm
được đặc trưng của một thể loại văn học mà chỉ thông qua một tác phẩm duy
5
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
nhất. Mà tác phẩm văn học này lại ra đời cách các em khoảng thời gian khá xa,
đây cũng là một yếu tố gây khó khăn cho việc tiếp thu và cảm nhận tác phẩm
của học sinh.
Còn đối với giáo viên, cũng có những khó khăn nhất định. Bởi chỉ trong 2
tiết học ngắn ngủi phải lựa chọn và tìm ra được phương pháp dạy học tối ưu để
vừa giúp các em nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại ký sự thông qua
tác phẩm: Vào phủ chúa Trịnh; lại vừa phát huy được ở các em tính tích cực,
chủ động, sáng tạo trong việc chiếm lĩnh tri thức.
Những khó khăn nói trên là có thực, nhưng trong quá trình dạy học môn Ngữ
văn nói chung và dạy tác phẩm ký sự nói riêng cũng có những thuận lợi nhất
định. Đó chính là nguồn tư liệu tham khảo cho bài học phong phú và dễ tìm, các
thiết bị hỗ trợ học tập đều có sẵn và đáp ứng đủ yêu cầu cho việc dạy học, giáo

viên có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học để phát huy khả
nămg trực quan cũng như góp phần tạo hứng thú cho các em trong mỗi tiết học.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn đã trình bày ở trên, bản thân tôi đã hệ thống hoá
những vấn đề có liên quan đến việc dạy học thể ký sự theo đặc trưng thể loại;
đồng thời cũng chỉ ra được những khó khăn và thuận lợi của thầy và trò trong
quá trình dạy học một tác phẩm văn chương nói chung và một tác phẩm ký sự
trung đại nói riêng. Để từ đó, tôi đưa ra một số biện pháp giúp cho tiết: Đọc-
hiểu đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh ký sự”- Lê Hữu Trác)
theo đặc trưng thể loại đạt hiệu quả cao nhất.
II. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1. Giải pháp thực hiện:
Qua quá trình dạy học thực tiễn đối với tiết học: Đọc- hiểu đoạn trích Vào
phủ chúa Trịnh (Trích “Thượng kinh ký sự”- Lê Hữu Trác) theo đặc trưng thể
loại, bản thân xin đưa ra một số giải pháp sau:
1.1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự qua việc tìm hiểu thể
loại và nhan đề của tác phẩm:
a. Thể loại: Để học sinh nắm được khái niệm và đặc điểm cơ bản của thể loại
ký sự, tôi đã đưa ra vấn đề yêu cầu các em suy nghĩ và trình bày: Các em đã
được học tác phẩm ký ở chương trình THCS, hãy nhắc lại tên của tác phẩm đó
và nêu được những nét khái quát về ký ?
6
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
Học sinh có thể nhớ và nêu được chính xác tên tác phẩm ký đã học ở chương
trình Ngữ văn lớp 9: Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ. Nhưng chưa nêu
được những nét khái quát về tác phẩm ký. Giáo viên cần căn cứ vào câu trả lời
của học sinh để từ đó hướng các em tìm hiểu khái niệm và đặc điểm cơ bản của
thể loại ký sự thể hiện trong văn bản Vào phủ chúa Trịnh(Trích Thượng kinh kí
sự của Lê Hữu Trác):
- Khái niệm: Một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký, chuyên ghi chép một sự

kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người ghi là người trong cuộc,
tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn truyện hoặc nhân vật chính,
nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại không hướng đến giãi bày cái “tôi” của
mình.
- Đặc điểm: Ký sự viết về những sự việc, con người có thật mà tác giả trực
tiếp chứng kiến, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiên biểu đạt nghệ thuật…
So với bút ký, tuỳ bút, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả thường ít hơn. Tuy
nhiên ở ký sự, cùng với những ghi chép khách quan tác giả vẫn có thể bộc lộ
cảm nghĩ, thái độ của chính mình
b. Nhan đề:
Nhan đề chính là cơ sở đầu tiên giúp chúng ta tìm hiểu văn bản. Qua nhan đề
giáo viên cần hướng học sinh để các em bước đầu phát hiện ra một cách sơ lược
chủ đề tư tưởng của văn bản.
Đối với văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu
Trác), để học sinh thấy được ý nghĩa nhan đề của tác phẩm, giáo viên cần dẫn
dắt học sinh đi từ tìm hiểu thể loại đến tìm hiểu nội dung bằng cách nêu vấn đề:
Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề của văn bản Vào phủ chúa Trịnh (Trích
"Thượng kinh kí sự" của Lê Hữu Trác)?
Học sinh sẽ phát hiện được nội dung chính của tác phẩm. Như vậy, việc
hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhan đề tác phẩm có một ý nghĩa rất quan trọng, để
từ đó giúp các em đi vào tìm hiểu những vấn đề chính mà tác phẩm đề cập đến.
Giáo viên chốt lại vấn đề: Văn bản Vào phủ chúa Trịnh là sự ghi chép của tác
giả về những gì mình được chứng kiến khi vào khám bệnh cho thế tử.
1.2 Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn ký sự qua việc tìm hiểu vị trí, bố
cục của văn bản:
a. Vị trí:
7
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
Khi tìm hiểu văn bản (thực chất là một đoạn trích), giáo viên cần phải cho

học sinh thấy được văn bản đó nằm ở vị trí nào của tác phẩm, đặc biệt là đối
với một tác phẩm ký sự. Điều này là vô cùng cần thiết, bởi lẽ muốn nắm chắc
được sự việc được đề cập đến trong văn bản một cách có hệ thống thì cần phải
biết được trước và sau văn bản, tác phẩm viết về vấn đề gì?
Để học sinh nắm được tác phẩm một cách có hệ thống, giáo viên cần đưa ra
câu hỏi: Qua việc chuẩn bị bài, anh (chị) hãy cho biết văn bản Vào phủ chúa
Trịnh nằm ở vị trí nào trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu Trác?
=>Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nằm ở phần đầu của tác phẩm Thượng kinh
kí sự.
Qua câu trả lời của học sinh và phần củng cố lại của giáo viên, sẽ giúp các
em nắm được vị trí của văn bản đối với toàn bộ tác phẩm, để tự tin hơn khi tìm
hiểu nội dung của văn bản.
b. Bố cục:
Bên cạnh việc hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản ký sự thông qua việc
tìm hiểu các yếu tố như: thể loại, nhan đề, vị trí thì giáo viên cần phải hướng
học sinh đến việc tìm hiểu bố cục văn bản. Có nắm được bố cục của văn bản thì
học sinh mới định hướng được vấn đề trọng tâm cảu văn bản là gì. Như vậy, xét
về tầm quan trọng của nó, đặc biệt là khi hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản
ký sự cụ thể là, giáo viên không thể xem nhẹ vấn đề này.
Khi tìm hiểu bố cục văn bản Vào phủ chúa Trịnh, tôi sẽ đưa ra vấn đề theo
kiểu gợi mở để các em có điều kiện phát huy tính sáng tạo của các em: Theo em
văn bản Vào phủ chúa Trịnh được chia làm mấy phần? Nội dung của mỗi phần
là gì?
=> Bố cục gồm 2 phần:- Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ
chúa.
- Tâm trạng của tác giả.
Giáo viên thông qua câu trả lời của học sinh để thống nhất bố cục của văn
bản. Sau đó cho học sinh nhận xét về bố cục của văn bản với câu hỏi: Em hãy
nêu nhận xét của mình về bố cục của văn bản ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần rút ra nhận xét chung: văn bản có bố

cục rất rõ ràng, mạch lạc, kể tả theo trình tự thời gian và sự việc.
8
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
1.3. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự: Qua việc tìm hiểu sự
việc được tái hiện trong văn bản:
Ở văn bản ký sự, sự việc được tái hiện chính là cái mà tác giả đã được tham
gia hoặc chứng kiến ở quá khứ. Do đó, để nắm được các sự việc của văn bản,
giáo viên cần từng bước hướng dẫn học sinh khám phá từng sự việc được phản
ánh.
Với văn bản Vào phủ chúa Trịnh, giáo viên cần nêu vấn đề: Theo anh (chị)
sự việc được nêu trong văn bản là gì ? Giáo viên sau khi nghe học sinh trả lời
cần thống nhất được sự việc mà tác giả hồi tưởng và ghi chép lại chính là:
Quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa. Tuy nhiên, để học sinh nắm
được các chi tiết cụ thể của vấn đề, giáo viên cần khéo léo khi đưa ra các câu
hỏi và tôn trọng câu trả lời của các em, cần tránh tình trạng áp đặt.
Theo bước chân của tác giả trên con đường vào phủ chúa, anh (chị) có ấn
tượng như thế nào về quang cảnh nơi đây ? Đối với câu hỏi này, học sinh có thể
đưa ra rất nhiều ấn tượng của riêng bản thân mình về quang cảnh ở phủ chúa
Trịnh như: Có nhiều cửa, năm sáu lần trướng gấm, quanh co, nhiều địa điểm
(Gác Tía, Hậu mã…). Lúc này giáo viên phải làm công việc tổng hợp và khái
quát lại những kiến thức mà học sinh phát biểu để tạo nên tính hệ thống, giúp
học sinh dễ nhớ. Với các ý chính: Quang cảnh phủ chúa là chốn thâm niên, kín
cổng cao tường, vô cùng xa hoa, tráng lệ. Cuộc sống trong phủ chúa là cuộc
sống hưởng lạc với vô số của ngon vật lạ mà người thường chưa được thấy bao
giờ.
Để học sinh tiếp tục khám phá tác phẩm, giáo viên đưa ra vấn đề: Khi vào
phủ chúa lần đầu tiên, Lê Hữu Trác đã nhận xét cảnh sống ở đây “Thực khác
hẳn người thường”. Anh (chị) có đồng tình với nhân xét của tác giả không ? Vì
sao ?

Ở đây, giáo viên cần chú ý lắng nghe và lựa chọn ý kiến hợp lý của học sinh,
bởi có em đồng tình và cũng có em không đồng tình. Nhưng quan trọng là qua
đây phát huy được tính chủ động sáng tạo của học sinh ở phần lý giải để bảo vệ
cho câu trả lời của các em. Giáo viên chốt lại vấn đề dựa trên cơ sở câu trả lời
đúng của học sinh: Cảnh sống trong phủ chúa đúng như nhận xét của tác giả
với nhiều biểu hiện đặc biệt, khác thưưòng: Muốn vào phủ chúa phải có thánh
chỉ, có thẻ; người phục vụ đông đúc, tấp nập; việc khám bệnh cho thế tử phải
9
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
tuân theo một loạt phép tắc, quy định. Tất cả những cái đó thường chỉ xuất hiện
trong cung vua, nay được hiện diện ở phủ chúa. Qua đây, giáo viên cũng cần
làm rõ cho học sinh thấy được uy quyền nghiêng trời, lấn lướt cả cung vua của
phủ chúa Trịnh.
1.4. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự: Qua việc tìm hiểu cái
tôi của người trần thuật.
Cái tôi của người trần thuật ở văn bản ký sự chính là cái tôi có thực, không
phải là cái tôi hư cấu như trong các thể loại văn bản khác. Cái tôi- người trần
thuật chính là người được chứng kiến, được tham gia và đang tái hiện lại những
vấn đề mà mình đã được chứng kiến, được tham gia đó. Vì vậy, có thể hiểu sự
biểu hiện của cái tôi trần thuật trong tác phẩm ký sự chính là thái độ, suy nghĩ,
cảm nhận của tác giả đối với những sự việc, sự kiện mà tác giả đang hồi tưởng.
Ở văn bản Vào phủ chúa Trịnh, để học sinh nhận ra được yếu tố người trần
thuật với những cảm xúc, suy nghĩ, thái độ đối với quang cảnh và cung cách
sinh hoạt trong phủ chúa, giáo viên cần phải vừa thuyết trình vừa nêu vấn đề:
Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả đối với cuộc sống nơi phủ chúa ?
Đối với vấn đề này, học sinh sẽ nêu được một số ý có liên quan. Nhưng giáo
viên cần hệ thống hoá vấn đề: Phủ chúa sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu
nhưng thái độ của tác giả lại tỏ ra thờ ơ, dửng dưng với những quyến rũ vật
chất đó, không đồng tình vối cuộc sống ngột ngạt trong no đủ, tiện nghi mà

thiếu ánh sáng và khí trời, thấp thoáng một chút mỉa mai và châm biếm.
Với tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho thế tử, giáo viên cần đưa ra câu hỏi
để học sinh suy nghĩ: Khi kê đơn cho thế tử tâm trạng của tác giả có sự đấu
tranh như thế nào ?
Với vấn đề này học sinh sẽ phát hiện ra tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho
thế tử có sự giằng co bên trong. Điều quan trọng là giáo viên qua đây cần cho
học sinh thấy được phẩm chất tốt đẹp của danh y Lê Hữu Trác: là người có kiến
thức uyên thâm, có lương tâm, đức độ coi thường quyền quý, thích cuộc sống
thanh đạm…
1.5. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự qua việc tìm hiểu nghệ
thuật viết ký của tác giả và khái quát ý nghĩa của đoạn trích.
Nghệ thuật chính là yếu tố góp phần không nhỏ bên cạnh nội dung để tạo nên
thành công của một tác phẩm văn học. Ở văn bản ký sự này, giáo viên cần lần
10
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
lượt giúp học sinh nhận ra các giá trị nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm, để từ
đó giúp học sinh tìm hiểu các văn bản khác ở cùng thể loại văn học.
Với vấn đề này, tôi đưa ra cho học sinh câu hỏi thảo luận: Có người cho
rằng thượng kinh ký sự là một cuốn sổ tay cá nhân nghi chép các tư liệu về
chuyến lên kinh chữa bệnh cho cha con thế tử của danh y Lê Hữu Trác. Ý kiến
của anh (chị) như thế nào ?
Học sinh với vấn đề này có thể đồng tình hoặc không đồng tình, nhưng giáo
viên cần phải chú ý lắng nghe để từ đó đưa ra được nhận xét khái quát dựa trên
việc tổng hợp ý kiến của học sinh. Cụ thể là giáo viên cần khẳng định: Đây là
một nhận xét chưa đúng với giá trị của tác phẩm. Bởi lẽ, dù chỉ nằm ở phần
cuối của cuốn Hải Thượng tông tâm lĩnh, nhưng Thượng kinh kí sự vẫn có giá
trị của một tác phẩm văn học rõ rệt và điều này được thể hiện rõ qua đoạn trích
Vào phủ chúa Trịnh mà các em vừa tìm hiểu. Qua sự quan sát và ghi chép tỉ mỉ,
tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán, ta

thấy được cuộc sống sa hoa, hưởng lạc đúng như sự nhận xét của chính tác giả
“Cả trời Nam sang nhất là đây”. Đồng thời tác giả còn thể hiện qua dòng hồi
tưởng của mình về sự lấn lướt quyền vua của phủ chúa.
Giáo viên cũng cần định hướng đẻ học sinh nhận thấy được những đặc sắc
trong nghệ thuật viết ký sự của tác giả bằng câu hỏi: Về nghệ thuật viết ký sự
của Lê Hữu Trác, theo em có gì đặc sắc?
Học sinh sẽ nêu ra được một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Nhưng
giáo viên vẫn không thể bỏ qua được công việc của mình là hệ thống hoá lại câu
trả lời của học sinh: Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh đã thể hiện được
những nét đặc sắc trong bút pháp ký sự của tác giả, đó là: khả năng quan sát tỉ
mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động, nêu được cái thần của cảnh vật;
cùng với sự đan xen của thơ ca giúp cho tác phẩm ký sự đậm chất trữ tình.
Trên đây là toàn bộ những giải pháp mà bản thân tôi đã tiến hành để nâng
cao hiệu quả trong những tiết dạy đọc- hiểu văn bản ký mà cụ thể là đoạn trích
Vào phủ chúa Trịnh theo đặc trưng thể loại.
2. Biện pháp thực hiện:
Để đạt hiệu quả cao trong quá trình dạy tiết đọc- hiểu văn bản nói chung và
tiết đọc- hiểu văn bản ký sự theo đặc trưng thể loại nói riêng, bản thân tôi bên
11
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
cạnh việc tiến hành những giải pháp cụ thể như đã trình bày ở trên còn áp dụng
các biện pháp cụ thể như sau:
2.1. Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về thể loại ký sự:
- Khái niệm: Một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký, chuyên ghi chép một
sự kiện, một câu chuyện tương đối hoàn chỉnh mà người ghi là người trong
cuộc, tham gia vào mọi diễn biến như một nhân vật dẫn truyện hoặc nhân vật
chính, nhưng mục tiêu của sự trần thuật lại không hướng đến giãi bày cái “tôi”
của mình.
- Đặc điểm: Ký sự viết về những sự việc, con người có thật mà tác giả trực

tiếp chứng kiến, sử dụng nhiều biện pháp và phương tiên biểu đạt nghệ thuật…
So với bút ký, tuỳ bút, phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả thường ít hơn. Tuy
nhiên ở ký sự, cùng với những ghi chép khách quan tác giả vẫn có thể bộc lộ
cảm nghĩ, thái độ của chính mình.
2.2. Yêu cầu học sinh đọc bài và chuẩn bị bài ở nhà.
Đây là yêu cầu thường xuyên và bắt bược đối với mỗi học sinh trong các tiết
học Ngữ văn, đặc biệt là phân môn đọc - hiểu văn bản. Có như vậy, học sinh
mới phần nào nắm được những vấn đề cơ bản của tác phẩm trước mỗi giờ học,
tránh cho các em cách tiếp thu thụ động. Điều này là vô cùng cần thiết đối với
mỗi tiết học vì thời lượng dành cho mỗi tiết học chỉ có 45 phút. Bản thân tôi
thường kiểm tra xác xuất từ hai đến ba em về việc chuẩn bị bài ở nhà bên cạnh
việc kiểm tra bài cũ. Việc này sẽ tạo cho các em thói quen trước khi đến lớp và
cũng từ đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các em trong mỗi giờ học.
Vì văn bản Vào phủ chúa Trịnh nằm ở tiết học đầu tiên của chương trình Nữ
văn 11, nên khi kiểm tra việc chuẩn bị bài của các em cũng có thể xem là việc
kiểm tra bài cũ và giáo viên có thể cho điểm để khuyến khích học sinh tích cực
trong học tập.
2.3. Trong các tiết đọc - hiểu văn bản nói chung và đọc - hiểu văn bản ký
sự nói riêng, bản thân tôi luôn có ý thức sử dụng các phương tiện hỗ trợ cho
bài dạy như: sưu tầm các tranh ảnh có liên quan, sử dụng công nghệ thông tin
để học sinh nhanh nắm bắt được vấn đề chính, đồng thời cũng tạo ra được
không khí sôi nổi cho tiết học; tránh được sự nhàm chán và thiếu tập trung của
học sinh.
12
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
Với văn bản Vào phủ chúa Trịnh, giáo viên có thể sưu tầm: ảnh của tác giả
Lê Hữu Trác, hình ảnh của bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh và hình ảnh quê
hương của tác giả trên mạng…
2.4. Tuỳ vào bài dạy mà phần lớn là các tiết đọc - hiểu văn bản, tôi luôn

dành khoảng 5 – 7 phút cuối giờ để đưa ra vấn đề tổng kết: bằng một câu hỏi
mang tính khái quát nhưng lại phát huy được tính chủ động và sáng tạo của học
sinh. Qua đó tôi có thể thu nhận được một cách kịp thời mức độ hiểu bài của các
em đến đâu (tôi thường dùng các phiếu học tập với các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
và yêu cầu các em điền tên cũng như câu trả lời riêng của mình vào), từ đó tôi
sẽ có hướng điều chỉnh phương pháp dạy học của mình ở những tiết học tiếp
theo.
Với văn bản Vào phủ chúa Trịnh, tôi sẽ nêu câu hỏi vào phiếu học tập và
phát cho các em sau bài học với nội dung: Qua văn bản Vào phủ chúa Trịnh
(Trích Thượng kinh ký sự của Lê Hữu Trác), bản thân em ấn tượng với vấn đề
nào nhất ? Vì sao ?
3. Giáo án thực nghiệm:
Từ những giải pháp và biện pháp trên, tôi đã xây dựng được một giáo án cụ
thể cho tiết dạy văn bản: Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh ký sự của Lê
Hữu Trác) theo đặc trưng thể loại.
Tiết 1-2: Đọc văn: Vào phủ chúa Trịnh (Trích "Thượng kinh ký sự")
Lê Hữu Trác
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hiểu được đặc điểm của thể ký trong văn học trung đại.
- Cảm nhận được giá trị hiện thực sâu sắc và nhân cách thanh cao của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG:
1. Kiến thức:
- Đặc điểm của thể ký.
- Giá trị hiện thực của đoạn trích.
- Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
2. Kĩ năng:
- §äc - hiÓu thÓ ký trung ®¹i theo ®Æc trưng thÓ lo¹i.
13
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng

______________________________________________________________
III, HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN:
- Bước 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ:
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị của học sinh.
- Bước 2: Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Yêu cầu cần đạt
HĐ1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu
phần Tiểu dẫn với câu hỏi:
?Hãy nêu những nội dung chính của
phần Tiểu dẫn?
GV trước khi cho HS tìm hiểu tác
phẩm Thượng Kinh kí sự của Lê Hữu
Trác cần giúp các em tái
hiện lại những kiến thức về thể loại ký
mà các em đã đựơc h ọc ở THCS bằng
cách nêu câu hỏi:
? Các em đã được học tác phẩm ký ở
chương trình THCS, hãy nhắc lại tên
của tác phẩm đó và nêu được những
nét khái quát về ký ?
GV sau khi các em phát biêu cần chốt
lại những yêu cầu cơ bản về thể ký
như: khái niệm, đặc điểm. Sau đó cho
các em tìm hiểu sơ luợc tác phẩm bằng
cách nêu vấn đề:
? Hãy nêu hiểu biết của mình về tác
phẩm Thượng Kinh kí sự của Lê Hữu
Trác?
GV cung cấp thêm một số chân dung
của Lê Hữu Trác và nhũng thông tin

về tác phẩm (sử dụng kết hợp máy
chiếu).
- Thượng Kinh kí sự nằm ở phần phụ
lục của cuốn Y tông tâm lĩnh. Tác
phẩm được viết theo thể nhật kí không
chia chương mục, mở đầu bằng việc
tác giả được triệu lên kinh để khám
bệnh cho thế tử kết thúc bằng việc
tác giả về quê trong tâm trạng vui
sướng.
I. Tìm hiểu chung:
1. T¸c gi¶:
- Lê Hữu Trác (1724-1791) có biệt hiệu
là Hải Thượng Lãn Ông.
- Ông không chỉ là một danh y chữa
bệnh cứu người, mà còn soạn sách và
mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá
y học.
2. Tác phẩm:
a.Thể loại:
+ Khái niệm:
+Đặc điểm:
b. Tác phẩm:
Thượng Kinh kí sự là tập kí bằng chữ
Hán, viết năm 1782, khắc in năm 1885.
Tác phẩm tả quang cảnh ở Kinh đô,
cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa- những
điều tác giả được tai nghe, mắt thấy từ
Hương Sơn ra Thăng Long để chữa bệnh
cho thế tử Trịnh Cán và chúa Trịnh Sâm.

- Văn bản Vào phủ chúa Trịnh được
trích trong tác phẩm Thượng Kinh kí sự
của Lê Hữu Trác.
14
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
HĐ2: GV hướng dẫn HS đọc- hiểu văn
bản.
GV sau khi hướng dẫn cách đọc văn
bản cần giúp các em khám phá nội
dung tác phẩm theo định hướng sau.
Trước hết, GV hướng dẫn HS tìm hiểu
vị trí và bố cục:
?Qua việc chuẩn bị bài, anh (chị) hãy
cho biết văn bản Vào phủ chúa Trịnh
nằm ở vị trí nào trong tác phẩm
“Thượng kinh kí sự” của Lê Hữu
Trác?
?Theo em văn bản Vào phủ chúa Trịnh
được chia làm mấy phần? Nội dung
của mỗi phần là gì?
Giáo viên thông qua câu trả lời của
học sinh để thống nhất bố cục của văn
bản. Sau đó cho học sinh nhận xét về
bố cục của văn bản với câu hỏi: Em
hãy nêu nhận xét của mình về bố cục
của văn bản ?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên cần
rút ra nhận xét chung.
Đối với văn bản Vào phủ chúa Trịnh

(Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu
Trác), để học sinh thấy được ý nghĩa
nhan đề của tác phẩm, giáo viên cần
nêu vấn đề: Anh (chị) có suy nghĩ gì về
nhan đề của văn bản Vào phủ chúa
Trịnh (Trích "Thượng kinh kí sự" của
Lê Hữu Trác)?
Giáo viên chốt lại vấn đề.
II. Đọc- hiểu văn bản:
1. Tìm hiểu vị trí và bố cục:
a. Vị trí:
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh nằm ở
phần đầu của tác phẩm Thượng kinh kí
sự.
b. Bố cục.
Bố cục gồm 2 phần:
- Quang cảnh và cung cách sinh hoạt
trong phủ chúa.
- Tâm trạng của tác giả.
=>Văn bản có bố cục rất rõ ràng, mạch
lạc, kể tả theo trình tự thời gian và sự
việc.
2. Tìm hiểu nội dung:
a Nhan đề:
Văn bản Vào phủ chúa Trịnh là sự
ghi chép của tác giả về những gì mình
được chứng kiến khi vào khám bệnh cho
thế tử.
15
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng

______________________________________________________________
Với văn bản Vào phủ chúa Trịnh, giáo
viên cần nêu vấn đề: Theo anh (chị) sự
việc được nêu trong văn bản là gì ?
?Theo bước chân của tác giả trên
con đường vào phủ chúa, anh (chị) có
ấn tượng như thế nào về quang cảnh
nơi đây ? Đối với câu hỏi này, học
sinh có thể đưa ra rất nhiều ấn tượng
của riêng bản thân mình về quang cảnh
ở phủ chúa. Lúc này giáo viên phải
làm công việc tổng hợp và khái quát
lại những kiến thức mà học sinh phát
biểu để tạo nên tính hệ thống, giúp học
sinh dễ nhớ.
Để học sinh tiếp tục khám phá tác
phẩm, giáo viên đưa ra vấn đề: Khi
vào phủ chúa lần đầu tiên, Lê Hữu
Trác đã nhận xét cảnh sống ở đây
“Thực khác hẳn người thường”. Anh
(chị) có đồng tình với nhận xét của tác
giả không ? Vì sao ?
Giáo viên chốt lại vấn đề dựa trên
cơ sở câu trả lời đúng của học sinh.
Để học sinh nhận ra được yếu tố
người trần thuật với những cảm xúc,
suy nghĩ, thái độ đối với quang cảnh
và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa,
giáo viên cần phải vừa thuyết trình vừa
nêu vấn đề: Em có nhận xét gì về thái

độ của tác giả đối với cuộc sống nơi
phủ chúa ?
Với tâm trạng của tác giả khi kê
đơn cho thế tử, giáo viên cần đưa ra
b. Quang cảnh và cung cách sinh hoạt
trong phủ chúa:
-Quang cảnh: quang cảnh ở phủ chúa
Trịnh như: Có nhiều cửa, năm sáu lần
trướng gấm, quanh co, nhiều địa điểm
(Gác Tía, Hậu mã…).
=> Quang cảnh phủ chúa là chốn thâm
niên, kín cổng cao tường, vô cùng xa
hoa, tráng lệ. Cuộc sống trong phủ chúa
là cuộc sống hưởng lạc với vô số của
ngon vật lạ mà người thường chưa được
thấy bao giờ.
-Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:
Cảnh sống trong phủ chúa đúng như
nhận xét của tác giả với nhiều biểu hiện
đặc biệt, khác thưưòng: Muốn vào phủ
chúa phải có thánh chỉ, có thẻ; người
phục vụ đông đúc, tấp nập; việc khám
bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt
phép tắc, quy định. Tất cả những cái đó
thường chỉ xuất hiện trong cung vua, nay
được hiện diện ở phủ chúa-> uy quyền
nghiêng trời, lấn lướt cả cung vua của
phủ chúa Trịnh.
c. Tâm trạng của tác giả
-Thái độ đối với quang cảnh và cung

cách sinh hoạt trong phủ chúa: Phủ chúa
16
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
câu hỏi để học sinh suy nghĩ: Khi kê
đơn cho thế tử tâm trạng của tác giả
có sự đấu tranh như thế nào ?(giáo
viên qua đây cần cho học sinh thấy
được phẩm chất tốt đẹp của danh y Lê
Hữu Trác).
Để HS thấy được những đặc sắc về
nghệ thuật viết ký, GV cần dẫn dắt các
em bằng các h nêu vấn đề:
? Có người cho rằng thượng kinh ký
sự là một cuốn sổ tay cá nhân nghi
chép các tư liệu về chuyến lên kinh
chữa bệnh cho cha con thế tử của
danh y Lê Hữu Trác. Ý kiến của anh
(chị) như thế nào ?
Giáo viên cần phải chú ý lắng nghe
để từ đó đưa ra kết luận.
Giáo viên cũng cần định hướng để
học sinh nhận thấy được những đặc
sắc trong nghệ thuật viết ký sự của tác
giả bằng câu hỏi: Về nghệ thuật viết ký
sự của Lê Hữu Trác, theo em có gì đặc
sắc?
sang, phủ chúa đẹp, phủ chúa giàu
nhưng thái độ của tác giả lại tỏ ra thờ ơ,
dửng dưng với những quyến rũ vật chất

đó, không đồng tình vối cuộc sống ngột
ngạt trong no đủ, tiện nghi mà thiếu ánh
sáng và khí trời, thấp thoáng một chút
mỉa mai và châm biếm.
-Tâm trạng của tác giả khi kê đơn cho
thế tử: tâm trạng của tác giả khi kê đơn
cho thế tử có sự giằng co bên trong > là
người có kiến thức uyên thâm, có lương
tâm, đức độ coi thường quyền quý, thích
cuộc sống thanh đạm…
3. Tìm hiểu nghệ thuật:
-Đây là một nhận xét chưa đúng với giá
trị của tác phẩm. Bởi lẽ, dù chỉ nằm ở
phần cuối của cuốn Y tông tâm lĩnh,
nhưng Thượng kinh kí sự vẫn có giá trị
của một tác phẩm văn học rõ rệt và điều
này được thể hiện rõ qua đoạn trích Vào
phủ chúa Trịnh mà các em vừa tìm hiểu.
Qua sự quan sát và ghi chép tỉ mỉ, tâm
trạng của tác giả khi vào phủ chúa khám
bệnh cho thế tử Trịnh Cán, ta thấy được
cuộc sống sa hoa, hưởng lạc đúng như
sự nhận xét của chính tác giả “Cả trời
Nam sang nhất là đây”. Đồng thời tác
giả còn thể hiện qua dòng hồi tưởng của
mình về sự lấn lướt quyền vua của phủ
chúa.
- Qua đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh
17
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng

______________________________________________________________
Học sinh sẽ nêu ra được một số yếu
tố nghệ thuật đặc sắc của tác giả. Từ
đó, giáo viên hệ thống hoá lại câu trả
lời của học sinh.
? Sau khi đã tìm hiểu toàn bộ đoạn
trích, theo em văn bản có ý nghĩa gì?
HĐ3: GV hướng dẫn HS tổng kết, rút
kinh nghiệm.
- GV tổng kết bằng cách nêu câu hỏi
vào phiếu học tập và phát cho các em
sau bài học với nội dung: Qua văn bản
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng
kinh ký sự của Lê Hữu Trác), bản thân
em ấn tượng với vấn đề nào nhất ? Vì
sao ?
- GV căn cứ vào phiếu học tập thu
được cũng như thực tế giảng dạy để tự
rút kinh nghiệm cho những tiết dạy sau
có hiệu quả hơn
đã thể hiện được những nét đặc sắc trong
bút pháp ký sự của tác giả, đó là: khả
năng quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực,
tả cảnh sinh động, nêu được cái thần của
cảnh vật; cùng với sự đan xen của thơ ca
giúp cho tác phẩm ký sự đậm chất trữ
tình.
4. Tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
Văn bản Vào phủ chúa Trịnh thể hiện
cái nhìn sắc sảo có phần mỉa mai của tác

giả đối với những gì ông được chứng
kiến, đồng thời thể hiện nhân cách cao
đẹp của một danh y.
III. Tổng kết, rút kinh nghiệm:
1. Tổng kết
HS trả lời bằng phiếu học tập.
2. Rút kinh nghiệm
- Bước 3: Hưóng dẫn tự học: Nắm được đặc trưng thể loại và nội dung bài
học.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
18
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
Bản thân tôi qua thực tế áp dụng đề tài này trong dạy học cho học sinh khối
11 trong các năm học: 2010 – 2011 và 2011 – 2012, 2012-2013 đã thu được
những kết quả cụ thể như sau:
Kết quả

Lớp
Tỷ lệ học
sinh nắm
được nội
dung bài học
ở mức độ cao
(%)
Tỷ lệ học
sinh nắm
được nội
dung bài học
ở mức độ

trung bình
(%)
Tỷ lệ học
sinh nắm
được nội
dung bài học
ở mức độ
thấp (%)
Ghi chú
11A3 (2010-
2011)
22 38 40
11A7 (2011-
2012)
43 40 17
11A1(2012-
2013)
50 40 10
Như vậy, từ bảng thống kê trên đây, bản thân tôi khi áp dụng đề tài này vào
dạy văn bản: Vào phủ chúa Trịnh, đã giúp cho tỷ lệ học sinh hiểu bài ở mức độ
cao tăng lên đáng kể qua từng năm học: nếu năm học 2009 – 2010 số học sinh
này chỉ chiếm 22%, thì đến năm học tiếp theo đã tăng lên 43% và ở năm học
vừa qua tỷ lệ này là 50%. Đồng thời, số học sinh hiểu bài ở mức độ thấp đã
giảm: từ 40% năm học 2009 – 2010, xuống còn 17% ở năm học 2010 – 2011
và ở năm học vừa qua tỷ lệ này chỉ còn 10%. Từ kết quả thu được như trên, tôi
mạnh dạn trình bày đề tài Phương pháp đọc- hiểu đoạn trích "Vào phủ chúa
Trịnh" theo đặc trưng thể loại, để đồng nghiệp có thể tham khảo và góp ý. Từ
đó, giúp tôi có điều kiện hoàn thiện hơn cho đề tài của mình cũng như góp phần
nâng cao hiệu quả của tiết dạy: Đọc - hiểu văn bản ký sự mà cụ thể là đoạn trích
Vào phủ chúa Trịnh (Trích Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác).

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
19
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
Mục đích của bản thân tôi khi viết đề tài này là nhằm góp phần tạo hứng thú
cho học sinh trong các tiết đọc - hiểu văn bản ký sự nói chung và tiết đọc - hiểu
đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh nói riêng. Đồng thời hình thành ở các em thói
quen trong việc chuẩn bị bài, cách lĩnh hội tri thức trên lớp, cũng như phát huy
được sự sáng tạo của học sinh trong mỗi tiết học.
Từ thực tiễn dạy học cùng với quá trình tự nghiên cứu, tôi đã mạnh dạn trình
bày ý kiến của mình đối với vấn đề Phương pháp đọc- hiểu đoạn trích "Vào
phủ chúa Trịnh" theo đặc trưng thể loại. Bên cạnh những việc đã làm được
bản thân tôi tự nhận thấy còn nhiều hạn chế và thiếu xót trong đề tài nghiên cứu.
Vậy rất mong được các đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp góp ý để tôi
có thể hoàn thiện hơn đề tài của mình.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thanh Hoá, ngày 20 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Đỗ Thị Hằng
MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ……………………………………………………… 1
20
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
I . LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………… ……………………………. 1
II . PHƯƠNG PHÁP VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU…………… …………………. 2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………….……………… 3
I . CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………………… ……… 3

1. Cơ sở lí luận 3
2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………………………….…… 4
II. NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN……………………….… 6
1. Giải pháp thực hiện:…………………………………………………………… .…… … 6
1.1. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự qua việc tìm hiểu thể loại và nhan đề
của tác phẩm……………… …………………………………………………… …………. 7
1.2. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn ký sự qua việc tìm hiểu vị trí, bố cục của văn bản
………………………………………………………………………………… …….….…. 8
1.3. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự: Qua việc tìm hiểu sự việc được tái
hiện trong văn bản……………….…………………………………………………….…… 9
1.4. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự: Qua việc tìm hiểu cái tôi của người
trần thuật…………………………………………………….…………………………… …10
1.5. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản ký sự qua việc tìm hiểu nghệ thuật viết
ký của tác giả và khái quát ý nghĩa của đoạn trích…………………………….…… ….11
2. Biện pháp thực hiện…………………………………………………………… …… …12
3. Giáo án thực nghiệm
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC ……………………………………………… … ….13
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT…………………………………………… 20
PHỤ LỤC
21
Sáng kiến kinh nghiệm Đỗ Thị Hằng
______________________________________________________________
1. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đ ại học Quốc Gia Hà
Nội.
2. Trần Hưng Đạo, Hoàng Như Mai, Huỳnh Lý (1970), Vấn đề giảng dạy văn
học theo thể loại, tập 2, Nxb Giáo dục.
3. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên, 1999), Từ điển
thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
4. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (đồng chủ
biên, 2004), Từ điển văn học, Nxb Thế giới.

22

×