Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu hiện tượng chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 71 trang )

1

Mục lục
Mục lục 1
Tóm tắt 4
1 Giới thiệu 6
Lý do chọn đề tài 6 1.1
Mục tiêu nghiên cứu 7 1.2
Phương pháp và nội dung nghiên cứu 7 1.3
Đóng góp của đề tài 9 1.4
Bố cục bài nghiên cứu 9 1.5
Hạn chế của đề tài và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo 10 1.6
2 Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá 12
Khung lý thuyết 12
2.1
2.1.1 Khái niệm cơ bản 12
2.1.2 Nghiên cứu lý thuyết 17
Bằng chứng thực nghiệm 22 2.2
3 Phương pháp nghiên cứu 29
Mô hình của động cơ chuyển giá (transfer pricing incentives) 29 3.1
Mô hình thực nghiệm và các biến số 35 3.2
3.2.1 Sự thay đổi giá chuyển giao báo cáo - P 35
3.2.2 Sự thay đổi động cơ chuyển giá - TPI 36
3.2.3 Sự thay đổi thu nhập bình quân đầu người - GDP/CAP 38
Phương pháp hồi quy 39 3.3
2

3.3.1 Một số vi phạm giả thuyết mô hình hồi quy truyền thống (OLS) 39
3.3.2 Phương pháp Mô-men tổng quát (GMM) 39
3.3.3 Điều chỉnh ma trận trọng số trong điều kiện phương sai thay đổi và tương
quan giữa các quan sát trong một quốc gia theo các năm 40


3.3.4 Biến công cụ tối ưu trong trường hợp có phương sai thay đổi 42
4 Kết quả nghiên cứu 43
Thống kê mô tả 43 4.1
Kết quả và thảo luận 45 4.2
4.2.1 Kết quả hồi quy theo phương pháp bình phương bé nhất OLS 45
4.2.2 Kết quả hồi quy theo phương pháp Mô – men tổng quát GMM 46
Đề xuất chính sách: Một số biện pháp chống chuyển giá tại Việt Nam 49 4.3
4.3.1 Thiết lập và dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động chống chuyển
giá 49
4.3.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động chuyển giá 50
4.3.3 Tăng mức xử phạt hành chính đối với hành vi chuyển giá 51
4.3.4 Kiện toàn tổ chức bộ máy của cơ quan thuế 52
4.3.5 Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực hoạt động trong ngành thuế 52
4.3.6 Hoàn thiện hệ thống thông tin kinh tế ngành và xây dựng cơ sở dữ liệu giá cả
cho các giao dịch 53
4.3.7 Tăng cường hợp tác quốc tế trong hoạt động chống chuyển giá tại Việt Nam
53
5 Kết luận 54
Tóm tắt kết quả nghiên cứu 54 5.1
Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 54 5.2
3

Phụ lục 56
Tài liệu tham khảo 68


4

Tóm tắt
Chuyển giá hay thao túng giá chuyển giao là việc định giá các giao dịch nội bộ chênh

lệch so với giá theo nguyên tắc thị trường nhằm chuyển thu nhập từ nơi có thuế suất cao
đến nơi có thuế suất thấp, từ đó làm giảm gánh nặng thuế tổng thể của một công ty đa
quốc gia trên toàn cầu. Trong một nền kinh tế, chuyển giá là một vấn đề được quan tâm
bởi nhiều đối tượng, bao gồm các nhà hoạch định chính sách, cơ quan thuế, cơ quan ban
hành luật pháp cũng như các nhà quản trị doanh nghiệp. Đặc biệt, vấn đề được quan tâm
hàng đầu đối với các cơ quan ban hành luật pháp cùng các nhà hoạch định chính sách là
tìm kiếm những bằng chứng về hành vi chuyển giá trong nền kinh tế. Bài nghiên cứu của
chúng tôi áp dụng mô hình động cơ chuyển giá của Swenson (2001) theo phương pháp
ước lượng Mô – men tổng quát (GMM) để xem xét tác động của thuế suất thuế thu nhập
doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu lên việc định giá chuyển giao của các công ty
đa quốc gia có hoạt động tại Việt Nam từ năm 2008 – 2013 trong 10 nhóm mặt hàng: Ô
tô nguyên chiếc các loại; Cao su; Chất dẻo nguyên liệu; Giấy các loại; Sắt thép các loại;
Phân bón các loại; Kim loại thường khác; Xăng dầu các loại; Xơ sợi dệt các loại; Bông
các loại. Nhóm tác giả thu được những kết quả chính như sau:
- Ước lượng được tính toán dựa trên việc nhóm chung tất cả các quan sát theo năm
đối với từng quốc gia trong từng nhóm mặt hàng xem xét (mẫu tổng thể) cho thấy một
mối quan hệ đồng biến giữa sự thay đổi động cơ chuyển giá và sự thay đổi giá chuyển
giao báo cáo. Kết quả này cho thấy rằng nhìn chung tổng thể 10 nhóm mặt hàng được
xem xét, một sự tăng lên trong thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam cũng
như một giảm xuống thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ở quốc gia công ty mẹ đặt trụ
sở hoặc một sự giảm sút trong thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam sẽ làm gia tăng mức
giá chuyển giao báo cáo mà công ty mẹ áp dụng cho các giao dịch đối với công ty con.
- Kết quả ước lượng theo phương pháp Mô – men tổng quát đối với các quan sát
quốc gia – năm cho riêng từng nhóm mặt hàng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa sự
thay đổi động cơ chuyển giá và sự thay đổi giá chuyển giao báo cáo ở tất cả các nhóm
mặt hàng, ngoại trừ nhóm mặt hàng Ô tô nguyên chiếc các loại.
5

Một sự giải thích chi tiết hơn những kết quả trên sẽ được trình bày trong chương Kết quả
và thảo luận.


6

1 Giới thiệu
Lý do chọn đề tài 1.1
Năm 2007, Việt Nam gia nhập WTO. Đây là một sự kiện trọng đại mở ra một kỷ nguyên
mới cho con đường hội nhập và phát triển của đất nước. Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam không ngừng gia tăng mạnh mẽ qua từng năm. Năm 2006,
khi Việt Nam hoàn tất đàm phán gia nhập WTO thì dòng vốn FDI đăng ký tăng lên 12 tỷ
USD - con số cao nhất trong 18 năm Việt Nam thu hút vốn nước ngoài thời kỳ trước đó.
Đến năm 2013, theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài ước tính đạt hơn 20 tỷ USD.
Dòng vốn FDI đổ vào nước ta một mặt tạo điều kiện đẩy mạnh quá trình phát triển đất
nước, nhưng nó vẫn có nhiều mặt hạn chế như sự nhập khẩu ô nhiễm môi trường vào
trong nước, các ngành kinh tế non trẻ trong nước dễ bị chi phối bởi các tập đoàn lớn trên
thế giới, các công ty hoạt động từ dòng vốn FDI thực hiện hành vi chuyển giá để tránh
thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước… Cụ thể, theo số liệu trong đợt kiểm tra sơ bộ của
ngành thuế Việt Nam tính đến tháng 9 năm 2013, có 122 doanh nghiệp tại 23 tỉnh, thành
phố bị phát hiện có hành vi chuyển giá. Các doanh nghiệp trên buộc phải điều chỉnh giảm
lỗ phát sinh và giảm chuyển lỗ với tổng số tiền là 2252 tỷ đồng. Trong đó, giảm lỗ phát
sinh 1870 tỷ đồng, giảm số lỗ được chuyển vào kỳ tính thuế thực hiện thanh tra, kiểm tra
là 335 tỷ đồng. Tổng số tiền thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp này tăng lên là
2599 tỷ đồng. Đặc biệt, có 529 doanh nghiệp báo cáo lỗ nhưng vẫn tăng trưởng doanh
thu. Cuộc thanh tra cũng phát hiện thấy nhiều dấu hiệu chuyển giá ở các tập đoàn lớn
khác, mặc dù chưa có bằng chứng trực tiếp.
Các hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp hiện nay vẫn đang tiếp tục gây ảnh hưởng
tiêu cực đến ngân sách Nhà nước cũng như môi trường cạnh tranh bình đẳng tại Việt
Nam, đồng thời có biểu hiện lan rộng cùng nhiều thủ thuật tinh vi hơn. Nhận thấy được
những tác hại to lớn trên và đồng thời cũng xuất phát từ thực tiễn rằng tại Việt Nam chưa
có các bài nghiên cứu định lượng chuyên sâu về vấn đề chuyển giá. Do đó, nhóm tác giả

7

chúng tôi tiến hành thực hiện bài nghiên cứu về hành vi chuyển giá ở mức độ các nhóm
mặt hàng dựa trên nền tảng mô hình lý thuyết của Deborah L. Swenson (2001) với mong
muốn tìm ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá một cách khách quan thông
qua phân tích định lượng, từ đó đề xuất các biện pháp phù hợp nhằm tránh thất thoát
nguồn thu thuế của quốc gia.
Mục tiêu nghiên cứu 1.2
Phần lớn các bài nghiên cứu về hành vi chuyển giá thường tiến hành điều tra ở mức độ
công ty và sử dụng mức giá chuyển giao báo cáo của từng công ty để nghiên cứu. Tuy
nhiên, những số liệu này là không thể thu thập tại Việt Nam nên bài nghiên cứu của nhóm
tác giả được thực hiện với mục tiêu tìm ra bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá
tại Việt Nam ở mức độ các nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu. Để làm rõ vấn đề này, bài
nghiên cứu lần lượt xem xét các vấn đề sau:
- Đưa ra định nghĩa và phương thức thực hiện hành vi chuyển giá của các công ty con có
nguồn vốn đầu tư FDI tại Việt Nam.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá chuyển giao báo cáo thông qua mô hình lý
thuyết.
- Tìm kiếm mối liên hệ thực tế giữa mức giá chuyển giao báo cáo ở mức độ nhóm mặt
hàng với chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp giữa Việt Nam và quốc gia
xuất khẩu hàng hóa sang Việt Nam; cũng như với mức thuế suất thuế nhập khẩu của các
nhóm mặt hàng được nghiên cứu tại Việt Nam.
Phương pháp và nội dung nghiên cứu 1.3
Để tiến hành xem xét tác động của những thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
tại Việt Nam cũng như tại quốc gia mà công ty đa quốc gia đặt trụ sở và thuế suất thuế
nhập khẩu tại Việt Nam lên giá chuyển giao báo cáo P
R
của các công ty, nhóm tác giả
tiến hành hồi quy sự thay đổi trong giá báo cáo P
R

(P) theo sự thay đổi trong động cơ
8

chuyển giá TPI (TPI) và sự thay đổi trong GDP bình quân đầu người (GDP/CAP).
Trong từng nhóm mặt hàng, nhóm tác giả tiến hành hồi quy dữ liệu P theo TPI và
GDP/CAP của các quốc gia từ năm 2008 đến năm 2013 theo phương pháp Mô – men
tổng quát (GMM).




   




 


 


 
Bài nghiên cứu sử dụng một số nguồn dữ liệu từ năm 2007 đến năm 2013 để tính toán
các biến số cần thiết như sau:
- Mức giá chuyển giao báo cáo được tính toán cho 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu chủ yếu,
dữ liệu được thu thập từ báo cáo “Nhập khẩu Nước/Vùng lãnh thổ - Mặt hàng chủ yếu”
của Tổng cục Hải quan Việt Nam.
- Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng quốc gia được thu thập từ dữ liệu
của các cơ quan thuế có thẩm quyền thuộc Chính phủ các quốc gia được xem xét trong

từng nhóm mặt hàng.
- Mức thuế suất thuế nhập khẩu của từng nhóm mặt hàng nghiên cứu được thu thập từ
Biểu thuế trích từ các thông tư, quyết định điều chỉnh các hiệp định thương mại CEPT,
ATIGA, ACFTA, AKFTA, AJCEP, VJCEP, AIFTA.
- Dữ liệu về thu nhập bình quân đầu người của các quốc gia được nhóm tác giả thu thập
từ báo cáo Tổng quan Kinh tế Thế giới (World Economic Outlook).
Dựa vào các biến số đã xác định, bài nghiên cứu lần lượt tiến hành hồi quy theo mô hình
tuyến tính cổ điển (OLS) và phương pháp mô – men tổng quát (GMM) để giải quyết vấn
đề các giả thuyết bị vi phạm của mô hình hồi quy OLS.

9

Đóng góp của đề tài 1.4
Kết quả của bài nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên hệ giữa mức giá chuyển giao báo cáo
ở mức độ nhóm mặt hàng và sự chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và mức
thuế suất thuế nhập khẩu tại Việt Nam trong tất cả 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu được
nghiên cứu. Đồng thời, mô hình nghiên cứu được xem xét ở dạng tuyến tính nên các hệ
số ước lượng có thể cung cấp được thông tin về sự thay đổi trong mức giá chuyển giao
báo cáo khi có sự thay đổi trong chênh lệch mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và
mức thuế suất thuế nhập khẩu.
Những kết quả thu được từ bài nghiên cứu có thể giúp các cơ quan Chính phủ xác định
được mức độ thay đổi trong mức giá chuyển giao khi tiến hành những cải cách thuế. Từ
đó, các cơ quan Chính phủ có thể điều chỉnh các chính sách phù hợp với mục tiêu đặt ra.
Đây là bài nghiên cứu đầu tiên về hành vi chuyển giá được nghiên cứu tại Việt Nam ở
mức độ nhóm mặt hàng mà trong đó đã xử lý các vấn đề định lượng để tạo ra được kết
quả ước lượng vững chắc trong tất cả 10 nhóm mặt hàng nhập khẩu phổ biến.
Bố cục bài nghiên cứu 1.5
Bài nghiên cứu của nhóm tác giả gồm 5 chương:
Chương 1 – Giới thiệu tổng quan đề tài. Trong chương 1, nhóm tác giả trình bày tổng
quan các vấn đề của bài nghiên cứu. Cụ thể, nhóm tác giả sẽ chỉ ra những yêu cầu bức

thiết dẫn nhóm tác giả đến việc thực hiện bài nghiên cứu, từ đó cho thấy đóng góp của đề
tài trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, nhóm tác giả cũng xây dựng mục tiêu nghiên cứu
và cung cấp một cái nhìn tổng quát về phương pháp cũng như số liệu được sử dụng trong
nghiên cứu này.
Chương 2 – Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về hành vi chuyển giá.
Nhóm tác giả xây dựng một nền tảng lý thuyết về hành vi chuyển giá, đồng thời cung cấp
một cái nhìn xuyên suốt về quá trình phát triển của những nghiên cứu về hành vi chuyển
10

giá trên thế giới nhằm có một định hướng rõ ràng hơn trong việc xây dựng phương pháp
nghiên cứu và lựa chọn các biến số cho mô hình nghiên cứu định lượng ở phía sau.
Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu. Chương này cung cấp một sự chi tiết hóa về
phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm, cũng như dữ liệu cùng với cách xác
định các biến số được sử dụng trong nghiên cứu của nhóm tác giả.
Chương 4 – Kết quả nghiên cứu. Nhóm tác giả lần lượt trình bày các kết quả từ mô hình
hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) và mô hình hồi quy theo phương
pháp mô – men tổng quát (GMM). Sau đó, nhóm tác giả tiến hành thảo luận các kết quả
vừa thu được từ các mô hình đối với các nhóm mặt hàng được xem xét cũng như đưa
những đề xuất về mặt chính sách.
Chương 5 – Kết luận. Chương này tóm tắt kết quả nghiên cứu cũng như nêu lên những
hạn chế của nghiên cứu và những hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo.
Hạn chế của đề tài và hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo 1.6
Mặc dù đưa ra được bằng chứng của hành vi chuyển giá tại Việt Nam, nghiên cứu của
nhóm tác giả vẫn còn một số hạn chế mà có thể sẽ là cơ hội phát triển sâu hơn cho các bài
nghiên cứu sau này về vấn đề chuyển giá tại Việt Nam:
- Bài nghiên cứu chưa đo lường được tác động của các khoản phí bị phạt mà các
công ty đa quốc gia phải gánh chịu khi bị Chính phủ Việt Nam cũng như Chính phủ các
quốc gia đầu tư vốn tại Việt Nam phát hiện lên mức giá chuyển giao báo cáo.
Ngoài ra, dữ liệu về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu
được sử dụng trong bài nghiên cứu là các giá trị danh nghĩa. Do đó, các dữ liệu này vẫn

chưa phản ánh mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu
thật sự mà các công ty tại các quốc gia trong từng nhóm mặt hàng nghiên cứu phải chịu.
Cụ thể, thuế suất biên đối với thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế suất thuế nhập khẩu có
11

trọng số theo khối lượng hoặc giá trị mặt hàng nhập khẩu có thể sẽ cho những ước lượng
tốt hơn.

12

2 Khung lý thuyết và những bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá
Khung lý thuyết 2.1
2.1.1 Khái niệm cơ bản
Định giá chuyển giao là việc thiết lập giá cho những giao dịch nội bộ (tức là giao dịch
giữa các bên liên quan) đối với hàng hóa, dịch vụ, tài sản vô hình và dòng vốn trong tập
đoàn đa quốc gia (Eden 2003). Các giao dịch nội bộ cho phép các công ty đa quốc gia
thực hiện “hành vi đa quốc gia” của nó để bù đắp cho chi phí hoạt động ở nước ngoài và
đạt được lợi thế cạnh tranh. Cho nên trong thực hành, thao túng giá chuyển giao (Transfer
Pricing Manipulation – TPM) là chiến lược thiết lập giá chuyển giao bên trên hoặc bên
dưới chi phí cơ hội để “tránh” sự kiểm soát của chính phủ và những khác biệt trong quy
định giữa các quốc gia (Horst 1971; Eden 1998). Điều này có nghĩa là định giá chuyển
giao liên kết với chuyển dịch lợi nhuận giữa những khu vực có thuế suất khác nhau.
Phương pháp được thiết lập để xác định giá chuyển giao “đúng” được gọi là phương pháp
định giá theo nguyên tắc thị trường (arm’s length priciple – ALP), thông qua phương
pháp này, hai hay nhiều chi nhánh của một công ty đa quốc gia nên thực hiện giao dịch
với chi nhánh khác giống như là hai công ty này độc lập với nhau. Trong thực hành, điều
này có nghĩa là giá được dùng trong giao dịch này phải bằng với giá cả thị trường hiện tại
đối với cùng sản phẩm.
Trong thực tế, việc định giá chuyển giao đúng hay việc định giá theo nguyên tắc ALP là
rất khó áp dụng đối với cả công ty và cơ quan thuế. Nguyên nhân của việc này bao gồm

cả những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan
là những khó khăn của công ty khi xác định giá tài sản vô hình và dịch vụ, bởi vì việc xác
định dựa trên chi phí hay có thể so sánh cũng không dễ xác định mà không tốn chi phí.
Về phía cơ quan thuế, sự thiếu hụt thông tin để so sánh cũng như thiếu hụt chuyên gia với
kĩ năng chuyên môn trong việc định giá các tài sản riêng biệt là những nguyên nhân chủ
yếu. Nguyên nhân còn lại chủ yếu là do công ty cố tình thao túng giá chuyển giao. Trong
những tập đoàn đa quốc gia, định giá giá chuyển giao giữ một vai trò quan trọng cho cả
13

kế toán quản trị và kế toán vì mục đích thuế. Thông thường, mục tiêu sau cùng của việc
này là nhằm phân bổ lợi nhuận giữa các khu vực. Trong khảo sát của Ernst & Young
năm 2003, mục đích “tối đa hóa thành quả hoạt động” (73%) và “tối thiểu hóa thuế”
(68%) được xem như ưu tiên chủ yếu. Nghiên cứu về kế toán quản trị xem giá chuyển
giao như là một công cụ cho phối hợp quyết định sản xuất và kinh doanh giữa những thị
trường khác nhau. Giá chuyển giao được dùng để cung cấp cho những nhà quản lý thông
tin về chi phí và lợi nhuận của những giao dịch. Bởi vì việc đo lường thành quả của nhà
quản lý khu vực dựa trên kết quả lợi nhuận của khu vực mà họ quản lý, giá chuyển giao
có vai trò chính trong việc tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích chuyển giao hàng hóa
và dịch vụ giữa các khu vực. Từ nhận thức đó, mục tiêu của định giá chuyển giao là cho
phép công ty cơ cấu phân tán thực hiện được việc tối ưu hóa lợi nhuận.
Các hình thức thao túng chuyển giá có thể bao gồm những dạng chính như sau: định giá
thấp hàng xuất khẩu từ nơi có có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp – tạo ra lợi
nhuận thấp hơn ở khu vực có thuế cao; định giá cao hàng xuất khẩu từ nơi có có thuế suất
thấp đến nơi có thuế suất cao – tạo rao lợi nhuận cao hơn ở khu vực có thuế suất thấp;
giao dịch gián tiếp qua một nước thứ ba tính chi phí hóa đơn cho chi nhánh ở khu vực
thuế cao bằng giao dịch nội bộ bởi chi nhánh có thuế thấp; tập trung quyền sở hữu tài sản
vô hình tại những khu vực có thuế suất thấp.
Thao túng giá chuyển giao, ngoại trừ tác động tích cực lên mục tiêu chuyển vốn của công
ty, có nhiều tác động xấu lên các thành phần khác nhau trong xã hội. Theo Emmanuel
Budu Addo (Action AID Ghana), tác hại của hoạt động chuyển giá có thể phân tích theo

các khía cạnh về quyền lợi của lực lượng lao động, quản lý nguồn lực, chất lượng thông
tin cho phát triển và đầu tư của các doanh nghiệp, những thách thức với việc thực hiện
các chính sách liên quan đến thuế của chính phủ, và hiệu ứng dây chuyền của chúng tác
động lên nghèo đói đã không nhận được sự chú ý tương ứng của công chúng.
Chuyển giá làm mất đi doanh thu thuế của ngân sách quốc gia, đe dọa đến sự phát triển
kinh tế. Nhiều tài liệu thực nghiệm quan trọng đã phân tích hành vi lạm dụng chuyển giá
14

ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu thuế nói chung và đối với sự phát triển xóa đói giảm
nghèo. Tránh thuế làm tình trạng nghèo đói kéo dài dai dẳng và tạo ra sự bóp méo kinh
tế nghiêm trọng, gây cản trở quyết định đầu tư trong nền kinh tế. Hoạt động chuyển giá
gia tăng kéo theo sự phát triển của những nền kinh tế hải ngoại – nơi mà sẽ là trung gian
cho việc thực hiện chuyển giá. Trong một số trường hợp, quốc gia tiếp nhận đầu tư có
thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn nên trở thành người hưởng lợi từ hoạt
động chuyển giá của các công ty đa quốc gia. Vì vậy mà các quốc gia này cố ý làm lơ để
các công ty đa quốc gia thực hiện hành vi chuyển giá, làm nổi lên sự cạnh tranh về chính
sách thuế giữa các quốc gia. Về lâu dài, khi có sự chuyển biến của môi trường kinh doanh
quốc tế thì các quốc gia này sẽ gánh chịu hậu quả do việc thả lỏng và thờ ơ trong công tác
quản lý trước đây gây ra. Lúc này các quốc gia phải đương đầu với khó khăn tài chính do
các hành động chuyển giá nhằm thu hồi vốn nhanh sẽ làm thay đổi cơ cấu vốn của nền
kinh tế quốc gia tiếp nhận đầu tư, phản ánh không chính xác sức mạnh và cơ hội đầu tư
của nền kinh tế và khủng hoảng sẽ xảy. Thêm vào đó, thông qua hoạt động chuyển giá
nhằm chiếm thị phần khi mới tham gia vào thị trường, các công ty đa quốc gia sẽ tiến
hành các chiêu thức quảng cáo và khuyến mãi làm lũng đoạn thị trường. Thông qua
chuyển giá, các công ty đa quốc gia sẽ thực hiện kế hoạch thôn tính doanh nghiệp trong
nước, các công ty đa quốc gia sẽ dần trở nên độc quyền, kiểm soát giá cả và mất dần tính
tự do của thị trường. Các hoạt động chuyển giá làm phá sản kế hoạch phát triển nền kinh
tế quốc dân của nước tiếp nhận đầu tư. Chính phủ sẽ gặp khó khăn trong hoạch định
chính sách kinh tế vĩ mô và không thể thúc đẩy sản xuất phát triển. Nếu không ngăn chặn
kịp thời thì về lâu dài, các quốc gia tiếp nhận đầu tư sẽ phải phụ thuộc về mặt kinh tế và

tiếp theo sau đó là sự chi phối về mặt chính trị. Ngoài ra, hoạt động chuyển giá sẽ gây ra
tình trạng mất cân đối trong cán cân xuất nhập khẩu quốc tế của quốc gia đó.
Hoạt động chuyển giá được xem là cách thực hành vô trách nhiệm bởi vì chúng làm giảm
vai trò mà các bên liên quan khác chẳng hạn như chính phủ, người lao động và cổ đông
thiểu số đã thực hiện góp phần cho sự thành công của tổ chức. Thứ hai, việc thực hiện
chuyển giá làm cho thông tin kém chất lượng. Bởi vì, chúng liên quan đến thao tác của
15

các giao dịch tài chính và được bảo mật và cả những báo cáo tài chính có thể tiếp cận
cũng có thể trở nên không đáng tin cậy. Do công ty đã báo cáo sai lợi nhuận, đưa ra sự
giải thích phức tạp và gây hiểu nhầm về kết quả hoạt động, nhằm che giấu hành vi
chuyển giá.
Thao túng giá chuyển giao thực sự là mối đe dọa đối với chính sách phân phối lại hiệu
quả. Bởi vì, thuế là một yếu tố quan trọng của chính sách tài khóa có chức năng huy động
và tái phân bổ nguồn lực. Nguồn thu thuế chủ yếu từ các lĩnh vực kinh tế mạnh cũng như
từ các cá nhân có thu nhập cao và dùng để tái phân bổ cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho
công dân. Thật không may, việc định giá chuyển giao sai và hành động tránh thuế đã phá
vỡ nguyên tắc công bằng này. Khi các công ty đa quốc gia với khả năng hưởng lợi thế
kinh tế theo quy mô để giảm thiểu chi phí của chúng so với các khoản lỗ báo cáo cục bộ
và khi chúng không phải đóng thuế, các hộ gia đình có thu nhập có thể không đủ cao hay
không thực sự nằm trong khoản thu nhập chịu thuế sẽ phải chịu phần thuế này.
Định giá chuyển giao sai là mối đe dọa đối với người lao động. Chính hệ quả báo cáo lỗ
hay hiệu quả hoạt động thấp từ thao túng chuyển giá ở một số bên liên quan của công ty
đa quốc gia đã đặt người lao động vào tình trạng căng thẳng không những về tiền lương,
phúc lợi mà còn về mặt tinh thần khi họ phải luôn đối mặt với những áp lực, nghiêm
trọng nhất là khả năng mất việc khi các đe dọa về tái cấu trúc do kết quả công ty thua lỗ,
trong khi họ hoàn toàn không có lỗi. Các công nhân làm việc dưới áp lực cao độ để đạt
được mục tiêu nhưng lại kiếm được tiền lương ít hơn, trong khi đó họ phải đối mặt với
các hóa đơn y tế gia tăng do căng thẳng và các bệnh khác có liên quan. Tác động lâu dài
của việc này là một cái vòng luẩn quẩn của tình trạng nghèo đói.

Định giá chuyển giao sai so với nguyên tắc thị trường - mối đe dọa đối với phát triển và
đầu tư kinh doanh. Độ tin cậy của thông tin trong môi trường kinh doanh là rất quan
trọng đối với động lực và phát triển kinh doanh. Việc định giá chuyển giao sai làm cho
quá trình truy cập thông tin đáng tin cậy khó khăn hơn. Việc báo cáo lỗ giả của các công
ty sẽ gửi tín hiệu sai lầm về tiềm năng kinh doanh trong nền kinh tế, khi đó các nhà đầu
16

tư tiềm năng có thể dựa vào thông tin này và đánh giá môi trường kinh doanh không đúng
đắn và sẽ có quyết định đầu tư sai lầm. Việc thao túng định giá chuyển giao được coi là
một trong những nguyên nhân chính của những bất đồng liên doanh. Khi giao dịch với
các bên liên quan được thao túng nhằm làm giảm lợi nhuận, cổ đông thiểu số có thể
không nhận được cổ tức do công ty thua lỗ nên không tuyên bố chi trả cổ tức.
Định giá chuyển giao sai - mối đe dọa đến tối ưu hóa nguồn lực. Khi lợi nhuận các công
ty có được đến từ các hoạt động kinh doanh, các công ty sẽ tích cực kiếm lợi nhuận thông
qua chiến lược cạnh tranh giảm chi phí, nâng cao chất lượng hàng hóa dịch vụ. Việc dễ
dàng tạo ra lợi nhuận từ việc né tránh thuế bằng chuyển giá không đặt bất kỳ áp lực nào
lên công việc quản lý về sáng tạo đổi mới trong các chiến lược cạnh tranh của công ty.
Điều này gây nên sự lãng phí vật chất đáng kể cũng như cung cấp dịch vụ khách hàng
yếu kém. Ngoài ra, chuyển giá làm mất nhiều nguồn lực trong việc lập kế hoạch tìm hiểu
thuế, nguồn lực để thực hiện chuyển giá của đối với công ty; trong công tác điều tra và
phát hiện và các thủ tục pháp lý để buộc tội của cơ quan thuế.
Tóm lại, hoạt động chuyển giá của các công ty đa quốc gia trong nhiều trường hợp tác
động tiêu cực đến nền kinh tế - xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Nhiều nhà kinh tế trên
thế giới nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng chuyển giá đã đưa ra kết luận: Tác động tiêu
cực của chuyển giá là lớn hơn, nhiều hơn so với lợi ích do chuyển giá mang lại cho nước
xuất khẩu vốn, lẫn nước nhập khẩu vốn. Cho nên chính phủ các nước đã và đang tìm giải
pháp chống chuyển giá trong đầu tư quốc tế thúc đẩy các nghiên cứu về vấn đề chuyển
giá. Phần sau đây sẽ trình bày các nghiên cứu lý thuyết để nhằm phân tích rõ hơn xu
hướng nghiên cứu các khía cạnh trong chuyển giá.




17

2.1.2 Nghiên cứu lý thuyết
Mục tiêu chung của các nghiên cứu lý thuyết về chuyển giá là tìm hiểu cơ chế xác lập giá
chuyển giao bằng mô hình định giá, thông qua đó để xác định các nhân tố tác động lên
giá chuyển giao. Bằng cách chứng minh sự tồn tại của cơ chế xác lập giá chuyển giao này
trong thực tế, các nghiên cứu thực nghiệm sẽ có kết luận về bản chất giá chuyển giao
được thiết lập. Quá trình phát triển của các nghiên cứu lý thuyết chủ yếu là sự thay đổi
mô hình định giá, cụ thể hơn là sự phức tạp hóa các nhân tố được đưa vào mô hình gồm
giả định về động cơ công ty thực hiện chuyển giá, tác động của chính phủ và cấu trúc thị
trường. Với mỗi hướng phát triển được nêu, chúng tôi sẽ trình bày các nghiên cứu kinh
điển nhằm làm sáng tỏ mục tiêu cũng như kết quả trong mỗi hướng phát triển đó.
Các nghiên cứu chuyển giá đầu tiên được thực hiện bởi các học giả về định giá chuyển
giao như Dean (1955), Hirshleifer (1956), Argyris (1957), Heflebower (1960) đã phân
tích định giá chuyển giao chủ yếu cho các mục đích quản trị doanh nghiệp. Bởi vì trong
giai đoạn này, nhiều tập đoàn đã phát triển theo cơ cấu phân tán, có nghĩa là một số hoặc
toàn bộ các khu vực phân chia gần như là một tổ chức kinh tế độc lập “profit centers”, để
đạt được lợi nhuận tổng thể của công ty trong quá trình đưa ra quyết định phi tập trung.
Mô hình Hirshleifer (1956) cho rằng giá chuyển giao tối ưu, nhằm tối đa hóa lợi nhuận
của toàn công ty, là giá thị trường nếu có thị trường hoàn hảo cho sản phẩm đó hoặc chi
phí biên hoặc đâu đó giữa chi phí biên và giá thị trường trong trường hợp tổng quát hợp.
Kết luận trong thời kì này cho thấy rằng giá chuyển giao không bị thao túng lệch quá xa
so với giá thị trường hoặc chi phí biên nên tác hại của việc chuyển giá đối với thị trường
và chính phủ là chưa rõ ràng. Vấn đề của các nghiên cứu này là chưa thấy tác động của
việc chuyển thu nhập giữa các vùng có thuế suất lợi tức khác nhau, và tất nhiên là cũng
không có vai trò điều chỉnh chính sách của nhà nước.
Các lý thuyết kinh tế giai đoạn tiếp theo phân tích việc thiết lập giá chuyển giao theo mục
đích thuế thông qua chuyển dịch thu nhập giữa các khu vực thuế suất khác nhau, có xem

xét vai trò của chính phủ. Cơ chế thiết lập giá chuyển giao này chứng tỏ rằng các doanh
18

nghiệp đa quốc gia sẽ tối đa hóa lợi nhuận sau thuế toàn cầu bằng cách chuyển khoản
doanh thu tới nơi thuế thấp và trích bớt nơi thuế cao có cân nhắc đến các chính sách của
chính phủ.
Các nghiên cứu này chủ yếu xem xét tới tác động của sự khác biệt thuế lợi tức lên các
công ty đa quốc gia. Với mục tiêu tối thiểu hóa thuế, các công ty sẽ thực hiện việc chuyển
thu nhập thông qua thiết lập khối lượng và giá của các giao dịch với công ty liên kết
trong các tập đoàn đa quốc gia. Có nhiều nghiên cứu lý thuyết về phản ứng của giá
chuyển giao với chênh lệch thuế lợi tức (Horst, 1971, Halperin và Srinidhi, 1987; Eden,
1998,…). Capithorne (1971), Samuelson (1982) và Harris cùng Sansing (1998) khảo
sát tác động của chênh lệch thuế suất thuế lợi tức đối với việc sản xuất và định giá, trong
trường hợp một đại lý chịu trách nhiệm về giao dịch nội bộ của công ty.
Horst (1971) khám phá các chiến lược tối đa hóa lợi nhuận cho một công ty độc quyền
bán hàng cùng lúc tại hai quốc gia và thực hiện hành vi chuyển giá. Chiến lược này chính
là cách mà công ty phản ứng (sản xuất và bán ở mỗi nước như thế nào và giá chuyển giao
ra sao) với một tập hợp các mức thuế quan và thuế lợi tức, điểm này là điểm vượt trội so
với các nghiên cứu giai đoạn trước đó.
Tuy nhiên, trong hai thập kỷ gần đây, cơ quan thuế của nhiều nước có nền kinh tế phát
triển đã thực thi các quy định nghiêm ngặt về định giá chuyển giao để tránh tác động xấu
của việc thao túng giá chuyển giao. Điều này làm cho vai trò của chính sách gia tăng
trong quá trình định giá chuyển giao của doanh nghiệp và kéo theo nhiều nghiên cứu về
định giá chuyển giao xem xét đến chính sách của chính phủ. Theo Kant (1988), nhược
điểm của lớn nhất của mô hình Horst (1971) là quyết định của công ty đa quốc gia định
giá chuyển giao cao hay thấp mà không chịu bất cứ ràng buộc gì từ chính phủ nước sở
tại. Nhược điểm này được khắc phục bởi giả định rằng: chính phủ sẽ có hướng dẫn về
việc định giá theo nguyên tắc thị trường và công ty nào không tuân theo sẽ đối mặt với
khả năng bị phạt phụ thuộc vào mức độ lệch giữa giá chuyển giao và giá theo nguyên tắc
thị trường.

19

Trong giai đoạn gần đây, các nghiên cứu tập trung vào một số chủ đề liên quan đến cấu
trúc thị trường và chính sách của chính phủ như: thiết lập giá chuyển giao trong thị
trường độc quyền và độc quyền nhóm; ảnh hưởng của chuyển giá lên chỉ số giá xuất nhập
khẩu; phân tích và so sánh giá theo nguyên tắc thị trường và cách tiếp cận phân bổ.
Schjelderup và Sorgard (1997) cho rằng có 2 giả định quan trọng ở nghiên cứu Horst
(1971): thứ nhất, quyết định về giá hay sản lượng của công ty đa quốc gia được quyết
định ở mức độ tập trung; thứ hai, công ty đa quốc gia thực hiện sức mạnh độc quyền ở thị
trường quốc gia có chi nhánh. Tuy nhiên, trong hầu hết các ngành công nghiệp thì các
công ty đa quốc gia ảnh hưởng qua lại các công ty khác và giá bán sau cùng được quyết
định ở công ty sở tại. Chính điều này làm cho giả định về sức mạnh độc quyền của các lý
thuyết trên thường bị vi phạm. Và trong nghiên cứu của mình, Schjelderup và Sorgard
(1997) nới lỏng 2 giả định trên bằng cách mở rộng mô hình độc quyền thông qua giới
thiệu cạnh tranh trong thị trường sản phẩm tiêu dùng ở địa phương sở tại. Ngoài ra, họ
mở rộng kết quả tĩnh tương đối với các công ty phải đối mặt với cạnh tranh Cournot và
Bertrand để nghiên cứu giá chuyển giao được thiết lập như thế nào. Theo Schjelderup và
Sorgard, trong trường hợp không có thuế lợi tức và thuế quan, dưới điều kiện cạnh tranh
Cournot, các công ty đa quốc gia sẽ thiết lập giá chuyển giao thấp hơn chi phí cận biên.
Vấn đề liên quan đến khía cạnh hỗ trợ việc ra chính sách, Eden (2000) khám phá sự ảnh
hưởng của những giao dịch nội bộ lên tính toán chỉ số giá xuất khẩu và giá nhập khẩu.
Tác giả phát triển một mô hình lý thuyết về những giao dịch nội bộ tối ưu của một công
ty đa quốc gia và quyết định giá chuyển giao ở điều kiện tự do, có thuế quan và thuế lợi
tức. Ông cũng phân tích quy định về giá chuyển giao của hải quan và cơ quan thuế để
ngăn chặn hành vi thao túng giá chuyển giao, với một vài đề nghị đặc biệt cho Hải quan
và cơ quan thuế Mỹ. Landy (2006) đã giới thiệu một mô hình phân tích ảnh hưởng của
việc thay đổi mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và xuất nhập khẩu với hành vi
chuyển giá của một công ty đa quốc gia trong điều kiện cạnh tranh Cournot. Tác giả tập
trung vào các quy định trực tiếp về giá chuyển giao và giới thiệu ba loại công cụ điều
20


hành chính sách của chính phủ: các công cụ chính sách thương mại, các loại thuế lợi tức,
quy định của chính phủ về giá chuyển giao.
Một đối tượng quan trọng khác của nghiên cứu chuyển giá là việc áp dụng các hệ thống
công thức phân bổ để ngăn chặn các hành vi thao túng giá chuyển giao. Khi đánh thuế
các doanh nghiệp trong nước nằm trong các tiểu bang khác nhau, Mỹ không dựa vào
hạch toán riêng mà thay vào đó là công thức để tính toán cơ sở thuế thích hợp trong từng
tiểu bang theo doanh thu hay tài sản. Musgrave (1972), bằng mô hình lý thuyết, đã chỉ ra
rằng phân bổ bằng công thức có thể giảm thiểu các vấn đề về giá chuyển giao trong tập
đoàn đa quốc gia, và đề nghị rằng Hoa Kỳ nên xem xét để mở rộng hệ thống này với các
đầu tư quốc tế. Hệ thống phân bổ theo công thức này được xem như là một phương pháp
tốt để đánh thuế các công ty đa quốc gia, vì nó đảm bảo rằng các công ty không thể né
tránh thuế ở bất kỳ một nước nào miễn là họ có một số hoạt động diễn ra trong vùng đó.
Các nhà hoạch định chính sách và kinh tế (Nielsen, Raimondos-Møller và Schjelderup,
2001; Wellisch, 2004; Shackelford và Slemrod, 1998) đã chỉ ra rằng những vấn đề liên
quan đến chuyển lợi nhuận và giá chuyển giao, theo hệ thống hạch toán riêng, sẽ có sự
chuyển đổi thành hệ thống công thức phân bổ tương tự như thực hiện bởi Hoa Kỳ,
Canada, Thụy Sĩ ở các công ty trong nước.
Tuy nhiên, trong mô hình lý thuyết của mình, Gresik (2006) đã kết hợp tin thông tin nội
bộ khi so sánh hai hệ thống thuế hạch toán riêng và phân bổ theo công thức đã cho thấy
điều ngược lại. Tức là hệ thống phân bổ theo công thức tạo ra biến dạng kinh tế và nó
không giúp hạn chế các sai lệch do sự bất cân xứng thông tin giữa cơ quan thuế và các
công ty đa quốc gia. Lời giải thích cho sự mẫu thuẫn này là các giả định về sự có sẵn của
thông tin nội bộ. Trong hầu hết các nghiên cứu trước, thông tin nội bộ, khi so sánh hạch
toán riêng và công thức phân bổ, hoặc giả định đầy đủ thông tin hoặc thông tin riêng chỉ
có trong phân tích hạch toán riêng. Giả định rằng các mức thuế suất theo hạch toán riêng
là tương tự hoặc cao hơn theo công thức phân bổ, Gresik chứng minh rằng tất cả các loại
công ty sẽ kiếm được lợi nhuận sau thuế cao hơn theo công thức phân bổ. Cuối cùng,
21


Gresik cho thấy các khoản thu thuế không chỉ thể hiện sự khác biệt theo loại cụ thể mà
còn là khác biệt dựa trên quốc gia của công ty mẹ. Doanh thu trong và ngoài nước được
trình bày để đáp ứng sự thay đổi từ hạch toán riêng biệt sang công thức phân bổ theo
những cách rất khác nhau.
Nên lưu ý rằng hầu hết các mô hình lý thuyết này, cụ thể là mô hình chuyển giá mà có
phân tích mối quan hệ giữa giá chuyển giao, chuyển giá với động cơ chuyển thu nhập ở
các khu vực có thuế suất lợi tức khác nhau xem như là nền tảng cho những nghiên cứu
thực nghiệm về chuyển giá. Phần “Bằng chứng thực nghiệm” tiếp theo sẽ thể hiện được
hướng kiểm chứng cho các lý thuyết, làm rõ thêm vai trò thực sự của các nhân tố trong
mô hình định giá, định hướng cho giải thích sự khác biệt trong các mô hình lý thuyết.

22

Bằng chứng thực nghiệm 2.2
Trái với sự lâu đời và phong phú trong hướng nghiên cứu cũng như số lượng các bài
nghiên cứu về lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá chỉ mới xuất hiện trong
những thập kỷ gần đây và chủ yếu liên quan đến vấn đề về thuế vì cơ quan thuế của nhiều
nước phát triển đã ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn trong việc thực thi các quy định về
định giá chuyển giao giữa các quốc gia khác nhau. Thật vậy, đa số các nghiên cứu gần
đây đều tập trung vào mục đích thuế thông qua việc xem xét hành vi chuyển dịch thu
nhập giữa các quốc gia có thuế suất khác nhau, trong đó có xem xét đến vai trò điều tiết
và các quy định của chính phủ. Cụ thể là các tác giả nghiên cứu mối quan hệ giữa thuế
suất thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế suất thuế nhập khẩu và việc định giá cao hay thấp
trên hóa đơn của các công ty đa quốc gia trong giao dịch quốc tế.
Do những hạn chế nhất định về tính sẵn có của dữ liệu nên đa số các nghiên cứu giải
quyết vấn đề trên một cách gián tiếp bằng cách xem xét liệu có phải các công ty trong
khu vực có thuế suất thấp tương đối thì có lợi nhuận cao hơn các công ty trong khu vực
có thuế suất cao hơn hay không, hay là do hoạt động kinh tế thì khác nhau giữa các địa
phương. Các nghiên cứu theo hướng này thường sử dụng thước đo dựa trên thu nhập
được báo cáo, các khoản thanh toán thuế hoặc hàng hóa xuất khẩu trong nội bộ công ty

để kiểm tra xem có thật sự là các công ty đa quốc gia có hành vi chuyển dịch thu nhập
hay không.
Nghiên cứu đáng chú ý đầu tiên trả lời cho câu hỏi trên là của Jenkins và Wright (1975),
tác giả xem xét việc phân phối lợi nhuận của các công ty con ở nước ngoài của các công
ty đa quốc gia Mỹ trong ngành dầu mỏ giai đoạn 1966 và 1970. Kết quả cho thấy các
công ty con ở những quốc gia có thuế suất thấp thì có lợi nhuận cao hơn. Theo tính toán
tổng hợp của tác giả, các công ty Mỹ tránh được 2/3 nghĩa vụ thuế mà lẽ ra họ phải nộp
cho các nước tiêu thụ dầu trong khoảng thời gian trên. Tiếp tục hướng nghiên cứu nói
trên, Grubert và Mutti (1991) cùng với Hines và Rice (1994) phân tích lợi nhuận tổng
hợp của các công ty con Mỹ ở các quốc gia khác nhau trong năm 1982. Grubert và Mutti
23

xem xét tỷ số lợi nhuận trên vốn cổ phần và lợi nhuận trên doanh thu của các công ty con
sản xuất ở 29 quốc gia, trong khi Hines và Rice hồi quy lợi nhuận của tất cả các công ty
con ở 59 quốc gia theo vốn, lao động và năng suất địa phương. Grubert và Mutti nhận
thấy thuế suất cao làm giảm lợi nhuận sau thuế của hoạt động sản xuất ở nước sở tại. Cụ
thể hơn, Hines và Rice đã tìm thấy tác động mạnh mẽ của thuế suất trong bộ dữ liệu của
họ: 1% chênh lệch trong thuế suất dẫn đến 2.3% chênh lệch trong lợi nhuận trước thuế.
Củng cố thêm cho các kết quả nghiên cứu này, Harris và cộng sự (1993) dựa trên một
mẫu gồm 200 công ty sản xuất ở Mỹ trong giai đoạn 1984 - 1988, tác giả nhận thấy rằng
các công ty đa quốc gia của Mỹ mà có công ty con ở các nước đánh thuế suất thấp thì nộp
thuế ở Mỹ thấp hơn; trong khi đó những công ty đa quốc gia mà có công ty con ở các
nước có mức suất thuế cao thì nộp thuế ở Mỹ nhiều hơn một cách tương đối trên mỗi
đồng đô - la tài sản hoặc doanh thu.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở bằng chứng gián tiếp, tức là chỉ
mới cung cấp những dấu hiệu về hành vi thao túng giá chuyển giao. Chẳng hạn như kết
quả của Harris và cộng sự (1993) có thể được giải thích là do các công ty đa quốc gia
chuyển dịch thu nhập từ nơi có thuế suất cao đến nơi có thuế suất thấp nhưng cũng có thể
là do sự khác biệt giữa các quốc gia về khả năng sinh lợi nội tại ở những khu vực khác
nhau của các công ty quốc gia. Chẳng hạn, chênh lệch thu nhập giữa các khu vực khác

nhau của công ty đa quốc gia cũng có thể do sự khác biệt trong năng suất lao động địa
phương, cấu trúc thị trường ở mỗi khu vực, các nguồn lực sẵn có tại địa phương,… Như
vậy, các nghiên cứu này vẫn chưa thực sự cung cấp các bằng chứng rõ ràng và đáng tin
cậy về hành vi chuyển giá.
Xuất phát từ hạn chế đó, các học giả chuyển giá đã không ngừng nghiên cứu và phát triển
thêm các hướng tiếp cận khác nhằm tìm ra các bằng chứng trực tiếp về chuyển giá, tức là
trực tiếp xem xét mức giá chuyển giao (không phải dựa vào các thước đo lợi nhuận như
đối với phương pháp gián tiếp) phản ứng như thế nào với các mức thuế suất khác nhau.
Hầu hết các nghiên cứu theo hướng này tập trung vào định giá chuyển giao sử dụng giá
thị trường và các giao dịch quốc tế trong nội bộ công ty thông qua một trong hai phương
24

pháp sau: Một là, so sánh giá của một vài hàng hóa nhập khẩu trong nội bộ công ty với
giá thế giới hoặc giá trong nước của các sản phẩm tương tự; hai là, kiểm tra một bộ dữ
liệu bao gồm cả các giao dịch thị trường và giao dịch quốc tế trong nội bộ công ty để tìm
kiếm mối quan hệ giữa chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và hành vi thao
túng giá chuyển giao.
Lall (1973) là học giả đầu tiên áp dụng phương pháp thứ nhất để kiểm tra phản ứng của
hành vi định giá cao trên hóa đơn với những hạn chế của chính phủ về chuyển lợi nhuận
về nước cho một mẫu nhỏ các công ty dược Colombia có các chi nhánh ở nước ngoài.
Bằng cách so sánh trực tiếp giá hàng hóa nhập khẩu với giá theo nguyên tắc thị trường
đối với những hàng hóa tương tự trong địa phương, thị trường khu vực và thị trường thế
giới trong giai đoạn 1968 – 1970, kết quả nghiên cứu cho thấy giá giữa các bên liên quan
cao hơn giá theo nguyên tắc thị trường từ 33% đến 300%. Tiếp tục nghiên cứu tại
Colombia nhưng Vaitsos (1974) đã mở rộng mẫu nghiên cứu cho các ngành dược, cao
su, hóa chất và điện vào những năm cuối thập niên 60 của thế kỷ XX và kết luận rằng các
công ty nước ngoài đã định giá cao trên hóa đơn hàng hóa nhập khẩu giữa các công ty
liên kết vào Colombia để tránh kiểm soát tỷ giá hối đoái của chính phủ nước này. Dựa
trên nền tảng của hai nghiên cứu này, Paul Natke (1985) đã áp dụng vào việc định giá
nhập khẩu cho 127 sản phẩm của 141 công ty sản xuất trong và ngoài nước ở Brazil trong

năm 1979. Natke giả định rằng giá được chi trả bởi những công ty trong nước phản ánh
giá thị trường thế giới và sử dụng mức giá này như là điểm chuẩn để so sánh với giá nhập
khẩu mà các công ty nước ngoài chi trả. Bằng cách kiểm định giá trị trung bình theo cặp,
ông tìm thấy rằng các công ty đa quốc gia chi trả cho việc nhập khẩu nhiều hơn các
doanh nghiệp nội địa với giá trên hóa đơn từ 21% đến 39%; giá nước ngoài cũng biến
động nhiều hơn giá trong nước. Các kết quả ủng hộ giả thuyết thao túng giá chuyển giao
để tránh các quy định của chính phủ. Tuy nhiên, Natke cũng lưu ý về kết luận này là
chênh lệch giá cũng có thể là do các nhân tố khác chứ không hoàn toàn là do thao túng
giá chuyển giao; ví dụ, hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp đa quốc gia có thể có được
chất lượng cao hơn so với nhập khẩu trong nước. Cũng dựa vào giá hàng hóa xuất khẩu
25

và nhập khẩu hàng tháng, nhưng ở Mỹ, Pak và Zdanowicz (1994) tìm kiếm những giá trị
ngoại lai và ước tính rằng chính phủ Hoa Kỳ bị mất 33.1 tỉ đô - la trong doanh thu thuế
do thu nhập chịu thuế không được báo cáo. Đặc biệt, Swenson (2001) đã không so sánh
một cách trực tiếp giữa giá hàng hóa nhập khẩu với giá theo nguyên tắc thị trường tương
ứng cho các dữ liệu sản phẩm nhập khẩu hàng năm của Hoa Kỳ trong giai đoạn 1981-
1986; mà thay vào đó là một mô hình động cơ chuyển giá được xây dựng với giá chuyển
giao báo cáo chính là một hàm số theo giá thị trường, chi phí của hành vi né tránh thuế
(bao gồm chi phí phạt khi bị cơ quan thuế phát hiện và chi phí thuế quan tăng thêm trong
trường hợp tăng giá chuyển giao báo cáo), thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế
quan tương ứng với cấu trúc thuế của từng quốc gia. Bằng cách xây dựng mô hình động
cơ chuyển giá dựa trên sự đánh đổi giữa lợi ích thu được từ hoạt động chuyển giá và chi
phí của hành vi né tránh thuế, tác giả tìm thấy một sự sụt giảm 5% trong thuế suất thuế
thu nhập doanh nghiệp nước ngoài gây ra một sự gia tăng nhỏ trong giá hàng hóa nhập
khẩu của Hoa Kỳ. Đóng góp mới trong mô hình của Swenson chính là việc có xem xét
đến các chi phí phạt mà các công ty đa quốc gia phải gánh chịu nếu bị cơ quan thuế phát
hiện ra hành vi chuyển giá. Điều này có ý nghĩa to lớn đối với các cơ quan thuế trong
việc tìm ra giải pháp tối ưu nhằm chống lại hành vi chuyển giá.
Phương pháp trực tiếp thứ hai để kiểm tra hành vi thao túng giá chuyển giao là kiểm tra

một bộ dữ liệu bao gồm cả các giao dịch thị trường và giao dịch quốc tế trong nội bộ
công ty. Bộ dữ liệu như vậy rất hiếm. Bernard và Weiner (1990, 1992, 1996) đã sử
dụng dữ liệu mật ở mức độ các giao dịch về nhập khẩu dầu thô của Mỹ và Canada. Tác
giả tìm thấy một bằng chứng yếu ớt về chuyển giá đối với hàng hóa nhập khẩu của Mỹ và
Canada, trong đó có thể có một phần liên quan đến sự khác biệt về thuế thu nhập doanh
nghiệp. Clausing (2003) đã kiểm tra mối liên hệ giữa chênh lệch thuế thu nhập doanh
nghiệp và chuyển giá, sử dụng dữ liệu mật về giá xuất khẩu - nhập khẩu hàng tháng từ
Cục Thống kê Lao động (BLS) trong khoảng từ tháng 1 năm 1997 đến tháng 12 năm
1999 ở Mỹ. Tác giả tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ chỉ ra việc né tránh thuế: thuế
suất nước xuất khẩu so với nước nhập khẩu giảm 1% dẫn đến giá xuất khẩu trong nội bộ

×