Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Nghiên cứu nâng cao giá trị gia tăng cho hoạt động sản xuất thương mại trái sơ ri gò công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.36 MB, 104 trang )

1

NGHIÊN CỨU NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG
CHO HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - THƯƠNG MẠI
TRÁI SƠ RI GÒ CÔNG
MÃ SỐ: ………
i

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH iv
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 2
1.2.1 Mục tiêu chung: 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể: 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp tiếp cận 3
1.5.2 Thông tin thu thập 3
1.5.3 Phương pháp phân tích 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5
2.1 Lý thuyết về phát triển chuỗi giá trị 5
2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị 5
2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị 9
2.1.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi 10
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11
3.1 Phương pháp tiếp cận 11


3.2 Thông tin thu thập 11
3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu 12
3.4 Phương pháp phân tích 12
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16
4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu 16
4.1.1 Điều kiện tự nhiên: 16
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội 17
4.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất sơri 18
ii

4.2 Sơ ri Gò Công: 19
4.2.1 Giống và chủng loại 19
4.2.2 Phân loại sơ ri 20
4.2.3 Điều kiện sinh thái cây sơ ri 20
4.3 Thực trạng sản xuất sơ ri Gò Công: 21
4.3.1. Thực trạng sản xuất: 21
4.3.2 Giá trị kinh tế của cây sơ ri: 25
4.4 Mô tả chuỗi giá trị 26
4.4.1 Sơ đồ chuỗi 26
4.4.2 Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi 30
4.4.3 Hoạt động thúc đẩy và hỗ trợ của các tổ chức đến chuỗi giá trị 37
4.4.4 Những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị 38
4.5 Phân tích kinh tế 40
4.5.1 Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri 41
4.5.2 Chi phí của đại lý, HTX, thương lái 43
4.5.3 Chi phí của công ty thu mua: 44
4.5.4 Phân tích hiệu quả kinh tế của chuỗi: 44
4.6 Phân tích lợi thế cạnh tranh ngành sơ ri Gò Công 55
4.6.1 Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành 55
4.6.2 Năng lực thương lượng của người mua 55

4.7 Xây dựng chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri 56
4.7.1 Quan điểm nâng cấp chuỗi 56
4.7.2 Tầm nhìn chiến lược: 56
Chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị cây sơ ri hướng đến làm tăng thu nhập cho các tác nhân
trong chuỗi, nhất là ngươi trồng sơ ri, đồng thời, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất
lượng và sản lượng của thị trường. 56
4.7.3 Phân tích thị trường của sản phẩm sơ ri 56
4.7.4 Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi 57
4.8 Phân tích SWOT 58
CHƯƠNG 5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC THƯƠNG MẠI HOÁ CÁC SẢN
PHẨM GIÁ TRỊ GIA TĂNG TỪ TRÁI SƠ RI 64
5.1 Mục đích dự án 64
iii

5.2 Địa điểm thực hiện 65
5.3 Tiềm năng, khả năng 65
5.4 Mô tả sản phẩm “Mứt sơ ri Gò Công” 66
5.5 Kế hoạch thực hiện 66
5.5.1 Nhân sự 66
5.5.2 Tài chính 68
5.5.3 Marketing 69
6 Kết quả ứng dụng 69
6.1 Về mặt kinh tế 69
6.2 Về mặt xã hội 70
6.3 Về mặt môi trường 71
7 Khả năng ứng dụng và nhân rộng 71
7.1 Về chính quyền địa phương: 71
7.2 Về chuyển giao công nghệ 72
7.3 Về sản phẩm: 72
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN 74

6.1. Nội dung kết luận 74
6.2 Hạn chế 74
6.3 Đóng góp của đề tài 75
6.4 Hướng phát triển của đề tài 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO a
PHỤ LỤC c




iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

HTX Hợp tác xã
BVTV Bảo vệ thực vật
VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm


iv

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra. 13
Bảng 2.Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng 14
Bảng 3. Bảng mô hình phân tích SWOT 15
Bảng 4. Diện tích trồng và sản lượng trái sơ ri Gò Công năm 2013 21
Bảng 5. Hiện trạng trồng sơ ri huyện Gò Công Đông năm 2012 24
Bảng 6. Diện tích và năng suất trung bình của sơ ri, lúa, hoa màu, cây ăn trái năm 2012 26
Bảng 7. Đặc điểm về chủ hộ của người trồng sơ ri 31

Bảng 8. Thông tin hoạt động mua bán của thương lái 33
Bảng 9. Thông tin đại lý của công ty Nichirei 35
Bảng 10. Chi phí sản xuất của người trồng sơ ri 41
Bảng 11.Thu nhập và lợi nhuận của người trồng sơ ri 42
Bảng 12. Chi phí, lợi nhuận, thu nhập của các tác nhân tiêu thụ sản phẩm sơ ri Gò Công.
Đơn vị tính: đồng/kg 43
Bảng 13. Chi phí thêm vào và lợi nhuận mỗi tác nhân 46
Bảng 14. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân. Đơn vị tính: đồng/kg Nguồn: Số liệu
khảo sát năm 2013 49
Bảng 15. Phân bổ giá trị gia tăng, thu nhập, lợi nhuận cho các tác nhân 53
Bảng 16. Phân tích SWOT sản phẩm sơ ri huyện Gò Công Đông 60
Bảng 17. Bảng Kế hoạch nguồn nhân lực 68
Bảng 18. So sánh hiệu quả từ mứt sơ ri (2,5 kg sơ ri tươi = 1 kg mứt sơ ri) 70



iv

DANH MỤC HÌNH

Hnh 1. Địa bàn nghiên cứu 16
Hnh 2. Vị trí vùng ngọt hoá Gò Công 19
Hnh 3. Logo sơ ri Gò Công 72
Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích sơ ri tại huyện Gò Công giai đoạn 2006 -
2012. Đơn vị: ha 22
Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện cơ cấu giống cây sơ ri tại huyện Gò Công. Đơn vị % 23
Sơ đồ 1. Sơ đồ chuỗi giá trị sơ ri Gò Công 26
Sơ đồ 2. Mô hình phân tích chiến lược nâng cấp chuỗi 57

1


CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Lý do chọn đề tài
Tỉnh Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với diện tích trồng cây ăn
trái lớn ở khu vựa đồng bằng sông Cửu Long. Nhờ "thiên thời, địa lợi", cây trái Tiền Giang
luôn xanh tươi, trĩu quả, cung cấp lượng hàng hoá dồi dào cho thị trường trái cây trong
nước và xuất khẩu. Trong đó, nhiều loại quả được coi là sản vật có một không hai mà thiên
nhiên ưu ái ban tặng, như vú sữa Lò Rèn, xoài cát Hòa Lộc, Sơ ri Gò Công…
Cây sơ ri được trồng tập trung ở vùng Gò Công từ lâu v chỉ có ở nơi đây, sơ ri mới
mang đầy đủ hương vị đặc sắc của nó mà chưa nơi nào có thể so sánh được. Do đó, sơ ri
được xem là một trong những loại cây ăn quả đặc sản của địa phương, đầy tiềm năng phục
vụ cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nhờ điều kiện sinh thái, thổ nhưỡng địa
phương phù hợp, sơ ri Gò Công hầu như sai quả quanh năm, với năng suất trung bnh
khoảng 15.000 tấn (2013). Đây là lợi thế của vùng Gò Công so với các vùng trồng sơ ri
khác như Bến Tre, An Giang Hơn nữa, sơ ri còn được xem là loại cây xoá đói giảm nghèo
nhờ phù hợp với năng lực vốn và trnh độ sản xuất, ít rào cản về kĩ thuật trồng với người
nghèo trong tỉnh, năng suất cao và cho trái thường xuyên. V vậy, từ lâu, bà con nông dân ở
Gò Công đã chọn cây sơ ri làm cây trồng chính nhờ giá trị kinh tế tiềm năng mà sơ ri mang
lại. Ngoài ra, trái sơ ri có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, được giới y học đánh giá là “vua
vitamin C”. Ông Nguyễn Chí Trung, Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông đã nói rằng, sơ
ri Gò Công đã được tỉnh xác định là một trong bảy loại trái cây chủ lực, nằm trong kế hoạch
phát triển của tỉnh.
Tuy vậy, từ trước tới nay, giá trị của trái sơ ri nơi đây chưa được đông đảo người tiêu
dùng biết đến. Những năm gần đây, chứng kiến hàng trăm ngàn gốc sơ ri bị chặt, trái sơ ri
bị đổ bỏ ngay trên mảnh đất quê hương v không đem lại hiệu quả kinh tế, người nông dân
không khỏi chạnh long. Thực tế đó cho thấy, người dân vùng Gò Công vẫn chưa thể ổn
định kinh tế từ cây Sơ ri như người dân nơi khác có thể giàu lên nhờ trồng sầu riêng hay
nhãn, cam, xoài….Giải pháp nào thật sự hiệu quả giúp sơ ri Gò Công đạt giá trị kinh tế như
những loại trái cây khác vẫn chưa được tm ra.
Xuất phát từ thực tế đó cũng như thấy được tiềm năng phát triển của cây sơ ri Gò

Công,nhóm mong muốn nghiên cứu, tm ra vấn đề cản trở sự phát triển sơ ri của vùng, đặc
2

biệt là hoạt động thương mại; giúp người nông dân mặn mà lại với việc trồng loại cây mang
lại nhiều giá trị kinh tế như trước đây, củng cố kiến thức đã học về chuỗi giá trị cũng như
đào sâu thêm kiến thức mới, nhóm quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu nâng cao giá trị
gia tăng cho hoạt động sản xuất - thương mại trái sơ ri Gò Công”. Ngoài ra, nhóm tác
giả còn hi vọng,góp một phần nào đó trong việc tm ra phương hướng phát triển cho loại
cây chủ lực này của tỉnh Tiền Giang từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, đặc biệt trong việc gia
tăng giá trị và thị trường đầu ra cho loại trái cây giàu tiềm năng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
1.2.1 Mục tiêu chung:
Bài nghiên cứu thu thập thông tin về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ sơ ri Gò Công, từ
khi bắt đầu sản xuất cho đến người tiêu dùng cuối cùng để phát hiện và khắc phục các hạn
chế còn tồn tại ở mỗi mắc xích để nâng cao giá trị kinh tế của chuỗi cũng như nâng cao thu
nhập cho người trồng và các tác nhân khác trong chuỗi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ sơ ri Gò Công.
- Xác định các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị sơ ri Gò Công và vai trò của các
thành phần tham gia trong chuỗi.
- Định hướng giải pháp để nâng cao chuỗi giá trị cho sơ ri Gò Công.Góp phần tm
kiếm giải pháp phát triển hiệu quả kinh tế của sơ ri bằng việc tm kiếm công nghệ chế
biến.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ, chế biến và thương mại trái sơ ri Gò Công hiện nay như
thế nào? Giá trị kinh tế, lợi tức cây sơ ri mang lại?
- Quy mô, các kênh phân phối sơ ri Gò Công? Tác nhân tham gia và chức năng mỗi
tác nhân?
- Phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị như thế nào?
- Giải pháp nào thiết thực, ngắn hạn trong việc nâng cấp chuỗi giá trị sơ ri, nâng cao

giá trị gia tăng cho sơ ri Gò Công?
3

1.4 Phạm vi nghiên cứu và đối tượng khảo sát
- Về nội dung: nhóm nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất giải pháp nâng
cao giá trị gia tăng cho cây sơ ri.
- Về không gian: Địa bàn nghiên cứu đối với tác nhân người sản xuất của đề tài là thị
xã Gò Công và huyện Gò Công Đông. Đây là hai địa bàn có diện tích và sản lượng sơ
ri lớn của tỉnh. Đối với các tác nhân khác được nghiên cứu tại Tiền Giang và
TP.HCM.
- Về thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng cây sơ ri Gò Công trong giai đoạn 2011
– 2014.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng nghiên cứu là các chủ thể tham gia vào chuỗi giá trị
cây sơ ri tại Gò Công, bao gồm nhà cung cấp đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp), hộ
nông dân trồng sơ ri, thương lái, chủ vựa/ bán sỉ, bán lẻ, các công ty chế biến có hoạt
động sản xuất và kinh doanh các sản phẩm trên ít nhất một năm.
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp tiếp cận
Vận dụng lý thuyết “Liên kết chuỗi giá trị - ValueLinks ” (2007) của Eschnorn GTZ
và “Thị trường cho người nghèo – Công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Phương
pháp luận về phân tích ngành hàng của FAO (2005) cũng được áp dụng trong nghiên cứu
này.
1.5.2 Thông tin thu thập
 Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất của sơ ri Gò Công.
 Số liệu cụ thể về năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc canh tác sơ ri và
các loại nông sản khác của người nông dân trồng sơ ri, thương lái.
 Số liệu về chi phí sản xuất, chế biến, thương mại của các công ty chế biến sơ ri
thô.
 Số liệu một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội, tình hình phát triển các loại nông sản của
huyện Gò Công Đông những năm gần đây nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung.

1.5.3 Phương pháp phân tích
Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
4

Nhóm phương pháp định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá trị
sơ ri Gò Công, quá trnh vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi giá trị
với hệ thống chính sách tác động đến nó. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật định tính
được áp dụng bao gồm phỏng vấn chuyên gia (individual in-depth interview), nghiên cứu
tình huống (case studies) và quan sát (observation). Nghiên cứu này dùng các kỹ thuật cụ thể
như phương pháp chọn mẫu có mục đích, thu thập dữ liệu mở, phân tích văn bản, số liệu thứ
cấp, tổng hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm thấy.
Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra thống
kê, phân tích chi phí – doanh thu (cost and return analysis), phân tích giá trị gia tăng (value
added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh sản phẩm chủ
yếu.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra. Nhóm tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu phi
xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất do một số lí do thực tế. Mà cụ thể là
phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu theo kinh nghiệm.
- Dựa trên những phương pháp chọn mẫu nêu trên kết hợp với phương pháp chọn mẫu
mở rộng từ thông tin người nông dân cung cấp như bán sơ ri cho những đối tượng nào, ở đâu,
nhóm tiếp tục tiến hành thu thập thông tin những đối tượng tham gia tiếp theo trong chuỗi:
thương lái, cơ sở công ty chế biến, công ty sơ chế, bảo quản và xuất khẩu…
Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng
bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng vấn
chuyên gia.
- Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê mô tả
 Phân tích chuỗi
 Phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng
 Phân tích ma trận SWOT: được thực hiện nhằm mục đích nhằm để tổng hợp các

yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu của mỗi tác
nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng. Đây là cơ sở để đề ra các chiến lược phát
triển và nâng cấp chuỗi giá trị.

5

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Lý thuyết về phát triển chuỗi giá trị
2.1.1 Khái niệm về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị nói đến hàng loạt những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm
(hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau
đến khi phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng
(Kaplinsky 1999, trang 121; Kaplinsky và Morris 2001, trang 4). Tiếp đó, một chuỗi giá
trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động để tạo ra tối đa giá trị
trong toàn chuỗi. Định nghĩa này có thể giải thích theo nghĩa hẹp hoặc rộng.
Theo nghĩa hẹp một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một
công ty để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Các hoạt động này có thể gồm có: Giai
đoạn xây dựng khái niệm và thiết kế, quá trnh mua vật tư đầu vào, sản xuất, tiếp thị và
phân phối, thực hiện các dịch vụ hậu mãi v.v. Tất cả những hoạt động này tạo thành một
“chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Mặt khác, mỗi hoạt động lại bổ sung
giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều người
tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến, thương nhân, người
cung cấp dịch vụ, v.v.) để biến một nguyên liệu thô thành phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá
trị rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất nguyên liệu thô và chuyển dịch theo các mối liên kết
với các doanh nghiệp khác trong kinh doanh lắp ráp, chế biến v.v… Cách tiếp cận theo
nghĩa rộng không xem xét các hoạt động do một doanh nghiệp duy nhất tiến hành mà nó
xem xét cả các mối quan liên kết ngược và xuôi cho đến khi nguyên liệu thô được sản
xuất và kết nối với người tiêu dùng cuối cùng. Khái niệm chuỗi giá trị bao hàm cả các
vấn đề tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham

gia khác nhau trong chuỗi.
Nói một cách khái quát, “Chuỗi giá trị” có nghĩa là:
- Một chuỗi các quá trnh sản xuất (các chức năng) từ cung cấp các đầu vào cho một
sản phẩm cụ thể tới sản xuất sơ bộ, chế biến, marketing và tiêu thụ cuối cùng.
- Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và điều phối người sản xuất, nhà sản xuất, thương
gia và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể.
- Một mô hnh kinh tế trong đó kết nối việc lựa chọn sản phẩm và công nghệ thích
hợp với cách thức tổ chức các đối tượng liên quan để tiếp cận thị trường.
6

Có ba hướng nghiên cứu chính về khái niệm chuỗi giá trị: (i) phương pháp filière (ii)
khung khái niệm cho Porter lập ra (1985) và (iii) phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề
xuất (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và Gereffi, Korzeniewicz (1994).
Phương pháp chuỗi giá trị chủ yếu là một công cụ mô tả để xem xét các tương tác
giữa những người tham gia khác nhau. Là một công cụ có tính mô tả, nó có những lợi thế
khác nhau ở chỗ nó buộc người phân tích phải xem xét cả các khía cạnh vi mô và vĩ mô
trong các hoạt động sản xuất và trao đổi. Phân tích trên các cơ sở các hàng hoá có thể cho
biết nhiều hơn về cơ cấu tổ chức và chiến lược của những người tham gia khác nhau.
Cách tiếp cận theo phương pháp “filière” – Phân tích ngành hàng – Commodity
Chain Analysis có các đặc điểm chính là 1) tập trung vào những vấn đề của các mối quan
hệ định lượng và vật chất trong chuỗi; 2) sơ đồ hoá các dòng chảy của hàng hoá vật chất
và 3) sơ đồ hoá các quan hệ chuyển dạng sản phẩm. Trong phân tích, phương pháp phân
tích ngành hàng có hai đường lối phân tích chính. Đường lối thứ nhất tập trung vào đánh
giá kinh tế và tài chính, mà chủ yếu là tập trung vào phân tích việc tạo ra thu nhập và
phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa các thành phần
thương mại địa phương và quốc tế, và phân tích vai trò của ngành hàng đối với nền kinh
tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP. Đường lối thứ hai tập trung vào phân tích
chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục tiêu, sự ràng buộc và kết quả
của từng tác nhân tham gia ngành hàng; xây dựng các chiến lược cá nhân và tập thể.
Khung khái niệm của M.Porter xác định chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp: một chuỗi giá

trị gồm một chuỗi các hoạt động được thực hiện trong phạm vi một công ty để sản xuất ra
một sản lượng nào đó. Dựa trên khung khái niệm này, việc phân tích chuỗi giá trị nằm
trong phạm vi hoạt động của một công ty, mà mục đích cuối cùng là nâng cao lợi thế
cạnh tranh của công ty. Theo cách tiếp cận này, cần tm lợi thế cạnh tranh của công ty
bằng cách tách biệt các hoạt động của công ty thành một chuỗi các hoạt động và lợi thế
cạnh tranh được tm thấy ở một (hay nhiều hơn) của các hoạt động này. Sự cạnh tranh
của doanh nghiệp có thể được phân tích bằng cách nhn vào chuỗi giá trị bao gồm các
hoạt động chi tiết khác nhau. Phân tích chuỗi giá trị chủ yếu nhắm vào việc hỗ trợ quyết
định quản lý và các chiến lược quản trị.
- Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Gần đây nhất, khái niệm các chuỗi giá trị đượcáp dụng để phân tích toàn cầu hoá
(Gereffi và Korzeniewicz 1994; Kaplinsky 1999). Tài liệu này dùng khung phân tích
7

chuỗi giá trị để tm hiểu các cách thức mà các công ty và các quốc gia hội nhập toàn cầu
và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập toàn cầu Kaplinsky và
Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trnh toàn cầu hoá khoảng cách thu nhập
trong và giữa các nước tăng lên.
Trong khuôn khổ chuỗi giá trị, các mối quan hệ thương mại quốc tế được coi là một
phần của các mạng lưới những nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và bán lẻ, trong đó có
tri thức và quan hệ được phát triển để tiếp cận được các thị trường và các nhà cung cấp.
Trong bối cảnh này, sự thành công của các nước đang phát triển và của những người
tham gia thị trường ở các nước đang phát triển phụ thuộc vào khả năng tiếp cận các mạng
lưới này.
Gần đây, có một cách tiếp cận thứ tư, mang tính trung gian giữa tiếp cận toàn cầu
của Kaplinsli và Morris (2001) và tiếp cận “filière”. Cách tiếp cận này được các tổ chức
hỗ trợ phát triển đề xuất như M4P (năm), GTZ (năm) và ACDI/VOCA (năm). Cách tiếp
cận này về bản chất theo nghĩa rộng, phân tích quan hệ vật chất, tiền tệ và thông tin cũng
như điều phối và liên kết giữa các nhân trong chuỗi, nhưng ứng dụng ở quy mô một địa
phương trong phạm vi biên giới quốc gia là chính. Cách tiếp cận này không quan tâm đến

sự đóng góp của chuỗi giá trị vào nền kinh tế quốc gia mà chú trọng vào lợi ích và phân
phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi.
Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có cách nào “đúng” để phân
tích chuỗi giá trị; mà phương pháp được chọn chủ yếu dựa vào câu hỏi nghiên cứu đang
tm câu trả lời. Dù sao, bốn khía cạnh phân tích trong chuỗi giá trị như được áp dụng
trong nông nghiệp cũng rất đáng lưu ý.
Thứ nhất, ở mức độ cơ bản nhất, một phân tích chuỗi giá trị lập sơ đồ một các hệ
thống các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một hoặc nhiều sản phẩm
cụ thể. Việc lập sơ đồ này đánh giá các đặc điểm của những người tham gia, cơ cấu lãi và
chi phí, dòng hàng hoá trong chuỗi, đặc điểm việc làm, khối lượng và điểm đến của hàng
hoá được bán trong nước và nước ngoài (Kaplinsky và Morris 2001). Những chi tiết này
có thể thu thập được nhờ kết hợp điều tra thực địa, thảo luận nhóm tập trung, PRA, phỏng
vấn thông tin và số liệu thứ cấp.
Thứ hai là phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự phân
phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Có nghĩa là, phân tích lợi nhuận và
lợi nhuận biên trên một sản phẩm trong chuỗi để xác định ai được hưởng lợi nhờ tham
8

gia chuỗi và những người tham gia nào có thể được hưởng lợi nhờ được tổ chức và hỗ trợ
nhiều hơn. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh của các nước đang phát triển (và
đặc biệt là nông nghiệp), với những lo ngại rằng người nghèo nói riêng dễ bị tổn thương
trước quá trnh toàn cầu hoá (Kaplinsky và Morris 2001). Có thể bổ sung phân tích này
bắng cách xác định bản chất việc tham gia trong chuỗi để hiểu được các đặc điểm của
những người tham gia.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng cấp
chuỗi giá trị. Nâng cấp gồm cải thiện chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp nhà sản xuất
thu được giá trị cao hơn hoặc đa dạng hoá dòng sản phẩm. Phân tích quá trnh nâng cấp
gồm đánh giá khả năng sinh lợi của các bên tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về
các cản trở đang tồn tại, các vấn đề quản trị có vai trò then chốt trong việc xác định
những hoạt độgn nâng cấp đó diễn ra như thế nào? Ngoài ra cơ cấu của các quy định, rào

cản gia nhập, hạn chế thương mại, các tiêu chuẩn có thể tiếp tục tạo nên và ảnh hưởng
đến môi trường mà các hoạt động nâng cấp diễn ra.
Cuối cùng, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong chuỗi
giá trị. Quản trị trong chuỗi giá trị nói đến cơ cấu các mối quan hệ và cơ chế điều phối
tồn tại giữa các bên tham gia trong chuỗi giá trị. Quản trị quan trọng từ góc độ chính sách
thông qua xác định các sắp xếp về thể chế có thể cần nhắm tới để nâng cao năng lực
trong chuỗi giá trị, điều chỉnh các sai lệch về phân phối và tăng giá trị gia tăng trong
ngành.
Trong phạm vi đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiếp cận theo phương pháp tiếp cận
do M4P và GTZ đề xuất.
Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có bốn kỹ
thuật phân tích chính là:
- Sơ đồ hóa mang tính hệ thống
 Những tác nhân tham gia sản xuất, phân phối, tiếp thị, và bán một (hay các
sản phẩm) cụ thể.
 Đánh giá các đặc điểm của các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí,
dòng hàng hóa trong suốt chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ
và khối lượng bán hàng trong và ngoài nước.
9

 Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo sát cơ bản,
phỏng vấn nhóm, đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRAs), các
phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp.
- Xác định sự phân phối lợi ích giữa những tác nhân tham gia trong chuỗi:
 Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi.
 Xác định ai được lợi từ việc tham gia chuỗi.
 Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ chức lại sản xuất.
- Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi
 Cải tiến trong chất lượng và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được
giá trị cao hơn hoặc qua việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp.

 Đánh giá lợi nhuận của những người tham gia trong chuỗi cũng như thông tin
về những ràng buộc hiện diện mới đây.
 Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm
thương mại, và các tiêu chuẩn.
- Nhấn mạnh vai trò của quản lý
 Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế điều phối tồn tại giữa các tác nhân
trong chuỗi giá trị.
 Góc độ chính sách: xác định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực
hoạt động của chuỗi, xóa bỏ các bóp méo trong trong phân phối, và gia tăng
giá trị gia tăng trong ngành.
2.1.2 Phân tích chuỗi giá trị
Để nhận biến về những g đang diễn ra giữa những người tham gia trong chuỗi,
những gì họ liên kết với nhau, những thông tin nào được chia sẻ, quan hệ giữa họ hình
thành và phát triển như thế nào, về quản trị, các khía cạnh xã hội và môi trường v.v…
trong phân tích chuỗi giá trị. Các công việc chủ yếu trong phân tích chuỗi giá trị là:
 Lập bản đồ chuỗi giá trị
Biểu đồ chuỗi giá trị cơ bản thể hiện:
- Thứ tự các chức năng sản xuất và tiếp thị được thực hiện;
- Các nhà vận hành chuỗi giá trị tiến hành các chức năng này (ở cấp vi mô);
- Các liên kết kinh doanh theo chiều dọc giữa các nhà vận hành;
- Các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ của chuỗi (cấp trung).
 Phân tích kinh tế chuỗi giá trị
10

- Giá trị gia tăng (VA-Value Added) là giá trị (doanh thu) mà mỗi tác nhân tạo
ra bởi các tác nhân tham gia chuỗi. Giá trị gia tăng bằng với hiệu số của giá
mà mỗi tác nhân bán được trừ chi phí trung gian đó là chi phí mua nguyên
vật liệu đầu vào đối với người sản xuất hay chi phí mua sản phẩm đầu vào
của các tác nhân theo sau trong chuỗi.
- Lợi nhuận (NVA- Net value added) là chi phí mà mỗi tác nhân nhận được

khi tham gia chuỗi, NVA tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí
tăng thêm là loại chi phí nằm ngoài chi phí trung gian để mua các sản phẩm
trung gian.
2.1.3 Chiến lược nâng cấp chuỗi
Thiết kế một chiến lược nâng cấp có hai khía cạnh
- Khía cạnh thứ nhất nói về những việc mà các chủ thể cần phải làm để có năng
lực cạnh tranh cao hơn và tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn. Chúng ta gọi là
“chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị”.
- Khía cạnh thứ hai: Hỗ trợ việc nâng cấp chuỗi hay “thúc đẩy chuỗi giá trị” nói
về vai trò của các hỗ trợ viên, có nghĩa là các cơ quan chính phủ và tổ chức phát
triển đang thực hiện những dự án phát triển chuỗi và cung cấp hỗ trợ.
Xác định tầm nhìn (dựa vào tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh chuỗi giá trị)
- Xác định tầm nhìn tập trung vào các cơ hội;
- Xác định tầm nhn đem lại định hướng chiến lược;
- Xác định tầm nhn là cơ sở để thống nhất ý kiến giữa các chủ thể.
Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị
Trên cơ sở xác định tầm nhìn (tình hình thị trường và lợi thế cạnh tranh của chuỗi
giá trị) để chọn chiến lược nâng cấp chuỗi (Bốn chiến lược chung: chiến lược đổi
mới/chất lượng, Chiến lược cắt giảm chi phí, chiến lược đầu tư, chiến lược tái phân phối
và có thể kết hợp các chiến lược với nhau).

11

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp tiếp cận
Giới nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam trong thời gian gần đây thường áp dụng
một vài khung phương pháp luận về đánh giá chuỗi giá trị do các cơ quan phát triển quốc
tế phát triển và đề xuất, dựa trên các lí thuyết về chuỗi giá trị và chuỗi ngành hàng. Các
khung phương pháp luận về chuỗi giá trị được GTZ, ACDI/VOCA, M4P đề xuất và áp
dụng khá phổ biến cho các nghiên cứu chuỗi giá trị ở Việt Nam và các nước đang phát

triển. Mặc dù có những khác biệt nhất định, các khung phân tích được áp dụng có nhiều
điểm tương đồng, và đặc biệt là đều phù hợp cho bối cảnh nghiên cứu – phát triển của
khu vực nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Nhận thấy sự phù hợp và hiệu quả của các
khung phương pháp luận này, nhóm tiến hành nghiên cứu, vận dụng lý thuyết “Liên kết
chuỗi giá trị - ValueLinks ” (2007) của Eschnorn GTZ và “Thị trường cho người nghèo –
Công cụ phân tích chuỗi giá trị” M4P (2007). Phương pháp luận về phân tích ngành hàng
của FAO (2005) cũng được áp dụng trong nghiên cứu này.
Thuật ngữ “chuỗi giá trị” xuất hiện trong báo cáo nghiên cứu này ám chỉ một loạt
các hoạt động sản xuất ra một sản phẩm hàng hóa (dịch vụ) và mang sản phẩm (dịch vụ)
này đến người tiêu dùng cuối cùng. Chuỗi giá trị liên quan đến các tác nhân trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động đến các công đoạn sản xuất, chế biến và phân phối một sản phẩm.
Chuỗi giá trị nông sản liên quan đến các tác nhân trực tiếp như nhà cung ứng vật tư đầu
vào, người sản xuất, thương lái địa phương, cơ sở chế biến, người bán sỉ, người bán lẻ,
nhà xuất khẩu và các tác nhân gián tiếp như các cơ quan tổ chức cung cấp dịch vụ công
và khu vực tư nhân.
3.2 Thông tin thu thập
- Số liệu thống kê về diện tích, sản lượng, năng suất của sơ ri Gò Công.
- Số liệu cụ thể về năng suất, chi phí, thu nhập, lợi nhuận từ việc canh tác sơ ri và
các loại nông sản khác của người nông dân trồng sơ ri, thương lái.
- Số liệu về chi phí sản xuất, chế biến, thương mại của các công ty chế biến sơ ri
thô.
- Số liệu một số chỉ tiêu kinh tế -xã hội, tình hình phát triển các loại nông sản của
huyện Gò Công Đông những năm gần đây nói riêng, tỉnh Tiền Giang nói chung.
12

3.3 Phương pháp thu thập dữ liệu
Đối với số liệu thứ cấp: Thu thập các báo cáo về tình hình sản xuất, chế biến, tiêu
thụ trái sơ ri cũng như những sản phẩm giá trị gia tăng từ các hợp tác xã; các cơ sở, công
ty chế biến; các phòng ban, cơ quan chức năng liên quan; những chương trnh, dự án hỗ
trợ ngành hàng nông nghiệp của tỉnh nói chung và đối với sơ ri nói riêng. Những nghiên

cứu có liên quan về chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp từ nhiều nguồn khác nhau, trong
vòng 5 năm trở lại đây.
Đối với số liệu sơ cấp: Thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các tác
nhân có liên quan trong chuỗi giá trị cây sơ ri Gò Công bằng bảng hỏi cấu trúc, phỏng
vấn những nhà quản lý, cơ quan chức năng có am hiểu về cây sơ ri ở địa phương, lấy ý
kiến của các chuyên gia có liên quan để chọn khu vực nghiên cứu.
3.4 Phương pháp phân tích
Nhóm tác giả áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.
Nhóm phương pháp định tính được sử dụng nhằm tìm hiểu bản chất của chuỗi giá
trị sơ ri Gò Công, quá trnh vận động, tương tác giữa các nhóm tác nhân, và giữa chuỗi
giá trị với hệ thống chính sách tác động đến nó. Ở giai đoạn thu thập dữ liệu, các kỹ thuật
định tính được áp dụng bao gồm phỏng vấn chuyên gia (individual in-depth interview),
nghiên cứu tình huống (case studies), và quan sát (observation). Nghiên cứu này dùng các
kỹ thuật cụ thể như phương pháp chọn mẫu có mục đích, thu thập dữ liệu mở, phân tích
văn bản, số liệu thứ cấp, tổng hợp ý nghĩa và giải thích các kết quả tìm thấy.
Đối với nhóm phương pháp định lượng, nghiên cứu áp dụng các công cụ điều tra
thống kê, phân tích chi phí – doanh thu (cost and return analysis), phân tích giá trị gia
tăng (value added analysis) cho từng công đoạn và toàn bộ chuỗi giá trị theo một số kênh
sản phẩm chủ yếu.
- Phương pháp chọn mẫu điều tra. Nhóm tác giả áp dụng phương pháp chọn mẫu
phi xác suất để thu thập thông tin thay vì chọn mẫu xác suất do một số lí do thực tế sau:
Thứ nhất, tổng thể nghiên cứu là nông dân trồng sơ ri trên địa bàn vùng Gò Công là một
tổng thể không xác định và việc thiết lập danh sách khung mẫu khó chính xác hoàn toàn.
Đồng thời, cũng khó xác lập danh sách tất cả các thương lái, các cơ sở và doanh nghiệp
chế biến sản phẩm sơ ri. Thứ hai, sự tiếp xúc đối với nhóm này đòi hỏi nhóm tác giả phải
thiết lập cho được sự quen biết và tin cậy nhất định, mà mẫu quan sát không thể được lựa
chọn một cách hoàn toàn ngẫu nhiên. Thứ ba, doanh nghiệp thường bảo vệ hệ thống số
13

liệu kinh doanh của họ như là bí mật kinh doanh. Do đó, không có cơ sở để rút mẫu và

tính xác suất rút mẫu, khó có khả năng chắc chắn về mức tin cậy tuyệt đối và khả năng
đại diện của nguồn số liệu này để từ đó phỏng đoán được số liệu của tổng thể.
Vì các lí do trên, nhóm tác giả quyết định áp dụng phương pháp chọn mẫu phi xác
suất, mà cụ thể là phương pháp chọn mẫu thuận tiện kết hợp chọn mẫu theo kinh nghiệm,
nhờ sự hỗ trợ của cán bộ địa phương, cán bộ hợp tác xã để lựa chọn các đối tượng có tính
chất phù hợp với yêu cầu nghiên cứu, nhằm tăng mức độ tiếp cận và thu thập thông tin
trên địa bàn nghiên cứu. Các bước chọn mẫu được tiến hành như sau:
- Căn cứ trên khả năng thực hiện, kinh phí và quỹ thời gian cho phép, xác lập cỡ
mẫu cần thiết.
- Chọn huyện đại diện cho vùng trồng sơ ri lớn của vùng Gò Công: sơ ri trồng tập
trung ở huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công.
- Chọn xã đại diện cho vùng trồng sơ ri tập trung của từng huyện mục tiêu. Số
lượng xã thay đổi tùy theo quy mô diện tích sơ ri của từng huyện. Các huyện có
diện tích sơ ri nhiều như Gò Công Đông chọn 4/6 xã. Thị xã Gò Công có diện
tích trồng sơ ri ít hơn chọn 1/3 xã.
- Chọn hộ nông dân, tiến hành điều tra.
Tác nhân
Trong tỉnh
Ngoài tỉnh
Tổng số
Người cung cấp cây giống
1

1
Đại lý/cửa hàng vật tư nông
nghiệp
0

0
Người trồng sơ ri

14

14
Thương lái
8

8
Người bán sỉ/lẻ
3

3
Công ty chế biến
2

2
Siêu thị
0

0
Tổng
28
0
28
Bảng 1. Cơ cấu mẫu điều tra.
Dựa trên những phương pháp chọn mẫu nêu trên kết hợp với phương pháp chọn
mẫu mở rộng từ thông tin người nông dân cung cấp như bán sơ ri cho những đối tượng
nào, ở đâu, nhóm tiếp tục tiến hành thu thập thông tin những đối tượng tham gia tiếp theo
trong chuỗi: thương lái, cơ sở công ty chế biến, công ty sơ chế, bảo quản và xuất khẩu…
14


Số liệu, thông tin được thu thập bằng nhiều công cụ khác nhau như phỏng vấn bằng
bảng câu hỏi soạn sẵn, phỏng vấn trực tiếp và ghi chép lại các thông tin định tính, phỏng
vấn chuyên gia.
- Phương pháp phân tích số liệu
 Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả,
trình bày số liệu và lập bảng phân phối tần số. Đây là cơ sở tổng hợp và phân
tích cơ bản các dữ liệu được thu thập trên tất cả các tác nhân tham gia chuỗi.
 Phân tích chuỗi: bao gồm phân tích chức năng chuỗi, các tác nhân tham gia
chuỗi, kênh thị trường và hỗ trợ thúc đẩy chuỗi.
 Phân tích chi phí – lợi nhuận, phân tích giá trị gia tăng: được cụ thể hóa bằng
cách áp dụng các chỉ tiêu kinh tế phổ biến như doanh thu, tổng chi phí, chi phí
biến động, chi phí cố định, giá thành, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đnh, chi
phí hàng hóa trung gian, giá trị gia tăng, v.v
Chỉ tiêu
Công thức
Doanh thu
(Sản lượng x giá đơn vị sản phẩm chính) +
doanh thu sản phẩm phụ (nếu có)
Tổng chi phí
Chi phí trung gian + Chi phí tăng thêm +
chi phí cơ hội
Chi phí trung gian
Chi phí vật tư, nguyên liệu đầu vào +
nhiên liệu.
Chi phí tăng thêm
Chi phí vận chuyển + chi phí lao động
(nhà và thuê) + chi phí khác (hao hụt, liên
lạc )
Lợi nhuận
Doanh thu – Tổng chi phí

Hoặc Giá trị gia tăng – chi phí tăng thêm
Giá trị gia tăng
Doanh thu – Chi phí trung gian
Bảng 2.Các chỉ tiêu kinh tế được áp dụng
 Phân tích ma trận SWOT:được thực hiện nhằm mục đích nhằm để tổng hợp các
yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài của đối tượng nghiên cứu bao gồm
điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và
thách thức (Threats) của mỗi tác nhân cũng như của toàn bộ ngành hàng. Đây là
cơ sở để đề ra các chiến lược phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị. Mô hình phân
15

tích SWOT đưa ra chiến lược phát triển chuỗi giá trị sản phẩm sơ ri được thể
hiện ở Bảng 3.

Cơ hội (O)
Thách thức (T)
Điểm mạnh (S)
SO: Giải pháp công kích
(Nhóm giải pháp này tận
dụng điểm mạnh để theo
đuổi các cơ hội)
ST: Giải pháp thích ứng
(Nhóm giải pháp này tận dụng
điểm mạnh để hạn chế những
mối đe doạ có thể xảy ra)
Điểm yếu (W)
WO: Giải pháp điều chỉnh
(Nhóm giải pháp này tận
dụng cơ hội để khắc phục
điểm yếu)

WT: Giải pháp phòng thủ
(Nhóm giải pháp này đưa ra các
hoạt động nhằm chủ động khắc
phục điểm yếu và hạn chế
những rủi ro có thể xảy ra)
Bảng 3. Bảng mô hình phân tích SWOT
16

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan địa bàn nghiên cứu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên:
Huyện Gò Công Đông được
thành lập ngày 13 tháng 04 năm 1979,
là một huyện duyên hải phía đông
tỉnh Tiền Giang. Khu vực Gò Công
nói chung và huyện Gò Công Đông
nói riêng có lịch sử hình thành khá
sớm, nơi đây trước kia là vùng rừng
thiêng nước độc và là nơi đóng quân
của nghĩa quân anh hùng dân tộc
Trương Định trong thời kỳ đầu
kháng chiến chống Pháp.
Huyện Gò Công Đông là một
trong 9 huyện, thị, thành thuộc tỉnh
Tiền Giang, vị trí địa lý của huyện
được xác định: Phía Bắc giáp tỉnh
Long An, phía Nam giáp huyện Tân Phú Đông, phía Tây giáp thị xã Gò Công và huyện
Gò Công Tây, phía Đông giáp biển
Đông. Nằm giữa hai con sông Vàm

Cỏ và sông Tiền, có sông Cửa Tiểu chảy qua. Các con sông này đổ ra biển Đông qua các
cửa theo thứ tự lần lượt kể trên: cửa Soài Rạp, cửa Đại và cửa Tiểu.
Huyện Gò Công Đông có 26.768,16 ha diện tích tự nhiên và 143.418 nhân khẩu
1
;
có 13 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các thị trấn: Tân Hòa, Vàm Láng và các xã: Tân
Điền, Tăng Hòa, Phước Trung, Bnh Ân, Tân Đông, Bnh Nghị, Gia Thuận, Kiểng Phước,
Tân Phước, Tân Thành, Tân Tây.


1
Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ : Về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã, thành lập thị trấn Vàm Láng
thuộc huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang


Hnh 1. Địa bàn nghiên cứu

17

Huyện Gò Công Đông có vị trí rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
biển của Tỉnh và cả nước. Toàn bộ phía Đông của huyện tiếp giáp với 32 km bờ biển với
02 cửa sông lớn là Cửa Tiểu và cửa Soài Rạp là các cửa ngõ thông ra biển Đông, là điều
kiện thuận lợi để giao lưu với tỉnh bạn và quốc tế. Đồng thời đây là nơi hội tụ nguồn tài
nguyên thủy sản dồi dào phong phú. Bên cạnh đó, biển và bờ biển là hướng phòng thủ
chiến lược trong việc bảo vệ nền kinh tế - chính trị trong khu vực.
Huyện Gò Công Đông có địa hnh tương đối bằng phẳng, khuynh hướng thấp dần
theo hướng Bắc nam và Tây Đông, đất phù sa cổ và phù sa ven biển chiếm phần lớn diện
tích. Nhưng từ khi thực hiện chương trnh ngọt hóa Gò Công vào những năm đầu thập kỷ
80 của thế kỷ trước đến nay, tnh hnh đất được cải thiện và thích hợp cho nhiều loại cây
trồng, vật nuôi. Đặc biệt với 20km bờ biển với hàng ngàn ha bãi bồi rất thuận lợi trong

việc nuôi trồng các loại thủy hải sản như nghêu, tôm, cua và các loài đặc sản biển khác.
Khí hậu Gò Công Đông nằm trong chế độ khí hậu chung cả miền Tây Nam Bộ, chia
thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau,
nhiệt độ trung bnh hàng năm 27,9
0
C, lượng mưa trung bnh hàng năm 1.191mm.
4.1.2 Điều kiện kinh tế- xã hội

Tiền Giang có 10 đơn vị hành chính gồm 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, trong đó
thành phố Mỹ Tho là đô thị loại 2 và thị xã Gò Công là đô thị loại 4. Tính đến năm 2012,
dân số tỉnh Tiền Giang đạt 1.692.457 người (dân số nam 829.812 người, nữ là 862.645
người), mật độ dân số đạt 675 người/km2. Dân số sống tại thành thị là 249.452 người,
dân sô sống tại nông thôn 1.443.005 người.
Năm 2012, dân số của thị xã Gò Công là 95.734 ngươi (thành thị là 28.872 người và
nông thôn là 66.862 người); huyện Gò Công Đông là 141.923 người (thành thị là 20.160
ngươi và nông thôn là 121.81 người). Tiềm lực phát triển kinh tế- xã hội của thị xã Gò
Công và huyện Gò Công Đông chủ yêu là sản xuất nông nghiệp; giá trị sản xuất nông
nghiệp năm 2012 (thao giá sao sánh năm 2010) của thị xã Gò Công là 974.712 triệu đồng
và huyện Gò Công Đông là 1.993.012 triệu đồng. Trong đó, nhóm cây trồng chính được
canh tác là lúa, rau màu và cây sơ ri; cây lúa dược xem là cây sản xuất truyền thống và
góp phần đảm bảo an ninh lương thực cho nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và hỗ trợ cho khu
vực khác; nhóm rau màu hầu hết là nhóm cây ngắn ngày, diện tích sản xuất thường rất
biến động và có thể chuyển đổi theo nhu cầu tiêu dùng hoặc theo giá cả thị trường; cây sơ
ri được du nhập vào Gò CÔng rất lâu, đã hnh thành nhiều địa điểm chuyên canh, diện
18

tích canh tác cũng thay đổi thao giá cả và sức mua của thị trường hoặc dựa trên quết định
của công ty độc quyền thu mua. Cũng như các cây trồng khác, yếu tố quyết định cho sự
phát triển bền vững của cây sơ ri vẫn là giá cả thu mua ổn định và ở mức giá mà nhà
vườn có lời để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và tái đầu tư cho sản xuất.

4.1.3 Hệ thống kết cấu hạ tầng tại vùng sản xuất sơri
4.1.2.1 Giao thông:
Hiện trạng các trục đường giao thông chính tại vùng trồng sơ ri (xã Bnh Nghị, Tân
Đông, Bnh Ân, Kiểng Phước thuộc huyện Gò Công Đông và xã Long Thuận thuộc thị xã
Gò Công) đảm bảo giao thông thông suốt, gồm:
- Đường tỉnh 862, 871: mặt đường nhựa cấp IV (mặt rộng 6m, 2 làn xe) đảm bảo
lưu thông xe tải trọng đến 16 tấn.
- Các đường huyện 02, 03, 05: mặt đường nhựa cấp V (mặt rộng 5,5m, 2 làn xe)
đảm bảo lưu thông xe tải trọng đến 8 tấn.
Phần lớn, các tuyến đường xã, đường giao thông nông thôn phục vụ sinh hoạt, vận
chuyển sơ ri từ nhà vườn đến các điểm tập trung chưa đảm bảo, chỉ là lối mòn hoặc
đường đơn sơ với bề rộng hẹp; các công trình cầu, cống trên tuyến nhỏ và yếu, chỉ đủ khả
năng phục vụ người đi bộ và xe 2 bánh. Để đảm bảo vận chuyển vật tư phục vụ sản xuất,
vận chuyển trái sơ ri từ vườn trồng đến các điểm thu mua, nhà máy sơ chế thì một số
tuyến đường thuộc xã quản lý cần được đầu tư, nâng cấp.
4.1.2.2 Thuỷ lợi
Hệ thống thuỷ lợi phục vụ tưới, tiêu cho vùng trồng cây sơ ri nằm trong vùng thuỷ
lợi ngọt hoá Gò Công, từ kênh Chợ Gạo đến Biển Đông thuộc các huyện Chợ Gạo (một
phần), Gò Công Tây, Gò Công Đông và Thị xã Gò Công với diện tích tự nhiên là 54.000
ha và diện tích canh tác năm 2010 là 35.000 ha.

×