Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Thụy Vân tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 123 trang )

Chương I: MỞ ĐẦU

1
Chương I – MỞ ĐẦU
I.1 Lý do chọn đề tài
Tính đến 31/6/2006, cả nước có 134 KCN, KCX với tổng diện tích đất tự
nhiên là 27.745 ha, tổng diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 18.561 ha. .
KCN trên cả nước bao gồm 19 dự án có vốn ĐTNN và 112 dự án trong nước với
tổng vốn đầu tư đạt hơn 1 tỷ USD và 33 nghìn tỷ đồng. Trong đó, các KCN do
doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm chủ đầu tư chiếm số lượng lớn nhất: 45 KCN
với tổng vốn đầu tư 15.673 tỷ đồng; 33 KCN được đầu tư theo cơ chế đơn vò sự
nghiệp có thu với tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt trên 7.424 tỷ đồng, các KCN còn
lại do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư với tổng vốn đầu tư hơn 9.835 tỷ
đồng (34 KCN). Đến cuối năm 2005, có 79 KCN, đã hoàn thành xây dựng cơ bản
và đi vào vận hành; 51 KCN còn lại đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng và xây dựng cơ bản.
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp công nghiệp, do đó có điều kiện
tập trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó
kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về đòa điểm sản xuất.
KCN góp phần thực hiện mục tiêu di dời các cơ sở sản xuất từ nội đô; tạo
điều kiện thuận lợi hơn cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường trong
việc kiểm soát ô nhiễm và có biện pháp xử lý kòp thời đối với hành vi gây ô
nhiễm của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp ngoài KCN.
Thực tế cho thấy một số KCN thực hiện rất tốt và hài hoà mục tiêu thu hút
đầu tư với giải quyết vấn đề về môi trường, thực sự là những "công viên công
nghiệp", là mẫu hình để các KCN khác tiếp tục triển khai áp dụng, điển hình là
KCN Biên Hoà II, KCN Thăng Long.
Trong thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường trong KCN mặc dù đã
được chú trọng hơn nhưng đa số các KCN trên phạm vi cả nước còn chưa được cải
thiện nhiều và chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường theo quy đònh.
Chương I: MỞ ĐẦU



2
Nhiều KCN chưa xây dựng nơi tập trung và xử lý rác thải. Việc thu gom và
vận chuyển rác thải chỉ thực hiện trong phạm vi từng nhà máy. Những nhà máy
sản xuất bao bì, hoá chất, nhựa,… thường có những chất khó phân huỷ, gây độc
hại cho môi trường nước mặt, nước ngầm và đất.
Ô nhiễm về nước thải công nghiệp càng trở nên nghiêm trọng. Hiện chỉ có
33 KCN đã có công trình xử lý nước thải tập trung, 10 KCN đang xây dựng, còn
lại các KCN khác đều trực tiếp thải ra sông, biển, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi
trường xung quanh, nhất là những KCN tập trung các ngành công nghiệp dệt,
thuộc da, hoá chất…có lượng nước thải thải ra với khối lượng lớn và có tính độc
hại cao.
Phú Thọ là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam.Thành phố Việt
Trì là trung tâm hành chính của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 80 km vàsân bay Nội
Bài 50 km về phía tây bắc.
Đến 30/9/2006, các Khu công nghiệp (KCN) trên đòa bàn tỉnh do Ban quản lý các
KCN Phú Thọ quản lý có 46 dự án đầu tư còn hiệu lực (KCN Th Vân: 44 dự
án; KCN Trung Hà: 01 dự án; CCN Bạch Hạc: 01 dự án) với tổng số vốn đăng ký
là 126,878 triệu USD và 1.180,9 tỷ đồng. Có 30 dự án đã đi vào sản xuất kinh
doanh, 04 dự án tạm dừng hoạt động, các dự án khác đang trong quá trình xây
dựng nhà xưởng và lắp đặt máy móc thiết bò sẽ đi vào sản xuất trong năm 2006;
02 dự án mới được cấp phép đầu tư.
Khu công nghiệp Thụy Vân là nơi thu hút rất mạnh mẽ sự đầu tư của các
doanh nghiệp trong và ngoài nước, đống thời là nơi tập trung nhiều ngành nghề
sản xuất, do đó nước thải rất đa dạng. Nước thải tại các khu công nghiệp nếu
không được xử lý trước khi xả thải ra môi trường thì ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước và đời sống của các khu dân cư lân cận. Do đó, thiết kế một hệ thống
xử lý nước thải của khu công nghiệp phù hợp với quy mô tính chất nước thải để
đảm bảo chất lượng nước thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn cho phép và là một
Chương I: MỞ ĐẦU


3
yêu cầu cần thiết. Vì vậy, đề tài“tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải
tập trung KCN Thụy Vân tỉnh Phú Thọ” đã được được lựa chọn để thực hiện đồ
án tốt nghiệp.
I.2 Mục tiêu nghiên cứu
Khảo sát và nghiên cứu thực trạng nước thải phát sinh tại KCN Thụy Vân
để tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung phù hợp.
I.3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây
- Khảo sát thực đòa KCN Thụy Vân
- Thu thập, phân tích tổng hợp dữ liệu để tính toán và thiết kế
- Nghiên cứu tư liệu: đọc và thu thập số liệu về tình hình nước thải của
KCN và các hệ thống xử lý nước thải tại các KCN khác
- Phương pháp so sánh: phương pháp này nhằm đánh giá hiệu quả xử lý
nước thải đầu vào và ra theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5945 – 1995,
TCVN 6980-2001).
- Phương pháp phân tích chi phí lợi ích: nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế
trong quá trình xử lý nước thải của các phương pháp xử lý.
I.4 Nội dung đề tài
Đồ án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau:
- Nghiên cứu tổng quan các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp
- Tìm hiểu những vấn đề kinh tế và môi trường tại khu công nghiệp Thụy
Vân.
- Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Thụy Vân.
- Khái toán kinh phí đầu tư xây dựng công trình cho hệ thống xử lý nước thải
KCN Thụy Vân.
Chương I: MỞ ĐẦU

4

I.5 Giới hạn đề tài
Với mục tiêu nghiên cứu được xác đònh, đề tài này chỉ thực hiện trong giới
hạn tìm hiểu về tính chất và lưu lượng nước thải phát sinh từ các nhà máy trong
KCN, từ đó, tính toán và thiết kế hệ thống xử lý nước thải phù hợp.
I.6 Ý nghóa của đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tìm hiểu về thành phần tính
chất nước thải phát sinh tại KCN Thụy Vân cùng các phương pháp xử lý để thiết
kế HTXLNT tập trung phù hợp cho KCN, mang tính khả thi cao. Kết quả tính
toán thiết kế của đề tài có thể làm cơ sở cho công ty đầu tư hạ tầng KCN Thụy
Vân tham khảo để đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo KCN luôn xanh sạch đẹp,
hạn chế đến mức thấp nhất các tác động tiêu cực của nước thải chưa xử lý đến
môi trường xung quanh.

Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

5
Chương II - TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI
CÔNG NGHIỆP
Các loại nước thải đều chứa các tạp chất gây nhiễm bẩn có tính chất rất
khác nhau: từ các loại chất rắn không tan đến các chất khó tan và những hợp chất
tan trong nước. Xử lý nước thải là loại bỏ các tạp chất đó, làm sạch lại và có thể
đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Để đạt được những mục đích đó,
chúng ta thường dựa vào đặc điểm của từng loại tạp chất để lựa chọn phương
pháp xử lý thích hợp.
Thông thường có các phương pháp xử lý nước thải như sau:
II.1 Phương pháp cơ học
Trong nước thải thường chứa các loại tạp chất rắn có kích cỡ khác nhau bò
cuốn theo như bao bì chất dẻo, giấy, giẻ, dầu mỡ nổi, cát sỏi,…Ngoài ra, còn có
các loại hạt lơ lửng.
II.1.1 Song chắn rác

Song chắn rác là công trình xử lý sơ bộ để chuẩn bò điều kiện cho việc xử
lý nước thải sau đó. Nhằm giữ lại các vật thô như rác, giẻ, giấy, mẫu đất đá,
gỗ,…ở trước song chắn rác. Song làm bằng sắt tròn hoặc vuông.
Hiệu quả thao tác ít hay nhiều, đều phụ thuộc vào kích thước khe song, ta có thể
chia thành:
- Song chắn rác tinh, khoảng cách nhỏ hơn 10mm.
- Song chắn rác trung bình, khoảng cách từ 10 đến 40mm.
- Song chắn rác sơ bộ, khoảng cách lớn hơn 40mm.



Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

6

Hình 2.1: Song chắn rác tinh Hình 2.2: Song chắn rác thô

II.1.2 Lưới lọc
Sau chắn rác, để loại bỏ tạp chất rắn có kích cỡ nhỏ hơn, mòn hơn ta có thể
đặt thêm lưới lọc. Ngoài ra, lưới lọc còn giữ nhiệm vụ loại bỏ một phần đáng kể ô
nhiễm dưới dạng huyền phù và có thể khôi phục lại giá trò của nó.
Lưới lọc gồm các loại:
- Lưới lọc lõm tự động rửa sạch.
- Các tang quay có lưu lượng tới 1.500m
3
/h.
II.1.3 Lắng cát
Dựa vào nguyên lý trọng lực, dòng thải được cho chảy qua “bẫy cát”. Bẫy
cát là các loại bể, hố, giếng…cho nước thải chảy vào theo nhiều cách khác nhau:
theo tiếp tuyến, theo dòng ngang, theo dòng từ trên xuống và tỏa ra xung

quanh…nước qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực, cát nặng sẽ lắng xuống đáy
và kéo theo một phần chất đông tụ.
Cát lắng ở bẫy cát thường ít chất hữu cơ. Sau khi được lấy ra khỏi bể lắng
cát, sỏi được loại bỏ.
Các loại bể lắng cát thông dụng là bể lắng ngang. Thường thiết kế 2 ngăn:
một ngăn cho nước qua, một ngăn cào cát sỏi lắng. Hai ngăn này làm việc luân
phiên.
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

7
Ngoài lắng cát, sỏi, trong quá trình xử lý cặn phải lắng các hạt lơ lửng, các
loại bùn (kể cà bùn hoạt tính)… nhằm làm cho nước trong. Nguyên lý làm việc
của các loại bể lắng là đều dựa trên cơ sở trọng lực.
Bể lắng thường được bố trí theo dòng chảy, có kiểu hình nằm ngang hoặc
thẳng đứng. Bể lắng ngang trong xử lý nước thải công nghiệp có thể là một bậc
hoặc nhiều bậc.

Hình 2.3: Sơ đồ bể lắng cát có sục khí và dòng chảy trong bể
II.1.4 Bể tách dầu mỡ
Nước thải một số ngành công nghiệp ăn uống, chế biến bơ sữa, các lò mổ,
xí nghiệp ép dầu…thường có lẫn dầu mỡ. Các chất này thường nhẹ hơn nước và
nổi lên trên mặt nước. Nước thải sau xử lý không có lẫn dầu mỡ được phép cho
vào các thủy lực. Hơn nữa, nước thải có lẫn dầu mỡ khi vào xử lý sinh học sẽ làm
bòt các lỗ hổng ở các vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và còn làm hỏng các cấu
trúc bùn hoạt tính trong Aerotank…
Ngoài cách làm các gạt đơn giản, bằng các tấm sợi trên mặt nước, còn có
thiết bò tách dầu, mỡ đặt trước dây chuyền công nghệ xử lý nước thải.

Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI


8

Hình 2.4: Bể tách dầu mỡ
II.1.5 Lọc cơ học
Lọc trong xử lý nước thải để tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nước mà
bể lắng không làm được. Trong các loại phin lọc thường có loại phin lọc dạng tấm
và loại hạt. Vật liệu dạng tấm có thể làm bằng tấm thép có đục lỗ hoặc lưới bằng
thép, không gỉ, nhóm, niken, đồng thau…và các loại vải khác nhau (thủy tinh,
amiăng, bông, len, sợi tổng hợp). Tấm lọc cần có trở lực nhỏ, đủ bền và dẻo cơ
học, không bò trương nở và bò phá hủy trong điều kiện lọc.
Các phin lọc làm việc sẽ tách các phần tử tạp chất phân tán hoặc lơ lửng
khó lắng nước. Các phin lọc làm việc không hoàn toàn dựa vào nguyên lý cơ học.
Do vậy, ngoài tác dụng tách các phần tử tạp chất phân tán ra khỏi nước, các màng
sinh học cũng đã biến đổi các chất hòa tan trong nước thải nhờ quần thể vi sinh
vật có trong màng sinh học.
Chất bẩn và màng sinh học sẽ bám vào bề mặt vật liệu lọc, dần dần bít các
khe hở của lớp lọc làm cho dòng chảy bò chậm lại hoặc ngừng chảy. Trong quá
trình làm việc, người ta phải rửa phin lọc, lấy bớt màng bẩn phía trên và cho nước
rửa đi từ dưới lên trên để tách màng bẩn ra khỏi vật liệu lọc.
Trong xử lý nước thải thường dùng thiết bò lọc chậm, lọc nhanh, lọc kín, lọc
hở. Ngoài ra, còn dùng loại lọc ép khung bản, lọc quay chân không, các máy vi
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

9
lọc hiện đại. Đặc biệt là đã cải tiến các thiết bò trước đây thuần túy là lọc cơ học
thành lọc sinh học, trong đó vai trò của màng sinh học được phát huy nhiều hơn.
II.2 Phương pháp hóa học và hóa lý
Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hóa học, các quá trình hóa
lí diễn ra giữa các chất bẩn với hóa chất cho thêm vào. Các phương pháp hóa học
là oxi hóa, trung hòa, đông keo tụ. Thông thường các quá trình keo tụ thường đi

kèm với quá trình trung hòa hoặc các hiện tượng vật lý khác. Những phản ứng
xảy ra là thường phản ứng trung hòa, phản ứng oxi hóa – khử, phản ứng tạo chất
kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các chất độc hại.
II.2.1 Trung hòa
Nước thải thường có những giá trò pH khác nhau. Muốn nước thải được xử
lý tốt bằng phương pháp sinh học phải tiến hành trung hòa và điều chỉnh pH về
6.6 – 7.6.
Trung hòa bằng cách dùng các dung dòch axit hoặc muối axit, các dung
dòch kiềm hoặc oxit để trung hòa dung dòch nước thải.
Một số hóa chất dùng để trung hòa: CaCO
3
, CaO, Ca(OH)
2
, MgO,
Mg(OH)
2
, NaOH, Na
2
CO
3
,H
2
SO
4
, HCl, HNO
3

II.2.2 Keo tụ
Trong quá trình lắng cơ học chỉ tách được các hạt chất rắn huyền phù có
kích thước lớn hơn 10-20nm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng

được. Ta có thể làm tăng kích thước các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt
phân tán liên kết vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn vậy, trước hết
cần trung hòa điện tích của chúng, kế tiếp là liên kết chúng với nhau. Quá trình
trung hòa điện tích các hạt được gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành
các bông lớn từ các hạt nhỏ gọi là quá trình keo tụ.
Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc
muối nhôm hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có: Al
2
(SO
4
)
3
.18H
2
O,
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

10
FeCL
3
, FeSO
4
, …trong đó phổ biến nhất là Al
2
(SO
4
)
3
.18H2O vì chất này hòa tan
tốt trong nước, giá rẽ và hiệu quả đông tụ cao ở pH = 5.0 – 7.5.

Trong quá trình tạo thành bông keo của hidroxit nhôm hoặc sắt người ta
thường dùng thêm chất phụ trợ đông tụ. Các chất trợ đông tụ này là tinh bột,
dextrin, các ete, xenluluzo, hidroxit silic hoạt tính…với liều lượng 1 – 5 mg/l.
II.2.3 Hấp phụ
Phương pháp hấp phụ dùng để loại hết các chất bẩn hòa tan vào nước mà
phương pháp xử lý sinh học cùng các phương pháp khác không thể loại bỏ được
với hàm lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hòa tan có độc tính cao
hoặc các chất có mùi, vò và màu rất khó chòu.
Các chất hấp thụ thường dùng là: than hoạt tính, đất sét hoạt tính,
silicagen, keo nhôm, một số chất tổng hợp khác và một số chất thải trong sản
xuất như xỉ tro, xỉ mạ sắt…Trong số này than hoạt tính được dùng phổ biến nhất.
Các chất hữu cơ, kim loại nặng và các chất màu dễ bò than hấp phụ. Lượng chất
hấp phụ tùy thuộc vào khả năng của từng loại chất hấp phụ và hàm lượng chất
bẩn có trong nước. Phương pháp này có thể hấp phụ 58-95% các chất hữu cơ và
màu. Các chất hữu cơ có thể bò hấp phụ được là phenol, alkylbenzen, sunforic
axit, thuốc nhuộm và các hợp chất thơm.
II.2.4 Tuyển nổi
Phương pháp tuyển nổi này dựa trên nguyên tắc: các phần tử phân tán
trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết dính vào các bọt khí
nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí đó ra khỏi nước. Thực
chất quá trình này là tách bọt hoặc làm đặc bọt. Trong một số trường hợp, quá
trình này cũng được dùng để tách các chất hòa tan như các chất hoạt động bề mặt.
Quá trình này được thực hiện nhờ thổi không khí thành bọt nhỏ vào trong
nước thải. Các bọt khí dính các hạt lơ lửng và nổi lên trên mặt nước. Khi nổi lên
các bọt khí tập hợp thành một lớp bọt chứa nhiều chất bẩn.
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

11
Tuyển nổi có thể đặt ở giai đoạn xử lý sơ bộ (bậc I) trước khi xử lý cơ bản
(bậc II). Bể tuyển nổi có thể thay thế cho bể lắng, trong dây chuyền nó có thể

đứng trước hoặc sau bể lắng, đồng thời có thể ở giai đoạn xử lý bổ sung sau xử lý
cơ bản.
Bể tuyển nổi có thể tròn hoặc hình chữ nhật. Dạng chữ nhật dành cho xử lý
nước dân dụng. Về mặt thủy lực và đặc biệt xử lý nước có nồng độ lớn các chất
huyền phù, bể tuyển nổi tròn có ưu điểm hơn so với bể tuyển nổi hình chữ nhật: ở
cùng một dung tích, khoảng cách giữa chiều cao của phòng trộn nước/bọt khí và
nơi thấp của thành ống xi phông rất nhỏ và sự phân bố bọt gần giống nhau được
duy trì trên toàn bộ tiết diện ngang của bể.

Hình 2.5: Bể tuyển nổi
II.2.5 Trao đổi ion
Thực chất của phương pháp trao đổi ion là một quá trình trong đó các ion
trên bề mặt của chất rắn trao đổi ion có cùng điện tích trong dung dòch khi tiếp
xúc với nhau. Các chất này gọi là ionit (chất trao đổi ion). Chúng hoàn toàn
không tan trong nước.
Phương pháp này được dùng làm sạch nước nói chung trong đó có nước
thải, loại ra khỏi nước các ion kim loại như Zn, Cu, Cr, Ni, Hg, Pb, Cd, Mn… Cũng
như các hợp chất có chứa asen, phosphor, xianua và cả chất phóng xạ. Phương
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

12
pháp này được dùng phổ biến để làm mềm nước, loại ion Ca
2+
và Ma
3+
ra khỏi
nước cứng.
Thiết bò trao đổi ion là các chất vật liệu hạt không hòa tan có trong cấu
trúc phân tử các gốc axit hay bazo có thể thay thế được mà không thay đổi tính
chất vật lí của chúng và cũng không làm biến mất hoặc hòa tan. Các ion dương

hay âm cố đònh trên các gốc này đẩy ion cùng dấu có trong dung dòch lỏng. Đó
làsự trao đổi ion, cho phép thay đổi thành phần ion của chất lỏng cần xử lý mà
không thay đổi số lượng tải toàn bộ có trong chất lỏng trước khi trao đổi.
Các chất trao đổi ion có thể là các chất vô cơ hoặc hữu cơ có nguồn gốc tự
nhiên hoặc tổng hợp. Các chất thường được sử dụng như: zeolit, đất sét, nhôm
silic, silicagen, pecmutit, các chất điện li cao phân tử, các loại nhựa tổng hợp.
II.3 Phương pháp sinh học
Xử lý nước bằng sinh học dựa vào các dạng lên men khác nhau. Lên men
là sự phân hủy một số chất thải hữu cơ, chúng thường kèm theo sự thoát khí dưới
tác dụng của các enzim do các vi sinh tiết ra.
Phương pháp xử lý sinh học dựa trên nguyên tắc hoạt động của vi sinh vật
để phân hủy các chất hữu cơ nhiễm bẫn nước. Do vậy, điều kiện đầu tiên và vô
cùng quan trọng là nước thải là môi trường sống của vi sinh vật phân hủy các chất
hữu cơ có trong nước thải.
II.3.1 Ao hồ hiếu khí
Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0.3 – 0.5 m có quá trình oxi hóa các chất
bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vào các vi sinh vật hiếu khí. Loại ao này có hồ làm
thoáng tự nhiên và hồ làm thoáng nhân tạo.
Hồ hiếu khí tự nhiên: oxy từ không khí dễ dàng khuếch tán vào lớp nước
phía trên và ánh sáng Mặt Trời chiếu rọi, làm cho tảo phát triển, tiến hành quang
hợp thải oxy. Để đảm bảo ánh sáng qua nước, chiều sâu của hồ phải nhỏ, thường
là 30-40 cm. Do vậy diện tích của hồ càng lớn càng tốt. Tải trọng của hồ (BOD)
khoảng 250 – 300 kg/ha.ngày. Thời gian lưu nước từ 3 – 12 ngày.
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

13
Do ao nông, diện tích lớn đảm bảo điều kiện hiếu khí cho toàn bộ nước
trong ao. Nước lưu trong ao tương đối dài, hiệu quả làm sạch có thể tới 80-95%
BOD, màu nước có thể chuyển dần sang màu xanh của tảo.
Hồ sục khuấy: nguồn cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí trong nước hoạt

động là các thiết bò khuấy cơ học hoặc khí nén. Nhờ vậy, mức độ hiếu khí trong
hồ sẽ mạnh hơn, điều độ và độ sâu của hồ cũng lớn hơn. Tải trọng BOD của hồ
khoảng 400kg/ha.ngay. Thời gian lưu nước trong hồ khoảng 1 – 3 ngày có khi dài
hơn.
II.3.2 Ao hồ kỵ khí
Ao hồ kỵ khí là loại ao sâu, ít có hoặc không có điều kiện hiếu khí. Các vi
sinh vật hoạt động sống không cần oxy không khí. Chúng sử dụng oxy ở dạng các
hợp chất như nitrat, sulfat… để oxy hóa các chất hữu cơ thành các axit hữu cơ, các
loại rượu và khí CH
4
, H
2
S, CO
2
…và nước.
Ao hồ kỵ khí thường dùng để lắng và phân hủy cặn lắng ở vùng đáy. Loại
ao hồ này có thể tiếp nhận loại nước thải có độ nhiễm bẩn lớn, tải trọng BOD cao
và không cần vai trò quang hợp của tảo. Nước thải lưu ở hồ kỵ khí thường sinh ra
mùi hôi thối khó chòu.
II.3.3 Ao hồ hiếu – kỵ khí
Loại ao này rất phổ biến trong thực tế. Đó là loại kết hợp hai quá trình
song song: phân hủy hiếu khí các chất hữu cơ hòa tan có ở trong nước và phân
hủy kỵ khí cặn lắng ở vùng đáy.
Đặc điểm của ao hồ này gồm có 3 vùng xét theo chiều sâu: lớp trên là
vùng hiếu khí, vùng giữa là vùng kỵ khí tùy tiện và vùng phía đáy sâu là vùng kỵ
khí.
II.3.4 Cánh đồng tưới và bãi lọc
Việc xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới và bãi lọc dựa trên khả năng giữ
các cặn nước ở trên mặt đất, nước thấm qua đất như đi qua lọc, nhờ có oxy trong
các lỗ hổng và mao quản của lớp đất mặt, các vi sinh vật hiếu khí hoạt động phân

Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

14
hủy các hợp chất hữu cơ nhiễm bẩn. Càng sâu xuống lượng oxy càng ít và quá
trình oxy hóa các chất hữu cơ càng giảm xuống dần. Cuối cùng đến độ sâu ở đó
chỉ diễn ra quá trình khử nitrat. Đã xác đònh được quá trình oxy hóa nước thải chỉ
xảy ra ở lớp đất mặt sâu tới 1.5m. Vì vậy các cánh đồng tưới và bãi lọc thường
được xây dựng ở những nơi có mực nước nguồn thấp hơn 1.5m so với mặt đất.
II.3.5 Quá trình xử lý bằng bùn hoạt tính với vật liệu tiếp xúc
Quá trình xử lý sinh học hiếu khí Attached Growth (AG) được sử dụng để
loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải. Quá trình AG bao gồm: lọc sinh học, lọc thô,
RBC (Rotating bioligical contactor), AGWSP (Attached growth Waste
Stabilization Pond), bể phản ứng nitrate hóa fixed-bed,…
Đây là một dạng hồ sinh học kết hợp với bể lọc sinh học. Những vật liệu
tiếp xúc được bố trí dọc theo chiều dài hồ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh trưởng
trên bề mặt. tải trọng cao, sục khí có thể được tiến hành một phần hoặc trên
toàn bộ thể tích bể. Thời gian lưu nước thay đổi 4-3 ngày. Giá thể sinh vật dính
bám là các sợi nhựa tổng hợp khá cứng được quấn xung quanh một lõi thép tráng
kẽm. Kích thước loại nhựa tổng hợp tính từ lõi kẽm dài khoảng 50 –70mm. Mỗi
lõi kẽm được quấn tròn có đường kính 80-100mm. Hệ thống phân phối khí là các
đá bọt hoặc các đường ống nhựa dẫn khí. Cột sinh học chứa đầy vật liệu bám sính
là giá thể cho vi sinh vật sống bám. Nước thải được phân bố đều trên bề mặt lớp
vật liệu bằng hệ thống khuấy hoặc vòi phun. Quần thể sinh vật sống bám trên giá
thể tạo nên màng nhầy sinh học có khả năng hấp phụ và phân hủy chất hữu cơ
trong nước thải. Quần thể vi sinh vật này có thể là vi sinh vật hiếu khí, nấm, tảo
và động vật nguyên sinh. Ngoài ra còn có giun, ấu trùng, công trùng. Phần bên
trong lớp màng nhầy (khoảng 0.1-0.2mm) là loài vi sinh hiếu khí. Khi vi sinh vật
phát triển, chiều dày ngày càng tăng. Vi sinh vật lớp ngoài tiêu thụ hết lượng oxy
khuếch tán trước kho oxy thẩm thấu vào bên trong. Vì vậy gần sát bề mặt giá thể,
môi trường kỵ khí hình thành. Khi lớp màng dày, chất hữu cơ bò phân hủy ở lớp

ngoài, vi sinh sống gần bề mặt giá thể nhiều hay ít tùy thuộc vào tải trọng hữu cơ
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

15
và tải trọng thủy lực. Tải trọng hữu cơ ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong
màng nhầy. Tải trọng thủy lực ảnh hưởng đến rửa trôi màng. Phương pháp này có
thể sử dụng trong điều kiện hiếu khí hoặc trong điều kiện yếm khí.
II.3.6 Bùn hoạt tính
Nguyên lý chung của quá trình bùn hoạt tính là oxy hóa sinh hóa hiếu khí
với sự tham gia của bùn hoạt tính.
Bùn hoạt tính là loại bùn xốp chứa nhiều vi sinh có khả năng oxy hóa và
khoáng hóa các chất hữu cơ chứa trong nước thải.
Ngày nay, trong xử lý nước thải công nghiệp, người ta thường sử dụng: bể
Aeroten va bể phản ứng sinh học từng mẻ liên tục (SBR).
Trong bể Aeroten diễn ra quá trình oxy hóa sinh hóa các chất hữu cơ trong
nước thải. Vai trò ở đây là nhữg vi sinh vật hiếu khí, chúng tạo thành bùn hoạt
tính. Bùn hoạt tính và nước thải tiếp xúc với nhau được tốt và liên tục, người ta
khuấy trộn bằng máy khí nén hoặc các thiết bò cơ giới khác. Để các vi sinh vật
khoáng hóa sống và hoạt động bình thường phải thường xuyên cung cấp oxy vào
bể, oxy sẽ được sử dụng trong các quá trình sinh hóa. Sự khuếch tán tự nhiên qua
mặt thoáng của nước trong bể không đảm bảo đủ lượng oxy cần thiết, vì vậy phải
bổ sung lượng không khí thiếu hụt bằng phương pháp nhân tạo: thổi khí nén vào
hoặc tăng diện tích mặt thoáng.
Trong thực tế, người ta thường thổi không khí nén vào bể vì như vậy sẽ
đồng thời giải quyết tốt hai nhiệm vụ: vừa khuấy trộn bùn hoạt tính với nước thải
vừa bảo đảm chế độ oxy cần thiết trong bể. Bùn hoạt tính là tập hợp những vi
sinh vật khoáng hóa có khả năng hấp thụ và oxy hóa các chất hữu cơ có trong
nước thải với sự có mặt của oxy. Để bùn hoạt tính tiếp xúc với nhau được tốt và
liên tục, chúng có thể được khuấy trộn bằng khí nén hoặc các thiết bò cơ giới
khác. Các chất hữu cơ hòa tan, các chất keo phân tán nhỏ sẽ được chuyển hóa và

hấp phụ vào keo tụ sinh học trên bề mặt các tế bào vi sinh vật. Tiếp đó trong quá
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

16
trình trao đổi chất, dưới tác dụng của những men nội bào, các chất hữu cơ sẽ bò
phân hủy. Quá trình xử lý này gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn khuếch tán và chuyển chất từ dòch thể tới bề mặt các tế nào vi
sinh vật.
- Hấp phụ: khuếch tán và hấp thụ các chất bẩn từ bề mặt ngoài các tế bào
qua màng bán thấm.
- Quá trình chuyển hóa các chất đã được khuếch tán và hấp phụ ở trong tế
bào sinh vật sinh ra năng lượng và tổng hợp các chất mới của tế bào.

Hình 2.6: Bể Aerotank đang sục khí


Hình 2.7:Hệ sục khí trong bể Aerotank
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

17
Quá trình phản ứng từng mẻ liên tục là quy trình tuần hoàn với chu kỳ thời
gian sinh trưởng gián đoạn mà khả năng thích ứng với một sự đa dạng của quá
trình bùn hoạt tính – như là khuấy trộn hoàn chỉnh theo lối thông thường, tháo lưu
lượng, tiếp xúc ổn đònh và các chu trình sục khí kéo dài. Mỗi bể SBR một chu kỳ
tuần hoàn bao gồm “cấp nước”, “sục khí”, “lắng”, “xả nước”, và “nghỉ”. Bởi
thao tác vận hành như trường hợp gián đoạn này, cũng có nhiều khả năng khử
nitrir và photpho. Phản ứng bể SBR không phụ thuộc đơn vò xử lý khác và rất
thường xuyên chúng hoạt động liên tục trong chu trình đem lại lợi ích kinh tế.
Quy trình hoạt động của bể SRB như sau:
- Giai đoạn “cấp nước”: đưa nước thải đủ lượng đã qui đònh trước vào bể

SBR và nó bắt đầu các chất ô nhiễm sinh học bò thối rữa
- Giai đoạn “sục khí”: các phản ứng sinh hóa hoạt động nhờ vào việc cung
cấp khí, sinh khối tổng hợp BOD, aniniac và nito hữu cơ.
- Giai đoạn “lắng”: sau khi oxy hóa sinh học xảy ra, bùn được lắng và nước
nổi trên bề mặt tạo lớp màng phân cách bùn, nước đặc trưng.
- Giai đoạn “xả nước”: nước nổi trên bề mặt sau thời gian lắng (nước đầu ra
đã xử lý) được tháo ra khỏi bể SBR mà không có cặn cào nào theo sau.
- Giai đoạn “nghỉ”: thời gian nghỉ trong khi đợi nạp mẻ mới.









Cấp nước
Sục khí
Lắng
Xả nước
Nghỉ
Hình 2.8: Chu trình hoạt động của bể SBR
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

18
II.3.7 Bể lọc sinh học
Bể lọc sinh học là công trình trong đó nước thải được lọc qua lớp vật liệu
có kích thước hạt lớn. Bề mặt các hạt vật liệu đó được bao bọc bởi một màng sinh
vật do loại vi sinh vật hiếu khí tạo thành.

Sau khi lắng trong các bể lắng đợt I nước thải được cho qua bể lọc sinh
học. đó màng sinh học sẽ hấp phụ các chất phân tán nhỏ, chưa kòp lắng, cả các
chất ở dạng keo và hòa tan. Các chất hữu cơ bò màng sinh vật giữ lại sẽ bò oxy
hóa bởi các vi sinh vật hiếu khí. Chúng sử dụng các chất hữu cơ, một phần để sinh
ra năng lượng cần thiết cho sự sống và hoạt động, một phần để xây dựng tế bào
(nguyên sinh chất) và tăng khối lượng cơ thể. Như vậy, một phần các chất bẩn
hữu cơ bò loại khỏi nước thải, mặt khác khối lượng màng sinh vật hoạt tính trong
vật liệu lọc đồng thời cũng tăng lên. Màng đó sau một thời gian già cỗi, chết đi
và bò dòng nước mới và xói cuốn đi khỏi bể lọc.
Thực chất quá trình oxy hóa diễn ra trong bể lọc sinh vật cũng tương tự như
các quá trình diễn ra ở cánh đồng tưới, cánh đồng lọc. Song nhờ những điều kiện
nhân tạo thuận lợi đối với sự sống hoạt động của vi sinh vật hiếu khí nên các quá
trình oxy hóa sinh hóa trong các bể sinh vật diễn ra mạnh hơn nhiều do đó kích
thước công trình cũng nhỏ hơn nhiều.
Bể Biophin được phân loại theo tính chất như sau:
- Theo mức độ xử lý: Biophin xử lý hoàn toàn và không hoàn toàn. Biophin
cao tải có thể xử lý hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, còn Biophin nhỏ giọt
dùng để xử lý hoàn toàn.
- Theo biện pháp làm thoáng: Biophin làm thoáng tự nhiên và Biophin làm
thoáng nhân tạo.
- Theo chế độ làm việc: Biophin làm việc liên tục và Biophin làm việc gián
đoạn tuần hoàn và không tuần hoàn.
- Theo sơ đồ công nghệ: bể Biophin một hay hai bậc.
- Theo khả năng chuyển tải: Biophin cao tải và Biophin nhỏ giọt .
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

19
- Theo đặc điểm cấu tạo của vật liệu lọc: Biophin chất liệu khối và Biophin
chất liệu bản.
Bể lọc sinh học hiện đại gồm những lớp vật liệu tiếp xúc có khả năng thấm

cao cho phép vi sinh vật bám dính và nước thải đi qua. Môi trường lọc có thể là
đá, kích thước thay đổi từ 25 – 100mm đường kính, chiều sâu lớp đá tùy theo thiết
kế nhưng thông thường từ 0.9 –2.0m trung bình là 1.8m. Lọc sinh học có thể dùng
vật liệu lọc cải tiến là plastic, có thể hình vuông hoặc hình khác với chiều sâu
thay đổi từ 9 – 12m. Bể lọc hình tròn được phân phối trên bằng thiết bò phân phối
quay.
Chất hữu cơ trong nước thải được phân hủy bởi quần thể sinh vật bám dính
và chất liệu lọc. Chất hữu cơ trong nước thải được hấp phụ lên màng sinh học
hoặc lớp nhầy. lớp ngoài của lớp màng nhầy sinh học (0.1 – 0.2mm), chất hữu
cơ sẽ được phân hủy hiếu khí. Khi sinh vật tăng trưởng thì lớp màng nhầy tăng
lên, và oxy khuếch tán được tiêu thụ trước khi nó có thể thấm và chiều sâu lớp
màng nhầy. Do đó, môi trường kỵ khí sẽ nằm gần bề mặt lớp vật liệu lọc.
Khi độ dày màng nhầy tăng, các chất hữu cơ hấp phụ được chuyển hóa
trước khi nó tiếp xúc với vi sinh vật gần bề mặt vật liệu. Kết quả vi sinh vật gần
bề mặt vật liệu phải hô hấp nội bào do không có nguồn chất dinh dưỡng thích hợp
của chất hữu cơ nước thải, và do đó mất khả năng bám dính. Sau đó màng nhầy
này bò rửa trôi, màng nhầy mới được hình thành.
Hình 2.9: Bể lọc sinh học
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

20
II.3.8 Bể lọc khô
Bể lọc thô là bể lọc sinh học được thiết kế đặc biệt để vận hành ở tải trọng
thủy lực cao. Lọc thô được dùng chủ yếu để loại bỏ chất hữu cơ bằng quá trình
xuôi dòng.
Các loại bể lọc thô hiện nay sử dụng vật liệu lọc tổng hợp hay gỗ gõ với
độ sâu trung bình 3.7 – 12m. cũng như quá trình lọc sinh học khác, lọc thô rất
nhạy cảm với nhiệt độ. Lọc thô được dùng để loại bỏ một phần chất hữu cơ, làm
tăng quá trình Nitrate hóa xuôi dòng.
II.3.9 Roatating Biological Cotactor ( RBC)

RBC gồm một loại đóa tròn xếp liền nhau bằng polystylen hay PVC. Những
đóa này được nhúng chìm trong nước thải và quay từ từ.
Trong khi vận hành, sinh vật tăng trưởng sẽ dính bám vào bề mặt đóa và
hình thành một lớp màng nhầy trên toàn bộ mặt ướt của đóa.
Đóa quay làm cho sinh khối luôn tiếp xúc với chất hữu cơ trong nước thải
và với không khí để hấp thụ oxy, đồng thời tạo sự trao đổi oxy và duy trì sinh
khối trong điều kiện hiếu khí. Sự quay cũng là cơ chế tách những chất rắn dư thừa
bằng sức trượt và duy trì chất rắn bò rửa trôi trong huyền phù, do vậy thực hiện
được quá trình làm sạch. RBC có thể được sử dụng như công trình xử lý thứ cấp,
và có thể được vận hành cho những công trình nitrate hóa và khử nitrate liên tục
theo mùa.
II.4 Phương pháp xử lý bùn
Bùn cặn của nước thải trong nhà máy xử lý là hỗn hợp của nước và cặn
lắng có chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng phân hủy, dễ bò thối rửa và có các vi
khuẩn có thể gây độc hại cho môi trường vì thế cần có biện pháp xử lý trước khi
thải ra nguồn tiếp nhận.
Mục đích của quá trình xử lý bùn cặn là:
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

21
- Giảm khối lượng của hỗn hợp bùn cặn bằng cách gạt một phần hay phần
lớn lượng nước có trong hỗn hợp để giảm kích thước thiết bò xử lý và giảm
trọng lượng thải vận chuyển đến nơi tiếp nhận.
- Phân hủy các chất hữu cơ dễ bò thối rữa, chuyển chúng thành các hợp chất
hữu cơ ổn đònh và các hợp chất vô cơ để dễ dàng tách nước ra khỏi bùn cặn
và không gây ra tác động xấu đến môi trường của nơi tiếp nhận.
II.4.1 Sân phơi bùn
Điều kiện áp dụng: nơi có đất rộng, cách xa khu dân cư, mực nước ngầm
thấp dưới mặt đất >1m, có sẵn lao động thủ công để xúc bùn khô từ sân phơi bùn
lên xe tải.

Cấu tạo: sân phơi bùn chia thành nhiều ô, kích thước mỗi ô phụ thuộc vào
cách bố trí đường xe vận chuyển bùn ra khỏi sân phơi và độ xa khi xúc bùn từ ô
phơi lên xe.
Đáy và thành ô phơi bùn thường làm bằng bêtong cốt thép hay xây gạch
đảm bảo cách ly hoàn toàn dung dòch bùn với môi trường đất xung quanh.
Trên đáy ô phơi đổ một lớp sỏi cỡ hạt: 8 – 10 mm dày 200mm, trong lớp
sỏi đặt hệ thống ống khoan lỗ D8 – D10 mm hình xương cá để rút nước về hố thu,
đáy ô phơi bùn phải cao hơn mực nước ngầm để dễ thu nước.
Trên lớp sỏi và lớp cát cỡ hạt 0.5 – 2mm, dày 150 – 200mm. Làn khô bùn
trên sân phơi xảy ra theo hai giai đoạn, giai đoạn 1: lọc hết nước qua lớp cát, sỏi;
giai đoạn 2: làm khô bằng bốc hơi nước tự nhiên trên bề mặt rộng. Cặn đã xử lý
ổn đònh có chu kỳ phơi khô ngắn hơn cặc chưa xử lý ổn đònh.
Sân phơi bùn có thể có máy che hay không có máy che, nếu không có máy
che về mùa mưa sân phơi không làm việc được.

Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

22

Hình 2.10: Sân phơi bùn
II.4.2 Máy lọc cặn chân không
Máy lọc chân không là thiết bò làm khô bùn có thể giảm độ ẩm của bùn từ
99% xuống 70 – 85% tùy thuộc vào tính chất của cặn và tốc độ quay của máy
(thời gian làm khô). Loại thiết bò này thường được áp dụng nhiều trong thời gian
trước, mười năm gần đây do có nhiều loại thiết bò có hiệu suất cao hơn, chi phí
đầu tư và chi phí quản lý rẻ hơn nhiều lần, lại có quá trình vận hành đơn giản
hơn, nên thiết bò lọc chân không đã không được sử dụng.
II.4.3 Máy lọc ép băng tải
Máy làm khô cặn bằng lọc ép trên băng tải được dùng phổ biến hiện nay
vì quản lý dơn giản, ít tốn điện, hiệu suất làm khô cặn chấp nhận được.

Hệ thống lọc ép cặn trên băng tải gồm máy bơm bùn từ bể cô đặc đến
thùng hòa trộn hóa chất keo tụ và đònh lượng cặn, thùng này được đặt trên đầu
vào của băng tải, hệ thống băng tải và trục ép, thùng đựng và xe vận chuyển cặn
khô, bơm nước sạch để rửa băng tải, thùng thu nước lọc và bơm nước lọc về đầu
của băng tải ở đoạn đầu của băng tải ở đoạn này nước được lọc qua băng tải thoe
nguyên tắc lọc trọng lực, đi qua cần gạt để san đều cặn trên toàn chiều rộng
băng, rồi đi qua trục ép và có lực ép tăng dần. Hiệu suất làm khô cặn phụ thuộc
vào nhiều thông số như: đặc tính của cặn, cặn có trộn với hóa chất keo tụ hay
không, độ rỗng của băng lọc, tốc độ di chuyển và lực nén của băng tải. Nồng độ
cặn sau khi làm khô trên máy lọc ép băng tải đạt được từ 15 – 25%.
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

23
II.4.4 Máy ép cặn ly tâm
Làm khô cặn theo nguyên tắc lắng và ép cặn bằng lực ly tâm.
Dung dòch cặn được bơm vào máy theo ống cố đònh đặt ở dọc tâm quay,
nằm trong lõi của trục bánh vít chuyển động chậm và ngược chiều với thùng quay
để dồn cặn khô đến cửa xả cặn.
Cặn đi ra khỏi đầu ống đặt ở cuối thùng quay, cặn chòu tác động của lực ly
tâm dính vào mặt trong thùng, nước trào ra được tháo qua lỗ đặt ở cuối thùng
quay.

Hình 2.11: Máy ép bùn
II.5 Phương pháp khử trùng
Nước thải sau khi xử lý bằng phương pháp sinh học còn chứa khoảng 10
5
– 10
6

vi khuẩn trong 1ml. Hầu hết các loại vi khuẩn có trong nước thải không phải là vi

trùng gây bệnh, nhưng không loại trừ khả năng tồn tại một vài loài vi khuẩn gây
bệnh nào trong nước thải ra nguồn cấp nước, hồ bơi, hồ nuôi cá thì khả năng lan
truyền bệnh sẽ rất cao, do đó phải có biện pháp tiệt trùng nước thải trước khi xảy
ra nguồn tiếp nhận. Các biện pháp tiệt trùng nước thải phổ biến hiện nay là:
- Dùng Clo hơi qua thiết bò đònh lượng Clo.
- Dùng Hypoclorit – canxi dạng bột – Ca(ClO)
2
– hòa tan trong thùng dung
dòch 3 – 5% rồi đònh lượng vào bể tiếp xúc.
- Dùng Hydroclorit – natri, nước zavel NaClO.
Chương II: TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỨ LÝ NƯỚC THẢI

24
NaOClo
Nước vào
Nước ra
- Dùng Ozon, Ozon được sản xuất từ không khí do máy tạo Ozon đặt trong
nhà máy xử lý nước thải. Ozon sản xuất ra được dẫn ngay vào bể hòa tan
và tiếp xúc.
- Dùng tia cực tím (UV) do đèn thủy ngân áp lực thấp sinh ra. Đèn phát tia
cực tím đặt ngập trong mương có nước thải chảy qua.
- Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước thải hay dùng Clo hơi và các hợp chất
của Clo vì Clo là hóa chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn
trên thò trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả tiệt trùng cao. Nhưng
những năm gần đây các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo
để tiệt trùng nước thải vì:
+ Lượng Clo dư 0.5mg/l trong nước thải để đảm bảo sự an toàn và ổn đònh cho
quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước có ích khác.
+ Clo kết hợp với Hydrocacbon thành hợp chất có hại cho môi trường sống.
Trong quá trình xử lý nước thải, công đoạn khử khuẩn thường đặt ra ở cuối

quá trình, trước khi làm sạch nước triệt để và chuẩn bò đổ vào nguồn.






Hình 2.12: Bể khử trùng

Chương III: TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP

25
CHƯƠNG III - TỔNG QUAN KHU CÔNG NGHIỆP THỤY VÂN
III.1 Tổng quan về khu công nghiệp
III.1.1 Tình hình phát triển đầu tư tại các khu công nghiệp
Trước năm 1991: Đã có khái niệm khu công nghiệp, sự hình thành khu
công nghiệp hoàn toàn dưới hình thức tự phát, chưa có quy hoạch nhất đònh nào,
các khu công nghiệp được hình thành trên cơ sở các cụm nhà máy sản xuất công
nghiệp do Pháp để lại hoặc do Đông u tài trợ và không hề có sự quản lý về các
hoạt động của các cụm khu công nghiệp này. Tất cả các khu công nghiệo lúc đó
nằm xen kẽ với khu dân cư.
Sau năm 1991: Đất nước bắt đầu mở cửa, giao lưu kinh tế với các nước
khác trên thế giới, thu hút được sự đầu tư của nước ngoài. Từ đây các khu công
nghiệp đã được lập các kế hoạch quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu phát triển theo hướng hiện đại của thế giới.
Xây dựng và phát triển KCN ở nước ta được đặt ra trong quá trình CNH,
HĐH đất nước, quá trình triển khai Nghò quyết của Đảng, xây dựng và thực hiện
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của đất nước
từng thời kỳ nhất đònh. Trong giai đoạn vừa qua (1991 - 2006), hoạt động các
KCN trong cả nước đã đạt được những thành tựu quan trọng.

Đến cuối tháng 12/2005, cả nước đã có 131 KCN, được Thủ tướng Chính
phủ quyết đònh thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 26.986 ha, trong đó diện
tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 18.044 ha.
Các KCN được phân bố trên 47 tỉnh thành trên cả nước theo hướng vừa tập
trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở các vùng có lợi thế và tiềm năng, vừa
tạo điều kiện để các đòa phương có ít lợi thế hơn, có động lực thúc đẩy chuyển
dòch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH.

×